7. Cấu trúc khóa luận
3.2. “Sông” với “bến” (7/711 lời)
“Sông” – “bến” là cặp dạng thức xuất hiện ít nhất trong các lời ca chứa đựng hình tƣợng dòng sông. Tuy vậy, nó vẫn mang nét đẹp và ý nghĩa riêng thu hút độc giả.
Nhƣ một lẽ tất yếu của cuộc sống, nơi nào có dòng sông thì nơi ấy sẽ có bến nƣớc. Dòng sông – bến nƣớc đã gắn bó keo sơn với lòng ngƣời Việt Nam trƣớc sau nhƣ một. Có ai đó đã nói rằng: “Những kỉ niệm thân thƣơng nơi quê nhà thời thơ ấu đáng để ta nhớ và khắc ghi trong lòng. Trong sâu thẳm những hoài niệm ấy, hình ảnh “bến nƣớc - dòng sông” lại hiện lên cùng nỗi nhớ, nỗi day dứt khôn nguôi. Nhớ nỗi đau thƣơng hằn sâu từ muôn thuở, nhớ bến nƣớc dòng sông nơi làng nhỏ thâm tình”.
Trong ca dao, bến hiện lên là nơi ngóng chờ, mong đợi. “Bến”, nói khác đi là hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng thủy chung chờ đợi của ngƣời con gái. Điều này ta cũng bắt gặp trong nhƣng cặp đôi tƣơng đồng khác:
Thuyền ơi có nhớ bến không?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền [6, 123]
Nhƣng có lẽ đi vào lòng ngƣời và thấm đẫm hơn cả là “sông” với “bến”. Sông – hình ảnh của bất tận, vô biên. Từng con sóng đuổi nhau ra mãi ra, rồi ào ạt xô bờ. Có con sông nào xa cách đƣợc bến bờ?
Lạc loài cách bến xa sông
Gió thu hiu hắt chạnh lòng cố hƣơng
Câu ca là lời của một ngƣời con xa xứ, chạnh lòng nhớ về quê hƣơng mình. Nhớ quê, là nhớ hình ảnh sông nƣớc mênh mang với bến bờ trông đợi. Ngày tiễn chân đi nơi bến sông này, nên lúc nào tấm lòng cũng ngong ngóng về nơi quê nhà với bến nƣớc sông xƣa. Biểu tƣợng “sông” – “bến” cho ta thấy hiện hữu lên cảnh cách chia đầy nƣớc mắt. Ngƣời bƣớc chân lên con thuyền, lênh đênh trên dòng nƣớc, kẻ ở lại đôi mắt trông theo. Biết bao nỗi niềm sâu thẳm mà không biết tâm sự cùng ai, đành thả lòng mình trên những con sóng, gửi về quê hƣơng tới bến nƣớc quê nhà.
38
Đố ai biết đá mấy hòn
Biết sông mấy bến, trăng tròn khi nao [5, 820]
“Sông” – “bến” hiện lên thay cho câu hỏi thầm kín của cô gái. “Bến” là nơi cố định, nơi đứng dõi theo biết bao nhiêu sự đổi dòng lên xuống của sông, hay chính là lời nhắn gửi của cô gái về trái tim của chàng trai mà mình mong đợi, liệu trái tim ấy có trọn vẹn với một ngƣời, hay nhƣ làn gió lƣớt qua bao cành?
Em là con gái, em có hai bến sông Bến đục em chịu, bến trong em chờ
[5, 945]
Trong bài ca này, ngƣời con gái nói lên duyên số gắn liền với cuộc đời của họ. Ngƣời xƣa vẫn ví nhƣ vậy, đời ngƣời con gái bƣớc sang sông, nhƣng không ai dám chắc đôi dòng trong đục nhƣ thế nào. Có thể nói, ca dao nhƣ một tấm gƣơng phản chiếu tất cả những “trong, đục” của bến nƣớc, để ngƣời đời soi mình và tự nhìn nhận mình trong đó.
Từ hiện thực đi vào trong thi ca, dạng thức của những sự vật, hiện tƣợng đƣợc nghệ thuật hóa, trở nên sinh động, phong phú, biểu cảm và hồn sắc hơn. Ca dao không chỉ là nơi để nhân dân sẻ chia những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, cũng không dừng lại ở tình cảm gia đình, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc đậm sâu, mà còn là nơi để những trái tim hồng giãi bày tâm sự. “Sông” – “bến” vẫn hiện lên gần gũi hàng ngày nhƣ dòng chảy của sông lững lờ bên bến.