1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc trưng ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ việt nam

56 597 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 537,69 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ VÂN ANH ĐẶC TRƢNG NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ LOÀI CHÓ VÀ MÈO TRONG THÀNH NGỮ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ VÂN ANH ĐẶC TRƢNG NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ LOÀI CHÓ VÀ MÈO TRONG THÀNH NGỮ VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Lan Anh SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành cùng với sự nỗ lực của bản thân, em còn được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo, Thạc sĩ Trần Thị Lan Anh. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Trần Thị Lan Anh đã giúp đỡ tận tình, trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, phòng Quản lí Khoa học, phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các cán bộ thư viện nhà trường cùng các bạn sinh viên K51 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế em kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Sơn La, tháng 5, năm 2014 Ngƣời viết Nguyễn Thị Vân Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Cấu trúc của khóa luận 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7 1.1. Khái quát về thành ngữ 7 1.2. Từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ. 11 1.3. Thành ngữ có từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong tiếng Việt. 13 1.4. Các điều kiện chi phối đến sự xuất hiện của thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong tiếng Việt 14 1.4.1. Điều kiện văn hóa và tín ngưỡng 15 1.4.2. Điều kiện tự nhiên 16 1.4.3. Điều kiện đặc trưng tư duy của người Việt 17 1.4.4. Điều kiện văn hóa, xã hội 17 Chƣơng 2: ĐẶC TRƢNG NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ LOÀI CHÓ VÀ MÈO TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 21 2.1. Khái quát về ngữ nghĩa – văn hóa của từ 21 2.2. Ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ 22 2.3. Ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt 26 2.3.1. Tính đa nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt 26 2.3.2. Thiên hướng nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt 27 2.4. Ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận loài chó và mèo trong thành ngữ 30 2.5. Quan hệ giữa thành tố chỉ loài chó và mèo với các thành tố khác trong thành ngữ động vật 32 2.5.1. Quan hệ đối lập 32 2.5.2. Quan hệ không đối lập 34 2.6. Thành ngữ so sánh có từ ngữ chỉ loài chó và mèo 35 2.6.1. Số lượng thành ngữ so sánh có thành tố chỉ loài chó và mèo 36 2.6.2. Các dạng thành ngữ so sánh có từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong tiếng Việt 37 2.6.3. Các thành phần trong thành ngữ so sánh có từ ngữ chỉ loài chó và mèo 37 2.7. Đặc trưng về văn hóa tư duy của người Việt qua các thành ngữ có từ ngữ chỉ loài chó và mèo 41 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, ngôn ngữ được hình thành và tồn tại trên cơ sở vững chắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Trong toàn bộ hệ thống của ngôn ngữ, thành ngữ là một bộ phận giữ vai trò quan trọng, là kho tàng tri thức vô cùng quý báu của nhân dân lao động từ xa xưa. Cũng như ca dao, dân ca, tục ngữ thì thành ngữ là tiếng nói quen thuộc, gần gũi nhất, nó được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, từ nhân sinh quan và thế giới quan. Với cấu trúc ngắn gọn, không trau chuốt nên khi tiếp nhận, người đọc, người nghe rất dễ đọc, dễ nhớ. Chính vì thế mà việc sử dụng thành ngữ không chỉ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các tác phẩm văn chương mà còn được nhân dân lao động sử dụng như lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi ngôn ngữ thông qua ngôn từ có những cấu trúc tạo nghĩa khác nhau. Những cấu trúc này thể hiện tư duy văn hóa của dân tộc, trí thông minh và sự tài hoa của người bản ngữ. Thành ngữ là một trong những cấu trúc tạo nghĩa ấy. Thành ngữ không chỉ có tác dụng làm cho lời văn hay, hình tượng đẹp mà còn diễn tả được ý tưởng một cách sâu sắc, tế nhị và hàm súc. Trong kho tàng thành ngữ Việt Nam, thành ngữ có yếu tố chỉ động vật chiếm một phần rất lớn đặc biệt là thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo, bởi đây là 2 loài động vật gần gũi với cuộc sống của con người. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về lớp thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo mà cụ thể hơn đó là nghiên cứu về Đặc trưng ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt, ta sẽ thấy được điều kì diệu, trí thông minh và sự tinh tế của dân tộc cũng như đặc trưng văn hóa, quan điểm thẩm mĩ của cha ông ta đã đúc kết lại từ bao đời nay. Với lòng say mê, mong muốn được tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc cũng như muốn hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc qua cách sử dụng thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo, chúng tôi hi vọng qua khóa luận này sẽ cung cấp thêm cho người đọc có thêm những hiểu biết về 2 thành ngữ Việt Nam nói chung và đặc biệt là thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo nói riêng. Đồng thời, chúng tôi còn mong muốn khóa luận này sẽ một phần nào giúp thế hệ trẻ có cái nhìn đúng đắn, niềm say mê, yêu thích và sử dụng đúng cách đối với thành ngữ Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói, đến giai đoạn hiện nay nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt đã thu hút được rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, đáng ghi nhận. Công trình nghiên cứu đầu tiên trong tiếng Việt là Về tục ngữ và ca dao của Phạm Quỳnh được công bố năm 1921. Tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỉ XX việc nghiên cứu thành ngữ mới có được cơ sở khoa học nghiêm túc. Mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản cuốn từ điển Thành ngữ tiếng Việt (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang. Công trình này tuy còn chưa bao quát được hết tất cả thành ngữ tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn. Tiếp đó, năm 1989 xuất bản cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân và Kể chuyện về thành ngữ tục ngữ (1988-1990) do Hoàng Văn Hành chủ biên. Các công trình nghiên cứu sau đó đều đi sâu vào nghiên cứu với mục đích tìm ra sự khác biệt giữa thành ngữ với các đơn vị khác có liên quan, tức là khu biệt giữa thành ngữ với tục ngữ, giữa thành ngữ với ngữ định danh, giữa thành ngữ với cụm từ tự do. Có thể kể đến các công trình đó như: Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ (1973) của Cù Đình Tú, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (1976) của Nguyễn Văn Tu và gần đây nhất là Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc (2006) của Triều Nguyên. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa thuyết phục được các nhà nghiên cứu. Bởi lẽ ranh giới giữa thành ngữ với tục ngữ không phải là một đường kẻ thẳng băng, cũng không phải là bức thành ngăn tuyệt đối. Có những đơn vị được tác giả này cho là thành ngữ nhưng tác giả khác lại cho là tục ngữ. Vì vậy thành ngữ vẫn còn đang là một vấn đề còn để ngỏ cần được nghiên cứu. 3 Do có vị trí quan trọng trong kho từ vựng của ngôn ngữ, thành ngữ đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Thành ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các ngành Khoa học xã hội và nhân văn khác. Việc sử dụng thành ngữ có thành tố chỉ động vật nói chung và thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo nói riêng đã thể hiện được nét độc đáo, trí thông minh của nhân dân lao động, phản ánh đời sống, bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên sự đặc trưng, khác biệt trong cách diễn đạt ngôn ngữ, trong cách nhìn, cách nghĩ của dân tộc đối với hiện thực khách quan. Cùng chỉ một khái niệm, một hiện tượng, một trạng thái, một tình cảm nhưng mỗi dân tộc lại có cách sử dụng những thành ngữ có thành tố chỉ động vật khác nhau để diễn đạt. Những yếu tố chỉ động vật này thể hiện nét ngữ nghĩa – văn hóa của từng dân tộc và thường được gọi là thành tố văn hóa. Trong cuộc sống, người Việt đã sớm thuần hóa một số loài động vật như: trâu, bò, lợn, gà… và đặc biệt là loài chó và mèo. Hai loài động vật này rất gần gũi với cuộc sống của con người. Chúng gắn liền với nhận thức và tư duy của người Việt. Vì vậy, hình ảnh của loài chó và mèo xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ và người Việt thường có thói quen dùng hình ảnh của chúng để nói về chính con người. Do tầm quan trọng của nó trong văn học cũng như trong giao tiếp hằng ngày, thành ngữ tiếng Việt đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Những công trình nghiên cứu đó có thể kể đến như: Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ (Nguyễn Văn Mệnh, 1972); Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1976); Thành ngữ trong tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1987); Biến thể của thành ngữ, tục ngữ (Vũ Quang Hào, 1993); Phương pháp trường và việc nghiên cứu thành ngữ Anh – Việt (Phan Văn Quế, 1994); Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từ thành ngữ, tục ngữ ( Nguyễn Xuân Hòa, 1994)… Riêng về mảng thành ngữ có chứa thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt, Trịnh Cẩm Lan (1995) khi nghiên cứu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật, có đề cập đến thành ngữ động vật tiếng Việt nhưng 4 chưa đi vào miêu tả cụ thể các nghĩa khác nhau của mỗi từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ. Nguyễn Thúy Khanh trong Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (luận án PTS, 1996) đã nghiên cứu khá sâu ngữ nghĩa tên gọi các động vật trong tiếng Việt và có đề cập một phần “ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ so sánh có tên gọi động vật”. Có thể nói đến thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu về thành ngữ có thành tố chỉ động vật không còn là sự khởi đầu mà đã có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về đặc trưng ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt. Đây là những gợi ý để chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc trưng ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt”. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp Đại học, chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở những thành ngữ tiếng Việt có chứa thành tố chỉ loài chó và mèo. Và trong các thành ngữ này chúng tôi dành sự quan tâm chủ yếu đến đặc trưng về ngữ nghĩa và văn hóa của các từ ngữ chỉ hai loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, thành ngữ không chỉ là phương tiện trong sáng tác văn chương nghệ thuật mà còn là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày. Thành ngữ là tiếng nói, là hơi thở của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, không những vậy, thành ngữ còn tạo lập mối quan hệ giao tiếp giúp con người đến gần nhau hơn. Thông qua việc phân tích, tìm hiểu các thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo để thấy được cái hay, cái đẹp của thành ngữ cũng như thấy được nét đặc trưng văn hóa, quan điểm thẩm 5 mĩ, bản sắc dân tộc đã đúc kết lại từ xưa đến nay, trên cơ sở đó góp phần giúp người đọc hiểu sâu hơn về thành ngữ tiếng Việt. 4.2. Nhiệm vụ Đề tài hướng tới giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Giới thiệu khái quát những vấn đề lí thuyết xung quanh đề tài: định nghĩa về thành ngữ, thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo trong tiếng Việt, phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác như: tục ngữ, ngữ định danh… - Thống kê và phân loại nhóm thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo trong tiếng Việt. - Phân tích ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa thành tố chỉ loài chó và mèo, từ đó rút ra các nhận xét, kết luận về giá trị của nhóm thành ngữ này trong hoạt động ngôn ngữ, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong khoá luận bao gồm: - Phương pháp thống kê: thống kê tất cả những thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ loài chó và mèo, từ ngữ chỉ bộ phận của loài chó và mèo, thành ngữ so sánh có thành tố chỉ loài chó và mèo… - Phương pháp phân tích: phân tích những đặc trưng ngữ nghĩa có thể có của những từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ. - Phương pháp so sánh đối chiếu: từ những đặc điểm về đặc trưng ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo chúng tôi sẽ tiến hành đối chiếu so sánh với các thành ngữ có thành tố chỉ loài vật khác như: trâu, bò, lợn, gà…để làm nổi bật đặc trưng ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo cũng như nét đặc sắc văn hóa của dân tộc Việt trong cách sử dụng thành ngữ. Cả 3 phương pháp trên đều có tầm quan trọng như nhau và được vận dụng kết hợp xuyên suốt khóa luận. [...]... kết quả khảo sát trong cuốn từ điển Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội thì thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo là (59) thành ngữ Trong đó, có (32) thành ngữ có thành tố chỉ loài chó, (19) thành ngữ có thành tố chỉ loài mèo và (8) thành ngữ có thành tố của cả hai loài chó và mèo [15] Theo cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Giáo sư Nguyễn... thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo là (58) thành ngữ, trong đó có (32) thành ngữ có thành tố chỉ loài chó, (15) thành ngữ có thành tố chỉ loài mèo và (11) thành ngữ có thành tố chỉ cả loài chó và loài mèo [13] Theo cuốn Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia do Nguyễn Như Ý chủ biên thì số lượng thành ngữ có thành tố chỉ loài. .. góp phần làm cho thành ngữ tiếng Việt trở nên đa dạng và phong phú, đặc biệt là những thành ngữ có thành tố chỉ loài vật 1.3 Thành ngữ có từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong tiếng Việt Trong kho tàng thành ngữ Việt Nam, thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo có số lượng khá lớn so với các thành ngữ có thành tố động vật khác Sự xuất hiện hình ảnh của hai loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt khá... hai loài chó và mèo được xuất hiện với tần số khá cao trong thành ngữ tiếng Việt Việc khảo sát ở ba cuốn từ điển khác nhau sẽ đưa ra những số liệu khác nhau về thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và loài mèo trong tiếng Việt Tuy nhiên, sự khác nhau này là không đáng kể về số lượng thành ngữ có từ ngữ chỉ loài chó và mèo cũng như thành ngữ chỉ loài chó, thành ngữ chỉ loài mèo và thành ngữ có thành tố của. .. thành tố chỉ loài chó và mèo là (61) thành ngữ, trong đó có (34) thành ngữ có thành tố chỉ loài chó, (17) thành ngữ có thành tố chỉ loài mèo và (10) thành ngữ có thành tố chỉ cả hai loài chó và mèo [27] Qua việc khảo sát ở ba cuốn từ điển: Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang; Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Như Ý... ngữ tiếng Việt 2.3.1 Tính đa nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt Để làm rõ tính đa nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khảo sát ba cuốn từ điển: Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang; Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân và Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Như Ý chủ biên Kết... như mèo mất tai; Tiu nghỉu như mèo cắt tai; Tiu nghỉu như mèo bị cắt tai 2.3.2 Thiên hướng nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt Qua việc khảo sát một số cuốn từ điển, chúng tôi nhận thấy đa số từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt đều thiên về nét nghĩa tiêu cực Số lượng từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt thiên về nét nghĩa tích cực và trung... lượng thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo trong tiếng Việt là rất khác nhau Tuy nhiên, sự khác nhau về số lượng các thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo ở cả ba cuốn từ điển không nhiều, mức độ chênh lệch nhau giữa các cuốn từ điển là rất ít Từ đó, cũng cho ta thấy thành tố chỉ chó và mèo với tính 26 đa nghĩa của từ ngữ chỉ hai loài vật này trong thành ngữ tiếng Việt là khá đa dạng và phong... hiện của rất nhiều thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ động vật, trong đó, đặc biệt là loài chó và mèo Tuy không được nhìn nhận với những điểm tích 19 cực nhưng hình ảnh của loài chó và mèo xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ nói chung và thành ngữ chỉ động vật nói riêng Từ lâu hai loài chó và mèo đã được nhìn nhận là loài vật gần gũi, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người Dùng thành ngữ có thành tố chỉ. .. Đang) Mèo Từ điển thành ngữ và tục ngữ (Nguyễn Lân) Mèo Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Như Ý) Mèo Bảng 2.1 Thiên hướng nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt qua một số cuốn Từ điển Trong bảng 2.1, chúng tôi cũng nhận thấy, nếu xét về tổng thể thì số lượng nét nghĩa tiêu cực ở loài chó lớn hơn rất nhiều số nét nghĩa tiêu cực ở loài mèo Ở loài mèo nét nghĩa . thành ngữ có từ ngữ chỉ loài chó và mèo cũng như thành ngữ chỉ loài chó, thành ngữ chỉ loài mèo và thành ngữ có thành tố của cả loài chó và loài mèo. Từ kết quả khảo sát, ta thấy loài chó và. hướng nghĩa của từ ngữ chỉ loài chó và mèo trong thành ngữ tiếng Việt 27 2.4. Ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận loài chó và mèo trong thành ngữ 30 2.5. Quan hệ giữa thành tố chỉ loài chó. những thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ loài chó và mèo, từ ngữ chỉ bộ phận của loài chó và mèo, thành ngữ so sánh có thành tố chỉ loài chó và mèo - Phương pháp phân tích: phân tích những đặc trưng

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Bình (2001), Tục ngữ Việt Nam (song ngữ Việt Anh), Nxb Văn học Tuổi trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam (song ngữ Việt Anh)
Tác giả: Phạm Văn Bình
Nhà XB: Nxb Văn học Tuổi trẻ
Năm: 2001
2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
4. Nguyễn Công Đức (1996), Bình diện cấu trúc hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Luận án PTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình diện cấu trúc hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Công Đức
Năm: 1996
5. Dương Kỳ Đức (1996), Trường nghĩa của một thực từ. Kỷ yếu Ngữ học trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường nghĩa của một thực từ
Tác giả: Dương Kỳ Đức
Năm: 1996
6. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
7. Dương Quảng Hàm (1951), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Năm: 1951
8. Hoàng Văn Hành (1976), Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Năm: 1976
9. Trịnh Đức Hiền, “Mấy ý kiến xung quanh việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt”. T/c Ngôn ngữ Đông Nam Á, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mấy ý kiến xung quanh việc sử dụng thành ngữ tiếng Việt”
10. Nguyễn Thúy Khanh (1996), Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga), Luận án PTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật
Tác giả: Nguyễn Thúy Khanh
Năm: 1996
11. Trần Kiên (1983), Đời sống các loài bò sát, Nxb KHKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống các loài bò sát
Tác giả: Trần Kiên
Nhà XB: Nxb KHKT
Năm: 1983
12. Trịnh Cẩm Lan (1995), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có cấu tạo là tên gọi động vật, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có cấu tạo là tên gọi động vật
Tác giả: Trịnh Cẩm Lan
Năm: 1995
14. Hồ Lê (1976), Vấn đề về cấu tạo của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề về cấu tạo của tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hồ Lê
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1976
15. Nguyễn Lực – Lương Văn Đang (2009), Từ điển Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Lực – Lương Văn Đang
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2009
16. Nguyễn Văn Mệnh (1972), “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ”, T/c Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ”
Tác giả: Nguyễn Văn Mệnh
Năm: 1972
17. Nguyễn Văn Mệnh (1986), Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm thành ngữ tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Mệnh
Năm: 1986
18. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của từ tiếng Việt
Tác giả: Đái Xuân Ninh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1978
19. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1978
20. Phan Văn Quế (1995), Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào thành ngữ tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Phan Văn Quế
Năm: 1995
21. Phan Văn Quế (1996), Ngữ nghĩa trong thành ngữ - tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh (trong sự so sánh và đối chiếu với tiếng Việt), Luận án PTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa trong thành ngữ - tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh (trong sự so sánh và đối chiếu với tiếng Việt)
Tác giả: Phan Văn Quế
Năm: 1996
22. Nguyễn Hữu Quỳnh (1994), Tiếng Việt hiện đại, trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Hữu Quỳnh
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w