1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty cổ phần tpt

98 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 789,8 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN QUỲNH MAI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TPT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ NGÀNH: 52340301 Tháng 12 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN QUỲNH MAI MSSV: LT11320 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TPT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ NGÀNH: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS.NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU Tháng 12 - 2013 LỜI CẢM TẠ  Sau thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã tích lũy được những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá từ sự giảng dạy, chỉ dẫn của quý thầy, cô của trường nói chung và quý thầy, cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng. Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này và với gần ba tháng thực tập, nghiên cứu tại Công ty Cổ phần TPT, nhằm củng cố kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Qua đây, em xin gửi đến quý thầy, cô trường Đại Học Cần Thơ và quý thầy, cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh lòng biết ơn sâu sắc, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Hồng Liễu đã tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành luận văn “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty Cổ phần TPT”. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh, chị trong công ty đã chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua, đặc biệt là các anh, chị trong phòng kế toán đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những kiến thức thực tế bổ ích cho em hoàn thành luận văn này. Kính chúc thầy, cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh; Ban giám đốc, các anh, chị trong Công ty Cổ phần TPT dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Người thực hiện Nguyễn Quỳnh Mai i LỜI CAM KẾT  Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm… Người thực hiện Nguyễn Quỳnh Mai ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Thủ trưởng đơn vị iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên người nhận xét: ..............................................................................  Học vị: ............................................................................................................  Chuyên ngành:................................................................................................  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn  Cơ quan công tác: ...........................................................................................  Tên sinh viên: .................................................................................................  MSSV: ............................................................................................................  Lớp: ................................................................................................................  Tên đề tài: .......................................................................................................  Cơ sở đào tạo: ................................................................................................. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2.Hình thức trình bày: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 4.Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 5.Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. iv 6.Các nhận xét khác: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 7.Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ……tháng……năm 20….. NGƯỜI NHẬN XÉT v BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Họ và tên người nhận xét: ..............................................................................  Học vị: ............................................................................................................  Chuyên ngành:................................................................................................  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện  Cơ quan công tác: ...........................................................................................  Tên sinh viên: .................................................................................................  MSSV: ............................................................................................................  Lớp: ................................................................................................................  Tên đề tài: .......................................................................................................  Cơ sở đào tạo: ................................................................................................. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2.Hình thức trình bày: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 4.Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 5.Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. vi 6.Các nhận xét khác: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 7.Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ……tháng……năm 20….. NGƯỜI NHẬN XÉT vii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i LỜI CAM KẾT .................................................................................................. ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................... iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP .............................................. iv BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP .............................................. vi MỤC LỤC ...................................................................................................... viii DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... xi DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xiii CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.2.1.Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.3.1.Không gian nghiên cứu ..................................................................... 2 1.3.2.Thời gian nghiên cứu......................................................................... 2 1.3.3.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 3 CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 4 3.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4 3.1.1.Cơ sở lý luận về tiêu thụ hàng hóa .................................................... 4 3.1.2.Cơ sở lý luận về lợi nhuận ................................................................. 5 3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 9 viii 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 9 3.2.2.Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 9 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 12 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY .................................................. 12 4.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ................................. 12 4.1.1.Giới thiệu chung .............................................................................. 12 4.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 12 4.1.3.Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban .................................. 13 4.2.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TPT ..... 16 4.2.1.Chức năng ........................................................................................ 16 4.2.2.Nhiệm vụ ......................................................................................... 17 4.3.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................ 17 4.4.THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .................................................................................................... 23 4.4.1.Thuận lợi ......................................................................................... 23 4.4.2.Khó khăn ......................................................................................... 23 4.4.3.Định hướng phát triển ..................................................................... 24 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 25 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 25 5.1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ..................................................... 25 5.1.1.Phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hóa ............................................ 25 5.1.2.Phân tích doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm .................................... 28 5.1.3.Phân tích tình hình tiêu thụ theo địa bàn ......................................... 37 5.1.4.Đánh giá chung tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty ................ 44 5.1.5.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phẩm của công ty ....................................................................... 45 5.2.PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY ....................................... 67 5.2.1.Phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận ........................................ 67 ix 5.2.2.Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận của công ty ........................ 76 5.3.PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN ........................................ 76 5.3.1.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) ................................. 78 5.3.2.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) ...................................... 78 5.3.3.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ........................ 79 CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 80 6.1.KẾT LUẬN ............................................................................................ 80 6.2.KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 83 x DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................ 18 Bảng 5.1 Doanh thu tiêu thụ trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................................................... 26 Bảng 5.2 Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2011 ............................................................................................. 29 Bảng 5.3 Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2011 – 2012 ............................................................................................. 32 Bảng 5.4 Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 ..................................... 35 Bảng 5.5 Phân tích số lượng tiêu thụ theo địa bàn của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................ 38 Bảng 5.6 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo địa bàn của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................ 41 Bảng 5.7 Phân tích ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phâm của công ty giai đoạn 2010 -2011 ............... 47 Bảng 5.8 Phân tích ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phâm của công ty giai đoạn 2011 – 2012 ............. 54 Bảng 5.9 Phân tích ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phâm của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................... 61 Bảng 5.10 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................... 68 Bảng 5.11 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................... 71 Bảng 5.12 Phân tích lợi nhuận khác của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................... 74 Bảng 5.13 Các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................. 77 xi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ....................................... 13 xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH : Bán hàng. CBCNV : Cán bộ công nhân viên. CCDV : Cung cấp dịch vụ. CP : Chi phí. DTBH : Doanh thu bán hàng. DTCCDV : Doanh thu cung cấp dịch vụ. GTDT : Giảm trừ doanh thu. GTGT : Giá trị gia tăng. HĐKD : Hoạt động kinh doanh. HĐTC : Hoạt động tài chính. LN : Lợi nhuận. LNT : Lợi nhuận thuần. LNTT : Lợi nhuận trước thuế. NN : Nhà nước. QLDN : Quản lý doanh nghiệp. TNDN : Thu nhập doanh nghiệp. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. TSCĐ : Tài sản cố định. xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có hướng kinh doanh tốt. Mục đích của kinh doanh là sinh ra lợi nhuận với chi phí hợp lý. Để thực hiện mục đích đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải trải qua một quá trình hoạt động lâu dài và phức tạp. Tiêu thụ là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn, là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì thông qua kết quả tiêu thụ thì tính hữu ích của sản phẩm, hàng hóa ở doanh nghiệp mới được thị trường thừa nhận về khối lượng, chất lượng, mặt hàng và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp thu hồi được toàn bộ chi phí có liên quan đến chế tạo sản phẩm hoặc giá vốn của hàng hóa, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung. Trong khi đó, mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận, và lợi nhuận được thực hiện thông qua kết quả tiêu thụ. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh và là nguồn hình thành các loại quỹ ở doanh nghiệp. Để đảm bảo kinh doanh được liên tục phát triển, thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, chỉ khi doanh nghiệp thực hiện công tác tiêu thụ đạt hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu cho mình, và từ việc tăng doanh thu thì doanh nghiệp mới có cơ hội đạt được nhiều lợi ích trong kinh doanh. Do đó, việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích, giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của công tác này. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, đề ra những chính sách, chiến lược phù hợp với mục tiêu từng thời kỳ của doanh nghiệp. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu thụ và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, kết hợp với những kiến thức đã học và với mong muốn tìm hiểu vấn đề trong khả năng của mình, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần TPT”. 1 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1.Mục tiêu chung Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề trọng tâm sau: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận tại Công ty Cổ phần TPT từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Phân tích khái quát thực trạng kinh doanh của công ty từ năm 2010 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của công ty từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty. 1.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1.Không gian nghiên cứu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận được thực hiện tại Công ty Cổ phần TPT, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chủ yếu được thu thập tại phòng kế toán của công ty. 1.3.2.Thời gian nghiên cứu Thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 – 18/11/2013. Đề tài chủ yếu nghiên cứu các báo cáo ( báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo về số lượng tiêu thụ, bảng cân đối kế toán…) trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3.Đối tượng nghiên cứu Do thời gian tiếp cận thực tế không nhiều đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty cổ phần TPT từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nguyễn Thị Huyền Trân (2009), Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần thủy sản Cửu Long – Trà Vinh”. Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hướng đến lợi nhuận công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty. Trương Minh Thông (2009), Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ”. Luận văn phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ. Từ đó tìm ra những biện pháp nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ. Nguyễn Thị Yến Linh (2011), Luận văn tốt nghiệp : “Phân tích tình hình tiêu thụ gạo và lợi nhuận của công ty cổ phần Mê Kông từ năm 2008 – 2010”. Luận văn phân tích tình hình tiêu thụ gạo, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và những chỉ tiêu lợi nhuận của công ty qua các năm 2008 – 2010, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ gạo, nâng cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới. Khưu Kim Long (2011), Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty TNHH Thủy sản Quang Minh”. Luận văn phân tích tình hình doanh thu, chi phí , lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Từ đó đề xuất giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. 3 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1.1.Cơ sở lý luận về tiêu thụ hàng hóa 3.1.1.1.Khái niệm và vai trò của tiêu thụ hàng hóa a) Khái niệm tiêu thụ hàng hóa Tiêu thụ hàng hóa là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ hàng hóa bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn hàng hóa thích hợp, xác định giá, tổ chức mạng lưới bán hàng bao gồm quá trình xúc tiến bán và hỗ trợ tiêu thụ, phân phối hàng hóa, các kênh tiêu thụ và cuối cùng là tổ chức quản lý và đánh giá kết quả công tác tiêu thụ. Tiêu thụ hàng hóa là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Hàng hóa của doanh nghiệp chỉ được coi là tiêu thụ khi người bán ( phòng kế toán nếu bán trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc cửa hàng giới thiệu và bán hàng hóa hay các đại lý của doanh nghiệp …) đã nhận được tiền hay người mua chấp nhận thanh toán. Tóm lại, tiêu thụ hàng hóa là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận hàng hóa, chuẩn bị và bán hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng sao cho có hiệu quả nhất. b) Vai trò của tiêu thụ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạt động nhưng nhiều khi là khâu quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp. Chỉ sau khi tiêu thụ được hàng hóa các doanh nghiệp có thể thu hồi vốn để tiếp tục quá trình hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ hàng hóa được tổ chức tốt thì hoạt động kinh doanh mới được tiến hành thường xuyên, liên tục và doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Vì rằng sau khi hàng hóa được tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ thu được một lượng tiền T (lợi nhuận) ngoài các chi phí. Với T này doanh nghiệp có thể tiêu dùng (tồn tại) và phát triển. Như vậy, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa giúp doanh nghiệp đạt được ba mục tiêu cơ bản là: lợi nhuận, vị thế, an toàn. 4 Lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn bổ sung các quỹ của doanh nghiệp trên cơ sở đó các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng mới từng bước mở rộng và phát triển quy mô của doanh nghiệp. Lợi nhuận còn để kích thích vật chất, khuyến khích người lao động, điều hòa lợi ích chung và lợi ích riêng, khai thác sử dụng các tiềm năng của doanh nghiệp một cách triệt để. Như vậy để có lợi nhuận cao ngoài các biện pháp giảm chi phí, doanh nghiệp còn phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa, tăng khối lượng hàng hóa luân chuyển, tăng doanh thu bán hàng. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa càng cao thì thời gian hàng hóa nằm trong khâu lưu thông càng giảm điều đó có nghĩa là sẽ giảm được chi phí lưu thông, giảm chi phí luân chuyển, tồn kho, bảo quản, hao hụt, mất mát… Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và giá bán, tăng sức cạnh tranh và đảm bảo mức lợi nhuận dự kiến. 3.1.1.2.Ý nghĩa tiêu thụ hàng hóa Tiêu thụ hàng hóa tạo điều kiện phát hiện những nhu cầu mới góp phần mở rộng và xâm nhập thị trường. Mọi hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều phải hướng vào thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có thị trường của mình. Thị trường như một bàn tay vô hình tác động đến nhà sản xuất dựa trên quan hệ cung cầu, thông qua mức cầu trên thị trường các nhà sản xuất kinh doanh sẽ xác định phần thị trường của mình. Đồng thời tiêu thụ hàng hóa giúp doanh nghiệp củng cố và mở rộng thị trường. Tiêu thụ hàng hóa tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao chất lượng và hình thành nhiều loại hàng hóa. Doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ hàng hóa tốt sẽ có nhiều cơ hội tích lũy để đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu công nghệ mới để đáp ứng cho việc chế tạo hàng hóa nhằm gia tăng ngày càng nhiều khối lượng hàng hóa đồng thời ngày càng đạt chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường. 3.1.2.Cơ sở lý luận về lợi nhuận 3.1.2.1.Khái niệm, nội dung và vai trò lợi nhuận a) Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. 5 Bất kỳ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. b) Nội dung lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:  Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.  Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: - Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. - Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. - Lợi nhuận về cho thuê tài sản. - Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. - Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gởi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. - Lợi nhuận cho vay vốn. - Lợi nhuận do bán ngoại tệ.  Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. 6 c) Vai trò của lợi nhuận Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp đi đến chỗ phá sản. Từ trước đến nay nước ta có hàng loạt xí nghiệp, doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do làm ăn thua lỗ không có hiệu quả, trong đó có cả xí nghiệp Nhà nước, tư nhân … Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp: - Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn. - Đảm bảo tái sản xuất mở rộng. - Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh thể hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghi với cơ chế thị trường. - Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. - Sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. - Lợi nhuận là điều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm với Nhà nước và xã hội. Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ tạo điều kiện cho đất nước phát triển, tăng trưởng kinh tế. 3.1.2.2.Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp 7 phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Lợi nhuận là tiêu chuẩn để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp. 3.1.2.3.Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận a.Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận ròng ROS = Doanh thu Lợi nhuận ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS: Return On Sales) thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. b.Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng ROA = Bình quân tổng tài sản Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA: Return On Assets) cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ lệ càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả. c.Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity) cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu sẽ phụ thuộc vào ROA. 8 3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp. Nguồn số liệu này thu thập trực tiếp từ các báo cáo tài chính ở phòng kế toán của Công ty Cổ phần TPT. Ngoài thu thập số liệu của công ty, đề tài còn thu thập thông tin từ các báo cáo, tạp chí và internet để phục vụ cho việc phân tích. 3.2.2.Phương pháp phân tích số liệu 3.2.2.1.Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Sử dụng phương pháp so sánh giúp ta đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự, để xác định xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu. a) Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở (còn gọi là kỳ gốc). Chẳng hạn như: so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc kết quả thực hiện kỳ này với kết quả kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. F = Ft – F0 Trong đó: Ft : Chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 : Chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc b) Phương pháp so sánh tương đối: so sánh bằng số tương đối tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ cơ sở, được thể hiện ở mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc nói lên tốc độ tăng trưởng. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế. F F    x 100  F0  9 3.2.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp cơ bản và được sử dụng rất phổ biến trong phân tích. Để thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:  Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.  Để xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta thay thế nhân tố ở kỳ phân tích đó vào nhân tố kỳ gốc, cố định các nhân tố khác rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân tích. Sau đó đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ở bước liền trước, chênh lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.  Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng. Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc, ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ phân tích.  Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (đối tượng phân tích). Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau: Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau: Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1 Kỳ gốc: Q0 = a0.b0.c0.d0 Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = ΔQ Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:  Xác định ảnh hưởng của nhân tố a: Thay thế lần 1: Qa = a1.b0.c0.d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố a: ΔQa = Qa – Q0  Xác định ảnh hưởng của nhân tố b: Thay thế lần 2: Qb = a1.b1.c0.d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố b: ΔQb = Qb – Qa 10  Xác định ảnh hưởng của nhân tố c: Thay thế lần 3: Qc = a1.b1.c1.d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố c: ΔQc = Qc – Qb  Xác định ảnh hưởng của nhân tố d: Thay thế lần 4: Qd = a1.b1.c1.d1 Mức ảnh hưởng của nhân tố d: ΔQd = Qd – Qc Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔQa + ΔQb + ΔQc + ΔQd = ΔQ Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:  Ưu điểm : Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ảnh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế.  Nhược điểm : Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi. Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác. 11 CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 4.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4.1.1.Giới thiệu chung  Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN TPT  Người đại diện: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc – Ông Trần Thanh Tú.  Địa chỉ trụ sở chính: 17A Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.  Điện thoại: 0710. 3834566 Fax: 0710. 3732434  Email: tptcantho@hcm.com.vn Website: http://tptcantho.com.vn  Số tài khoản tại các ngân hàng: - Số tài khoản 0111001357487 được mở tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Cần Thơ. - Số tài khoản 000570406609 được mở tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Cần Thơ.  Lĩnh vực kinh doanh của công ty chủ yếu là cung cấp và bảo hành các thiết bị tin học văn phòng. 4.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển Trước đây việc sở hữu một chiếc máy tính (computer) được xem như một thứ xa xỉ với tất cả mọi người, công dụng của nó lại càng trở nên xa lạ và ít người có thể biết đến. Năm 1940, chiếc máy tính đầu tiên đã ra đời và đến nay trong chúng ta không ai là không hiểu rõ tầm quan trọng mà nó đem đến trong đời sống hằng ngày. Ngày nay, với tốc độ tăng nhanh đến vượt bậc về tính năng của công nghệ, việc sở hữu và sử dụng máy vi tính nói riêng và các sản phẩm tin học nói chung đã và sẽ trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người, nhất là những người thuộc tầng lớp trí thức. Ngoài ra, đối với thành phố Cần Thơ là một nơi phát triển nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì nhu cầu đó lại càng không thể thiếu, người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở mong muốn sở hữu sản phẩm công nghệ cao, mà còn đòi hỏi sản phẩm phải chất lượng, được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt phải được cung cấp tại những công ty có uy tín trên địa bàn. 12 Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng tại địa bàn, vào ngày 18 tháng 09 năm 2009 thì Ban quản trị của công ty cổ phần TPT, lúc đó chỉ là những cá thể kinh tế rất nhỏ lẻ đã cùng nhau hợp tác và cho ra đời công ty cổ phần TPT, công ty này chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, … Vì vậy, công ty cổ phần TPT được thành lập ngày 18/09/2009 với mã số thuế là 1801069358 được đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ. 4.1.3.Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 4.1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Để có thể cùng nhau góp phần phát triển công ty cũng như giúp cho quá trình quản lý phòng ban, quản lý nhân viên một cách linh hoạt và phù hợp. Ban quản trị công ty cổ phần TPT đã xây dựng bộ máy quản lý với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, bao gồm các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nhân sự hợp lý. Tuy các phòng ban được phân chia rõ ràng với nhau về mọi mặt nhưng luôn có mối quan hệ hỗ trợ, phối hợp đồng bộ với nhau nhằm tạo nên sức mạnh tập thể để đạt được mục tiêu đề ra trong mọi thời điểm. Hội đồng Quản trị Tổng Giám đốc Nhân viên Kho Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật và bảo hành Thủ kho Giám đốc kinh doanh Kế toán trưởng Trưởng phòng Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần TPT Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 13 Nhân viên 4.1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban a) Hội đồng quản trị Gồm toàn bộ cổ đông có phần vốn góp chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty, đây là cơ quan quản lý toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề quan trọng của công ty với những quyền và nghĩa vụ chủ yếu sau: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh của công ty. - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định pháp luật. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay. - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức, thành lập chi nhánh và việc góp vốn. - Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị luôn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. b) Tổng giám đốc Ông Trần Thanh Tú là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty, là người có quyền trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty và là người đại diện cho công ty trước pháp lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động trong quá trình kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc là người trực tiếp vạch ra những kế hoạch kinh doanh cho công ty, chỉ đạo xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty thông qua những nghiệp vụ chuyên sâu. Là người tham gia và chỉ đạo chính trong việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường từ nhu cầu của người tiêu dùng cho đến mẫu mã, giá cả sản phẩm mà công ty quyết định cung cấp một cách linh hoạt. Không ngừng nghiên cứu và phân tích những biến động của thị trường, dự đoán được những tình huống có thể xảy ra dù là xấu nhất để tránh thiệt hại cho công ty cả về ngắn hạn và dài hạn. 14 c) Phòng kinh doanh Gồm 12 người: Một trưởng phòng và 11 nhân viên. Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị bán hàng tới khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần, ... thông qua những nhiệm vụ chính sau: - Thực hiện hoạt động bán hàng, các chương trình marketing, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng hiện tại và tiềm năng, mang lại doanh thu cho công ty. - Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện phân phối và cung cấp các sản phẩm đến khách hàng. - Đảm bảo việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng đầy đủ và nhanh chóng nhất. - Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, kho, phòng kỹ thuật và bảo hành, ... để thực hiện tốt mục tiêu công ty đề ra. d) Phòng kế toán Gồm 5 người: Một kế toán trưởng, 1 thủ quỹ và 3 kế toán viên. Đây là bộ phận thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi và phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động thông qua các chỉ tiêu vốn, tài sản, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, ... bộ phận này có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Thực hiện công tác thống kê các khoản thu – chi trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính – kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính Nhà nước. - Định kỳ tập hợp, phản ánh các thông tin cho Ban giám đốc công ty về tình hình biến động của nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn, vấn đề lợi nhuận, ... - Là nơi trực tiếp hạch toán kế toán, thanh toán, quyết toán với Nhà nước và cơ quan thuế. - Phối hợp các phòng ban khác trong mọi công việc nhằm đạt được mục đích hoạt động kinh doanh của công ty một cách nhanh nhất. e) Phòng kỹ thuật và bảo hành Gồm 16 người: Một trưởng phòng và 15 nhân viên. Là bộ phận quy tụ những nhân viên được đào tạo ngành công nghệ thông tin với những công việc chủ yếu sau: 15 - Thực hiện công tác bảo trì, bảo hành, sửa chữa đồng thời tư vấn khách hàng cách vận hành, sử dụng các thiết bị mạng, thiết bị văn phòng. - Thực hiện việc xây dựng và cập nhật các tin tức về thị trường, về sản phẩm, về chương trình khuyến mãi, ... trên website của công ty để cho mọi đối tượng khách hàng có thể tham khảo. - Hỗ trợ và tham gia triển khai các dự án tin học đến các trường học khi có yêu cầu. f) Kho Gồm 8 người: Một thủ kho và 7 nhân viên. Là bộ phận không thể thiếu trong công ty, là những nhân viên có nhiều kinh nghiệm, trong công việc quản lý và bảo vệ hàng hóa tránh hư hỏng, cũng như mất mát từ khi nhập kho đến khi xuất kho giao cho khách hàng. Họ lưu trữ hàng hóa theo một hệ thống nhất định, đảm bảo phục vụ ổn định quá trình kinh doanh của công ty. Với cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng phù hợp với tình hình thực tế của mình. Công ty cổ phần TPT dễ dàng tạo điều kiện cho các phòng ban làm việc đúng với chuyên môn và trình độ của từng nhân viên, các công việc không chồng chéo nhau dẫn đến các cá nhân trong công ty dễ dàng phát huy tính sáng tạo của mình giúp công ty ngày càng phát triển. Ngoài ra, với cơ cấu tổ chức linh động như vậy các chỉ thị từ ban lãnh đạo rất dễ dàng đến với từng nhân viên, giúp họ nhanh chóng nắm bắt thông tin và hoàn thành đúng tiến độ công việc cũng như nhiệm vụ đã được giao làm cho công ty ngày càng phát triển ổn định và vững mạnh. 4.2.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TPT 4.2.1.Chức năng Cùng với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao và với sự chỉ đạo của các nhà quản lý, của Hội đồng quản trị và đặc biệt là sự hỗ trợ thường xuyên từ các công ty đối tác (các nhà cung ứng hàng hóa), công ty cổ phần TPT đã thực hiện tốt các chức năng chính như sau: - Cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm tin học văn phòng chất lượng cao với giá cả phù hợp. - Sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất với hiệu quả cao nhất. 16 - Tư vấn miễn phí các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cao giúp khách hàng luôn cập nhật thường xuyên và tiếp cận các công nghệ mới trong khu vực và trên thế giới một cách nhanh nhất. - Chính sách chăm sóc khách hàng cũng như hậu mãi sau bán hàng được thực hiện một cách tốt nhất nhằm đem lại cho khách hàng sự hài lòng tối đa. 4.2.2.Nhiệm vụ Do mong muốn phát triển không ngừng hoạt động kinh doanh của mình, sản phẩm công ty đang kinh doanh đã lên đến hơn 200 sản phẩm, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ kèm theo nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty cổ phần TPT đã mở rộng kinh doanh với các hoạt động và nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Cung cấp các thiết bị văn phòng như: máy in, máy fax, máy scan, máy hủy tài liệu, máy đếm tiền của hãng: Panasonic, Samsung, Canon, ... - Mua bán các loại máy tính xách tay (laptop) của các hãng như: Sony, Acer, Asus, Dell, Emachines, HP Compaq, Lenovo, MSI, Toshiba, Apple, ... - Cung cấp software (windows office, phần mềm diệt virus, ...) - Bên cạnh công ty còn thực hiện các hoạt động dịch vụ sửa chữa bảo trì các thiết bị tin học văn phòng, dịch vụ cho thuê máy chiếu, đại lý ký gởi, mua bán hàng hóa, ... 4.3.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Mục đích của việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận là đánh giá mức độ hoạt động của công ty trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ kinh doanh. Từ đó tìm ra những nhân tố tác động và những nguyên nhân gây khó khăn hoặc tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động của công ty và đề xuất các biện pháp nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: 17 Bảng 4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm Chỉ tiêu 2010 1.DTBH và CCDV 2.Các khoản GTDT 2011 2012 67.337.128 173.866.450 185.057.139 402.725 92.528.569 328.308 164.154 3.Doanh thu thuần 67.337.128 173.463.725 184.728.831 4.Giá vốn hàng bán 62.481.474 165.198.807 176.982.860 5.Lợi nhuận gộp - 6th/2012 Chênh lệch 2011/2010 Tỷ lệ th 6 /2013 Giá trị (%) 96.782.056 106.529.322 158,20 - Chênh lệch Chênh lệch 6th/2013 2012/2011 so với 6th/2012 Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị Giá trị (%) (%) 11.190.689 6,44 4.253.487 4,60 402.725 100,00 (74.417) (18,48) (164.154) (100,00) 92.364.415 96.782.056 106.126.597 157,60 11.265.106 6,49 4.417.641 4,78 88.491.430 91.984.868 102.717.333 164,40 11.784.053 7,13 3.493.438 3,95 4.855.654 8.264.918 7.745.971 3.872.985 4.797.188 3.409.264 70,21 (518.947) (6,28) 924.203 23,86 6.Doanh thu HĐTC 222.304 573.759 615.689 303.344 320.381 351.455 158,10 41.930 7,31 17.037 5,62 7.Chi phí tài chính 478.070 510.849 133.591 66.795 45.336 32.779 6,86 (377.258) (73,85) (21.459) (32,13) 8.Chi phí bán hàng 1.354.948 3.494.716 3.819.648 1.849.824 1.945.319 2.139.768 157,92 324.932 9,30 95.495 5,16 783.832 848.773 668.892 334.446 404.955 64.941 8,29 (179.881) (21,19) 70.509 21,08 10.LNT từ HĐKD 2.461.108 3.984.339 3.739.529 1.925.264 2.721.959 1.523.231 61,89 (244.810) (6,14) 796.695 41,38 11.Thu nhập khác 457.802 723.327 954.792 137.353 464.281 265.525 58,00 231.465 32,00 326.928 238,02 - 122.826 311.977 77.242 189.136 122.826 100,00 189.151 154,00 111.894 144,86 457.802 600.501 642.815 60.111 275.145 142.699 31,17 42.314 7,05 215.034 357,73 2.918.910 4.584.840 4.382.344 1.985.375 2.997.104 1.665.930 57,07 (202.496) (4,42) 1.011.729 50,96 729.728 1.146.210 1.095.586 496.344 749.276 416.482 57,07 (50.624) (4,42) 252.932 50,96 2.189.182 3.438.630 3.286.758 1.489.031 2.247.828 1.249.448 57,07 (151.872) (4,42) 758.797 50,96 9.Chi phí QLDN 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng LNTT 15.CP thuế TNDN 16.LN sau thuế Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 18 Xét về hoạt động tài chính, ở mỗi năm công ty có một khoản doanh thu hoạt động tài chính tương đối và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu hoạt động tài chính tăng 351.455 nghìn đồng với tỷ lệ là 158,10% so với năm 2010. Doanh thu hoạt động tài chính tăng là do trong giai đoạn này công ty có hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn có lời cùng với chênh lệch tỷ giá hối đoái khi bán ngoại tệ tăng đã góp phần làm tăng doanh thu của hoạt động này. Năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính so với năm 2011 tăng 41.930 nghìn đồng với tỷ lệ là 7,31% là do hoạt động mua bán chứng khoán của công ty tiếp tục có lời cùng với thu được khoản thu từ việc cho thuê mặt bằng và lãi tiền gởi ngân hàng nên phần nào giúp cho doanh thu tăng. Doanh thu hoạt động tài chính của 6 tháng đầu năm 2013 không có nhiều biến động, doanh thu tăng 17.037 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ tăng là 5,62%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do các hoạt động tài chính tăng như mua bán chứng khoán, cho thuê mặt bằng, chênh lệch tỷ giá hối đoái khi bán ngoại tệ, ngoài ra công ty cũng thu được lãi từ tiền gởi ngân hàng. Song song với nó khoản mục chi phí tài chính cũng đã phát sinh và chiếm một khoản khá lớn. Cụ thể, năm 2011 chi phí tài chính tăng so với năm 2010 là 32.779 nghìn đồng với tỷ lệ là 6,86%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do năm 2009 công ty trở thành công ty cổ phần nên từ đó công ty bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh, và để hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả công ty bắt đầu vay vốn của ngân hàng nên khoản chi phí lãi vay cũng phát sinh và không ngừng tăng đều qua các năm. Sang đến năm 2012, chi phí tài chính giảm 377.258 nghìn đồng so với năm 2011 với tỷ lệ là 73,85%. Chi phí tài chính giảm là do năm 2012 lạm phát cao, công ty khó tiếp cận nguồn vốn vay nên khoản chi phí lãi vay cũng giảm. Mặc dù khoản chi phí tài chính của năm này có giảm nhưng vẫn phát sinh là do công ty chuyển hình thức vay vốn sang nhờ ngân hàng bảo lãnh thanh toán để có thể tiếp tục mua hàng của nhà cung cấp. Và 6 tháng đầu năm 2013 cũng tương tự năm 2012 nên chi phí tài chính tiếp tục giảm 21.459 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 32,13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Ngoài ra, các khoản giảm trừ doanh thu (hàng bán bị trả lại) của công ty tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 các khoản giảm trừ doanh thu tăng đến 402.725 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 100% do năm 2011 hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, số lượng hàng hóa mua vào tăng mạnh, nhưng công ty lại không có bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hóa từ đó số lượng hàng bán bị trả lại tăng cao vì mặt hàng kém chất lượng, lỗi kỹ thuật, lỗi mẫu mã khá nhiều. Vì vậy, làm cho các khoản giảm trừ doanh thu tăng làm giảm đi lợi nhuận của công ty. Năm 2012 so với năm 2011, các 19 khoản giảm trừ doanh thu giảm xuống, từ mức 402.725 nghìn đồng ở năm 2011 giảm xuống còn 328.308 nghìn đồng ở năm 2012, tương ứng giá trị giảm 74.417 nghìn đồng với tỷ lệ là 18,48%. Nguyên nhân giảm là do chất lượng hàng hóa đạt yêu cầu hơn so với năm trước, số lượng hàng bị trả lại cũng giảm đi nhưng khoản giảm trừ doanh thu vẫn mang một giá trị cao. Và 6 tháng đầu năm 2013 các khoản giảm trừ doanh thu là không hề có, tương ứng giảm 164.154 nghìn đồng với tỷ lệ là 100,00% so với 6 tháng đầu năm 2012, có thể thấy rằng chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng đảm bảo và tạo được uy tín đối với khách hàng. Và khi tạo được uy tín với khách hàng rồi thì khách hàng sẽ mua hàng của công ty nhiều hơn, và lợi nhuận sẽ tăng liên tục qua các năm do tình hình tiêu thụ của các sản phẩm tăng lên. Do đó ta có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của quá trình đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng hành cùng với nó, chính là khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ngày càng tăng lên, và không ngừng tăng cao hơn qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thêm 106.529.322 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ 158,20%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên là do năm 2011 tình hình kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin có dấu hiệu tốt trở lại và hoạt động bán hàng trên các địa bàn và cung cấp dịch vụ cũng rất tốt. Năm 2011, thị trường công nghệ thông tin đã vượt qua được giai đoạn trầm lắng so với những năm trước, các nhà phân phối bắt đầu đầu tư lại vào lắp ráp, nhập khẩu đa dạng các loại mặt hàng, nhằm tăng sức cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng, công ty đã mạnh dạng đầu tư kinh doanh hàng hóa với số lượng nhiều hơn trước, từ đó số lượng hàng bán ra tăng vọt dẫn đến doanh thu cũng tăng theo. Năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ so với năm 2011 tăng 11.190.689 nghìn đồng với tỷ lệ là 6,44%, so với giai đoạn 2010 – 2011 thì giai đoạn này doanh thu của công ty tăng rất ít, cho thấy năm 2012 mặc dù công ty vẫn có doanh thu nhưng hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả hơn so với giai đoạn trước, doanh thu của năm 2012 tăng so với năm 2011 chủ yếu là do công ty đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến với tất cả các dòng sản phẩm của tất cả các nhãn hàng chính hãng có mặt tại Việt Nam, ký được hợp đồng bán hàng với một số doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn. Và, doanh thu của 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 4.253.487 nghìn đồng với tỷ lệ là 4,60%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn này tăng chủ yếu là do công ty sẵn sàng chi tiền để có đội ngũ nhân viên đông đảo phục vụ khách hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng được nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như khả năng giao tiếp với 20 khách hàng, cải thiện chất lượng phục vụ, gầy dựng được niềm tin với người mua hay tăng giá trị hậu mãi về thời lượng bảo hành sản phẩm, tặng phiếu mua hàng…. Công ty cũng cần có những biện pháp để tiết kiệm chi phí bán hàng, bởi vì theo kết quả trên ta thấy rằng chi phí bán hàng ngày càng tăng lên qua các năm. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.139.768 nghìn đồng với tỷ lệ là 157,92%. Năm 2012, chi phí bán hàng so với năm 2011 tăng 324.932 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 9,30% và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 chi phí bán hàng tiếp tục tăng thêm 95.495 nghìn đồng với tỷ lệ là 5,16% Nguyên nhân tăng chủ yếu là do chi phí vận chuyển tăng cao là vì hiện nay giá các loại xăng, dầu, nhớt dùng chủ yếu cho các phương tiện vận chuyển lại luôn tăng giá mà công ty thường xuyên phải vận chuyển hàng cho các doanh nghiệp theo hợp đồng, phân phối hàng cho các đại lý nên chi phí mà công ty phải chi cho phần này khá cao và cứ tăng dần như vậy. Ngoài ra, công ty cũng phải chi một khoản lớn cho chi phí quảng cáo như tiếp thị sản phẩm, đặt quảng cáo trên các trang website có uy tín,... để thu hút thêm nhiều khách hàng, và khoản chi này cũng tăng dần theo từng năm cùng với chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại), chi phí hoa hồng cũng tăng đã làm cho chi phí bán hàng tăng thêm. Do đó, nếu không hạn chế bớt khoản chi phí này thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty chẳng những lợi nhuận không tăng mà thậm chí lại giảm. Vì thế nếu có thể giảm chi phí bán hàng trong trường hợp doanh thu tăng lên là một việc làm rất tốt, rất có lợi cho công ty. Riêng đối với chi phí quản lý doanh nghiệp thì tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 64.941 nghìn đồng với tỷ lệ là 8,29% so với năm 2010 là do công ty có sự thay đổi về số cán bộ công nhân viên, để công tác quản lý doanh nghiệp được hoàn thiện hơn công ty đã tuyển những nhân viên có trình độ học vấn cao và có nhiều kinh nghiệm đồng thời cũng sa thải bớt những nhân viên không đủ năng lực nên tiền lương và bảo hiểm tăng. Ngoài ra, chi phí điện thoại, fax, chi phí thuê mặt bằng và chi phí đồ dùng văn phòng để phục vụ cho công tác quản lý cũng tăng cao. Tuy nhiên, do chi phí tiếp khách của công ty trong năm 2011 giảm nên chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng tăng không nhiều. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 giảm 179.881 nghìn đồng với tỷ lệ là 21,19% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do trừ lương của hầu hết các nhân viên đi làm trễ, về sớm (do công ty có máy tính giờ làm việc theo dấu vân tay), và do công ty cắt giảm được một phần chi phí điện thoại, fax bằng cách công ty có các quy định về khoản định mức, khen thưởng cho các bộ phận sử dụng tiết kiệm và 21 ngược lại, công ty cũng phê bình đối với những bộ phận sử dụng lãng phí chi phí này. Và, 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với giá trị là 70.509 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ là 21,08%, chi phí này tăng là vì lương nhân viên, chi phí đồ dùng văn phòng và chi phí tiếp khách tăng. Nếu ta đem so sánh lợi nhuận sau thuế của năm 2011 với năm 2010 sẽ thấy lợi nhuận sau thuế của năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010 với số tiền khá lớn là 1.249.448 nghìn đồng tức tăng 57,07% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty mang lại doanh thu cao, cùng với các khoản thu nhập khác cũng tăng làm cho lợi nhuận năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010. Trong khi đó lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 giảm 151.872 nghìn đồng với tỷ lệ là 4,42%. Nguyên nhân là do trong năm công ty có các chương trình khuyến mãi giảm giá đã làm giảm đi doanh thu tiêu thụ hàng hóa từ đó doanh thu thuần cũng giảm đi đáng kể, doanh thu thuần tăng ít hơn so với giá vốn đã làm giảm đi lợi nhuận, cộng thêm các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí khác đã làm lợi nhuận giảm so với năm trước. Tuy trong năm cũng có thu được một khoản tiền từ doanh thu hoạt động tài chính nhưng rất ít không có ảnh hưởng gì nhiều đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty. Đến 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 758.797 nghìn đồng với tỷ lệ là 50,96%. Lợi nhuận sau thuế tăng chủ yếu là do các khoản doanh thu, thu nhập khác tăng cùng với các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí tài chính giảm. Qua phân tích ở bảng 4.1 trang 18 chúng ta thấy lợi nhuận của công ty biến động tăng giảm qua từng năm. Sự biến động này là do nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan của công ty vào do nhiều nhân tố khác tác động. Muốn hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động này chúng ta phải đi sâu phân tích rõ từng nhân tố ảnh hưởng đến chúng. 22 4.4.THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4.4.1.Thuận lợi Công ty được nằm ngay tại địa bàn Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một thị trường đầy tiềm năng, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa nên thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty. Và đó, cũng là một lợi thế để cạnh tranh với các đối thủ khác trên cùng địa bàn. Công ty có đội ngũ nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu. Bên cạnh đó nguồn hàng của công ty được tiếp nhận từ các hãng và công ty lớn trên toàn quốc cũng như trên thế giới như: Sony, Acer, Asus, Dell, Emachines, HP Compaq, Lenovo, MSI, Toshiba, Apple, Samsung, … nên nguồn hàng luôn được đảm bảo về chất lượng. Sản phẩm của công ty rất đa dạng nhiều chủng loại: cung cấp các thiết bị văn phòng như: máy in, máy fax, máy scan, máy hủy tài liệu, máy đếm tiền của hãng: Panasonic, Samsung, Canon, … ; mua bán các loại máy tính xách tay (laptop) của các hãng như: Sony, Acer, Asus, Dell, Emachines, HP Compaq, Lenovo, MSI, Toshiba, Apple, Samsung, … ; kinh doanh các loại linh kiện máy tính như: DVD – DVD Writer, HDD, Souncard, Monitor LCD, Mainboard, Ram, Keyboard, Mouse, Case và nguồn, Card màn hình, …; máy tính để bàn được sản xuất bởi các nhà nổi tiếng như HP, IBM, Asus, …; cung cấp software (windows office, phần mềm diệt virus, …) Sau nhiều năm kinh doanh công ty đã chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Do đó, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. 4.4.2.Khó khăn Tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ cạnh tranh ngày càng gay gắt vì có nhiều công ty được thành lập với cùng ngành nghề kinh doanh. Chính vì thế, đã tạo ra vị thế cạnh tranh cao và thị phần trên địa bàn ngày càng thu hẹp, gây áp lực trong kinh doanh của công ty. Tốc độ phát triển mạng lưới bán lẻ của các công ty quá nhanh, phương thức bán hàng linh hoạt: giao hàng tận nơi, thanh toán sau, khuyến mãi đa dạng và nhiều chương trình hậu mãi khác, … trong khi đó, công ty cổ phần TPT chuyên kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngành làm cho sức cạnh tranh ở khu vực bán giảm sút. 23 Các nhà sản xuất về mặt hàng công nghệ đua nhau tung ra thị trường nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại, đa dạng về mẫu mã, nâng cao về tính năng, đảm bảo về chất lượng, … đòi hỏi các công ty nhất là đối với công ty kinh doanh mặt hàng này phải thường xuyên cập nhật thông tin liên tục, nâng cao tay nghề chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. 4.4.3.Định hướng phát triển Luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và uy tín của công ty, được khách hàng đánh giá cao trong kinh doanh cũng như trong thanh toán. Phát triển hệ thống mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn để được hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Củng cố và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và lập kế hoạch đầu tư, xây dựng mới hệ thống phân phối, nhà kho nhằm nâng cao lượng hàng nhập khẩu kịp thời để đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty kinh doanh về lĩnh vực công nghệ buộc công ty phải đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa vừa để phát huy nguồn lực của công ty và đồng thời cũng vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho người lao động tạo tiền đề vững chắc trước thềm hội nhập của nền kinh tế quốc tế. 24 CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 5.1.1.Phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hóa Trong hoạt động kinh doanh của công ty thì doanh thu bán hàng chiếm giá trị cao nhất trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nó là nguồn doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nên lợi nhuận cho công ty rất cao. Qua bảng số liệu (bảng 5.1 trang 26) cho chúng ta thấy rõ hơn về doanh thu tiêu thụ trong toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. 25 Bảng 5.1 Doanh thu tiêu thụ trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chênh lệch Năm 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 DTBH DTCCDV Tổng 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Giá trị 67.316.033 172.760.894 184.962.110 92.481.215 96.458.336 105.444.861 21.095 1.105.556 95.029 47.354 323.720 Tỷ lệ (%) 156,64 Giá trị 12.201.216 1.084.461 5.140,84 (1.010.527) 67.337.128 173.866.450 185.057.139 92.528.569 96.782.056 106.529.322 158,20 11.190.689 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 26 Chênh lệch 6 /2013 so với 6th/2012 Chênh lệch 2012/2011 th Tỷ lệ (%) Giá trị 7,06 3.977.121 (91,40) Tỷ lệ (%) 4,30 276.366 583,62 6,44 4.253.487 4,60 Doanh thu tiêu thụ hàng hóa năm 2011 so với năm 2010 tăng 105.444.861 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 156,64%. Điều đó cho thấy công ty luôn đẩy mạnh hoạt động bán hàng hóa, chú trọng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Doanh thu tiêu thụ hàng hóa tăng cao như vậy chủ yếu là do tình hình kinh tế ổn định, thị trường công nghệ thông tin có dấu hiệu tốt trở lại, các sản phẩm công nghệ đa dạng, được cải tiến, không ngừng thay đổi và xuất hiện trên thị trường đã thu hút được sự quan tâm và nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng. Từ đó, hoạt động kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao, số lượng hàng hóa bán ra cũng đặc biệt lớn góp phần rất lớn làm tăng doanh thu tiêu thụ hàng hóa chung của công ty. Doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.084.461 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 5.140,84%. Nguyên nhân tăng là do năm 2011 công ty có thêm loại hình dịch vụ dán màn hình điện thoại, laptop, cài đặt nhạc chuông, cài đặt phần mềm. Ngoài ra, do đội ngũ bộ phận kỹ thuật được nâng cao tay nghề chuyên môn nên dịch vụ sửa chữa các thiết bị tin học văn phòng ngày càng dành được niềm tin của khách hàng đã góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Doanh thu tiêu thụ hàng hóa của năm 2012 so với năm 2011 tiếp tục tăng thêm 12.201.216 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 7,06%, so với giai đoạn năm 2010 – 2011 thì giai đoạn này doanh thu của công ty tăng rất ít, cho thấy năm 2012 mặc dù công ty vẫn có doanh thu nhưng hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả hơn so với giai đoạn trước. Doanh thu của năm 2012 so với năm 2011 tăng chủ yếu là do công ty đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến với tất cả các dòng sản phẩm của tất cả các nhãn hàng chính hãng có mặt tại Việt Nam. Đây là hình thức bán hàng hiện đại và tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc cho khách hàng. Với mỗi sản phẩm mua trực tuyến tại trang website của công ty, khách hàng có thể tiết kiệm từ 100 nghìn đến 500 nghìn. Ngoài ra, công ty cũng ký được nhiều hợp đồng bán hàng với một số doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn do công ty luôn quan tâm đến việc quảng cáo hình ảnh và sản phẩm của công ty thông qua việc tiếp thị sản phẩm, … từ đó số lượng bán ra tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa trong năm cũng tăng. Tuy nhiên, doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.010.527 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 91,40%. Nguyên nhân giảm là do năm 2012 công ty khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Do đó, công ty đã cắt giảm loại hình dịch vụ dán màn hình điện thoại, laptop mà chỉ tập trung vào hoạt động mua bán đã dẫn đến doanh thu cung cấp dịch vụ giảm đáng kể. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiêu thụ hàng hóa vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 với tỷ lệ tăng là 4,30% tương ứng với 27 giá trị 3.977.121 nghìn đồng. Doanh thu tiêu thụ hàng hóa tăng cao là do công ty sẵn sàng chi tiền để có đội ngũ nhân viên đông đảo phục vụ khách hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng được nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như khả năng giao tiếp với khách hàng, cải thiện chất lượng phục vụ, gầy dựng được niềm tin với người mua hay tăng giá trị hậu mãi về thời lượng bảo hành sản phẩm, tặng phiếu mua hàng…. đã dành được sự ưu ái của khách hàng, khách hàng đến với công ty ngày một tăng dần đã giúp cho doanh thu cũng tăng lên. Doanh thu cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 276.366 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 583,62%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do dịch vụ sửa chữa, bảo trì các thiết bị tin học văn phòng, dịch vụ cài đặt phần mềm, cài đặt nhạc chuông có hoạt động tốt đã mang lại doanh thu cho công ty cao hơn. Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiêu thụ trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đang trên đà phát triển tốt. Mặc dù vậy, công ty cũng nên có kế hoạch để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn vì trong tương lai sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh vào mặt hàng này hơn. 5.1.2.Phân tích doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm 5.1.2.1.Phân tích doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn 2010 2011 Một công ty thương mại khi đã kinh doanh thì vấn đề mà công ty đặc biệt quan tâm đó chính là lợi nhuận thu về từ việc bán các sản phẩm đó, mà để biết được lợi nhuận thu về như thế nào thì trước hết ta phải xem xét về mặt doanh thu tiêu thụ, có như vậy mới thấy rõ được là sản phẩm nào đem lại giá trị kinh tế cao nhất tại công ty và sản phẩm nào không mang lại lợi ích kinh tế để từ đó có chính sách kinh doanh phù hợp và biện pháp đối phó kịp thời. Hoạt động chính của công ty là mua, bán máy vi tính, thiết bị viễn thông, linh kiện điện tử; sửa chữa máy vi tính, thiết bị văn phòng, … nhưng hoạt động mua, bán máy vi tính, linh kiện điện tử là chủ yếu. Vì vậy doanh thu tiêu thụ của mặt hàng máy tính luôn chiếm giá trị cao nhất trong tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty. Công ty hiện bán hai loại máy tính đó là: máy tính xách tay và máy tính bàn; linh kiện điện tử (ram, ổ cứng, cạc màn hình, mainboard, …) và phụ kiện (chuột, loa, bàn phím, usb, dcom 3G, tai nghe, …). 28 Bảng 5.2 Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2011 Số lượng Đơn giá bình quân Doanh thu (cái) (1.000đ/cái) (1.000đ) Chỉ tiêu 2010 2011 2010 2011 2010 Chênh lệch doanh thu 2011/2010 2011 Giá trị (1.000đ) Tỷ lệ (%) Máy tính xách tay 3.562 8.542 13.803 15.800 49.166.286 134.963.600 85.797.314 174,50 Máy tính để bàn 1.715 3.172 9.003 10.002 15.440.145 31.726.344 16.286.199 105,48 Linh kiện 1.285 1.815 1.011 1.670 1.299.135 3.031.050 1.731.915 133,31 Phụ kiện 1.787 2.362 391 564 698.717 1.332.168 633.451 90,66 730 1.476 975 1.157 711.750 1.707.732 995.982 139,93 9.079 17.367 25.183 29.193 67.316.033 172.760.894 105.444.861 156,64 Loại khác (máy in, máy fax,…) Tổng Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2011 29 Dựa vào bảng số liệu trên (bảng 5.2 trang 29) ta tiến hành phân tích lần lượt doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng như sau: Đối với mặt hàng máy tính xách tay, nhìn chung doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này đang trên đà phát triển tốt, doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này chiếm giá trị cao nhất trong tất cả các sản phẩm của công ty. Doanh thu tiêu thụ năm 2011 so với năm 2010 tăng 85.797.314 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng khá cao là 174,50%. Doanh thu tiêu thụ trong giai đoạn này tăng là do các kiểu máy tính xách tay hiện đại liên tục được sản xuất. Các loại máy tính xách tay thông dụng như Dell, Acer, Asus, … tiếp tục là lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng có nhu cầu. Các hãng kể trên đều được đánh giá là những hãng có trải nghiệm nhiều năm, song song với tên tuổi là sản phẩm luôn hướng vào những khách hàng có túi tiền trung bình, đủ để thỏa mãn yêu cầu của đối tượng phổ thông như học sinh, sinh viên,…. Chính vì vậy, năm 2011 với số lượng bán ra khá cao tăng từ 3.562 cái lên 8.542 cái đã hỗ trợ phần nhiều ở việc cải thiện khả năng hoạt động của công ty. Ngoài ra, do thị trường công nghệ có hoạt động tốt trở lại, các sản phẩm trên thị trường cũng bắt đầu tăng giá nên giá bán cũng tăng cao từ 13.803 nghìn đồng/cái lên 15.800 nghìn đồng/cái đã góp phần làm tăng doanh thu của công ty trong giai đoạn này. Kế đến là mặt hàng máy tính để bàn, doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này cũng tăng khá cao, tuy tỷ trọng chiếm không cao như mặt hàng máy tính xách tay nhưng nó cũng giữ một vị trí không nhỏ trong tổng doanh thu tiêu thụ tại công ty. Cụ thể, năm 2011 doanh thu tiêu thụ so với năm 2010 tăng 16.286.199 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 105,48%. Hiện nay, máy tính để bàn dường như chỉ hấp dẫn đối với những người làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành chứ không thích hợp cho người tiêu dùng phổ thông. Do đó, doanh thu tiêu thụ tăng chủ yếu là do trong năm công ty ký kết được nhiều hợp đồng bán hàng theo đơn đặt hàng của các công ty như công ty TNHH Far East, công ty TNHH Hoàng Phúc, công ty dược Cửu Long, trường cao đẳng sư phạm Vĩnh Long, … và một số phòng máy Internet trong thành phố như phòng máy Internet Lê Huy, Thành Nhân, Thiên Vân, … Ngoài ra, công ty còn tham gia hội chợ triển lãm dành cho các sản phẩm công nghệ được tổ chức mỗi năm một lần đã thu hút thêm lượng khách tiềm năng làm cho số lượng bán ra tăng cùng với giá bán tăng cao nên doanh thu của mặt hàng này đóng góp làm tăng doanh thu chung của công ty. Tiếp theo là hai mặt hàng linh kiện và phụ kiện. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tiêu thụ linh kiện và phụ kiện tăng lần lượt là 1.731.915 nghìn đồng và 633.451 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 133,31% và 90,66%. 30 Doanh thu tiêu thụ của hai mặt hàng tăng là do sự ra đời của những linh kiện có ưu điểm vượt trội, nhiều khách hàng có nhu cầu nâng cao khả năng làm việc cho máy tính nhằm phục vụ những chương trình ứng dụng cao cấp nên đã giúp công ty bán ra được số lượng sản phẩm nhiều hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, cũng như các sản phẩm khác giá của hai sản phẩm này cũng tăng cao nên doanh thu của mặt hàng này tăng cao như vậy. Cuối cùng, là mặt hàng các loại khác như máy in, máy fax, máy scan, … doanh thu tiêu thụ của mặt hàng khác năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 995.982 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 139,93%. Các mặt hàng này cũng tương tự như mặt hàng máy tính để bàn, dường như chỉ thích hợp đối với những người làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành. Chính vì vậy, đa phần doanh thu tiêu thụ của mặt hàng khác tăng là do công ty ký hợp đồng mua bán với các công ty khác và các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Thiên Quân, công ty Việt Thắng, công ty Far East, công ty Hoàng Phúc, và một số trường học trong và ngoài địa bàn … Ngoài ra, công ty cũng phân phối mặt hàng khác cho các đại lý bán lẻ ở tại một số tỉnh khác đã giúp cho số lượng tiêu thụ trong giai đoạn này tăng góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của công ty giai đoạn 2010 – 2011 đang trên đà phát triển tốt, các sản phẩm của công ty đều mang lại doanh thu cao hơn so với năm trước. Công ty nên tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm và tiếp tục ổn định giá bán nhằm làm tăng doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. 5.1.2.2.Phân tích doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn 2011 – 2012 Dựa vào bảng số liệu sau ta thấy doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của công ty trong giai đoạn này nhìn chung có chiều hướng tăng nhưng để hiểu rõ hơn về doanh thu của từng mặt hàng ta đi sâu vào phân tích: 31 Bảng 5.3 Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2011 – 2012 Số lượng Đơn giá bình quân Doanh thu (cái) (1.000đ/cái) (1.000đ) Chỉ tiêu Chênh lệch doanh thu 2012/2011 Giá trị 2011 2012 2011 2012 2011 (1.000đ) Tỷ lệ (%) 2012 Máy tính xách tay 8.542 8.769 15.800 14.850 134.963.600 130.219.650 (4.743.950) (3,51) Máy tính để bàn 3.172 4.110 10.002 11.750 31.726.344 48.292.500 16.566.156 52,22 Linh kiện 1.815 1.275 1.670 2.001 3.031.050 2.551.275 (479.775) (15,83) Phụ kiện 2.362 1.965 564 1.092 1.332.168 2.145.780 813.612 61,07 Loại khác (máy in, máy fax,…) 1.476 1.727 1.157 1.015 1.707.732 1.752.905 45.173 2,65 17.367 17.846 29.193 30.708 172.760.894 184.962.110 12.201.216 7,06 Tổng Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2011 – 2012 32 Đối với mặt hàng máy tính xách tay, năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tiêu thụ giảm 4.743.950 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,51%. Nguyên nhân giảm là do công ty có chương trình “Đại tiệc laptop”, đây là một chương trình khuyến mãi quan trọng để công ty cạnh tranh và dành sự ưu ái của khách hàng. Với chương trình này, công ty đã cắt giảm một phần doanh thu vì giảm giá để đem lại sự ưu ái cho khách hàng. Ngoài những công ty bán lẻ đang dần khẳng định vị thế thì nhiều đơn vị bán lẻ vừa và nhỏ khác bắt đầu xuất hiện nhiều trong thị trường này. Chính vì vậy, dù công ty đã đẩy mạnh công tác tiêu thụ nhưng số lượng sản phẩm bán ra tăng không nhiều, chỉ tăng từ 8.542 cái lên 8.769 cái nên đã làm cho doanh thu của mặt hàng máy tính xách tay trong giai đoạn này giảm. Đối với mặt hàng máy tính để bàn, doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng so với năm 2011 là 16.566.156 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 52,22%. Nguyên nhân tăng là do công ty tích cực phối hợp với nhà phân phối nhằm triển khai chương trình bán sản phẩm trả góp với lãi suất thấp. Đây là phương thức mua bán được khá nhiều người mua không sẵn tiền lựa chọn, kết hợp với kênh bán hàng trực tuyến của công ty, giúp cho các khách hàng ở xa có thể mua hàng dễ dàng hơn đã giúp cho số lượng bán ra của mặt hàng máy tính bàn tăng từ 3.172 cái lên đến 4.110 cái, thêm vào đó giá bán trên thị trường của mặt hàng này cũng tăng cao góp phần làm tăng thêm doanh thu bán hàng của công ty. Đối với mặt hàng linh kiện và phụ kiện, năm 2012 doanh thu tiêu thụ của mặt hàng linh kiện giảm so với năm 2011 là 479.775 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 15,83%. Nguyên nhân giảm là do nhà phân phối không có đủ nguồn hàng để cung cấp, trong giai đoạn này công ty chủ yếu là tự nhập khẩu hai mặt hàng này, thuế nhập khẩu khá cao đã làm tăng giá bán sản phẩm và do thị trường công nghệ thông tin ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh như công ty Phương Tùng, Công ty Hoàn Long, Nguyễn Kim, … làm cho công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh dẫn đến số lượng tiêu thụ có phần giảm đáng kể nên mặc dù giá bán có tăng nhưng doanh thu của mặt hàng linh kiện vẫn giảm. Tuy nhiên, đối với mặt hàng phụ kiện doanh thu tiêu thụ năm 2012 so với năm 2011 lại tăng 813.612 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 61,07%. Nguyên nhân tăng là do công ty nhập khẩu mặt hàng phụ kiện làm tăng giá bán sản phẩm gần gấp đôi so với năm trước nên mặc dù số lượng giảm do phải cạnh tranh với các công ty đối thủ nhưng doanh thu của mặt hàng này vẫn tăng. Đối với mặt hàng các loại khác, doanh thu tiêu thụ năm 2012 so với năm 2011 tăng 45.173 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,65%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do công ty giữ được mối quan hệ làm ăn, hợp tác lâu dài với 33 các công ty đối tác như công ty Thiên Quân, công ty Việt Thắng, công ty Hoàng Phúc và một số công ty khác nữa. Công ty cũng tiếp tục phân phối số lượng hàng hóa nhiều hơn cho các đại lý nên góp phần làm tăng doanh thu. Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn 2011 – 2012 có sự tăng giảm không ổn định theo từng mặt hàng của công ty. Trong thời gian tới, công ty nên có kế hoạch đẩy cao số lượng sản phẩm tiêu thụ hơn nữa, có kế hoạch dự trữ nguồn hàng hóa đầu vào nhằm làm ổn định và nâng cao doanh thu cho công ty. 5.1.2.3.Phân tích doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 Dựa vào bảng số liệu sau ta thấy doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của công ty trong giai đoạn này nhìn chung có chiều hướng tăng nhưng để hiểu rõ hơn về doanh thu của từng mặt hàng ta đi sâu vào phân tích: 34 Bảng 5.4 Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá bình quân Doanh thu (cái) (1.000đ/cái) (1.000đ) 6th/2012 6th/2013 6th/2012 6th/2013 Chênh lệch doanh thu 6th/2013 / 6th/2012 6th/2012 6th/2013 Giá trị (1.000đ) Tỷ lệ (%) Máy tính xách tay 3.853 4.003 14.790 15.015 56.958.870 60.105.045 3.146.175 5,52 Máy tính để bàn 2.740 2.880 11.830 11.450 32.414.200 32.976.000 561.800 1,73 Linh kiện 850 998 1.815 1.782 1.542.750 1.778.436 235.686 15,28 Phụ kiện 755 875 1.017 913 767.835 798.875 31.040 4,04 Loại khác (máy in, máy fax,…) 860 804 896 995 770.560 799.980 29.420 3,82 8.458 9.560 30.348 30.155 92.481.215 96.458.336 3.977.121 4,30 Tổng Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 6th/2012 – 6th/2013 35 Đối với mặt hàng máy tính xách tay, doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 3.146.175 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 5,52%. Nguyên nhân tăng là do công ty có chương trình tích điểm khách hàng đổi quà giá trị lớn mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ giấy tờ nào. Bên cạnh đó, các món hàng phụ khác cũng được tặng kèm khi mua mặt hàng này như điện thoại, ba lô, tai nghe đã thu hút được lượng khách hàng mua hàng tại công ty nhiều hơn làm tăng số lượng bán ra. Do 6 tháng đầu năm 2013, chương trình khuyến mãi “Đại tiệc laptop” đã kết thúc nên giá bán của công ty ổn định trở lại và tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 đã góp phần làm tăng thêm doanh thu cho công ty. Đối với mặt hàng máy tính để bàn, doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 561.800 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 1,73%. Doanh thu tiêu thụ tăng là do công ty liên tục đưa ra các chương trình giảm giá và khuyến mãi dành được sự ưu ái của khách hàng cùng với chất lượng của sản phẩm được nâng cao đã gầy dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng nên số lượng sản phẩm bán ra tăng cao giúp cho doanh thu của công ty cũng tăng. Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng linh kiện và phụ kiện 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng lần lượt 235.686 nghìn đồng và 31.040 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 15,28% và 4,04%. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu sử dụng máy tính và nâng cấp mỗi năm một tăng do ngày càng có nhiều ứng dụng trên máy tính được đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh, để tiết kiệm chi phí thì một số đơn vị chủ yếu nâng cấp máy tính thay vì phải mua máy mới dẫn đến số lượng tiêu thụ ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, do chi phí đầu vào cũng giảm so với trước nên giá bán của hai mặt hàng này giảm nhẹ giúp cho công ty có khả năng cạnh tranh hơn góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng khác 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 29.420 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 3,82%. Nguyên nhân tăng là do các thiết bị tin học văn phòng ngày càng được cải tiến về hiệu quả hoạt động và các tính năng hiện đại do đó giá trị của mặt hàng này ngày càng cao đã làm cho giá bán tăng từ 896 nghìn đồng/cái lên 995 nghìn đồng/cái góp phần làm tăng doanh thu của công ty trong giai đoạn này. Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 luôn tăng. Trong tương lai công ty nên có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản 36 phẩm khuyến mãi và hậu mãi để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh nhầm nâng cao hơn nữa doanh thu của công ty. 5.1.3.Phân tích tình hình tiêu thụ theo địa bàn 5.1.3.1.Phân tích số lượng tiêu thụ theo địa bàn Khi nói đến mặt số lượng tiêu thụ theo địa bàn chính là nói đến việc xem xét tình hình kinh doanh của từng địa bàn tại công ty, từ đó nhận thấy một cách chính xác là địa bàn nào có hoạt động kinh doanh tốt, địa bàn nào kinh doanh kém chưa đạt hiệu quả, để từ đó có những biện pháp nâng cao số lượng tiêu thụ tại địa bàn đó, còn những địa bàn nào tiêu thụ ít hơn thì có những hướng khắc phục để cải thiện tình hình tiêu thụ ngày càng tốt hơn. 37 Bảng 5.5 Phân tích số lượng tiêu thụ theo địa bàn của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Cái Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch 6th/2013 / 6th/2012 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Cần Thơ 6.288 12.611 13.071 6.312 7.402 6.323 100,56 460 3,65 1.090 17,27 Vĩnh Long 1.228 2.748 3.045 1.299 1.446 1.520 123,78 297 10,81 147 11,32 An Giang 1.116 1.513 1.200 582 392 397 35,57 (313) (20,69) (190) 32,65 447 495 530 265 320 48 10,74 35 7,07 55 20,75 9.079 17.367 17.846 8.458 9.560 8.288 91,29 479 2,76 1.102 13,03 Địa bàn khác Tổng Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 38 Qua bảng số liệu trên (bảng 5.5 trang 38) cho ta thấy số lượng tiêu thụ tại địa bàn Cần Thơ chiếm giá trị cao nhất trong tổng số lượng tiêu thụ theo địa bàn của công ty. Số lượng tiêu thụ tại Cần Thơ năm 2011 so với năm 2010 tăng 6.323 cái tương ứng với tỷ lệ tăng là 100,56%. Năm 2012 số lượng tiêu thụ tiếp tục tăng thêm 460 cái với tỷ lệ là 3,65% so với năm 2011. Và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 số lượng tăng 1.090 cái, ứng với tỷ lệ tăng là 17,27%. Có thể thấy số lượng tiêu thụ tại địa bàn Cần Thơ luôn tăng qua các năm. Nguyên nhân tăng số lượng tiêu thụ chung của địa bàn Cần Thơ qua các giai đoạn chủ yếu là do ngày nay, với tốc độ tăng nhanh đến vượt bậc về tính năng của công nghệ, việc sở hữu và sử dụng máy vi tính nói riêng và các sản phẩm tin học nói chung đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người. Ngoài ra, đối với thành phố Cần Thơ là một nơi phát triển nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì nhu cầu đó lại càng không thể thiếu, người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở mong muốn sở hữu sản phẩm công nghệ cao, mà còn đòi hỏi sản phẩm phải chất lượng, được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt phải được cung cấp tại những công ty có uy tín trên địa bàn. Do đó, công ty đã ưu tiên thực hiện mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Cần Thơ bằng các chương trình tiếp thị, quảng cáo, giao hàng tận nhà, chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mãi, hậu mãi, ... dẫn đến số lượng tiêu thụ tại địa bàn này không ngừng tăng qua các năm. Số lượng tiêu thụ tại địa bàn Vĩnh Long cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.520 cái tương ứng tỷ lệ tăng là 123,78%. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 297 cái với tỷ lệ 10,81%. Cuối cùng là 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 147 cái, tỷ lệ tăng là 11,32%. Do công ty mở rộng thị phần tại địa bàn này thông qua phát triển mạng lưới bán lẻ, phân phối hàng cho các đại lý. Kết hợp với kênh bán hàng trực tuyến và mạng lưới giao thông thuận lợi do công ty có trụ sở chính tại thành phố Cần Thơ là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã giúp cho công ty dễ dàng thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, vận chuyển hàng cho các đại lý và hỗ trợ kịp thời cho các đại lý và khách hàng nơi đây. Từ đó, công ty đã gầy dựng được niềm tin về chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng dẫn đến số lượng tiêu thụ tại địa bàn này luôn tăng cao. Số lượng tiêu thụ tại địa bàn An Giang năm 2011 so với năm 2010 tăng 397 cái tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,57%. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu học tập và làm việc trên máy tính ngày càng tăng, do ngày càng có nhiều ứng dụng trên máy tính được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó giúp cho mạng lưới bán lẻ của công ty thông qua đại lý tiêu thụ được nhiều 39 sản phẩm hơn. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ tại địa bàn này năm 2012 so với năm 2011 lại giảm 313 cái tương ứng tỷ lệ giảm là 20,69%. Và 6 tháng đầu năm 2013 số lượng tiêu thụ tiếp tục giảm thêm 190 cái so với 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng tỷ lệ giảm là 32,65%. Nguyên nhân số lượng tiêu thụ ngày càng giảm là do ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên địa bàn này. Ngoài ra, do công ty xung đột với một số đại lý về việc trích hoa hồng dẫn đến họ không muốn thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm cho công ty đã làm giảm đi số lượng tiêu thụ của công ty. Số lượng tiêu thụ tại địa bàn khác chiếm không nhiều do các đại lý bán lẻ tại các địa bàn này chủ yếu là cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ nên số lượng sản phẩm tiêu thụ không cao. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ tại địa bàn khác vẫn có xu hướng tăng dần. Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010 tăng 48 cái tương ứng tỷ lệ tăng 10,74%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng thêm 35 cái với tỷ lệ tăng là 7,07%, cuối cùng là 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 55 cái với tỷ lệ tăng là 20,75%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do công ty chấp nhận bỏ ra một khoản chi nhỏ nhằm tăng cường công tác quảng cáo hình ảnh, và chất lượng sản phẩm của công ty tại các địa bàn này đã giúp cho các đại lý tiêu thụ được hàng của công ty nhiều hơn từ đó doanh thu cũng tăng dần qua các năm. Nhìn chung, tổng số lượng tiêu thụ theo địa bàn của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ tại địa bàn An Giang đang có xu hướng giảm, công ty nên có kế hoạch để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa nơi đây nhằm mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn cho công ty. 5.1.3.2.Phân tích doanh thu tiêu thụ theo địa bàn Qua bảng số liệu sau, cho ta thấy tổng doanh thu tiêu thụ theo địa bàn của công ty không ngừng tăng cao nhưng doanh thu tiêu thụ của từng địa bàn thì có sự tăng giảm không ổn định. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, ta đi sâu vào phân tích: 40 Bảng 5.6 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo địa bàn của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 Cần Thơ 2011 2012 6th/2012 6th/2013 60.445.350 163.507.332 175.308.105 87.554.213 91.445.525 Giá trị 103.061.982 Tỷ lệ (%) 4.234.080 5.758.793 6.365.459 3.082.729 3.405.294 1.524.713 36,01 An Giang 2.132.040 2.879.396 2.582.729 1.541.365 1.217.647 747.356 35,05 504.563 615.373 705.817 302.908 389.870 110.810 21,96 67.316.033 172.760.894 184.962.110 92.481.215 96.458.336 105.444.861 Tổng Giá trị 170,50 11.800.773 Vĩnh Long Khác 606.666 th Tỷ lệ (%) Giá trị 7,22 3.891.312 10,53 322.565 Tỷ lệ (%) 4,44 10,46 (296.667) (10,30) (323.718) (21,00) 90.444 156,64 12.201.216 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 41 Chênh lệch 6 /2013 so với 6th/2012 Chênh lệch 2012/2011 14,70 86.962 28,71 7,06 3.977.121 4,30 Qua bảng số liệu (bảng 5.6 trang 41) ta thấy địa bàn Cần Thơ là thị trường chính của công ty, doanh thu của địa bàn Cần Thơ chiếm trên 90% trong toàn bộ cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo địa bàn của công ty. Doanh thu tiêu thụ ở địa bàn Cần Thơ năm 2011 so với năm 2010 tăng 103.061.982 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 170,50%. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ ở địa bàn này tăng hơn so với năm 2011 là 11.800.773 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,22%. Và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu tăng 3.891.312 nghìn đồng với tỷ lệ là 4,44%. Doanh thu tăng cao như vậy là do Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với dân số tính đến năm 2011 đạt gần 1.200.300 người (nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/). Ngoài ra, thành phố Cần Thơ tập trung hai trường đại học lớn đó là Đại học Tây Đô và Đại học Cần Thơ mà đặc biệt là trường Đại học Cần Thơ, số lượng sinh viên luôn tăng cao qua từng năm, trường có tất cả là 14 khoa (Công nghệ; Công nghệ thông tin và truyền thông; Dự bị dân tộc; Khoa học chính trị; Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội và nhân văn; Kinh tế và quản trị kinh doanh; Luật; Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Nông nghiệp và sinh học ứng dụng; Phát triển nông thôn; Sau đại học; Sư phạm; Thủy sản), chỉ riêng đối với khoa kinh tế, trung bình mỗi năm khoa đào tạo trên 750 sinh viên/năm cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (nguồn: http://seba.ctu.edu.vn). Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân đầu người tại Cần Thơ luôn tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2011 mức thu nhập bình quân đầu người là 2.350 USD, cao hơn năm 2010 là 332 USD, năm 2012 cao hơn năm 2011 là 174 USD (nguồn: http://www.baomoi.com). Chính vì vậy mà lượng khách hàng tiềm năng của công ty và nhu cầu tiêu dùng của họ ở khu vực này luôn tăng qua từng năm. Do đó, lãnh đạo công ty đã ưu tiên thực hiện mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm bằng các chương trình quảng cáo, thu hút và chăm sóc khách hàng nơi đây, luôn giữ giá bán sản phẩm ở mức cạnh tranh nhất so với những công ty đối thủ cũng như liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Từ đó, số lượng sản phẩm tiêu thụ không ngừng tăng cao đã giúp cho doanh thu tiêu thụ của công ty tại địa bàn này luôn tăng. Doanh thu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.524.713 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 36,01%. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ tăng hơn so với năm 2011 là 606.666 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 10,53%. Cuối cùng là 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do công ty triển khai kênh bán hàng thông qua các đại lý bán lẻ như cửa hàng máy tính Lưu Minh Hiệp, cửa hàng điện máy Vĩnh Kim, … mà nhu cầu về học tập, giải trí, và làm việc cũng như nhu 42 cầu cải thiện các công cụ hỗ trợ làm việc trên máy tính tại tỉnh Vĩnh Long tăng đã giúp cho các đại lý bán lẻ này tiêu thụ được số lượng sản phẩm cao dẫn đến số lượng hàng hóa công ty bán ra tăng đã góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ của công ty tại địa bàn này. Ngoài ra, do công ty có kênh bán hàng trực tuyến cùng với chương trình bán hàng trả góp với lãi suất thấp đã giúp cho công ty ký được hợp đồng với một số khách hàng như Công ty cổ phần dược Cửu Long, Trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long,… Chính vì vậy, dù lượng khách hàng tiềm năng không được cao như Cần Thơ nhưng tình hình kinh doanh của công ty ở địa bàn này vẫn diễn ra tốt. Doanh thu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2011 so với năm 2010 tăng 747.356 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 35,05%. Nguyên nhân tăng cũng tương tự tỉnh Vĩnh Long là do nhu cầu học tập và làm việc trên máy tính ngày càng tăng, do ngày càng có nhiều ứng dụng trên máy tính được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó các kênh đại lý bán lẻ tại tỉnh này như cửa hàng vi tính An Giang, cửa hàng máy tính Vinh Giang, … tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn đã giúp cho công ty thu được khoản doanh thu tăng đáng kể. Nhưng doanh thu trên địa bàn này năm 2012 so với năm 2011 giảm 296.667 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 10,30% và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục giảm 323.717 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 21,00%. Doanh thu của địa bàn tỉnh An Giang giảm là do ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên địa bàn này và do trụ sở chính của công ty ở khá xa so với địa bàn nên đã không thể kịp thời khắc phục. Ngoài ra, do công ty có sự xung đột về việc trích hoa hồng với một số đại lý tại địa bàn này dẫn đến việc họ không muốn thúc đẩy việc bán hàng làm cho doanh thu của công ty giảm đi đáng kể. Doanh thu tiêu thụ của công ty tại các địa bàn khác như Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, … năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 110.810 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 21,96% và năm 2012 doanh thu tiếp tục tăng hơn so với năm 2011 là 90.444 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ là 14,70% , 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu tăng 86.962 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 28,71%. Doanh thu tiêu thụ của công ty tại các địa bàn khác chỉ chiếm giá trị thấp vì người tiêu dùng ở các khu vực này chưa biết đến thương hiệu của công ty thông qua các đại lý. Do đó, mức độ tin cậy của người tiêu dùng cuối còn thấp đối với các sản phẩm của công ty được bán tại các đại lý. Tuy nhiên, ta có thể thấy doanh thu tại địa bàn khác đang có xu hướng tăng dần lên do công ty tăng cường công tác quảng cáo hình ảnh, và chất lượng sản phẩm của công ty tại các địa bàn này đã giúp cho các đại lý tiêu thụ được hàng của công ty nhiều hơn từ đó doanh thu cũng tăng dần qua các năm. 43 Như vậy, giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiêu thụ theo địa bàn của công ty có sự tăng giảm không ổn định. Qua phân tích thì trong tương lai công ty nên có những hướng khắc phục để doanh thu tiêu thụ theo địa bàn không bị giảm và ngày càng tăng cao, góp phần mang lại lợi nhuận càng cao cho công ty. 5.1.4.Đánh giá chung tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty Như đã phân tích ở trên thông qua các bảng số liệu về tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có sự chênh lệch giữa các năm. Năm 2011 là năm doanh thu tiêu thụ hàng hóa đạt cao nhất, đây là năm công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Doanh thu tiêu thụ hàng hóa năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010 là 156,64% và năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng nhẹ với tỷ lệ tăng là 7,06%. Về doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của công ty, nhìn chung tổng doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đang tăng dần. Tuy nhiên, doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng có sự tăng giảm không ổn định mà cụ thể là giai đoạn 2011 – 2012 doanh thu tiêu thụ của mặt hàng máy tính xách tay giảm 4.743.950 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ là 3,51% và doanh thu tiêu thụ của mặt hàng linh kiện giảm 479.755 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 15,83%. Nguyên nhân là do công ty thực hiện chương trình giảm giá đối với mặt hàng máy tính xách tay và đối với mặt hàng linh kiện do nhà phân phối không có đủ nguồn hàng để cung cấp, công ty đã nhập khẩu mặt hàng này làm cho giá bán tăng cao so với đối thủ cạnh tranh dẫn đến số lượng bán ra giảm nên doanh thu cũng giảm. Để nâng cao doanh thu, công ty có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi khác như mua sản phẩm đến một mốc giá trị nào đó sẽ được bốc thăm trúng thưởng những phần quà có giá trị cao. Bên cạnh đó, công ty có thể tìm thêm nhiều nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác để đảm bảo ổn định nguồn hàng hóa cho công ty tiêu thụ. Về doanh thu tiêu thụ theo địa bàn của công ty, tổng doanh thu tiêu thụ theo địa bàn giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng có xu hướng tăng. Nhưng doanh thu tiêu thụ của địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn 2011 – 2012 và 6th/2012 – 6th/2013 lại đang giảm xuống. Cụ thể, doanh thu tiêu thụ địa bàn An Giang năm 2012 so với năm 2011 giảm 296.667 nghìn đồng, tỷ lệ giảm là 10,30% và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 giảm 323.718 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 21,00%. Nguyên nhân là do ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh tại địa bàn nhưng do công ty có trụ sở chính khá xa nên không thể kịp thời khắc phục. Ngoài ra, do mâu thuẫn với 44 các đại lý về việc trích hoa hồng đã làm cho họ không thúc đẩy việc bán hàng của công ty dẫn đến doanh thu của công ty trong giai đoạn này giảm. Để khắc phục công ty có thể có một bộ phận chuyên biệt để mở rộng mạng lưới ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà công ty chưa có chi nhánh ở đó. Hoàn thiện hệ thống kênh bán hàng thông qua các đại lý bán lẻ, cần xem lại chính sách hoa hồng cho các đại lý, công ty có thể áp dụng hình thức trích hoa hồng cùng với tích lũy điểm thưởng khi đại lý tiêu thụ được nhiều hàng hóa cho công ty. Tóm lại, trong thời gian tới công ty nên có những biện pháp khắc phục tình hình tiêu thụ tăng giảm không ổn định để đảm bảo cho công tác tiêu thụ hàng hóa ngày càng tốt hơn. 5.1.5.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phẩm của công ty Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Doanh thu tăng là một tín hiệu tốt có thể do số lượng hoặc giá bán tăng nhưng nếu doanh thu tăng do giá bán tăng nhưng khối lượng hàng hóa giảm thì cần xem xét lại vì yếu tố về giá thường không ổn định và hay thay đổi, nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường và ảnh hưởng lớn đến số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Để hiểu rõ sự tác động của từng nhân tố đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích. Ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố số lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ của từng sản phẩm như sau: Gọi: TR là doanh thu tiêu thụ TR0 là doanh thu tiêu thụ kỳ trước TR1 là doanh thu tiêu thụ kỳ sau Q là số lượng tiêu thụ Q0 là số lượng tiêu thụ kỳ trước Q1 là số lượng tiêu thụ kỳ sau P là đơn giá bình quân P0 là đơn giá bình quân kỳ trước P1 là đơn giá bình quân kỳ sau Ta có: Doanh thu tiêu thụ = Số lượng tiêu thụ x Đơn giá Hay: TR = Q x P 45 Đối tượng nghiên cứu ở đây là sự thay đổi doanh thu tiêu thụ hàng hóa qua từng năm: ΔTR = TR1 - TR0 5.1.5.1.Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phẩm của công ty giai đoạn 2010 – 2011 46 Bảng 5.7 Phân tích ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phâm của công ty giai đoạn 2010 -2011 Chỉ tiêu Máy tính xách tay Máy tính đề bàn Linh kiện Phụ kiện Khác Tổng Q0 (cái) 3.562 1.715 1.285 1.787 730 9.079 Q1 (cái) 8.542 3.172 1.815 2.362 1.476 17.367 P0 (1.000đ/cái) P1 (1.000đ/cái) Q1P0 (1.000đ) 13.803 9.003 1.011 391 975 25.183 15.800 10.002 1.670 564 1.157 29.193 117.905.226 28.557.516 1.834.965 923.542 1.439.100 150.660.349 TR0 = Q0P0 (1.000đ) TR1 = Q1P1 (1.000đ) 49.166.286 15.440.145 1.299.135 698.717 711.750 67.316.033 134.963.600 31.726.344 3.031.050 1.332.168 1.707.732 172.760.894 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2011 47 ΔQ= Q1P0 Q0P0 (1.000đ) 68.738.940 13.117.371 535.830 224.825 727.350 83.344.315 ΔP= Q1P1 Q1P0 (1.000đ) 17.058.374 3.168.828 1.196.085 408.626 268.632 22.100.542 a.Máy tính xách tay Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 8.542 x 15.800 = 134.963.600 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 3.562 x 13.803 = 49.166.286 (nghìn đồng) ΔTR = 134.963.600 – 49.166.286 = 85.797.314 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của máy tính xách tay năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 85.797.314 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 117.905.226 – 49.166.286 = 68.738.940 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 4.980 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 68.738.940 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 134.963.600 – 117.905.226 = 17.058.374 (nghìn đồng) Với giá bán của máy tính xách tay năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 1.997 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 17.058.374 nghìn đồng so với năm 2010.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 68.738.940 + 17.058.374 = 85.797.314 (nghìn đồng) Từ đó, ta có thể thấy doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng chủ yếu là do sự đóng góp của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm 68.738.940 nghìn đồng trong tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm của sản phẩm. Còn về nhân tố giá bán thì đóng vai trò thấp hơn. Sự gia tăng về giá bán của sản phẩm này chưa nhiều, do đó mức đóng góp của nó cho doanh thu tiêu thụ của sản phẩm này chỉ có 17.058.374 nghìn đồng. b.Máy tính để bàn Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 48 TR1 = Q1P1 = 3.172 x 10.002 = 31.726.344 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 1.715 x 9.003 = 15.440.145 (nghìn đồng) ΔTR = 31.726.344 – 15.440.145 = 16.286.199 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của máy tính để bàn năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 16.286.199 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 28.557.516 – 15.440.145 = 13.117.371 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 1.457 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 13.117.371 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 31.726.344 – 28.557.516 = 3.168.828 (nghìn đồng) Với giá bán của máy tính để bàn năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 999 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 3.168.828 nghìn đồng so với năm 2010.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 13.117.371 + 3.168.828 = 16.286.199 (nghìn đồng) Ta thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến mức doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này ở năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 chủ yếu cũng là do sự đóng góp của nhân tố số lượng sản phẩn tiêu thụ, nó làm cho doanh thu tăng thêm 13.117.371 nghìn đồng trong tổng doanh thu tăng lên là 16.286.199 nghìn đồng, còn nhân tố giá bán chỉ góp vào tổng doanh thu tăng lên của sản phẩm là 3.168.828 nghìn đồng. Cũng tương tự như mặt hàng máy tính xách tay, mức độ ảnh hưởng chủ yếu tác động đến việc tăng doanh thu vẫn là nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, còn nhân tố giá bán thì đóng vai trò thấp hơn. Do đó, có thể nói rằng công ty luôn đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. c.Linh kiện Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 1.815 x 1.670 = 3.031.050 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 1.285 x 1.011 = 1.299.135 (nghìn đồng) 49 ΔTR = 3.031.050 – 1.299.135 = 1.731.915 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của linh kiện năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 1.731.915 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 1.834.965 – 1.299.135 = 535.830 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 530 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 535.830 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 3.031.050 – 1.834.965 = 1.196.085 (nghìn đồng) Với giá bán của linh kiện năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 659 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 1.196.085 nghìn đồng so với năm 2010.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 535.830 + 1.196.085 = 1.731.915 (nghìn đồng) Trong tổng doanh thu tiêu thụ tăng thêm của mặt hàng linh kiện tăng thêm 1.731.915 đồng thì cũng nhờ vào sự đóng góp chủ yếu của nhân tố giá bán, nó làm cho doanh thu tăng thêm 1.196.085 nghìn đồng trong tổng doanh thu tăng thêm. Còn nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ ở mức 535.830 nghìn đồng trong tổng mức doanh thu tăng thêm của sản phẩm này. d.Phụ kiện Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 2.362 x 564 = 1.332.168 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 1.787 x 391= 698.717 (nghìn đồng) ΔTR = 1.332.168 – 698.717 = 633.451 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng phụ kiện năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 633.451 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 923.542 – 698.717 = 224.825 (nghìn đồng) 50 Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 575 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 224.825 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 1.332.168 – 923.542 = 408.626 (nghìn đồng) Với giá bán của phụ kiện năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 173 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 408.626 nghìn đồng so với năm 2010.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 224.825 + 408.626 = 633.451 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của phụ kiện năm 2011 tăng thêm 633.451 nghìn đồng chủ yếu cũng là do sự đóng góp của nhân tố giá bán, nó làm cho doanh thu tăng thêm 408.626 nghìn đồng trong tổng doanh thu tăng thêm, còn nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ góp vào tổng doanh thu tăng lên của sản phẩm là 224.825 nghìn đồng. Cũng tương tự như mặt hàng linh kiện, mức độ ảnh hưởng chủ yếu tác động đến việc tăng doanh thu vẫn là nhân tố giá bán, còn nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ thì đóng vai trò thấp hơn. Chính vì thế, công ty cần phải chủ động trong việc nâng cao chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ nhiều hơn nữa để nhằm đẩy mạnh việc tăng doanh thu của sản phẩm. e. Loại khác Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 1.476 x 1.157 = 1.707.732 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 730 x 975 = 711.750 (nghìn đồng) ΔTR = 1.707.732 – 711.750 = 995.982 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng các loại khác năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 995.982 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 1.439.100 – 711.750 = 727.350 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 746 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 727.350 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: 51 ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 1.707.732 – 1.439.100 = 268.632 (nghìn đồng) Với giá bán của phụ kiện năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 182 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 268.632 nghìn đồng so với năm 2010.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 727.350 + 268.632 = 995.982 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng các loại khác tăng 995.982 nghìn đồng là do nhân tố số lượng tiêu thụ tăng 746 cái đã làm cho doanh thu tăng thêm được 727.350 nghìn đồng. Còn nhân tố giá bán chỉ làm doanh thu tăng thêm 268.632 nghìn đồng. Tổng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng doanh thu tiêu thụ: Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 172.760.894 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 67.316.033 (nghìn đồng) ΔTR = 172.760.894 – 67.316.033 = 105.444.861 (nghìn đồng) Tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty cổ phần TPT năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 105.444.861 nghìn đồng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010 – 2011:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 150.660.349 – 67.316.033 = 83.344.316 (nghìn đồng) Vậy, với tổng số lượng tiêu thụ của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 8.288 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 83.344.316 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 172.760.894 – 150.660.349 = 22.100.545 (nghìn đồng) Với tổng mức giá bán của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 4.010 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 22.100.545 nghìn đồng so với năm 2010. 52  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 83.344.316 + 22.100.545 = 105.444.861 (nghìn đồng) Nhìn chung, tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty trong năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 105.444.861 nghìn đồng. Trong đó, nhân tố giữ vai trò quan trọng chính là nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, vì nhân tố này có mức đóng góp vào doanh thu tăng thêm của công ty đến 83.344.315 nghìn đồng trong tổng doanh thu của công ty. Từ đó, có thể thấy công tác tiêu thụ hàng hóa luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Khác với những năm trước, thị trường sản phẩm công nghệ thông tin luôn trong tình trạng ế ẩm do tình hình lạm phát, giá cả của các mặt hàng thiết yếu tăng cao, người tiêu dùng luôn tiết kiệm chi tiêu nên các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này luôn phải hạ thấp giá bán để có thể tiêu thụ được hàng hóa. Thì trong năm 2011, tình hình kinh tế ổn định, thị trường công nghệ thông tin đã có dấu hiệu tốt trở lại, dẫn đến giá cả của hầu hết sản phẩm đều tăng giá. Chính vì vậy, mà nhân tố giá bán của công ty tăng 4.010 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tăng thêm 22.100.545 nghìn đồng trong tổng doanh thu tăng thêm. Từ đó, ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn này phát triển tốt. 5.1.5.2.Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phẩm của công ty giai đoạn 2011 - 2012 53 Bảng 5.8 Phân tích ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phâm của công ty giai đoạn 2011 – 2012 Chỉ tiêu Q0 Q1 (cái) (cái) P1 P0 (1.000đ/cái) (1.000đ/cái) Q1P0 (1.000đ) TR0 = Q0P0 TR1 = Q1P1 (1.000đ) (1.000đ) ΔQ= Q1P0 Q0P0 (1.000đ) ΔP= Q1P1 Q1P0 (1.000đ) Máy tính xách tay 8.542 8.769 15.800 14.850 138.550.200 134.963.600 130.219.650 3.586.600 (8.330.550) Máy tính đề bàn 3.172 4.110 10.002 11.750 41.108.220 31.726.344 48.292.500 9.381.876 7.184.280 Linh kiện 1.815 1.275 1.670 2.001 2.129.250 3.031.050 2.551.275 (901.800) 422.025 Phụ kiện 2.362 1.965 564 1.092 1.108.260 1.332.168 2.145.780 (223.908) 1.037.520 Khác 1.476 1.727 1.157 1.015 1.998.139 1.707.732 1.752.905 290.407 (245.234) Tổng 17.367 17.846 29.193 30.708 184.894.069 172.760.894 184.962.110 12.133.175 68.041 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2011 – 2012 54 a.Máy tính xách tay Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 8.769 x 14.850 = 130.219.650 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 8.542 x 15.800 = 134.963.600 (nghìn đồng) ΔTR = 130.219.650 – 134.963.600 = - 4.743.950 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của máy tính xách tay năm 2012 giảm so với năm 2011 là 4.743.950 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 138.550.200 – 134.963.600 = 3.586.600 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 227 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 3.586.600 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 130.219.650 – 138.550.200 = - 8.330.550 (nghìn đồng) Với giá bán của máy tính xách tay năm 2012 giảm so với năm 2011 là 950 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm đi 8.330.550 nghìn đồng so với năm 2011.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 3.586.600 + (- 8.330.550) = - 4.743.950 (nghìn đồng) Đối với mặt hàng này trong năm 2012, thì mức doanh thu tiêu thụ chẳng những không tăng lên mà còn bị giảm xuống. Đây là một điều không tốt trong việc kinh doanh của công ty. Và nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm của nhân tố giá bán giảm 950 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ trong kỳ giảm 8.330.550 nghìn đồng. Mà nguyên nhân làm cho giá bán giảm đi là do công ty thực hiện chương trình khuyến mãi “Đại tiệc laptop”, để cạnh tranh và dành được sự ưu ái của khách hàng nên công ty đã giảm giá đối với sản phẩm này. Nhưng mặt khác, cũng nhờ sự đóng góp của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm cho doanh thu của sản phẩm tăng thêm 3.586.600.000 nghìn đồng. Và tổng hợp của hai nhân tố này thì tổng doanh thu của máy tính xách tay năm 2011 giảm 4.743.950 nghìn đồng so với năm 2011. Cho nên đối với 55 sản phẩm này công ty cần phải tích cực nâng cao quá trình tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu và để bù đi phần doanh thu bị giảm bởi nhân tố giá bán giảm xuống. b.Máy tính để bàn Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 4.110 x 11.750 = 48.292.500 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 3.172 x 10.002 = 31.726.344 (nghìn đồng) ΔTR = 48.292.500 – 31.726.344 = 16.566.156 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của máy tính để bàn năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 16.566.156 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 41.108.220 – 31.726.344 = 9.381.876 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 938 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 9.381.876 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 48.292.500 – 41.108.220 = 7.184.280 (nghìn đồng) Với giá bán của máy tính để bàn năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 1.748 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 7.184.280 nghìn đồng so với năm 2011.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 9.381.876 + 7.184.280 = 16.566.156 (nghìn đồng) Từ việc phân tích mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố nêu trên thì ta thấy, tổng doanh thu của máy tính để bàn tăng lên chủ yếu là do số lượng hàng bán ra trong kỳ tăng, từ đó kéo theo mức doanh thu tăng 9.381.876 nghìn đồng. Về nhân tố giá bán cũng tăng đáng kể đã giúp cho doanh thu tăng thêm 7.184.280 nghìn đồng. c.Linh kiện Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 1.275 x 2.001 = 2.551.275 (nghìn đồng) 56 TR0 = Q0P0 = 1.815 x 1.670 = 3.031.050 (nghìn đồng) ΔTR = 2.551.275 – 3.031.050 = - 479.775 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của linh kiện năm 2012 giảm so với năm 2011 là 479.775 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 2.129.250 – 3.031.050 = - 901.800 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2012 giảm so với năm 2011 là 540 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm đi 901.800 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 2.551.275 – 2.129.250 = 422.025 (nghìn đồng) Với giá bán của linh kiện năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 331 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 422.025 nghìn đồng so với năm 2011.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = -901.800 + 422.025 = - 479.775 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của linh kiện năm 2012 giảm đi chủ yếu là do số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm 540 cái làm cho doanh thu giảm 901.800 nghìn đồng. Mà nguyên nhân số lượng giảm là do các nhà phân phối không có đủ nguồn hàng để cung cấp cho công ty, do đó công ty phải nhập khẩu một số hàng dẫn đến giá bán của sản phẩm này tăng do có thêm thuế và chi phí nhập khẩu, và do giá bán tăng dẫn đến công ty khó cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh khác từ đó số lượng giảm. Nhưng mặt khác, cũng nhờ giá bán tăng lên 331 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tăng thêm được 422.025 nghìn đồng nên phần nào giúp cho doanh thu của sản phẩm này bớt giảm đi, tổng cộng hai nhân tố trên thì doanh thu của công ty đối với sản phẩm này giảm đi 479.775 nghìn đồng. d.Phụ kiện Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 1.965 x 1.092 = 2.145.780 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 2.362 x 564 = 1.332.168 (nghìn đồng) ΔTR = 2.145.780 – 1.332.168 = 813.612 (nghìn đồng) 57 Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng phụ kiện năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 813.612 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 1.108.260 – 1.332.168 = -223.908 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2012 giảm so với năm 2011 là 397 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm đi 223.908 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 2.145.780 – 1.108.260 = 1.037.520 (nghìn đồng) Với giá bán của phụ kiện năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 528 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 1.037.520 nghìn đồng so với năm 2011.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = -223.908 + 1.037.520 = 813.612 (nghìn đồng) Trong tổng doanh thu tiêu thụ của phụ kiện năm 2012 tăng 813.612 nghìn đồng, nhờ vào sự đóng góp của giá bán tăng 528 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tăng thêm 1.037.520 nghìn đồng. Mặc dù số lượng tiêu thụ đã làm cho doanh thu giảm 223.908 nghìn đồng nhưng không đáng kể. Dù vậy, công ty cũng nên có những chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa nhằm đẩy mạnh việc tăng doanh thu của công ty. e. Loại khác Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 1.727 x 1.015 = 1.752.905 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 1.476 x 1.157 = 1.707.732 (nghìn đồng) ΔTR = 1.752.905 – 1.707.732 = 45.173 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng các loại khác năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 45.173 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 1.998.139 – 1.707.732 = 290.407 (nghìn đồng) 58 Vậy, với số lượng tiêu thụ của năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 251 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 290.407 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 1.752.905 – 1.998.139 = -245.234 (nghìn đồng) Với giá bán của phụ kiện năm 2012 giảm so với năm 2011 là 142 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm đi 245.234 nghìn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giá bán giảm là do giá vốn mua vào của nhà phân phối đối với các mặt hàng này giảm.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 290.407 + (-245.234) = 45.173 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng các loại khác tăng 45.173 nghìn đồng là do giá bán của mặt hàng các loại khác giảm đã làm tăng số lượng tiêu thụ 251 cái làm cho doanh thu tăng thêm được 290.407 nghìn đồng. Tuy nhiên do nhân tố giá bán giảm đi 142 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu cũng giảm đi 245.234 nghìn đồng. Tổng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng doanh thu tiêu thụ: Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 184.962.110 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 172.760.894 (nghìn đồng) ΔTR = 184.962.110 – 172.760.894 = 12.201.216 (nghìn đồng) Tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty cổ phần TPT năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 12.201.216 nghìn đồng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu tiêu thụ của công ty giai đoạn 2011 – 2012:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 184.894.069 – 172.760.894 = 12.133.175 (nghìn đồng) Vậy, với tổng số lượng tiêu thụ của năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 479 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 12.133.175 nghìn đồng. 59  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 184.962.110 – 184.894.069 = 68.041 (nghìn đồng) Với tổng mức giá bán của năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 1.515 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 68.041 nghìn đồng so với năm 2011.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 12.133.175 + 68.041 = 12.201.216 (nghìn đồng) Nhìn chung, tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty trong năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 12.201.216 nghìn đồng. Trong đó, nhân tố giữ vai trò quan trọng chính là nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, vì nhân tố này có mức đóng góp vào doanh thu tăng thêm của công ty đến 12.133.175 nghìn đồng trong tổng doanh thu của công ty. Mặc dù, số lượng của một số sản phẩm của công ty trong năm có giảm đi nhưng doanh thu giảm không đáng kể. Thay vào đó, nhân tố giá bán là nhân tố làm cho doanh thu của công ty giảm đi nhiều nhất. Cụ thể là sản phẩm máy tính xách tay, do công ty có chương trình ưu đãi giảm giá đã làm cho doanh thu của sản phẩm này giảm đi khá nhiều làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu chung của công ty. Ngoài ra, mặt hàng các loại khác cũng giảm giá do giá mua đầu vào giảm cũng làm giảm đi doanh thu nhưng do các sản phẩm còn lại tăng giá nên phần nào nhân tố giá bán cũng đóng góp làm tăng doanh thu của công ty thêm 68.041 nghìn đồng. 5.1.5.3.Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phẩm của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 60 Bảng 5.9 Phân tích ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phâm của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Q0 Q1 (cái) (cái) P1 P0 (1.000đ/cái) (1.000đ/cái) Q1P0 (1.000đ) TR0 = Q0P0 TR1 = Q1P1 (1.000đ) (1.000đ) ΔQ= Q1P0 – Q0P0 (1.000đ) ΔP= Q1P1 – Q1P0 (1.000đ) Máy tính xách tay 3.853 4.003 14.790 15.015 59.204.370 56.985.870 60.105.045 2.218.500 900.675 Máy tính đề bàn 2.740 2.880 11.830 11.450 34.070.400 32.414.200 32.976.000 1.656.200 (1.094.400) Linh kiện 850 998 1.815 1.782 1.811.370 1.542.750 1.778.436 268.620 (32.934) Phụ kiện 755 875 1.017 913 889.875 767.835 798.875 122.040 (91.000) Khác 860 804 896 995 720.384 770.560 799.980 (50.176) 79.596 Tổng 9.058 9.560 30.348 30.155 96.696.399 92.481.215 96.458.336 4.215.184 (238.063) Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 6th/2012 – 6th/2013 61 a.Máy tính xách tay Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 4.003 x 15.015 = 60.105.045 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 3.853 x 14.790 = 56.985.870 (nghìn đồng) ΔTR = 60.105.045 – 56.985.870 = 3.119.175 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của máy tính xách tay 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 3.119.175 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 59.204.370 – 56.985.870 = 2.218.500 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 150 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 2.218.500 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 60.105.045 – 59.204.370 = 900.675 (nghìn đồng) Với giá bán của máy tính xách tay 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 225 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm 900.675 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 2.218.500 + 900.675 = 3.119.175 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng lên chủ yếu là do nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng đã giúp cho doanh thu tăng thêm 2.218.500 nghìn đồng. Nhân tố giá bán cũng góp phần làm tăng doanh thu thêm 900.675 nghìn đồng. Tổng cộng hai nhân tố đã làm doanh thu tăng 3.119.175 nghìn đồng. b.Máy tính để bàn Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 2.880 x 11.450 = 32.976.000 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 2.740 x 11.830 = 32.414.200 (nghìn đồng) 62 ΔTR = 32.976.000 – 32.414.200 = 561.800 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của máy tính để bàn 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 561.800 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 34.070.400 – 32.414.200 = 1.656.200 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 140 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 1.656.200 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 32.976.000 – 34.070.400 = -1.094.400 (nghìn đồng) Với giá bán của máy tính để bàn 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 380 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm đi 1.094.400 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 1.656.200 + (-1.094.400) = 561.800 (nghìn đồng) Từ việc phân tích mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố nêu trên thì ta thấy, tổng doanh thu của máy tính để bàn tăng lên chủ yếu là do số lượng hàng bán ra trong kỳ tăng, từ đó kéo theo mức doanh thu tăng 1.656.200 nghìn đồng. Về nhân tố giá bán giảm đi 380 nghìn đồng/cái đã làm doanh thu giảm đi 1.094.400 nghìn đồng nhưng do có số lượng bán ra tăng mạnh đã giúp cho doanh thu của sản phẩm này tăng được 561.800 nghìn đồng. c.Linh kiện Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 998 x 1.782 = 1.778.436 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 850 x 1.815 = 1.542.750 (nghìn đồng) ΔTR = 1.778.436 – 1.542.750 = 235.686 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của linh kiện 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 235.686 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: 63 ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 1.811.370 – 1.542.750 = 268.620 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 148 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm 268.620 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 1.778.436 – 1.811.370 = -32.934 (nghìn đồng) Với giá bán của linh kiện 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 33 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 32.934 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 268.620 + (-32.934) = 235.686 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của linh kiện 6 tháng đầu năm 2013 tăng chủ yếu là do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 148 cái làm cho doanh thu tăng 268.620 nghìn đồng. Tuy nhiên, giá bán giảm 33 nghìn đồng/cái đã làm doanh thu giảm đi 32.934 nghìn đồng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu chung của mặt hàng nên doanh thu chung của mặt hàng này tăng thêm được 235.686 nghìn đồng. Giá bán của mặt hàng này giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là do công ty mua hàng trực tiếp từ nhà phân phối nên phần chi phí phải chịu trên sản phẩm cũng giảm so với trước đây là công ty phải nhập khẩu nên chịu phần chi phí đầu vào khá cao. d.Phụ kiện Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 875 x 913 = 798.875 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 755 x 1.017 = 767.835 (nghìn đồng) ΔTR = 798.875 – 767.835 = 31.040 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng phụ kiện 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 31.040 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 889.875 – 767.835 = 122.040 (nghìn đồng) 64 Vậy, với số lượng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 120 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 122.040 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 798.875 – 889.875 = -91.000 (nghìn đồng) Với giá bán của phụ kiện 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 104 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 91.000 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 122.040 + (-91.000) = 31.040 (nghìn đồng) Trong tổng doanh thu tiêu thụ của phụ kiện 6 tháng đầu năm 2013 tăng 31.040 nghìn đồng, nhờ vào sự đóng góp của số lượng tiêu thụ tăng 120 cái đã làm cho doanh thu tăng thêm 122.040 nghìn đồng. Giá bán giảm đã làm cho doanh thu giảm đi 91.000 nghìn đồng. Do đó, công ty cũng nên có những chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa nhằm đẩy mạnh việc tăng doanh thu của công ty. e. Loại khác Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 804 x 995 = 799.980 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 860 x 896 = 770.560 (nghìn đồng) ΔTR = 799.980 – 770.560 = 29.420 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng các loại khác 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 29.420 nghìn đồng. Sau đây ta sẽ xem xét đến mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 720.384 – 770.560 = -50.176 (nghìn đồng) Vậy, với số lượng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 56 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 50.176 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 799.980 – 720.384 = 79.596 (nghìn đồng) 65 Với giá bán của phụ kiện 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 99 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 79.596 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = -50.176 + 79.596 = 29.420 (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ của mặt hàng các loại khác tăng chủ yếu là do nhân tố giá bán tăng 79.596 nghìn đồng. Tuy nhiên, do số lượng giảm đi 56 cái làm cho doanh thu giảm đi 50.176 nghìn đồng. Tổng cộng hai nhân tố, doanh thu chỉ tăng thêm 29.420 nghìn đồng. Tổng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng doanh thu tiêu thụ: Xác định đối tượng phân tích: Ta có: ΔTR = TR1 – TR0 TR1 = Q1P1 = 96.458.336 (nghìn đồng) TR0 = Q0P0 = 92.481.215 (nghìn đồng) ΔTR = 96.458.336 – 92.481.215 = 3.977.121 (nghìn đồng) Tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty cổ phần TPT 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 3.977.121 nghìn đồng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu tiêu thụ của công ty giai đoạn 6th/2012 – 6th/2013:  Nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: ΔQ = Q1P0 - Q0P0 = 96.696.399 – 92.481.215 = 4.215.184 (nghìn đồng) Vậy, với tổng số lượng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 502 cái đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm được 4.215.184 nghìn đồng.  Nhân tố giá bán: ΔP = Q1P1 – Q1P0 = 96.458.336 – 96.696.399 = -238.063 (nghìn đồng) Với tổng mức giá bán của 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 193 nghìn đồng/cái đã làm cho doanh thu tiêu giảm đi 238.063 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔTR = ΔQ + ΔP = 4.215.184 + (-238.063) = 3.977.121 (nghìn đồng) 66 Nhìn chung, tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 3.977.121 nghìn đồng. Trong đó, nhân tố giữ vai trò quan trọng chính là nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, vì nhân tố này có mức đóng góp vào doanh thu tăng thêm của công ty đến 4.215.184 nghìn đồng trong tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, do trong năm hầu hết các sản phẩm mang doanh thu cao cho công ty đều giảm giá do giá trên thị trường giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 dẫn đến giá bán ra cũng giảm đi và giảm đi một khoản 238.063 nghìn đồng. Tổng cộng hai nhân tố trên thì doanh thu chung của công ty giai đoạn này chỉ tăng thêm 3.977.121 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. 5.2.PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 5.2.1.Phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như: nguyên liệu, lao động, tài sản cố định … Vì vậy, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty và cụ thể hơn là đi sâu vào phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận. 5.2.1.1.Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Qua bảng 5.10 trang 68, ta có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng giảm không ổn định qua từng năm. Lợi nhuận đạt cao nhất ở năm 2011 và thấp nhất là năm 2010. Cụ thể: 67 Bảng 5.10 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chênh lệch Năm Chênh lệch 2012/2011 2011/2010 Chỉ tiêu Chênh lệch 6th/2013 so với 6th/2012 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị DT thuần 67.337.128 173.463.725 184.728.831 92.364.415 96.782.056 106.126.597 157,60 11.265.106 6,49 4.417.641 4,78 GVHB 62.481.474 165.198.807 176.982.860 88.491.430 91.984.868 102.717.333 164,40 11.784.053 7,13 3.493.438 3,95 1.354.948 3.494.716 3.819.648 1.849.824 1.945.319 2.139.768 157,92 324.932 9,30 95.495 5,16 783.832 848.773 668.892 334.446 404.955 64.941 8,29 (179.881) (21,19) 70.509 21,08 2.716.874 3.921.429 3.257.431 1.688.715 2.446.914 1.204.555 44,34 (663.998) (16,93) 758.199 44,90 CP bán hàng CP QLDN LN từ HĐKD Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 68 Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 đạt 2.716.874 nghìn đồng. Năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 3.921.429 nghìn đồng, tăng 1.204.555 nghìn đồng so với năm 2010 với tỷ lệ là 44,34%. Tốc độ tăng nhanh lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 là do doanh thu thuần tăng 106.126.597 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ là 157,60%, doanh thu thuần tăng là do tình hình kinh tế ổn định, thị trường sản phẩm công nghệ thông tin có dấu hiệu tốt trở lại, làm gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, dẫn đến doanh thu từ hoạt động tiêu thụ tăng rất cao đã góp phần làm tăng doanh thu thuần của công ty. Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu thuần thì giá vốn cũng tăng theo, giá vốn tăng tỷ lệ thuận với số lượng hàng hóa được bán ra trong kỳ là 102.717.333 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 164,40% đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi một khoản tương ứng. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng tăng 2.139.768 nghìn đồng với tỷ lệ là 157,92%, chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do giá của các loại xăng, dầu, nhớt tăng giá mà công ty thường xuyên phải vận chuyển hàng nên chi phí mà công ty phải chi cho phần này khá cao, cùng với khoản chi phí quảng cáo và chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại), chi phí hoa hồng cho đại lý tăng đã làm tăng chi phí bán hàng. Và khoản chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 64.941 nghìn đồng với tỷ lệ tăng rất ít là 8,29%, chi phí này tăng chủ yếu là do công ty có sự thay đổi về cán bộ công nhân viên nên tiền lương và bảo hiểm tăng, ngoài ra chi phí điện thoại,fax, đồ dùng văn phòng tăng, chi phí thuê mặt bằng tăng cũng làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Sự tăng lên của các loại chi phí đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm đi nhưng so với năm 2010 thì công ty vẫn đạt được một khoản lợi nhuận cao hơn. Năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh so với năm 2011 giảm 663.998 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 16,93%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm so với năm 2011 là do năm 2012 doanh thu thuần tăng thấp hơn giá vốn hàng bán. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2012 tăng 11.265.106 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,49%, còn giá vốn hàng bán tăng 11.784.053 nghìn đồng với tỷ lệ là 7,13%. Doanh thu thuần tăng thấp là do công ty không tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng làm cho doanh thu cung cấp dịch vụ bị giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, do giá bán của công ty không ổn định đã làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng dẫn đến doanh thu thuần của công ty tăng thấp hơn so với giá vốn. Ngoài ra, chi phí bán hàng vẫn tiếp tục tăng một khoản 324.932 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 9,30% do chi phí vận chuyển và chi phí quảng cáo cùng với chi phí hoa hồng tăng đã làm lợi nhuận giảm đi một khoản tương ứng. Tuy nhiên, chi phí quản 69 lý doanh nghiệp giảm 179.881 nghìn tương ứng tỷ lệ giảm là 21,19% là do công ty cắt giảm được một phần chi phí điện thoại, fax do công ty có quy định về khoản định mức, khen thưởng cho các bộ phận sử dụng tiết kiệm, cùng với khoản lương của nhân viên giảm xuống do công ty trừ lương của những nhân viên đi làm trễ, về sớm đã phần nào giúp cho lợi nhuận của công ty bớt giảm đi. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 758.199 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 44,90%. Lợi nhuận tăng chủ yếu là do đội ngũ nhân viên bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng được nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như khả năng giao tiếp với khách hàng, cải thiện chất lượng phục vụ, gầy dựng được niềm tin với người mua hay tăng giá trị hậu mãi về thời lượng bảo hành sản phẩm, tặng phiếu mua hàng….đã giúp cho doanh thu thuần tăng thêm 4.417.641 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 4,78%. Chi phí giá vốn tăng 3.493.438 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 3,95% do số lượng hàng hóa bán ra tăng nên giá vốn cũng tăng theo đã làm cho lợi nhuận giảm đi một khoản tương ứng. Chi phí vận chuyển và chi phí quảng cáo vẫn tiếp tục tăng nên làm cho chi phí bán hàng tăng thêm 95.495 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ là 5,16%. Chi phí lương nhân viên, đồ dùng văn phòng cùng với chi phí tiếp khách tăng đã làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 70.509 nghìn đồng tỷ lệ tăng khá cao là 21,08%. Tất cả những chi phí tăng lên đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi nhưng so với 6 tháng đầu năm 2012 thì lợi nhuận vẫn tăng. Như vậy, giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có sự tăng giảm qua các năm. Trong tương lai công ty cần phải chủ động trong việc nâng cao chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn nữa để nhằm đẩy mạnh việc tăng lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, công ty nên có biện pháp làm ổn định giá bán nhằm làm gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vì đây là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ lợi nhuận chung của công ty. 5.2.1.2.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được tóm gọn qua bảng số liệu sau: 70 Bảng 5.11 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm Chỉ tiêu 6th/2012 6th/2013 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) 2010 2011 2012 Doanh thu HĐTC 222.304 573.759 615.689 303.344 320.381 351.455 158,10 Chi phí tài chính 478.070 510.849 133.591 66.795 45.336 32.779 6,86 (255.766) 62.910 482.098 236.549 275.045 LN từ HĐTC 318.676 (124,60) Giá trị 41.930 7,31 (377.258) (73,85) 419.188 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 71 Tỷ lệ (%) 666,33 Chênh lệch 6 /2013 so với 6th/2012 th Giá trị 17.037 Tỷ lệ (%) 5,62 (21.459) (32,13) 38.496 16,27 Qua bảng số liệu (bảng 5.11 trang 71) cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tài chính có sự tăng giảm qua từng năm. Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị lỗ 255.766 nghìn đồng do công ty có hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn bị thua lỗ, cùng với chi phí lãi vay cao. Năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động tài chính có vẻ khả quan hơn. Cụ thể, lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 318.676 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 124,60%. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng chủ yếu là do doanh thu hoạt động tài chính tăng cao với tỷ lệ tăng là 158,10% tương ứng giá trị 351.455 nghìn đồng. Vì trong năm 2011, công ty có hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, một số chứng khoán tăng giá như DRC, HRC, TNC, VNM, DHG,… dẫn đến hoạt động đầu tư của công ty có lời, cùng với chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái khi bán ngoại tệ và lãi từ tiền gởi ngân hàng tăng đã góp phần làm tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty. Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu hoạt động tài chính thì chi phí tài chính năm 2011 cũng tăng hơn so với năm 2010 một khoản là 32.779 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 6,86%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do năm 2009 công ty trở thành công ty cổ phần nên từ đó công ty bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh, và để hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả công ty bắt đầu vay vốn của ngân hàng nên khoản chi phí lãi vay cũng phát sinh và không ngừng tăng đều qua các năm. Năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động tài chính lên đến 482.098 nghìn đồng, tăng so với năm 2011 là 419.188 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 666,33%. Nguyên nhân lợi nhuận từ hoạt tài chính tăng cao như vậy là do chi phí tài chính giảm 377.258 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 73,85%. Chi phí tài chính giảm là do năm 2012 lạm phát cao, công ty khó tiếp cận nguồn vốn vay nên khoản chi phí lãi vay cũng giảm đáng kể. Khoản chi phí tài chính phát sinh trong năm này chủ yếu là do chi phí nhờ ngân hàng bảo lãnh thanh toán, chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái khi bán ngoại tệ và chi phí chuyển khoản. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 41.930 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,31%. Doanh thu hoạt động tài chính tăng là do giá của chứng khoán tiếp tục tăng làm cho khoản đầu tư mua bán chứng khoán của công ty tiếp tục có lời. Ngoài ra, công ty còn thu được khoản doanh thu từ việc cho thuê mặt bằng và cho thuê xe tải chở hàng cùng với lãi tiền gởi ngân hàng đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng cao hơn so với năm 2011. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 38.496 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16,27% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do doanh thu hoạt động tài chính tăng cao hơn chi phí tài chính. Cụ thể, doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 72 tháng đầu năm 2012 tăng 17.037 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 5,62%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do các hoạt động tài chính như mua bán chứng khoán, cho thuê hoạt động tài chính (mặt bằng, xe tải), lãi tiền gởi ngân hàng của công ty đều tăng. Và chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2013 giảm 21.459 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 32,13% do khoản chi phí lãi vay giảm, chi phí tài chính phát sinh chủ yếu là do chi phí chuyển khoản, chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái và chi phí nhờ ngân hành bảo lãnh thanh toán. Như vậy, giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty ngày càng có dấu hiệu tốt hơn. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận chung. Nếu hoạt động tài chính tốt thì làm tăng thêm lợi nhuận công ty, nếu hoạt động tài chính bị lỗ sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty xuống. 5.2.1.3.Lợi nhuận từ các hoạt động khác Qua bảng số liệu (bảng 5.12 trang 74) ta thấy rõ lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác của công ty đều góp phần làm tăng lợi nhuận chung của công ty và ngày càng có xu hướng tăng lên. 73 Bảng 5.12 Phân tích lợi nhuận khác của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm Chỉ tiêu Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác 6th/2012 6th/2013 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chênh lệch 6 /2013 so với 6th/2012 th Giá trị Tỷ lệ (%) 2010 2011 2012 457.802 723.327 954.792 137.353 464.281 265.525 58,00 231.465 32,00 326.928 238,02 - 122.826 311.977 77.242 189.136 122.826 100,00 189.151 154,00 111.894 144,86 457.802 600.501 642.815 60.111 275.145 142.699 31,17 42.314 7,05 215.034 357,73 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 74 Năm 2010 thu nhập khác của công ty là 457.802 nghìn đồng, trong khi đó công ty không có khoản chi phí khác. Trong năm 2010, công ty hoạt động kém hiệu quả, các khoản doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí đều phát sinh rất ít, không có phát sinh các khoản chi phí khác. Thu nhập khác năm 2010 chủ yếu là thu về các khoản vi phạm hợp đồng của khách hàng, được nhà phân phối tặng một số máy tính, máy in để trang bị cho các phòng ban trong công ty. Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2011 so với năm 2010 tăng 142.699 với tỷ lệ tăng là 31,17%. Nguyên nhân tăng là do năm 2011 thu nhập khác của công ty so với năm 2010 tăng 265.525 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 58%. Thu nhập khác có sự tăng như vậy là do năm 2011 công ty đã thanh lý một số thiết bị văn phòng cũ ở các bộ phận văn phòng trong công ty, thu nhập từ việc bán hệ thống thang máy cũ đã lâu không sử dụng, thu nhập từ việc bán phế liệu như linh kiện, phụ kiện hỏng từ việc sửa chữa cho khách hàng. Cùng với thu nhập khác tăng lên thì chi phí khác năm 2011 cũng tăng thêm 122.826 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ là 100% là do các chi phí thanh lý thiết bị cũ, thang máy và chi phí bán phế liệu, công ty chi về các khoản vi phạm hợp đồng khi không cam kết giao hàng đúng hạn như trên hợp đồng… Lợi nhuận khác năm 2012 so với năm 2011 tăng thêm 42.314 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,05%. Nguyên nhân tăng là do thu nhập khác tăng thêm 231.465 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 32% do công thay đổi cách bố trí cửa hàng bên trong nên một số tủ kính, kệ, bàn ghế cũ, và một số vật dụng khác đã được công ty thanh lý để mua mới, do đó khoản tiền thu về thanh lý rất cao. Thêm vào đó, công ty thu vi phạm hợp đồng của khách hàng nên thu nhập khác có sự tăng nhanh như vậy. Trong khi đó chi phí khác cũng tăng lên khá cao với giá trị tăng lên là 189.151 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 154%. Các chi phí khác cũng tăng cao là do khoản chi phí thanh lý, công ty nộp tiền phạt vì làm mất hóa đơn giá trị gia tăng và làm hóa đơn không đúng quy định. Đối với 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận khác tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 215.034 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 357,73%. Nguyên nhân tăng là do thu nhập khác tăng 238,02% với giá trị tương đương khá cao là 326.928 nghìn đồng. Thu nhập khác tăng cao như vậy là do công ty thu khoản tiền bồi thường tai nạn, khoản doanh thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra, thanh lý một số thiết bị văn phòng cũ. Thêm vào đó, công ty cũng thu được khoản tiền vi phạm hợp đồng do giao hàng trễ hạn của nhà phân phối. Cùng với nó thì khoản chi phí khác cũng tăng 111.894 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 144,86%. Nguyên nhân mà chi phí khác tăng cao như vậy là do chi phí sửa chữa xe sau tai nạn, chi phí thanh lý máy móc cũ và một số khoản khác nữa. 75 Có thể nói các hoạt động khác của công ty ở giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tuy không quan trọng nhưng lợi nhuận từ các hoạt động khác cũng góp phần tăng thêm lợi nhuận chung của công ty. 5.2.2.Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận của công ty Qua những phân tích về các yếu tố cấu thành lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy lợi nhuận của công ty được tạo ra từ 3 nguồn lợi nhuận đó là: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lợi nhuận chung của công ty. Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có sự tăng giảm qua từng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty thiếu vốn, số lượng tiêu thụ và giá bán cũng thất thường dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng giảm qua từng năm. Còn về lợi nhuận từ hoạt động tài chính giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đang trên đà phát triển tốt, các giá trị luôn dương, chỉ có năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị lỗ vì khoản chi phí lãi vay mà công ty phải trả rất cao. Tuy vậy thì lợi nhuận khác luôn tăng qua từng năm đã góp phần làm gia tăng lợi nhuận chung của công ty. Chính vì vậy trong tương lai muốn làm tăng lợi nhuận thì công ty nên có những kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong mọi hoạt động, trong đó cần phải đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, ổn định giá bán để đẩy mạnh sự gia tăng lợi nhuận chung của công ty. 5.3.PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN Hoạt động tiêu thụ hàng hóa luôn là hoạt động chính tại công ty và lợi nhuận từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận chung của công ty. Do đó việc phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn có ý nghĩa quan trọng, nó là cái nhìn tổng quát về tình hình lợi nhuận của công ty qua việc công ty sử dụng tài sản, nguồn vốn có hiệu quả như thế nào. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp nhìn nhận lại quá trình hoạt động kinh doanh của mình từ đó có những điều chỉnh hợp lý hơn cho năm hoạt động sắp tới. 76 Bảng 5.13 Các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính 2010 Chênh lệch 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Doanh thu thuần 1.000 đồng 67.337.128 173.463.725 184.728.831 106.126.597 11.265.106 Lợi nhuận ròng 1.000 đồng 2.189.182 3.438.630 3.286.758 1.249.448 (151.872) Tổng tài sản bình quân 1.000 đồng 29.770.984 37.604.345 44.996.751 7.833.361 7.392.406 Vốn chủ sở hữu bình quân 1.000 đồng 4.410.991 4.936.023 5.578.003 525.032 641.980 ROS (LNR/DTT) % 3,25 1,98 1,78 (1,27) (0,20) ROA (LNR/TTS) % 7,35 9,14 7,30 1,79 (1,84) ROE (LNR/VCSH) % 49,63 69,66 58,92 20,03 (10,74) Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần TPT, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 77 5.3.1.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Tỷ suất này cho biết hiệu quả kinh doanh của công ty. Cụ thể năm 2011 công ty có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 1,98% trong khi đó năm 2010 là 3,95%, so với năm 2010 thì năm 2011 giảm xuống 1,27%. Điều này cho biết cứ 100 đồng doanh thu năm 2011 thì công ty thu về 1,98 đồng lợi nhuận nhưng so với năm 2010 thì năm 2011 lợi nhuận thu về trên 100 đồng doanh thu thấp hơn 1,27 đồng lợi nhuận thu về ở năm 2010. Nguyên nhân tỷ suất lợi nhuận năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 là do các khoản chi phí trong giai đoạn này tăng khá cao làm lợi nhuận ròng tăng thấp hơn so với doanh thu thuần dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cũng bị giảm đi. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ có 1,78% trong khi năm 2011 là 1,98%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,20%. Rõ ràng ta thấy cứ 100 đồng doanh thu năm 2012 thì lợi nhuận công ty thu về thấp hơn 0,20 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tỷ suất lợi nhuận tiếp tục giảm là do doanh thu thuần tăng thấp hơn so với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí khác tăng cao làm cho lợi nhuận ròng năm 2012 giảm so với năm 2011. Qua bảng số liệu, chúng ta thấy tuy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm luôn mang giá trị dương nhưng có xu hướng giảm dần, cho thấy những năm gần đây công ty hoạt động không mang lại hiệu quả cao. 5.3.2.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Tỷ suất này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Qua bảng số liệu, chúng ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản của năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 1,79%. Chứng tỏ năm 2011 công ty đem 100 đồng tài sản đi đầu tư thì công ty thu về lợi nhuận cao hơn năm 2010 là 1,79 đồng. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản so với năm 2011 giảm 1,84%. Tuy năm 2012 tỷ suất này là dương nhưng do công ty đầu tư hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hơn so với năm 2011 nên cứ 100 đồng tài sản đem đi kinh doanh thì lợi nhuận thu về giảm 1,84 đồng. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản có nhiều biến động cho thấy mức sinh lời của tổng tài sản đem đi kinh doanh vẫn chưa ổn định, có năm tăng trưởng cao và có năm lại giảm đi. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến tính phát triển bền vững, tránh tình trạng tăng trưởng không ổn định làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. 78 5.3.3.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư, những người trực tiếp góp vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, và phản ánh mức sinh lời mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận được từ đồng vốn góp của mình. Tỷ suất về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 tăng 20,03%. Cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sỡ hữu bỏ ra thì công ty thu về lợi nhuận năm 2011 cao hơn năm 2010 là 20,03 đồng. Năm 2012 do lợi nhuận ròng giảm đi 151.872 nghìn đồng nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cũng giảm đi 10,74% so với năm 2011, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2012 lợi nhuận thu về giảm 10,74 đồng lợi nhuận. 79 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1.KẾT LUẬN Qua phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty Cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cho ta thấy quá trình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của công ty có sự tăng giảm qua từng năm. Sự tăng giảm đó là do có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Có thể thấy tiêu thụ hàng hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến lợi nhuận của công ty. Quá trình tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả hay không? Hàng hóa của công ty bán ra có được người tiêu dùng chấp nhận hay không? Thì đòi hỏi các mặt hàng của công ty đảm bảo được chất lượng tốt nhất và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty cũng có khó khăn về mặt cạnh tranh với công ty đối thủ, về nguồn hàng hóa đầu vào, giá bán không ổn định, về nguồn vốn kinh doanh và những hạn chế do kênh bán hàng thông qua các đại lý bán lẻ chưa được hoàn thiện, mâu thuẫn với các đại lý về việc trích hoa hồng dẫn đến việc nâng cao lợi nhuận của công ty gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, công ty vẫn luôn là một trong những doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc tự chủ trong kinh doanh góp phần đóng góp cho việc phát triển nền kinh tế đất nước. Tóm lại, qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty, có thể nhìn thấy được một cách toàn diện và khách quan về hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty từ đó rút ra được bài học để có thể vận dụng những điểm mạnh và cơ hội hiện có cũng như khắc phục và hạn chế những điểm yếu cũng như những thách thức mà công ty đang và sẽ phải đối mặt trong thời gian tới để đạt được lợi nhuận ngày càng cao hơn. 6.2.KIẾN NGHỊ Tình hình lạm phát kéo dài làm cho giá cả xăng, dầu tăng nên chi phí vận chuyển cũng tăng theo làm tăng chi phí bán hàng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của hầu hết các công ty nói chung và công ty cổ phần TPT nói riêng. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách kiềm hãm tốc độ lạm phát hiệu quả hơn để không ảnh hưởng đến nền kinh tế, cũng như ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty. Bên cạnh đó, do tình hình lạm phát tăng cao hầu hết các công ty đều cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến gây mất cân đối về cung – cầu vốn đối với ngân hàng. Ngoài ra, do lãi suất cho vay cũng tăng cao so với khả năng chịu đựng của các công ty dẫn đến các công ty nói chung và 80 công ty cổ phần TPT nói riêng khó tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với các ngân hàng và điều chỉnh lãi suất phù hợp giúp cho các công ty có thể vay vốn dễ dàng hơn. Từ đó, hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần cho việc phát triển đất nước. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Dược – Huỳnh Đức Lộng – Lê Thị Minh Tuyết (2004), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà xuất bản thống kê 2004. 2. Phạm Văn Dược – Đặng Thị Kim Cương (2005), “ Phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 3. GVC. Nguyễn Thị Mỵ; TS. Phan Đức Dũng – Giảng viên ĐHQG TP.HCM (2006). “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Thống kê, TP.HCM. Nguyễn Năng Phúc (2009), Phân tích kinh doanh – Lý thuyết và thực hành, NXB Tài Chính, Hà Nội. 4. 5. http://cantho.gov.vn/wps/portal/ 6. http://www.vinhlong.gov.vn/ 7. http://www.angiang.gov.vn/ 8. http://vi.wikipedia.org/wiki 9. http://seba.ctu.edu.vn 10. http://www.baomoi.com 82 PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN TPT GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 (Dạng rút gọn) Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 A.TÀI SẢN I.Tài sản ngắn hạn 1.Tiền 2.Phải thu của khách hàng 3.Phải thu khác 4.Hàng tồn kho 5.Chi phí trả trước ngắn hạn 6.Thuế GTGT được khấu trừ II.Tài sản dài hạn 1.Nguyên giá TSCĐ hữu hình 2.Hao mòn TSCĐ hữu hình TỔNG CỘNG TÀI SẢN B.NGUỒN VỐN I.Nợ phải trả 1.Phải trả người bán 2.Thuế và các khoản nộp NN 3.Phải trả, phải nộp khác II.Vốn chủ sở hữu 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.LN sau thuế chưa phân phối TỔNG NGUỒN VỐN 28.285.198 46.110.352 43.060.997 4.250.183 9.641.330 120.000 13.798.590 235.255 239.840 404.320 596.879 (192.559) 28.689.518 10.032.706 20.279.255 135.000 15.138.019 235.255 290.117 408.820 601.879 (193.059) 46.519.172 10.483.805 20.699.461 135.000 10.895.928 355.255 491.548 413.334 607.129 (193.795) 43.474.331 24.080.529 24.038.913 17.967 23.649 4.608.989 3.900.000 708.989 28.689.518 41.256.114 41.237.431 22.967 (4.284) 5.263.058 3.900.000 1.363.058 46.519.172 37.581.382 37.588.189 25.480 (32.287) 5.892.949 3.900.000 1.992.949 43.474.331 83 [...]... tháng đầu năm 2013 Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của công ty từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa của công ty Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty 1.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1.Không gian nghiên cứu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận được thực hiện tại Công ty Cổ phần TPT, số liệu phục vụ... chọn đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần TPT 1 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1.Mục tiêu chung Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề trọng tâm sau: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận tại Công ty Cổ phần TPT từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Phân tích khái quát thực trạng kinh doanh của công ty từ năm 2010 2012 và 6 tháng... Phân tích tình hình tiêu thụ gạo và lợi nhuận của công ty cổ phần Mê Kông từ năm 2008 – 2010” Luận văn phân tích tình hình tiêu thụ gạo, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và những chỉ tiêu lợi nhuận của công ty qua các năm 2008 – 2010, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ gạo, nâng cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới Khưu Kim Long (2011), Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình. .. 5.1.1 .Phân tích doanh thu tiêu thụ hàng hóa 25 5.1.2 .Phân tích doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm 28 5.1.3 .Phân tích tình hình tiêu thụ theo địa bàn 37 5.1.4.Đánh giá chung tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty 44 5.1.5 .Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phẩm của công ty 45 5.2.PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 67 5.2.1 .Phân tích các... phí và tăng lợi nhuận cho công ty Trương Minh Thông (2009), Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ” Luận văn phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ Từ đó tìm ra những biện pháp nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần. .. tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2011 – 2012 32 Bảng 5.4 Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 35 Bảng 5.5 Phân tích số lượng tiêu thụ theo địa bàn của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 38 Bảng 5.6 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo địa bàn của Công ty. .. trung nghiên cứu tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty cổ phần TPT từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nguyễn Thị Huyền Trân (2009), Luận văn tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần thủy sản Cửu Long – Trà Vinh” Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hướng đến lợi nhuận công ty Từ đó đề xuất... của số lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa theo sản phâm của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 61 Bảng 5.10 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 68 Bảng 5.11 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty cổ phần TPT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu... tích tình hình lợi nhuận Công ty TNHH Thủy sản Quang Minh” Luận văn phân tích tình hình doanh thu, chi phí , lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty Từ đó đề xuất giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận cho công ty 3 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1.1.Cơ sở lý luận về tiêu thụ hàng hóa 3.1.1.1.Khái niệm và vai trò của tiêu thụ hàng... thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, chỉ khi doanh nghiệp thực hiện công tác tiêu thụ đạt hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu cho mình, và từ việc tăng doanh thu thì doanh nghiệp mới có cơ hội đạt được nhiều lợi ích trong kinh doanh Do đó, việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp Thông qua việc phân tích, giúp

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w