Nhóm động từ biến hoá

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 56 - 59)

Theo số lợng thống kê, nhóm động từ biến hoá xuất hiện trong ca dao trữ tình với tần số thấp nhất so với những động từ khác: 34 lần/ 13811động từ, chiếm 0,24%. Nhóm động từ biến hoá biểu thị sự biến hoá, chuyển đổi của sự vật này thành sự vật khác: biến ra, hoá, hoá ra, hoá thành, thành...

Trong cuộc sống sự biến đổi, chuyển đổi từ sự vật này thành sự vật khác, từ cái này thành cái khác diễn ra rất hạn chế. Bởi vậy trong ca dao, thể hiện điều này cũng chỉ trong những trờng hợp hữu hạn:

Bao giờ cá chép hoá rồng Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xa.

(CDTTVN - tr. 49).

Một mai ai chớ bỏ ai

Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim.

(CDTTVN - tr. 298)

Sự vật này biến thành sự vật khác là cách nói quá của dân gian. Hoặc là để chỉ một sự việc khác nếu có thể xảy ra. Chặng hạn việc đền đáp công ơn cha mẹ của con cái khó có thể đủ đầy đợc, công ơn cha mẹ nh trời bể kia thì làm sao có thể trả hết đợc. Bởi vậy mới có việc: “Bao giờ cá chép hoá rồng” thì mới: “Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xa”. Bên cạnh đó, ca dao trữ tình còn cho thấy tình nghĩa của con ngời có thể làm thay đổi sự vật. Nếu nh tình nghĩa ấy thắm thiết, mặn nồng, gắn bó keo sơn thì việc gì cũng có thể làm đợc, kể cả việc “chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim”.

Ta có thể bắt gặp những câu ca dao tơng tự nh:

Để em đậu má cái ngời đi ô. Ước gì em hoá ra ong Để em quấn quýt trong lòng cái ô. - Ước gì em hoá ra bèo

Anh hoá ra nớc, đói nghèo có nhau. Ước gì em hoá ra tramnh Anh hoá ra bút vẽ cành hoa mai.

(CDTTVN- tr.495)

Nh vậy, nhóm động từ biến hoá xuất hiện với tần số không nhiều nhng đã thể hiện đợc nội dung khá phong phú.

Tiểu kết chơng 2

1. Ca dao trữ tình là mảng lời ca lớn nhất trong kho tàng ca dao Việt Nam. Mảng lời ca này rất đa dạng và phong phú về mặt cấu tạo và cách thức thể hiện. Do vậy khi đi vào khảo sát, việc phân loại các động từ rất khó khăn và cũng chỉ mang tính chất tơng đối, cha đầy đủ, cha đáp ứng đợc tính toàn diện trong việc nghiên cứu đặc điểm các nhóm động từ trong ca dao trữ tình. Tuy vậy qua khảo sát nghiên cứu các nhóm động từ trong ca dao trữ tình, chúng tôi đã thống kê đợc 12 nhóm, theo tỉ lệ từ cao xuống thấp nh sau:

- Động từ nội động: 30,9% - Động từ ngoại động: 23,67% - Động từ chỉ trạng thái tâm lý: 11,93% - Động từ chuyển động có hớng: 8,16% - Động từ cảm nghĩ, nói năng: 7,37% - Động từ phát nhận: 5,84% - Động từ xuất hiện, tồn tại, tiêu huỷ: 4,46% - Động từ tình thái: 2,7% - Động từ gây khiến: 2,07% - Động từ nối kết: 1,29% - Động từ bị động: 0,48%

Trong đó có 6 nhóm: động từ nội động, động từ ngoại động, động từ chỉ trạng thái tâm lý, động từ chuyển động có hớng, động từ cảm nghĩ, nói năng, động từ phát - nhận xuất hiện với tỉ lệ cao, hơn 5% trở lên.

2. Các nhóm động từ trong ca dao trữ tình hầu hết dợc dùng để miêu tả hoạt động, hành động của con ngời, cũng nh để thể hiện tâm trạng, tình cảm, nỗi niềm sâu kín của nhân vật trữ tình. Đồng thời các nhóm động từ còn phản ánh sự xuất hiện hay tồn tại, mất đi của sự vật và con ngời. Chung quy lại, động từ trong ca dao trữ tình có ý nghĩa miêu tả mọi hoạt động diễn ra trong cuộc sống của con ngời. 3. Trong ca dao trữ tình, động từ có vai trò rất quan trọng. Nó làm cho câu ca trở nên sống động hơn, linh hoạt hơn và nhiều màu sắc hơn. Việc sử dụng động từ trong ca dao trữ tình là một dụng ý mang tính nghĩa nghệ thuật của các tác giả dân gian, nó tạo nên nhiều tầng ý nghĩa cho ca dao Việt Nam. Việc vận dụng các động từ trong ca dao góp phần làm cho ca dao Việt Nam thêm phần bóng bẩy và hàm súc hơn.

Chơng 3

trong ca dao trữ tình việt nam

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 56 - 59)