Biểu trƣng cho khát vọng tình yêu

Một phần của tài liệu Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người việt (KL07168) (Trang 36 - 40)

7. Cấu trúc khóa luận

3.1.1. Biểu trƣng cho khát vọng tình yêu

a) “Sông” với chiếc cầu “dải yếm”

Ca dao không chỉ nói đến “cầu tre”, “cầu ván”, “cầu đá”, “cầu xây”… là những loại cầu thực và phổ biến trong cả nƣớc, mà ca dao còn sáng tạo ra cả những loại cầu không có hoặc chƣa có trong thực tế, nhƣ “cầu mồng tơi”, “cầu sợi chỉ”, “cầu cành hồng”… và tiêu biểu hơn cả là “cầu dải yếm” đƣợc gắn liền với biểu tƣợng dòng sông.

Ƣớc gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi [5, 2292]

Bài ca là lời của cô gái bày tỏ tình yêu đôi lứa, chỉ trong vẻn vẹn hai câu lục bát mà đủ diễn tả một tình yêu thầm kín, thiết tha.

Bài ca mở đầu bằng hình ảnh con sông. Con sông cách trở lứa đôi nên em và chàng khó gặp gỡ. Nhƣng có hề chi?

Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua [5, 2390]

Vì thế, cô gái mơ ƣớc sẽ bắc một cây cầu dải yếm để chàng tiện sang, và nhƣ vậy, nghĩa là rút ngắn dòng sông của địa lí, khiến nó chỉ “rộng một gang”. Qua thời gian, ta có thể bắt gặp những dị bản khác nhau:

31

Ƣớc gì sông hẹp một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi [5, 2292]

Hay:

Ƣớc gì sông hẹp một gang

Bắc cầu trải gấm cho chàng sang chơi [5, 2292]

Nhƣng dù là sông “rộng” hay “hẹp” đều mang một nội dung thống nhất, là bề ngang của con sông mà thôi.

“Cây cầu” – một hiện tƣợng đặc sắc của bài ca. Cây cầu là một trong những mô tip nghệ thuật quen thuộc của ca dao Việt Nam, xuất hiện cùng với dòng sông, gắn chặt với đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhƣng cũng vô cùng ý nhị, duyên dáng của ngƣời dân Việt Nam. Mô tip này xuất phát từ đời sống của ngƣời dân. Bởi nƣớc ta, đâu đâu chả có sông, chả có một chiếc cầu. Ngoài đời sống, cầu là phƣơng tiện giao thông, là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hẹn hò của trai gái, là nơi mà cô gái đứng mong chờ ngƣời thƣơng:

Thƣơng thƣơng gặp khúc sông vơi

Khó khăn, gian hiểm, chẳng rời thủy chung [5, 2128]

Đến khi đi vào ca dao, cây cầu này trở nên “dịu dàng” hơn, nó trở thành biểu tƣợng của tình yêu, mơ ƣớc của tình yêu. Ngƣời bình dân thổ lộ tình yêu của mình trong hình ảnh những chiếc cầu bắc ngang qua sông. Không phải là cầu tre, cầu gỗ, mà nó độc đáo hơn nhiều, có khi là cành hồng:

Đôi ta cách một con sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang [5, 745]

Chiếc cầu cành hồng chỉ có trong trí tƣởng tƣợng, mang tính ƣớc lệ. Chiếc cầu nên thơ này là sản phẩm của tƣ duy sáng tạo thẩm mĩ, giúp chàng trai tỏ tình, tán tỉnh cô gái. Lời tỏ tình thật đáng yêu, thể hiện lòng trân trọng của chàng trai đối với cô gái. Khi thì là cái cầu – mồng tơi:

32

Gần nhà mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu Sợ rằng chàng chẳng đi cầu

Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em [5, 1015]

Đến bài ca này, cây cầu – dải yếm lại càng lạ hơn nữa. Đây mới đúng là cái cầu của ngƣời con gái chủ động bắc cho ngƣời yêu mình, nó vƣợt qua mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến ngày xƣa. Nó táo bạo, trữ tình, và cũng thật ý nhị, bởi nó là cái dải yếm, cái vật mềm mại luôn quấn quýt bên thân hình ngƣời con gái, trở thành biểu tƣợng riêng của ngƣời con gái. Ngƣời con gái muốn dùng cái vật gần gũi, thân thiết nhất của mình để bắc cầu mời mọc ngƣời mình yêu. Cành hồng, mồng tơi, cành trầm là những cái bên ngoài, còn dải yếm là cai bên trong. Cho nên, cái cầu – dải yếm mới thật chân tình, gần gũi, mộc mạc, chân chất vị quê. Nó trở nên táo bạo và là cây cầu đẹp nhất của tình yêu trong ca dao bởi có sự hiện hữu của dòng sông bên mình. Cái dải yếm bình thƣờng đi vào trong bài ca bỗng nên thơ, đẹp lạ thƣờng. Ngƣời kiến trúc sƣ vô danh và thiên tài đã thiết kế nên cây cầu thật hợp tình, hợp lí. Đó là một cô gái Việt Nam không rõ ở làng nào, huyện nào, tỉnh nào, nhƣng chắc đã sống cách đây vài ba thế kỉ. Khi nghĩ ra bản thiết kế này, chắc tác giả đang ở trong độ tuổi mƣời tám đôi mƣơi, tình yêu vừa chớm nở, sức tƣởng tƣợng dồi dào phong phú. Chiếc cầu dải yếm không chỉ tồn tại trong trí tƣởng tƣợng của tác giả mà nó đƣợc công bố thành lời trong ca dao, mà ngƣời đầu tiên đƣợc trực tiếp nghe tác giả công bố chính là ngƣời yêu của “nữ kiến trúc sƣ” thiên tài này. Hay nói đúng hơn, chiếc cầu này đƣợc bắc để dành riêng cho một ngƣời sang chơi. Và cũng nhờ có tình yêu mãnh liệt, sâu sắc với ngƣời ấy mà tác giả mới thiết kế đƣợc chiếc cầu tuyệt diệu này.

Ca dao là kho tàng lƣu giữ những suy tƣ, trăn trở trong cuộc sống của con ngƣời. Với hình ảnh dòng sông – cây cầu kia, ta khẳng định đây là sản phẩm của tƣ duy, những hình tƣợng nghiêm túc bắt nguồn từ khát vọng yêu đƣơng cháy bỏng, chân thành của con ngƣời trong độ tuổi yêu đƣơng. Khi yêu cũng nhƣ khi say, con ngƣời thƣờng thoát li những điều kiện thực tế và suy nghĩ một cách tự do, hồn nhiên theo cảm xúc thăng

33

hoa trong trái tim mình. Lẽ vì thế mà cây cầu dải yếm đƣợc bắc ngang qua dòng sông càng trở nên độc đáo, mang nhiều thú vị, đặc sắc.

b) “Sông” với chiếc cầu “sợi chỉ”

Nếu nhƣ các chàng trai dùng cây cầu cành trầm, cành hồng để tỏ tình với các thiếu nữ, thì những cô gái của ta cũng có sự sáng tạo riêng trong việc xây dựng “cây cầu”. Bên cạnh chiếc Cầu “dải yếm” quen thuộc, ca dao Nam Bộ còn sáng tạo ra cây cầu “sợi chỉ” cũng độc đáo vô cùng:

Sông cách sông, thủy cách thủy Em se sợi chỉ, em bắc cây cầu

Để cho anh sang mà giảm mối sầu tƣơng tƣ.

Sợi chỉ là vật dụng thân quen gắn với sự khéo léo, chăm chỉ của ngƣời con gái xƣa. Cô ấy mƣợn sợi chỉ để bắc cây cầu tình cảm đáp lại tình yêu của chàng trai. Đó là tín hiệu yêu đƣơng rất tế nhị của ngƣời con gái thùy mị, nết na, nhẹ nhàng, duyên dáng. Bài ca không một chút gợi nhắc hay miêu tả về ngƣời con gái nhƣ thế nào, nhƣng qua từng con chữ, ta nhƣ thấu hiểu đƣợc tình yêu mặn nồng sâu sắc của cô gái ấy. Sông nƣớc vẫn cứ dập dềnh con sóng theo quy luật của tự nhiên, tạo hóa, tình yêu thì ngày càng đậm sâu. Nhƣng: “Sông cách sông, thủy cách thủy”… Sự cách trở của sông nƣớc khiến cho tình yêu của đôi lứa gặp trái ngang? Cô gái này thật tinh ý và sáng tạo, khi bắc cây cầu sợi chỉ để cho chàng sang chơi. Vì hiểu rõ tấm lòng, tình cảm của chàng trai, nên cô gái mạnh dạn bắc cầu sợi chỉ, cho anh “giảm mối sầu tƣơng tƣ”.

Cách trở đò ngang không chỉ là khoảng cách không gian mà còn hiện hữu trong nỗi nhớ nhung và khát vọng gặp gỡ của lứa đôi yêu nhau. Dù rằng cách biệt ngày sông, nhƣng hai trái tim vẫn hƣớng về nhau để hòa chung nỗi nhớ, ngân lên một nhịp. Vƣợt qua đại ngàn của lễ giáo phong kiến, cô gái mạnh dạn bắc cây cầu sợi chỉ với mong muốn giúp ngƣời mình yêu sang sông đƣợc thuận tiện. Điều này xuất phát từ tình cảm chân thành mà đôi lứa dành cho nhau. Mơ ƣớc bắc đƣợc cây cầu này không phải chỉ là của riêng ngƣời sáng tạo ra nó, mà là khát vọng chung của tất cả những ai đang yêu, đang ở độ son sắt nhất của đời ngƣời, chan chứa bao hi vọng, mãnh liệt.

“Để cho anh sang mà giảm mối sầu tƣơng tƣ” – yêu nhau, yêu cả đƣờng đi – lẽ vì thế mà cô gái trong bài ca này hiểu tƣờng tận “mối sầu” trong lòng chàng trai. Không

34

qua sông để sang gặp đƣợc nàng, là trong lòng trĩu nặng mối sầu. Tác giả dân gian thật khéo léo khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ trong từng câu chữ của mình. Sao không là “buồn”, mà lại là “sầu”? Phải chăng từ “buồn” chƣa gợi đƣợc tất cả nỗi ƣu phiền, nhớ nhung của con ngƣời, với những nét thầm kín, riêng tƣ, nên cô gái dùng từ “sầu tƣơng tƣ”. Chỉ có cây cầu sợi chỉ mới giải tỏa đƣợc nỗi khát khao này trong lòng đôi bạn trẻ. Bài ca dao nhƣ thấm đẫm nỗi nhớ trong từng “nhịp cầu”.

Cách sông em chẳng sang đâu Anh về mua chỉ bắc cầu em sang Chỉ xanh chỉ đỏ chỉ vàng

Một trăm thứ chỉ bắc ngang sông này [5, 321]

Dƣờng nhƣ cây cầu sợi chỉ bắc ngang qua dòng sông là linh hồn của nỗi nhớ, là sự thu nhỏ của những ƣớc mong. Tình yêu thật nên thơ, ngọt ngào, cũng từ tình yêu mà sự sáng tạo của con ngƣời luôn đạt đến trình độ, kĩ xảo tinh vi nhất. Trong bài ca này, cô gái không phải là ngƣời bắc cây cầu từ sợi chỉ, mà mong muốn ngƣời yêu mình bắc cầu để cô sang đƣợc với chàng. Ta thấy trong bài ca dao phía trên, hình ảnh ngƣời con gái thùy mị và hiền dịu, thì đến bài ca này, hình ảnh ngƣời con gái mạnh dạn hơn, quả quyết hơn. Cô lên tiếng để hòa nhịp đập của hai trái tim, để tình yêu ngày càng thêm bền chặt. “Một trăm thứ chỉ” với đủ các màu cũng chính là sắc màu của tình yêu, khiến cho tình cảm của chàng với nàng ngày càng thêm thắm thiết. Dù là cách sông, nhƣng không hề có sự xa cách bởi đã có cây cầu sợi chỉ ngang dọc phía trên, nhƣ bàn tay của chàng trai đƣa ra để đón và đỡ lấy cô gái, họ bƣớc tới gần nhau trên “chiếc bảy sắc cầu vồng”.

Một phần của tài liệu Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người việt (KL07168) (Trang 36 - 40)