Sông Thƣơng – con sông cổ tích

Một phần của tài liệu Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người việt (KL07168) (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Sông Thƣơng – con sông cổ tích

Mỗi con sông gắn liền với mỗi vùng đất, đều mang dáng vẻ riêng. Tên mỗi con sông ngân lên chính cái hồn của nó vậy. Nếu nhƣ sông Đuống trƣờng kì, hình tƣợng qua những câu thơ đứt ruột:

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trƣờng kì (Hoàng Cầm)

Thì mềm mại, trìu mến, mộng mơ, nhƣng cũng rất cá tính, chính là dòng sông Thƣơng: Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào

Ba con sông ấy đổ vào sông Thƣơng [5, 1846]

Sông Thƣơng, hay còn gọi là sông Nhật Đức, là một con sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn – Bắc Giang – Hải Dƣơng và là một chi lƣu của sông Thái Bình. Thời phong kiến, khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ đƣợc phép tiễn đƣa đến con sông này, ngƣời đi, kẻ ở chia tay nhau ở đây thật là thƣơng cảm. Từ đó, ngƣời nơi này gọi là sông Thƣơng:

Con sông sâu nƣớc dọc đò ngang Mình về bên ấy ta sang bên này Đƣơng cơn nƣớc lớn đò đầy

20

Câu ca dao nói về cuộc tiễn đƣa đầy nƣớc mắt giữa kẻ ở, ngƣời đi. Cuộc chia ly không hẹn ngày trở về đầy xúc động, nghẹn ngào, rƣng rƣng mà trong lòng đau nhói. “Nƣớc chảy đôi dòng”, tức hai dòng nƣớc ngƣợc chiều nhau không hòa quyện, tạo nên sự chia cách càng thêm biệt li.Theo lời nhận xét của nhà văn Toan Ánh: “Sông Thƣơng nƣớc chảy đôi dòng là có thật. Đó chẳng qua là hiện tƣợng nhập giang của con ngòi (Đa Mai) chảy từ cánh đồng chiêm làng Đa Mai nối kết với dòng sông Thƣơng (nƣớc của cánh đồng chiêm thì đục, đầy phù sa, gặp nƣớc sông trong xanh, hai dòng nƣớc này không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài”. Tạo hóa đã dệt nên những điều thật diệu kì để khi soi tỏ vào cuộc sống, hai dòng ấy tƣợng trƣng cho kẻ ở - ngƣời đi, khiến cuộc chia li nhuốm đầy màu nhớ:

Sông Thƣơng bên đục bên trong Bên trong bên đục em trông bên nào

Dẫu mang cái vẻ đƣợc buồn của buổi chiều đƣa tiễn, nhƣng ngƣời ta vẫn cứ nhớ mãi về dòng sông này. Những kỉ niệm da diết ấy khiến những ngƣời con xa quê luôn hồi tƣởng kí ức trong tâm mình. Còn đối với những ai chƣa một lần thăm ghé sông Thƣơng, chƣa có dịp “tắm mát giữa đôi dòng trong đục”, thì những câu ca trên đã thay lời khúc hát, mời gọi các bạn đến với nơi này. Không chỉ đƣợc say mê nét đẹp của sông Thƣơng, mà du khách còn đƣợc tìm hiểu và thƣởng thức nét đẹp văn hóa của miền quê này. Nổi bật hơn tất cả và không thể thiếu khi nhắc đến văn hóa ven bờ sông Thƣơng chính là món chè đỗ đãi ngọt ngào đƣợc làm bởi những đôi tay khéo léo, giàu kinh nghiệm của ngƣời dân Mỹ Độ - một ngôi làng nhỏ ven bờ sông Thƣơng hiền hòa, thơ mộng. Đi qua con sông Thƣơng là đến làng Mỹ Độ, với những cánh đồng ven sông trồng đậu xanh tƣơi tốt quanh năm, do có ƣu thế đƣợc bồi đắp phù sa và nƣớc tƣới tiêu của dòng sông Thƣơng. Cánh đồng ấy trải dài màu xanh vô tận, một màu xanh bạt ngàn nhờ đôi dòng trong đục, cung cấp cho con ngƣời nƣớc tƣới tiêu, sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là phục vụ cho việc trồng đậu xanh nấu chè. Xƣa nay, chè đỗ đãi thƣờng đƣợc sử dụng vào các dịp lễ tết hay khi làng có hội, thể hiện nét đặc trƣng văn hóa quê nhà qua món ăn bình dị, dân dã, đậm đà bản sắc nơi đây. Ngày nay, chè đỗ đãi vẫn đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và trở thành một thứ hàng hóa đặc sản không thể thiếu với ngƣời dân nơi này. Để rồi mỗi phiên chợ Thƣơng, ngƣời ngƣời, nhà nhà gánh hàng ra chợ:

21

Chợ Thƣơng mỗi tháng sáu phiên Anh đi chợ liền mà chẳng vào chơi Thầy mẹ nhớ lắm ai ơi

Thầy mẹ nhớ ít còn tôi nhớ nhiều

“Quê hƣơng ai cũng có một dòng sông êm đềm…” Lời bài hát nhƣ đƣa chúng ta về với quá khứ, về với tuổi thơ, về với quê hƣơng, nơi có dòng sông yêu dấu. Thời gian có thể làm thay đổi nhiều thứ, nhƣng hình ảnh về con sông Thƣơng đã đi vào thơ ca, từ dân gian cho đến thơ bác học, ăn sâu vào tiềm thức thì nó mãi rõ nét nhƣ chính tên gọi của nó vậy. Có ai quên đƣợc sông Thƣơng? Nhớ về quê hƣơng có ai không nhớ về những dòng sông êm đềm, thơ mộng? Sông Thƣơng vẫn cứ mãi êm trôi, hiền hòa nhƣ chính tên gọi của ngƣời đời ban cho nó, là cội nguồn cản hứng sáng tác và khám phá vô bờ bến đối với những ai muốn đi sâu hơn về văn hóa và đặc sắc nơi này.

Một phần của tài liệu Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người việt (KL07168) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)