Nhóm động cảm nghĩ, nói năng

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 43 - 45)

Nhóm động từ cảm nghĩ nói năng xuất hiện 1018 lần/ 13811động từ, chiếm 7,37%. Đây là nhóm động từ biểu thị sự hoạt động thuộc nhận thức. Trong ca dao trữ tình chúng ta bắt gặp các động từ cảm nghĩ, nói năng nh: biết, hiểu, nghĩ, nói, biểu, bàn bạc, chối từ, đồn, gọi, hay mỉa mai, nghi, ngờ, ngẫm, nhắn, nhắn nhủ, phàn nàn, răn, xui...Đây là những động từ thể hiện hành động cảm nghĩ, nói năng của

nhân của nhân vật trữ tình. Từ sự hiểu biết, nhận thức cho đến cách suy nghĩ, cảm nhận, cách nói năng, tất cả đợc thể hiện tâm t tình cảm của nhân vật trữ tình.

Để biểu thị cùng một khái niệm nhng tác giả dân gian có thể sử dụng các cách diễn đạt khác nhau. Chẳng hạn từ “biết ” và “hay” có lúc thì tác giả dân gian dùng từ “biết”:

Bắc thang lên hái hoa vàng Vì ai nên thiếp biết chàng từ đây.

(CDTTVN - tr. 51)

Biết nhau từ thuở trọc đầu Bây giờ có tóc gặp nhau chẳng chào.

Có lúc lại dùng từ “ hay”:

Em nh cây quế giữa rừng Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay

Anh nh cây phớn nhà chay Em nh chiếc đũa sánh tày sao nên.

(CDTTVN - tr. 196)

Trong ca dao trữ tình các nhân vật trữ tình còn thể hiện đợc những tâm t, suy nghĩ của chính mình. Đó là những suy nghĩ chân thành nhất mà chỉ có ca dao mới có thể diễn tả đợc một cách tài tình:

Không trong cũng nớc giữa dòng Không tin bạn uống vào lòng mà xem.

(CDTTVN - tr. 258)

Nghĩ rằng đá nát thì thôi Ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng

Chăn đơn gối chiếc lạnh lùng Nửa thì tôi đắp, nửa phòng tình nhân

Nhớ lời hẹn ớc ba sinh Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?

(CDTTVN - tr. 325)

Từ những tâm t, suy nghĩ đó để rồi chính nhân vật trữ tình đã nói ra thành lời, diễn giải, giãi bày đợc những điều chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn:

Chàng về em dặn lời này

Dặn câu tha mẹ, dặn lời trình cha Đã đành duyên phận đôi ta Thì chàng sẽ bớc chân ra mà về.

Chàng về xin cứ việc về Đừng nên bẻ lá nguyện thề với ai.

(CDTTVN - tr. 85, 86)

Nói và làm là hai hành động đi liền với nhau của con ngời. Ca dao trữ tình thể hiện điều này rất phong phú: có khi nhân vật trữ tình nói đi đôi với làm, nh ng cũng có khi nói một đằng làm một nẻo, lại cũng có khi lời nói là một trách móc, giận hờn:

Nghe lời bạn nói đậm đà

Chồng con chẳng phải rứa mà em thơng.

(CDTTVN - tr. 324)

Nói xa đây đã biết gần Lo là đó phải ân cần hỏi han.

(CDTTVN - tr. 351)

Lời nói của nhân vật trữ tình còn là lời nhắn nhủ, dặn dò với đối tợng khác:

Nhắn ai trảy chợ kinh thành Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về.

(CDTTVN - tr. 341) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ai về nhắn mẹ cùng cha Lấy chồng nhà có cực ba bảy đàng.

(CDTTVN - tr. 20)

Nói tóm lại, những động từ cảm nghĩ, nói năng trong ca dao trữ tình đã thể hiện đợc những suy nghĩ, tâm t, tình cảm trong nhân vật trữ tình. Và chính những nhân vật trữ tình cũng đã nói đợc thành lời những suy nghĩ tâm t của mình.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 43 - 45)