Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại được tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ngày càng phong p
Trang 1PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ1: Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thực
hiện chính sách mở cửa giao lưu thương mại với các nước trên thế giới, nền kinh tế của
Việt Nam đã và đang phát triển một cách nhanh chóng và có những bước tiến đáng kể
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương
mại được tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ngày càng
phong phú, đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu và đa dạng của người dân Bên cạnh
đó, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn,
chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng ngày càng gia tăng Điều này đã tạo ra
những cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng đồng thời cũng
đặt ra cho họ không ít những khó khăn và thách thức
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanh
nghiệp khi mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những
biện pháp quản trị, tổ chức doanh nghiệp phù hợp Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc
một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cú vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi
vốn tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới
Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản
phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động của môi trường
cạnh tranh Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp
có lối để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng phức tạp và nặng nề
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế
thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát triển vươn lên Ngược
lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ bị mất đi thị phần , dần dần
loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh Bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp
Được thành lập năm 1990, Công ty Bia Huế là một công ty có truyền thống khá
lâu đời và sau 20 năm hoạt động với những tiến bộ vượt bậc của mình trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 2nhẹ của tỉnh Thừa Thiên Huế Để có được thành tựu như trên đòi hỏi không ít sự nổ
lực về phía công ty, mở rộng thị trường, mở rộng sản phẩm, luôn tìm hiểu, nắm bắt
nhu cầu của khách hàng để thỏa mãn tối đa mong muốn của khách hàng Để làm được
điều đó thì không những đòi hỏi phải có sản phẩm tốt mà còn phải thực hiện tốt ở rất
nhiều khâu như quảng cáo, phân phối, tiêu thụ… Trong đó khâu tiêu thụ là khâu cuối
cùng, nó rất quan trọng bởi vì nó là cầu nối trung gian giữa người phân phối và người
tiêu dùng, nó đánh giá kết quả của việc thực hiện tất cả các khâu trên Hiện nay ở thị
trường Huế đã có mặt rất nhiều các thương hiệu lớn như San Miguel, SaiGon Special,
Tiger, Larue, Heiniken…Nhận thức được điều này trong quá trình thực tập tại công ty
tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công
ty trách nhiệm hữu hạn Bia Huế trên địa bàn thành phố Huế” để làm đề tài tốt
nghiệp của mình
2: Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu tình hình thực tế về tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty
TNHH Bia Huế
Phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty Bia Huế
Đề ra một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ các sản
phẩm bia của công ty Bia Huế trong thời gian tới
3: Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua số liệu về doanh thu, sản
lượng, lợi nhuận tiêu thụ của công ty
Trung gian phân phối: Đại lý, các cửa hàng bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, quán bar,
quán nhậu trên địa bàn thành phố Huế
Trang 3- Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Bia Huế trên
địa bàn thành phố Huế
- Điều tra các trung gian phân phối của công ty trên địa bàn thành
phố Huế
Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm và đi sâu tìm hiểu
thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Bia Huế đồng thời đề ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của sản phẩm bia của công ty
5: Phương pháp nghiên cứu:
5.1: Phương pháp thu thập thông tin:
5.1.1: Thông tin sơ cấp:
Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến công ty TNHH Bia Huế như cơ cấu tổ
chức, doanh thu, lao động, kết quả hoạt động kinh doanh… từ phòng bán hàng,
marketing, PR, nhân sự, kế toán trong thời gian tôi thực tập ở đây
Thu thập các tài liệu liên quan từ báo chí, Internet, các khóa luận tốt nghiệp đại
học và cao học…
5.1.2: Thông tin thứ cấp:
Số lượng mẫu điều tra: Cỡ mẫu (số quan sát) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số
biến trong bảng câu hỏi để kết quả điều tra là có ý nghĩa (Theo Nguyễn Đình Thọ,
Nguyễn Thị Mai Trang, 2008) Do giới hạn về thời gian và khả năng tôi chỉ chọn cỡ
mẫu bằng 5 lần số biến trong bảng câu hỏi
Đối với đại lý, của hàng bán lẻ, các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, quán bar lớn
nhỏ trên địa bàn thành phố Huế có phân phối bia của Công ty TNHH Bia Huế
Hiện nay ở thành phố Huế có khoảng 30 đại lý cấp 1; 43 đại lý cấp 1 trên toàn bộ
tỉnh Thừa Thiên Huế Trung bình mỗi đại phân phối sản phẩm cho khoảng 5 đại lý cấp
2, khoảng hơn 20 điểm bán lẻ, quán ăn,…
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo đại lý cấp 1 và cấp 2, điểm bán
lẻ, quán ăn, quán nhậu, quán bar lớn nhỏ trên địa bàn thành phố Huế có phân phối bia
của Công ty TNHH Bia Huế
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 4Tiến hành điều tra 10 đại lý cấp 1 và 50 đại lý cấp 2, điểm bán lớn nhỏ trên địa
bàn thành phố Huế
+ Số phiếu phát ra: 60
f
f X X
5.2.2 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của tổng thể (One Sample T Test)
Cặp giả thuyết thống kê
Giả thuyết H 0: µ = Giá trị kiểm định (Test value).
Đối thuyết H 1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value).
α: Mức ý nghĩa của kiểm định
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết
Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H0
Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0
Sig ≥ α/2: Chấp nhận giả thuyết H0
Sig < α/2: Bác bỏ giả thuyết H0
5.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach Alpha
Nguyên tắc kết luận
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi:
0,8 ≤ Cronbach Alpha ≤ 1 : Thang đo lường tốt
0,7 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,8 : Thang đo có thể sử dụng được
0,6 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,7 : Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm
Đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 55.2.4 Phân tích phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA)
Cặp giả thuyết thống kê
Giả thuyết H 0: Không có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm khách hàng
khác nhau.(Test value).
Đối thuyết H 1: Có sự khác nhau trong đánh giá của các nhóm khách hàng khác
nhau.(Test value).
α: Mức ý nghĩa của kiểm định
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết
Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H0
Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0
Sig ≥ α/2: Chấp nhận giả thuyết H0
Sig < α/2: Bác bỏ giả thuyết H0
5.2.5 Các phương pháp khác
- Trên cơ sở tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, tổng hợp, phân loại,
tiến hành phân tích, đánh giá
- Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số lương tương đối, tuyệt
đối, bình quân gia quyền, lượng tốc độ phát triển liên hoàn
- Phương pháp so sánh: so sánh số liệu giữa năm nay so với năm trước để đánh
giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến, so sánh liệu thực tế với số liệu dự đoán để biết
được tình hình thực hiện kế hoạch, so sánh số liệu thực tế kỳ này so với số liệu kì
trước để đánh giá tốc độ phát triển
6: Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của gồm 3 phần
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Gồm 3 chương
Chương 1 – Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Chương 2 - Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty TNHH Bia
Huế trên địa bàn thành phố Huế
Chương 3 – Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia
của công ty TNHH Bia Huế
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 6PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SÃN PHẨM
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1: Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm.
“Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm
hàng hóa” Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp Nó nằm ở khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa nhà
sản xuất và người tiêu dùng Quá trình tiêu thụ sản phẩm thực hiện chuyển quyền sở
hữu, giá trị sử dụng hàng hóa từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng Do đó, đây được
xem là khâu quan trọng, khâu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi
vì một khi sản phẩm được tiêu thụ thì nhà sản xuất mới có thể thu hồi được vốn về để
thực hiện khâu sản xuất và tái sản xuất mở rộng
“Tiêu thụ sản phẩm là việc chuển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang
người mua, đồng thời gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán” Tiêu
thụ được xem như là hoạt động bán hàng, là quá trình người bán giao hàng hóa còn
người mua thanh toán tiền
Xét theo nghĩa rộng thì “tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức
kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản
xuất, tiếp nhận sản phẩm, phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, các hoạt động xúc
tiến hỗn hợp và các công tác dịch vụ sau khi bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách hàng với hiệu quả cao nhất” Như vậy theo cách hiểu này thì tiêu thụ không
chỉ nằm ở một khâu, một bộ phận mà nó là tổng hợp của nhiều công đoạn trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi công đoạn thực hiện một chức năng
khác nhau nhưng cùng đạt mục tiêu là làm sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả một cách tốt nhất
Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì vẫn phải xem xét đến bản chất của tiêu thụ
sản phẩm Đó chính là quá trình chuyển hình thái sản phẩm từ dạng hiện vật sang hình thái
giá trị ( H-T ) Sản phẩm chỉ được xem là sản phẩm đích thực khi được khách hàng sử
dụng, tiêu thụ sản phâm, thực hiện mục đích của sản xuất là bán và thu lợi nhuận
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 71.2: Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm.
Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hai kiểu hình thức nghiệp vụ chính đó là
nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và nghiệp vụ kinh tế Nghiệp vụ sản xuất được xem là hoạt
động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông với công việc là chuẩn bị hàng
hóa để xuất bán cho khách hàng Baogoomf phân loại bao gói, gắn nhãn hiệu sản
phẩm, sắp xếp hàng hóa ở kho, đóng gói, bảo quản, chuẩn bị để xuất bán Còn lại là
nghiệp vụ kinh tế như vận chuyển, phân phối bán hàng, marketing…
Quá trình hình thành nên hoạt động tiêu thụ cấu thành bởi các yếu tố thị trường,
chủ thể và các đối tượng Thị trường ở đây là môi trường diễn ra hoạt động tiêu thụ
bao gồm các thông tin sản phẩm, giá cả, thông tin người mua, người bán…Đối tượng
là sản phẩm hàng hóa, các phương tiện phục vụ tiêu thụ Chủ thể là người tham gia,
người mua, người bán, người trung gian
1.3: Vai trò và tầm quan trọng của tiêu thụ sản phẩm
- Đối với người tiêu dùng: góp phần thỏa mãn nhu cầu thông qua việc tiếp cận
với các hình thức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Có được sự phục vụ và điều
kiện ưu đãi tốt nhất khi mua sản phẩm hàng hóa, được cung cấp các dịch vụ cần thiết
nhờ sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp hiện nay Có sự lựa chọn khi mua sắm
hàng hóa và được hưởng các chính sách hỗ trợ bán hàng của các doanh nghiệp Mặt
khác người tiêu dùng được hướng dẫn chi tiết hơn trong quá trình mua sắm hàng hóa,
góp phần nâng cao mức sống văn minh của toàn xã hội
- Đối với doanh nghiệp:
+ Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát
triển của toàn doanh nghiệp trên cơ sở giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tạo doanh thu,
trang trải những chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và góp phần tích lũy để
mở rộng hoạt động của doanh nghiệp
+ Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh của mình
là lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh và là nguồn hình thành
các quỹ ở doanh nghiệp Vì vậy nó quyết định và chi phối các hoạt động khác của
doanh nghiệp như: Nghiên cứu thị trường, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, dự trữ…
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 8+ Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp Cũng thông qua tiêu thụ thì hàng hóa của doanh nghiệp mới được người
tiêu dùng chấp nhận, uy tín của doanh nghiệp mới được giữ vững và cũng cố trên thị
trường Công tác tiêu thụ sản phẩm có quan hệ mật thiết với khách hàng, nó ảnh hưởng
đến niềm tin và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng, nên nó còn là vũ khí cạnh tranh
mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thương trường
+ Kết quả của hoạt động tiêu thụ phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp,phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu của chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự nổ lực của doanh nghiệp trên thị trường, trên cơ
sở đó đánh giá được ưu nhược điểm của quá trình tiêu thụ, khắc phục những thiếu sót
và phát huy hơn nữa những ưu điểm mà doanh nghiệp hiện có
- Đối với toàn xã hội: tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối cung cầu,
dự đoán nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển các hình thức
thương mại phong phú đa dạng đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của xã hội
Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một
cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được quan
tâm tổ chức tốt Việc quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp thường
được tiến hành dựa trên cơ sở các chứng từ nhập kho, xuất kho thành phẩm Do vậy,
không ngừng nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của bất
kỳ doanh nghiệp nào
1.4: Nội dung của tiêu thụ sản phẩm.
Thứ 1: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu, thông tin
về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu quy luật vận động và những yếu tố ảnh
hưởng đến thị trường Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết và hàng đầu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì ? Sản xuất như
thế nào? Sản xuất cho ai? Khi nghiên cứu thị trường phải giải quyết được 3 vấn đề cơ
bản: nghiên cứu tổng cầu, nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu người tiêu dùng
Thứ 2: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu thụ diể ra suôn
sẻ, liên tục Lập kế hoạch tiêu thụsản phẩm phải giải quyết được các vấn đề sau:
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 9+ Thiết lập các mục tiêu cần đạt được: về doanh số, chi phí, cơ cấu thị trường, cơ
cấu sản phẩm,…
+ Xây dựng phương án để đạt được muc tiêu tối ưu nhất: Công tác chuẩn bị sản
phẩm để xuất bán, lựa chọn hình thức tiêu thụ, xây dượng các chính sách marketting
hỗ trợ hoạt động tiêu thụ,…
Thứ 3: Hoàn chỉnh sản phẩm, đưa về kho thành phẩm để tiêu thụ
Giai đoạn này sẽ làm công việc như tiếp nhận, phân loại, đóng gói, kẻ ký mã liệu,
… và bảo quản hàng hóa trong quá trình chở xuất bán
Thứ 4 : Lựa chọn hình thức tiêu thụ
- Hình thức tiêu thụ trực tiếp: Trong quá trình tiêu thụ chỉ gó mặt hai đối tượng là
nhà sản xuất và người tiêu dùng, không có sự góp mặt của một trung gian nào
- Hình thức tiêu thụ gián tiếp: Trong quá trình tiêu thụ có sự góp mặt của một
hoặc một nhóm trung gian như đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ,…
Thứ 5 : Xúc tiến bán hàng.
Để hoạt động tiêu thụ thuận lợi, các doanh nghiệp thường dùng các công cụ hỗ
trợ như: quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ triển lãm, quan hệ công chúng,… nhằm thu
hút sự chú ý của khách hàng
Thứ 6 : Tổ chức hoạt động bán hàng:
Hoạt động này cần sự góp mặt quan trọng của nhân viên bán hàng Đào tạo, huấn
luyện đội ngũ bán hàng có chuyên môn giỏi là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp đi
tới thành công
Thứ 7: Tổng hợp, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp biết được hạn
chế cần khắc phục hay những thành công cần phát huy
1.5: Các hình thức tiêu thụ sản phẩm.
1.5.1 Tiêu thụ trực tiếp:
Tiêu thụ trực tiếp là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp sản xuất hay doanh
nghiệp thương mại bán thẳng sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà không
không thông qua các trung gian khác
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 10Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thộng, sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh
hơn, công ty có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
Nhược điếm: Doanh nghiệp tốn kém nhiều công sức và thời gian cho quá trình
tiêu thụ, tốc độ bán hàng chậm, tôc độ chu chuyển do lượng hàn bán ra mỗi lần ít
Sơ đồ 1.1: Tiêu thụ trực tiếp
1.5.2 Tiêu thụ gián tiếp:
Tiêu thụ gián tiếp là hình thức tiêu thụ trong đó doang nghiệp xuất bán cho người
tiêu dùng cuối cùng thông qua các nhà trung gian thương mại
Ưu điểm:khối lượng tiêu thụ sản phẩm thường lớn trong thời gian ngắn nhất, thu hồi
vốn nhanh và tiết kiệm nhiều chi phí lưu thông, bảo quản hàng hóa nhờ các trung gian
Nhược dểm: Thời gian để lưu thông hàng hóa nhiều hơn, tăng chi phí cho phân
phối và tiêu thụ đồng thời doanh nghiepj khó kiểm soát được các khâu trung gian,
khoảng cách trao đổi phản hồi thông tin giữa nha sản xuất và người tiêu dùng dài hơn
do không tiếp xúc trực tiếp nhiều
Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ gián tiếp
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
dùng cuối cùng
Môi giới
Người TDCCBán lẻ
Đại lýBán buôn
Doanh nghiệp
Trang 11Việc các doanh nghiệp áp dụng hình thức tiêu thụ này hay hình thức tiêu thụ khác
phần lớn là do đặc điểm của sản phẩm quyết định và có sự khác nhau rất lớn trong các
hình thức tiêu thụ sản phẩm sử dụng cho tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân
Xu thế gần đây cho thấy hình thức thức tiêu thụ trực tiếp đang này được phát
triển Trước đây loại tiêu thụ này chủ yếu phát triển nghành công nghiệp nặng, khai
khoáng,cơ khios nặng lại rất phổ biến và phát triển hầu hết ở các nghành sản xuất của
nền kinh tế quốc dân
Mỗi hình thức tiêu thụ đều có ưu nhược, điểm riêng, tùy vào đặc điểm của sản
phẩm, tình hình kinh tế của doanh nghiệp để có lựa chọn cách thức trực tiếp hợ lý,
hiệu quả nhất
1.6: Xác định thị trường mục tiêu trong tiêu thụ sản phẩm.
* Khái niệm thị trường
-Theo M.C Cathy: thị trường có thể hiểu được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm
năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán đưa ra những sản phẩm
khác nhau với các cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó
- Thị trường các doanh nghiệp sản xuất bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức
mua sắm sản phẩm dịch vụ sử dụng vào việc sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác để
kiếm lời
- Thị trường tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ gia đình và các nhóm
người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích thỏa mãn nhu
cầu cá nhân
* Lý do phải xác định thị trường mục tiêu trong tiêu thụ hàng hóa
- Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng lớn khách hàng với những nhu
cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau Sẽ không có một doanh nghiệp nào có khả
năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của mọi khách hàng tiềm năng
- Doanh nghiệp cung ứng không chỉ có một mình trên thị trường Họ phải đối
mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thức thu hút, lôi kéo khách hàng
khác nhau
- Mỗi doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế mạnh xét về một vài phương
diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 12Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển thị phần, từng doanh
nghiệp phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó mình có thể thỏa mãn nhu
cầu và ước muốn của thị trường
1.7: Các chính sách marketing hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.7.1 Chính sách sản phẩm:
Trong sản xuất khinh doanh chính sách sản phẩm có vai trò rất quan trọng Chỉ
khi nào doanh nghiệp xây dựng cho mình một chính sách lâu dài, thích ứng với sự biến
động của thị trường thì từ đó doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên
cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm Chính sách sản phẩm là nội dung cốt lõi của
maketing mix vì thông qua đó doanh nghiệp mới có thể kết hợp hiệu quả các chính
sách khác như chính sách giá, phân phối, quảng cáo, khuyếch trương,…
1.7.2 Chính sách giá cả:
Chính sách giá cả của doanh nghiệp là tập hợp cá cách thức quy định mức giá cơ
sở và biên độ giao động giá cho phép trong điều kiện sản xuất kinh doanh trên thị
trường Việc quy định giá không nên quá cứng nhắc mà tùy vào tình hình thị trường để
linh động điều chỉnh giá cho phù hợp Vì vậy thăm dò thị trường, tìm hiểu mức giá của
đối thủ cạnh tranh cũng như khả năng chi trả của khách hàng trước khi quyết định mức
giá là vấn đề hết sức quan trọng
Mục tiêu của chính sách giá cả là doanh số tối đa và tối đa hóa lợi nhuận Khách
hàng tiêu dùng đặc biệt bị tác động của giá cả vì đó là khả năng thanh toán thực tại của
họ Nếu giá bán quá cao, lượng tiêu thụ sản phẩm được ít nên doanh thu đạt được thấp,
ngược lại nếu giá bán thấp thì lượng tiêu thụ là rất lớn, doanh thu có thể rất lớn nhưng
lợi nhuận thực sự lại thấp Vì vậy việc định giá phải hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận
và doanh số bán ra
1.7.3 Chính sách phân phối :
Xây dựng chính sách phân phối là việc làm quan trọng để nâng cao khả năng tiêu
thụ hàng hóa trên thị trường Sản phẩm tiêu thụ được coi là tốt không chỉ ở bản thân hàng
hóa đó được người tiêu dùng ưa thích mà còn là vấn đề ở chính sách phân phối của doanh
nghiệp Tức là phải làm sao cho người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm một cách nhanh
chóng và dễ dàng nhất Do đó doanh nghiệp phải tổ chức đội ngũ cung ứng hàng hóa đến
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 13người tiêu dùng một cách đầy đủ, kịp thời Một chính sách phân phối hợp lý chỉ khi phối
hợp được chặt chẽ giữa các thành phần trung gian Trong chính sách phân phối, doanh
nghiệp cũng cần quan tâm đến mức chiết khấu sao cho các trung gian được thỏa mãn Vì
vây cần thiết kế bao nhiêu cấp trong kênh phân phối để đảm bảo cho giá thành khi đến tay
người tiêu dùng không vượt quá mức mong muốn
1.7.4 Chính sách khuyếch trương sản phẩm :
Chính sách giao tiếp khuyếch trương là một chính sách định hướng vào việc giới
thiệu cung cấp và truyên tin về sản phẩm hàng hóa Mục đích là thông tin lợi ích của
nó tới người tiêu dùng hoặc người sử đụng cuối cùng, kích thích chân chính lòng ham
muốn mua hàng của khách hàng Các hình thức của giao tiếp khuyếch trương là quảng
cáo, khuyến mãi, tuyên truyền và quan hệ công chúng, cổ động trực tiếp và bán hàng
cá nhân
- Quảng cáo là hoạt động thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, mang tính chất phi cá
nhân: người – người Quảng cáo trình bày một thông điệp có những chuẩn mực nhất định
trong cùng một lúc có thể tác động đến một số lớn những người nhận phân tán nhiều nơi
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong một khong gian và thời gian nhất
định, do một người ( tổ chức) nào đó muốn quảng cáo chi tiền ra để thực hiện
- Khuyến mãi: là những khích lệ ngắn hạn dưới hình thức thưởng để khuyến
khích dùng thử hay mua một sản phẩm , dịch vụ
- Tuyên truyền và quan hệ công chúng: bao gồm các chương trình khác nhau
được thiết kế nhằm đề cao hay bảo vệ hình ảnh một doanh nghiệp hay những sản
phẩm và dịch vụ nhất định nào đó trước công chúng
- Bán hàng cá nhân: là hoạt động thông tin được xác định rõ mang tính cá nhân,
truyền đi một thông điệp mang tính thích nghi cao độ tới một đối tượng nhận tin nhỏ
rất chọn lọc Bán hàng cá nhân xảy ra thông qua tiếp xúc giữa người bán và người mua
bằng cách đối mặt
1.8: Những nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm.
1.8.1 Nhân tố ảnh hưởng.
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh trên thị trường đều chịu rất nhiều ảnh
hưởng của các nhân tố xung quanh tác động Sự thành công trong hoạt động tiêu thụ
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 14của doanh nghiệp xuất hiện khi kết hợp hài hoà các yếu tố bên ngoài và bên trong
doanh nghiệp Tuy từng cách phân loại khác nhau mà ta có các yếu tố ảnh hưởng khác
nhau, theo cách thông thường có thể chia thành các nhân tố bên ngoài môi trường
kinh doanh và nhân tố thuộc tiềm lực doanh nghiệp
1.8.1.1: Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh:
Môi trường văn hoá xã hội, dân số, xu hướng vận động dân số
Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như
sự hình thành đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp Các thị trường luôn bao
gồm con người thực với số tiền mà họ sử dụng trong việc thoả mãn nhu cầu của họ
Các thông tin về môi trường văn hoá - xã hội cho phép doanh nghiệp hiểu biết ở những
mức độ khác nhau (từ khái quát đến cụ thể) về đối tượng phục vụ của mình Qua đó,
có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng.Các tiêu
thức được nghiên cứu khi phân tích môi trường văn hoá xã hội và ảnh hưởng của nó
đến thị trường của doanh nghiệp gồm:
- Dân số và xu hướng vận động
- Hộ gia đình và xu hướng vận động
- Sự di chuyển của dân cư
- Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động; phân bố thu nhập giữa các nhóm
người và các vùng địa lý
- Việc làm và vấn đề phát triển việc làm
- Dân tộc và các đặc điểm tâm sinh lí
Môi trường kinh tế và công nghệ:
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn Các yếu tố thuộc môi trường này quy định
cách thức doanh nghiệp trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó ảnh hưởng
đến thị trường tiêu thụ Môi trường kinh tế và kĩ thuật công nghệ quyết định quy mô,
cấu trúc thị trường của doanh nghiệp Thị trường của doanh nghiệp phải có quy mô và
cấu trúc phù hợp với môi trường kinh tế và công nghệ, nếu không nó sẽ tạo ra một lực
cản lớn làm giảm hiệu quả tiêu thụ và sự phát triển thị trường của doanh nghiệp Các
yếu tố quan trọng có thể tác động đến thị trường của doanh nghiệp gồm:
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 15- Tiềm năng tăng trưởng nền kinh tế.
- Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối
- Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư
- Lạm phát thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương
- Các chính sách tiền tệ tín dụng
- Tiến bộ kĩ thuật của nến kinh tế và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong hoạt động
kinh doanh
- Chiến lược phát triển kĩ thuật công nghệ của nến kinh tế
Môi trường chính trị luật pháp:
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị luật pháp chi phối mạnh mẽ đến thị trường và
công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp Sự ổn định của môi trường luật pháp
là một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển thị trường của
doanh nghiệp Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể hoặc tạo thuận lợi hoặc có thể gây
khó khăn trên thị trường kinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp
luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến
lược phát triển thị trường của doanh nghiệp Các yếu tố cơ bản gồm có:
- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao
- Sự cân bằng các chính sách của nhà nước
- Vai trò và các chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế
- Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành
Môi trường cạnh tranh:
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị
trường với nghuyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn người đó sẽ chiến
thắng, tồn tại và phát triển Gắn với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp kinh
doanh là sự tồn tại và phát triển của thị trường Trong một thị trường chung doanh
nghiệp cố gắng dành được một thị trường riêng Sự thành công hay thất bại trong cạnh
tranh quyết định sự hình thành thị trường của doanh nghiệp Môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt thì hoạt động kinh doanh trên thị trường càng gặp khó khăn và hiệu
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 16quả của công tác phát triển thị trường cũng bị ảnh hưởng Mối quan hệ giữa môi
trường cạnh tranh và phát triển thị truờng của doanh nghiệp phụ thuộc vào phương
hướng và tiềm lực của doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh có thể thúc đẩy doanh
nghiệp tiến hành phát triển thị trường một cách tích cực hoặc triệt tiêu thị trường của
doanh nghiệp
Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng:
Tham gia vào quá trình xác định cơ hội kinh doanh và khả năng khai thác, phát
triển thị trường còn có các yếu tố thuộc tự nhiên địa lí, sinh thái Trước hết, khi nói
đến thị trường, người ta thường nói đến một vị trí địa lí nhất định, vị trí địa lí là một
trong những tiêu thức quan trọng đầu tiên xác định thị trường của doanh nghiệp
Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trường
tốt để khai thác và ngược lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả
phát triển thị trường thông qua khoảng cách thị trường với nhóm khách hàng, thị
trường với nguồn cung ứng hàng hoá lao động…Các yếu tố của môi trường sinh thái
như khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng đến các chu kỳ sản xuất tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản
phẩm được tiêu dùng của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của
doanh nghiệp
1.8.1.2: Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Thị trường và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp luôn phụ thuộc
chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể Một thị
trường có thể phù hợp để phát triển với doanh nghiệp này nhưng lại không thể áp dụng
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khác, tất cả đều phải xuất phát từ nội lực
doanh nghiệp quyết định
Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp:
Bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, giá cổ phiếu trên thị trường, tỷ lệ khả
năng sinh lợi…có ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu của thị trường doanh
nghiệp, quy mô lớn hay nhỏ, cơ cấu thị trường đơn giản hay phức tạp đều phụ thuộc
vào khả năng tài chính của doanh nghiệp
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 17 Tiềm năng con người:
Con người là nhân tố duy nhất thực hiện mọi hoạt động trong doanh nghiệp, đưa
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất hiện và phát triển trên thị trường Con
người có tri thức, khả năng thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp, các công
việc trong hoạt động kinh doanh, nghiên cứu khai thác và phát triển thị trường của
doanh nghiệp Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành nhiệm vụ ưu tiên
mang tính chiến lược trong kinh doanh, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của
mình phải quan tâm đến các yếu tố quan trọng liên quan đến tiềm lực con người như
lực lượng lao động có năng xuất, có khả năng phân tích, sáng tạo và chiến lược con
người cùng với vấn đề phát triển nguồn nhân lực
Sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp:
Trên thương trường, uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên
phong giúp doanh nghiệp tồn tại Các doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng tạo nên
chữ tín tốt đối với khách hàng và bạn hàng Với chữ tín tốt đẹp về doanh nghiệp, về
sản phẩm của doanh nghiệp thì người tiêu dùng sẽ đón nhận sản phẩm và góp phần tạo
nên ưu thế nhất định cho doanh nghiệp Vì sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu
dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó là nhân tố quyết định khiến người
tiêu dùng lựa chọn sản phẩm Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng
hàng hoá và một xu thế tất yếu là họ sẽ ưa chuộng những sản phẩm “đồ hiệu”, nghĩa là
sản phẩm từ các doanh nghiệp có uy tín, nổi tiếng Sản phẩm có chất lượng cao và giá
hợp lý sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn Do đó với chính sách giá phù hợp doanh
nghiệp sẽ có được tiềm năng để duy trì và tiếp tục chiếm lĩnh phần thị trường mới
1.9: Các chỉ tiêu nghiên cứu.
Doanh số tiêu thụ(Q)
Q = Q i x P i
Qi : Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ
Pi : Đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ
Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm.(K)
C t +1
K = - x 100 %
C t
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 18K : Tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
C t: Doanh thu tiêu thụ năm trước
C t+ 1:Doanh thu tiêu thụ năm sau
K<100% năm nay kém hơn năm trước và tốc độ tiêu thụ giảm
K=100% tốc độ tiêu thụkhông thay đổi, doanh nghiệp tăng trưởng chưa đều
K>100% tốc độ tiêu thụ năm nay lớn hơn năm trước, doanh nghiệp có chiều
hướng tăng trưởng
Chỉ tiêu đánh giá mức độ tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp (H)
Số sản phẩm tiêu thụ
H =
-Số sản phẩm sản xuất
H 1 Chứng tỏ hoạt động tiêu thụ đạt hiệu quả
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (T )
- Xét về mặt hiện vật
Qt 1
T =
-Qt 0
Qt1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ thực hiện
Qt0: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ kế hoạch
- Xét về mặt giá trị:
Doanh thu tiêu thụ thực hiện
T = Doanh thu tiêu thụ kế hoạch
- Các chỉ tiêu khác
- Tỷ suất doanh thu / chi phí = (Tổng doanh thu / Tổng chi phí)*100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng
doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu =(Lợi nhuận ròng/ Tổng doanh thu)*100%
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 19Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí = ( Lợi nhuận ròng/ Tổng chi phí)*100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/ vốn = ( Lợi nhuận ròng/ Tổng vốn)*100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Sức sinh lời vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu)*100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận
- Hệ số luân chuyển vốn lưu động = Tổng doanh thu/ Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết mỗi năm 1 đồng vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng
- Chỉ tiêu về khối lượng tiêu thụ:
Công thức: Qtt = Qđk + Qsx + Qck
Trong đó: Qtt: Khối lượng tiêu thụ trong kỳ
Qđk: tồn đầu kỳ
Qsx: Khối lượng được sản xuất trong
Qck: Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Việt Nam là thị trường bia lớn thứ ba của châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản,
lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á Mặc dù chỉ bằng một phần mười dân số của
Trung Quốc, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng Một phần là do độ tuổi trung bình
chỉ 27,82 và tỷ lệ sinh xấp xỉ khoảng một triệu người/ năm Cùng với sự gia tăng của
dân số trẻ này, Việt Nam cũng cho thấy một sự gia tăng trong mức thu nhập và trong
ngành du lịch, góp phần tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sản lượng bia sản xuất và tiêu
thụ hàng năm
Trước tiên hãy nhìn vào sức sản xuất Theo báo cáo mới nhất của Kirin về sức
tiêu thụ bia toàn cầu được phát hành năm 2010, Việt Nam được coi là một trong 25 thị
trường hàng đầu trên thế giới Quốc gia này đã xê dịch đều đặn trong bảng xếp hạng, ở
vị trí thứ 30 vào năm 2000 và tăng 17 bậc lên vị trí số 13 trong năm 2010 Trong khi
Trung Quốc duy trì vị trí số một trong danh sách, tăng trưởng 6,3% trong việc sản xuất
bia từ năm 2009 - 2010, thì Việt Nam lại có mức tăng 15,2% Về sức tiêu thụ, theo dự
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 20đoán, nhu cầu về bia tại Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2020, đạt 5,8 triệu
nghìn lít từ 2,6 triệu nghìn lít trong năm 2010
Với một triển vọng lớn cho thị trường như vậy, Việt Nam nhất định sẽ trở thành
nhà sản xuất bia lớn hoặc sẽ mở ra những nhà sản xuất mới hoặc sẽ mở rộng việc sản
xuất tại Việt Nam.Ví dụ, vào tháng 5-2011, nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương
(APB), một trong những nhà sản xuất bia lớn nhất của khu vực, đã công bố kế hoạch
tăng sản lượng tại nhà máy ở Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, hai nhà sản xuất bia
lớn nhất Nhật Bản - Kirin và Asahi - đã bắt đầu di chuyển vào Việt Nam Vào cuối
năm ngoái, nhà sản xuất bia Sapporo Nhật Bản cũng đã công bố quyết định trong việc
mở rộng sản xuất tại Việt Nam do nhu cầu tại thị trường Nhật Bản giảm sút Việt Nam
cũng là một thị trường quan trọng đối với Heineken, thị trường lớn thứ ba sau Mỹ và
Pháp Thị trường mới nổi này dự kiến sẽ được coi là thị trường lớn nhất thứ hai của
Heineken vào năm 2012 và tới năm 2015, nhiều khả năng Việt Nam sẽ trở thành thị
trường lớn nhất của hãng
Tuy nhiên, không chỉ có các nhà máy bia đến từ các nhà đầu tư ngoại gia tăng
hoạt động tại thị trường Việt Nam, hai “đại gia” của ngành bia nội là Tổng công ty Bia
- Rượu - Nước giải khát Sài gòn (SABECO) và Tổng công ty Bia- Rượu - Nước giải
khát Hà Nội (HABECO) đều gia tăng mạnh năng lực sản xuất
Năm 2010, sản lượng của SABECO đạt hơn 1,1 tỷ lít bia và tiêu thụ cũng xấp xỉ
mức đó Còn HABECO đạt 568 triệu lít bia
Tuy nhiên, dư địa cho sản xuất bia dường như vẫn còn rất lớn Ước tính của Bộ
Công thương về lượng bia tiêu thụ năm 2010 là khoảng 2,7 tỷ lít Còn theo ông
Nguyễn Tuấn Phong, Chủ tịch HĐQT HABECO, mức tiêu thụ có thể cao hơn một
chút, khoảng 2,8 tỷ lít bia cho năm 2010
Cùng với sản lượng bia nội địa tăng mạnh, nhập khẩu bia cũng gia tăng không
kém Chuyên gia của một doanh nghiệp bia lớn cho hay, năm 2010, nhập khẩu bia
chính ngạch vào Việt Nam ước đạt 40 triệu lít Tuy nhiên, con số nhập khẩu không
chính ngạch mặt hàng giải khát này cũng được chuyên gia trên cho là không nhỏ khi
ước xấp xỉ 100 triệu lít Sự xôm tụ này đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa
chọn, nhưng đối với các nhà sản xuất, để có chỗ đứng trên thị trường quả là điều
không dễ dàng
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 21Nhiều hãng bia dù có không ít kinh nghiệm trận mạc, nhưng đã bị thất bại đau
đớn như trường hợp của bia BGI (thuộc sở hữu của Castel Group, Pháp), bia kiểu Úc
Foster’s hay cuộc chia tay tức tưởi của sản phẩm “bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt
Nam” Laser với các nhà đầu tư đầu tiên đã diễn ra trên thị trường
Thị trường bia vẫn tiếp tục hấp dẫn với mức tăng trưởng tốt, dù kinh tế có nhiều
khó khăn Kết quả khảo sát của tổ chức Euromonitor, tăng trưởng của ngành công
nghiệp bia Việt Nam đạt 9-10%/năm Nhưng ông Dũng cho rằng, trong vài năm trở lại
đây và tiếp theo, mức tăng trưởng còn đạt khá cao (15-18%) Những dự báo này cũng
hứa hẹn những “cuộc chiến” bia khốc liệt, với 3 loại “vũ khí” chiến lược là sản phẩm,
kênh phân phối và chiến dịch quảng bá Theo ông Văn Thanh Liêm, Giám đốc Công ty
TNHH một thành viên Thương mại SABECO, cuộc chiến giành thị phần bia ở Việt
Nam được rất nhiều nhà đầu tư nhắm tới Thậm chí, có rất nhiều hình thức cạnh tranh
thiếu văn hóa đã được thực hiện, như treo thưởng cao khi dỡ biển hiệu của hãng khác,
hay trong vai khách hàng to tiếng nói xấu công khai về chất lượng của một đối thủ…
Dẫu vậy, sức hút từ thị trường vẫn quá lớn để các nhà đầu tư không ngại tham gia cuộc
giành thị phần đầy hấp dẫn
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY TNHH BIA HUẾ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
2.1: Tổng quan về công ty TNHH Bia Huế
Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY BIA HUẾ
Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HUE BREWERY LTD
Tên giao dịch (tên viết tắt): HBL
Địa chỉ: 243 Nguyễn Sinh Cung – Thành phố Huế
Điện thoại: 054 – 850 164 Fax: 054 – 850 171
Email: huda@huda.com.vn Website: huda.com.vn
Ngành nghề kinh doanh: Rượu, bia, nước giải khát
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 20/10/1990, Nhà máy Bia Huế được thành lập theo Quyết định số 402 QĐ/
UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ
các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân hàng Số vốn
đầu tư ban đầu của Nhà máy là 2,4 triệu USD
Ngay sau khi được thành lập, sản phẩm đầu tiên của Nhà máy là Bia Huda được
sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất của hãng DANBREW CONSULT, Đan Mạch
đã nhanh chóng có mặt trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
trong cả nước
Năm 1994, Nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International
(TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) tại giấy
phép số 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn Việt Nam 50%, Đan Mạch 50% Đây
thực sự là một bước ngoặt trọng đại trong quá trình phát triển của đơn vị Từ đây, Nhà
máy Bia Huế chính thức mang tên Công ty Bia Huế
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nền kinh tế thế giới
cũng như trong nước gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh
nghiệp VN, trong đó có Cty bia Huế Để giải bài toán này và mở lối đi mới cho doanh
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 23nghiệp, Vào tháng 12/2011, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định chuyển nhượng lại
50% phần vốn góp trong Công ty TNHH Bia Huế cho đối tác Carlsberg International
A/S, thu về 1.875 tỷ đồng Việc chuyển nhượng này đã mở ra giai đoạn 3 cho Bia Huế,
với 100% vốn nước ngoài, hiện đang ở thời kỳ đầu tiên với những tiền đề cơ sở vững
chắc hứa hẹn sẽ tạo ra bước phát triển đột phá trong những năm đến
Do chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, giá thành hợp lý, được khách hàng ưa
chuộng nên mặc dù sản lượng cung ứng của Công ty Bia Huế luôn tăng mạnh nhưng
vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Từ công suất ban đầu là 3 triệu lít/năm,
đến năm 2003 công suất đưa lên 50 triệu lít/năm, năm 2007 công suất đã lên đến gần
110 triệu lít/năm, năm 2008 là 130 triệu lít, năm 2009 là 157 triệu lít bia Và từ tháng 4
năm 2010 dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 2 đã hoàn thành, đưa vào chạy thử đạt
chất lượng, nâng tổng công suất sản xuất của Cty lên 230 triệu lít/năm, đáp ứng tối đa
nhu cầu tiêu thụ bia trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới mẫu mã các nhãn
hiệu bia, Công ty Bia Huế luôn chú trọng đến công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm
Nhờ vậy, sản phẩm của Công ty được khách hàng rất tin dùng và gắn bó, không chỉ tại
miền Trung mà còn vươn xa đến các tỉnh thành phía Nam, phía Bắc và Tây Nguyên
Không chỉ tập trung vào việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, công tác xuất
khẩu cũng được Công ty quan tâm ngay từ những năm đầu tiên thành lập Sản phẩm
Bia Huda đã có mặt tại thị trường Mỹ từ năm 1994 Đến nay, thị trường xuất khẩu của
Công ty đã được mở rộng ra nhiều nước khác trên thế giới như: Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Úc, Canada, Indonesia, Malaysia, CHDCND Lào, Campuchia
2.1.2: Sản phẩm của công ty
Hiện nay công ty Bia Huế đang tiến hành sản xuất và tiêu thụ tại thị trường trong
nước và nước ngoài một số sản phẩm mang nhãn hiệu khác nhau Đặc điểm chủng loại
của công ty Bia Huế được thể hiện qua bảng sau:
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 24Bảng 2.1: Đặc điểm sản phẩm của công ty Bia Huế
cách(lít)
Sốlượng(chai, lon/thùng)
(Nguồn: Phòng bán hàng, của công ty TNHH Bia Huế)
khách hàng Hue BEER đã được đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
HUDA BEER
Là loại bia dòng chính, bia HUDA luôn luôn đượckhách hàng trong và ngoài nước yêu mến và ủng hộ,chiếm vị trí hàng đầu tại các tỉnh miền Trung BiaHUDA được sản xuất ngay những ngày đầu tiên thànhlập nhà máy bia Huế Hiện nay Bia HUDA đã có những chủng loại khác nhau nhằm
phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng: Bia HUDA chai 45cl, Bia
HUDA lon 33cl, Bia HUDA chai 35,5cl, Bia tươi HUDA, Bia hơi HUDA
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 25HUDA BEER LON
Bia HUDA lon được sản xuất trên hai loại bao bì : Thùng 12 lonvà thùng 24 lon nhằm tăng sự phong phú trong lựa chọn củakhách hàng đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng
Với dung tích là: 330ml / lon, độ cồn: 4,5 độ sẽ rất thuận tiệncho khách hàng hơn khi mua sản phẩm này vì không phải quantâm đến việc trả vỏ và két
BIA FESTIVAL
Là loại bia ra đời để phục vụ cho dịp Festivalquốc tế tại Huế vào năm 2000, 2002, 2004, 2006 đượcthị trường rất hoan nghênh, và hiện nay nhãn hiệuđang được khuyếch trương rộng rãi Bia FESTIVALđược đóng chai trong chai 330ml màu ô liu, trang nhã có chất lượng cao và là nhãn
hiệu cao cấp của Công ty Khi Huế trở thành thành phố Festival của Việt Nam, nhãn
hiệu bia Festival cũng sẽ trở thành loại bia lễ hội độc đáo, cao cấp nhất
BIA FESTIVAL LON
Dòng sản phẩm Bia lon Festival mới có dung tích 330mlvới hình ảnh mẫu mã được thiết kế rất sang trọng, đẹp mắt có
chất lượng cao với 100% Malt đại mạch được nhập khẩu từChâu Âu Đây là một sản phẩm bia lon mới khác biệt hẳn sovới các loại bia hiện có trên thị trường Hương vị bia thơm hơnvà dịu hơn đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Dòng sản phẩm bia lon Festival
tung ra thị trường lần này là sản phẩm chào mừng Festival Huế 2012, góp phần khẳng
định thương hiệu Festival, một thương hiệu có uy tín của TT Huế Đây được xem như
một món quà để tri ân khách hàng đã gắn bó với bia Huế trong những năm qua
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 26BIA CARLSBERG
Bia Carlsberg - loại bia đặc biệt thành công và
nổi tiếng ở Châu Âu, đã có mặt tại Việt Nam từ nhiềunăm nay Trước đây, quyền phân phối và tiêu thụ biaCarlsberg trên toàn thị trường Việt Nam thuộc về
Công ty liên doanh IBD – Hà Nội Tuy nhiên mới đây, tập đoàn bia Carlsberg đã chính
thức giao thị trường Miền trung cho Công ty bia Huế đảm trách
Sản phẩm của công ty bia Huế được sản xuất từ những nguyên vật liệu chính như
Malt, hoa Hoplon có chất lượng cao của các hãng cung cấp hàng đầu thế giới Việc sản
xuất dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng các qui
trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn của Việt Nam -Thế giới Điều đặc biệt là
nguồn nước sử dụng của bia Huế được lấy từ Nhà máy nước Vạn Niên (thượng nguồn
sông Hương) rất đảm bảo các chỉ số kỹ thuật phù hợp cho việc sản xuất bia
BIA HUDA EXTRA
Nhà máy Bia Huda cầp thiết để mở rộng thị trường vớimột dòng thương hiệu bia cao cấp, dòng Huda Extra Nhiệm vụđược đề ra là đặt được nền tảng Thương hiệu và có một diệnmạo nổi bật
Bia Huda Extra là dòng sản phẩm mới của công ty đượctung ra tại thị trường Nghệ An và Hà Tỉnh vào đầu tháng 3 năm
2010 Bia chai Huda Extra được đóng chai trong chai 355ml,màu sắc định vị chính là màu đỏ, bạc và đen, với nhãn chai cực kỳ nổi bật: hình bầu
dục cổ điển cùng chiếc vương miện bạc, hình minh họa đầy cá tính cùng khu mở rộng
in thông tin và những câu chuyện tuyệt vời Hình ảnh hứa hẹn một trải nghiệm cao
cấp, tươi mới và cực kỳ sáng sủa, và đương nhiên tuyệt đối nổi bật trong bất kỳ hoàn
cảnh hay điều kiện ánh sáng nào Dòng Extra đã là một thương hiệu nổi tiếng trong tất
cả các tỉnh thành từ khi ra đời, và sẽ trở thành một hình tượng bia duy nhất của miền
Trung
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 27Hiện nay sản phẩm Eve chỉ được khai thác tại thị trường xuất khẩu.
2.1.3: Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.3.1: Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bia Huế
Chức năng của công ty TNHH Bia Huế
- Sản xuất các loại bia phục vụ nhu cầu người tiêu dùng
- Hạch toán độc lập và có kết quả kinh doanh cao
- Làm nòng cốt cho ngành công nghiệp thực phẩm ở Thừa Thiên Huế thúc đẩy
các ngành công nghiệp khác phát triển
Nhiệm vụ của công ty TNHH Bia Huế
- Thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà hoạt động quản trị giao cho với
kế hoạch kinh doanh hàng năm và mục tiêu đặt ra của mình
- Xây dựng và thực hiện kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, tự bù đắp chi phí, trang trải vốn
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, tiền lương
- Không ngừng nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm, công suất sản xuất, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và giảm thiểu chi phí
- Làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng xã hội
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với các chủ
đầu tư và khách hàng
2.1.3.2: Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 28Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bia Huế
(Nguồn: Phòng nhân sự, công ty TNHH Bia Huế)
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phòng Tổ chức
Phòng tổng
Phó Tổng giám đốc
Phòng bán hàng
Trang 29Trở thành doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, Bia Huế cơ bản không có
sự thay đổi đáng kể về nhân sự Lãnh đạo Tập đoàn Carlsberg đánh giá rất cao hiệu quả
hoạt động của bộ máy Bia Huế lâu nay Thực tế cho thấy những năm qua Bia Huế phát
triển với tốc độ nhanh và kinh doanh có hiệu quả cao Bia Huế được đánh giá là đơn vị
trong nhóm các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất khu vực Đông Nam Á của tập
đoàn Do vậy, bộ máy lãnh đạo của Bia Huế vẫn được tín nhiệm và Tập đoàn Carlsberg
cũng không bổ sung thêm lãnh đạo là người nước ngoài
Bộ máy của công ty bao gồm:
- Hội đồng quản trị có quyền lực cao nhất do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có
nhiệm kì 3 năm với nhiệm vụ là hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngắn
hạn và dài hạn cho công ty, đề cử các chức danh chủ chốt của công ty Các thành
viên của hội đồng quản trị có thể tái cử Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước
ngoài (Chủ tịch Hội đồng thành viên nhiệm kỳ VI (2010-2012) là Ông Henrik Juel
Andersen )
- Tổng giám đốc là thành viên của hội đồng quản trị do hội đồng quản trị đề ra
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả hoạt động
kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký và đúng pháp lệnh hiện hành Tổng giám
đốc do người việt nam nắm giữ (Tổng Giám Đốc hiện nay của Công Ty là Ông
Nguyễn Mậu Chi)
Các phòng ban chức năng: Nhìn vào sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty khá đơn
giản chặt chẽ, đảm bảo tính độc lập, thống nhất Do đó mệnh lệnh ban ra ít qua khâu
trung gian bảo đảm tính cập nhật, kịp thời chính xác Trong công ty mức độ phân cấp
quản lý các phòng ban tương đối cao, bảo đảm tính tự chủ, linh hoạt cho các bộ phận,
cho phép nâng cao tính chuyên môn của từng bộ phận và gắn trách nhiệm với kết quả
cuối cùng đạt được Cơ cấu tổ chức này mặc dù mỗi bộ phận đều có chức năng riêng
biệt, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau và cùng
tham mưu cho Tổng giám đốc ra quyết định đúng đắn kịp thời nhằm thúc đẩy họat
động kinh doanh phát triển mang lại lợi nhuận cho công ty
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 30Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
- Phòng kế hoạch vật tư: hỗ trợ cho giám đốc tài chính công tác kế hoạch vật
tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty và tổ chức thực hiện kế hoạch đó,
lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện, cung cấp và cung ứng vật tư
đầy đủ cho hoạt động sản xuất hàng ngày theo đúng định mức kỹ thuật và kế hoạch
đề ra
- Phòng tài chính: quản lý và theo dõi sự biến động của công ty, tổ chức kiểm
kê đánh giá định kỳ, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh bằng số liệu,
lập báo cáo tình hình tài chính, cùng các phòng ban khác phân tích đánh giá kết quả
kinh doanh
- Phòng tiếp thị: nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược tiếp thị
- Phòng bán hàng: tổ chức và quản lý lực lượng bán hàng, theo dõi mạng lưới
phân phối và quản lý kênh phân phối, mở rộng và phát triển khách hàng
2.1.4: Tình hình nguồn lực
Hiện nay, đối với doanh nghiệp sản xuất thì lao động đóng vai trò hết sức quan
trọng Có thể nói, bất kì một tổ chức, doanh nghiệp hay công ty nào thành công và đạt
được hiệu quả cao thì đằng sau đó chính là một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, vững
chắc Vì vậy, việc tổ chức lao động khoa học và hợp lý là vô cùng quan trọng, nó
quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Tổ chức lao động khoa
học trong doanh nghiệp nếu được làm tốt sẽ giúp cho hiệu quả quản lý được nâng cao,
phát huy thế mạnh của con người, chất lượng công việc được tăng lên mà chi phí được
giảm xuống
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 31Bảng 2.2 Tình hình lao động của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009-2011
Phân theo trình độ văn hóa
Đại học, trên đại
Lao động gián tiếp 208 38 224 41 237 42 16 7.69 13 5.8
(Nguồn: Phòng nhân lực, công ty TNHH Bia Huế)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng lao động của công ty tăng đều qua 3 năm, nhưng lượng tăng không mạnh
Điều đó cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty Bia Huế ngày càng được
mở rộng Năm 2010 so với năm 2009 đã tăng 5 người (tương ứng tăng 0.92%), năm
2011 so với năm 2010 tăng 7 người (tương ứng tăng 1,27%) Điều này là phù hợp với
tình hình thực tế của công ty vì sau khi nhà máy Bia ở Phú Bài đi vào hoạt động vào
năm 2008 công ty đã hoạt động ổn định hơn, lượng lao động tăng nhẹ là do nhu cầu
của thị trường về các sản phẩm của công ty không ngừng tăng lên tuy nhiên do công
nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại giúp tinh giảm nhân công rất nhiều nên lượng nhân
công chỉ tăng nhẹ Để đánh giá chính xác và cụ thể tình hình lao động qua 3 năm cần
tiến hành phân tích theo các tiêu chí dưới đây:
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 32Xét theo giới tính: lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với lao động
nữ Tỷ lệ giữa lao động nam so với lao động nữ qua các năm đều chênh lệch rất lớn, tỷ lệ
này là 3,6:1 Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
là sản xuất tiêu thụ các loại bia nên đòi hỏi những người lao động phải có sức khỏe mới có
thể dễ dàng vận chuyển, lưu thông hàng hóa Tuy nhiên lại có một số công việc đòi hỏi
tính cẩn thận và kỹ càng phù hợp với phụ nữ như công việc văn phòng, kế toán…ở trong
kho nên tỷ lệ lao động nữ cũng tăng qua 3 năm Cụ thể năm 2010 lao động nữ tăng 3
người (tương ứng tăng 2,56 %) so với năm 2009 còn nam tăng 2 người tương ứng là
0,46%, năm 2011 lao đông nữ tiếp tục tăng 1 người (tương ứng tăng 0,83%) so với năm
2010 còn nam tăng 6 người tương ứng tăng 0,47%
Xét theo trình độ văn hóa: tỷ lệ lao động phổ thông có xu hướng giảm dần qua
3 năm Bên cạnh đó tỷ lệ lao động có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học
có xu hướng tăng lên Cụ thể tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng
tương ứng năm 2010/2009, 2011/2010 là 3,72%, 7,18% và lao động có trình độ cao
đẳng và trung cấp tương ứng tăng 1,32%, 1,31% Và tỷ lệ lao động có trình độ phổ
thông giảm đáng kể năm 2010 giảm 1,93% tương ứng giảm 4 người, năm 2011 giảm 9
người tương ứng 4,43% đây là lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của
công ty Điều này cho thấy đội ngũ lao động của công ty ngày càng có trình độ cao và
được đào tạo bài bản hơn và công ty chú trọng hơn đến công tác đào tạo, tuyển dụng
nhân viên có trình độ nghiệp vụ để giúp cho nhà quản lý, công nghệ sản xuất cũng
hiện đại hơn nên lao động đã được tinh giảm
Xét theo tính chất công việc: Số lao động trực tiếp qua 3 năm đều giảm, tỷ lệ
giảm của năm 2010 so với năm 2009 và tỷ lệ giảm của năm 2011 so với năm 2010
tương ứng là 3,25% và 1,8% tỷ lệ lao động gián tiếp tăng qua 3 năm, tỷ lệ lao động
gián tiếp năm 2010 so với năm 2009 và năm 2011 so với năm 2010 đều tăng tương
ứng là 7,69% và 5,8% Điều này cho thất trình độ sản xuất và công nghệ của công ty
đã được đầu tư hiện đại hơn, trình độ chuyên môn của lao động trực tiếp ngày càng
cao, còn lượng lao động gián tiếp tăng lên là điều tất yếu khi công ty đang mở rộng
quy mô và thị trường Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất của
công ty
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 332.1.5: Nguồn vốn của công ty
Để mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt các
hoạt động kinh doanh và tạo sự vững mạnh trong quá trình phát triển đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn lực tài chính , sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và
an toàn tạo thông suốt trong quá trình tạo từ tiền sang hàng và ngược lại Do vậy
nguồn vốn là một trong những nguồn lực hàng đầu Công ty bia Huế hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên việc huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, an
toàn là điều hết sức quan trọng Trong những năm qua cùng với sự tăng lên về quy mô
sản xuất cũng như để thích ứng với môi trường kinh doanh,doanh nghiệp có thể huy
động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thể quy về
hai nguồn chính là vốn chủ sỡ hữu và nợ phải trả Trong những năm qua cùng với sự
tăng lên về quy mô sản xuất cũng như thích ứng với môi trường kinh doanh, lượng vốn
của công ty cũng được điều chỉnh một cách linh hoạt
Để có được cách nhìn toàn diện hơn về tình hình nguồn vốn của công ty chúng ta
nghiên cứu qua bảng số liệu dưới đây qua 3 năm:, 2009; 2010; 2011
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm (2009 –2011)
Đơn vị:1000 Đ
(Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Nguồn hình thành nên tài sản của công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và
các khoản nợ phải trả, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong tổng nguồn vốn của công ty đặc biệt năm 2009 chiếm đến 62,93% Tuy nhiên
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 34nguồn vốn chủ ở hữu có xung hướng giám nhẹ trong năm 2010 (giảm 4,9% so với
năm 2009) và giảm mạnh trong năm 2011 (giảm 10,01% so với năm 2010) nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng lớn Điều này cho thấy được khả năng tự chủ tài chính của công ty là
rất cao, rất vững mạnh trong điều kiện bảo giá như hiện nay cùng với việc mở rộng
quy mô sản xuất nhà máy ở Phú Bài
Bất kì một công ty nào kinh doanh cũng phải có các khoản nợ ngắn hạn và dài
hạn đó là do công ty chiếm dụng vốn của khách hàng, các nhà cung cấp, nợ ngân sách,
nợ bên liên doanh…Điều này giúp công ty một mặt vẫn đảm bảo lượng vốn cho sản
xuất kinh doanh đồng thời tránh được các khoản chi phí cho lãi vay Với điều kiện
kinh doanh hiện nay thì việc các nguồn nợ ngắn hạn và dài hạn tăng lên đó là một tất
yếu đối với bất kỳ công ty nào và công ty Bia Huế cũng vậy Tăng nhẹ vào năm 2010,
và tăng mạnh trong năm 2011 Cụ thể, nợ ngắn hạn tăng chiếm tỷ trọng tương ứng qua
3 năm 33,21%; 36,43%; 48,38% còn nợ dài hạn là 3,86%; 5,54%; 3,23% Nó hoàn
toàn phù hợp với tình hình hiện nay của công ty là mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, mua thêm các máy móc, thiết bị sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại,
phải trả lương cho công nhân viên càng cao …
Tuy nhiên cần phải lưu ý một chút đó là nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 quá
cao, nó tăng gấp 1,5 lần so với nợ ngắn hạn của năm 2010 Điều này có thể ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng tiêu thụ của công ty vì công ty phải thường xuyên thu xếp một
khoản tiền lớn để thanh toán, tăng những rủi ro ngắn hạn
2.1.6: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2009-2011)
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì mục
tiêu hàng đầu và mang tính sống còn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí Tình hình hoạt động sản
xuất kinh của công ty được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 35Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2009-2011)
ĐVT: triệu đồng
1 Tổng doanh thu 1665606 2035948 2053075 370,342 22.23 17,126 0.84
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 691281 615212 628268 -76,069 -11.00 13,055 2.12
3 Doanh thu thuần 974,325 1420736 1424807 446,411 45.82 4,070 0.29
4 Giá vốn hàng bán 543,027 716143 748089 173,115 31.88 31,946 4.46
5 Lợi nhuận gộp 431,297 704593 676717 273,295 63.37 -27,876 -3.96
6 Doanh thu hoạt động tài chính 11,210 26517 38572 15,307 136.55 12,054 45.46
7 Chi phí tài chính 4,861 11947 26384 7,085 145.75 14,437 120.84
8 Chi phí bán hàng 153,987 279005 245630 125,017 81.19 -33,374 -11.96
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 42,297 43759 32015 1,462 3.46 -11,743 -26.84
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 241,361 396399 411258 155,037 64.23 14,859 3.75
11 Thu nhập khác 460 3752 977 3,292 715.22 -2,775 -73.96
12 Chi phí khác 4,083 8049 5793 3,965 97.13 -2,255 -28.02
13 Lợi nhuận khác -3,622, -4,296 -4,816 -673 18.59 -520 12.12
14 Lợi nhuận trước thuế 237,738 392103 406442 154,364 64.93 14,338 3.66
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 40,440 82199 106058 41,758 103.26 23,859 29.03
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 528
17 Lợi nhuận sau thuế 197,298 309904 299854 112,606 57.07 -10,049 -3.24
(Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế)
Trang 36Qua bảng số liệu ta thấy:
Tổng doanh thu và doanh thu thuần tăng lên qua 3 năm điều này kéo theo lợi nhuận
của công ty tăng lên Năm 2010 so với năm 2009, doanh thu thuần tăng 45,82% và lợi
nhuận trước thuế tăng lên 64,93% và lợi nhuận sau thuế chỉ tăng Nhưng năm 2011 so
với 2010, doanh thu thuần chỉ tăng 0,29% Sở dĩ tốc độ tăng của năm 2011 so với năm
2009 tăng ít như vậy là do đây là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế khi mà lạm phát
ngày càng tăng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu Hơn nữa việc mở rộng thị trường của
công ty vẫn đang rất chậm, thị trường truyền thống thì đã bão hòa từ lâu
Điều này kéo theo lợi nhuận sau thuế của năm 2011 giảm đến 3,24% so với năm
2010 Lợi nhuận giảm là do năm 2011, ngoài việc do doanh thu thuần giảm ra còn có
nguyên nhân khác đó là doanh nghiệp chỉ chú trọng mở rộng quy mô sản xuất mà
không đầu tư vào các hoạt động tài chính nên doanh thu từ hoạt động tài chính giảm
Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng rất cao (tăng trên 120% so với năm 2010) bởi
công ty phải trả nợ ngân hàng các khoản vay trước đó phục vụ cho hoạt động mở rộng
quy mô sản xuất, xây dựng nhà máy bia Phú Bài Thu nhập khác liên quan đến thu
nhập từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, đánh giá lại vật tư hàng hóa giảm
cũng là một yếu tố làm cho lợi nhuận giảm
Chi phí bán hàng năm 2010 so với năm 2009 tăng 81,19% trong khi đó chi phí bán
hàng năm 2011 so với năm 2010 lại giảm xuống gần 12% Điều này có thể giải thích
một phần là có lẽ quy và thị phần của công ty đã ổn định
Tóm lại, qua 3 năm 2009-2011, mặc dù kinh tế thị trường có nhiều biến động,
công ty không còn giữ được mức tăng trưởng và phát triển ổn định như năm trước đó
nhưng công ty vẫn đang cố gắng vượt qua nâng cao thị phần, mở rộng sãn xuất kinh
doanh, giảm các khoản chi phí một cách đáng kể Có được những kết quả như vậy là
do sự năng động sáng tạo của toàn thể công nhân viên và năng lực quản lý tốt của ban
quản trị công ty Hy vọng rằng trong tương lai công ty Bia Huế sẽ duy trì được những
tiềm năng sẳn có, hạn chế những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình để không ngừng nâng cao kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 372.1.7 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Các thị trường chính trong nước:
- Công ty đang có hệ thống phân phối ở 17 tỉnh thành lớn trên cả nước
- Sản lượng tiêu thụ hiện tại tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung: T.T Huế,
Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh
- Các thị trường khác: miền Bắc, miền Nam, Tây Nguyên… đều đang phát triển
tốt và có rất nhiều tín hiệu khả quan
Thị trường xuất khẩu:
Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha, Lào, Malaysia, Australia, Indonesia
Thi phần:
Các sản phẩm của công ty Bia Huế chiếm khoảng 80% thị phần bia ở các tỉnh
bắc miền Trung từ T-T- Huế đến Hà Tĩnh Ở các tỉnh thành khác, thị phần đang ở mức
thấp, tuy nhiên tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây
Bảng 2.5: Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ
Đại lý, nhà phân phối trong nước
( Liệt kê tỉnh, thành phố)
Đại lý, nhà phân phối nước ngoài
(Liệt kê tên nước)
Hà NộiNam ĐịnhThanh HóaNghệ AnHà TĩnhQuảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên HuếĐà Nẵng
Quảng NamGia LaiĐắc LắcKon TumĐắc NôngBình ThuậnKhánh HòaBình PhướcT.P Hồ Chí MinhĐồng Nai
AnhPhápHoa KỳCanadaTây Ban NhaLào
MalaysiaAustraliaIndonesia
(Nguồn: Phòng bán hàng, công ty TNHH Bia Huế)
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 382.2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty TNHH Bia Huế
giai đoạn 2009-2011
2.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty.
2.2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô.
2.2.1.1.1 Môi trường kinh tế:
Trong những năm qua nền kinh tế của Việt Nam có nhiều biến động Do ảnh
hưởng của của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm cho tình hình kinh tế
có nhiều biến động và diễn biến căng thẳng Việt Nam được coi là nước khá thành
công trong xu hướng chống lạm phát, tỷ lệ lạm phát được coi là thấp so với khu vực và
toàn cầu Do đó kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi Năm 2009 là năm có rất
nhiều khó khăn thách thức, nhưng nhờ sự đồng tâm hiệp lực, Việt Nam đã đạt được
những kết quả quan trọng, kinh tế đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng
khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định Cụ thể như xuất khẩu gạo cả năm đạt khoảng 6 triệu
tấn, mức cao nhất từ trước tới nay Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 708,5 nghìn tỷ
đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008
Nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2011 với đà tăng trưởng thuận lợi của năm
2010 (6,78%), tuy nhiên vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn về các chỉ báo vĩ mô
cơ bản như tỷ lệ lạm phát khá cao (11,75%), cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục thâm hụt
(4 tỷ USD), mặt bằng lãi suất huy động và cho vay quá cao Mục tiêu lạm phát Quốc hội
đề ra là 7% nhưng mà thực hiện khoảng 19% Về mục tiêu tăng trưởng thì đề ra là 7,5%,
thực hiện khoảng 5,8% Và tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa
tồn kho các mặt hàng lên cao chưa từng thấy Cũng là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp
được tuyên bố là phá sản được công bố là 48.000 doanh nghiệp
Tuy nhiên nền kinh tế cũng có một số thành tựu to lớn trong đó có xuất khẩu tăng
33%, chủ yếu tăng về giá và cán cân thanh toán quốc tế có thặng dự 3,3 tỷ đôla lần đầu
tiên trong nhiều năm Bên cạnh đó lạm phát trong những tháng cuối năm cũng đã giảm
đi nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ đưa ra từ đầu năm 2011
2.2.1.1.2 Môi trường văn hóa – xã hội:
Việt Nam là nước đông dân với dân số trên 90 triệu người, đây là lực lượng lao
động dồi dào, cộng với tính truyền thống cần cù chịu khó, mức sống của người dân
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 39chưa cao, giá nhân công lại rẻ; đó là điểm thuận lợi cho công ty bia Huế nói riêng và
tất cả các doanh nghiệp trên Việt Nam nói chung Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền
kinh tế cùng với chính sách hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nước ta đã làm cho
đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao Các doanh nghiệp trong
và ngoài nước đều ra sức cạnh trnah với nhau nhằm mục đích tồn tại và phát triển
Nhờ đặc điểm đó mà người tiêu dùng được hưởng lợi bởi các doanh nghiệp cạnh tranh
nhau thì chính sách giá cả luôn là công cụ hàng đầu Nhờ vậy, mặt hàng thì phong phú,
giá cả thì tương đối rẻ do đó đời sống vật chất của người dân càng ngày càng được
nâng cao, cải thiện Bia là thức uống khá phổ biến đã từ rất lâu rồi, đã trở thành thức
uống quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân Việt Nam Nhu cầu
uống bia của người dân Việt Nam hiện nay đã tăng lên một cách nhanh chóng
Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 33 triệu người trong độ tuổi
20 đến 40, độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm bia cao nhất Nhu cầu tiêu thụ bia
tăng lên một cách chóng mặt và Việt Nam thuộc nhóm nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế
giới Mỗi năm tốc độ này cứ luôn tăng và chưa thấy có dấu hiệu bão hòa, trước tình
hình tiêu thụ như vậy các doanh nghiệp đã tranh nhau sản xuất kinh doanh mặt hàng
bia rượu, nước giải khát Có thể nói đây là ngành thu được lợi nhuận cao, nhiều tập
đoàn đã đua nhau tham gia vào thị trường này Quả thật, bia rượu có sức hấp dẫn cả
với nhà sản xuất sữa lẫn doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp thuốc lá
Thừa Thiên Huế là một thành phố lễ hội với nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng, những nét văn hóa riêng và vô cùng đặc sắc Thông qua các hoạt động lễ hội
khồng những quảng bá hình ảnh cố đô Huế xinh đẹp đến bạn bè gần xa mà còn là cơ
hội cho các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu các sản phẩm Các sản phẩm
của công ty Bia Huế như Festival, Hue Beer được đánh giá là những sản phẩm mang
đậm nét văn hóa Huế, ẩm thực Huế
2.2.1.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật:
Các chính sách của Nhà nước tại Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho
doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng và phát triển trong mọi lĩnh vực kinh doanh Việc
cấp phép cho Công ty Bia Huế được mở thêm nhà máy sản xuất bia ở Phú Bài đã thúc
đẩy sự phát triển của Công ty Bia Huế nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM
Trang 40Sự ổn định về mặt chính trị ở Huế cũng như ở Việt Nam nói chung đã giúp cho
Công ty Bia Huế có thể hoạt động kinh doanh tốt, mở rộng, giao lưu với các tỉnh thành
trong cả nước Đồng thời, có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu mình ra thị trường
quốc tế cũng như tận dụng được cơ hội từ việc hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài
Bên cạnh đó, những đường lối phát triển của tỉnh nhà như sự kiện Festival được tổ
chức 2 năm 1 lần cũng đã tạo thuận lợi cho công ty Bia Huế quảng bá hình ảnh đến
khách hàng trong và ngoài nước
Ở nước ta sự có mặt của hệ thống luật như luật doanh nghiệp, luật thương mại,
luật lao động, đặc biệt luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an
toàn cho công ty bia Huế nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
2.2.1.1.4 Môi trường công nghệ:
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển rất mạnh mẽ Hàng nghìn phát minh về
máy móc ra đời giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động sống, cải thiện
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên, máy móc kỹ thuật không tránh khỏi sự
lạc hậu theo thời gian vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thích ứng nhanh với sự
biến động của công nghệ Trình dộ công nghệ của công ty bia Huế so với khu vực và
thế giới như sau:
- Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại
nhất của tập đoàn Carlsberg A/S, Đan Mạch
- Công ty bia Huế sử dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm từ tập đoàn
Carlsberg A/S, Đan Mạch, và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
- Thường xuyên cập nhật những cải tiến và đổi mới công nghệ từ tập đoàn
Carlsberg A/S, Đan Mạch
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đảm bảo đúng tiêu chuẩn Việt Nam
Hiện nay hiệu suất sử dụng công nghệ của công ty bia Huế đạt gần 100%
2.2.1.1.5 Môi trường tự nhiên:
Môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng lớn trong tiêu dùng của người dân vì con
người ai cũng lo cho sức khỏe của mình là trên hết Việt Nam nằm trong khu vực có
nhiệt độ cao, là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm bia Tuy nhiên doanh
nghiệp cần nắm bắt những thay đổi của môi trường để có thể đưa ra những chiến lược
Ngô Trọng Nghĩa – K42 QTTM