7. Cấu trúc khóa luận
3.3.2. Biểu trƣng cho lời hẹn thề chung thủy
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca. Ngay từ trong đời sống lam lũ của ngƣời bình dân, những câu ca dao thề nguyền đƣợc cất lên thấm đƣợm tình cảm thiết tha.
Cây đa cũ bến đò xƣa
Bộ hành có nghĩa nắng mƣa cũng chờ [5, 383]
Cây đa, con đò là hai trong số những hình ảnh quen thuộc mà ta thƣờng gặp trong ca dao, cũng là thƣờng gặp khi nói về tình yêu. Khác với “thuyền” – “bến”:
Thuyền ai lơ lửng ngoài khơi
Thuyền vào trong bến cho tôi sang nhờ Thuyền ngƣợc anh ƣớc gió nồm
Thuyền xuôi anh ƣớc mƣa nguồn gió trên [5, 2084]
Tình yêu với nỗi nhớ, niềm thƣơng đƣợc thể hiện qua những lời hẹn câu thề giữa bến và thuyền. Nhƣng “sông” với “đò” lại cho thấy một mặt khác đƣợc gợi nhắc trong tình yêu:
Anh đến tìm hoa Thì hoa đã nở Anh đến tìm đò Thì đò đã sang sông
42
Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng
Em yêu anh nhƣ rứa có mặn nồng chi mô?... [5, 106]
Sang sông là nét văn hóa gắn liền với sự đổi thay lớn lao số phận của ngƣời phụ nữ, những câu ca dao nói về vấn đề này phần lớn theo xu hƣớng không suôn sẻ. Tác giả dân gian đã gợi nhắc lên những điều đó qua một số hình ảnh dân dã để cảm thông cho con ngƣời. Đó có thể là sang sông mà không cập bến, hoặc gây nên một thảm sầu trong lòng ngƣời ở lại. Trong bài ca dao ta vừa đề cập tới là tâm sự của chàng trai với ngƣời con gái mà mình yêu. Hình ảnh ẩn dụ “hoa đã nở” và “đò đã sang sông” ý chỉ ngƣời con gái đã lấy chồng. Chàng trai buồn sầu cho tình yêu của mình không đi đến đƣợc bến bờ hạnh phúc. Có lẽ trong cái tâm trạng cô đơn, sầu muộn nhƣ thế, lòng ngƣời càng trĩu nặng thì càng mang nhiều tâm sự. Trƣớc kia thì:
Sang sông trên một chuyến đò
Còn bây giờ, khi quay lại tìm nhau thì “đò đã sang sông”, “em đã lấy chồng”. Bài ca mang nặng nỗi lòng của ngƣời con trai khi biết cô gái đã đi lấy chồng. Duyên phận tình yêu chỉ mang đầy tâm sự, trái ngang. Nhƣng cũng đầy táo bạo và mạnh dạn, cô gái cũng đáp lại chàng trai bằng lời ca của mình:
… Hoa đến thì thì hoa phải nở Đò đã đầy thì đò phải sang sông Đến duyên thì em phải lấy chồng
Em yêu anh nhƣ rứa đó còn mặn nồng thì tùy anh [5, 106]
Nếu nhƣ chàng trai đang cố hỏi lòng vì sao đò nỡ sang sông, thì cô gái đã trả lời rất quả quyết: “đò đã đầy thì đò phải sang sông”. Nghĩa là cô gái đã đến tuổi lấy chồng, không thể chờ đợi mãi vào tình yêu của chàng trai mà không thấy bến đỗ ở đó. Tình yêu mà cô dành cho chàng là chân thành, sâu sắc, nhƣng muốn se duyên kết trái thì phải do chàng trai. Cô gái đem cái cớ rất xác đáng mà chàng trai chƣa thực hiện đƣợc để đáp lại lời trách móc của chàng. Chờ đợi làm sao khi nàng đã đến tuổi lấy chồng, còn chàng trai thì cứ lặng thinh nhìn mặc nƣớc sông trôi? Đến khi thấy đò sang bên kia bến vắng, lòng buồn, chợt dạ mới biết mình muộn màng. “Sông” với “đò” trong những điệp khúc
43
trên nói lên sự xa xôi cách biệt của tình yêu khi không đến đƣợc với nhau. Hình ảnh con đò một mình trên dòng nƣớc trôi sông cho ta thấy cái hữi hạn của đời ngƣời lênh đênh trong cái vô hạn của đất trời, mà ở đây là của sông nƣớc mênh mang. Bao niềm thƣơng, nuối tiếc khi đứng nhìn đò sang sông, cảm thức này đƣợc ngƣời xƣa đƣa vào trong ca dao thật nhẹ nhàng, tinh ý mà chất chứa nỗi niềm xót xa. Mỗi câu ca nhƣ từng lời than vãn của con ngƣời, khiến biểu tƣợng “sông” với “đò” càng đạt đƣợc vị trí cao trong chỗ đứng của văn học dân gian, đặc biệt là ca dao.
Đề cập tới chuyện sang sông, dân gian Việt Nam cực kì coi trọng vấn đề này, bởi đây là quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi ngƣời. Vì thế mà ca dao đã dành không ít lời để bàn về “chuyện” này:
Cha mẹ cho em sang chiếc đò nghiêng
Thuyền trùng triềng đôi mạn em ôm duyên trở về [5, 530]
Đây là lời than vãn của cô gái sau một lần “lỡ bƣớc sang ngang”. Những tƣởng đƣợc hạnh phúc, đổi đời sau chuyến đò định mệnh, nào ngờ đâu “thuyền trùng triềng đôi mạn”. Hai từ “trùng triềng” cho ta liên tƣởng tới chiếc thuyền đang nghiêng ngả, bấp bênh giữa dòng nƣớc lớn, lúc dạt bên này, lúc đổ vền bên kia, khiến ngƣời ngồi trên thuyền bất an, sợ sệt và lo lắng. Con thuyền ở đây chính là biểu hiện cho cuộc sống của cô gái sau khi bƣớc sang sông để về nhà chồng. Nhƣng tiếc thay số phận đƣa đẩy cô đến bến bờ bên ấy lại “trùng triềng”. Có lẽ vì sống trong cái xã hội xƣa, theo quan niệm cha mẹ đặt đâu con nằm đấy, nên khi thuyền tình dang dở, cô cũng chỉ biết than vãn qua những câu ca dao. Cũng từ ấy, đời cô chòng chành buông neo giữa bão tố cuộc đời, hay trở về lầm lũi trong sự tủi thân oán hận. Dƣờng nhƣ trong tất cả mọi trƣờng hợp, ta đều nhận thấy nỗi buồn đau của con ngƣời khi không biết ngỏ cùng ai, thì họ thƣờng hờn trách con đò với sông nƣớc mênh mang. Cô gái ở đây cũng đang thả mình buông trôi theo dòng nƣớc trên sông, theo mạn thuyền với từng con sóng vỗ, rồi “ôm duyên ra về”. Nƣớc mắt chan hòa giữa dòng nƣớc mênh mang, con ngƣời càng trở nên một sinh linh bé nhỏ trƣớc cái vô biên, vô tận.
Cũng là sự hiện diện của “sông” với “thuyền”, ta bắt gặp tâm sự của chàng trai trong khúc ca:
44
Nƣớc chảy xuôi thuyền anh trôi ngƣợc Anh chống không đƣợc anh bỏ sào xuôi Sào xuôi, thuyền cũng trôi xuôi
Khúc sông bỏ vắng để ngƣời sầu riêng [5, 1512]
Dòng nƣớc chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Nƣớc cứ xuôi theo một dòng, nhƣng thuyền anh lại trôi ngƣợc. Đây là của chàng trai nói về duyên phận của mình. Lênh đênh trên chiếc thuyền tình, nhƣng không tìm thấy ngƣời con gái mà mình yêu, đành “bỏ sào xuôi”. Anh bỏ mặc con thuyền của mình trôi theo dòng nƣớc chảy, để rồi chỉ thấy “khúc sông bỏ vắng”. Khúc sông ấy phải chăng là nơi mà chàng và nàng đã gặp nhau, nhƣng giờ chỉ thấy vắng, để lại nỗi sầu trong lòng trai trẻ. Từ sầu khiến cho bài ca dao nhƣ lắng xuống, thể hiện tâm trạng của con ngƣời trƣớc vẻ ngậm ngùi, tiếc thƣơng này.
Phải nói rằng, ca dao là một mảnh đất tƣơi tốt nhất cho những lời ca tiếng hát ngƣng đọng. Hiển nhiên là những chiếc thuyền thô sơ trôi trên dòng sông xa vắng, chúng đƣợc đi vào trong ca dao, trở thành biểu tƣợng không thể thiếu khi nói về tình yêu, tình duyên của con ngƣời. Thiết nghĩ rằng, với những bài ca này, ai đó đang mang trong mình những dạt dào cảm xúc tình yêu sẽ thấu hiểu và yêu lắm con đò với dòng sông quê hƣơng.