Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Ngọc Anh” là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tí
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-& -
LÝ KIM NGỪNG MSSV: LT11330
Trang 3Qua 2 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ và 3 tháng thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Ngọc Anh, em đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu Thông qua việc kết hợp giữa lý thuyết đã được học và thực tế trong thời gian thực tập em đã hoàn thành xong luận văn
tốt nghiệp “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Ngọc Anh” Đạt được kết quả này em vô cùng
biết ơn và em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt nhiều kiến thức quý báo cho em trong suốt quá trình học
- Thầy Lê Trần Phước Huy đã giành nhiều thời gian hướng dẫn, đóng góp ý kiến, sữa chữa những sơ sót để giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
- Ban lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Ngọc Anh, cùng toàn thể lãnh đạo, nhân viên của các phòng ban đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại cơ quan Đặc biệt là các anh chị công tác tại phòng Kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho em được hiểu biết các quy trình nghiệp vụ, là cơ hội giúp em có được nhiều kinh nghiệm quý trong công việc sau này
Em xin kính chúc quý thầy cô cùng quý cơ quan luôn dồi dào sức khỏe
và đạt nhiều thành công trong công việc
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lý Kim Ngừng
Trang 4Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Ngọc Anh” là do chính tôi thực
hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lý Kim Ngừng
Trang 5
Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
Trang 6 Họ và tên người nhận xét:
Học vị:
Chuyên ngành:
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác:
Tên sinh viên: Lý Kim Ngừng
2 Hình thức trình bày:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
6 Các nhận xét khác:
Trang 7
Cần Thơ, ngày…… tháng ……năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 8 Họ và tên người nhận xét:
Học vị:
Chuyên ngành:
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện
Cơ quan công tác:
Tên sinh viên: Lý Kim Ngừng
2 Hình thức trình bày:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
6 Các nhận xét khác:
Trang 9
Cần Thơ, ngày…… tháng ……năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 10Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Lược khảo tài liệu .2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm 5
2.1.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí 5
2.1.3 Khái niệm và ý nghĩa lợi nhuận 7
2.1.4 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận .7
2.1.5 Phân tích chỉ số khả năng sinh lời 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM NGỌC ANH 13
3.1 Lịch sử hình thành 13
3.2 Ngành nghề kinh doanh 13
3.3 Cơ cấu tổ chức 14
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 14
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ 14
3.4 Tổ chức công tác kế toán 16
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 16
3.4.2 Chức năng của từng bộ phận 16
Trang 112011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 19
3.6.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, năm 2011, năm 2012 19
3.6.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của công ty 22
3.7 Những thuận lợi và khó khăn 24
3.7.1 Thuận lợi 24
3.7.2 Khó khăn 25
3.8 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai 25
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH TM NGỌC ANH 27
4.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 27
4.1.1 Cơ cấu doanh thu theo thành phần doanh thu 27
4.1.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm 33
4.1.3 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng 37
4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 42
4.2.1 Phân tích số lượng sản phẩm tiêu thụ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 42
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty 49
4.2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ theo kỳ kế hoạch của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 59
4.3 Phân tích lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 62
4.3.1 Phân tích chung lợi nhuận của công ty 62
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty 66
4.4 Phân tích các chỉ số tài chính 77
4.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 77
4.4.2 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 77
4.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 77
4.4.4 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho 80
Trang 125.1 Nhận xét ưu, nhược điểm 83
5.1.1 Ưu điểm 83
5.1.2 Nhược điểm 83
5.2 Một số giải pháp 83
5.2.1 Giải pháp về sản phẩm 83
5.2.2 Giải pháp về giá 83
5.2.3 Giải pháp thị trường 83
5.2.4 Giải pháp về chiêu thị 84
5.2.5 Giải pháp về chi phí 84
5.2.6 Một số giải pháp khác 85
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
6.1 Kết luận 86
6.2 Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 13Bảng Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 20 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp doanh thu- chi phí- lợi nhuận giai đoạn 2010- 2012
21 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 -
2013 23 Bảng 3.4 Bảng tổng hợp doanh thu – chi phí – lợi nhuận 6 tháng đầu năm
2012 – 2013 24 Bảng 4.1 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 28 Bảng 4.2 Cơ cấu doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm 2012 -2013 32 Bảng 4.3 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giai đoạn 2010 - 2012 34 Bảng 4.4 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012- 2013 36 Bảng 4.5 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty giai đoạn 2010 - 2012 38 Bảng 4.6 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty 6 tháng đầu năm 2012-2013 41 Bảng 4.7 Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 43 Bảng 4.8 Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty 6 tháng đầu năm 2012-2013
48 Bảng 4.9 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010-2011 51 Bảng 4.10 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ của công ty giai đoạn 2011-2012 55 Bảng 4.11 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm 6 tháng đầu 2012-2013 58 Bảng 4.12 Phân tích số lượng sản phẩm tiêu thụ theo kỳ kế hoạch của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 60 Bảng 4.13 Phân tích số lượng sản phẩm tiêu thụ theo kỳ kế hoạch của công ty
6 tháng đầu năm 2012- 2013 61 Bảng 4.14 Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010-2012 64 Bảng 4.15 Tình hình lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 65
Trang 14Bảng 4.17 Phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty qua 3 năm 2010, 2011,
2012 81
Trang 15Hình Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 14
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 16
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức trên máy vi tính 18
Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu theo thành phần doanh thu qua 3 năm 2010- 2012 29
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ các mặt hàng xe gắn máy 44
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ các mặt hàng xe ô tô 45
Hình 4.4 Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm 62
Trang 16CPK : Chi phí khác
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPTC : Chi phí tài chính
DTT : Doanh thu thuần
DTTC : Doanh thu tài chính
GTGT : Giá trị gia tăng
GVHB : Giá vốn hàng bán
LNT : Lợi nhuận thuần
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
Trang 17CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế đã kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp trẻ đầy triển vọng Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt Để có thể tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường thì doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi Muốn được như vậy các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, đồng thời nắm bắt được những cơ hội và lường trước được những rủi ro mà môi trường kinh doanh đem lại Trong kinh doanh mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp muốn hướng tới là làm sao lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là cao nhất Để có được điều đó thì trước hết doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình một cách có hiệu quả vì nguồn thu mang lại lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp chính là tiêu thụ được sản phẩm Khi lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp cho thị trường càng nhiều thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận càng cao và nó cũng cho thấy việc tiêu thụ hàng hóa đạt được hiệu quả Do vậy có thể nói tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hướng đi và phương pháp kinh doanh hiệu quả nhất để đem lại lợi nhuận ngày càng cao
Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ và lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chính tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, kết hợp với kiến thức đã được học tôi quyết định chọn
đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Ngọc Anh” để làm đề tài luận văn cho mình Thông qua
việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi có cơ hội tiếp xúc thực tế, hiểu hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty TNHH TM Ngọc Anh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đề xuất
Trang 18một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH TMNgọc Anh Địa chỉ: Số 144 Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu trong 3 năm 2010, 2011,
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty TNHH TM Ngọc Anh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Hồng Vân (2009) nghiên cứu “Phân tích tình hình tiêu thụ
và lợi nhuận của chi nhánh công ty cổ phần lương thực-thực phẩm miền Nam tại Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Cần Thơ Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp thông qua các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, nhật ký chứng từ của công ty giai đoạn 2006-2008 Bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty giai đoạn 2006-2008 Qua đó đề ra một số giải pháp để góp phần nâng
Trang 19cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận còn nhiều hạn chế như: sản phẩm chưa đa dạng, công ty chưa có nhiều vốn, nhân lực còn thiếu, tỷ trọng chi phí chiếm khá nhiều Từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp như: công ty cần chú ý hơn vào việc đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm bằng cách thành lập bộ phận marketing để thu thập thông tin về khách hàng, thị trường, thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn…nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa và hiệu quả sử dụng vốn
Phạm Thị Hương (2010) nghiên cứu “ Phân tích tình hình tiêu thụ cát, đá tại Công ty TNHH xây dựng- thương mại- vận tải Phan Thành”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Cần Thơ Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng
kế toán của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 Bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tình hình tiêu thụ cát, đá của công ty trong 3 năm 2007 -2009 để thấy được xu hướng hoạt động của công ty và mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ Qua đó tác giả đề ra kế hoạch và chính sách hợp lý nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy thế mạnh để tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Võ Thị Ngọc Giàu (2012) nghiên cứu “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Trách nhiệm hữu hạn SKF Quang Minh”, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Cần Thơ Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán tài chính của công ty qua các năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, trên internet và tài liệu có liên quan Bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp
so sánh để phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm, phân tích về giá trị và sản lượng tiêu thụ một số mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm 2009,
2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình tiêu thụ hàng hóa còn nhiều hạn chế như chưa có kế hoạch quảng cáo hay giới thiệu sản phẩm cũng như thương hiệu của mình ra thị trường, ít có chế độ đãi ngộ với khách hàng Từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp như quảng cáo thương hiệu thông qua internet, báo chí, đài,…; mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng cường công tác nghiên cứu thị trường; tổ chức thực hiện các hình thức chiết khấu, khuyến mãi, giảm giá… giúp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty
Trang 20Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây đều sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán Từ đó, các tác giả thực hiện phân tích tình hình tiêu thụ, lợi nhuận, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, lợi nhuận, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao tình hình tiêu thụ, lợi nhuận Cho đến nay chưa có bài viết hay tác giả nào nghiên cứu
cụ thể về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty TNHH TM Ngọc Anh Do vậy, nghiên cứu này kế thừa phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2009), Phạm Thị Hương (2010), Võ Thị Ngọc Giàu (2012), và số liệu thực tế tại công ty để thực hiện phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm
và lợi nhuận của từng mặt hàng chủ yếu, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu tiêu thụ để từ đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiêu thụ và tăng lợi nhuận của công ty
Trang 21phẩm hàng hóa
2.1.1.2 Ý nghĩa
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hóa
Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ
và kết thúc một vòng luân chuyển vốn Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn
Qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường
Mặt khác qua tiêu thụ, doanh nghiệp không những thu hồi được những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm tích lũy vào ngân sách, vào các quỹ của doanh nghiệp nhằm mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ nhân viên
2.1.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí
2.1.2.1 Khái niệm về doanh thu
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được
hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
- Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập về các hoạt
động tài chính như: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán…
Trang 22- Doanh thu khác: là các khoản thu nhập bất thường như: thu từ tiền
phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, các khoản nợ phải trả không xác định được chủ…
2.1.2.2 Khái niệm về chi phí
- Chi phí hoạt động kinh doanh
Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Giá vốn hàng bán: là trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn
thành đã tiêu thụ được trong kỳ kế toán
+ Chi phí bán hàng: là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác
bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, thường bao gồm các khoản chi phí sau: chi phí nhân viên bán hàng; chi phí về nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, bảo quản sản phẩm; chi phí phân bổ công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho công tác bán hàng; chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng (thuê nhà kho, cửa hàng, tiền điện, nước, điện thoại,…) và các chi phí khác bằng tiền mặt (tiếp khách, quảng cáo, khuyến mãi,…)
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp, thường bao gồm các khoản chi phí sau: chi phí cho nhân viên
bộ phận QLDN; chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho công tác QLDN; chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý (thuê TSCĐ, tiền điện, nước, điện thoại,…) và các chi phí khác bằng tiền mặt (tiếp khách, tổ chức hội nghị, chi phí đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ,…)
- Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các
khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,…
- Chi phí khác: là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ
riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước Chi phí khác trong doanh nghiệp bao gồm: chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí do kế toán ghi nhằm hay bỏ sót khi vào sổ,…
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: nhằm phản ánh tình hình phát
sinh và kết chuyển chi phí thuế TNDN của năm hiện hành, chi phí thuế TNDN được hoãn lại của kỳ kế toán
Trang 232.1.3 Khái niệm và ý nghĩa lợi nhuận
2.1.3.1 Khái niệm
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, người ta đưa ra những khái niệm về lợi nhuận khác nhau và từ đó cũng có những cách tính khác nhau về lợi nhuận Lợi nhuận có thể được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí của hoạt động đó
2.1.3.2 Ý nghĩa
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như lao động, vật tư, TSCĐ, …
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước, thông qua việc đánh thuế lợi tức, trên cơ sở
đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng qui
mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên
Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn
Do đó việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng chỉ có thông qua phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
2.1.4 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú
và đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của lợi nhuận từng bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
2.1.4.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn
bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ Trong đó:
Trang 24- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
- Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ bao gồm:
+ Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ (giá vốn hàng bán) + Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý
2.1.4.2 Lợi nhuận về hoạt động tài chính
Lợi nhuận về hoạt động tài chính là bộ phận lợi nhuận thu từ hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán dài hạn, ngắn hạn, hoạt động cho thuê tài sản…Lợi nhuận bộ phận này được xác định bằng khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của các hoạt động tài chính
2.1.4.3 Lợi nhuận hoạt động khác
Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi về hoạt động khác của doanh nghiệp
Khoản thu về hoạt động khác bao gồm: thu nhượng bán, thanh lý tài sản
cố định, thu về nợ khó đòi, về các khoản nợ phải trả không xác định chủ… Khoản chi về hoạt động khác bao gồm: chi về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng…
2.1.5 Các chỉ số tài chính
2.1.5.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này mang giá trị dương có nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, chỉ số này càng cao thì lãi càng nhiều Ngược lại chỉ tiêu này mang giá trị âm thì doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ Chỉ tiêu này càng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt
2.1.5.2 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận Nếu
Trang 25chỉ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn Ngược lại nếu chỉ số nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp bị thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp
2.1.5.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ số này dùng để đo khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
2.1.5.4 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho còn được gọi là số vòng quay kho hay
số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị trường Hệ
số vòng quay kho là chỉ tiêu đặc trưng, thường được sử dụng trong khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp Nguồn số liệu này thu thập trực tiếp từ các báo cáo tài chính ở phòng kế toán của công ty TNHH TM Ngọc Anh qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
- Ngoài thu thập số liệu của Công ty, đề tài còn thu thập thông tin từ các báo cáo, internet và các tài liệu có liên quan để phục vụ cho việc phân tích
Trang 262.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó thấy được sự tăng giảm của các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua từng năm để tìm ra những
nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để từ đó thấy được sự tăng giảm của sản lượng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm và các nguồn lợi nhuận qua từng năm
- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty
- Đối với mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
- Lựa chọn gốc so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để
so sánh, được gọi là gốc so sánh Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp Các gốc so sánh có thể là:
+ Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu
+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức
+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng… Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu
Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng đến tương lai
Trang 27- Điều kiện có thể so sánh được:
+ Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời
gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt sau:
Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu
Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu
Phải cùng một đơn vị tính
+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tương tự nhau
- Kỹ thuật so sánh
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích)
Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 3 bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc
Nếu gọi Q 1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q 0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng
phân tích được xác định là: Q 1 - Q 0 = ΔQ
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu
phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất để xác định nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau
Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q 1 (có
thể các nhân tố có quan hệ tổng, thương, hiệu với chỉ tiêu) và nhân tố a phản ánh lượng, tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất, ta thiết lập được mối quan
hệ như sau:
Kỳ phân tích: Q 1 = a 1 b 1 c 1 d 1
Kỳ gốc là: Q 0 = a 0 b 0 c 0 d 0
Trang 28Bước 3:Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng
phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định, bằng đối tượng
phân tích là ΔQ
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức ảnh hưởng của nhân tố a: a 1.b0.c0.d0 – a0.b0.c0.d0 = Δa
Mức ảnh hưởng của nhân tố b: a 1.b1.c0.d0 - a1.b0.c0.d0 = Δb
Mức ảnh hưởng của nhân tố c: a 1 b 1 c 1 d 0 - a 1 b 1 c 0 d 0 = Δc
Mức ảnh hưởng của nhân tố d: a 1 b 1 c 1 d 1 - a 1 b 1 c 1 d 0 = Δd
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố:
Δa + Δb + Δc = Q1- Q0= ΔQ
Trang 29CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI NGỌC ANH
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Năm 1996 thành lập cửa hàng xe gắn máy Ngọc Anh chủ yếu là tiếp
nhận và cung cấp xe phục vụ cho nhu cầu khách hàng
- Đến ngày 11/02/2009 được Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Cà Mau cấp
giấy phép thành lập Công ty TNHH TM Ngọc Anh
- Công ty TNHH TM Ngọc Anh là đại lý chính thức của các hãng xe SYM, YAMAHA, SUZUKI, SYM auto, KYMCO…là địa điểm tin cậy để nhiều khách hàng đến mua xe, phụ tùng,… tại công ty để được đảm bảo về chất lượng cũng như uy tín thông qua một số dịch vụ chăm sóc cho khách hàng Đây cũng chính là lợi thế để công ty cạnh tranh với nhiều công ty kinh
doanh trong ngành
- Bằng sự nỗ lực kinh doanh trong nhiều năm qua, đến nay Công ty TNHH TM Ngọc Anh có 10 cơ sở kinh doanh tại tỉnh Cà Mau Trong đó 8 địa điểm tại Thành phố Cà Mau, 1 chi nhánh tại huyện Cái Nước, 1 chi nhánh tại
huyện Trần Văn Thời
- Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại
- Ngành nghề kinh doanh: Mua, bán xe gắn máy, ô tô và phụ tùng chính
Công ty TNHH TM Ngọc Anh là nhà phân phối chính thức của các hãng
xe nổi tiếng như SYM, YAMAHA, SUZUKI, SYM auto, KYMCO … chuyên
Trang 30mua bán các loại xe ô tô, xe gắn máy và phụ tùng chính hãng Đồng thời, Ngọc Anh còn cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì và sửa chữa nhanh gọn, kịp thời, chính xác với sứ mệnh mang đến cho khách hàng những chiếc xe máy, ô
tô chất lượng cao, hợp thời trang, giá cả hợp lý cùng với chất lượng phục vụ
và hậu mãi tốt nhất
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ
* Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Hội
đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch hội đồng thành viên sẽ kiêm Tổng giám đốc công ty
* Ban giám đốc:
- Tổng giám đốc:
+ Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty + Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
TRUNG TÂM, CỬA HÀNG, TRẠM
Trang 31+ Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính phản ánh các hoạt động của công ty
+ Kiểm tra, phân tích, đánh giá, báo cáo mọi hoạt động của công ty cho Ban Tổng giám đốc thông qua các nghiệp vụ của phòng
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam
+ Xây dựng và kiến nghị cho Ban giám đốc các quy định, quy trình về
hạch toán kế toán áp dụng tại công ty
+ Có trách nhiệm bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo luật định
* Phòng kinh doanh:
- Chức năng:
Tổ chức, quản lý, phát triển hoạt động mua bán của công ty
- Nhiệm vụ:
+ Phối hợp, hỗ trợ các chi nhánh bán hàng để phát triển doanh số
+ Theo dõi thị trường, tình hình kinh doanh tại các trung tâm, cửa hàng, trạm dịch vụ để kịp thời báo cáo, tham mưu cho Ban giám đốc để có những hành động, chính sách phù hợp cho từng thời điểm
+ Thực hiện các chương trình khuyến mãi, quảng cáo của công ty
* Phòng tổ chức hành chính:
- Chức năng:
+ Tổ chức, quản lý và thực hiện công tác hành chính của công ty
+ Thực hiện công tác nhân sự
- Nhiệm vụ:
+ Quản lý toàn bộ văn bản pháp lý của công ty
+ Tiếp nhận, kiểm tra, phân phối kịp thời các công văn đến và đi
+ Thực hiện công tác lưu trữ, truy lục văn thư, tài liệu của công ty + Hệ thống hóa các dạng văn bản, xây dựng quy định quản lý văn bản + Theo dõi đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo đúng luật định + Tuyển dụng, cung ứng đúng số lượng, thời gian và chất lượng nhân sự theo yêu cầu của công ty
Trang 32+ Kiến nghị kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực nhân viên của công ty + Xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin nhân sự
* Các trung tâm, cửa hàng, trạm:
- Chức năng:
+ Bán xe, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, bán phụ tùng theo đúng quy trình, quy định, chính sách của công ty đưa ra
+ Là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty, quảng bá hình ảnh,
chất lượng phục vụ, sự uy tín và thương hiệu của công ty đến khách hàng
- Nhiệm vụ:
+ Tìm kiếm khách hàng, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng
+ Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, tham mưu cho ban lãnh đạo có kế hoạch, chính sách, chiến lược thích hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty
+ Thực hiện báo cáo, cung cấp các chứng từ cho phòng kế toán, phòng kinh doanh chính xác và kịp thời
+ Thực hiện công việc trưng bày, trang trí, vệ sinh cửa hàng, hàng hóa sạch sẽ, hợp lý, đẹp mắt theo quy định của công ty và theo tiêu chuẩn của các hãng xe
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
KẾ TOÁN THANH TOÁN
KẾ TOÁN HÀNG HÓA
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN
CÔNG
NỢ
Trang 333.4.2 Chức năng của từng bộ phận
* Kế toán trưởng:
+ Trực tiếp lập báo cáo tài chính của quý, năm
+ Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lí thu chi tài chính, quản
lí thu chi tài chính, quản lí tài sản, tiền vốn, vật tư trong phạm vi toàn công ty
+ Giám sát các hoạt động công ty, thu chi các hoạt động nhà nước phát
sinh trong toàn công ty, đảm bảo đúng quy định pháp luật
+ Tổ chức công tác kế toán trong phạm vi toàn công ty, đôn đốc chỉ đạo
nhân viên, phụ trách nhân viên các phần việc
+ Tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài
chính, phân tích tài chính
+ Tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức nhân sự, trong việc
thực hiện tốt các chính sách chế độ đối với người lao động
+ Là người chịu trách nhiệm hạch toán toàn bộ nghiệp vụ của công ty Kiểm toán các khâu của nhân viên, tổng hợp các số liệu để báo cáo quyết toán,
để xác định kết quả kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
* Kế toán tổng hợp:
+ Là người quyết định mọi việc khi kế toán trưởng vắng mặt
+ Tổ chức hạch toán hàng hóa, hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm lập sổ cái theo dõi, kiểm kê kế toán định kỳ
+ Tập hợp lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi kỳ
* Kế toán công nợ:
Theo dõi các khoản phải thu, phải trả của khách hàng
* Kế toán ngân hàng:
Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, giao dịch với ngân hàng về các
khoản phải thanh toán với khách hàng trên tài khoản tiền gửi
* Kế toán thanh toán:
+ Theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng
+ Theo dõi các khoản thanh toán với các bộ phận nhân viên công ty + Theo dõi các khoản thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước
* Kế toán hàng hóa:
Trang 34Theo dõi việc mua bán, trao đổi hàng hóa của công ty
3.5 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG
- Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (VND)
- Đơn giá xuất kho: tính theo phương pháp bình quân gia quyền
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán trên máy vi tính dưới sự trợ giúp của phần mềm kế toán MISA được thiết kế theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú: - Ghi hàng ngày
- Ghi cuối kỳ
- Quan hệ kiểm tra đối chiếu
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức trên máy vi tính
Máy vi tính
Trang 353.6 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.6.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010,
2011, 2012
Khi tìm hiểu về hoạt động của công ty thì vấn đề hết sức quan trọng mà chúng ta cần quan tâm đó là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Báo cáo kết quả kinh doanh là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm đối với
Nhà nước trong một kỳ kế toán của công ty
Vì vậy, để có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM Ngọc Anh ta sẽ tìm hiểu khái quát bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012
Nhìn một cách tổng quan từ bảng 3.2 ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí có chiều hướng tăng nhưng tổng lợi nhuận của công ty qua từng năm thì
có chiều hướng giảm Cụ thể như sau:
Về doanh thu:
Tổng doanh thu có chiều hướng tăng dần lên qua các năm Năm 2010 tổng doanh thu đạt 235.590.567.653 đồng đến năm 2011 tổng doanh thu tăng 40.929.358.164 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,37% Năm 2011 tổng doanh thu tăng là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác đều tăng Sang năm 2012 tổng doanh thu tiếp tục tăng 31.586.237.732 đồng, tức tăng 11,42% so với năm 2011 Doanh thu tăng liên tục qua các năm chủ yếu là do qui mô của công ty ngày càng được mở rộng, công ty ngày càng có uy tín với khách hàng, sản phẩm bán ra ngày càng nhiều góp phần làm cho doanh số thu được ngày càng cao
Về chi phí:
Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng theo chiều hướng tăng liên tục qua các năm Cụ thể tổng chi phí năm 2011 tăng 43.924.458.999 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,93% Nguyên nhân
là do chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí QLDN đều tăng Đến năm 2012 tổng chi phí tiếp tục tăng 31.940.941.390đồng, tức tăng 11,57% so với năm 2011
Về lợi nhuận:
Do tốc độ tăng của chi phí cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên
đã làm cho lợi nhuận trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể
Trang 36Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 232.896.061.835 273.176.689.063 302.105.312.466 40.280.627.228 17,30 28.928.623.403 10,59
Giá vốn hàng bán 215.780.345.598 252.797.589.061 278.090.588.927 37.017.243.463 17,16 25.292.999.866 10,01
Doanh thu hoạt động tài chính 60.621.110 591.048.666 87.937.485 530.427.556 874,99 (503.111.181) (85,12) Chi phí tài chính 5.703.944.695 11.927.495.462 13.940.976.099 6.223.550.767 109,11 2.013.480.637 16,88 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.564.507.591 11.248.172.360 14.576.165.046 683.664.769 6,47 3.327.992.686 29,59
Thu nhập khác 2.633.884.708 2.752.188.088 5.923.685.755 118.303.380 4,49 3.171.497.667 115,24
Chi phí thuế TNDN hiện hành 885.442.442 136.667.234 47.991.319 (748.775.209) (84,57) (88.675.915) (64,88)
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TM Ngọc Anh, 2010,2011,2012
Trang 37Bảng 3.2: Bảng tổng hợp doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2010- 2012
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TM Ngọc Anh, 2010,2011,2012
Trang 38Lợi nhuận qua từng năm giảm phần lớn là do chi phí tăng lên Cụ thể, lợi nhuận năm 2011 giảm 2.995.100.835 đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ
lệ giảm là 84,57% chủ yếu là do chi phí hoạt động tài chính quá lớn tăng hơn 6
tỷ đồng, với tốc độ tăng là 109,11% làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty Sang năm 2012 lợi nhuận tiếp tục giảm nhưng ít hơn so với năm
2011, chỉ giảm 354.703.658 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 64,88% do năm
2012 công ty khó tiếp cận nguồn vốn vay nên chi phí lãi vay cũng giảm đáng
kể vì thế đã hạn chế được mức giảm lợi nhuận của công ty
Qua phân tích trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty giảm qua các năm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận ngày càng giảm cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang có bước phát triển tốt Công ty cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao chi phí tăng nhằm đề ra hướng khắc phục tốt hơn để công
ty thu được lợi nhuận cao hơn
3.6.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của công ty
Từ bảng 3.4 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì tổng doanh thu, tổng chi phí đều giảm, dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm
ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như việc
mở rộng thị trường
Về chi phí
Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 giảm 17.458.081.173 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 do tất cả các khoản chi phí đều giảm Cụ thể: giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 hơn 14 tỷ đồng, tức giảm 11,07% nguyên nhân là do sự xuất hiện của nhiều công ty cạnh tranh trong cùng ngành, sức mua của người tiêu dùng giảm, doanh thu và chi phí theo đó mà giảm xuống Bên cạnh đó, chi phí tài chính cũng giảm 28,9%,
Trang 39Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012- 2013
Chi phí khác 522.151.357 - (522.151.357) -
Chi phí thuế TNDN hiện hành 292.114.514 270.753.076 (21.361.437) (7,31)
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TM Ngọc Anh 6 tháng đầu năm 2012-2013.
Trang 40Bảng 3.4: Bảng tổng hợp doanh thu – chi phí – lợi nhuận 6 tháng đầu năm
Qua phân tích trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty giảm, công ty cầncó những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn để lợi nhuận có thể tăng trở
lại
3.7 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.7.1 Thuận lợi
- Công ty TNHH TM Ngọc Anh là doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt
động trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm, tạo được uy tín trên thị trường với những mặt hàng phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi sở thích
- Trong công tác quản lý chung, công ty đã có sự kết hợp hài hòa giữa các phòng ban chức năng Cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ, có năng lực
và nhiệt tình trong công việc Có chế độ thưởng phạt phân minh nên cũng đã
2012/6 tháng đầu năm 2013
Doanh thu 146.079.826.798 128.536.299.876 (17.543.526.922) (12,01) Chi phí 144.911.368.744 127.453.287.571 (17.458.081.173) (12,05) Lợi nhuận trước thuế 1.168.458.054 1.083.012.305 (85.445.749) (7,31) Thuế TNDN 292.114.514 270.753.076 (21.361.437) (7,31) Lợi nhuận sau thuế 876.343.541 812.259.229 (64.084.312) (7,31)