7. Cấu trúc của khóa luận
2.5. Quan hệ giữa thành tố chỉ loài chó và mèo với các thành tố khác trong thành
thành ngữ động vật
Qua việc khảo sát một số cuốn từ điển, chúng tôi nhận thấy thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo có mối quan hệ rất đa dạng với thành ngữ có thành tố chỉ loài vật khác trong thành ngữ động vật tiếng Việt.
Ví dụ: (6) Chuột gặm chân mèo; Chó chê mèo lắm lông; Mèo già lại thua gan chuột nhắt; Gà què bị chó đuổi; Sắc nanh chuột dễ cắn được cổ mèo…
Quan hệ giữa các thành tố chỉ loài chó và mèo với các thành tố động vật khác trong thành ngữ là mối quan hệ hoặc đối lập, hoặc không đối lập. Việc nghiên cứu mối quan hệ này sẽ giúp ta xác định rõ hơn ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo nói riêng, thành ngữ chỉ động vật nói chung.
Quan hệ giữa các thành tố chỉ loài chó và mèo với các thành tố động vật khác trong thành ngữ là mối quan hệ hoặc đối lập, hoặc không đối lập. Việc nghiên cứu mối quan hệ này sẽ giúp ta xác định rõ hơn ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có thành tố chỉ loài chó và mèo nói riêng, thành ngữ chỉ động vật nói chung. Việt, chúng tôi rút ra được hơn 40 cặp động vật đối lập, trong đó có cặp đối lập giữa loài chó và mèo với nhau và với các loài động vật khác. Mối quan hệ đối lập này được thể hiện qua các kiểu đối lập như sau:
Thứ nhất, mối quan hệ đối lập giữa con mồi và thú săn như cá >< mèo;
chuột >< mèo. Cụ thể là loài cá và chuột luôn là món ăn ưa thích của loài mèo.
Chính vì vậy mà loài mèo là kẻ thù vô cùng nguy hiểm, độc ác với hai loài này. Từ cổ chí kim, chuột luôn là miếng mồi ngon dành cho mèo, con người đã nuôi mèo để bắt chuột. Mèo rất thích bắt chuột, ăn chuột. Trước khi ăn chuột, mèo còn dùng chuột như một món đồ chơi, làm trò đùa cho đến lúc chán chê (Vờn như mèo vờn chuột). Bất cứ lúc nào chuột cũng có thể gặp rủi ro, rơi vào tình cảnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mình với mèo (Chuột sa cũi mèo). Tuy nhiên, chuột cũng là một loài vật có sự phản ứng dữ dội, quyết liệt,