Nhóm động từ chuyển động có hớng

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 41 - 43)

Nhóm động từ chuyển động có hớng là nhóm động từ biểu thị chuyển động trong không gian hớng đến một điểm nhất định. Nhóm động từ này xuất hiện trong ca dao trữ tình với tần số 1127lần/ 13811 động từ, chiếm 8,16%. Chúng gồm các động từ: đi, đến, tới, sang qua, về, lại, lên, vào...

Đối tợng chủ yếu của ca dao trữ tình là thiên nhiên và con ngời, trong đó con ngời là con ngời luôn vận động, chứ không phải là con ngời tĩnh tại. Bên cạnh những hoạt động tự thân, hoạt động tác động đến đối tợng khác, thì hoạt động của con ngời còn là những hoạt động có hớng. Đây là những động từ diễn tả hoạt động của nhân vật trữ tình hớng tới một địa điểm nhất định nào đó. “Đi” và “về” là hai hoạt động không thể thiếu đợc trong cuộc sống con ngời, do đó trong ca dao trữ tình chúng xuất hiện với tấn số khá nhiều:

Đàn ông đi bể có đôi Đàn bà sinh đẻ mồ côi một mình.

(CDTTVN - tr. 152)

Cha chồng đi dọc đi ngang Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi.

(CDTTVN - tr. 19)

Đi đâu cho thiếp đi cùng Đó no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam

(CDTTVN - tr.169) Đặc biệt động từ “ về ” xuất hiện với tần số 410 lần.

ở đây không chỉ đơn thuần là “về nhà” mà địa điểm để nhân vật “về” rất nhiều- đó là những quê hơng giàu có, tơi đẹp của chúng ta:

Hỡi cô thắt lng bao xanh về Đình Bảng với anh thì về

Đình Bảng có lịch, có lề,

Có sông tắm mát, có nghề nhuộm thâm.

(CDTTVN - tr. 245)

Hỡi cô thắt lng bao xanh về Nam Định với anh thì về

Nam Định có bến đò chè, Có tàu Ngô khách, có nghề ơm tơ.

Nhân vật trữ tình còn đợc miêu tả trong hình ảnh ẩn dụ của tự nhiên:

Chim quyên về núi tang tình Có đôi cũng lịch, một mình cũng xinh.

(CDTTVN - tr. 107)

Động từ “về” còn xuất hiện trong cả những lời đa đẩy giao duyên của nhân vật trữ tình:

Muốn ăn cơm trắng cá trôi Thì về Mẫn Xá dệt sồi với anh,

Muốn ăn cơm trắng canh cần Thì về Đồng Lãng đan giần với anh.

(CDTTVN - tr. 308)

Ngoài ra các động từ chuyển động có hớng khác cũng xuất hiện trong ca dao trữ tình khá nhiều:

Em ở sông dới mới lên

Có lời chào bạn sông trên mới về

Thuyền anh buôn bán những gì Lỡ buồm lạc gió bây giờ mới xuôi?

(CDTTVN – tr. 198)

Rủ nhau xuống biển mò cua

Lên non bắt nhạn, chùa nghe kinh.

(CDTTVN - tr. 385)

Con hơu trót mắc phải chà Khi vào thì dễ, khi ra hiểm nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(CDTTVN - tr. 447)

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam (Trang 41 - 43)