1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp so sánh tu từ trong thơ vi thùy linh

57 702 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 107,37 KB

Nội dung

... học có vi t “77m hiếu cấu trúc so sánh thơ Vi Thùy Linh Bài vi t tiến hành khảo sát cấu trúc tập thơ Vi Thùy Linh với hai mô hình so sánh so sánh so sánh với từ so sánh bị triệt tiêu Bài vi t... tô trên, mà biện pháp so sánh chia làm hai loại: So sánh tu từ nôi so sánh tu từ chìm - So sánh tu từ nôi Đây loại mô hình so sánh hoàn chỉnh Nét tương đồng, sở so sánh từ ngữ cụ thê mà người... thuật biện pháp so sánh tu từ thơ Vi Thùy Linh NỘI DƯNG Chương Cơ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Biện pháp so sánh tu từ 1.1.1 Định nghĩa biện pháp so sánh tu từ Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Khi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN LƯU VĂN HẠNH SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ VI THÙY LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học ThS. GVC LÊ KIM NHUNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đờ nhiệt tình và chu đáo của cô giáo Lê Kim Nhung - Giảng viên tố ngôn Lim Văn Hạnh Khóa luân tôt nghiệp đại học ngữ, các thầy cô trong tố ngôn ngữ cùng toàn thế các thầy cô trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này. Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Lưu Văn Hạnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả này không trùng với kết quả của tác giả nào khác. Hà Nội, Ngày 9 tháng 5 năm 2015 Tác giả Lưu Văn Hạnh Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHĂO Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Văn học được xác định là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, bởi vì các tác phấm văn học đều được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vị trí đặc biệt quan trọng thơ ca. Nhờ có ngôn ngữ mà tiếng thơ trở nên chân thực, bay bông, lãng mạn và gần gũi với đời sống. Ngôn ngừ là phương tiện, là chất liệu đê nhà văn xây dựng hình tượng, tái hiện sinh động hiện thực cuộc sống trong tác phẩm. Hơn nữa ngôn ngữ chính là chìa khóa để nhà văn thể hiện được tư tưởng, tình cảm, thông điệp của mình trước con người và cuộc đời. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” đã khẳng định: “Cái lcim nên kỳ diệu của ngôn ngữ chỉnh là các phương tiện và biện pháp tu từ”. Trong đó, so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất và có giá trị biêu cảm lớn. Việc tìm hiêu biện pháp tu từ là một hướng tiêp cận cho thây cái hay cái đẹp của tác phâm cũng như tài năng và phong cách riêng của người nghệ sĩ từ góc độ ngôn ngừ nghệ thuật. 1.2 Vi Thùy Linh là một trong những nhà thơ trẻ sớm nôi tiếng và trở thành một “hiện tượng” trong nền thi ca văn học đương đại với nhiều tập thơ hay và có giá trị. Vi Thùy Linh xuất hiện trên văn đàn thi ca không phải dáng vẻ e ấp của một người con gái truyền thống rụt rè, bỡ ngỡ...mà là người con gái đầy cá tính, táo bạo, tự tin với khát khao muốn dâng hiến sức trẻ, niềm hăng say sáng tạo của mình cho nghệ thuật. về nội dung, thơ Vi Thùy Linh trải rộng nhiều đề tài nhưng đề tài nổi bật nhất là viết về tình yêu và khát khao làm mẹ, nhừng nội dung đó luôn được nhà thơ làm mới, luôn có sự cách tân thê nghiệm sáng tạo. Vê nghệ thuật, nhà thơ đã thê hiện được dấu ấn bản ngã nghệ thuật của mình bằng việc không lựa chọn nhừng thể loại thơ truyền thống mà sử dụng hiệu quả hình thức thơ tự do với những câu dài ngắn khác nhau, đó chính là sự “trương nở” trong ngôn ngữ thơ Vi Thùy Linh. Trong thơ Vi Thùy Linh, độc giả rất dễ 4 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học bắt gặp nhiều hình thức nghệ thuật như: ân dụ, nhân hóa, điệp ngừ... nhưng trong đó so sánh là một biện pháp tu từ được Vi Thùy Linh sử dụng nhiêu nhât, triệt đê nhât với sự biên đôi và cách tân mới lạ, mang đậm dấu ấn và cá tính riêng của nhà thơ. Vậy qua việc tìm hiêu so sánh trong thơ Vi Thùy Linh, giúp chúng ta thấy được cái hay cái đẹp cũng như nội dung biêu cảm trong thơ và thây được phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Tất cả những lý do trên đã hướng chúng tôi quyết định lưa chọn nghiên cứu đề tài: “So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1.Nghiên cứu thơ Vi Thùy Linh ở góc độ văn học - Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học nhiều nhà nghiên cứu phê bình đă nhận xét và đánh giá khách quan thơ Vi Thùy Linh: + Nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn mệnh danh Vi Thùy Linh là “Thi sĩ ái quyền”. Vi Thùy Linh thường tập trung viết nhiều về đề tài tình yêu, cho nên Vi Thùy Linh chính là nhà thơ của tình yêu. Vi Thùy Linh khi viết thơ luôn dành vị trí đặc biệt cho nam giới, coi mình là nô lệ của tình yêu, nô lệ không cần giải phóng. Vậy nữ quyền không phải là chuyện của Linh, cái làm bận tâm thi sĩ này chính là ái quyền. Nhà phê bình Chu Văn Sơn khắng định: “Á/ quyền là quyền được yêu như một con người viết hoa. Đôi với con người quyền được yêu bao giờ cũng là phân đảng quỷ nhất của quyền sống. Ý thức về ái quyền, ca tụng và đẩu tranh cho ái quyên, đỏ là nguồn cảm hứng sôi nôi nhât của hôn thơ Linh”. [18] + Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại gọi những sáng tác của nhà thơ trẻ này là “Hiện tượng Vi Thùy Linh”. Bởi theo nhà văn Vi Thùy Linh không chỉ là “một đại diện đáng kê nhất”, thậm chí còn “nguy hiểm nhất”. Nguyễn Huy Thiệp nhấn mạnh: “V/ Thùy Linh là một thi sĩ nôi danh, đang là một nàng JanDa trong thê giới hình nhi thượng của vãn học nước nhà. Đó là một hiện tượng trong thơ Việt Nam, cũng ỉà một tiếng thơ lạ”. [19] 5 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học + Nhà văn Ngô Văn Giá gọi “Thơ Vi Thủy Linh là những trận bạo động chữ”. Nhà văn cho rằng Vi Thủy Linh là những trận bạo động chữ. Vâng, dưới cái nhìn của tôi, thơ Vi Thùy Linh trong tất cả các tập thơ, ngciỵ từ tập thơ đầu tay, cho đên tập bây giờ, môi bài thơ của Linh đêu là những cuộc bạo động chữ. Bạo động ở tất cả các bài, trong toàn bài, trong từng câu, tững chữ. Thơ Vi Thùy Linh bời bời những chữ, môi bài thơ là môi trận mưa lũ ngôn từ xôi xả cuồng hứng” [12]. Nhà văn ngạc nhiên coi đó là một trận bão chữ khủng khiếp, ngôn từ trào vọt “ngùn ngụt” như đám cháy, như băo cuốn, một thứ hỏa diệm sơn của chữ nghĩa. + Nhà thơ Vũ Măo trong cuốn “Đồng tử” của Vi Thùy Linh đã khăng định thơ Vi Thùy Linh khiến tôi “Tin yêu và hi vọng”, bởi vì: “Với tập thơ này, tôi thấy có sự bứt phá vê thi pháp và tư duy thơ. o Vi Thùy Linh, chât hiện đại và truyền thông hòa quyện. Truỵên thống không chỉ biêu hiện vê hình thức mà truyền thông là ý thức mạnh mẽ vê nữ tính và thiên chức của người phụ nữ Việt Nam. Trong thơ Linh, có một sức trẻ dôi dào mạnh mẽ vươn tới cải đẹp băng sự sáng tạo độc đảo. Đây là tác giả đáng được ghi nhận trong ỉớp nhà thơ trẻ hiện nay”. [9] - Các trường đại học trên cả nước cùng đã xuất hiện đề tài nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh: + Đe tài nghiên cứu khoa học “r/zơ’ Vi Thùy Linh trong mạch thơ trẻ sau năm 1975” (Nhóm hội sinh viên nghiên cứu khoa học, Đại học Đà Nằng) đã đưa ra khái niệm về thơ trẻ và những yếu tố tác động đế thơ trẻ Việt Nam sau năm 1975. Đe tài khắng định nội dung cảm hứng chủ đạo trong thơ Vi Thùy Linh là “Khát vọng về tình yêu tuyệt đích trần thế, khát vọng dữ dội vê thiên chức làm mẹ của một thiêu nữ, khao khát được trở vê cái tôi cá nhân” [6, tr. 12]. Vê nghệ thuật, thơ Vi Thùy Linh có sự đan quyện giữa giọng điệu nồng nàn mãnh liệt và giọng điệu lạnh lùng tỉnh táo, ngôn ngữ và hình ảnh thơ mang tính biếu tượng. + Đe tài “Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Lỵ” (ĐHKHXH & NV, 2010) đã dành nhiều trang viết nhận xét về thơ Vi Thùy Linh trong nhóm thơ trẻ Việt Nam: “Viết về đề tài tính dục thường song sitợng, dung tục thái quá, Vi Thùỵ Linh vân giừ được cho thơ những phâm chât trong sảng. Thơ 6 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Vi Thủy Linh là thơ tình của người đang yêu, đang đắm say hạnh phúc và hoan ỉạc...” [4, tr.22] hay từ những từ ngữ quen thuộc, giản dị gần như sáo mòn, Vi Thùy Linh đã dụng công tìm cách sắp xếp mới cho từ, bố trí chữ nhằm tạo ra nghĩa mới cho từ với một phong cách kết cấu độc đáo, từ đó tạo ra những hình ảnh ấn tượng, gợi mở. - Nhiều bài viết trên tạp chí cũng có nhận xét, đánh giá khách quan thơ Vi Thùy Linh: + Bài viết “Vỉ Thùy Lỉnh, nhục cảm sáng tạo” của Thụy Khuê đã nhận xét “Vi Thùy Linh là nhà thơ của tình yêu. Tình yêu là khởi điêm trong thơ Vỉ Thuỳ Linh, tình yêu là nguồn sáng tạo, là địa điềm xuất phát đây chữ đầu thai trong một cuộc đời mới. Môi chữ của Linh là một đứa con, là một khai từ nở tung thành thơ, những câu thơ như những lời kinh câu, ứa máu” [14]. Nhà thơ đă tạo ra nhục cảm sáng tạo mà tình và chữ, nhục dục và ngôn ngữ hoà tan trong động thức tình yêu. + Bài viết “Vi Thùy Linh và một kiêu tư duy về lời”. Trần Thiện Khanh đă khăng định thơ Vi Thùy Linh viết nhiều về đề tài tình yêu bởi theo Linh tình yêu là phát minh vĩ đại nhất của loài người, tình yêu sinh ra mọi chân lí : “Mọ/ lời của Vi Thuỳ Linh đều tập trung vào đê tài tình yêu và sự vĩnh cửu. Ngoài tình yêu, Thuỳ Linh không còn một cải tôi nào khác, cũng không biết đến mộtchân lí nào hơn. Thuỳ Linh luôn nghĩ răng trên đời này chỉ có tình yêu sinh ra chân lí, chỉ có tình yêu mới làm rạn nứt được những lê lôi đã cũ mòn, và chỉ có tình yêu mới đem lại giá trị đích thực cho con người cá thế ” [13]. 2.2.Nghiên cứu thơ Vi Thùy Linh từ góc độ ngôn ngữ - Ớ góc độ lí luận ngôn ngữ, báo cáo khoa học: “Mợr so biếu tượng trong thơ Vi Thùy Linh ” của tác giả Lê Thị Thùy Vinh (CHK18 - Lí luận ngôn ngữ) đã khẳng định ‘'‘'Trong Thơ Vi Thủy Lỉnh đong đẩy những hình ảnh và những biêu tượng. Nhừng biêu tượng đứng cạnh nhau và quan hệ với nhau khiên cho thơ của chị phản ánh một loi tư duy đa phức, nhiêu chiều, loi tư duy của thơ hiện đại ” [11, tr.8]. Đe tài đã đề cập đến một số biểu tượng trong thơ Vi Thùy Linh như biểu tượng về ánh sáng, biểu tượng cái tôi, biểu tượng bóng tối... 7 Lưu Văn Hạnh - Khóa luân tốt nghiệp đại học Ớ góc độ phong cách học, nghiên cứu về so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh, trên tạp chí văn học có một bài viết về “77m hiếu cấu trúc so sánh trong thơ Vi Thùy Linh”. Bài viết tiến hành khảo sát cấu trúc trong 5 tập thơ của Vi Thùy Linh với hai mô hình so sánh là so sánh như và so sánh với từ so sánh bị triệt tiêu. Bài viết nhấn mạnh cấu trúc so sánh trong thơ Vi Thùy Linh luôn biến hóa đa dạng, độc đáo, bất ngờ với đầy đủ cấu trúc: “Cẩu trúc đỏ có thế đầy đủ 4 yếu to (“Bầy thiếu nữ tam mưa, bâu vú thơ ngây như dàn chiêng trăng/ Em xinh đẹp như vùng đât mới...) hoặc có thê bị khuyết yểu tố khác nhau như khuyết phương diện so sánh (Mộ mới nôi đầy đồng như những chiếc nón xanh; vầng mây Anh, vầng mây quyên năng quyện em vào vĩnh cửu...), khuyết cả từ so sảnh và phương diện so sánh (Bo/ Mặt trời nóng rực và ồn ã/ Con muôn gân... lại sợ... tan ra.../ Mẹ /Mặt trăng xa/ Con ngại cận kê/ Con/ Vì sao lạc giữa; có thê đảo trật tự các yêu tô trong câu trúc so sảnh (Như con hà, nôi buôn cứ bám chặt vào ta.) hay mở rộng câu trúc so sánh (Ly trăng như ngực nàng mềm mại lá mùi mêm mại mùi hô phách khi Anh đô xuông đỏ xuống xạ hương âm áp muôn mùi tươi mát qủy phái bao bọc đại tiệc nắng của đêm kiêu sa”. [17] Tóm lại bài viết đề cập đến bốn kiêu cấu trúc so sánh và đưa ra một số ví dụ minh họa mà chưa phân tích làm rõ so sánh tu từ. Do vậy mà so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, chưa có một công trình khóa luận nào nghiên cứu. Trên cơ sở những gợi ý của các nhà nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh, chúng tôi quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh”. 3. Mục đích nghiên cứu - Củng cố những vấn đề lí thuyết ngôn ngừ học - Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học - Khẳng định những đóng góp nghệ thuật của thơ Vi Thùy Linh đối với sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ dân tộc. - Cung cấp những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu học tập hiện nay, cũng như việc giảng dạy văn học sau này. 8 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp so sánh tu từ . - Phân tích hiệu quả, tác dụng nghệ thuật từ góc độ tu từ. 5. Đối tưọìig nghiên cứu So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh 6. Phạm vi nghiên cứu Tập trung khảo sát, thống kê, phân tích biện pháp so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh qua ba tập thơ: “Khát” (Nxb Hội nhà văn, 1999), “Linh” (Nxb Thanh niên, 2000), “Đồng tử” (Nxb Văn nghệ, 2005). 7. Phương pháp nghiên cửu - Khảo sát, thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp so sánh. 8. Đóng góp khóa luận - về mặt lí luận: Khóa luận chỉ ra vai trò và tác dụng của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh, thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. - về mặt thực tiễn: Khóa luận đóng góp hướng nghiên cứu mới về khám phá những biện pháp nghệ thuật thơ trong Vi Thùy Linh, cũng như phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu sau này. 9. Bố cục của khóa luận Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Ket quả thống kê, phân loại theo mô hình Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh NỘI DƯNG Chương 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Biện pháp so sánh tu từ 1.1.1. Định nghĩa biện pháp so sánh tu từ 9 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Khi nói đến các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn chương chính là chúng ta nói tới hiệu quả của biện pháp ấy đối với nội dung tư tưởng của tác phâm. So sánh là biện pháp tu từ tiêu biêu có giá trị tạo hình và biêu cảm. Vậy so sánh là gì? Từ điên thuật ngữ văn học (2006) định nghĩa: “So sánh ịcomparison) là phương thức biêu đạt ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đôi chiếu hai hiện tượng có những dâu hiệu tương đông nhăm làm nôi bật đặc điêm, thuộc tính của đoi tượng kia ” [10, tr.32] PGS. TS. Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học tiếng Việt” định nghĩa như sau: “So sảnh là phương thức diên đạt tu từ khỉ đem sự vật này đôi chiêu với sự vật khác miên là hai sự vật có một nét tương đông nào đó đê gợi ra hình ảnh cụ thê, những cảm xúc thâm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe.” (Đinh Trọng Lạc, 1997) [1, tr. 190]. GS. Cù Đình Tú trong cuốn “Phong cách học và đặc điếm tu từ tiếng Việt” có viết: “So sánh tu từ là cách công khai nhiều đổi tirợng cùng một dấu hiệu chung nào đấy (nét giông nhau) nhăm diên tả một cách hình ảnh đặc điềm của đôi tượng ” [3, tr.44]. Ngoài ra, so sánh tu từ còn được định nghĩa: “So sánh là sự đoi chiếu hai đoi tượng cùng có một dâu hiệu chung nào đây nhăm biêu hiện một cách hình tượng của một trong hai đôi tượng đó” [3]. 1.1.2. Sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh logỉc So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng. Cả so sánh tu từ và so sánh logic đều có chức năng nhận thức. Đê phân biệt hai loại loại so sánh này ta dựa trên những tiêu chí cùng loại hay khác loại của đối tượng nêu trong phép so sánh. So sánh logic dựa trên cơ sở tương đồng của các đối tượng đồng loại, nhằm chỉ ra sự hơn kém, giống nhau, khác nhau đơn thuần giữa các đối tượng nhằm nhấn mạnh điều muốn nói mà không đòi hỏi cao về cách thê hiện, cách dùng từ. Cho nên loại so sánh này trung hòa về sắc thái biêu cảm. Ví dụ: 1 0 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học “Bạn Lan học giỏi hơn bạn Hoa” So sánh tu từ dựa trên cơ sở tương đồng giữa các đối tượng khác loại nhằm giúp sự vật hiện tượng trở nên sinh động, sâu sắc biếu cảm hơn. Điều này tạo ra giá trị nghệ thuật cao trong sử dụng ngôn từ. Ví dụ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” (Vội vàng - Xuân Diệu) 1.1.3. Cơ chế tạo thành biện pháp so sánh tu từ Một phép so sánh đúng đắn nhất bao giờ cũng phải thỏa mãn những điều kiện sau: - Phải có 2 vế: vế A (sự vật so sánh), vế B (sự vật dùng đe so sánh) - Đối tượng đưa ra so sánh là khác loại. - Giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng đế so sánh. Theo PGS. TS. Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” [2] và Nguyễn Thế Lịch trong cuốn: “Yeu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nghệ thuật” đều đồng nhất quan điểm cho rằng mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố: “AxtssB”: -Yeu tố 1: Yeu tố được hoặc bị so sánh tùy theo so sánh tích cực hoặc tiêu cực (A) - Yeu tố 2: Yeu tố biêu thị thuộc tính sự vật, nêu rõ phương diện so sánh (x) - Yeu tố 3: Yeu tố thế hiện quan hệ so sánh (tss) - Yêu tô 4: Yêu tô được đưa ra làm chuân đê so sánh (B) Nhưng trên thực tế, nhiều mô hình chung “AxtssB” không có đầy đủ cả bốn yêu tô trên, chính vì vậy mà biện pháp so sánh chia ra làm hai loại: So sánh tu từ nôi và so sánh tu từ chìm. - So sánh tu từ nôi Đây là loại mô hình so sánh hoàn chỉnh. Nét tương đồng, cơ sở của sự so sánh được thế hiện ra bằng những từ ngữ cụ thê mà người đọc và người nghe dễ nhận thấy. Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” 1 1 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học (Cảnh khuya - Hô Chỉ' Minh) - So sánh tu từ chìm Đây là loại so sánh khuyết thiếu. Nét tương đồng cơ sở của sự so sánh không được thê hiện ra băng những từ ngữ cụ thê mà người đọc và người nghe phải tự liên hội đê tỉm ra. Đây là loại so sánh tu từ tạo điêu kiện liên tưởng rộng rãi, giúp cho người đọc phát hiện ra cái hay cái đẹp từ ngôn ngữ tác phâm. Ví dụ: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” 1.1.4. Mô hình cơ bản của biện pháp so sánh tu từ Theo Cù Đình Tú trong cuốn: “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” [3, tr.22] chia so sánh tu từ làm hai phần nội dung và hình thức: - về mặt nội dung chia làm hai loại so sánh: So sánh tu từ chìm và so sánh tu từ nổi. - về mặt hình thức, chia làm các loại sau: + “A như (tựa như...) B” + “A bao nhiêu B bấy nhiêu” + “A là B” + “A-B” Theo Đinh Trọng Lạc, căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thê hiện quan hệ so sánh, có thê chia ra các hình thức so sánh sau đây: - Yeu tố 3 là từ “như” (tựa như, chừng như...) - Yếu tố 3 là từ hô ứng “bao nhiêu...bấy nhiêu” - Yếu tố 3 là từ “là” Nêu thay từ là băng từ như thì nội dung cơ bản không thay đôi chỉ thay đôi về sắc thái ý nghĩa sắc thái khắng định chuyên sang giả định. Theo giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” do Đinh Trọng Lạc chủ biên [1 ], so sánh tu từ được phân chia theo các hình thức sau: - Hình thức đầy đủ gồm bốn yếu tố của phép so sánh tu từ - Đảo trật tự so sánh 1 2 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học - Bớt cơ sở , thuộc tính so sánh - Bớt từ so sánh - Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu” - Dùng từ “là” làm từ so sánh. Đây là loại so sánh ân dụ. Trên cơ sở phân loại của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành phân loại so sánh tu từ thành các loại sau đây: - So sánh ngang bằng + Mô hình “A như B” + Mô hình “A như B, B 2 ...B n ” + Mô hình “A là B” + Mô hình “A là B, B 2 ...B n ” + Mô hình “A-B” (từ so sánh bị triệt tiêu) + Mô hình “Như BA + Mô hình “A bằng B” - So sánh không ngang bằng + Mô hình “A không là B” + Mô hình “A hơn B” 1.1.5. Hiệu quả của biện pháp so sánh tu tù' Biện pháp tu từ so sánh là một hình thức biêu hiện đơn giản nhất của lời nói hình ảnh. Gô-lúp khăng định: “Hầu như bất kì sự biêu đạt nào cũng có thê chuyến thành hình thức so sánh(Đinh Trọng Lạc, 2003). [2, tr.16] Pao-lơ đã tông kết: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức”. [1, tr.37] Dựa vào so sánh, chúng ta có thê hiếu một cách sâu sắc và toàn diện về sự vật, sự việc. So sánh tu từ làm tăng thêm tính gợi hình ảnh và tính biểu cảm cho câu văn, câu thơ. Đồng thời, so sánh cũng là một biện pháp đế giúp chúng ta bày tỏ lòng yêu ghét, khen chê thái độ khăng định hoặc phủ định đối với sự vật. 1.2.Tho' và đặc trưng của ngôn ngữ tho' 1.2.1. Khái niệm Từ điên thuật ngữ văn học định nghĩa: ‘T/zơ’ là hình thức sảng tác văn học phản ánh cuộc sông, thê hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ băng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhât là có nhịp điệu”. [10, tr.12] 1.2.2. Đặc trung 1 3 Lưu Văn Hạnh - Khóa luân tốt nghiệp đại học Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ bão hòa cảm xúc Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh như tác phâm tự sự. Lời thơ là lời đánh giá trực tiêp, là lời của chủ thê trữ tình, thê hiện vọng, niềm tin, tình cảm của chủ the trừ tình, thê hiện quan hệ của ýchí, ước chủ thê trước cuộc đời. Vì vậy, việc lựa chọn từ ngừ, cách xưng hô, biện pháp tu từ bao giờ cũng nhằm thể hiện rõ nhất thái độ đánh giá, tình cảm của người nói với người nghe hoặc của người nói với đối tượng được nói tới. Ví dụ: “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Tại sao Nguyễn Du lại dùng từ “Cậy” mà không dùng từ “nhờ”, từ “chịu” mà không dùng từ “nhận”, bởi vì giữa các từ có sự tinh vi và mang sắc thái biêu cảm khác nhau. Dùng từ “cậy” vì thanh điệu là thanh trắc gợi ra sự đau đớn, quằn quại khó nói của Thúy Kiều mà nó còn hàm nghĩa là sự gửi gắm, trông mong hi vọng em sẽ thay mình kết duyên với chàng Kim. Ngôn ngữ thơ là là sự kết tụ của chất thơ, kết tụ mối quan hệ thơ với đời sống được tích lũy lâu đời. Vì vậy, yếu tố truyền thống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngôn ngữ thơ. Đó cũng là điều khác với tự sự và kịch. Ví dụ: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. (Việt Bãc - Tô Hữu) Ngôn ngữ trong ví dụ trên sử dụng cách xưng hô đối đáp giản dị “ta” với “mình ” đế thể hiện sự gắn bó và nỗi thương nhớ của nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng. Cùng với sự phát triển của thời đại thì ngôn ngữ cùng có sự cách tân, sáng tạo bằng cách sử dụng ngôn ngữ, bằng cách lấy thi liệu, chất liệu ngôn từ của đời sống hằng ngày. 1 4 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học - Ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa và cỏ tính hình tượng. Khi xây dựng các biêu tượng thơ, nhà thơ thường sử dụng các biện pháp tu từ như ân dụ, hoán dụ.... Nhờ đó ngôn ngữ thơ có tính hàm súc, có tính hình tượng. Thơ thường thế hiện cuộc sống bằng các hình tượng và các hình ảnh có tính tượng trưng. Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim ” (Từ ấy) Hình ảnh “mặt trời” trong thơ Tố Hữu tượng trưng cho Đảng, cách mạng. Ngôn ngừ thơ không có tính liên tục, tính hình tuyến như văn xuôi mà có những bước nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành khoảng lặng giàu ỷ nghĩa. Những khoảng lặng đó dành cho sự tưởng tượng của người đọc, nó làm cho thơ có tính hàm súc và tính đa nghĩa hơn. - Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính Nhạc của thơ bao gồm nhạc bên ngoài và nhạc bên trong. Nhạc bên trong là nhạc của tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nhạc bên ngoài là nhạc của câu chữ, tô chức các nhịp điệu, tiết tấu ngữ âm... Nhạc bên ngoài thế hiện ở ba mặt: Sự cân đối, sự trùng điệp và trầm bông. Sự cân đối thê hiện ở sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ, nhịp thơ, cách ngắt nhịp phối thanh. Sự trùng điệp thê hiện ở sự lặp đi lặp lại của vần, từ ngừ, cấu trúc câu. Tất cả sự lặp lại đó tạo nên sự trùng điệp và nhạc tính cho thơ: Ví dụ: “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn” {Em ơi... Ba Lan) Trầm bông là sự thay đồi nhừng âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh bằng và thanh trắc. Và cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo nhịp cắt đế tạo nên nhịp. Âm thanh và nhịp điệu góp phần làm sáng ra những khía cạnh tinh vi của con người. Neu không hề biết đến khả năng của âm thanh nhịp điệu là bỏ mất một vẻ đẹp đáng quỷ của ngôn ngữ thơ. 1 5 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học 1.3.Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh 1.3.1. Hành trình sáng tác Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh sinh ngày 4/ 4/ 1980, tại Hà Nội, bút danh là ViLi, tốt nghiệp Học viện Báo chí - Tuyên truyền và hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Sinh năm 1980, nhưng Vi Thùy Linh đã có nhiều dấu hiệu khác biệt so với cái vùng tư duy và cảm xúc của những người cùng tuôi. Nhà thơ sinh ra vào buôi nhừng “thi điệu” đã quá già, mà nhừng người đến với thi ca bằng một tấm lòng trẻ chưa thật nhiều. Vì thế Vi Thùy Linh đã từ chối không vin dựa vào truyền thống, không sống không viết kiêu bầy đàn. Nhưng nữ thi sĩ cũng không the làm thay đổi cái bản thê đích thực của mình, đê trở thành một người rụtrè trước những cái đã thành “phong tục”. Thùy Linh “dám mới”, thậm chí sốt sắng cải tạo tinh thầncủa thi ca. Trong khoảng hơn chục năm miệt mài lao động sáng tạo,Vi Thùy Linh đã nhanh chóng tạo dựng của mình với một khối lượng tác phấm nhiều và có giá trị. Năm 1995, Vi Thùy Linh đăng in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong. Năm 1999, nhà xuất bản Hội Nhà văn cho in tập “Khát”. Nguyễn Trọng Tạo khi viết lời tựa cho tập thơ đó, đã quả quyết mạnh mẽ: Vi Thùy Linh đi vào thơ hiện đại bằng “Con ngựa chữ dậy thì”. Năm 2000 nhà xuất bản Thanh niên ấn hành tập “Linh”. Khoảng 5 năm sau, Vi Thùy Linh công bố tập thơ “Đồng Tử”, tập này được nhà thơ Vũ Mão viết lời giới thiệu. Năm 2008, tập thơ song ngữ đầu tiên của Linh ra đời. Đợi đến khi “ViLi in love” hiện diện. Vi Thùy Linh bất ngờ sẽ tuyên bố tạm dừng thơ, chuyển sang viết tùy bút và văn xuôi. Rồi bất ngờ, năm 2010, Vi Thùy Linh cho ra tập thơ “Phim đôi- tình tự chậm”. Đây là một cuốn sách “đẹp nhất Việt Nam hiện nay”. Tháng 8 năm 2011, tập thơ “Chu du cùng ông nội”, tập thơ cuối cùng của Vi Thùy Linh được xuất bản. Khi tạm dừng thơ, Vi Thùy Linh đã trải nghiệm với thế loại tùy bút và cuối cùng đã viết thành công tùy bút “//ợ chiểu tâm hồn”. Đây là tác phấm văn xuôi đầu tiên của Vi Thùy Linh, xuất bản tại nhà xuất bản Kim Đồng. Tóm lại, cho đến thời điếm này, Linh đã sáng tác trên 2000 bài thơ. Có thế nói, Vi Thùy Linh là một trong những gương mặt thơ thê hệ trẻ, với niêm sáng tạo nghệ thuật 1 6 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học hăng say, bền bỉ và nghiêm túc. Vi Thùy Linh xứng đáng là một hiện tượng mới trong thơ ca đương đạị 1.3.2. Ngôn ngữ thơ Vi Thùy Linh - Ngôn ngừ đời thường, giản dị. Nguyễn Trọng cho rằng: Vi Thùy Linh đi vào thơ hiện đại bằng “Co /2 ngựa chữ dậy thì”. Ngôn ngừ đời thường chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thơ. Thế giới thân quen của nhà thơ là “tôi”, là “anh”, là người yêu, là những sự vật, sự việc nhỏ bé, tầm thường: “Em như bùi nhùi rơm Ngày ngày đợi chờ u mình mùa mùa Lửa anh ở đâu.” Nghệ thuật so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên, Linh là “Em ” ví mình là “rơm ”, còn anh tình yêu của em là lửa. Bùi nhùi rơm là thứ bình dị và đời thường nhất cũng đang khao khát được ngọn lửa tình yêu đốt cháy sau một thời gian đợi chờ. ú mình trong mùa đế cho thấy em đang ấp ủ, đang nuôi dưỡng tình yêu của mình và khi anh đến nó sẽ bùng cháy. Rõ ràng ngôn ngữ trong câu thơ trên rất giản dị, sử dụng chất liệu ngôn ngừ sinh hoạt hằng ngày. - Ngôn ngừ giàu hình ảnh, thường được tạo ra bởi cách kềt hợp ngôn ngữ mới. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, ngôn ngữ cũng có những biến đổi và phát triển. Các nhà thơ hôm nay đang cố gắng tạo ra giá trị mới cho ngôn ngữ. Ám ảnh thường trực về giới hạn của ngôn ngữ, về nguy cơ cạn kiệt, bị xói mòn của các biếu tượng, các yếu tố ngữ nghĩa, ngừ pháp. Là một người có ý thức lao động nghệ thuật chuyên nghiệp, với tri thức và trí tuệ, Vi Thùy Linh luôn tích cực chủ động chống lại sự xáo mòn, khuôn sáo của từ ngừ, dụng công tìm cách sắp xếp cho từ, bố trí chữ nhằm tạo ra nghĩa mới cho từ: “Em là người dệt tầm gai... 1 7 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Em nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui Nhưng lại gặp rât nhiêu nôi khô.” (Người dệt tầm gai) “Người dệt tầm gai” là hình ảnh biêu tượng mang dấu ấn sáng tạo trong thơ Vi Thùy Linh - Ngôn ngữ mang tính dục Nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong bài viết diễn đàn Vietnam. Net có khẳng định, đối với những nhà văn tài năng thì: “ Những trang liên quan tới sex ỉà một phân lcim nên giá trị vãn chương của họ, và quả thật chỉ băng cách đó mới biêu hiện tư tưởng cao đẹp... và bởi tính dục là một nhu câu tự nhiên của con người thì việc quan tâm tới nó cũng là tự nhiên. Ngôn ngữ mang tính dục, tức là ngôn ngữ truyên tải được nhu câu về thê xác lân tinh thần của con người”. Ngôn ngữ mang tính dục thường là các tính từ, động từ. Trong thơ Vi Thùy Linh thường là các động từ như: hôn, cắn, uống, lên, xuống, ôm... Vi Thùy Linh không ngần ngại viết những dòng này: “Khỏa thân trong chăn Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần anh gối lên đùi Mình ôm lấy anh ôm mình Biết sự bình yên của mặt đất”. {Chân dung) Ngôn ngừ mang tính dục làm nên thương hiệu cho thơ Vi Thùy Linh, nó giúp nhà thơ truyền tải hết cảm xúc mãnh liệt trong tình yêu. Tiểu kết: Việc tìm hiếu khát quát về so sánh tu từ, ngôn ngữ thơ và hành trình sáng tác của tác giả đã giúp chúng tôi có một cái nhìn tống thế và đó chính là cơ sở lí luận chung nhất để dễ dàng đi sâu vào phân tích hiệu quả so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh. Chương 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI THEO MÔ HÌNH 2.1. Bảng tổng họp kết quả thống kê Loại STT Mô hình Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 8 Lưu Văn Hạnh So sánh Khóa luân tốt nghiệp đại học 1 A như B 136 51,32 2 A như B l5 B 2 ...B n 7 2,65 3 A là B 47 17,73 4 A là B] B 2 ....B n 4 1,50 5 Như BA 8 3,02 6 A-B 27 10,18 7 A bằng B 25 9,45 1 A không là B 2 0,75 2 A hơn B 9 3,40 265 100 % ngang băng So sánh không ngang bằng Tổng 2.2.Miêu tả kết quả thống kê, phân loại 2.2.1. 2.2.1.1. So sánh ngang bằng Mô hình “A như B ” Mô hình “A như B” là mô hình được Vi Thùy Linh sử dụng với tần suất cao nhất, thống kê được 136/265 phiếu, chiếm tỉ lệ 51,32%. Ớ mô hình này, vế A được so sánh với vế B thông qua từ so sánh “như”. Giữa hai vế có sự tương đồng nhất định, đối tượng ở hai vế được đem ra so sánh phải giống nhau ở một nét nào đó làm cơ sở. Sự vật được nêu ở vế B dùng đế đối chiếu nhờ đó ta có thế hiểu được vế A. Sự vật được đem ra so sánh ở vế B được tác giả cân nhắc, lựa chọn kĩ càng để đạt hiệu quả nghệ thuật nhất định. 1 9 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Mô hình này có thể chia thành hai tiếu loại nhở: - Mô hình “A như “đầy đủ (So sánh tu từ nổi). Ví dụ 1: “Em xinh đẹp như vùng đất mới Giấc mơ dưới đáy đại dương lấp lánh trên bờ tóc Những đường cong khỏa vào sóng chừ Em say nắng mất rồi em say thêm nữa nhé...” {Say nắng) Ví dụ 2: “Nơi em ở là phía ngày năng tắt Nồi buồn nhiều như gió Em ước thả được lên trời như bóng bay Gió vẫn thổi buồn phiền không mất nổi...” {Từ phía ngày năng tăt) - Mô hình “A như B” khuyết thiếu (So sánh tu từ chìm). Ví dụ 1: “Sót một tiếng kèn Mắt như lá úa Anh đừng xa nữa Đường mờ lòng tay” {Nhật thực) Ví dụ 2: “Em như mùa thu đi Lá vàng theo lối tóc Anh mong đến xuân gần nhất Mưa mọc theo đường cây” (Cẩu giấu) 2.2.7.2. Mô hình “A như BI B?...B n ” Với mô hình so sánh này, chúng tôi thống kê được 7/265 phiếu, chiếm 2,65%. Đây là mô hình, so sánh một đối tượng nêu ở vế A với nhiều đối tượng được nêu ở vế B, làm 2 0 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học cho tiết diện cấu trúc so sánh được mở rộng nhờ đó mà đối tượng được đem ra so sánh phong phú, đa dạng hơn. Ví dụ 1: “Em cần tan xuống như đồng ho cát Như rừng cởi lá Như đường cong quá đoi si tình Như sự im lặng trong tâm hon mãi mãi đồng trinh” (Valentine) Ví dụ 2: “Cánh tay anh vươn dài như gió, như sóng, như hai bờ huyền tích Đê môi em toàn thân em lướt mãi Cho đến khi vòng ôm các nước Đưa em đến vương quốc ước mơ” (Pari đang yêu) 2.2.1.3. Mô hình “A là B” Trong 265 trường hợp sử dụng phép tu từ so sánh, chúng tôi thống kê được 46 phiếu mô hình so sánh “A là B”, chiếm tỉ lệ 17, 73% Đây là mô hình so sánh mà giữa hai đối tượng của sự so sánh được liên kết với nhau bằng quan hệ từ “là”. Từ “là” có giá trị tương đương với từ “như” nhưng lại khác nhau vê săc thái biêu cảm. Dùng từ “là” đê so sánh thì nội dung biêu đạt mang sắc thái khắng định rõ hơn. Ví dụ 1: “Cúi nhìn tình yêu cựa mình thanh thản Chỉ thây khỏi mưa là hơi thở anh” (Soi mưa) Ví dụ 2: “Em là người dệt tâm gai Em nhẫn lại chắt chiu từng niềm vui Nhưng lại gặp rất nhiều nỗi khô Truân chuyên đè lên thanh thản Ôi trái ngược những sợi tầm gai” 2 1 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học {Người dệt tầm gai) 2.2.1.4. Mô hình “A là Bị B 2 ...B n ” Cũng giống như mô hình “A như B”, ở mô hình “A là B”, chúng tôi nhận thấy trong đó có một vế A so sánh với nhiều vế B. vế B được triển khai bằng nhiều cách, do vậy càng làm cho vế B trở nên sinh động, bất ngờ, gợi mở trí tưởng tượng của người đọc và mang dấu ấn phong cách của người sáng tác. Ớ mô hình này, chúng tôi thống kê được 4/265 phiếu, chiếm 1,50%. Ví dụ 1: “Anh mang sức mạnh của thần rudra, thần Kala, thần sambu Anh là Ivara- là tất cả, và cũng là người đàn ông trần tục” (Bài ca sổ phận) Ví dụ 2: “A/z/z là suy nghĩ của em moi ngày thức dậy là niềm vui và nôi buồn là những gỉ em đang có Anh là đỉnh cao khát vọng và dâng hiến Là hơi thở của em...” (Sóng) 2.2.1.5. Mô hình “A-B ” (từ so sánh bị triệt tiêu) Mô hình so sánh “A-B” chỉ đưa ra đối tượng so sánh (Ve A và vế B) mà không sử dụng từ làm công cụ đê so sánh có nghĩa là phương diện so sánh và từ so sánh bị ấn đi. Đây là dạng biến thê của mô hình so sánh dạng đầy đủ: “AxtssB”. Loại so sánh này là kiếu so sánh ngầm, nét tương đồng giữa hai vế tạo nên sự so sánh ngầm ấy. So với so sánh tu từ trực tiếp thì phép so sánh này tạo nên sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo và mở rộng hơn, tạo nên sức mạnh đòn bấy nghệ thuật, kích thích sự phát triển trí tuệ và tình cảm nhiều hơn. Kiêu so sánh này chúng tôi thống kê được 27 phiếu, chiếm 10,18%. Ví dụ 1: “Sài Gòn chàng trai vạm vỡ Rực đèn lên, ôm lấy những lứa đôi” 2 2 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học (Sài gòn nghiêng) Ví dụ 2: “Con Động lực sông nguồn sáng tạo của mẹ cha Là thế giới mới” (Cảm ơn con) .2.1.6. Mô hình “Như BA ” Đây là dạng biến thê của mô hình “AxtssB”. Thông thường, ở phép so sánh “AxtssB”, vế A được đặt lên đầu, tiếp đến là từ so sánh rồi đến vế B. Nhưng ở phép so sánh này, từ “như” có chức năng làm công cụ so sánh đă được đưa lên đầu, sau đó là vế B rồi mới đến vế A. Mô hình so sánh này tạo nên sự liên tưởng bất ngờ, thú vị. Chúng tôi khảo sát thống kê được 8 phiếu, chiếm 3,02%. Ví dụ 1: “Như người đàn bà đợi Vươn tay Chới với gọi Lá hừng hực đỏ Cây mọc trước nhà em- tu viện Cây- nữ- tu” (Nữ tu) Ví dụ 2: “Em loãng vào anh trong chiêm bao chưa rõ Một thanh âm dồn lại trong nghẹn ngào không thốt Như vừa hôm, em còn bên anh” (Cất cánh) 2.2.1.7. Mô hình “A bằng B ” Mô hình so sánh “A bằng B” là cách so sánh hai sự vật có tính chất hai bằng nhau. Kiêu mô hình này, chúng tôi thống kê được 25 phiếu, chiếm 9,45%. Ví dụ: “Ve đi anh 2 3 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Cài then tiêng khóc của em băng đôi môi anh. ” (Người dệt tâm gai) 2.2.2. So sánh không ngang bằng 2.2.2.1. Mô hình “A không là B” Đây là mô hình so sánh không đồng nhất được thể hiện qua quan hệ từ phủ định không là, thê hiện sự tương quan khác nhau giữa A và B. Mô hình này, chúng tôi khảo sát được 2 phiếu, chiếm 0,75% Ví dụ: “Co /2 muốn mình lớn thật nhanh đe đối mặt với mọi mặt cuộc đời nhưng không là mặt trời mặt trăng như bố mẹ” (Nhừng đói lập) 2.2.2.2. Mô hình “A hơn B ” Neu ở mô hình “A không là B”, thì vế A không là, không đồng nhất với vế B, khác vế B thì ở mô hình so sánh “A hơn B” thì vế A lại được so sánh nôi trội hơn vế B. Ớ loại này, chúng tôi đã thống kê được 9 phiếu, tương ứng với 3,4%. Ví dụ: “Anh yêu của em Em yêu anh cuồng điên Yêu đến tan cả em ra Ào tung kí ức Ngày dài hơn mùa ” ịNgitời dệt tầm gai) 2.3.Nhận xét SO' bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại Qua thống kê chúng tôi nhận thấy tỉ lệ so sánh tu từ xuất hiện trong cả 3 tập thơ là khá cao. Điều này cho thấy rằng, nhà thơ sử dụng khá nhiều biện pháp so sánh tu từ trong việc diễn đạt lời thơ, ý thơ đê bày tỏ quan điêm của mình. Các mô hình so sánh được Vi Thùy Linh sử dụng đa dạng, phong phú, có mặt ở hầu hết các mô hình so sánh. Trong đó mô hình so sánh ngang bằng được sử dụng nhiều nhất, chiếm 95,84%. Đây là kiêu so sánh dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Kiểu so 2 4 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học sánh này được chia thành các mô hình nhỏ. Trong đó mô hình “A như B” chiếm đa số phiếu với 136 phiếu, tiếp theo là mô hình so sánh “A là B” chiếm 47 phiếu, chiếm 17,73%. Các mô hình còn lại chiếm tỉ ]ệ phần trăm không quá chênh lệch nhau, tuy nhiên tỉ lệ này không cao. Mô hình so sánh không ngang bằng cũng xuất hiện, tuy nhiên chiếm số lượng ít ỏi với 11 phiếu tương ứng 4,15%. Trong thơ Vi Thùy Linh, các phép so sánh sử dụng như một phương tiện tạo hình, có khi lại sử dụng như một phương tiện biêu hiện hoặc kêt hợp cả biêu hiện lẫn tạo hình. Vi Thùy Linh luôn làm mới mô hình so sánh bằng cách đảo trật tự câu trúc so sánh một cách linh hoạt, khéo léo, đê tạo ra mô hình mới mang cá tính “Linh”. Chương 3 HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP so SÁNH TƯ TÙ TRONG THƠ VI THÙY LINH 3.1.So sánh tu từ góp phần thế hiện vẻ đẹp hình ảnh người phụ nữ 3.1.1. 3.1.1.1. Hình ảnh người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi Vẻ đẹp thuần khiết, giản dị, nữ tính của người phụ nữ Người con gái trong thơ Vi Thùy Linh có một vẻ đẹp thuần khiết, giản dị, nữ tính làm hấp dẫn đối phương. Đó là vẻ đẹp hài hòa giữa bề ngoài và nội tâm bên trong: “Em xinh đẹp như vùng đất mới Giấc mơ dưới đáy đại dương lấp lánh trên bờ tóc” (Say nắng) Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng phép so sánh “như”. “Em”- Người con gái ở vế A với “vùng đất mới” ở vế B, cơ sở của sự so sánh là cụm tính từ “xinh đẹp”. Vùng đất mới ở đây có thế là vùng đất đẹp, màu mờ, phì nhiêu, tươitốt. Đây là vùng đất thơ mộng nhưng hết sức giản dị, đời thường mà thiên nhiên đã ban tặng. Nhân vật em được nhà thơ ví như một vùng đất mới cho ta thấy vẻ đẹp của người con gái hiện lên hết sức giản dị, đời thường nhưng tràn trề sức sống. Đó là vẻ đẹp hết sức tự nhiên, thơ mộng, cần được đối phương khám phá, chiếm lĩnh và chinh phục. Qua việc so sánh này, người đọc có thê hình dung được đây là một cô gái xinh đẹp, cái đẹp của sự tươi non, mới lạ căng tràn sức sống. 2 5 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ mới lạ, căng tràn sức sống mà còn “chín ” khi vào độ đẹp nhât của tuôi thanh xuân: -“Tôi như ôi chín” (Mùa đông cuối cùng) - “Em - thân thê trái chín (Mặt trời phôi thai) - “Em như bâng lúa chín (Sinh ngày 4 tháng 4) “Ôi chín”, “trái chín” “bông lúa chín” đều là những thức quà, những trái quả, những sản vật lương thực hết sức bình dị, dân dã của làng quê Việt Nam. Tất cả đã vào độ chín, mùi hương thơm lan tỏa ngào ngạt, cần lắm những bàn tay cần mẫn thu hoạch của một mùa bội thu thắng lợi. Vậy mà vẻ đẹp của “Em” (vế A) lại được so sánh như “oi chín, trái chín, bông lúa chín ” (vê B) càng làm cho người đọc hình dung được, người con gái có một vẻ đẹo rất đồi tự nhiên, đời thường, giản dị, vẻ đẹp ấy dã đạt đến độ chín. Độ chín chính là độ tuôi xuân đẹp nhất của người con gái. Vẻ đẹp của người phụ nữ căng tràn, kết hợp với mùi hương quyến rũ của mình như mời gọi các chàng trai chiếm lĩnh, chinh phục mình. Người con gái trong thơ Vi Thùy Linh không những đẹp ở tuổi thanh xuân căng tràn chín đở mà còn đẹp ở độ tuối dậy thì, mới lớn và đang còn ngây ngô: “Em như hạt mầm rơi xuông phù sa” (Bài ca sô phận) “Hạt mầm” là vế B gợi ra sự đâm chồi, nảy nở, sinh sôi, phát triển khi được ấp ủ trong mảnh đất phù sa. So sánh nhât vật trữ tình “em ” như “hạt mầm rơi xuống phù sa ” gợi cho ta hình dung đây là một cô thiếu nữ xinh đẹp, mới lớn, trắng trong. Trong buôi đầu khi bắt gặp tình yêu mới chớm nở của đời mình, người thiếu nữ đã ấp ủ hi vọng và đã trao cho anh bằng tình yêu chân thành của cuộc đời mình mà không hề gian dối... giống như hạt mầm rơi xuống phù sa cần được bao bọc, chở che. 3.1.1.2. Người phụ nữ luôn chủ động, táo bạo trong tình yêu Trong tình yêu nỗi nhớ chi phối mọi thứ, khiến cho người con gái đã chủ động, táo bạo đi tìm kiếm hạnh phúc của đời mình: “Em mong mỏi Em có lúc như một tội đỏ nông nôi” 2 6 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học (Người dệt tầm gai) vế A là nhân vật “Em ” được so sánh với vế B “tội đồ nông nối”, vế B giúp người đọc nhận ra được, tội đồ tức là một người bất chấp mọi thứ, phá đi mọi khuôn khổ đê tìm đến mục đích. Em - người con gái trong bài thơ cũng vậy, khi mà mong mỏi, chờ đợi mà tình yêu không đáp lại, họ cũng giống như một tồi đồ nông nôi, bất châp mọi thứ, mọi khô ải đê đi tìm tình yêu đích thực của đời mình. Qủa thực đây không phải là người con gái rụt rè, bẽn lẽn, nhút nhát, chờ đợi trong câm lặng nữa mà đã trở thành một cô thiếu nữ luôn trong tâm thế chủ động chứ không bao giờ bị động. Đó là một người con gái táo bạo, mạnh mẽ trong tình yêu, mang cá tính rât riêng trong thơ Linh. Nhân vật “em ” trong thơ Vi Thùy Linh cũng có nét giống với người con gái trong thơ Xuân Quỳnh, bởi hai nữ thi sĩ cũng đều nồng nàn đắm say trong tình yêu: “Sông không hiêu nối mình Sóng tìm ra tận bề” Hay: “Ớ ngoài kia đại dương Hàng trăm con sóng nhỏ Con nào chăng tới bờ Dù muôn vời cách trở” (Sóng - Xuân Quỳnh) 3.1.1.3. Vẻ đẹp thủy chung, son sắt, đợi chờ của người phụ nữ Người con gái trong thơ Vi Thùy Linh mang trong mình phâm chất bởi sự thủy chung son sắt, mong mỏi chờ đợi người mình yêu. Đó là sự cao đẹp đợi chờ trong câm lặng, buồn đau, vô vọng nhưng có lúc vẫn chan chứa niềm hi vọng. “Em là người dệt tầm gai Em nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui Nhưng lại gặp rất nhiều nồi khổ Truân chuyên đè lên thanh thản Ôi trái ngược nhừng sợi tầm gai” (Ngitời dệt tầm gcii) Câu thơ trên sử dụng mô hình so sánh 2 7 “là”, vế A tức là “Em” được so Lưu Văn Hạnh sánh Khóa luân tốt nghiệp đại học đồng nhất với vế B “người dệt tầm gai”. “Người dệt tầm gai” là hình ảnh mang ý nghĩa biêu tượng, là cách nói rất riêng mang đậm dấu ấn thơ Vi Thùy Linh. Nhà thơ đã dựa vào truyện cô tích của nhà văn Andecxen. Truyện kê răng, đê giải cứu những người anh bị mụ dì ghẻ biến thành ngồng, thì nàng công chúa Liza xinh đẹp đã im lặng trong sáu năm trời, lấy những sợi tầm ma ở nghĩa địa chuốt vào chảy máu, đan dệt mười hai chiêc áo đê giải thoát cho những người anh của mình trở về làm người. Nhà thơ đă lấy tứ đó sạng tạo ra hình ảnh sợi tầm gai, cho nó có ý nghĩa biêu hình, biếu cảm. Người dệt tầm gai, bạn đọc rất dễ hình dung đây là một người con gái đang âm thầm nhẫn nại, chắt chiu đan từng những sợi gai trong im lặng. Vậy tác giả đã đồng nhất em là người dệt tầm gai, cho ta thấy được sự hi sinh, chờ đợi người mình yêu của cô gái. Đó là sự nhẫn nại, chắt chiu dệt chiếc áo hạnh phúc từ nỗi buồn nỗi cô đơn. Người phụ nữ tin rằng sự đợi chờ người mình yêu sẽ được đền đáp xứng đáng. Sự hi sinh và chờ đợi của cô thực chất là để người mình yêu của mình trở về làm khô đi những giọt nước mắt bằng đôi môi ngọt ngào của anh: “Ngày dài hơn mùa về đi anh Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh.” 3.1.1.4. Người con gái luôn tôn vinh, trân trọng người mình yêu. Có thê nói, trên thi đàn văn học Việt Nam hiếm thấy một tác giả nào lại tôn vinh người đàn ông đến mức tuyệt vời và thành thật như nhà thơ Vi Thùy Linh. “Anh - Matador chính hiệu Lao vào đấu trường nguy hiểm Tấm vải đỏ thành cờ thắng trận Lưng anh lưng em lưng sóng.” (Bản đồ tình yêu) Đây là mô hình so sánh khuyết thiếu (A-B) dễ dàng gợi sự liên tưởng, suy luận, hình dung cho người đọc. vế A là “Anh” được so sánh với vế B “Matador chính hiệu”. Matador thực chất là một đấu sĩ bò tót với sức lực dũng mãnh, thân hình khỏe mạnh đang lao vào đấu trường chiến đấu và chinh phục với chú bò tót hung hăng, dừ tợn. 2 8 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học So sánh Anh với Matador giúp ta hình dung được chàng trai này là một đấu sĩ mạnh mẽ, dũng cảm, can trường với một tinh thần quả cảm chiến đấu hết mình nơi chiến trường khắc nghiệt. Người con gái thế hiện thái độ, tôn vinh, ngưỡng mộ người yêu mình. Đó là mẫu hình đàn ông đích thực, là điếm tựa vững chắc cho cuộc đời người phụ nữ. Người phụ nữ không chỉ coi người đàn ông của mình là một đấu sĩ dũng cảm, khỏe mạnh mà có khi còn cao cả, thánh thiện và là tất cả của cuộc đời: “Anh là Ivara-là tât cả- và cũng là người đàn ông trân tục” (Bài ca sô phận) Có thế nói, người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh đã dành tất cả trái tim, sự sống của mình cho tình yêu thì mới có thế tôn vinh người đàn ông mà mình yêu đến thế. vế A, đối tượng được đem ra so sánh là “Anh” được so sánh với nhiều vế B: Bị - ‘7vara”; B 2 “tất cả”\ B 3 - “người đàn ông trần tục”. Hai vê được so sánh thông qua từ so sánh “là”. Đầu tiên, cô gái ví người yêu của mình với Ivara. Ivara thực chất là đấng toàn năng, có khả năng điều khiến được mọi trái tim. Cô gái đă tôn sùng người yêu của mình là một vị thánh cao cả ban phát ánh sáng tình yêu sưởi ấm trái tim em. Nhưng thánh thiện, cao cả vẫn chưa đủ, cô gái một lần nữa coi người yêu của mình là tất cả. Như vậy, người đàn ông có vai trò rất quan trọng, họ chính là nguồn sống, là niềm vui hạnh phúc mà bất kì người con gái nào cũng mong ước và muốn vươn tới. Nhưng so sánh như vậy người phụ nữ nhận thấy một điều rằng người đàn ông của đời mình quá xa lạ, khó có thế với đến được. Cho nên, anh không chỉ là đấng toàn năng, là tất cả mà anh còn chính là người đàn ông trần tục. Như vậy anh chính là người rất đỗi bình thường, luôn hiện hừu trên cuộc đời này và có mặt mọi lúc mỗi khi em cần. Mô hình so sánh “là”, một vế A được so sánh với nhiều vế B, làm tăng tính tò mò, liên tưởng, suy luận cho người đọc, giúp cho nhà thơ truyền tải được hết vai trò của người đàn ông trong tình yêu đôi lứa. Đó là sự tôn vinh bằng cả trái tim chân thành của người phụ nữ dành cho người mình yêu. 3.1.1.5. Vẻ đẹp của sự chân thành, ghét những điều giả dổi trong tình yêu. 2 9 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Kẻ thù trong thơ Linh không phải là nam quyền, cường quyền hay thần quyền. Mà nó chính là sự giả dối, ươn hèn khiến cho con người đánh mất đi tình yêu đẹp mà bấy lâu hai người đã gây dựng và vun đắp. “Họ bảo em, đừng đi nừa, không tìm được đâu Những dấu chân biến mất nhanh Vì người đàn ông đôi thay như biên cả.” (Dấu vết) Người con gái trong bài thơ yêu người mình yêu bằng cả trái tim. Cho nên khi người đàn ông của mình rời xa, người phụ nữ với đôi chân tê cóng nhỏ bé, đã chạy trong đêm để đi tìm dấu vết của tình yêu, đế rồi cuối cùng nhận ra một sự thật nghiệt ngã là người đàn ông của mình gian dôi thay đôi như biên cả. “Biên cả” ở vế B, chỉ vùng biển rộng, có độ sâu lớn, có lúc dữ dội từng đợt sóng, nhưng lại có lúc êm ả. Tác giả ví sự thay đôi của “người đàn ông” ở vê A với biên cả, cho ta thây chàng trai này lòng dạ thay đôi không thê biêt và đo được, lúc thế này, lúc lại thế khác. Người đàn ông không kiên định, đễ dàng thay đôi như biên cả ngoài đại dương kia. Họ không đáp lại sự chân thành, thành thật trong tình yêu mà người con gái dành cho mình. Đó chính là bản chất giả dối, phụ bạc của anh trong tình yêu. 3.1.1.6. Vẻ đẹp của sự khao khát bản năng, chứa chan tính dục. Thơ Vi Thùy Linh miêu tả người tình trong không gian xa cách, mà xa cách thì không chỉ là nhớ, cao hơn nồi nhớ là thèm khát, một nồi thèm khát chứa chan nhục cảm. Cảnh làm tình ở nhiều mức độ khác nhau được Linh chuyển hóa vào thi ca với tất cả sự nồng nhiệt, náo nức, thành thực không giả bộ. Hôn là sự khát khao và mong mỏi đầu tiên của người phụ nữ. Hôn là cách thế hiện sự say mê, nồng nhiệt trong tình yêu và đồng thời nó chính là cánh cửa mê li màu nhiệm nhất quy định những cung bậc sau đó của quá trình yêu. “Những làn môi đỏ đòi hôn như dâu tây đòi nước và ảnh sảng” (Hãy phủ thơ khăp thế giới em) Có thê nói, những làn môi đở của những cặp đôi tình nhân chính là biêu tượng cho sự đắm say trong tình yêu, những làn môi ấy ở vế A lại được so sánh với vế B “ dâu tây 3 0 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học đòi nước và ánh sáng”, gợi ra một sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. Hình ảnh những quả dâu tây đỏ muốn có những dòng nước tưới mát làm cho mình bóng loáng hơn, đở hơn, đẹp hơn cũng giống như làn môi của cặp tình nhân kia đòi hôn đế khát khao dâng hiến cho nhau những nụ hôn ngọt ngào đắm say trong hạnh phúc. Nụ hôn làm cho tình yêu đẹp hơn, đắm say hơn cũng giống như dòng nước sẽ làm cho những quả dâu tây đẹp hơn, bóng hơn. Do vậy mà người con gái trong thơ Vi Thùy Linh lúc nào cũng mong muốn chiếm lĩnh được đôi môi anh đế cho những nụ hôn ấy làm xua tan đi những mệt mỏi trong con người em: “Tưởng tượng môi anh là những hạt mưa dính vào cơ thê em” (Đi mita) Linh đã từng khăng định: “Nụ hôn giải tỏa mọi mệt nhọc, buồn phiền và hờn dôi. Khi họ cài then tiêng khóc của nhau băng những nụ hôn thì đó không phải là sự đỏng lại mà là mở ra một thế giới”. [14] Cánh cửa của thiên đường hôn khiến ta liên tưởng đến những nụ hôn e ấp, kín đáo nhưng lại rất mãnh liệt. Chàng trai trong thơ Xuân Diệu đã mượn hình ảnh sóng biếc đê trao cho em những nụ hôn chân thành, nồng nhiệt: “Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đêm mãi mãi Đà hôn rồi, hôn lại Đen tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt.” (Biên - Xuân Diệu) Trước đây, định nghĩa tình yêu được nêu ra một cách bóng bấy, tế nhị như tình yêu là sự rung động giữa trái tim hai người khác giới... nhưng đối với Linh thì tình yêu là những gì gần gũi, đời thường, là khao khát bản năng của con người: “Tình yêu như uyên ương hỏa thân trong mưa” (Tìm thấy) 3 1 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Câu thơ trên đã sử dụng mô hình so sánh đê làm nôi bật quan niệm vê tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh, vế A là “Tình yêu” được so sánh với vế B “hỏa thân trong mưa”, vế B giúp ta liên tưởng đến một cặp đôi uyên ương hạnh phúc đang dâng hiến cho nhau tất cả tình yêu nồng nàn, say đắm trong một không gian rừng mưa lăng mạn. Họ trao cho nhau mọi thứ từ nụ hôn đến cái ôm và trao cho nhau những gì quý giá nhất của cuộc đời mình. Tình yêu lại được ví như đôi uyên ương trong mưa gợi cho ta thấy tình yêu là một khái niệm không hề xa lạ, nó rất gần gũi đời thường. Tình yêu là sự dâng hiến cho nhau giữa hai người cả về thế xác lẫn tinh thần trong một không gian lãng mạn, công khai không hề giấu giếm. Nhà thơ ước ao: “Tôi ước ao chứng kiên một nụ hôn đẹp giữa một không gian công khai rộng lớn. Tại sao khi hôn nhau ngitời ta cứ phải lén lút. Tôi rất hãnh diện khi đi bên người yêu và được âu yêm nhau băng những cử chỉ vẫn hóa chứ không phải cô găng kìm nén đê tìm một bụi rậm nào đỏ.” [15]: “Em công khai tình yêu Như hôn anh bất cứ nơi nào em muốn.” (Pari đang yêu) Một tình yêu đẹp và bền vững là một tình yêu luôn song hành với tính dục. Vi Thùy Linh khắng định vai trò của tình yêu chân chính: “Đô/ với tôi tình yêu chân chính không thê thiêu tính dục và tính dục trong nghệ thuật cũng là một yêu tô không thê thiêu được” [15]. 3.1.1.7. Vẻ đẹp của sự tự ý thức vai trò quan trọng của người đàn ông. Bằng sự ý thức vai trò quan trọng của người đàn ông, người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh đã coi họ là điếm tựa vừng chắc của cuộc đời mình. “Khi em nằm nơi anh Em như ở trên hòn đảo bình yên của cuộc đời mình” (Đôi mắt Anh) “Hòn đảo bình yên ” là vê B, đây là hình ảnh biêu tượng mang ỷ nghĩa ân dụ thực chất là chỉ anh. Hòn đảo đó chính là bến đỗ vững chắc, là địa điểm đê con người cư trú, sinh sống và phát triển. Câu thơ thứ hai sử dụng mô hình so sánh tu từ đế làm rõ và bố 3 2 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học sung cho câu thơ trên. Khi ở bên anh, “em” như tìm được nơi bến đỗ bình yên của cuộc đời mình đó chính là anh. Anh chính là điểm tựa vững chắc cho em, đôi vai ấy sẽ luôn canh cho em được ngủ những giấc ngủ bình yên trong cuộc sống đầy xô bồ và hỗn loạn này. Người đàn ông trong thơ Vi Thùy Linh còn là sự sống của người phụ nữ: “Em yêu anh như yêu hơi thở Vắng anh em thở bằng bàn tay, hơi thở có khói Của nước mắt và áp bàn tay lên ngực Ngay cả trong góc khuất tâm hồn em cũng có anh” (Anh) “Em yêu anh” là vế A, chỉ tình yêu nồng nhiệt mà người con gái dành cho người con trai lại được so sánh với vế B: “Yêu hơi thở”. Hơi thở là hoạt động duy trì sự sống của con người nhờ có năng lượng khí oxy. Neu không có hơi thở mạch máu và tế bào của con người sẽ ngừng hoạt động và không thế tồn tại được. Như vậy, người con gái đã so sánh tình yêu của mình dành cho anh như chính là tình yêu của sự sống, sự tồn tại, em yêu anh như yêu hơi thở của chính mình. Anh chính là người cung cấp sự sống, cung cấp khí oxy cho em và tình yêu của đôi ta sẽ cùng chung nhịp đập của sự sống. Neu không có hơi thở thì con người sẽ chết, cũng như nếu không có anh em sẽ không thế tồn tại, không còn niềm vui và động lực sống trên cuộc đời này nữa. Người con gái thủy chung trong bài thơ này khiến ta liên tưởng đến những vần thơ tình của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh: “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt, đời thường ai chả có vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát - Xuân Quỳnh) 3.1.1.8. Tâm trạng cô đơn, sâu muộn của người phụ nữ khi tình yêu tan vỡ. Một khi tình yêu tan vỡ thì người con gái sẽ là người chịu thiệt thòi và mang nhiều phiền muộn nhất. Khi đó, nỗi buồn dễ nhận thấy nhất là ở đôi mắt của họ, bởi đôi mắt chính là cửa số tâm hồn. 3 3 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học “Sót một tiếng kèn Mắt như lá úa Anh đừng xa nữa Đường mờ lòng tay”. (Nhật thực) vế A của câu thơ là “đôi mắt” của người con gái được so sánh với vế B “lá ủa “Lủ ủa” là loại lá ngả màu vàng, đã héo, không còn tươi, dường như nó không còn khả năng hấp thụ và quang hợp với ánh sáng mặt trời nữa. Tác giả ví đôi mắt của người con gái như lá úa, giúp cho người đọc dễ nhận thấy đây là đôi mắt thiếu sức sống, lúc nào cùng buồn, ù rù như chiếc lá héo úa. Từ đôi mắt ấy, ta thấy người phụ nữ chất chứa bao tâm trạng suy tư, sầu khô. Cô gái buồn, cô đơn khi tình yêu tan vỡ. Từ khi anh đi, đôi mắt em dường như không ngủ mà luôn ủ rũ, quầng mắt thâm tím, đê giải cứu đôi mắt ấy, người phụ nừ đã chấp nhận quên đi mọi thứ, thậm chí cả bản thân mình để có được anh: “Em yêu anh hơn em Hơn những gì có thê” (Tìm thấy) Đôi mắt trong thơ Vi Thùy Linh làm ta liên tưởng đến đôi mắt của người phụ nữ trong ca dao xưa: “Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên.” Chàng trai ây đã bỏ lại người yêu của mình trong đêm dài câm lặng đê đi tìm một chân trời mới. Vậy là nơi em và nơi anh giờ đây là hai nơi xa lạ, hai vùng trời khác nhau: “Nơi em ở là phía ngày nắng tắt Nồi buồn nhiều như gió Em ước thả được lên trời như bóng bay ...Gió vẫn thôi, buồn phiền không mất nôi Chỉ còn phía anh thôi.” (Từ phía ngày nắng tắt) 3 4 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Khô thơ trên đã sử dụng hai mô hình so sánh đê diễn tả nồi buồn, nồi cô đơn của người con gái khi tình yêu tan vỡ. Người con gái ví nơi mình ở - “Nơi em ở” là vế A đồng nhất với “phía ngày nắng tắt” (vế B). “Nắng tắt” là nơi thiếu ánh sáng, thiếu sức sống, sự sống dường như ngừng hoạt động, tất cả đã chìm vào bóng tối. Vậy mà nơi em ở chính là phía ngày nắng tắt, có nghĩa là nơi ấy thiếu sự sống, tràn đầy màu tối và nỗi cô đơn. Khi anh đi đồng nghĩa là nơi em nắng sẽ tắt, anh đà mang đi tất cả ánh sáng, niềm vui, sự sống đến vùng trời khác đê lại nơi em màn đêm tối, sự giá lạnh, trống trải, và nỗi cô đơn, sầu muộn. Nồi buồn của em ngày càng kết tụ gia tăng thành một khối, không thê nào xua tan đi được. Cho nên “Nỗi buồn” ở vế A lại được so sánh với “gió” (vế B), càng làm tăng thêm tâm trạng cô đơn, buồn tủi của người con gái. Gió là một hiện tượng của tự nhiên một đại lượng vô hình không thê đo, đong đêm được là bao nhiêu, nó lúc nào cũng hiện hữu trên trái đất với tần suất lớn. Nhà thơ đã lấy quy luật, hiện tượng của tự nhiên đế nói lên tâm trạng của con người. Nỗi buồn nhiều như gió, tức là nồi buồn nhiều, không thế đếm được, đo được, nó lặp đi lặp lại nhiều lần, bủa vây quanh người phụ nữ. Đe thoát khỏi nỗi buồn, cô gái đã gượng thả nhừng chiếc bóng bay trong tâm tưởng lên trời cao để nỗi buồn bay theo cùng gió, tức là nỗi buồn đi hết theo bóng bay, người phụ nữ sẽ vơi bớt buồn sầu và tìm thấy niềm vui của mình, nhưng rồi bóng bay cứ bay nhưng mà sao nồi buồn của người con gái không mất nôi mà ngược lại càng âu sầu, ảo nào hơn. Người phụ nữ trong bài thơ này lại giúp ta liên tưởng đến người chinh phụ trong chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, nàng đã có ý thức thoát khỏi nỗi cô đơn bằng cách gượng đốt hương, gương soi gương, gượng gảy đàn, nhưng cuối cùng nồi buồn không vơi mà còn làm cho người chinh phụ mê man, chứa chan nước mắt trong nỗi sầu khi nhớ người chinh phu: “Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền biên xa Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.” (Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích chinh phụ ngâm) 3 5 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Người phụ nữ đã thử hết mọi cách nhưng không sao thoát khỏi nồi buồn và cuối cùng cô đã hoang mang, chợt nhận ra rằng chỉ có người mình yêu mới có thể xua tan đi mọi phiền muộn mà thôi. Anh hãy về đi, hày đem theo ánh sáng, niềm vui và hạnh phúc xua tan đi cái giá lạnh, buồn sầu, tăm tối, thức tỉnh tâm hồn đã chết bấy lâu trong em. 3.1.2. 3.1.2.1. Hình ảnh nguờỉ mẹ Tâm trạng khát khao được làm mẹ. Sau một thời gian dài chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, người phụ nữ đã chờ đợi giây phút được làm mẹ trong tiếng khóc vỡ òa, sung sướng. Hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ là được làm mẹ, có được những đứa con xinh xắn, đáng yêu và khi bé khóc, cánh tay của bé vùng vẫy như một sự hiện diện, đánh dấu chính mình đã có mặt trên trái đất này. “Cảnh tay mũm mĩm con đón chào như nhánh cây hứa hẹn.” (Cảm ơn con) Người mẹ nhìn cánh tay mũm mĩm của con mà có sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. Tác giả đã so sánh “Cảnh tay mũm mĩm của con” ở vế A với vế B “nhánh cây hứa hẹn “Nhánh cây hứa hẹn ” thê hiện sự đâm chồi, nảy nở, sinh sôi. Một nhánh có thể phát triên và mọc nhiều nhánh mới. Vậy khi so sánh cánh tay mũm mĩm của con giống như nhánh cây hứa hẹn giúp người đọc thấy rõ một điều rằng, con chính là cánh tay niềm tin và đầy hứa hẹn của mẹ, cánh tay ấy sẽ vươn xa ra bên ngoài, kiến tạo thề giới. Cánh tay Con sẽ làm được nhiều việc tốt, có ích cho đời. Cánh tay ấy sẽ thay mẹ nối tiếp sự sống, niềm vui, hạnh phúc. Con sẽ là niềm tự hào, hạnh phúc của mẹ. “Con Ước mơ vĩ đại dâu cho ngày tiêu diệt.” (Đôi cánh của mẹ) Có lẽ ước mơ của người phụ nữ không cao sang gì cả, mà ước mơ đó hết sức bình thường và giản dị là có những đứa con. Cho nên vế A trong câu thơ trên là “Con” được so sánh đồng nhất với vế B “Ước mơ vĩ đại”. Ước mơ là sự mong mỏi có được những điều mà mình mong muốn. Vậy con chính là ước mơ vĩ đại của người mẹ. Người mẹ 3 6 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học mong mỏi có được những đứa con, một ước mơ giản dị và chân thực bởi vì con chính là niềm vui, niềm mơ ước và là động lực sống của người Có thế nhận định rằng, người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh khao khát được làm mẹ với một ước mơ bình thường giản dị là có thật nhiều những đứa con. 3.1.2.2. Tình mâu tử thiêng liêng, cao cả. Người mẹ trong thơ Vi Thùy Linh cũng đồng nhất với chính nhà thơ : “Tôi thích có nhiêu con khoảng hai trai, một gái. Tôi định lập gia đình vào năm 2008, một phần vì rất mê cố con” [15]. Đó là khía cạnh của tình mẫu tử: “Giữa những ước mơ hồn độn và giả tạo đầy rẫy xung quanh Cánh tay mệt lả của mẹ vẫn là đôi cảnh bên vừng Hãy bay cao từ khi đôi bàn chân của con bấm vào ngực mẹ.” (Đôi cánh của mẹ) Câu thơ sử dụng phép so sánh “là”, đồng nhất “Cánh tay của mẹ” ở vế A với “đôi cảnh bền vững” (vế B). “Đôi cảnh bền vững” gợi ra sự chở che an toàn, gợi ra sự vững chắc, cho dù mưa gió bào táp có thế nào thì đôi cánh của chú chim ấy vẫn cao niềm mơ ước tung cánh bay xa. Vậy khi đồng nhất cánh tay của mẹ chính là đôi cánh bền vững, thực chất là thê hiện tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ đối với người con. Cánh tay của mẹ sẽ là đôi cánh bền vừng đê che chở cho con, dìu dắt cho con vượt qua những gian nan, thử thách, những biến cố của cuộc đời. Cánh tay như đôi cánh ấy sẽ nâng niu, bao bọc cho con, mặc dù cánh tay của mẹ sẽ mệt lả nhưng nó vẫn là đôi cánh bền vững đế che chở cho con suốt cuộc đời. Câu thơ trên kiến ta liên tưởng đến bài thơ con cò của Chế Lan Viên: “Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chắng phân vân” (Con Cò - Chê Lan Viên) 3 7 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Người mẹ che chở, bao bọc cho con bởi vì nhừng đứa trẻ là niềm hạnh phúc, là lẽ sống của cuộc đời mình: “Đừng lo em sẽ dồn hết sức lực và thời gian cho chúng Những đứa bé là mặt trời phôi thai trong hi vọng.” (Những mặt trời đang phôi thai) Có thê nói, trên trái đất này muốn tồn tại và phát triên thì phải có con người, con người bắt nguồn từ những đứa trẻ, những đứa trẻ ấy lại được sinh ra từ những bà mẹ hiền hậu, giàu tình thương. Nhà thơ Vi Thùy Linh hết sức tinh tế khi so sánh dông nhât “Những đứa bé” (vê A) chính là “mặt trời phôi thai trong hi vọng” (Vê B). Mặt trời ban phát ánh sáng, đem lại nguồn sống cho vạn vật cây cỏ trên trái đất. Neu không có mặt trời thì trái đất và con người không thế tồn tại được, nhưng ở đây lại là mặt trời phôi thai, có nghĩa là mặt trời trong tương lai và hi vọng. Khi so sánh những đứa trẻ là mặt trời phôi thai nhà thơ như đặt mình vào địa vị của người mẹ để tôn vinh những đứa trẻ. Đó chính là khía cạnh của tình mẫu tử thiêng liêng. Những đứa trẻ ấy chính là ánh sáng, là niềm tin, niềm hi vọng, niềm hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng liêng của người mẹ. Những mặt trời hứa hẹn sự sống của tương lai, hứa hẹn sự khởi sắc của một thế hệ. Qua mô hình so sánh này, nhà thơ Vi Thùy Linh muốn nói với chúng ta một thông điệp rằng các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hãy bảo vệ, chăm sóc và tạo những điều kiện tốt nhất cho những đưa trẻ được phát triên toàn diện, bởi vì chính những đứa trẻ chính là những thê hệ ươm mầm cho tương lai đất nước, làm rạng danh^ quyết định sự phát triên cho một quốc gia, một dân tộc. Trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ”, Nguyễn Khoa Điềm cũng ví những đứa con chính là mặt trời của mẹ nhưng mặt trời trong bài thơ này mang ý nghĩa hẹp chỉ đơn thuần mặt trời của mẹ chính là con. Mặt trời trong thơ Vi Thùy Linh không chỉ là mặt trời của mẹ, mà còn là mặt trời của cả một thế hệ, mặt trời làm rạng danh cho quê hương, đất nước: “Mặt trời của bắp thì năm trên đồi Mặt trời của mẹ con năm trên lưng.” 3 8 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học (Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ). Tiếu kết : Trong hai loại mô hình so sánh cơ bản, mô hình so sánh ngang bằng được nhà thơ sử dụng nhiều nhất bởi nó tạo ra được sự đồng nhất giữa hai đối tượng, dễ dàng giúp người đọc liên tưởng, tưởng tượng tìm ra được chủ đề tư tưởng của bài thơ. Mặt khác so sánh tu từ cũng góp phần giúp Vi Thùy Linh thê hiện được những điều thầm kín, những tâm tư và thông điệp của mình trong thơ. Như vậy, biện pháp so sánh tu từ có vai trò hêt sức quan trọng góp phân thê hiện vẻ đẹp hình ảnh người phụ nừ trong thơ Vi Thùy Linh một cách đầy đủ và sâu sắc. Nhà thơ đã sử dụng kết hợp nhiều mô hình so sánh: “A như B”, “A-B”, “A là B”...đế làm nôi bật hình ảnh người phụ nữ hiện lên với những vẻ đẹp phấm chất, tích cách...biếu hiện ở nhiều cung bậc đa dạng và phong phú trong tình yêu. Khi tiến tới xây dựng hạnh phúc lứa đôi, người phụ nữ đã ý thức được bổn phận của mình với một nỗi khát khao làm mẹ và một tình mẫu tử sâu sắc, thiêng liêng. 3.2.So sánh tu từ góp phần khắc họa bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người 3.2.1. 3.2.1.1. Khắc họa cảnh vật thiên nhiên Bức tranh thiên nhiên sông động, rực rờ sắc màu Trong nền văn học xưa, các tác giả trung đại sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng làm cho thiên nhiên chính là yêu tô trung tâm, là chuân so sánh cho con người. Nen văn học hiện đại và đương đại ngày nay, không ít những nhà thơ đã lấy con người làm trung tâm cho chuân so sánh. Vi Thùy Linh là một trong những nhà thơ như vậy. Nữ thi sĩ đã có sự sáng tạo mang phong cách độc đáo riêng. “Cái lạnh làm lá bcing đỏ như chiếc lưỡi thèm khát lùa mãi vào nhau” (Và chúng ta bắt đầu một cuộc sổng khác) Một điều đặc biệt trong phép so sánh này là con người đă làm trung tâm cho chuẩn so sánh. Tác giả đã so sánh “lá bàng” ở vế A với vế B là “chiếc lưỡi”. Ở vế B được triến khai thêm, những chiêc lười lùa vào nhau cho ta tưởng tượng những đôi yêu nhau đang trao cho nhau những nụ hôn say đắm nồng nàn trong tình yêu. Những chiếc lá bàng đỏ được ví như những chiếc lưỡi lùa vào nhau gợi cho người đọc hình dung được một khung cảnh thiên nhiên vào mùa đông với những chiếc lá bàng đỏ màu săc rực rõ' dường như đang chuyên động, đang lùa vào nhau và trao cho nhau những sắc đỏ. Những chiếc lá 3 9 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học bàng đỏ cũng giống như con người cũng biết yêu thương, cũng biết tô điếm cho nhau làm xua tan đi cái giá lạnh u buồn của cảnh vật. Qua việc so sánh tu từ , ta thấy được bức tranh thiên nhiên mùa đông dường như không hề u buồn, ảm đạm mà ngược lại nó lại là bức tranh sống động, tươi tắn, những cây bàng rực rỡ sắc màu làm cho những con phố ngập tràn sắc đỏ tinh khôi. Tính từ “đỏ” kêt hợp với động từ “lùa" thông qua phép so sánh một lân nữa giúp cho ta thấy bức tranh thiên nhiên vào đông không hề lãnh lẽo, cô đơn mà luôn chuyến động, tràn đầy sức sống, rực cháy hết mình một lần cuối trước khi tàn. Ta cũng bắt gặp trong thơ, thi sĩ Xuân Diệu cũng đã lấy con người làm trung tâm, làm chuẩn so sánh cho thiên nhiên: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng - Xuân Diệu) 3.2.1.2. Bức tranh thiên nhiên giản dị, hiên hòa đậm chát quê. Có the nói, không có một bức tranh thiên nhiên nào đẹp, giản dị và hiền hòa như bức tranh thiên nhiên trong thơ Vi Thùy Linh. “Buôi chiêu hiên như con bê vàng Cặm cụi em đan áo cỏ. ” (Mùa linh hổn) Dưới con mắt của nhà thơ buôi chiều hiện lên bình dị, thơ mộng thông qua cách so sánh độc đáo và thú vị lây một sự vật trừu tượng đê so sánh với một sự vật cụ thê. “Buói chiều” là vế A được so sánh với vế B là “con bê vàng” thông qua cơ sở so sánh là từ “hiền Con bê vàng khiến ta liên tưởng đến màu vàng tươi non của chú bê đang chăm chỉ cặm cụi gặm cỏ trên cánh đồng quê xanh biếc. Vậy khi so sánh buôi chiêu với con bê vàng, gợi cho người đọc hình dung đây là buôi chiêu có ánh nắng vàng, có gió dịu nhẹ, tươi mát, bình yên, nên thơ trên cánh đồng quê Việt Nam. Buối chiều này khiến cho con người cảm thấy trong lòng bâng khuâng với một cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát rất dễ đưa con người trở về với miền kí ức tổi thơ với những trò chơi kỉ niệm như thả diều, đá bóng, chăn trâu, cắt cỏ ............... 4 0 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học “Thuở còn thơ ngày hai buôi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khô Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.” (Quê hương - Giang Nam) 3.2.1.3. Bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng Thiên nhiên không chỉ đơn thuân đê các nhà văn, nhà thơ phác họa vẻ đẹp của ngoại cảnh, mà qua phép so sánh tu từ các tác giả đã kí thác vào đó một bức tranh đầy tâm trạng. “Nồi cô đơn như ập vào sự chịu đựng của em- con đê muốn vỡ Mây như quâng mãt người mất ngủ ” (Bài ca sô phận) Mỗi khi con người ta mất ngủ thì biểu hiện đầu tiên là quầng mắt rất thâm, ủ rũ, thiếu sức sống. So sánh đám mây như quầng mắt người mất ngủ giúp ta hình dung đây là một bức tranh ảo não, một bầu trời tối tăm bởi màu đen của những đám mây bao phủ. Nó không còn là những vầng mây ửng hồng trên bầu trời cao xanh nữa. Bức tranh tối tăm này sẽ dự báo cho một điều gì sắp tới. Bức tranh cũng mang tâm trạng như con người. Tác giả mượn cảnh đe nói lên tâm trạng cô đơn, u buồn, thiếu sức sống của người phụ nữ khi tình yêu tan vỡ. Người con gái dường như đă thức bao đêm nên quầng mắt in vết thâm tím. “Dãy phô buồn như chuyến tàu đêm.” (Cất cánh) Trong không gian bầu trời đêm bao la, những dãy phố nối sát vào nhau. Nhà thơ đã nhân hóa dãy phố cũng có suy nghĩ, cũng có tâm trạng buồn, cô đơn như con người. “Dãy pho” ở vế A được so sánh với vế B là “chuyến tàu đêm” thông qua cơ sở so sánh là từ “buồn Chuyến tàu đêm là chuyến ga tàu cuối cùng đem đi mọi ồn ào, sôi động và ánh sáng, chỉ còn lại một màn đêm u tối, tĩnh mịch. Khi so sánh dãy phố với chuyến tàu đêm cho ta thấy được không gian tĩnh lặng và cô đơn của dãy phố được bao phủ bởi bóng tối. Cảnh vật và con người dường như đã ngừng hoạt động trả lại sự yên tĩnh và trầm tư cho dăy phố. Dãy phố buồn hay chính là người con gái trong thơ buồn, một nỗi buồn triền 4 1 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học miên không dứt, đê rồi người phụ nữ đã đi tìm người đàn ông của mình bằng đôi chân tê cóng, nước mắt cứ rơi mà sao đoạn đường kiếm tìm cứ dài lê thê: “Xa lộ dài như nước mắt.” 3.2.2. 3.2.2.1. Bức tranh cuộc sống con ngưòi Bức tranh vê cuộc sông của những người lao động. Qua biện pháp so sánh tu từ,Vi Thùy Linh đã tái hiện lại bức tranh cuộc sống của những người lao động nghèo khô sau hòa bình lập lại. Năm 1975 đất nước ta hoàn toàn được giải phóng, Nam Bắc sum họp một nhà, cả nước cùng nhau đi lên xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh. Những năm tháng đó không chỉ đánh dấu sự khan hiếm vật chất, người người vật lộn với miếng cơm manh áo, mà còn ghi lại sự kìm kẹp về cuộc sống tinh thần, tù túng về đời sống văn hóa. “Bánh gatô cho sinh nhật suốt thời ấu thơ Treo trên cao trên cao lắm những dãy nhà cấp 4 Bọn trẻ rất thèm, bố mẹ chẳng với được Không sinh nhật nào không mơ gatô Bánh như trăng, cứ chạy theo nhìn theo” (Sinh nhật) Những đứa trẻ có một mơ ước là sống một cuộc sống no đủ, hạnh phúc bởi vì cuộc sống của gia đình các em quá nghèo khô. Đây cũng có thế đồng nhất là cuốn nhật kí tự bạch làm bằng thơ của nhà thơ Vi Thùy Linh. Tác giả sinh năm 1980, đặt vào thời điếm đó ta mới thấy rõ được hoàn cảnh của đất nước ta như thế nào. Đây là thời kì đói khô nhất khi áp dụng chế độ bao cấp, sau khi hòa bình lập lại. Chính trong hoàn cảnh đó, những đứa trẻ đã thay bố mẹ nói lên những ước muốn về một cuộc sống ấm no. Tác giả đă so sánh chiếc “bánh gato” ở vế A với vế B là “trăng” đế giúp người đọc thấy rõ được nỗi vất vả trong cuộc sống của người nông dân trước đối mới. Mặt trăng theo nghĩa chung chỉ các vật thế vệ tinh quay quanh một hành tinh. Trăng xuất hiện vào ban đêm thường là hình tròn, màu đỏ rực chiếu sáng cho muôn loài, con người chỉ có thế ngắm, khó mà có thế chạm tới ánh trăng đó được. Khi so sánh bánh gato như trăng giúp người đọc hình dung được nhừng đứa trẻ khó có thê có được những chiếc bánh ấy, bởi vì chúng không thể 4 2 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học nào với tới được mà chỉ có thê là có trong ước mơ mà thôi. Dường như những chiêc bánh đó là một thức quà xa xỉ đối với những đứa trẻ nơi phố huyện nghèo này. Sinh nhật năm nay cũng sẽ chăng khác gì sinh nhật năm trước. Đó là một ngày sinh nhật buôn, bởi những đứa trẻ ước mơ có được chiếc bánh gato trong không khí thiêng liêng cho một ngày ý nghĩa của mình mà cũng không có được. Chiếc bánh như là một vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ mà người ta không thế có được, đành gửi vào mơ ước mà thôi. Chiếc bánh còn tượng trưng cho ước mơ muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, tối tăm này của con người nhưng mà sao ước mơ đó khó thực hiện đến vậy: “Cái bánh trăng đẹp nhât của tuôi thơ thê hệ tôi đã không cỏ được” Những đứa trẻ trong bài thơ này lại giúp chúng ta liên tưởng đến những đứa trẻ trong nhừng trang truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Hai chị em trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đại diện cho những con người lao động nghèo khố những năm trước cách mạng tháng tám, mỗi buối đêm cố thức đợi đoàn tàu đi qua đê được nhìn thấy những ánh sáng đẹp, lộng lẫy từ các toa tàu và những tiếng nói ồn ào từ những hành khách. Thứ ánh sáng ấy đã đến và làm cho khung cảnh phố huyện bỗng sáng rực lên xua tan đi những ánh sáng leo lét của màn đêm phố huyện tôi tăm này. Qua chuyến tàu đêm đó, mọi người dân phố huyện mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn, no đủ hơn. Trong không gian cảnh vật khi mọi thứ chìm vào bóng đêm thì cuộc sống của người dân lao động lại tiếp diễn: “Chị nông dân nói ngọng xệch mông đạp xe thồ rau từ nửa đêm Kịp đến chợ Long Biên lúc 3 giờ sáng Cô gái đen đúa đội thúng bánh mì, gây đen như ngõ tôi rao khản gió.” (Kí họa đen) Chỉ vì cuộc sống mưu sinh, vì những đứa con đang chờ bữa ăn từng ngày, nên người phụ nữ đã phải lao động làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm với những công việc như thồ rau, bán bánh mì, bán bóng bay... Phải là một con người có con mắt tinh tế và một trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương thì Vi Thùy Linh mới có thê viết ra được những vần thơ xúc động, chân thành đến vậy. Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh đê làm nôi bật thân phận của người dân lao động. Những “cơ gái bán bánh mì gầy đen” là vế A được 4 3 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học so sánh với vế B “ngõ toi”. Ngõ tối chỉ con ngõ nhỏ hẹp, tối tăm, chật chội của đơn vị một khu phố hay một làng quê. Vậy khi so sánh người con gái bán bánh mì gây đen như ngõ tôi càng làm cho người đọc cảm động,xót thương cho họ. số phận của họ chăng khác gì cái ngõ tối cũng tối tăm, mùmịt, không có lối thoát, gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn cứ đeo đuôimãi không thôi. Chính cuộc sống vất vả, khô cực như vậy khiến cho thân hình họ trở nên gầy gò, tiều tụy, xơ xác và nhem nhuốc. Đúng là một kiếp người của sự quấn quanh, bế tắc, tàn tạ, leo lét với cái đói, cái khô của cuộc sống mưu sinh. Ngoài cuộc sống lao động buôn bán thì họ còn phải mưu sinh trên mảnh đất sinh tồn của mình: “Những người nông dân mất mùa ngón chân gầy như củ lạc còi bẩm vào ruộng cạn Trái đất ốm yếu vì văn minh Thế giới thiếu chất thơ nên loài người bi kịch.” (Hãy phủ thơ khăp thê giới của em) Có thế nói từng thửa ruộng, tấc đất chính là nơi sinh tồn và tạo nên cuộc sống của người nông dân: “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tâc đât, tâc vàng bấy nhiêu.” Một điều mà người nông dân lo sợ nhất chính là mất một vụ mùa bội thu. Vậy là biết bao công sức của họ đã không được đền đáp xứng đáng. Hình ảnh “ngón chân” ở vế A được so sánh với “củ lạc còi” ở vế B khiến cho ý vị của câu thơ thực sự trở nên ám ảnh trong lòng người đọc. Củ lạc còi bấm vào ruộng cạn cho ta hình dung đây là một vườn lạc, với những củ lạc nhỏ bé, còi cọc nhưng chúng vẫn sinh sôi, bám trụ tồn tại trong đất. So sánh hình ảnh ngón chân của những người nông dân mất mùa ví như củ lac còi bấm vào ruộng cạn, từ đó giúp ta liên tưởng đến những ngón chân gầy gò, khắc khố, chật vật vì cuộc sống mưu sinh. Hình ảnh người nông dân hiện lên lam lũ, vất vả, cực nhọc, dù cho cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu thì họ vẫn nhẫn nại, cam chịu, kiên trì bám trụ vào đất mẹ đê sinh tôn. 4 4 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Chính cuộc sống đói nghèo, khô cực khiến cho nhân vật người con trong bài thơ “Những đối lập” đă hoài niệm về tuôi thơ buồn tủi, cô đơn, đầy ám ảnh và day dứt ngay cả khi lớn lên rồi: “Bố Mặt trời nóng rực và ồn ã Mẹ Mặt trăng xa Con ngần ngại gần kề Con Vì sao lạc giữa Lớn lên và sáng bằng nước mắt Con muốn mình lớn thật nhanh đê đối mặt với mọi mặt cuộc đời nhưng không là mặt trời mặt trăng như bô mẹ.” (Những đôi lập) Khô thơ đã sử dụng hai mô hình so sánh là mô hình so sánh ngang băng (A-B) và so sánh không ngang bằng (A không là B) với nhiều vế và cấu trúc so sánh đê làm nôi bật rõ chủ đê, tư tưởng của bài thơ. vế A là “Bo’’được so sánh với vế B “Mặt trời nóng rực và ồn ã”. Mặt trời ban phát ánh sáng cho muôn loài, nó giúp con người duy trì sự sống trên trái đất, nhưng nó không phải là mặt trời hiền hậu nữa mà là mặt trời nóng rực và ồn ã, có tác động tiêu cực khiến cho cây cối thiêu trụi, loài người ốm yếu. Vậy so sánh người cha với mặt trời như trên giúp người đọc hình dung đây là một người bố nghiêm khắc, nóng nảy và khó tính. Neu người cha là mặt trời nóng rực thì người "Mẹ” lại được ví như “Mặt trăng xa Mặt trăng tỏa sáng vào ban đêm giúp con người vơi bớt cô đơn, nhưng ở đây lại là mặt trăng xa gợi ra sự cách biệt, lạnh lẽo. Trong tâm thức của đứa con, mẹ là một người lạnh lùng, xa cách. Cho nên một lần nừa, người con đã so sánh mình như “Vỉ sao lạc giữa” trời. Vì sao là một đốm sáng le lói trên bầu trời lạc lõng, cô đơn. Vậy người con đã đồng nhất mình là một đứa trẻ cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời. 4 5 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Có lẽ những đứa trẻ hạnh phúc nhất là khi được sống trong vòng tay của cha mẹ nhưng đứa trẻ trong bài thơ có một tô ấm gia đình nhưng lại không được sống trong niềm vui và sự yêu thương của cha mẹ, mà em luôn bị cô đơn và hắt hủi. Chính vì cuộc sống nghèo đói, khô cực, vì gánh nặng cơm áo gạo tiền mà người cha, người mẹ không quan tâm đến những đứa con của mình. Họ quên đi một phần nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Thứ mà người con cần nhất không phải là tiền bạc mà đó chính là tình thương, sự quan tâm, chăm sóc chia sẻ với con cái. Cho nên em bé trong thơ Vi Thùy Linh đã sớm phải vất vả trong cuộc sống mưu sinh. Đứa trẻ đã tự vực dậy và lớn lên bằng chính những giọt nước mắt cô đơn của mình. Em muốn mình lớn thật nhanh đế đối mặt với cuộc đời này. Qua phép so sánh không ngang bằng, người đọc thấy rõ một điều là người con không muốn là mặt trăng, mặt trời như bố mẹ. Người con ở vế A được so sánh không đồng nhất với vế B “mặt trăng, mặt trời như bố mẹ”. Bố mẹ là mặt trăng, mặt trời của sự nghiêm khắc, nóng nảy, lạnh lùng, xa lạ. Cho nên sau này lớn lên con sẽ không như mặt trời, mặt trăng bố mẹ. Con sẽ là người mẹ hiền hậu, luôn quan tâm, chia sẻ những đứa bé của con và chồng con sẽ là người cha tốt bụng, biết lắng nghe đồng cảm với chúng. Qua việc so sánh này, Vi Thùy Linh muốn nhắn nhủ chúng ta một điều rằng hạnh phúc lớn nhất của người cha, người mẹ là có những đứa con, nhưng dù cho cuộc sống có khó khăn như thế nào thì người cha, người mẹ đừng quyên trách nhiệm, thiên chức và bôn phận của mình là phải luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc những mặt trời thiên thần của mình, vì đó chình là niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ cha. 3.2.2.2. Bức tranh cuộc sông náo nhiệt và tràn đây niêm vui. Vi Thùy Linh không chỉ thế hiện bức tranh cuộc sống con người với những gam màu ảm đạm, phảng phất một nỗi buồn mà bức tranh trong thơ chị còn được tạo thành từ niềm vui của những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. “Không đợi mưa tạnh hăn, bọn trẻ khu phô ùa ra từ những hộp nhà lao nhao như ếch com (Cầu vồng) Câu thơ trên, Vi Thùy Linh đã so sánh những “bọn trẻ” ở vế A với vế B là “những con ếch cốm ”, thông qua cơ sở so sánh là từ “ lao nhao”. Khi mưa xuống, những chú ếch 4 6 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học cốm lại lao nhao đi tìm những con mồi đê kiếm ăn, những tiếng kêu của chúng làm náo động cảnh vật xung quanh. Nhà thơ ví những đứa trẻ như bầy ếch cốm từ đó giúp người đọc dễ ràng tưởng tượng ra những đặc trưng nghịch ngợm, hiếu động, ồn ào và đông vui của lũ trẻ mới lớn háo hức được đi chơi sau cơn mưa. Những đứa trẻ ấy hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ ngây thơ như chú ếch cốm. Từ đó một lần nữa nhà thơ đă lật ngược dòng kí ức, khơi gợi giúp mỗi chúng ta hồi tưởng về thời thơ ấu của mình cũng thật hồn nhiên, nhí nhảnh với những trò chơi như thổi bong bóng sau cơn mưa, tắm mưa... Đó là cuộc sống một đi không trở lại mà ăm ắp, tràn đầy những niềm vui và hạnh phúc. Bức tranh cuộc sống của một khu phố nhỏ được tạo nên từ những trò chơi hồn nghiên, nghịch ngợm của bọn trẻ còn bức tranh cuộc sống của cả một thành phố được tạo nên từ những dàn nhạc ngân nga bất tận: “Cả thành phố là dàn nhạc không lồ: Ầm thanh bất tận Rock bừng bừng phố Nắng thừa thãi nhuộm màu ra năm tháng Cà phê tràn lan”. (Sài Gòn nghiêng) vế A là “Thành pho” Sài Gòn được so sánh vói vế B “dàn nhạc không /ỡ . Dàn nhạc không lồ gợi ra sự náo nhiệt, sống động cộng với âm thanh bất tận lại càng nhộn nhịp và đông vui. Thành phố được so sánh với dàn nhạc giúp ta hình dung và cảm nhận được cuộc sống thành phố nơi đây hết sức sôi động, đông vui, náo nhiệt. Thành phố sài gòn là thành phố của nhừng dàn nhạc với âm hưởng ngân nga bất tận. Không chỉ là một thành phố nhộn nhịp mà sài gòn còn là một thành phố trẻ: “Sài Gòn chàng trai vạm vờ Rực đèn lên, ôm lấy những lứa đôi.” Câu thơ trên nhà thơ đã sử dụng mô hình so sánh khuyêt thiếu phương diện so sánh và từ so sánh (A-B) đê tăng trí tưởng tưởng, liên tưởng của người đọc, giúp độc giả phát huy năng lực suy luận của mình đê cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sông và con người sài gòn. Chàng trai vạm vỡ cho ta hình dung đây là người đàn ông khỏe mạnh, lực điền, có thê chống lại được những yếu tố của ngoại cảnh bên ngoài. 4 7 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Sài Gòn lại được ví như một chàng trai vạm vỡ, một lần nữa giúp người đọc liên tưởng một cách đầy đủ và toàn diện nhất về thành phố sài gòn. Thành phố là một thực thể sống động như con người, cũng khỏe mạnh, tràn đầy sinh khí. Đó là một thành phố trẻ, một bức tranh cuộc sống trẻ với những con người năng động, vô tư, dễ mến, mặc dù nó đã phải hứng chịu biết bao nhiêu bão tố của chiến tranh. Thành phố ấy xứng đáng được mang tên Bác- Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.2.3. Triết lí về cuộc sông con người hôm nay. Vi Thùy Linh không chỉ the hiện bức tranh cuộc sống con người bằng từng mảng, từng lát cắt nhỏ hẹp mà nhà đã nâng tầm khái quát về cuôc sống và con người bằng những chiêm nghiệm của mình như: “Cuộc sống như sân khấu diễn kịch phi ir (Tôi) “Sân khẩu” là nơi đê cho các diễn viên diễn các vở kịch nghệ thuật. Họ nhập vai vào những nhân vật của vở kịch đê diễn làm sao cho mọi người xem giống như thật ở ngoài đời. So sánh cuộc sống với sân khấu diễn kịch giúp người đọc nhận ra một điều rằng cuộc sống này toàn là những điều giả dối, hàm chứa những phi lí, đáng ghét. Đó là một sân khấu trò đời giả tạo. Con người ta sống bắng những vở diễn của mình, đánh mất đi giá trị đạo đức của mình chỉ vì những mục đích mà mình muốn đạt được. Vậy cuộc sống này hãy sống là chính mình, đừng nên giả tạo, đơn điệu và đảo lộn mọi trật tự. Chính cuộc sống giả tạo, hỗn độn đă ảnh hưởng trực tiếp đến con người: - “Đời ngitời là kiếp phù sinh ” (Một ngày chưa có trong sự thật) - “Con người íhực chất chỉ là những sinh vật đảng thương” (Mùa linh hồn) - “Mặt đất chật người sống chết Đời người- cơn sốt dài ảo mộng” ị Vườn mắt) Tất cả những ví dụ trên đều sử dụng mô hình so sánh đê làm nôi bật triết lí khái quát về con người, vế A là “Con người” nhưng cũng có thế hiếu là đời người được so 4 8 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học sánh với vê B có thê là “kiêp phù sinh, sinh vật đảng thương, cơn sôt ảo mộng” đế giúp người đọc hình dung được kiếp người quá ngắn ngủi, nay sống mai chết, giữa cái xã hội mọi trật tự đảo lộn này thì dường như con người ta hứng chịu nỗi buồn, nước mắt nhiều hơn niềm vui. Qua đó nhà thơ như muốn gửi đến thế giới một thông điệp rằng tất cả các quốc gia trên trái đất này hãy cùng nhau nâng niu xây dựng một ngôi nhà hòa bình không còn chiến tranh, chết chóc, mọi người khắp châu lục hãy cùng nắm tay kiến tạo nên niềm vui. Nhà thơ cũng một lần nừa như muốn nhắc nhở mỗi người rằng vì cuộc đời quá ngắn ngủi nên mồi người hãy sống và cống hiến hết mình cho cuộc sống này luôn ý nghĩa, tươi vui. Tiếu kết : Có thế nói, Vi Thùy Linh đã sử dụng đắc lực hiệu quả biện pháp so sánh tu từ nhiều nhất là mô hình so sánh ngang bằng (So sánh “như”, so sánh “là”, so sánh “AB”) và một vài ví dụ thuộc so sánh không ngang bằng (“A không là B”...) đế diễn tả những khía cạnh quan trọng về nội dung trong thơ mình. Đó là khắc họa sinh động vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người. Qua phép so sánh tu từ thiên nhiên hiện lên muôn hình muôn vẻ: Có lúc sống động, rực rỡ sắc màu; Có lúc lại hiền hòa, bình dị đậm chất quê nhưng lại có lúc thiên nhiên mang tâm trạng như con người. Bức tranh cuộc sống qua phép so sánh cũng hiện lên với hai gam màu. Đó là những mảnh ghép nghèo khổ của những người lao động và cuộc sống náo nhiệt và tràn đầy niềm vui. So sánh tu từ cũng góp phần giúp Vi Thùy Linh thế hiện được những điều thầm kín, những tình cảm và thông điệp của mình trong thơ. 3.3.So sánh tu từ góp phần thể hiện phong cách tác giả 3.3.1 3.3.1.1. Sự sáng tạo trong biểu tượng thơ ca. Biêu tượng “Cái tôi” Thơ Vi Thùy Linh đong đây những hình ảnh và biêu tượng. Những biêu tượng được đặt cạnh nhau và quan hệ với nhau khiến cho thơ chị phản ánh một lối tư duy đa phức, nhiều chiều, lối tư duy của thơ hiện đại... Những biêu tượng ấy lại được Vi Thùy Linh đan cài phép tu từ so sánh làm cho những hình ảnh biêu tượng trở nên sống động, có hồn, đế lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Tác giả đă viết rất nhiêu bài thơ vê mình: 4 9 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học “Tôi”, “Chân dung”, “Sinh ngày 4 tháng 4”, “Hai miên thùy linh”... Cái tôi trong thơ Vi Thùy Linh có thể là “em”, là “tôi” hoặc có thể chính là tên mình. Cái tôi trong thơ Vi Thùy Linh không chỉ biêu tượng cho sự mạnh mẽ, táo bạo, cho khát vọng không bao giờ hóa thân đế nhập vai người khác mà cái tôi còn biểu hiện cho sự khao khát cống hiến chân thành bằng tình yêu thơ ca của tác giả. Vi Thùy Linh quan niệm thơ là số phận, vận mệnh của người làm thơ. Vậy Vi Thùy Linh coi thơ chính là vận mệnh của mình, cho nên tác giả không thê sông thiếu thơ: “Em hằng thức trong những câu thơ buồn Em hằng đau trong nhiều đêm không ngủ Em tỏa nhiệt vào thơ bât kê mùa nóng, lạnh Thơ là em hay em là thơ Như tiền định Như tiên cảm...” (Những câu thơ mang vị mặn) Khố thơ trên cho ta thấy sự gắn bó mật thiết giữa Vi Thùy Linh với thơ: vế A là “Thơ” (sáng tác tinh thần) so sánh đồng nhất với “em” (Ve B), tức là người làm thơ. Câu thơ có sự hoán đổi hai lần, cho ta thấy Vi Thùy Linh đă coi thơ là lá bài số phận của mình. Ớ hai câu thơ tiếp theo với mô hình so sánh “như”, một lần nừa nhà thơ lại khẳng định thơ chính là tiền định, là duyên kiếp mà người làm thơ đã tiên cảm được. Khổ thơ đã sử dụng mô hình cấu trúc so sánh mở rộng bằng việc thêm các từ sánh và chuấn so sánh góp phần gia tăng tiết diện đê thê hiện rõ mối quan hệ giữa Vi Thùy Linh với thơ. Đối với Vi Thùy Linh, thơ luôn là người bạn đồng hành, là người đồng cam cộng khô với nữ sĩ trên con đường xây dựng cho mình một giá trị tinh thần cao quý. Theo đuôi thơ ca đối với Vi Thùy Linh là con đường dấn thân tự nguyện và sự tận hiến ấy đòi hỏi một sự tận tụy. Cho nên “Tôi là một trong sô ít người dám chết vì thơ. Chêt ở đây không có nghĩ là tắc thở, mà là có thê chịu mọi khô ải cật lực ở thơ”. [16] Thơ chính là nguồn sống, niềm đam mê mãnh liệt của nhà thơ. Linh khắng định một điêu răng: “Dì/ cho không còn ai làm thơ, tôi vân làm thơ. Chỉ còn một độc giả tôi vân làm thơ, mãnh liệt và thành thật. Tôi sẽ sông chết với thơ ở bất cứ nơi nào, tôi vân máu lửa và bạo liệt trong sự lựa chọn không hề đơn giản này”. [16] 3.3.1.2. Biêu tượng “Lửa” 5 0 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học Ke thừa xuất sắc hình ảnh lửa trong thơ ca dân gian, Vi Thùy Linh đã mang đến cho người đọc một cái nhìn mới về biêu tượng lửa trong thơ mình. Hình ảnh lửa trong thơ chị vừa lạ, vừa quen; vừa cô điên, vừa hiện đại; vừa mạnh mẽ táo bạo mà vẫn lắng đọng đậm sâu và vẫn giữ được nét riêng đê cho người đọc nhận ra rằng đó là thơ chị, là phong cách của chị, là tín hiệu thâm mĩ của chị chứ không phải là của một nhà thơ nào khác: “Anh đi rồi Em như lửa héo Vây bủa em, lửa của người khác Nước mắt làm rơi những nụ cười một nửa của em.” (Điêu anh không biêt) Trong khố thơ trên có xuất hiện một câu thơ sử dụng mô hình so sánh, mô hình so sánh ấy lí giải toàn bộ tâm trạng chủ điếm của nhân vật trữ tình trong bài vế A là “Em ” - tức là người phụ nữ được ví như “lửa héo” (vế B). Lửa theo nghĩa đen gợi ra một luồng ánh sáng mạnh ngùn ngụt cháy đỏ rực, nhưng ở đây lại là lửa héo một đám lửa không còn khả năng cháy mạnh nữa mà đà bị tác động của ngoại cảnh làm cho nó không còn khả năng cháy rực nữa. Theo nghĩa bóng thì lửa là một trạng thái tinh thân, tình cảm mãnh liệt sôi sục. Lửa héo là một biêu tượng, một hình ảnh đẹp chất chứa đầy tâm trạng. Người phụ nữ ví mình như lửa héo cho ta hình dung, có lẽ khi người đàn ông của mình ra đi, cô đã tự nhận mình là lửa héo- lửa không còn bùng cháy nữa. Đây là biêu tượng khá độc đáo nhưng độc đáo mà không phi lí bởi sự xuất hiện của lửa héo bắt nguồn từ những giọt nước mắt của em. Những giọt nước mắt tưới lên lửa làm cho những ngọn lửa không còn cháy mạnh, cháy sáng như ngày nào anh ở bên em. Vậy là những ngày tháng còn lại không có anh tức là em không còn cảm nhận được thế giới màu hồng của hạnh phúc, em không còn thấy niềm vui mà giờ đây vây quanh em là nỗi buồn và sự tuyệt vọng, mặc dù “Vây bủa em, lửa của người khác. ” Người con gái buồn, cô đơn như vậy thì chỉ có thế tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc khi người đàn ông của cuộc đời mình mang theo ngọn lửa tình yêu đến sưởi ấm trái tim băng giá, nối lại ngọn lửa bấy lâu đã bùng tắt trong mình: 5 1 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học “A«/ỉ - nguồn em Hãy đến đi Cho đêm ngày cháy bùng băo lửa.” (Gọi nguồn) Câu thơ trên sử dụng mô hình so sánh A-B, vế A là “Anh” được đồng nhất với “nguồn lửa” ở vế B. Kiêu cấu trúc này buộc người đọc phải liên tưởng, phải tưởng tượng và chỉ ra mối quan hệ giữa A và B khi bị khuyết cả từ so sánh. Người đà ông trong thơ Linh là nguồn sống, là ánh sáng luôn lan tỏa, là ngọn lửa của chị: “Anh-nguồn em ”, còn chị chỉ coi mình là đốm lửa giữa trời. Đốm lửa chỉ cháy lên, chỉ sáng lên khi được anh khơi mầm sống. Linh đã gọi nguồn trong giọt mặn và khát vọng “đêm ngày cháy bùng bão lửa”. Nguồn lửa của anh sè đem lại ánh sáng, niềm vui và khát vọng hành phúc cho em. Qua phép so sánh cho thấy, “lửa” trong thơ Vi Thùy Linh là mộtbiếu tượng có tính đa nghĩa. Lửa đồng nhất với “anh ”, nhưng cũng có khi là“em ”và đồng nhất với cả những người đần ông khác. 3.3.1.3. Biếu tượng về “Bóng toi”. Biêu tượng về bóng tối trong thơ Vi Thùy Linh đa phần là các biêu tượng đêm. Có thê nói đây là biêu tượng thường thây trong thơ chị. Từ ỷ nghĩa chỉ thời gian đơn thuần, hình ảnh đêm đă chuyến sang chỉ không gian: không gian tình yêu, không gian chứa đựng nỗi buồn và nhiều khi đồng nhất với chính tác giả. Khi tình yêu đã mất thì đêm đã trở thành “Đêm một nửa “Giấc mơ đắp lên em những mảnh đêm Em ghép đêm như ghép giâc mơ đứt quãng.” (Đêm một nửa) Trong bóng đêm, người phụ nữ đối diện với chính mình, với những kí ức hạnh phúc mà chỉ vừa mới đây thôi một tình yêu đẹp cuối cùng cũng đã tan vỡ, chia lìa. Nhân vật “Em ” trong bài thơ không xót xa, không nuối tiếc sao được. Qua mô hình so sánh “như” cho ta thấy người con gái ấy đã cố gắng tìm lại hạnh phúc bằng cách ghép lại nhừng mảnh đêm cô đơn còn xót lại. “Giấc mơ đứt quãng” ở vế B gợi cho người 5 2 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học đọc hình dung đó là những kỉ niệm của hai người nhưng giờ đă tan vỡ theo gió bay. Vậy “Em ” ghép lại đêm thực chất thể hiện nỗi khát vọng ghép lại những mảnh đêm hạnh phúc dường như đã vỡ vụn đê tìm lại niêm vui, sự toàn vẹn trong giấc mơ đêm khi có anh bên mình. Hình ảnh “Bóng đêm ” trong bài thơ này mang hiêu tâng ỷ nghĩa. Hình ảnh “Đêm một nửa ” là biêu tượng chỉ người phụ nữ với nỗi đau mất mát trong tình yêu. Bởi không có anh em chỉ còn là một nửa. “Ghép đêm ” thực chất là ghép lại những mảnh kí ức hạnh phúc trong quá khức của tình yêu. 3.3.2. 3.3.2.1. Sự cách tân trong cấu trúc so sánh Câu trúc so sảnh đảo Không chấp nhận những trật tự có sẵn, dám thử nghiệm, dám thay đổi, Vi Thùy Linh không chỉ thay đổi quan niệm về sứ mệnh của thơ, về vai trò của nhà thơ, thay đổi những quan điểm thẩm mĩ... mà còn xáo trộn mọi niêm luật, thay đổi các hình thức biêu hiện mang dấu ấn riêng trong phong cách nghệ thuật của mình. Ngoài cấu trúc so sánh truyền thống, Vi Thùy Linh đã sử dụng nó thuần thục và biến cấu trúc đó thành cấu trúc so sánh đảo đem đến cho người đọc sự liên tưởng, phán đoán độc đáo. Theo khảo sát, chúng tôi thấy tác giả thường xuyên đảo trật tự các yếu tố so sánh và đưa nhiều loại từ so sánh vào cấu trúc đê tạo ra những hình thức biêu đạt mới, tạo ra cách hiêu bât ngờ thú vị. Tác giả đă đưa từ so sánh và chuân so sánh lên đâu câu trúc đê nhân mạnh nỗi buồn của người phụ nữ: “Như con hà nỗi buồn cứ bám chặt vào ta” [tss - B - A - x] (Cầu vong) Hay nhấn mạnh đồ cao vai trò người đàn ông trong cuộc đời người phụ nữ: “Như vị thánh mọc ra từ cánh hoa thiêng Anh: Sự sống.” [tssi - Bj - A - tss B2] (Song mã) Câu thơ trên, tác giả đã sử dụng hai loại so sánh (So sánh như, so sánh khuyết thiếu) và xen kẽ hai chuân so sánh và cấu trúc đê làm nôi bật đối tượng được so sánh là “Anh ” bằng cách đưa từ so sánh và chuẩn so sánh lên đầu. Trong thơ Vi Thùy Linh, nhân 5 3 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học vật Anh có vai trò đặc biệt. Tôn vinh anh như một vị thánh huyền thoại đầy quyền năng chưa đủ, nhà thơ còn coi người đàn ông là sự sống của cuộc đời người phụ nữ. Nhà thơ đã cách tân cấu trúc bằng cách xen kẽ hai loại từ so sánh khác nhau vào cấu trúc và đưa phương diện so sánh lên đầu đê nhấn mạnh nhằm tạo sự liên tưởng và kích thích trí tò mò trong lòng độc giả: “Căng và trong như mặt hồ đẹp nhất, là vầng mây Anh, vầng mây quyền năng quyện vào em vĩnh cửu.” [x - tssl - B - tss2 - A] (Và chúng ta bãt đâu một cuộc sông khác) Cụm tính từ “Căng và trong” được đưa lên đầu cấu trúc đế nhấn mạnh tính chất và trạng thái của sự vật. vế A là “vầng mây Anh ” được so sánh với vế B “mặt hồ đẹp nhất” thông qua hai loại từ so sánh đồng nhất “như, là”. Mặt hồ đẹp nhất gợi ta liên tưởng đến nhừng nước hồ ở đây trong xanh, không vân đục, dịu mát, căng tràn sức sống. Vâng mây anh thực chât là hình ảnh biêu tượng, đó là chỉ tình yêu của anh dành cho em. vầng mây hay chính là tình yêu của anh lại được so sánh với mặt hồ đẹp nhất giúp người đọc dễ dàng nhận thấy đây tình yêu của anh dành cho em là một tình yêu đẹp, trong sáng, không hề gợn chút gian dối, toan tính. Tình yêu anh quyện vào em nồng nàn, mạnh mẽ, căng tràn sức sống. 3.3.2.2. Câu trúc so sánh mở rộng Ngoài cấu trúc so sánh đảo, Vi Thùy Linh còn tạo ra cấu trúc so sánh mở rộng tạo nên những so sánh tầng bậc nối tiếp nhau, nhờ đó mà yếu tố chuấn so sánh hiện lên chi tiết, sống động đa ngĩa hơn. Việc thêm các yếu tố khiến cho dung lượng cấu trúc được “căng nở” tối đa. Nhà thơ đã đưa ra hai kiểu mở rộng: Kiêu mở rộng thứ nhất, các yểu tố thêm vào cấu trúc có thể là từ so sánh, phương diện so sánh, chuấn so sánh hoặc kết hợp nhiều yếu tố tham gia vào cấu trúc. “Những bông hoa rụng như đàn - môi - héo trên lưới giăng những giò phong lan lơ lửng như những - con - mắt vỡ từ đói mắt em.” [A] - tss 1 - B| (A 2 - tss 2 - B 2 )] (Vườn mắt) Hay: “Thơ là em- em là thơi Như tiền định/ Như tiên cảm” [CA 1 - tss 1 - B ì) - tss 2 - 5 4 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học B2- B3] (Những câu thơ mang vi mặn) Với kiêu mở rộng thứ hai, đó là mở rộng các thành tố phụ bô sung ỷ nghĩa cho các yêu tô làm chuân so sánh, nhò' đó chuân so sánh tạo ra sự đa nghĩa và thu hút sự liên tưởng độc đáo trong lòng độc giả. “Chiếc giường là dải thiên hà trăng, bao nhiêu ánh sáng bao nhiêu mùi hương bao nhiêu luồng bay bao nhiêu màu hoa bao đường cât cánh.” (Trên ngực Anh) Hay: “Em muôn là hải âu- loài chim không sợ sóng và bão biên Thế thì có được yêu anh không - Chim phượng hoàng ở đỉnh núi chót vót” (Huyền tích) Người con gái trong thơ ví mình là loài chim hải âu, độc giả có thê sẽ bõ' ngỡ về loài chim này, nhưng thông qua việc mở rộng những thành tố phụ đã bô sung cho các yếu tố làm chuẩn so sánh, người đọc cuối cùng cũng đã lí giải được ý nghĩa của câu thơ này. Hải âu là một loài chim sống ở biến, bay rất cao và có thê chống chọi được với sóng gió và bão biến. Nhân vật em trong bài thơ muốn mình là chim hải âu khiến người đọc hình dung đây là một cô gái mạnh mẽ, táo bạo, dù cho mọi khó khăn, gian khô trong bước đi kiếm tìm chân lí của hạnh phúc thì em vẫn dũng cảm vượt qua với ước nguyện cuối cùng là được ở bên anh, con chim đại bàng mà cả đời hải âu em cật lực kiếm tìm. Tiếu kết : Qua phép so sánh tu từ, nhà thơ đà thê hiện phong cách riêng của mình qua hai khía cạnh sáng tạo nghệ thuật tiêu biêu là sự sáng tạo trong biêu tượng thơ ca và những cách tân đôi mới về cấu trúc so sánh mang dấu ấn riêng, độc đáo. Những hình ảnh dường như trở nên quen thuộc nhưng Vi Thùy Linh đă kiến tạo vào đó một ý nghĩa biêu tượng mới thông qua biện pháp so sánh. Có thê nói Vi Thùy Linh là một trong những nhà thơ trẻ tiên phong, dẫn đầu trong việc làm mới hình thức so sánh nghệ thuật mang cá tính riêng. Những đóng góp về kiến tạo cấu trúc so sánh tu từ trong thơ ca của Vi Thùy Linh thật đáng trân trọng. 5 5 Lim Văn Hạnh Khóa luân tôt nghiệp đại học KẾT LUẬN 1. Trong ngôn ngữ học, so sánh được coi là một biện pháp nghệ thuật có vai trò kiên tạo hình ảnh, biêu tượng, qua đó làm tăng thêm hiệu quả thâm mĩ cho tác phấm. Do đó tìm hiêu so sánh tu từ trong tác phâm, người đọc không chỉ rung động trước cái hay cái đẹp của ngôn từ mà còn thể hiện những nội dung tư tưởng mà nhà văn, nhà thơ truyền đạt. 2. Qua việc khảo sát so sánh trong ba tập thơ của nhà thơ Vi Thùy Linh. Chúng tôi thống kê dược 265 phiếu sử dụng mô hình so sánh. Ket quả cho thấy Vi Thùy Linh đã dùng phép so sánh như một phương thức biêu đạt nội dung tư tưởng trong thơ tự do của mình. Tác giả đã sử dụng tất cả các mô hình so sánh: So sánh “A như B”, “A là B”, “A bằng B”, “A hơn B”... Trong đó mô hình so sánh ngang bằng được nhà thơ sử dụng nhiều nhất, khai thác triệt đế nhất đế tạo ra dấu ấn riêng cho thơ mình với 254/265 phiếu, chiếm 95, 84%...Ngoài ra Linh còn làm mới mô hình cấu trúc đế tạo ra sự bất ngờ khiến người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng đe tìm ra chìa khóa của tác phấm và thông điệp của nhà thơ. 3. Phân tích biện pháp tu từ trong thơ Vi Thùy Linh càng làm cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc về nội dung tư tưởng của tác phâm và góp phần tạo nên dấu ấn và phong cách cá tính riêng trong thơ Vi Thùy Linh. Có thể khăng định rằng so sánh tu từ đã góp phần tạo nên thành công về mặt ngôn ngữ nghệ thuật cho thơ Vi Thùy Linh, giúp linh vừa gắn bó với truyền thống, vừa tạo ra cho mình một phong cách riêng, dấu ấn riêng trong dòng thơ đa sắc, đa chiều và đang biến đôi không ngừng hiện nay. Trong một thời gian có hạn và khuôn khô hạn chế của đề tài, khóa luận không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn đế khóa luận hoàn thiện hơn. 5 6 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách nghiên cửu 1. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội. 2. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội. 3. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điếm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. II. Tài liệu tham khảo 4. Nguyễn Thị Mai Anh (2010), Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác phâm Vi Thùỵ Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly, Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH & NV. 5. Đỗ Thị Hoa (2012), Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Vi Thủy Linh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà nội 2. 6. Nguyễn Thị Hoài (2009), Thơ Vi Thùy Linh trong mạch năm 1975, Hội nghị sinh viên khoa học trường ĐHSP Đà thơ trẻ ViệtNam sau Nằng. 7. Vi Thùy Linh (1999), Khát, Nxb Hội nhà văn. 8. Vi Thùy Linh (2000), Linh, Nxb Thanh niên. 9. Vi Thùy Linh (2005), Đồng tử, Nxb Văn nghệ. 10. Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điên thuật ngữ văn học, Nxb GD, Hà Nội. 11. Lê Thị Thùy Vinh (2013), Một số biêutượng trong thơ khoa học, Trang Văn học - Đại học Tây Vi Thủy Linh, Báo cáo Bắc. III. Tạp chí và trang wed 12. Ngô Văn Giá (2011), Vi Thùy Linh những trận bạo động chữ, http: //dlib.huc.edu.vn/handle/123456789/783 13. Trần Thiện Khanh (2014), Vi Thùỵ Linh và một kiêu tư duy về lời, vietvan.net 14. Thụy Khuê (2006), Vi Thùy Linh Thuykhue.free/stt/v /VTL.html 15. Vi Thùy Lỉnh trả lời bạn đọc, giaitri.Vnexpress.net nhục cảm sáng tạo, http: [...]... “A-B ” (từ so sánh bị triệt tiêu) Mô hình so sánh “A-B” chỉ đưa ra đối tượng so sánh (Ve A và vế B) mà không sử dụng từ làm công cụ đê so sánh có nghĩa là phương diện so sánh và từ so sánh bị ấn đi Đây là dạng biến thê của mô hình so sánh dạng đầy đủ: “AxtssB” Loại so sánh này là kiếu so sánh ngầm, nét tương đồng giữa hai vế tạo nên sự so sánh ngầm ấy So với so sánh tu từ trực tiếp thì phép so sánh này... pháp so sánh chia ra làm hai loại: So sánh tu từ nôi và so sánh tu từ chìm - So sánh tu từ nôi Đây là loại mô hình so sánh hoàn chỉnh Nét tương đồng, cơ sở của sự so sánh được thế hiện ra bằng những từ ngữ cụ thê mà người đọc và người nghe dễ nhận thấy Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” 1 1 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học (Cảnh khuya - Hô Chỉ' Minh) - So sánh tu từ chìm Đây là loại so. .. đầy đủ gồm bốn yếu tố của phép so sánh tu từ - Đảo trật tự so sánh 1 2 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học - Bớt cơ sở , thuộc tính so sánh - Bớt từ so sánh - Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu” - Dùng từ “là” làm từ so sánh Đây là loại so sánh ân dụ Trên cơ sở phân loại của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành phân loại so sánh tu từ thành các loại sau đây: - So sánh ngang bằng + Mô hình “A như... nhà thơ sử dụng khá nhiều biện pháp so sánh tu từ trong vi c diễn đạt lời thơ, ý thơ đê bày tỏ quan điêm của mình Các mô hình so sánh được Vi Thùy Linh sử dụng đa dạng, phong phú, có mặt ở hầu hết các mô hình so sánh Trong đó mô hình so sánh ngang bằng được sử dụng nhiều nhất, chiếm 95,84% Đây là kiêu so sánh dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao Kiểu so 2 4 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học sánh. .. ngữ thơ 1 5 Lưu Văn Hạnh Khóa luân tốt nghiệp đại học 1.3.Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh 1.3.1 Hành trình sáng tác Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh sinh ngày 4/ 4/ 1980, tại Hà Nội, bút danh là ViLi, tốt nghiệp Học vi n Báo chí - Tuyên truyền và hoạt động trong lĩnh vực báo chí Sinh năm 1980, nhưng Vi Thùy Linh đã có nhiều dấu hiệu khác biệt so với cái vùng tư duy và cảm xúc của những người cùng tu i Nhà thơ. .. tính dục làm nên thương hiệu cho thơ Vi Thùy Linh, nó giúp nhà thơ truyền tải hết cảm xúc mãnh liệt trong tình yêu Tiểu kết: Vi c tìm hiếu khát quát về so sánh tu từ, ngôn ngữ thơ và hành trình sáng tác của tác giả đã giúp chúng tôi có một cái nhìn tống thế và đó chính là cơ sở lí luận chung nhất để dễ dàng đi sâu vào phân tích hiệu quả so sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh Chương 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ,... tập thơ song ngữ đầu tiên của Linh ra đời Đợi đến khi “ViLi in love” hiện diện Vi Thùy Linh bất ngờ sẽ tuyên bố tạm dừng thơ, chuyển sang vi t tùy bút và văn xuôi Rồi bất ngờ, năm 2010, Vi Thùy Linh cho ra tập thơ “Phim đôi- tình tự chậm” Đây là một cuốn sách “đẹp nhất Vi t Nam hiện nay” Tháng 8 năm 2011, tập thơ “Chu du cùng ông nội”, tập thơ cuối cùng của Vi Thùy Linh được xuất bản Khi tạm dừng thơ, ... pháp so sánh tu từ Theo Cù Đình Tú trong cuốn: “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Vi t” [3, tr.22] chia so sánh tu từ làm hai phần nội dung và hình thức: - về mặt nội dung chia làm hai loại so sánh: So sánh tu từ chìm và so sánh tu từ nổi - về mặt hình thức, chia làm các loại sau: + “A như (tựa như ) B” + “A bao nhiêu B bấy nhiêu” + “A là B” + “A-B” Theo Đinh Trọng Lạc, căn cứ vào từ ngữ dùng làm... hoặc kêt hợp cả biêu hiện lẫn tạo hình Vi Thùy Linh luôn làm mới mô hình so sánh bằng cách đảo trật tự câu trúc so sánh một cách linh hoạt, khéo léo, đê tạo ra mô hình mới mang cá tính Linh Chương 3 HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP so SÁNH TƯ TÙ TRONG THƠ VI THÙY LINH 3.1 .So sánh tu từ góp phần thế hiện vẻ đẹp hình ảnh người phụ nữ 3.1.1 3.1.1.1 Hình ảnh người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi Vẻ đẹp thuần khiết,... Một phép so sánh đúng đắn nhất bao giờ cũng phải thỏa mãn những điều kiện sau: - Phải có 2 vế: vế A (sự vật so sánh) , vế B (sự vật dùng đe so sánh) - Đối tượng đưa ra so sánh là khác loại - Giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng đế so sánh Theo PGS TS Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Vi t” [2] và Nguyễn Thế Lịch trong cuốn: “Yeu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nghệ

Ngày đăng: 30/09/2015, 08:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2004
2. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb GD
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2003
3. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điếm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.II. Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điếm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo Dục
Tác giả: Cù Đình Tú
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1983
5. Đỗ Thị Hoa (2012), Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Vi Thủy Linh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Thị Hoa (2012), Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Vi Thủy Linh, Khóa luận tốt
Tác giả: Đỗ Thị Hoa
Năm: 2012
6. Nguyễn Thị Hoài (2009), Thơ Vi Thùy Linh trong mạch thơ trẻ ViệtNam sau năm 1975, Hội nghị sinh viên khoa học trường ĐHSP Đà Nằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hoài (2009), Thơ Vi Thùy Linh trong mạch thơ trẻ ViệtNam saunăm 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài
Năm: 2009
7. Vi Thùy Linh (1999), Khát, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khát
Tác giả: Vi Thùy Linh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1999
8. Vi Thùy Linh (2000), Linh, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Linh
Tác giả: Vi Thùy Linh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
9. Vi Thùy Linh (2005), Đồng tử, Nxb Văn nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng tử
Tác giả: Vi Thùy Linh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2005
10. Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điên thuật ngữ văn học, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điên thuật ngữ văn học
Tác giả: Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2006
11. Lê Thị Thùy Vinh (2013), Một số biêutượng trong thơ Vi Thủy Linh, Báo cáo khoa học, Trang Văn học - Đại học Tây Bắc.III. Tạp chí và trang wed Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Thùy Vinh (2013), Một số biêutượng trong thơ Vi Thủy Linh, Báo cáo
Tác giả: Lê Thị Thùy Vinh
Năm: 2013
12. Ngô Văn Giá (2011), Vi Thùy Linh những trận bạo động chữ, http: //dlib.huc.edu.vn/handle/123456789/783 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi Thùy Linh những trận bạo động chữ
Tác giả: Ngô Văn Giá
Năm: 2011
13. Trần Thiện Khanh (2014), Vi Thùỵ Linh và một kiêu tư duy về lời, vietvan.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi Thùỵ Linh và một kiêu tư duy về lời
Tác giả: Trần Thiện Khanh
Năm: 2014
14. Thụy Khuê (2006), Vi Thùy Linh nhục cảm sáng tạo, http:Thuykhue.free/stt/v /VTL.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi Thùy Linh nhục cảm sáng tạo
Tác giả: Thụy Khuê
Năm: 2006
4. Nguyễn Thị Mai Anh (2010), Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác phâm Vi Thùỵ Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly, Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH & NV Khác
15. Vi Thùy Lỉnh trả lời bạn đọc, giaitri.Vnexpress.net Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w