Dòng sông mang dấu ấn vùng miền Nam bộ

Một phần của tài liệu Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người việt (KL07168) (Trang 31 - 36)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.Dòng sông mang dấu ấn vùng miền Nam bộ

Sông nƣớc là một đặc trƣng không thể thiếu của miền Nam Bộ. Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi nhiều nhất nƣớc ta. Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hƣơng, đất nƣớc, ca dao Nam Bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian những lời ca ngọt ngào, tình tứ trên những dòng sông thân quen.

Sông có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân Nam Bộ. Dòng sông là đƣờng giao thông mạch huyết, cửa ngõ sông là nơi lập chợ, nhiều cƣ dân sinh sống trên sông, lập nhà ven sông. Sông chở nặng phù sa, mang nƣớc tƣới tiêu cho ruộng vƣờn… Nhiều loại hình văn hóa dân gian cũng hình

26

thành từ môi trƣờng sông nƣớc. Vì thế, hình ảnh những dòng sông Nam Bộ là nguồn sống không thể thiếu đối với ngƣời dân nơi đây.

Bạc Liêu nƣớc chảy lờ đờ

Dƣới sông cá chốt, trên bờ Triền Châu

Vùng đất Bạc Liêu không chỉ nổi danh với làn điệu Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, mà còn biết đến với nghề đánh cá trên những con sông xung quanh vùng. Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng đất Bạc Liêu nói riêng rất dồi dào về tôm cá. Cá chốt là loại sinh sống phổ biến ở đây. Khi mƣa xuống, ca chốt từ sông lên đồng để đẻ trứng. Cá chốt là món ăn đặc sản của Bạc Liêu, cái hƣơng vị của nó là sợi dây gắn kết con ngƣời nơi đây với mảnh đất này. Không chỉ ở Bạc Liêu, đâu đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh sông:

Sông Vàm Cỏ nƣớc trong thấy đáy Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang

Có thƣơng nhớ gã đánh đàn năm xƣa

Ta thấy đƣợc cái trong ngần của dòng nƣớc mênh mang kia, chứa đựng hơi thở của ngƣời dân nơi đây. Đã có những bài ca đi cùng năm tháng nói về sông Vàm Cỏ. Song, ca dao vẫn là bầu trời rộng lớn nhất đón nhận bƣớc chân ngƣời khám phá. Sông Vàm Cỏ gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, hai dòng song sinh này đã góp phần làm nên lịch sử “trung dũng, kiên cƣờng” cho mảnh đất này trong thời gian kháng chiến. Cho đến ngày nay, sông vẫn hiện hữu là một vật thể quan trọng, là ngƣời bạn đời của nhân dân nơi đây. Màu nƣớc xanh biêng biếc của sông đã trở đi trở lại trong ca dao của dân tộc hàng bao nhiêu thế kỉ, để nó mãi xanh cùng thời gian, năm tháng, dệt nên những giá trị văn hóa riêng cho vùng miền.

Ai về qua Nam bộ, cũng lắng lòng khi nghe văng vẳng bên tai những ca từ quen thuộc về sông Vàm Cỏ. Dòng sông nhƣ sự hiện diện của mảnh đất và con ngƣời nơi đây, hội tụ lại trong dòng Vàm Nhựt Tạo. Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, bạn sẽ đƣợc ngắm nhìn vùng sông nƣớc hữu tình Vàm Nhựt Tạo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nƣớc trong xanh, hai bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dƣới rặng dừa nƣớc và một số loài cây hoang dại nhƣ vẹt, bần, đƣớc…

27

Cách đó 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tạo. Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp nhƣ tranh nơi đây. Sƣơng tan la đà trên mặt sông dài nhƣ đƣợc nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu dặt của ngƣời dân chài lƣới.

Ở bất kì nơi nào trên miền Nam bộ, sông nƣớc đều là ngƣời bạn thân tình của dân quê. Có thể nói hệ thống sông ngòi vùng Nam Bộ là đặc trƣng nổi bật nơi đây, đâu đâu cũng có hình ảnh sông:

Tây Ninh có núi điện bà

Có sông Vàm Cỏ, có tòa Cao Sơn

Làng xóm Nam Bộ lấy sông làm ranh giới giữa các làng. Cũng từ những con sông này mà văn hóa đƣợc hình thành từ chính môi trƣờng sông nƣớc. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu của vùng Nam Bộ chính là du lịch sinh thái. Cù lao Thới Sơn, một vùng canh cây ăn trái, đƣợc ví nhƣ viện ngọc quý ở hạ lƣu sông Tiền:

Sông Tiền, sông Hậu cùng nguồn Thuyền bè tấp nập bán buôn dập dìu

Du khách xuống thuyền chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai rặng dừa nƣớc rậm rạp và những hàng thủy liễu ven sông. Cũng giống nhƣ Tiền Giang, các tua du lịch ở Cần Thơ cũng chủ yếu là trên sông nƣớc và các cây trái. Do hệ thống sông ngòi chằng chịt, vƣờn cây bạt ngàn, đồng ruộng mênh mang, Cần Thơ đƣợc ví nhƣ “đô thị miền sông nƣớc”. Ở miền Tây Nam Bộ, ghe thuyền là phƣợng tiện đi lại chủ yếu, khiến cho đặc trƣng du lịch nơi này có nét riêng biệt, độc đáo:

Ghe ai mũi đỏ xanh lƣờn

Phải ghe Gia Định xuống vƣờn em thăm [6, 1020]

Lời mời gọi du khách địa phƣơng đến với văn hóa miền sông nƣớc đƣợc đƣa vào trong ca dao trữ tình, quen thuộc, giản đơn nhƣ lời ca tiếng hát hàng ngày, khiến con ngƣời càng thêm thân thiện, yêu mến. Câu ca dao trên gắn liền với một góc văn hóa rất Nam Bộ: trông ngóng ngƣời yêu qua những chiếc ghe, thuyền. Trên đây là hình ảnh ngƣời con gái nhận dạng chiếc ghe của ngƣời yêu mình. Chiếc ghe của ngƣời yêu cô

28

gái là “mũi đỏ, xanh lƣờn”, giữa bạt ngàn ghe xuồng trên sông, nên việc nhận dạng đƣợc ghe của ngƣời yêu cũng đòi hỏi rất nhiều sự tinh ý, kiên trì.

Sông nƣớc là đặc trƣng cơ bản của Nam Bộ, mà gắn liền với sông nƣớc chính là ghe, thuyền, câu hò, mái đẩy, cầu tre…

Chẻ tre, bện sáo cho dày

Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau [6, 104]

Tất cả đã trở nên quen thuộc trong đời sống của ngƣời dân nơi đây, đi vào bản sắc văn hóa vùng miền nhƣ một lẽ tất yếu. Cho nên trong ca dao Nam Bộ, để bộc lộ tâm trạng mình, ngƣời dân thƣờng gửi gắm qua những ca dao về một miền sông nƣớc với những hình ảnh ví von, nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đã trở thành thị hiếu của ngƣời dân nơi đây.

Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hƣơng, đất nƣớc, ca dao trữ tình Nam Bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian nƣớc nhà những vần ca ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân ca Nam Bộ cùng với hình ảnh sông nƣớc mênh mang là sản phẩm của sự suy tƣ, cảm xúc, sự trải nghiệm của con ngƣời, là tiếng nói của ngƣời Việt Nam, đặc biệt là của vùng đồng bằng Nam Bộ, góp phần làm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Để bất kì ai trong mỗi chúng ta, nhớ về Nam Bộ, là nhớ về một miền sông nƣớc:

Sông Sài Gòn chạy dài chợ Cá Nƣớc mênh mông nƣớc lũ phù sa…

Một trong những nét độc đáo làm nên đặc trƣng miền sông nƣớc Nam bộ chính là hình ảnh của chiếc xuồng ba lá.Xuồng ba lá là tên gọi dựa trên cấu tạo của loại xuồng đƣợc ghép bởi ba tấm ván. Nó là sự lựa chọn tuyệt vời đối với con ngƣời nơi đây. Hàng trăm năm qua, chiếc xuồng luôn giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong đời sống của ngƣời dân vùng quê sông nƣớc Nam bộ. Xuồng là ngƣời bạn đồng hành, là bạn đời thủy chung, son sắt gắn bó với con ngƣời nơi đây suốt lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiếc xuồng đã gắn bó với ngƣời miền Tây nhƣ gắn bó với cuộc đời họ từ lúc sinh ra, lớn lên, biết đi lại, họa hành, se duyên thành vợ thành chồng. Xuồng vùng sông

29

nƣớc thủy chung với con ngƣời chặt bền nhƣ tấm áo mảnh khăn đã sản sinh ra một vùng đất, một vùng ngƣời mang chất Nam bộ rất riêng.

Ghe, xuồng – phƣơng tiện đi lại rất lâu đời của nơi đây đã gắn kết cả cộng đồng ngƣời Việt trong sự nghiệp khai khẩn, mở mang vùng đất Nam bộ phì nhiêu. Ngày nay, ghe, xuồng vẫn cùng với ngƣời dân Nam bộ viết tiếp những trang sử vàng mà cha ông ta để lại:

Ghe bàu dọn dẹp kéo neo

Mấy chú bạn chèo bắt cái hò khoan [5, 1020]

Thật vậy, xuồng, ghe đi lại đã sống cùng cốt cách sông nƣớc con ngƣời miền Tây. Những con ngƣời ở xa quê hƣơng cứ nhớ mãi trại cây, bóng nƣớc, bóng hình chiếc xuồng ba lá… trong bài ca dao cổ xƣa:

Ghe anh khỏi bến còn dầm

Ngƣời thƣơng dầu vắng chỗ nằm còn đây [5, 1021]

Ngày nay, chiếc xuồng ba lá đối với ngƣời dân vùng sông nƣớc Nam bộ vẫn giữ nguyên giá trị của nó, vẫn là vẻ đẹp truyền thống đƣợc kế thừa, giữ đƣợc nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của ngƣời dân nơi này.

Hữu dụng là thế, thơ mộng cũng vì thế, đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá khắp các vùng Nam bộ. Một nét quê hƣơng ai cũng lắng đọng nhớ thƣơng, “ai đến miền Tây mà chẳng thương, ai xa miền Tây mà chẳng nhớ”. Cho đến nay, nhiều địa phƣơng ở Nam bộ, hội đua thuyền đã thành truyền thống. Chiếc xuồng ba lá trên những dòng sông xanh đã đi vào nghệ thuật vô cùng yêu mến. Cùng với mái đình, cây đa, bến nƣớc, chiếc xuồng là biểu tƣợng gợi nhớ quê hƣơng cho những ngƣời con xa xứ.

Tiểu kết:

Mỗi dòng sông mang một nét đẹp riêng, dáng vẻ riêng, gắn với văn hóa của từng vùng miền khác nhau. Dù Bắc, Trung hay Nam, ta vẫn cảm nhận đƣợc nét đẹp trong từng con sóng xô bờ ở mỗi dòng sông và bản sắc văn hóa miền quê nơi ấy. Đó là dáng dấp của ngƣời Việt, êm đềm nhƣ từng con sóng!

30

Chƣơng 3. CÁC DẠNG THỨC VÀ Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA DÕNG SÔNG TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƢỜI VIỆT

Sinh ra trong một đất nƣớc có nhiều sông ngòi, kênh rạch, ca dao Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng theo suy nghĩ, tƣ duy của con ngƣời vùng sông nƣớc, trong nội dung cũng nhƣ trong hình thức nghệ thuật. Dòng sông trong ca dao Việt hiện lên đa dạng, phong phú với những nét đẹp riêng không chỉ là đặc trƣng cho mỗi vùng miền, mà còn là hiện thân của những dạng thức khác nhau. Lần theo từng con sóng, ta sẽ thấy dòng sông êm trôi hiền hòa sẽ càng thêm đẹp khi nó đƣợc “sánh đôi” với những hình ảnh quen thuộc bên mình.

Một phần của tài liệu Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người việt (KL07168) (Trang 31 - 36)