Một số biểu tượng trong thơ vi thùy linh (qua các tập khát, linh, đồng tử)

14 1.7K 18
Một số biểu tượng trong thơ vi thùy linh (qua các tập    khát,     linh,      đồng tử)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ VI THUỲ LINH (QUA CÁC TẬP "KHÁT", "LINH", "ĐỒNG TỬ") Lê Thị Thuỳ Vinh 1 "Biểu tượng thơ ca là những biểu tượng trong sáng tạo thơ ca tức là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác với đối tượng biểu hiện" (Nguyễn Thái Hoà). Tìm hiểu thơ ca trên cơ sở những biểu tượng thơ là một hướng đi mới mẻ trong quá trình nghiên cứu, thẩm định và giảng dạy thơ ca. Nó giúp cho chúng ta có một cái nhìn vừa bao quát vừa trọng tâm trọng điểm trong việc nắm bắt tư tưởng chủ đề nội dung của mỗi bài thơ. Với ý nghĩa ấy, bài báo này phân tích một số biểu tượng phổ biến trong thơ Vi Thuỳ Linh qua các tập Khát, Linh, Đồng tử. 1. Đặt vấn đề 1.1. Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ. Thơ hay không chỉ phụ thuộc vào ý thơ - những điều nảy ra trong trí óc khi suy nghĩ, không chỉ phụ thuộc vào ngôn từ, lời chữ vần vè mà quan trọng hơn nó phải được thể hiện qua những hình tượng có sự tìm tòi sáng tạo mà người ta vẫn thường gọi là biểu tượng. Theo "Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học" của tác giả Nguyễn Thái Hoà thì "biểu tượng văn học là những biểu tượng trong sáng tạo văn học tức là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác với đối tượng biểu hiện". Như vậy, biểu tượng được hình thành với phương thức sử dụng một loại môi vật để môi giới tri giác cái bất khả tri giác. Với cách thức "một hình ảnh cụ thể mà nói lên một sự gì trừu xuất hay vắng mặt", biểu tượng có nhiều dạng thức khác nhau: biểu trưng, biểu hiện, dấu hiệu Tuy luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng hoá nhưng biểu tượng không trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ mòn, nơi giam giữ các tầng ý nghĩa trong sự xơ cứng mà nó là một thực thể sống động luôn luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục. Biểu tượng được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con người mà đời sống con người lại không bao giờ bớt phức tạp đi cho nên biểu tượng vì thế cũng không bao giờ đơn giản. Những phức tạp của đời sống dội vào tâm tư con người những suy tưởng không cùng để rồi từ đó chúng lại được dồn nén vào hệ thống biểu tượng. Đó chính là con đường tất yếu của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại và phát triển tất yếu của biểu tượng thơ ca. Trong một bài thơ, có những biểu tượng trong toàn bài nhưng cũng có những biểu tượng trong từng đoạn thơ, câu thơ. Biểu tượng trong toàn bài là biểu tượng xuyên suốt cả bài thơ thể hiện tư tưởng, nghệ thuật chủ đề của bài thơ còn biểu tượng trong từng đoạn thơ, dòng thơ, câu thơ là những biểu tượng có tính chất cụ thể, diễn đạt một ý thơ trọn vẹn và nhiều khi chúng có thể tách khỏi bài thơ, tự có số phận riêng của mình. Nếu một bài thơ không có biểu tượng chung trong toàn bài, không có những biểu tượng nhỏ trong từng đoạn, tình cảm cảm xúc lại không mãnh liệt thiết tha thì bài thơ đó không chỉ kém phần hương sắc mà còn khó có lý do để tồn tại. 1 Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.2. Vi Thuỳ Linh là một trong những gương mặt của thế hệ thơ mới trẻ và táo bạo trong sáng tạo. So với các nhà thơ nữ trên văn đàn, Linh không chỉ "đáng kể nhất" mà còn "nguy hiểm nhất" (Nguyễn Huy Thiệp). Chị "hiện đại, mãnh liệt một cách khác biệt", chị "dám mới" thậm chí luôn sốt sắng cải tạo tinh thần của thi ca. Đọc thơ Vi Thuỳ Linh, người đọc được trở về với những gì chân thật nhất, đời thường nhất: đó là tình yêu trần thế, bản chất giới tính, sự tồn tại và sự vĩnh cửu Tất cả những chủ đề đó được Vi Thuỳ Linh giấu sau "những ma trận chữ" và xây dựng thành biểu tượng thơ ca. Thơ Vi Thuỳ Linh đong đầy những hình ảnh và những biểu tượng. Những biểu tượng được đặt cạnh nhau và quan hệ với nhau khiến cho thơ của chị phản ánh một lối tư duy đa phức, nhiều chiều, lối tư duy của thơ hiện đại. Cho nên có người đã cho rằng thơ Vi Thuỳ Linh là một kiểu tư duy về lời. 1.3. Tìm hiểu thơ ca trên cơ sở những biểu tượng thơ là một hướng đi mới mẻ trong quá trình nghiên cứu, thẩm định và giảng dạy thơ ca. Nó giúp cho chúng ta có một cái nhìn vừa bao quát vừa trọng tâm trọng điểm trong việc nắm bắt tư tưởng chủ đề nội dung của mỗi bài thơ. Với ý nghĩa ấy, bài báo này hướng tới việc tìm hiểu "Một số biểu tượng thơ ca trong thơ Vi Thuỳ Linh" qua ba tập thơ nổi tiếng của chị: "Khát" (Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999), "Linh" (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000) và "Đồng tử" (Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005). 2. Nội dung 2.1. Cái tôi và biểu tượng về cái tôi Thơ Vi Thuỳ Linh chinh phục độc giả bằng chính cái tôi mạnh mẽ, độc sáng Bởi chị sống đúng như những gì mình có, nghĩ theo cách nghĩ của riêng mình và rồi cất lên tiếng nói của chính mình. Mỗi câu thơ của chị dường như luôn nồng nàn, nóng hổi, khao khát khẳng định mình, khẳng định cái tôi độc đáo và dấu ấn cá nhân. Cái tôi Vi Thuỳ Linh đã được dồn nén vào những biểu tượng mang đậm màu sắc của Linh. Đó là biểu tượng "độc mã", biểu tượng của con người luôn quyết làm những gì mình muốn Độc mã Vượt trước gió Cuốn ánh sáng rào rạt Đêm không ngủ (Độc mã) Đã hơn một lần Vi Thuỳ Linh nói đến "độc mã". Đó là khi "Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi / Hãy để con tự đi!/ Độc mã" (Tôi). Có điều chị càng nói "độc mã" một cách tự tin và mạnh mẽ bao nhiêu thì người ta lại thấy nỗi lo âu cố hữu trong lòng chị phải "độc mã" bấy nhiêu. Vì thế sau này chị luôn luôn mong muốn được "song mã" (Qua mọi ngả đường / Ruổi mãi ruổi mãi theo những câu kinh/ Tới vùng sa mạc ánh nhũ mặt trời xanh/ Cùng cả tham sân si đầu thai kiếp khác "Song mã"). Không ít lần chân dung Vi Thuỳ Linh hiện hình qua những biểu tượng khá độc đáo và thi vị. Một trong những biểu tượng ấy là biểu tượng "hai miền hoa Thuỳ Linh" trong bài thơ cùng tên của chị. Thuỳ Linh hoá thân thành bông hoa Thuỳ Linh tạo thành miền hoa Thuỳ Linh trong thế đối lập với "miền anh". Nếu như miền anh ấm áp, không mùa đông thì miền hoa Thuỳ Linh với những cánh hoa Thuỳ Linh lúc nào cũng "giàn giụa" buồn thương. Song cái hay của bài thơ này chính là khát vọng hoà nhập làm một của hai miền: miền em, miền hoa Thuỳ Linh và miền anh để tạo thành hai miền hoa Thuỳ Linh. Nói khác đi Linh muốn phân thân để tâm hồn em ở miền anh, có điều sự phân thân của chị là sự phân thân không màu nhiệm cho nên cái kết của bài thơ vẫn là một cái kết buồn. 2.2. Tình yêu và những biểu tượng về tình yêu Đối với Vi Thuỳ Linh, tình yêu là định mệnh, là lẽ sống. Thơ của Linh vì vậy đậm đặc mùi của tình yêu, màu của tình yêu và dồn nén thành những biểu tượng về tình yêu. 2.2.1. Biểu tượng về ánh sáng Ánh sáng trong thơ Vi Thuỳ Linh được cụ thể hoá thông qua những hình ảnh về mặt trời, về lửa, về nắng, về bình minh, cầu vồng Những hình ảnh đó được xây dựng thành những biểu tượng về tình yêu, về những người yêu nhau và những điều liên quan đến tình yêu. Tình yêu với Linh đã trở thành tôn giáo và người yêu của Linh đã trở thành tín niệm. Với Linh, tất cả những gì thuộc về người yêu là một thế giới riêng, thế giới của sự sống, ánh sáng và sự trường cửu. Linh đã "tự tình" thế này: Giá chúng mình mãi mãi ở bên nhau Anh chớp mắt đổ một trời ánh sáng Những ước vọng thành cỏ đời xanh mướt Đi hết ánh nhìn, mình hoá đá trong nhau (Tự tình) Rõ ràng trong cảm quan của Vi Thuỳ Linh, người có thể "đẩy bạt bóng tối", có thể "ru em" và "sưởi tâm hồn em" chỉ là anh - ánh sáng của anh. Anh ở đây đã được đồng nhất với ánh sáng cho nên cái chớp mắt của anh cũng đồng nghĩa với sự lan toả nguồn sáng. Câu thơ "Anh chớp mắt đổ một trời ánh sáng" thể hiện tư duy hình ảnh khá rõ của Vi Thuỳ Linh và để đến câu thơ cuối cùng "Đi hết ánh nhìn, mình hoá đá trong nhau" hình ảnh thơ dường như đã đóng đinh vào tâm hồn độc giả. Ở một bài thơ khác, Vi Thuỳ Linh cũng đồng nhất người tình của mình là nơi ánh sáng và với chị chỉ với anh "bóng tối và cái chết không thể trùm lên em" "Vì Anh bao bọc em bằng hơi ấm thuỷ chung bằng ánh sáng" cho nên "tình yêu Anh khởi động lại thế giới" (Nơi ánh sáng - Đồng tử). Thế là Linh đã có Anh, đã có tình yêu của Anh, tất cả khiến thế giới của Linh thành thế giới hát ca, vĩnh cửu và hoan lạc. Trong "Tình tự ca", Vi Thuỳ Linh viết: Yêu nhau triệu năm dồn một đêm nay Yêu nhau đời đời không thoả mảy may Ánh sáng múa thân xuân Loài người lại khai sinh từ cõi ấy hay trong "Solo", Linh tâm sự Con người sinh ra để thuộc về bóng tối Từ đấy, chúng ta phì nhiêu ánh sáng Gió hoang đang tưới tràn cánh đồng cỏ hoa xanh thảm thiết Biểu tượng "ánh sáng" ở đây không chỉ đồng nhất với Anh mà "ánh sáng" là sự kết hợp nguyên khí của anh và em, của "những bí mật thân thể đàn ông và những ẩn giấu thân thể đàn bà". Nó đã trở thành "cõi ánh sáng" khai sinh loài người. Vi Thuỳ Linh tự nhận mình là kẻ cuồng tín trong tình yêu, vì vậy người tình của chị không chỉ là "trời ánh sáng", "nơi ánh sáng" mà còn là "vầng mây trắng lộng lẫy nhất, quyền năng nhất". Biểu tượng "vầng mây trắng" là một biểu tượng khá độc đáo mà chỉ đến thơ của Linh mới xuất hiện. Với Vi Thuỳ Linh thì chỉ có vầng mây ấy mới cùng tôi mở một bầu trời khác, chỉ vầng mây ấy "thấy tôi đang chờ, yêu tôi, trói buộc tôi và bao bọc tôi vĩnh viễn" và chỉ có vầng mây ấy mới đưa chị ra khỏi những hỗn loạn, ai oán, đớn đau của cõi âm - dương nhập nhoà trắng đen. Hơn thế nữa, với Linh ánh sáng của vầng mây sẽ càng sáng hơn, sẽ sáng khác đi khi anh đã có em, khi anh tan vào em. Rõ ràng biểu tượng "vầng mây trắng" là một biểu tượng linh thiêng, biểu tượng ấy được đặt trong quan hệ với những biểu tượng khác: thánh giá, tình yêu; miền linh thánh: miền tình yêu; khúc giao linh: giác quan của con người. Những phương thức biểu đạt mới lạ, độc đáo mang tính tượng trưng đủ thấy ngọn lửa tình yêu trong Vi Thuỳ Linh táo bạo, quyết liệt nhưng cũng đầy đức tin tôn giáo. Có thể nói, tình yêu của Linh là thứ tình yêu say mê và cuồng nhiệt. Yêu được đến như Linh có lẽ cũng chẳng có đến mấy người Shiva của em! Em quỳ xuống anh gọi Bình minh sáng thế (Bài ca số phận) Linh phủ phục trước người tình của mình và gọi người tình của mình là Bình minh sáng thế. Vẫn là một biểu tượng về ánh sáng, ánh sáng của đấng toàn năng và cũng là ánh sáng của người đàn ông trần tục, ánh sáng khai thị thế gian này. Anh yêu, không cần hái sao đính lên áo em đâu, hãy ở bên em, làm bừng ánh sáng mới cho ngày đêm bằng hai thân thể nguyên khiết trong hoan ca bất tận (Bài ca số phận) Từ phút linh thiêng đó, Linh đã thực sự trở thành tín đồ của đấng sáng thế - của anh. Trong một bài thơ khác, chị viết: Trong cơn mơ chập chờn, em thấy anh vừa tắm nước sông Hằng tinh khiết, đến nâng em đi về phía dòng sông ngọc bích hắt sáng đến chân trời nơi đầy hoa Thuỳ Linh nở Anh lại ru em những lời linh thiêng (Linh) Ánh sáng bao trùm ánh sáng, ánh sáng của anh, ánh sáng của tình yêu và ánh sáng của thế gian này. Trong những biểu tượng về ánh sáng, lửa là biểu tượng mà Vi Thuỳ Linh thường nhắc đến nhất. Lửa là nguồn sống của con người, lửa báo hiệu sự tồn tại của con người. Lửa trong thơ Linh là biểu tượng có tính đa nghĩa. Lửa đồng nhất với Anh Chỉ có đôi mắt anh đôi môi anh ủ lửa Chỉ có đôi mắt anh đôi môi anh cháy ở môi em (Ở lại) Câu thơ thể hiện tư duy hình ảnh, tư duy duy mỹ khá rõ ở Vi Thuỳ Linh. Cho nên ngôn ngữ thơ vừa bộc lộ sự mê đắm vừa đủ tỉnh táo giữ cái đẹp để tạo nên giá trị mới cho thơ tình. Người tình - Anh - của Linh chính là nguồn lửa, là bầu ấm nóng của thế gian này. Nguồn lửa ấy chứa chan trong mắt, đong đầy trên môi anh và truyền từ anh sang em tạo nên sự bừng cháy ở em. Lửa từ anh khiến chúng ta vượt qua mọi khắc nghiệt, mặc thời gian trôi chảy trên cõi đất này. Thế nên khi không có anh, Linh đã kêu lên: Em như bùi nhùi rơm Ngày ngày đợi chờ Ủ mình mùa mùa Lửa anh nơi đâu? (Liên tưởng) Lửa không chỉ được đồng nhất với anh mà lửa nhiều khi còn được đồng nhất với em, đồng nhất với những người đàn ông khác. Linh đã viết bằng nước mắt thế này: Anh đi rồi Em như lửa héo Vây bủa em, lửa của người khác Nước mắt làm rơi những nụ cười một nửa của em (Điều anh không biết) Tôi nghĩ Linh phải có sự mãnh liệt trong cảm xúc thế nào chị mới có thể viết ra những sự chân thật trong lời như vậy. Khi người đàn ông của mình ra đi, chị tự nhận mình là lửa héo - lửa không còn khả năng bùng cháy. Đây là một biểu tượng khá độc đáo nhưng độc đáo mà không phi lý bởi sự xuất hiện của lửa héo là bắt nguồn từ những giọt nước mắt của em. Những giọt nước mắt tưới lên lửa làm lửa không còn cháy mạnh, cháy sáng như ngày nào anh ở bên em. Giờ đây "vây bủa em, lửa của người khác". Câu thơ buồn và có chút gì ai oán. Trong bài thơ "Người đàn bà choàng khăn màu lửa cháy", Vi Thuỳ Linh cũng tự nhận mình là người đàn bà luôn mang chiếc khăn màu lửa. Màu khăn lửa cháy phải chăng chính là nguồn lửa trong tâm hồn người đàn bà, nguồn lửa mà người đàn bà luôn ngày đêm đợi chờ. Lẩn tránh những vô tâm, tàn nhẫn Người đàn bà ngăn cách giữa ồn ào yên lặng bằng một chiếc khăn Đi giữa dòng đời với màu khăn lửa cháy Người đàn bà không muốn tự mình cởi khăn trong đêm màu hải lưu quấn xiết Với vành khăn màu lửa, người đàn bà muốn che giấu "đôi mắt buồn", muốn che giấu tiếng khóc vào khăn (cắn chặt khăn cắn vào tiếng khóc), muốn ngăn cách giữa ồn ào và yên lặng, muốn tìm nguồn ấm (vùi ẩm ướt vào khăn) nhưng có lẽ "người đàn bà cũng không trốn được mình". Mang vành khăn màu lửa người đàn bà những tưởng và muốn tưởng luôn được chở che bởi nguồn ấm nhưng tất cả chỉ là hy vọng và đợi chờ như thế. Có thể nói biểu tượng "màu khăn lửa cháy" là biểu tượng về khát vọng hạnh phúc của một người đàn bà sôi nổi, nồng nàn trong tình yêu - người đàn bà Vi Thuỳ Linh. Biểu tượng lửa thường thấy nhất trong thơ Linh là lửa tình, là men say của hạnh phúc. Linh đã viết một cách say mê và mãnh liệt về tình yêu trần thế thế này Trong vũ điệu nắng Trong tiết tấu mưa Từ nơi khởi nguyên Lửa mọc mầm theo đường cong thân thể Dọc hai ngàn dặm Vũ trụ nhập men theo sự cuồng nhiệt của hai con người được sinh ra cho nhau (Lửa trắng) Linh gọi ngọn lửa tình ở đây là lửa trắng - ngọn lửa tôn vinh của sự hoà quyện thể xác trong tình yêu, ngọn lửa mà theo Linh là thanh sạch giúp chúng ta thoát ra khỏi thế giới hỗn mang và kiến tạo nên một thế giới khác. Cho nên khi "không thấy anh, không có anh" Linh đã thao thiết gọi: Anh - nguồn em Hãy đến đi Cho đêm ngày cháy bùng bão lửa (Gọi nguồn) Người đàn ông trong thơ Linh là nguồn lửa còn chị chỉ coi mình là đốm lửa giữa đời. Đốm lửa "chỉ cháy lên chỉ sáng lên khi được anh khơi mầm sống". Linh đã "gọi nguồn" trong giọt mặn và khát vọng "đêm ngày cháy bùng bão lửa" ở người đàn bà này thành thật và bạo liệt biết bao. Lửa tình trong thơ Vi Thuỳ Linh hiện diện trong những câu từ khác nhau: mầm lửa, đêm truyền lửa, núi lửa, bầy chim lửa Điều này một phần cho thấy quan niệm về tình yêu đích thực của Linh: tình yêu thăng hoa từ bản năng của con người, tình yêu của tâm hồn bao bọc lấy cơ thể. Và dù lửa tình giữa anh và em có không còn nữa thì khát vọng về tình yêu ở người đàn bà sôi nổi sống, sôi nổi yêu như Vi Thuỳ Linh vẫn hừng hực cháy. Những câu thơ sau đây là những câu thơ buồn nhưng vẫn ẩn chứa nghị lực sống và nghị lực yêu thương: Em lầm lũi lại đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa Rồi đi Sau lưng em ngày nắng tắt (Từ phía ngày nắng tắt) Biểu tượng về ánh sáng trong thơ Vi Thuỳ Linh còn là biểu tượng về mặt trời. Hình ảnh này xuất hiện không nhiều nhưng cũng tạo nên nhiều tầng nghĩa, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng riêng. Theo Vi Thuỳ Linh, mặt trời chính là anh, nguồn sáng vô tận cho nên không phải ngẫu nhiên mà chị viết: Em đã mặc niệm những nỗi buồn đau bằng nước mắt thiếu nữ Anh nghẹn lời Anh và em ở hai phía mặt trời mọc lặn (Ở lại) Nhưng hầu hết biểu tượng mặt trời trong thơ chị là thể hiện tình yêu. Cho nên khi em còn bên anh thì "nơi thành phố nắng vỡ mặt trời" còn khi em xa anh thì "dãy phố buồn như chuyến tàu đêm/ Bầu trời loãng/ Mặt trời loãng" (Cất cánh). Thế là từ một thiên thể của vũ trụ có tính cố định, hằng thường, để thể hiện những cung bậc của tình yêu "mặt trời" cũng trở nên có tình, có tâm trạng. "Nắng vỡ mặt trời", "mặt trời loãng" là những hình ảnh có sự liên tưởng độc đáo, nó thể hiện tư duy biểu trưng điển hình của các nhà thơ hiện đại. Ở một chỗ khác, để thể hiện cái khát vọng của người đàn bà luôn hiến dâng và chờ đợi tình yêu, Thuỳ Linh viết: Người đàn bà của đêm lao khỏi vùng tịch lặng Đi tìm một mặt trời mọc lửa Trong đêm (Điều anh không biết) Hình ảnh thơ đẹp như một bức tranh được hoà phối bởi các mảng màu tối sáng: màu của đêm, màu của lửa và màu của sự giao hoà giữa bóng tối và ánh sáng qua cái hành động có phần quả quyết, mạnh mẽ của người đàn bà. Nổi bật trong bức tranh đó là hình tượng "mặt trời mọc lửa". Thất vọng với tình yêu, thất vọng vì người tình, người đàn bà của đêm đi tìm một mặt trời mọc lửa hay chính là đi tìm nguồn lửa của tình yêu. Cũng có khi hình ảnh mặt trời sánh cùng với Linh, đồng nhất với Linh. Trong "Tình tự ca", Linh viết: "Mặt trời thoát y vì em trẻ lắm". Ở đây mặt trời hiện ra trong điệu vũ thoát y kiều diễm sáng láng thân xuân. Mặt trời hay chính là em. Có thể nói đây là một câu thơ đẹp được khắc tạc từ một tâm hồn đầy khát khao nữ tính. Nhưng có lẽ biểu tượng mặt trời đẹp nhất và có ý nghĩa nhất trong thơ Vi Thuỳ Linh chính là những đứa con. Trước đây trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ta cũng đã gặp hình ảnh mặt trời mang ý nghĩa này, thế nhưng cái hay của hình ảnh mặt trời trong thơ Linh chính là mặt trời - những đứa con của chị vẫn còn ở trong nỗi khát vọng. Chị làm ta cảm động vì ước mơ rất thành thật, ước mơ được làm mẹ. Ta hãy nghe chị tâm sự với những đứa con: Con ơi con ơi! Không biết bao lần, mẹ đặt tay lên bụng, gọi con Mẹ khao khát mang con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ Con đang ở đâu Hãy theo tình yêu của cha, đậu vào lòng mẹ (Những mặt trời đang phôi thai) Những cảm xúc - thèm có con, những cảm xúc về tình mẫu tử dày đặc trong thơ Vi Thuỳ Linh có thể nói là trường hợp độc nhất vô nhị trong thơ Việt Nam hiện đại. Cùng với lửa, mặt trời, nắng cũng là một biểu tượng được Vi Thuỳ Linh sử dụng. Có điều tần xuất xuất hiện của biểu tượng này ít hơn. Anh Dịu dàng và mãnh liệt Gọi mọi cảm giác bừng dậy Yêu thương, ghen tuông, hờn giận Như cơn bão nắng ngấm vào em (Anh) Nắng là anh cho nên cái dịu dàng và mãnh liệt của anh được tác giả đồng nhất với cái dịu dàng hay mãnh liệt của nắng tạo thành một "cơn bão nắng" - cơn bão tình yêu. Cùng ý nghĩa này, trong "Song mã", Linh viết Đôi môi em trên lưng anh uống nắng Cái nắng thực trong đời giờ đây trong thơ Linh đã tạo thành cái nắng tình. Uống nắng là uống men say của hạnh phúc. Ở một chỗ khác để chỉ khát vọng tình yêu của người đàn bà, Linh viết: Em sợ phải cách xa ngay cả lúc chúng mình bên nhau Thiên đường ở trên cao, cứ để những con chim nhặt nắng về từ mang mang biển sữa (Bầy chim lửa) Nắng ở đây được đồng nhất với nguồn lửa của tình yêu bởi lửa tình cũng rạo rực, cũng mãnh liệt như cái chói chang, gay gắt của nắng. Hình ảnh những con chim nhặt nắng hay chính là niềm khát vọng về tình yêu luôn cháy sáng giữa anh và em. Khát vọng này luôn bập bùng cháy trong tâm hồn và cơ thể Linh đến mức ngôn ngữ thơ ca của chị có khi là những mã biểu tượng có tính siêu thực. Trong bài thơ "Dưới cây bồ đề", chị viết: Chập chờn tiếng chiêm bao Bầy kiến lửa bu đầy, đốt bàn tay mê man lau nắng Miết từng ngón vào đôi lông mày rậm Để mở Người đàn bà nắng lên Từng tế bào căng vỡ những hạt mồ hôi anh đổ ràn nảy mầm trên em Với Thuỳ Linh, nắng là hạnh phúc nhưng đó là khi nắng còn tồn tại còn khi ngày đã tắt nắng thì tất cả niềm hạnh phúc tròn đầy ấy sẽ vỡ vụn và tan vào với gió. Nơi em ở là phía ngày nắng tắt Nỗi buồn nhiều như gió (Từ phía ngày nắng tắt) Khi tình yêu đã mất thì thế giới cũng hỗn mang và quay đảo. Khi tình yêu đã mất thì ngày cũng tắt nắng là vì thế. Phía ngày nắng tắt là một biểu tượng để chỉ tình yêu giữa em và anh không còn nữa. Biểu tượng này được nhìn từ phía em cho nên "nơi em ở" được đồng nhất là "phía ngày nắng tắt". Nếu như ở đầu bài thơ biểu tượng này mang theo một nỗi buồn thương đau đớn của nhân vật trữ tình thì ở cuối bài thơ, biểu tượng này một lần nữa được lặp lại nhưng để thể hiện sự mạnh mẽ đến kinh ngạc. Em lầm lũi lại đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa Rồi đi Sau lưng em ngày nắng tắt Thơ tình của Vi Thuỳ Linh không chỉ có những niềm hoan lạc mà còn có cả những nỗi buồn. Chính chị đã từng thừa nhận "Cô đơn và nỗi buồn là gia tài bền bỉ của tôi". Nỗi buồn của người ngấm vào những mạch chữ, xác chữ làm chữ của Linh cũng trở nên có hồn, có tình hơn. Trong thơ Linh, để thể hiện nỗi buồn, Linh đã sử dụng hàng loạt những biểu tượng về bóng tối, về mùa đông và về gió. 2.2.2. Biểu tượng về bóng tối Biểu tượng về bóng tối trong thơ Vi Thuỳ Linh đa phần là các biểu tượng "đêm". Có thể nói đây là biểu tượng thường thấy trong thơ chị. Từ ý nghĩa chỉ thời gian đơn thuần, hình ảnh "đêm" đã chuyển sang nghĩa chỉ không gian: không gian tình yêu, không gian chứa đựng nỗi buồn và nhiều khi đồng nhất với chính Vi Thuỳ Linh. Đó là không gian tình yêu Một đêm căng tròn muốn vỡ Phát điên nhớ cái hôn phát điên (Chân dung) và khi là không gian tình yêu thì "đêm" trong thơ Linh thường là "đêm trọn vẹn" Em nghe anh, âm điệu và hơi thở được thu âm mà cứ ngỡ anh đang ôm em trong lòng đêm trọn vẹn Khi tình yêu đã mất thì đêm trở thành "đêm một nửa" - một nửa mình em. Linh đã miêu tả "đêm một nửa" rất hay nhưng cũng rất buồn Giấc mơ đắp lên em những mảnh đêm Em ghép đêm như ghép giấc mơ đứt quãng Nhưng em biết Dù có ghép cả mình vào đó Cũng không thể thành chăn kín như anh (Đêm một nửa) Khát vọng ghép những mảnh đêm - những mảnh hạnh phúc của Vi Thuỳ Linh cho thấy khát vọng tình yêu của chị luôn chảy tràn trong tâm hồn chị và trong thơ ca của chị. Khát vọng này cũng được thể hiện ở bài thơ "Thiếu phụ và con đường" qua biểu tượng "dán lại đêm". Có điều khát vọng vẫn chỉ là khát vọng, "đêm" trong thơ Linh vẫn là một không gian chứa đựng những nỗi buồn, sự cô đơn đến khắc khoải Mưa xót mặn em chạy dạt vào đêm Ru một tiếng cho mắt mình khô lại Tự ru như độc thoại (Bập bênh) hay Bóng em rỗng bầu đêm (Ý nghĩ) hoặc Em đợi anh Áp mặt vào đêm vào cô đơn mà gọi (Gọi nguồn) và Linh đã tự nhận mình là "người đêm khuyết" trong thơ. Đây là một biểu tượng khá độc đáo và thi vị. Biểu tượng bắt nguồn từ quan niệm "Hỡi anh, người đã làm em khuyết nửa". Như vậy cái khuyết của em chính là do không có anh, do sự mất mát trong tình yêu. Đội bầu trời sũng nước Ôm trái tim đang ướt Người đêm khuyết Là em (Người đêm khuyết) Bên cạnh biểu tượng về "đêm" là biểu tượng về "mùa đông". "Mùa đông" trong thơ Vi Thuỳ Linh gợi lên sự cô đơn, khắc khoải và phần nhiều là cô đơn do không có sự hoà hợp giữa tâm hồn và thể xác của những người yêu nhau. Thế nên khi người tình nam của Linh ra đi, Linh đã viết: Quay lưng về em, anh đi Để lại mùa đông trong lòng mùa hạ (Còn lại) Trong cái rạo rực, bão bùng của tâm hồn người đàn bà (trong lòng mùa hạ) hiện hình một khoảng trống lạnh lẽo, cô quạnh (để lại mùa đông). Từ ý nghĩa chỉ thời gian trong năm, "mùa đông" [...]... ghi nhận trong lớp nhà thơ trẻ hiện nay Thơ Vi Thuỳ Linh khiến tôi tin yêu và hy vọng" TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thái Hòa, Từ điển tu từ – Phong cách thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005 2 Vi Thùy Linh, Khát, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999 3 Vi Thùy Linh, Linh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000 4 Vi Thùy Linh, Đồng tử, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005 SOME SYMBOLS IN POETRY OF VI THUY LINH (In... trắng không phải là một hình ảnh thực cụ thể mà là biểu tượng về thời gian đời người - thời gian cuối cùng trong cuộc đời một con người Màu trắng của thằn lằn chính là màu trắng của tóc Trong dự cảm của Linh, con người như con thằn lằn trắng, bất lực trước thời gian, bất lực trước miệng lưỡi thế gian Một biểu tượng lạ mà đầy ý nghĩa 3 Kết luận Những biểu tượng trong thơ Vi Thuỳ Linh thể hiện rõ sự... dấu ấn sáng tạo cá nhân của chị Những biểu tượng đó làm toát lên tư duy thơ đa phức và cũng là tư duy điển hình cho thơ Vi t Nam đương đại Dẫu ở một chỗ nào đó, vi c Vi Thuỳ Linh đắm sâu vào cái tôi, đắm sâu vào vi c xây dựng những mã ngôn ngữ mang tính siêu thực cũng làm thơ của chị có những hạn chế nhất định Nhưng nói như nhà thơ Vũ Mão: "Trong thơ Linh luôn có một sức trẻ dồi dào, mạnh mẽ vươn tới... chị cũng vi t: Đêm mở mắt Bên em là mùa đông Đặt trong ngữ cảnh của bài thơ thì "mùa đông" trong những câu thơ mở đầu này có thể được Linh chỉ một khoảnh khắc thời gian có thật bởi ở những câu thơ sau chị vi t "Cả đêm cả em cả mùa cùng thức/ Những thanh âm vẫn lạc giọng gọi anh" nhưng tôi nghĩ nên hiểu "mùa đông" ở đây như một biểu tượng để chỉ sự trống vắng, tĩnh lặng trong tâm hồn Vi Thuỳ Linh sợ... cháy) Những biểu tượng "mùa đông" thi vị: giấu mùa trong tóc rồi đêm đêm lại gội tóc để vớt những mùa đông có lẽ đến thơ Vi Thuỳ Linh người ta mới gặp những hình ảnh này 2.3 Thời gian và biểu tượng về thời gian Suy nghĩ sâu sắc về tình yêu nhưng Linh còn nói nhiều đến thời gian Chị muốn chiếm giữ nhiều thời gian để sáng tạo và tận hưởng Chị muốn sống trong thời gian, xuyên qua thời gian bằng cách "trôi... đường này không? Không có câu trả lời với bạn đọc nhưng chắc chắn luôn tồn tại một câu trả lời ám ảnh với người thiếu phụ 20 tuổi - Vi Thuỳ Linh Cũng để thể hiện dòng thời gian, trong thơ Linh đã xuất hiện biểu tượng "thằn lằn trắng" Linh muốn mình được như con thằn lằn để có thể đổi màu xanh, nâu, đen, đỏ để có thể dễ sống trước miệng lưỡi thế gian Nhưng dường như không kịp nữa rồi: - Gương ơi, bây... chấp nhận "mùa đông" như một quy luật của cuộc đời Em không quên nổi ánh nhìn như gió đông của anh (Những câu thơ mang vị mặn) Ánh nhìn ấy nhiều khi làm Linh không thể phác họa được anh qua tưởng tượng Bất giác Linh tự hỏi mình: Ta không vẽ nổi Có phải Cây bút này mua từ mùa đông (Phác hoạ) Cô đơn vì mùa, thơ Linh vì thế nhiều buồn nhưng buồn mà vẫn đầy sức sống: Giấu mùa đông trong tóc Người đàn bà... thời gian, xuyên qua thời gian bằng cách "trôi qua nhiều cuộc đời" Thời gian được hình dung từ niềm ham sống và cách sống quyết liệt, cuống quýt của nhà thơ Thời gian vận động và ngưng lại trong ký ức Linh luôn cố gắng giá trị hoá từng khoảnh khắc thời gian vì chị "quý thời gian" xem thời gian như "giọt sống" của mình Khi tuổi thanh xuân qua đi, khi những trách nhiệm xã hội chồng chất lên vai và khi tình... tật, sự tàn phai), người đàn bà trong Linh bắt đầu ánh lên những nét muộn phiền: Tự như không thể yêu ai được nữa Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng Chị cố tránh con đường xưa Lại đêm Lại đêm (Thiếu phụ và con đường) Con đường ở đây chính là biểu tượng về thời gian, về đời người của người thiếu phụ Thời gian trôi qua nghĩa là tuổi trẻ đang qua, nguồn sống dồi dào và mãnh liệt đang... Tôi muốn mùa đông trong tôi được yên nghỉ Cô bé 15 tuổi đẩy mùa đông suốt cuộc đời (Cất cánh) hay Em trốn chạy mùa đông từ ngôi nhà em Một mình thắp căn phòng nến sáng Giọt nến cuối cùng đơn độc Mái tóc quệt nền đá lạnh Loé những tia sáng Vỡ đêm (Anh ơi! mùa đông ) và từng cầu xin "Đừng bao giờ xô mùa đông về em!" (Đầu tiên và cuối cùng), "Đừng nói với em âm hưởng gió mùa" (Bài ca số phận) Nhưng người . MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ VI THUỲ LINH (QUA CÁC TẬP "KHÁT", " ;LINH& quot;, "ĐỒNG TỬ") Lê Thị Thuỳ Vinh 1 " ;Biểu tượng thơ ca là những biểu tượng trong. tất yếu của biểu tượng thơ ca. Trong một bài thơ, có những biểu tượng trong toàn bài nhưng cũng có những biểu tượng trong từng đoạn thơ, câu thơ. Biểu tượng trong toàn bài là biểu tượng xuyên. học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005. 2. Vi Thùy Linh, Khát, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999. 3. Vi Thùy Linh, Linh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000. 4. Vi Thùy Linh, Đồng tử, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ

Ngày đăng: 05/09/2015, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan