Động từ trong ca dao trữ tình có chức năng cơ bản nhất là làm vị ngữ, biểu thị hành động, trạng thái, tình cảm của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, ở môĩi nhóm động từ thì sự hành chức của nó không giống nhau, tức là mỗi nhóm động từ có khả năng kết hợp với những từ khác nhau tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của nó trong nội dung từng bài ca dao.
Việc sử dụng động từ trong ca dao trữ tình là cách sử dụng từ ngữ mang tính nghệ thuật của tác giả dân gian, chính vì vậy mà các động từ đợc sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Có thể dùng động từ theo phép liệt kê hoặc dùng động từ lặp lại để
miêu tả hoặc nhấn mạnh sự việc. Cũng có thể dùng động từ phối hợp thành từng cặp hành động hô ứng hoặc cặp hỏi đáp nhằm bộc lộ cảm xúc, trí tuệ của nhân vật trữ tình. Ngoài ra, có thể dùng ngữ động từ, kết cấu C - V lặp lại để bộc lộ tâm t, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Tất cả các cách sử dụng động từ nói trên đều thể hiện sự tài tình, tinh tế trong những sáng tác ca dao của nhân dân lao động. Sự nhạy bén, linh hoạt, năng động trong lao động của nhân dân đã in dấu ấn trong những bài ca dao truyền miệng của họ. Đối t- ợng phản ánh của ca dao trữ tình, vì vậy, lại chính là con ngời với tất cả những quan hệ xã hội phức tạp. Cho nên động từ là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chất thơ trong ca dao trữ tình để bộc lộ những nỗi niềm sâu kín, tình cảm riêng t cũng nh những hoạt động của nhân vật trữ tình.
Tiểu kết chơng 3
1.Trên đây chúng tôi điểm qua một số đặc điểm quan trọng về sự hành chức và cách sử dụng động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. Có thể nói rằng, ca dao nói chung và ca dao trữ tình nói riêng có rất nhiều cách sử dụng động từ tạo nên tính linh hoạt, uyển chuyển và mang tính nghệ thuật trong ca dao. Những truyền thống nghệ thuật này không những chỉ tồn tại dới dạng những đặc điểm về thủ pháp nghệ thuật, mà còn tồn tại dới dạng những câu hát có sẵn đợc dùng vào trong những tác phẩm mới. Sự hình thành nên một kho văn liệu thơ ca dân gian phong phú và việc sử dụng thờng xuyên kho văn liệu đó trong sáng tác ca dao là một đặc điểm của sự sáng tạo nghệ thuật trong văn học dân gian.
2. Các nhóm động từ trong ca dao trữ tình ngoài khả năng chung là trực tiếp làm vị ngữ, làm thành tố trung tâm của cụm từ thì chúng còn có cách kết hợp riêng đặc trng của mỗi nhóm: nhóm động từ nội động kết hợp với các phó từ chỉ thời gian, chỉ sự tiếp diễn; nhóm động từ ngoại động đòi hỏi thành tố phụ phía sau là danh từ; nhóm động từ phát - nhận đòi hỏi hai thành tố phụ: đối tợng tiếp nhận và sự vật; nhóm động từ gây khiến đòi hỏi hai thành tố phụ là danh từ và động từ; nhóm động từ xuất hiện, tồn tại, tiêu huỷ thì sau nó bao giờ cũng là danh từ; nhóm động từ cảm
dùng độc lập mà kết hợp với một từ khác làm bổ tố chỉ sự kết quả của sự biến hoá; nhóm động từtình thái đòi hỏi thành tố phụ phía sau là một động từ mang ý nghĩa từ vựng chân thực; nhóm động từ chuyển động có hớng kết hợp với thành tố phụ là danh từ chỉ phơng hớng; nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lý kết hợp với phó từ chỉ mức độ và phó từ chỉ thời gian; nhóm động từ nối kết kết hợp với phó từ chỉ thời gian; nhóm động từ bị động có khả năng kết hợp với thành tố phụ phía sau là một kết cấu chủ - vị (có khi tỉnh lợc chủ ngữ).
3. Động từ khi đi vào ca dao trữ tình đã đơc các tác giả dân gian sử dụng nh một phơng tiện mang tính nghệ thuật. Chúng có thể đợc dùng theo phép liệt kê, dùng lặp lại, dùng phối hợp thành cặp hoặc dùng ngữ động từ, kết cấu C - V lặp lại… để thể hiện những nội dung phong phú, đầy chất thơ trong ca dao trữ tình.
Qua quá trình thống kê, tìm hiểu “đặc trng ngữ nghĩa của các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam”, chúng tôi cho rằng, trong sáng tác ca dao không thể không sử dụng tiểu loại động từ, bởi đây là các lớp thực từ chủ yếu biểu thị những hành động, tâm trạng tình cảm của nhân vật trữ tình, mà ca dao trữ tình lại luôn gắn với cuộc sống lao động của nhân dân, là tâm hồn của nhân dân lao động, đồng thời động từ cũng là lớp từ góp phần rất lớn trong việc tạo nên giá trị lâu bền, hấp dẫn cho ca dao Việt Nam. Đã qua bao thế hệ, từ đời này sang đời khác, những vần ca dao êm ngọt, dịu dàng vẫn còn mới mẻ tơi nguyên, vẫn làm rung động biết bao tâm hồn độc giả hôm nay. Qua những bài ca dao chúng ta cảm nhận đợc những tình cảm thân thơng, đằm thắm mà rất sâu nặng của mỗi con ngời Việt Nam đối với quê hơng, gia đình, bạn bè, vợ chồng, anh em. Đặc biệt là tình cảm trong tình yêu đôi lứa mới duyên dáng, ý vị làm sao. Tất cả đã tạo nên sức sống lâu bền cho ca dao. Qua đó chúng tôi rút ra các kết luận sau đây:
1. Đặc trng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam là một đề tài vô cùng mới mẻ. Đi vào nghiên cứu đề tài này ngời đọc không chỉ hiểu sâu hơn về ca dao, cảm nhận thêm về cái hay cái đẹp trong ca dao mà còn là một b- ớc khám phá thú vị về động từ trong tiếng Việt.
2. Động từ - một trong những từ loại quan trọng làm nên câu tiếng Việt - đợc sử dụng trong ca dao trữ tình với số lợng khá lớn: 1685 từ, và tần số xuất hiện là 13811 lần. Đề tài này đã đi vào khảo sát đợc 12 nhóm động từ, đồng thời thấy đợc sự hành chức của mỗi nhóm động từ riêng biệt, cũng nh đã phân tích đợc các cách sử dụng động từ trong ca dao trữ tình của các tác giả dân gian.
3.Tác giả dân gian đã sử dụng rất khéo léo, tài tình, sáng tạo các động từ vào trong những làn điệu dân ca, làm cho mỗi câu ca dao thể hiện nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Điều đó đã tạo nên một nét độc đáo trong ca dao so với các thể loại văn học khác. Và điều làm cho ca dao trở nên linh hoạt, sinh động, hấp dẫn đó là việc sử dụng những động từ vào những bài ca dao rất thích hợp. Đây thật sự là một dụng ý mang tính nghệ thuật của các tác giả dân gian. điều này đã mang lại giá trị nội dung cũng nh giá trị nghệ thuật đặc sắc cho ca dao.
của cuộc sống nhân dân lao động. Qua đó ngời đọc có thể hình dung đợc cuộc sống bình dị xa của nhân dân ta, đồng thời cảm nhận đợc cái hay, cái đẹp của ca dao. Đó chính là đóng góp của ca dao trong kho tàng văn học dân gian nớc nhà.