1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex

122 441 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  TRẦN THỊ KIM HUỆ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 11- Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  TRẦN THỊ KIM HUỆ MSSV: LT11407 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU Tháng 11- Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Trải qua một khoảng thời gian dài được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, nay khóa học sắp kết thúc, em xin gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất. Cám ơn Ban Giám hiệu trường đã luôn luôn tạo điều kiện cho em được rèn luyện, thử thách trong một môi trường năng động, sáng tạo. Em xin được cảm ơn các thầy cô về những tình cảm và sự truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình em học tập tại trường, đặc biệt là các thầy cô tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám đốc cùng các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong Phòng Kế toán, những người luôn có thái độ niềm nở và tận tình chỉ bảo khi em gặp phải những khó khăn về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế. Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới Ban Giám đốc công ty, các anh, các chị tại Phòng Kế toán cũng như toàn thể nhân viên Công ty cổ phần thủy sản Cafatex đã giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình trong thời gian qua. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô Nguyễn Thị Hồng Liễu, người đã hướng dẫn em trong cách nghiên cứu, giúp em có hướng đi đúng đắn và hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp. Sự chỉ bảo tận tâm cùng những lời nhận xét của một giảng viên, một người đi trước có kinh nghiệm giúp em có thêm tự tin để hoàn thành thật tốt khóa luận này. Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế cũng như việc thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Kim Huệ i LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện Trần Thị Kim Huệ ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Giáo viên hướng dẫn iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Giáo viên phản biện v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.3.1 Không gian ........................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ........................................................................................... 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 4 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 5 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 5 3.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm ........................................................ 5 3.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh .................................................... 5 3.1.3 Khái niệm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận................................... 5 3.1.3.1 Khái niệm về doanh thu .............................................................. 5 3.1.3.2 Khái niệm về chi phí .................................................................. 6 3.1.3.3 Khái niệm về lợi nhuận ............................................................... 7 3.1.4 Vai trò của phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................................................................................................... 8 3.1.4.1 Vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ .............................. 8 3.1.4.2 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ........ 8 3.1.5 Ý nghĩa của phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................................................................................................... 8 3.1.5.1 Ý nghĩa của phân tích tình hình tiêu thụ ..................................... 8 3.1.5.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ....... 9 3.1.6 Một số phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh ......................................................................................... 9 3.1.6.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán ............................................................ 9 3.1.6.2. Nhóm tỷ số về chỉ tiêu hoạt động ............................................ 10 3.1.6.3 Nhóm tỷ số về chỉ tiêu khả năng sinh lời ................................. 12 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 13 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 13 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 13 3.2.2.1 Phương pháp so sánh ................................................................. 13 3.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn ................................................. 15 CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX .............................................................................................. 17 4.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX .................................................................. 17 4.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty .......................................................... 17 4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .................................. 17 vi 4.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY ................................ 18 4.2.1 Chức năng ........................................................................................ 18 4.2.2 Nhiệm vụ ......................................................................................... 18 4.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN............................................................................................... 19 4.3.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 19 4.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban .................................... 20 4.3.3 Tình hình nhân sự của công ty ........................................................ 24 4.3.3.1 Cơ cấu lao động .......................................................................... 24 4.3.3.2 Trình độ lao động ....................................................................... 25 4.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ................................ 25 4.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ..................................................... 25 4.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của bộ phận kế toán ..................................... 26 4.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng .......................................................... 27 4.4.4 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty ............................... 27 4.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 ................................................................................. 28 4.5.1 Phân tích khái quát tình hình kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 .................................................................................. 28 4.5.2 Khái quát mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới ...................................................................................................... 30 4.5.2.1 Mục tiêu kinh doanh của Công ty ............................................. 30 4.5.2.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới .......... 30 4.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ................ 31 4.6.1. Thuận lợi ........................................................................................ 31 4.6.2 Khó khăn ......................................................................................... 32 CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 34 5.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX .............................................................................. 34 5.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ thủy sản chung của công ty ................. 34 5.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty ........................ 38 5.1.2.1 Tình hình xuất khẩu theo thị trường ......................................... 38 5.1.2.2 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng tại thị trường xuất khẩu .............................................................................................................. 45 5.1.3 Phân tích tình hình tiêu thụ nội địa thủy sản của công ty ............... 49 5.1.3.1 Tình hình tiêu thụ nội địa theo thị trường................................. 49 5.1.3.2 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng tại thị trường nội địa 53 5.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty ............. 58 5.1.4.1 Chất lượng sản phẩm ................................................................ 58 5.1.4.2 Thị hiếu của người tiêu dùng .................................................... 61 5.1.4.3 Quan hệ thương mại ................................................................. 63 5.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX ..................................................... 64 5.2.1 Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty ........................... 64 5.2.1.1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ .................. 67 5.2.1.2 Doanh thu hoạt động tài chính ........................................................ 68 vii 5.2.1.3 Thu nhập khác ............................................................................... 70 5.2.2 Phân tích chung tình hình chi phí của công ty ................................ 70 5.2.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán ....................................................... 73 5.2.2.2 Phân tích chi phí bán hàng ........................................................ 76 5.2.2.3 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp .................................... 79 5.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ....................................... 81 5.2.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận chung của Công ty..................... 81 5.2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty ................................................................................... 84 5.2.4 Phân tích các chỉ số tài chính của công ty ....................................... 89 5.2.4.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh toán .............................................. 89 5.2.4.2 Phân tích các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động .................................. 91 5.2.4.3 Phân tích các tỷ số về chỉ tiêu khả năng sinh lời ..................... 93 5.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX ............... 95 5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY .................................................................. 96 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 98 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 98 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 101 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012…………….....…………..........24 Bảng 4.2: Trình độ lao động của công ty năm 2012………….................................25 Bảng 4.3 :Tình hình kinh doanh của Công ty Cafatex từ năm 2010 đến năm 2012…………………..………………………………………………………........29 Bảng 5.1: Tình hình tiêu thụ chung của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng năm 2013………………...………………………….……………….……....37 Bảng 5.2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013……………………..……….………………41 Bảng 5.3: Doanh số xuất khẩu thủy sản theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013………………..………………...….……….44 Bảng 5.4: Sản lượng tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013…………..……...…………..46 Bảng 5.5: Doanh số tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013…………………...…..……..48 Bảng 5.6: Sản lượng tiêu thụ nội địa theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013………………...….……………………….…….50 Bảng 5.7: Doanh số tiêu thụ nội địa theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013………………..……………………….……..….52 Bảng 5.8: Sản lượng tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013………………..………...…..55 Bảng 5.9: Doanh số tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013……..…………...…………..56 Bảng 5.10: Tình hình doanh thu chung của Công ty Cafatex qua 3 năm 20102012và 6 tháng năm 2013……………………………………………………….....67 Bảng 5.11: Tình hình doanh thu hoạt động tài chính của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013………...…………………..……………..…..….69 Bảng 5.12: Tình hình chi phí chung của Công ty Cafatex qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng năm 2013……………..……………………..…………………….……….71 Bảng 5.13: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng năm 2013…………………….…...…………………..75 Bảng 5.14: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí bán hàng qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng năm 2013……………..……..………………………..78 Bảng 5.15: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng năm 2013……………..……….…….....80 Bảng 5.16: Tình hình lợi nhuận chung của Công ty qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng năm 2013……………………………………………………….….……..….82 Bảng 5.17: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2011 so với năm 2010………………………………………….…………..….…86 ix Bảng 5.18: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2012 so với năm 2011……………………………………………………...…….89 Bảng 5.19: Các tỷ số về khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng năm 2013…………………………..…..…………………….…..……...90 Bảng 5.20: Các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động của Công ty qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013……………………………………………………….………….. 91 Bảng 5.21: Các tỷ số khả năng sinh lời của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013………………………………………………..……………..…….93 x DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần thủy sản Cafatex……………………………………………………………………. ..20 Hình 4.2:Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex………………………………………………………………………...26 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQ ĐBSCL ĐTTC GTGT HTK LN LNST LNTT NCTT NVLTT NXB TSCĐ SXC UBND UTXK VP WTO XK : : : : : : : : : : : : : : : : : : Bình quân Đồng bằng sông cửu long Đầu tư tài chính Giá trị gia tăng Hàng tốn kho Lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế Nhân công trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp Nhà xuất bản Tài sản cố định Sản xuất chung Ủy ban nhân dân Ủy thác xuất khẩu Văn phòng Tổ chức thương mại thế giới Xuất khẩu xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, hoạt động kinh doanh giữ vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ. Mặt khác, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đã tham gia AFTA, gia nhập APEC và là thành viên thứ 150 của WTO. Chính những sự kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng náo nhiệt, sôi nổi hơn và trong kinh doanh cũng đòi hỏi phải có một sự cạnh tranh gay gắt quyết liệt hơn nữa giữa các nhà doanh nghiệp. Như ta đã biết, mỗi một doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính doanh nghiệp làm ra, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh hiện nay là làm sao để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Ngoài ra, tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được biểu hiện qua lợi nhuận và đây cũng chính là yếu tố khẳng định uy tín cho từng sản phẩm nói riêng và uy tín cho cả doanh nghiệp nói chung tại thị trường nội địa và cả thị trường ở các nước khác trên thế giới. Đối với Công ty cổ phần thủy sản Cafatex, là một trong những Công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Sở dĩ, Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi lên như hiện nay chính là vì Công ty đã trải qua một thời gian dài để nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích kỹ từng nhân tố của thị trường. Từ đó, đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn, để xác định một cách chính xác từng thị trường từ thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực đến thị trường tiềm năng cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đẩy mạnh sự phát triển của Công ty.Nếu sản phẩm mà Công ty tạo ra không tiêu thụ được sẽ làm cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty bị đình trệ, ngược lại, nếu sản phẩm của Công ty được tiêu thụ mạnh thì sẽ tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhanh thêm, lợi nhuận tích 1 lũy ngày càng nhiều hơn và đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nên qua thời gian thực tập em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex”. Qua đề tài này, em sẽ có cơ hội đưa ra những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn, rút ra những kiến thức thực tế cần thiết giúp cho việc tổ chức, điều hành và ra quyết định kinh doanh trong tương lai nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm (20102012) và 6 tháng đầu năm 2013 để nắm bắt được số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty tăng giảm ra sao giúp định hướng mục tiêu phát triển trong thời gian tới. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty để xác định được nguyên nhân, nhận thức xu hướng và sự ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của Công ty. - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu này. - Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex. 2 1.3.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện trong thời gian thực tập tại Công ty từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nguyễn Duyên Như Ngọc (2009). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dầu khí Mekong , lớp Kế toán tổng hợp 2- K31, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch của công ty về doanh thu - chi phílợi nhuận qua 3 năm (2006-2008), phân tích một số chỉ tiêu tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh .Qua đó xác định mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố như giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,… đến lợi nhuận của Công ty nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh .Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn. Đề tài có đánh giá tình hình tài chính của Công ty qua các năm, từ đó thấy được tình hình tài chính của Công ty qua các năm là như thế nào. Đề tài phân tích tương đối tốt. Võ Thị Mới (2009). Phân tích tình hình tiêu thụ ga tại Công ty cổ phần năng lượng Đại Việt- chi nhánh Vinagas Miền Tây, lớp Kế toán tổng hợp K31, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ ga về mặt sản lượng và về mặt giá trị qua 3 năm ( 20062008), phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng và theo thị trường. Qua đó xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.Đề tài đã phân tích tình hình tiêu thụ chung và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trình tiêu thụ của Công ty.Tuy nhiên đề tài không phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu – chi phí – lợi nhuận nên không thấy rõ được sự biến động của các nhân tố này đến tình hình tiêu thụ. 4 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ là giai đoạn của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp, là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Sản phẩm hàng hoá chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái tiền tệ và sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng và ngày càng phát triển. Trong kỳ phân tích, doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị giá trị và được gọi là giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu bán hàng. Khi phân tích về tình hình tiêu thụ thì phải phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo cả hai mặt số lượng và giá trị. - Phân tích mặt số lượng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và sự ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và các nhân tố khách quan đến từng mặt hàng đó. - Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quát tình hình hoạt động, mức độ hoàn thành chung về kế hoạch tiêu thụ. 3.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được qua một quá trình của cá nhân hay của một tập thể. Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào. Mặt khác, hiểu được thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp nhằm khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh để doanh nghiệp được vững mạnh và phát triển không ngừng. 3.1.3 Khái niệm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận 3.1.3.1 Khái niệm về doanh thu 5 Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp.Doanh thu bao gồm 2 bộ phận:  Doanh thu về bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của doanh nghiệp.  Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm: - Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. - Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu. - Thu nhập bất thường như thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại. - Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu: - Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại. - Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo. 3.1.3.2 Khái niệm về chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành hoặc kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Phân loại chi phí là ý muốn chủ quan của con người nhằm đến phục 6 vụ các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tùy vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn, chi phí được phân loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Từ đó, ta có nhiều loại chi phí như chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ hội… 3.1.3.3 Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích vào lợi nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa, nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ vực phá sản là tất yếu không thể tránh khỏi. Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn được xem là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Lợi nhuận của một doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và các dịch vụ trừ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những khoản 7 lợi nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới. 3.1.4 Vai trò của phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh 3.1.4.1 Vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ Tiêu thụ là quá trình chuyển hoá hình thái từ giá trị của hàng hoá sang giá trị tiền tệ, sự chuyển hoá này đem đến cho khách hàng một sự thoả mãn về mặt giá trị sử dụng của hàng hoá. Do đó, vai trò của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm là tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, rút ra những tồn tại và đề ra những biện pháp khắc phục để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp nhằm đưa doanh số tới mức cao nhất. Để thực hiện tốt quá trình này trước đó các tổ chức kinh doanh phải tiếp cận thị trường, tìm hiểu, khám phá nguyện vọng của khách hàng. 3.1.4.2 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế thiếu sót trên cơ sở đó mà xây dựng các mục tiêu đúng đắn và phù hợp hơn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra quyết định quản trị cho một doanh nghiệp. 3.1.5 Ý nghĩa của phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh 3.1.5.1 Ý nghĩa của phân tích tình hình tiêu thụ Trong cơ chế thị trường hiện nay, nền kinh tế sản xuất kinh doanh không còn tập trung gò bó như trước nữa mà có sự linh động xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người tiêu dùng. Do đó, đẩy mạnh tiêu thụ có thể nói là một khâu vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu hoạt động của công ty. Khâu tiêu thụ được xem là khâu quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì, nó chính là cửa khẩu của công ty nên cánh cửa này mở càng to thì đồng tiền, đồng vốn của công ty sẽ được lưu thông một cách trôi chảy hơn, nhanh hơn. Hay nói cách khác, chính hoạt động này là yếu tố cho phép công ty thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và là cơ sở tồn tại của công ty. Vì lẽ đó, chúng ta có thể coi khâu tiêu thụ có tính chất quyết định vận mệnh của công ty. 8 3.1.5.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Khi sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của các nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh phát triển như một môn khoa học độc lập để đáp ứng thông tin cho các nhà quản trị. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp nhà lãnh đạo có được các thông tin cần thiết để nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như những hạn chế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định đứng đắn mục tiêu, đề ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ hiệu quả kinh doanh và các nguồn lực tiềm năng cần được khai thác để đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp còn phải phân tích các điều kiện tác động bên ngoài để có thể dự đoán các sự kiện kinh doanh trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và có kế hoạch cụ thể nhằm phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. 3.1.6 Một số phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh 3.1.6.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán Nhóm chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. a. Hệ số thanh toán ngắn hạn: Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) của công ty bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Hệ số thanh toán Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lần) = ngắn hạn (3.1 ) Nợ ngắn hạn Đây là chỉ số cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra đối với công ty. Nếu chỉ số hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công 9 ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hay nói cách khác là việc quản lý tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn không hiệu quả. b. Hệ số thanh toán nhanh: Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho (HTK). Công thức: Hệ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho = Nợ ngắn hạn (lần) (3.2) Hệ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi còn gọi là tài sản có tính thanh khoản. Hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, đầu tư ngắn hạn có thể không hiệu quả. c. Hệ số thanh toán tức thời: Tỷ số thanh toán tức thời là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất, đó là các khoản tiền và tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn. Tiền và tương đương tiền + ĐTTC ngắn hạn (3.3) Hệ số thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn 3.1.6.2. Nhóm tỷ số về chỉ tiêu hoạt động Các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động đo lường tình hình quản lý các loại tài sản của công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản nào chưa dùng và những loại tài sản nào dùng mà không tạo ra thu nhập. Vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Nhóm tỷ số này bao gồm: Vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tổng tài sản. a. Vòng quay hàng tồn kho: 10 Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số vòng quay Tổng giá vốn hàng bán (lần) = hàng tồn kho (3.4) Hàng tồn kho bình quân Với: hàng tồn kho bình quân = (HTK đầu năm + HTK cuối năm) / 2 Hàng tồn kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng HTK càng cao, càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, thời gian tồn kho càng ít, chu kỳ kinh doanh được rút ngắn, giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và lượng vốn bỏ vào HTK thu hồi càng nhanh. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy, chỉ số vòng quay HTK cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. b. Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của doanh nghiệp hay đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải thu. Kỳ thu tiền Các khoản phải thu bình quân = bình quân (ngày) (3.5) Doanh thu bình quân mỗi ngày Trong đó:  Các khoản phải thu bình quân = (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Doanh thu bình quân mỗi ngày = Doanh thu hàng năm / 365 Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp bán chịu hàng hóa cho khách hàng cho đến khi thu được tiền, hay nói cách khác đó là khoảng thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản là các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp có nhiều vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân càng cao, càng dài chứng 11 tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, vốn bị ứ động không thể đầu tư và khó đem lại lợi nhuận như mong muốn, đồng thời càng làm tăng thêm các khoản dự phòng nợ khó đòi. c. Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Số vòng quay Doanh thu thuần = (lần) (3.6) tổng tài sản Tổng tài sản bình quân Với: Tổng tài sản bình quân =(tổng tài sản đầu kỳ + tổng tài sản cuối kỳ)/ 2 Chỉ tiêu này cho ta thấy được cứ một đồng tài sản nói chung trong một thời gian nhất định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. 3.1.6.3 Nhóm tỷ số về chỉ tiêu khả năng sinh lời a. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng ROA = (% ) (3.7) Tổng tài sản bình quân Tỷ số này dương thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Ngược lại, tỷ số này âm thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. b. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Lợi nhuận ròng ROE = (%) Vốn chủ sở hữu bình quân 12 (3 . 8 ) Tỷ số này mang giá trị dương là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Tỷ số này càng cao càng thu hút được các nhà đầu tư. c.Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Lợi nhuận ròng ROS = (% ) (3. 9) Doanh thu thuần Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập tại Phòng Tài chính Kế toán như: Báo cáo xuất khẩu, Báo cáo thu mua- sản xuất- tiêu thụ, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,… của Công ty cổ phần thủy sản Cafatex.Ngoài ra còn thu thập thông tin từ internet, các bài nghiên cứu trên sách báo và tạp chí để phục vụ cho việc nghiên cứu. 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu  Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến động tình hình tiêu thụ và tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận.Bên cạnh đó dùng phương pháp này để phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận. 3.2.2.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh ở tất cả các giai đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải xét 13 đến điều kiện có thể so sánh được của các hiện tượng và chỉ tiêu kinh tế. Để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:  Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.  Ðiều kiện so sánh: Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế: - Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:  Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.  Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.  Phải cùng một đơn vị đo lường. - Về không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành)  Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc). Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. Tăng (+) hay giảm (-) = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc 14 (3. 10) - So sánh bằng số tương đối: Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối hoàn Chỉ tiêu kỳ phân tích = thành kế hoạch x 100 (3.11) Chỉ tiêu kỳ gốc 3.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau: - Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu. - Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó ( kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc). - Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích ( là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc). Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau: Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nếu Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: Q1 - Q0 = Q Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích: Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: Q = a . b . c 15 Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1 và kỳ gốc là: Q0 =a0.b0.c0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2 : + Thế lần 1: a1.b0.c0 + Thế lần 2: a1.b1.c0 + Thế lần 3: a1.b1.c1 Thay thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế. Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó. Ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó ( kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể: + Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 =Qa + Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 =Qb + Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 =Qc Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: Qa + Qb + Qc = Q * Lưu ý: + Các nhân tố đã sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ số lượng đến chất lượng. + Nhân tố đã thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau. + Các nhân tố phải có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương số. + Mỗi nhân tố đều có quan hệ tuyến tính với chỉ tiêu phân tích. 16 CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 4.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 4.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex là một trong những doanh nghiệp Việt Nam trong khai phá thị trường châu Âu và là nhà xuất khẩu thủy sản đầu tiên của Việt Nam có mặt ở thị trường Mỹ, ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hoạt động theo hình thức công ty Cổ phần, hiện nay, thương hiệu Cafatex đã tạo được tiếng vang, sản phẩm của công ty được tiêu thụ khắp các châu lục trên thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ, Hồng Kông, Singapor, Công ty có tên giao dịch quốc tế là CAFATEX FISHERY Joint Stock. Tên viết tắt: Cafatex.Corp Trụ sở của công ty: km 2081, Quốc lộ 1A, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang. Mã số thuế: 1800158710 Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VNĐ, trong đó: - Vốn Nhà nước: 14.327.384.447 VNĐ. - Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.800.000 VNĐ - Vốn cổ đông bên ngoài: 7.798.641.922 VNĐ Điện thoại: (+84) 710 3846134/3846737 Fax: (+84) 710 3847775/3846728 Website: www.cafatex.info Email: mkcafatex@hcm.vnn.vn 4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đang đẩy mạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó, việc khai thác chế biến, xuất khẩu thủy sản mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư góp phần làm tăng tỷ trọng nền kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện nay, ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu thủy sản đang là ngành thu hút được nhiều nhà đầu tư. Với đường bờ biển dài, mạng lưới sông ngòi dày đặc và khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam mang đến nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu 17 thủy, hải sản. Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 11,2%/năm, nguồn lao động dồi dào khoảng 10,3 triệu lao động, thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, ĐBSCL được đánh giá là một trong những vùng kinh tế năng động. Nắm bắt được ưu thế đó, tháng 5/1987, UBND tỉnh Hậu Giang chủ trương thành lập Xí nghiệp đông lạnh Thủy sản II, trực thuộc Liên hiệp Công ty Thủy sản Xuất khẩu Hậu Giang với nhiệm vụ chính là thu mua, chế biến và cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu. Sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được tách thành hai tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của UBND tỉnh Cần Thơ(cũ) kí ngày 01/07/ 1992 đã quyết định thành lập Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Súc Sản Cần Thơ trên cơ sở Xí nghiệp đông lạnh Thủy sản II, hoạt động trên các lĩnh vực chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa các loại nguyên liệu, sản phẩm nông, thủy, súc sản. Tháng 3/2004, theo quyết định chuyển đổi số 209/QĐ.CT.UB ngày 27/02/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang, công ty bước sang một bước ngoặt mới, chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với tên gọi là Công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex. Thương hiệu Cafatex ngày càng được người tiêu dùng biết đến và tin dùng nhờ vận dụng những phương pháp tiếp thị phong phú, linh hoạt, luôn hoàn thiện công nghệ sản xuất, đẩy mạnh quản lý chất lượng, cải tiến phương thức mua bán đáp ứng nhu cầu từng khu vực thị trường và từng loại khách hàng. Đáp lại những nỗ lực đó, sản lượng, doanh số và lợi nhuận của Cafatex ngày càng tăng nhanh, trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam. 4.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 4.2.1 Chức năng Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex là công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu. Công ty hoạt động chuyên về lĩnh vực xuất - nhập khẩu và phân phối thủy, súc sản qua chế biến, đóng gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công ty còn thu mua, chế biến, đóng gói thủy sản nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường bên ngoài. Đặc biệt, trong quá trình xuất khẩu thủy sản trong nước và nội địa, công ty còn đi sâu nghiên cứu và kinh doanh nuôi trồng các loại nông sản, thủy sản, súc sản, 4.2.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ cơ bản của công ty là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu 18 mã đa dạng đáp ứng những yêu cầu thay đổi của khách hàng trong từng thị trường riêng lẻ. Để thực hiện được nhiệm vụ này công ty đã đề ra phương châm: Cafatex Ăn Nghệ Thuật ! Nghệ thuật để thưởng thức hải sản. Định kỳ, phòng Kế toán Tài chính của công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính đúng theo quy định của Luật Kế toán Việt Nam, kê khai và nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng quản trị công ty đặt ra là tập trung huy động các nguồn lực về vốn, cải tiến công nghệ, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên nhiều thị trường để thu được lợi nhuận tối ưu cho công ty. Thực hiện chế độ đãi ngộ, chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ nhân viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành mục tiêu mà công ty đề ra. 4.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN 4.3.1 Cơ cấu tổ chức Hoạt động theo hình thức cổ phần, bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex được kết cấu tương tự như những doanh nghiệp cổ phần khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hình thành những phòng ban khác để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và điều hành. Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty: 19 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TIẾP THỊ & BÁN HÀNG PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM P.CÔNG NGHỆ KIỂM NGHIỆM PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÁ HỒI XUẤT KHẨU PHÒNG CƠ ĐIỆN LẠNH NHÀ MÁY (XNTS TÂY ĐÔ) PHÒNG TỔNG VỤ VP ĐẠI DIỆN TP HCM CÁC TRẠM THU MUA TÔM NGUYÊN LIỆU Nguồn: Phòng Tổng vụ Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần thủy sản Cafatex 4.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban Công ty có cơ cấu quản lý theo chiều dọc, mỗi phòng ban, bộ phận có quyền hạn và nhiệm vụ riêng nhưng hoạt động một cách thống nhất để hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được cấp trên phân chia. a) Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty gồm năm cổ đông có quyền biểu quyết. Các cổ đông này có quyền sở hữu hoặc đại diện ít nhất 1.000 cổ phần (100.000.000 VNĐ). Đại hội đồng cổ đông bao gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thương niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường. 20 Đại hội đồng cổ đông thành lập là đại hội lần đầu để thành lập công ty với số cổ đông tham dự ít nhất ¾ vốn điều lệ, có nhiệm vụ: - Thảo luận thông qua điều lệ công ty. - Thông qua phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển công ty. - Ban Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. - Quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên là đại hội tổ chức định kỳ mỗi năm một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có nhiệm vụ: - Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của công ty, kết quả sản xuất kinh doanh và đầu tư, báo cáo của Ban Kiểm soát. - Thông qua quyết toán năm tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức và trích lập, sử dụng các quỹ. - Quyết định phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới. - Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành thêm cổ phiếu mới. - Quyết định mua lại cổ phiếu đã bán làm cổ phiếu ngân quỹ trong trường hợp công ty cần mua nhiều hơn 10% ngoài quyền hạn quyết định của Hội đồng quản trị. - Xem xét các sai phạm (nếu có) và quyết định hình thức xử lý đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc. - Bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát trường hợp hết nhiệm kỳ bổ sung, thay thế nếu khiếm khuyết. - Ấn định mức thù lao, thưởng và các quyền lợi khác (nếu có) của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. - Thông qua điều lệ bổ sung sửa đổi (nếu có). - Quyết định các vấn đề cần thiết khác. Đại hội đồng cổ đông bất thường là đại hội được tổ chức trong trường hợp phát sinh những vấn đề bất thường cần phải giải quyết khẩn cấp, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của một hoặc một nhóm người sau: - Chủ tịch Hội đồng quản trị. - Ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị. - Trưởng Ban Kiểm soát. 21 b) Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền thực hiện các quyền nhân danh công ty. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản trị công ty theo điều lệ, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, tuân thủ pháp luật,trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo về hoạt động của Hội đồng quản trị, các chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn. Đưa ra những quyết định thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức công ty. c) Ban Giám đốc Tổng Giám đốc là người chịu mọi trách nhiệm trực tiếp của công ty, chi phối mọi hoạt động trong công ty. Tổng Giám đốc đưa ra chiến lược phát triển, định hướng hoạt động kinh doanh của từng đơn vị. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế và đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Phó Tổng Giám đốc là người dưới quyền của Tổng Giám đốc, hỗ trợ và chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc trong phạm vi được giao. Phó tổng giám đốc có thể thay mặt Tổng giám đốc điều hành công ty, giải quyết những công việc, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy khi Tổng giám đốc không có mặt. d) Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm bốn thành viên. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý trong công ty. e) Hệ thống các phòng ban và xưởng sản xuất  Phòng Tổng vụ: - Quản lý, tuyển dụng, bố trí lao động và bảo hộ lao động. - Nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi công ích nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiểu quả cao. - Quản lý tài chính, bảo vệ tài sản và an ninh trật tự an toàn trong sản xuất. Phòng tài chính kế toán: - Thực hiện công tác hạch toán, quản lý nguồn vốn. - Phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty. - Tham mưu về quản lý tài chính cho Tổng giám đốc. 22  Phòng xuất nhập khẩu: - Tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. - Quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của công ty. - Tổ chức tiếp nhận quản lý khâu tồn trữ sản phẩm đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm. - Quản lý, vận chuyển đường bộ và quan hệ với các hãng tàu vận chuyển phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu của công ty. Phòng tiếp thị và bán hàng: - Xác lập sản phẩm mục tiêu và thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm mục tiêu cho công ty. - Thiết lập, phát triển thị trường, giữ mối quan hệ với các thị trường tiêu thụ. - Theo dõi tiến độ sản xuất và đặt mua bao bì theo đơn đặt hàng. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Bao gồm: đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, lập các lệnh sản xuất theo đơn đặt hàng. - Hợp tác phát triển hệ thống tiêu thụ ở các thị trường. - Tổ chức triển khai tham gia các Hội chợ quốc tế trong và ngoài nước. - Thực hiện báo cáo định kỳ và đối chiếu với các bộ phận liên quan đúng theo quy định của công ty.  Phòng Công nghệ kiểm nghiệm: - Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ hiện có. - Quản lý và giám sát quy trình công nghệ sản xuất. - Tiếp nhận công nghệ mới từ khách hàng và các tổ chức kinh tế kỹ thuật trong và ngoài nước. - Có trách nhiệm tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ kỷ thuật, công nhân các phân xưởng. - Kiểm tra thực hiện các chương trình quản lý chất lượng.  Phòng Cơ điện lạnh: - Quản lý trang thiết bị máy móc cơ điện, nước của công ty theo đúng quy trình vận hành bao bì của từng loại máy móc, thiết bị. - Tổ chức vận hành các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản sản phẩm của công ty. - Tổ chức hướng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc. 23 - Thực hiện phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất, cho con người và tài sản của công ty.  Ban nguyên liệu: - Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế về tình hình nguyên liệu mùa vụ, sản lượng, giá cả, - Tổ chức đào tạo cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của công ty. - Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của công ty.  Các xưởng sản xuất: Tiếp nhận đơn đặt hàng từ phòng bán hàng đã được Ban Giám đốc duyệt và có trách nhiệm quản lý, tổ chức nhân lực và điều hành sản xuất theo quy trình công nghệ của công ty. 4.3.3 Tình hình nhân sự của công ty 4.3.3.1 Cơ cấu lao động Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là công ty chuyên chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản để xuất khẩu. Tình hình nhân sự năm 2012 tại công ty được thể hiện thông qua bảng số liệu sau đây: Bảng 4.1: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012 Chỉ tiêu Số lao động (người) Tỷ trọng (%) Số lao động trực tiếp 1.008 87,50 Số lao động gián tiếp 144 12,50 1.152 100 Tổng Nguồn: Phòng Tổng vụ Thông qua bảng số liệu ta thấy tổng số lao động của công ty cuối năm 2012 là 1.152 người, trong đó số lao động trực tiếp là 1.008 người, chiếm 87,50% tổng số lao động của công ty, cao gấp 7 lần số lao động gián tiếp. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 tổng số lao động của công ty tăng lên. Nhưng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012, công ty phải đối mặt với thách thức lớn về nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê cho thấy, cuối năm 2012, tổng số lao động của công ty giảm 34,58% so với năm 2011. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm mạnh nguồn nhân lực là do những chính sách thu hút nguồn nhân lực không lành mạnh của các doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, sự sụt giảm lao động này không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động 24 của công ty do công ty thực hiện và duy trì chế độ bồi dưỡng, tiền thưởng tăng ca và luôn đảm bảo mức lương cơ bản của người lao động trực tiếp sản xuất. 4.3.3.2 Trình độ lao động Bảng 4. 2: Trình độ lao động của công ty năm 2012 Trình độ Số lao động (người) Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông Tổng cộng 1 79 20 46 1.006 1.152 Tỷ lệ (%) 0,09 8,86 1,74 3,99 87,33 100 Nguồn: Phòng Tổng vụ Dựa vào số liệu được trình bày ta thấy số lao động phổ thông là 1.006 người, chiếm tỷ lệ 87,33% trong tổng số lao động, chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu lao động. Số lao động phổ thông chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất làm việc tại các phân xưởng. Do yêu cầu về kỷ thuật và an toan lao động, công ty thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho công nhân. Theo số liệu từ Phòng Tổng vụ của công ty, cuối năm 2012, công ty có 1 nhân viên trình độ thạc sĩ, chiếm 0,09% trong tổng số lao động, nhân viên có trình độ đại học là 79 người, chiếm 8,86%. Số nhân viên có trình độ cao đều là nhân viên quản lý, đây là điều kiện thuận lợi giúp hiệu quả quản lý của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. 4.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 4.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần thủy sản cafatex có mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo thức tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện tại phòng tài chính kế toán tại doanh nghiệp. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 25 KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THUẾ & TSCĐ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH & KHO KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN THU-CHI, TẠM ỨNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG TIÊU THỤ THỦ QUỸ Nguồn: Phòng Tổng vụ Hình 4.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex 4.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của bộ phận kế toán  Kế toán trưởng: - Giúp đỡ Ban Giám đốc công ty quản lý và điều hành tổ chức tài chính kế toán toàn công ty. - Kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo cán bộ kế toán dưới quyền thực hiện tốt công tác kế toán được giao, có trách nhiệm với kết quả kế toán của công ty. - Lập sổ báo cáo với ban lãnh đạo, cơ quan thuế cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác.  Phó phòng kế toán ( Kế toán tổng hợp tình hình kinh doanh ): - Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ , bảo quản hồ sơ, sổ sách kế toán. - Tổng hợp tất cả số liệu của đơn vị kế toán cấp dưới và từ các cửa hàng cung cấp để lập thành các biểu bảng, các Báo cáo tài chính trình lên cho Kế toán trưởng và Ban Giám đốc duyệt.  Kế toán tài sản cố định - xây dựng cơ bản: - Kế toán tài sản cố định - xây dựng cơ bản được kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp, mở các tài khoản và sổ sách liên quan nhằm thực hiện những chức năng: - Quản lý, hạch toán chi tiết tình hình sử dụng, khấu hao, sửa chữa tài sản cố định trong kỳ. - Báo cáo lên kế toán tổng hợp bằng các biểu bảng theo dõi nguyên giá, 26 sự tăng giảm giá trị và số lượng tài sản cố định của công ty cùng với sổ chi tiết tài sản cố định để đối ứng vào cuối kỳ. - Kiểm kê thường xuyên tài sản cố định và báo cáo kết quả kiểm kê kịp thời để Kế toán trưởng và Ban Giám đốc xử lý.  Kế toán hàng hóa: - Quản lý sổ sách, chứng từ về hàng hóa của công ty, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có liên quan đến hàng hóa bằng các tài khoản, sổ sách, phương pháp hạch toán do Kế toán trưởng hướng dẫn. - Lập các biểu bảng, báo cáo về tình hình quản lý hàng hóa của mình lên Kế toán trưởng vào cuối kỳ và chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng về kết quả báo cáo đó.  Kế toán tiền mặt - Ngân hàng: - Chuyên mở tài khoản, ghi chép, theo dõi tình hình tăng, giảm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty. - Quản lý các nghiệp vụ xuất nhập tiền trong kỳ đồng thời chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ Kế toán trưởng về thu chi tiền trong kỳ. - Báo cáo về Kế toán tổng hợp bằng các bảng kê thu, chi và bảng tổng hợp các chứng từ có liên quan đến tiền mặt trong kỳ.  Thủ quỹ: - Lập các sổ, thẻ chi tiết về tài sản bằng tiền của công ty. - Chuyển tiền, kiểm tiền, xuất tiền khi có chứng từ, hóa đơn hợp lệ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Kiểm kê, đối chiếu thường xuyên lượng tiền trong kho với sổ sách kế toán tiền mặt và báo cáo kết quả tăng, giảm lượng tiền trong kỳ cho Kế toán trưởng. 4.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng - Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là chứng từ ghi sổ. - Đơn vị tiền tệ sử dụng và ghi chép là đồng Việt Nam(VNĐ). 4.4.4 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty - Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Các phương pháp kế toán cơ bản tại công ty:  Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ thuế GTGT.  Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.  Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng. 27 Phần mềm kế toán Misa 7.9 được công ty đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả đáng kể, giúp đáp ứng được những yêu cầu khắt khe, phức tạp của công việc kế toán, việc lưu trữ trở nên an toàn và ít tốn thời gian hơn. Khi sử dụng máy tính trong công tác kế toán thì cấu trúc của hình thức kế toán vẫn không thay đổi, nó vẫn biểu hiện được quá trình tiêu thụ có xử lý và tổng hợp thông tin thông qua nhập liệu của nhân viên kế toán về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đó kết xuất thành các sổ sách và báo cáo một cách chính xác, đúng theo các quy định của Bộ Tài chính. Vì vậy, nó được xem là cánh tay đắc lực cho kế toán trong việc thu nhận, xử lý thông tin. 4.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 4.5.1 Phân tích khái quát tình hình kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những chuyển biến phức tạp, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước ngày càng cạnh tranh gay gắt. Việc phân tích khái quát tình hình kinh doanh của công ty sẽ giúp ta thấy rõ hơn kết quả hoạt động của công ty trước những yếu tố tác động. Ta có bảng số liệu 4.3 sau: Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, tình hình kinh doanh tại công ty có sự biến động lớn. Cụ thể là, trong năm 2011, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức 907.784 triệu đồng, tăng 4,05% so với năm 2010, ngược lại, năm 2012, chỉ tiêu này chỉ còn 658.874 triệu đồng, giảm 28,12% so với năm 2011. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2012 đạt mức 4.043 triệu đồng, giảm 32,83% so với năm 2011. Ta thấy, trong năm 2012, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh do sự sụt giảm của doanh thu và chi phí nguyên vật liệu tăng lên. Năm 2011, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 907.784 triệu đồng, tăng 3,69% so với năm 2010. Lượng doanh thu tăng lên do công ty mở rộng thì trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong năm 2012, tình hình kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, thị trường hàng hóa bị thu hẹp, sức mua của người tiêu dùng trong và ngoài nước giảm mạnh, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đối mặt với thách thức về nguồn vốn để sản xuất cũng như nguyên liệu khan hiếm và lực lượng lao động không đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật phục vụ sản xuất. 28 Bảng 4.3 :Tình hình kinh doanh của Công ty Cafatex từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị Tỷ lệ ( %) Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ ( %) 884.083 916.668 658.874 32.585 3,69 (257.794) (28,12) 11.673 8.884 0 (2.789) (23,90) (8.884) (100,00) 872.409 907.784 658.874 35.375 4,05 (248.910) (27,42) 804.124 804.079 572.780 (45) (0,005) (231.299) (28,77) 68.285 103.705 86.094 35.420 51,87 (17.611) (16,98) 36.894 28.854 21.046 (8.040) (21,79) (7.808) (27,06) 16.720 17.865 17.393 1.145 6,85 (472) (2,64) 9.417 6.019 4.043 (3.398) (36,09) (1.976) (32,83) Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex 29 4.5.2 Khái quát mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới 4.5.2.1 Mục tiêu kinh doanh của Công ty - Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu với chi phí thấp nhưng vẫn giữ vững được chất lượng ổn định, giảm giá thành sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận. - Tạo công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên. Tiếp tục đãi ngộ tốt hơn đối với những người có kỹ năng, có tay nghề, có đóng góp nhiều cho cho công ty, bằng những hình thức khen thưởng đặc biệt, mức lương hấp dẫn tương xứng với công sức đóng góp cho công ty. - Giữ vững thương hiệu Cafatex tạo được niềm tin trong mối quan hệ với khách hàng ở ngoài nước cũng như trong nước. - Duy trì là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thủy sản. 4.5.2.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới Công ty đặt kế hoạch trong năm 2013, doanh số mục tiêu cho các mặt hàng đạt khoảng trên 37 triệu USD tương đương khoảng 790 tỷ đồng Việt Nam, ước tính tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Khi đó, sản lượng tiêu thụ dự kiến ở mỗi dòng sản phẩm sẽ tăng 20%. Với mục tiêu đó, Ban Lãnh đạo đã đề ra những phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể như sau: a) Về công tác tiếp thị-quảng bá thương hiệu và bán hàng - Tăng cường công tác tiếp thị-quảng bá thương hiệu và bán hàng tại các hội chợ thủy sản trong và ngoài nước, chi phí ước tính cho công tác này sẽ tăng thêm 25%, tương đương khoảng 100 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. - Tổ chức chăm sóc tốt khách hàng hiện có, thu hút thêm khách hàng tiềm năng dưới hình thức tặng quà kèm theo hoặc giảm giá hàng bán, chi phí ước tính tăng thêm cho hoạt động này 1.500 triệu/tấn sản phẩm bán ra. - Xem xét cải tiến nâng cấp các tài liệu dùng cho công tác tiếp thị như cathalogue và website của công ty. - Tiếp tục đào tạo tại chỗ và gởi đào tạo nghiệp vụ tiếp thị và marketing cho cán bộ, nhân viên làm công tác tiếp thị bán hàng nhằm nâng cao khả năng phát triển từ năm 2013 và các năm tiếp theo. b) Về công tác thu mua nguyên liệu Chất lượng tôm nguyên liệu là mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Để sản phẩm của công ty luôn an toàn vệ sinh thực phẩm và có chất lượng vượt trội, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường, giữ được khách hàng trong tình huống thị trường nhập khẩu thủy sản bị thu hẹp như hiện tại, công ty đã đề ra 30 phương hướng thu mua tôm nguyên liệu như sau: - Tôm nuôi công nghiệp (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), chỉ thu mua tôm nuôi công nghiệp trực tiếp tại các nông trại tôm, để có điều kiện kiểm tra, kiểm soát triệt để hóa chất kháng sinh cấm nhằm luôn đảm bảo an toàn cho sản phẩm cung cấp khách hàng ngoài nước. - Đẩy mạnh tập trung mua tôm sú nuôi quản canh để cung cấp đủ thỏa mãn được cho nhu cầu của khách hàng ở thị trường Nhật Bản và một số thị trường khác. - Đẩy mạnh khai thác tôm đánh bắt từ biển theo nhu cầu bán hàng cho nhiều thị trường khác nhau, hiện tại tôm đánh bắt từ biển đang là sản phẩm an toàn hóa chất, kháng sinh cấm cho thị trường nhập khẩu. - Tiếp tục thực hiện theo cách thu mua trực tiếp đến nông trại như hiện nay. - Triển khai hợp đồng hợp tác đầu tư nuôi trồng gia công cá tra xuất khẩu, để nhằm luôn ổn định được nguyên liệu sạch-an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ được chất lượng sản phẩm. c) Về công tác nhân sự, tiền lương - Quan tâm, phát hiện, chọn lựa, đào tạo cán bộ nhân viên trẻ để có đủ nguồn bố trí thay thế cho lực lớn tuổi (đến lúc phải nghỉ hưu), bảo đảm được khả năng kinh doanh ổn định và phát triển của công ty về lâu dài. - Củng cố, xác lập, thực hiện chương trình đào tạo cả lý thuyết lẫn thực hành định kỳ và đột xuất cho 100% nhân viên quản lý, kỷ thuật trong toàn công ty, có đánh giá xác nhận tay nghề và theo dõi kiểm soát được kết quả hoạt động của từng cá nhân để chọn lọc, bố trí kịp thời cho lực lượng kế thừa; đồng thời cũng có điều kiện trả lương-thưởng khuyến khích kịp thời thỏa đáng cho từng đối tượng tham gia lao động ở công ty. Xem đây là chính sách giữ nhân lực có chất lượng hiệu quả cho công ty phát triển bền vững lâu dài. - Tiếp tục quản lý chặt chẽ ngày công, giờ công, chất lượng công việc của cán bộ, công nhân viên sản xuất trực tiếp và cán bộ quản lý-nghiệp vụ; đưa hệ thống máy chấm công tự động vào hoạt động. - Trong năm 2013, công ty dự kiến chuyển đổi hình thức trả lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng, chuyển đổi 30% lương trả theo thời gian, tương đương khoảng 400 triệu đồng, sang trả 400.000 đồng/tấn sản phẩm bán ra. Biện pháp này gắn kết quả bán hàng với lợi ích của người bán. 4.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 4.6.1. Thuận lợi 31 - Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được đặt ngay tại vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, có nguồn lao động dồi dào, có cơ sở hạ tầng khá tốt. - Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thông tin chính xác và kịp thời, từ đó, làm cho hoạt động trong toàn công ty luôn được hài hòa với nhau, từ khâu thu mua, quyết định công nghệ chế biến đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm,… đều đạt được tiêu chuẩn cao, đủ chất lượng để Công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác. - Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Công ty đều được khách hàng ưa chuộng. - Hiện nay, Công ty Cafatex đã tạo được uy tín cao trên thương trường. Chất lượng sản phẩm Công ty ngày càng được ổn định và đa dạng hóa, mặt hàng có giá trị gia tăng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giá trị xuất khẩu ngày càng lớn và lợi nhuận bình ổn qua các năm, thể hiện rõ sự vững chắc trong việc phát triển Công ty và đó là niềm cổ vũ rất lớn cho Công ty. - Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc. 4.6.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi giúp Công ty Cafatex có điều kiện phát triển thì vẫn còn tồn tại những khó khăn phải kể đến: - Vấn đề nguyên liệu đầu vào là một vấn đề nhức nhối không chỉ riêng của Công ty Cafatex mà của tất cả các công ty hoạt động trong nghề. Muốn có thành phẩm phải có nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính thời vụ. Mặt khác, nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao, nên còn có những vụ mùa thất thu lớn đẩy các doanh nghiệp chế biến các loại mặt hàng thủy sản rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Hơn nữa, công ty Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, không gần biển nên nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nên gặp rất nhiều khó 32 khăn. Ngoài ra, ở khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công ty chế biến hàng thủy sản phải kể đến như Cataco, Nam Hải, Agifish,… đa số những công ty này đều xuất khẩu những mặt hàng đông lạnh giống như nhau đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu đầu vào làm số lượng và giá cả nguyên liệu thường xuyên bị biến động, không được ổn định. - Hiện nay, trên thị trường sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, thể hiện ở các chính sách như giảm giá bán, khuyến mãi… mà Công ty từ trước tới nay lại không chú trọng nhiều đến khâu khuyến mãi, vì vậy, những chính sách này đã làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp không ít những khó khăn so với các công ty khác cùng trong ngành. - Mặc dù, đội ngũ Marketing của Công ty tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng còn thiếu về số lượng nên việc thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng là chưa đủ. 33 CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 5.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ thủy sản chung của công ty - Thị trường trong nước: Công ty Cafatex đi đầu trong việc xuất khẩu thủy sản ở nước ta, tuy nhiên nói về tình hình tiêu thụ trong nước thì Công ty đang chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng thủy sản. Công ty không chú trọng nhiều đến thị trường trong nước, mà hiện nay thị trường tiêu thụ thủy sản ở nước ta lại rất có tiềm năng. Qua bảng 5.1 ta thấy tình hình tiêu thụ thủy sản nội địa của Công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm (20102012) và 6 tháng năm 2013. Cụ thể năm 2010 giá trị tổng kim ngạch xuất nội địa là 1.150,25 tấn, đạt 3.326,52 ngàn USD. Sang năm 2011 kim ngạch đã tăng lên 473,1 tấn tương đương với tăng 2.461,26 ngàn USD so với năm 2010. Nhưng qua năm 2012 thì tình hình tiêu thụ nội địa đã có dấu hiệu giảm xuống, trong năm này Công ty chỉ đạt được 827,24 tấn với giá trị 3.175,47 ngàn USD, giảm 2.612,31 ngàn USD so với năm 2011.Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn Công ty cũng chịu ảnh hưởng đến 6 tháng năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu nội địa chỉ còn 61,48 tấn Công ty thu về được 176,91 ngàn USD đã giảm 373,59 tấn so với 6 tháng năm 2012.Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ thủy sản của Công ty Cafatex tại thị trường nội địa tương đối thấp, vì thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho Công ty nhiều doanh thu lẫn lợi nhuận hơn thị trường nội địa nên những năm trước đây Công ty vẫn chưa tập trung chú trọng nhiều đến thị trường trong nước, mà hiện nay thị trường tiêu thụ thủy sản ở nước ta lại rất có tiềm năng. Ngoài ra nguyên nhân chủ yếu ngừơi tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen dùng hàng thủy sản nhiều để phục vụ cho bữa ăn nhiều và do tình hình nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản gặp nhiều khó khăn do thiên tai, chi phí đánh bắt xa bờ cao dẫn đến sản lượng cung ứng thấp…Chủ yếu sản phẩm thủy sản hiện tại được tiêu thụ mạnh ở trung tâm đô thị lớn như là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,… là những thành phố tiêu thụ lượng thủy sản tương đối cao, chủ yếu tại các hệ thống nhà hàng, siêu thị. 34 - Thị trường xuất khẩu : Nhờ vận dụng những phương pháp tiếp thị phong phú, linh hoạt; kiên trì phối hợp với hoàn thiện công nghệ sản xuất, đẩy mạnh quản lý chất lượng, cải tiến phương thức mua bán đáp ứng nhu cầu từng khu vực thị trường và từng loại khách hàng, nên sản lượng, doanh số và lợi nhuận của Cafatex ngày càng tăng nhanh, trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam. Cafatex là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đi tiên phong trong khai phá thị trường châu Âu và là nhà xuất khẩu thủy sản đầu tiên của Việt Nam có mặt ở thị trường Mỹ, ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam.Thương hiệu Cafatex đã tạo được tiếng vang và sản phẩm của Cafatex được tiêu thụ thường xuyên ở thị trường hầu khắp các châu lục trên thế giới như Nhật Bản, Canada, EU, Mỹ, Hồng Kông, Thái Lan, Singapor, Hàn Quốc, ... Cụ thể tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng mạnh đạt 42.050,50 ngàn USD nhưng đến năm 2011 giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm còn 36.227,39 ngàn USD USD tương ứng với giảm 2.185,19 tấn với số tiền 5.823,11 ngàn USD so với năm 2010. Qua năm 2012 trước những khó khăn khách quan do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, cũng như thách thức chủ quan trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản như cạnh tranh không lành mạnh, thiếu nguyên liệu, dịch bệnh vật nuôi, cạnh tranh gay gắt về thu hút lao động, … Cafatex đã chủ động điều chỉnh giảm công suất hoạt động nhằm duy trì kết quả sản xuất kinh doanh ở mức có lợi nhất với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 26.893,73 ngàn USD tương ứng với giảm 9.333,56 ngàn USD so với năm 2011. Sự sụt giảm này kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng chưa cao chỉ đạt 9.410,26 ngàn USD tương ứng với giảm 3.241,31 ngàn USD với 6 tháng đầu năm 2012. Trước những khó khăn của nền kinh tế hiện nay Cafatex cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường kinh tế chung. Tuy nhiên với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, từng quen đối mặt với “sóng gió”. Cafatex luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao đến khách hàng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo được uy tín trên thương trường. Vì vậy, ngay trong thời điểm khó khăn hiện nay, mối quan hệ giữa công ty và các đối tác, khách hàng đều ổn định, nhất là sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Ngoài ra, Cafatex còn là đại diện cho nhiều công ty nước ngoài như Nhật, Mỹ.Từ khi hình thành và phát triển, công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnh vực: chế biến, xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp và xuất uỷ thác) và nhập khẩu. Nhưng hoạt động chính của công ty là chế biến và xuất 35 khẩu các mặt hàng thủy sản. Những năm gần đây, công ty đã đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và hiện nay, công ty cũng đang cố gắng để tiếp tục thực hiện và phát triển hơn nữa các lĩnh vực này ở những năm tiếp theo. Đây là một số lĩnh vực chủ yếu: - Chế biến đóng gói nhỏ các loại thủy hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trực tiếp ở hệ thống các nhà hàng, siêu thị trong và ngoài nước. - Hợp tác chế biến các loại rau, củ, đậu đông lạnh xuất khẩu. - Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hộp xuất khẩu. - Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu. Trong đó, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty: tôm đông block, cá đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp (cá IQF, tôm Nobashi, tôm tươi PTO và các loại thủy sản đông lạnh khác). Nhìn chung, qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 giá trị kim ngạch xuất khẩu đi nước ngoài luôn cao hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu trong nước. Sản phẩm của công ty Cafatex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới. Đặc biệt, vào năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh ở các thị trường, trong đó thị trường Nhật Bản, Canada và thị trường EU tăng mạnh nhất. Tuy nhiên, đến năm 2011-2012 và 6 tháng năm 2013, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty có chiều hướng giảm xuống, nguyên nhân do hai thị trường lớn là thị trường Nhật Bản và thị trường EU có kim ngạch xuất khẩu thấp. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty Canada, Nhật Bản, EU, Uruguay, Hồng Kông, Singgapore, Hàn Quốc… Đây là những thị trường tương đối khó tính yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn. Riêng mặt hàng tôm nguyên con, tôm hấp thị trường Canada có nhu cầu hàng năm rất lớn và ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu sang Canada. Bên cạnh đó, thị trường EU cũng là thị trường tiềm năng và nếu như sản phẩm của Công ty được thâm nhập thị trường này nhiều hơn sẽ tạo nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản của công ty ngày càng cao và mang lại giá trị rất lớn. 36 Bảng 5.1: Tình hình tiêu thụ chung của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: tấn, 1000 USD Năm 2010 Chỉ tiêu 1. Xuất khẩu trực tiếp 2. Xuất nội địa (UTXK) Tổng kim ngạch XK Năm 2011 6th năm 212 Năm 2012 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 7.459,14 42.050,50 5.273,95 36.227,39 3.865,82 26.893,73 1.150,25 3.326,52 1.623,35 5.787,78 827,24 8.609,39 45.377,02 6.897,30 42.015,17 4.693,06 Số lượng 6th năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th 2013/6th 2012 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 2.088,8 12.651,57 1.389,68 9.410,26 (2.185,19) (5.823,11) (1.408,13) (9.333,56) (699,12) (3.241,31) 3.175,47 435,07 1.364,94 61,48 176,91 473,1 2.461,26 (796,11) (2.612,31) (373,59) (1.188,03_ 30.069,20 2.523,87 14.016,51 1.451,16 9.587,17 (1.712,09) (3.361,85) (2.204,24) (11.945,97) (1.072,71) (4.429,34) Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty Cafatex 37 Giá trị 5.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty 5.1.2.1 Tình hình xuất khẩu theo thị trường 5.1.2.1.1 Sản lượng xuất khẩu theo thị trường Qua bảng 5.2 sản lượng xuất khẩu thủy sản theo thị trường của Công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 cho thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty Cafatex hiện nay là ba thị trường chủ lực sau: thị trường Nhật Bản, thị trường Canada và thị trường EU. Đối với các thị trường này thì mặt hàng thủy sản đông lạnh của Công ty đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển này đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của Công ty. Tỷ trọng xuất khẩu ở các thị trường lớn Nhật Bản, Canada và EU quyết định giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm. Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu lớn của Công ty ngoài ra còn có thị trường Mỹ, Canada và EU …. kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều và ổn định ở mỗi năm. Đặc biệt thị trường Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.Cụ thể năm 2010 tổng sản lượng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh là 1.440,26 tấn, tăng cao hơn hẳn so với năm 2011 chỉ đạt 1.055,89 tấn, tương đương tăng 26,69 tấn so với năm 2011.Nguyên nhân của sự tăng này là do Công ty chú trọng đến chất lượng cũng như nhu cầu thủy sản ở nơi đây, và đây cũng được xem là thị trường truyền thống của Cafatex, bên cạnh đó nguồn thủy sản của Công ty chủ yếu được khai thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm nên sản phẩm thủy sản của Công ty có tính bổ dưỡng cao.Chất lượng sản phẩm thủy sản của Công ty được người tiêu dùng ở các thị trường này đánh giá ngang bằng với các sản phẩm thủy sản của Thái Lan và cao hơn các nước Ấn Độ, Bangladesh.Ngoài ra Công ty đang chú ý nhiều hơn vào việc đầu tư công nghệ - khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng nên tính cạnh tranh thủy sản xuất khẩu. Đến năm 2012 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm mạnh, trong năm công ty chỉ xuất được 957,32 tấn giảm 98,57 tấn tương ứng với giảm 9,34% so với năm 2011. Qua 6 tháng năm 2013 sản lượng xuất khẩu của Công ty còn 419,21 tấn giảm 39,98% so với 6 tháng năm 2012.Từ đó ta có thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty ở thị trường này chưa được ổn định, với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản đã bị chậm lại.Nguyên nhân là do sự cạnh tranh trực tiếp giữa công ty Cafatex với các doanh nghiệp trong nước như Caminex, Cataco, Seaprodex,…Sự cạnh tranh của Công ty với các doanh nghiệp ở những nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaixia,…Tuy nhiên, so với các thị trường khác thì thị trường Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng đối với công ty, thị trường này đứng đầu trong các thị trường 38 mà Công ty xuất khẩu. Các món ăn được ưa thích của người Nhật cho thấy có nhu cầu đa dạng về thủy sản dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như tôm, cá ngừ, cá các loại… từ đó, có thể xác định được sản phẩm nào có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Do đó, công ty Cafatex cần phải làm tăng tỷ trọng các mặt hàng như tôm block, tôm Nobashi, tôm sushi, tôm Tempura,các đặc sản khác và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin thị trường, tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật. Thị trường Canada: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Canada có nhiều sự thay đổi, năm 2010 sản lượng xuất khẩu đạt 239,38 tấn và tăng mạnh nhất trong năm 2011 là 529,96 tấn tương ứng tăng 290,58 tấn với tỷ lệ 121,39% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh ở thị trường này là do công ty thấy được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng nơi đây để nắm bắt những lợi thế và những cơ hội tốt nhất nhằm cạnh tranh tốt với các công ty khác để phát triển mạnh hơn nữa sản phẩm của công ty ở thị trường Canada bên cạnh đó thì công ty còn phải ra sức tập trung và nỗ lực để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm chủ động hơn về thị trường. Đến năm 2012 nhu cầu thủy sản của thị trường này đã giảm xuống chỉ còn 485,89 tấn tương đương giảm 8,32% so với năm 2011. Qua 6 tháng đầu năm 2013 tình hình xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm đáng kể chỉ còn 79,44 tấn giảm 203,91 tấn so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng với giảm 71,96% do nhu cầu sử dụng thủy sản của người dân có phần chậm lại. Nhưng nguyên nhân giảm chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở các nước. Mặc dù tình hình xuất khẩu của Công ty ở thị trường Canada gặp không ít những khó khăn nhưng bên cạnh đó, Việt Nam nói chung và Công ty Cafatex nói riêng vẫn có được sự đồng tình từ các doanh nghiệp lớn trên nước Canada, các công ty của Canada cũng đánh giá Việt Nam là một thị trường ổn định tăng trưởng nhanh và nhiều hứa hẹn, điều đó cũng đem đến cho công ty Cafatex nhiều cơ hội tốt . Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu của Công ty nên Công ty cần phải quan sát thật chính xác và rõ ràng. Qua báo cáo xuất khẩu của Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu đã có sự giảm sút qua từng năm cụ thể ở một số thị trường: năm 2010 Công ty xuất khẩu 951,38 tấn sang thị trường Đức . Đến năm 2011 đã có sự giảm nhẹ còn 925,37 tấn. Sang năm 2012 sản lượng xuất khẩu đã giảm một cách trầm trọng chỉ còn lại 64,8 tấn trong năm này. Bên cạnh đó thị trường Hà Lan cũng giảm một cách đáng kể , năm 2010 Công ty xuất khẩu 421,66 tấn. Đến năm 2011 sản lượng này giảm xuống một nửa 39 còn 232,47 tấn . Sang năm 2012 sản lượng xuất khẩu giảm còn 88,94 tấn. Qua đó có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã sụt giảm nghiêm trọng nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng ở các nước phát triển giảm mạnh do suy thoái kinh tế dẫn đến áp lực cạnh tranh tăng cao. Đặc biệt sự hạn chế về nguồn cung cấp thông tin cũng như thẩm định năng lực đối tác nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng và tranh chấp thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thị trường EU là thị trường được nhiều doanh nghiệp của các nước quan tâm mở rộng trong thời gian tới, chính vì vậy, muốn giữ vững được thị trường này thì Công ty phải đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Đức,Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan,…  Tóm lại, dù có những biến động lớn về thị trường nhưng tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafatex đã có những chuyển biến tích cực, mặc dù, giá trị kim ngạch xuất khẩu nói chung của tất cả các thị trường qua ba năm có sự sụt giảm nhưng tình hình kinh doanh của Công ty vẫn đạt hiệu quả. Hơn nữa, thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản, Canada và đặc biệt là Châu Âu – một thị trường vốn rất khó tính – đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong khi thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng giá trị kim ngạch có sự suy giảm thì ngoài thị trường EU là thị trường mới giúp công ty tăng kim ngạch xuất khẩu, còn có một thị truờng khác đó là thị trường xuất khẩu uỷ thác. Chính xuất khẩu uỷ thác cũng đã góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao. Qua đó cho thấy Công ty đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường, cải tiến kỹ thuật công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được kết quả và hiệu quả xuất khẩu cao. 40 Bảng 5.2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm( 2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: tấn Chỉ tiêu Nhật Bản Hồng Kông Ý Đức Colombia Tây Ban Nha Hà Lan Pháp Mỹ Libăng Úc Singapore Canada Thụy Sỹ Uruguay Hàn Quốc Chile Các nước khác Tổng sản lượng Năm 2010 1.440,26 93,27 23,72 951,38 352,77 303,66 421,66 78,43 223,50 93,24 117,5 300,24 239,38 287,69 317,14 39,60 159,09 2.016,61 7.459,14 Năm 2011 1.055,89 88,00 64,56 925,37 167,42 121,65 232,47 170,36 61,63 34,48 42,24 119,21 529,96 159,63 217,19 88,90 220,35 974,64 5.273,95 Năm 2012 957,32 135,45 0,00 64,8 0,00 53,35 88,94 38,00 18,35 13,66 135,61 43,20 485,89 194,55 162,69 82,54 170,49 1.220,98 3.865,82 6th năm 2012 6th năm 2013 698,43 47,12 89,26 64,78 17,89 283,35 66,07 98,72 32,45 690,73 2.088,80 419,21 73,33 17,51 24,00 50,74 79,44 86,96 61,24 95,35 481,9 1.389,68 41 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % (9,34) (384,37) (26,69) (98,57) (5,65) (53,92) (5,27) 47,45 172,18 (100) 40,84 (64,56) (2,73) (26,01) (860,57) (93,00) (100) (185,35) (52,54) (167,42) (182,01) (59,94) (68,3) (56,14) (189,19) (44.87) (143,53) (61,74) 91,93 117,21 (132,36) (77,69) (72,43) (161,87) (43,28) (70,23) (58,76) (63,02) (20,82) (60,38) 221,05 (75,26) (64,05) 93,37 (181,03) (60,30) (76,01) (63,76) (8,32) 290,58 121,39 (44,07) 21,88 (128,06) (44,51) 34,92 (31,52) (25,09) (99,95) (54,5) 124,50 (7,15) 49,3 (6,36) 38,51 61,26 (49,86) (22,63) (1.041,97) (51,67) 246,34 25,27 (2.185,19) (29,30) (1.408,13) (26,70) Chênh lệch 6th 2013/6th 2012 Giá trị % (279,22) (39,98) 26,21 55,62 (71,75) (80,38) (40,78) (62,95) 32,85 183,62 (203,91) (71,96) 20,89 31,62 (37,48) (37,97) 62,9 193,84 (208,83) (30,23) (699,12) (33,47) 5.1.2.1.2 Doanh số xuất khẩu theo thị trường Thị trường Nhật Bản:Do Công ty Cafatex xuất khẩu gần như 100% sản phẩm của mình, sản lượng bán ra ở thị trường nội địa ít và không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty. Chủ yếu doanh thu Công ty thu về ở thị trường xuất khẩu. Qua bảng số liệu 5.3 ta thấy thị trường xuất khẩu tại Nhật Bản tăng mạnh trong năm 2010 dẫn đến doanh thu của công ty ở thị trường này tăng mạnh hơn cả cụ thể đạt 17.103,07 ngàn USD nhưng đến năm 2011 thị trường này lại giảm lại chỉ còn 14.968,93 ngàn USD tương ứng giảm 2.134,14 ngàn USD với tỷ lệ giảm 12,48% so với năm 2010. Sang năm 2012 tổng doanh thu thị trường này lại có xu hướng giảm xuống thấp cụ thể chỉ đạt 13.216,87 ngàn USD tương đương giảm hơn 1.752,06 ngàn USD so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình doanh thu cũng không có gì khả quan hơn, doanh thu chỉ còn 5.369,36 ngàn USD tương ứng giảm 1.590,89 ngàn USD với tỷ lệ giảm 22,86% so với năm 6 tháng năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do nhu cầu tiêu dùng của người dân có xu hướng chậm lại, mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và doanh thu xuất khẩu thủy sản vào thị trường này chiếm tỷ trọng tương đối lớn, nhưng công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn mà công ty cần phải quan tâm. Thị trường Canada: Qua bảng 5.3 cho thấy tại thị trường Canada vào năm 2011 Công ty đạt doanh thu cao nhất qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu tăng 3.380,67 ngàn USD tương đương tăng 2.553,98 ngàn USD với tỷ lệ tăng 308,94% so với năm 2010.Năm 2012 tổng doanh thu đã giảm xuống còn 2.558,42 ngàn USD tương đương giảm 822,25 ngàn USD so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu ở thị trường Canada đã giảm chỉ còn 267,79 ngàn USD tương ứng giảm 1.167,81 ngàn USD với tỷ lệ giảm 81,35% so với 6 tháng năm 2012 , doanh thu đã giảm đi một khoảng tương đối cao, nhưng thị trường Canada vẫn là một thị trường xuất khẩu lớn của công ty Cafatex. Ngoài ra, để xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường rộng lớn này, thì Công ty phải có thật nhiều biện pháp tối ưu để tiếp cận và thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến của vụ kiện cũng như diễn biến về tình hình mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định phương án kinh doanh của Công ty cho phù hợp. Và hiện nay, công ty Cafatex cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng tỷ trọng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng để xuất vào thị trường này , mặt khác nâng cao hiệu quả sản xuất, để giảm áp lực do công suất chế biến tăng quá nhanh so với tốc độ tăng nguyên liệu 42 đưa vào chế biến. Vì vậy, việc nỗ lực để giữ thị trường Canada đóng vai trò rất cần thiết kể cả vấn đề thị phần tại thị trường này có thể giảm xuống. Thị trường EU: Năm 2010 doanh thu ở thị trường này tương đối triển vọng: Cụ thể ở Đức doanh thu đạt 3.389,71 ngàn USD trong năm và ở Hà Lan doanh thu đạt 1.522,00 ngàn USD. Sang năm 2011 doanh thu ở thị trường này tăng mạnh do nhu cầu về thủy sản ở khu vực này tăng nhanh, ở Đức đạt 3.819,02 ngàn USD tăng tương ứng là 429,31 ngàn USD so với năm 2010 . Tại Hà Lan thì doanh thu cũng tăng đáng kể trong năm 2011 đạt 1.980,84 ngàn USD tương ứng với mức tăng là 458,84 ngàn USD với tỷ lệ tăng 30,15% so với năm 2010. Nhưng qua năm 2012 xu hướng đà tăng đã giảm lại ở Đức doanh số chỉ còn 680,4 ngàn USD tương ứng giảm 3.138,62 ngàn USD đã giảm 82,18% so với năm 2011.Tại Hà Lan doanh số năm 2012 cũng giảm tương tự chỉ đạt 358,66 ngàn USD tương ứng giảm 1.622,18 ngàn USD so với năm 2011. Đây cũng là thị trường tiềm năng và khó chịu nhất trong các thị trường xuất khẩu của Công ty nên Công ty cần phải có chiến lược hợp lý để tiếp cận nhằm đẩy mạnh doanh thu của công ty ở ngay thị trường này. Qua bảng số liệu về tình hình doanh thu của Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu qua 3 năm không ngừng tăng từ năm 2010 cho đến năm 2011 và có xu hướng giảm xuống trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do đó Công ty cần có chính sách tốt để nỗ lực trong việc tìm thị trường để bù lại sự mất mát ở thị trường khác trong những năm qua do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. 43 Bảng 5.3: Doanh số xuất khẩu thủy sản theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm( 2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu Nhật Bản Hồng Kông Ý Đức Colombia Tây Ban Nha Hà Lan Pháp Mỹ Libăng Úc Singapore Canada Thụy Sỹ Uruguay Hàn Quốc Chile Các nước khác Tổng doanh thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 17.103,07 751,831 77,27 3.389,71 858,32 1.031,36 1.522,00 457,43 3.570,70 393,64 315,49 1.288,16 826,69 1.723,85 1.101,96 232,06 463,75 6.943,21 42.050,50 14.968,93 829,75 403,59 3.819,02 482,37 669,31 1.980,84 1.536,76 865,00 161,69 129,97 548,56 3.380,67 846,55 909,51 431,93 817,98 3.444,96 36.227,39 13.216,87 461,68 0,00 680,4 0,00 263,85 358,66 352,37 341,24 187,58 380,16 136,40 2.558,42 840,25 767,03 546,09 572,03 5.230,7 26.893,73 6th năm 2012 6th năm 2013 6.960,25 198,36 156,73 164,64 168,32 1.435,60 369,53 431,95 260,67 2.505,52 12.651,57 5.369,36 215,90 66,00 220,80 135,52 267,79 404,48 206,97 442,81 2.080,63 9.410,26 44 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % (2.134,14) (12,48) 10,36 77,92 326,32 422,31 12,67 429,31 (375,95) (43,80) (362,05) (35,10) 30,15 458,84 1.079,33 235,96 (2.705,7) (75,78) (231,95) (58,92) (185,52) (58,80) (739,6) (57,42) 2.553,98 308,94 (877,3) (50,89) (192,45) (17,46) 86,13 199,87 76,38 354,23 (3.498,25) (50,38) (5.823,11) (13,85) Chênh lệch Chênh lệch 6th 2012/2011 2013/6th 2012 Giá trị % Giá trị % (1.752,06) (11,70) (1.590,89) (22,86) 17,54 8,84 (368,07) (44,36) (100) (403,59) (3.138,62) (82,18) (100) (482,37) (90,73) (57,89) (405,46) (60,58) (1.622,18) (81,90) 56,16 34,11 (1.184,39) (77,07) (60,55) (523,76) (25,89) (16,01) (32,8) (19,49) 250,19 192,50 (412,16) (75,13) (822,25) (24,32) (1.167,81) (81,35) (0,74) 34,95 9,46 (6,3) (15,67) (224,98) (52,08) (142,48) 26,43 182,14 69,87 114,16 (245,95) (30,07) 1.785,74 51,84 (424,89) (16,96) (9.333,56) (25,76) (3.241,31) (25,62) 5.1.2.2 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng tại thị trường xuất khẩu 5.1.2.2.1 Sản lượng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Qua số liệu sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của bảng 5.4, ta thấy tổng sản lượng qua 3 năm và 6 tháng năm 2013 đều có sự giảm sút, cụ thể : năm 2011 so với năm 2010 giảm 2.185,19 tấn tương đương giảm 29,30%. Qua năm 2012 tiếp tục giảm 26,7% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng sản lượng giảm 699,12 tấn so với 6 tháng năm 2012 với tỷ lệ giảm 33,47% . Tuy là công ty Cafatex đã nỗ lực rất lớn trong việc cải tạo điều kiện sản xuất, môi trường và đổi mới công nghệ, chủng loại, mẫu mã, bao bì… nhưng một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu vẫn chưa được phong phú còn chiếm tỷ lệ thấp như tôm hấp , tôm shushi, tôm Tempurra tiêu thụ không được cao. - Mặt hàng tôm đông block và cá đông block của sản phẩm đông block truyền thống của Công ty chủ yếu xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản và thị trường Canada, tại hai thị trường này sản lượng tôm và cá đông block tiêu thụ rất mạnh chiếm khoảng hơn 1/2 số sản lượng đông block xuất khẩu. Mặt hàng tôm đông block có sản lượng tiêu thụ luôn cao hơn mặt hàng cá đông block, vì giá xuất khẩu tôm đông truyền thống tương đối thấp. Điều này cũng đã góp phần làm giảm đi phần nào lợi nhuận của Công ty, do đó, trong những năm sắp tới Công ty sẽ ký những hợp đồng với các loại sản phẩm cá đông truyền thống nhiều hơn để gia tăng doanh thu lẫn lợi nhuận cho Công ty. - Đối với sản phẩm cao cấp thì trong đó mặt hàng cá IQF và tôm tươi PTO giữ vai trò tiên phong trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Sản phẩm cá hồi là mặt hàng mới của Công ty, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến và xuất khẩu sản phẩm này vào năm 2012, thị trường chủ lực của công ty Cafatex ở thị trường quen thuộc như Nhật Bản và EU,… trong đó Nhật Bản là thị trường quan trọng nhất. Trong 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013 thì thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ sản lượng tôm Nobashi và tôm EBIFRY của Công ty nhiều nhất so với các mặt hàng thủy sản đông lạnh khác. Nhìn chung, về sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp thì các mặt hàng thủy sản cao cấp luôn tăng cao hơn các mặt hàng đông block. Mặt hàng cá IQF, tôm Nobashi và tôm tươi PTO có thể đáp ứng được những thị trường khó tính như thị trường Nhật, Canada và EU. Do đó, công ty cũng đang cố gắng đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân ngày càng tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất để những mặt hàng thủy sản này đến được các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của công ty. 45 Bảng 5.4: Sản lượng tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: tấn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th năm 2012 1.188,07 644,99 718,18 267,43 469,58 348,44 394,48 718,49 296,55 6.249,87 4.672,08 150,90 Chênh lệch 2011/2010 6th năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % 73,19 11,35 Chênh lệch 6th 2013/6th 2012 Giá trị % 62,12 23,23 329,55 Giá trị (543,08) % (45,71) 184,55 131,75 (121,14) (25,8) 46,04 13,21 (52,18) (28,16) 323,70 82,88 197,80 (421,94) (58,73) 27,15 9,16 114,92 138,66 4.626,46 3.119,27 112,32 3.123,73 2.004,74 104,46 105,59 1.818,34 1.327,37 50,44 1.039,9 703,75 47,59 (1.623,41) (1.552,81) (36,58) (25,98) (33,24) (25,57) (1.502,73) (1.114,53) 104,46 (6,73) (32,48) (35,73) (6,00) (778,44) (633,62) (2,85) (42,81) (49,98) (5,65) 347,58 355,14 204,00 101,09 96,76 7,56 2,18 (151,14) (42,56) (4,33) (4,28) 91,25 84,08 47,50 29,24 4,95 (7,17) (7,86) (36,58) (43,51) (24,29) (83,07) Tôm nguyên con 333,33 267,41 54,95 16,12 12,60 (65,92) (19,78) (212,46) (79,45) (3,52) (21,84) Tôm tươi PTO 507,13 300,34 289,34 198,00 128,32 (206,79) (40,78) (11) (3,66) (69,68) (35,19) Tôm shushi 42,82 80,92 91,67 55,33 29,33 38.1 88,98 10,75 13,28 (26) (47) Tôm Tempura 84,65 94,27 148,95 40,75 16,60 9,62 11,36 54,68 (58,00) (24,15) (59,26) Thẻ PD 20,13 212,71 24,54 - - 192,58 956,68 (188,17) (88,46) - - Sắt PD - - 47,99 - - - - 47,99 - - - 21,2 2,5 23,91 3,03 20,23 (18,7) (88,2) 21,41 856,4 17,2 567,66 7.459,14 5.273,95 3.865,82 2.088,80 1.389,68 (2.185,19) (29,30) (1.408,13) (26,70) (699,12) (33,47) 1. Sản phẩm đông block truyền thống Cá block Tôm block 2. Sản phẩm cao cấp Cá IQF Cá hồi Tôm EBIFRY Tôm Nobashi Tôm hấp Thủy sản khác Tổng sản lượng Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty Cafatex 46 5.1.2.2.2 Doanh số xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Doanh thu của Công ty chủ yếu thu được từ hoạt động xuất khẩu thủy sản, trong đó doanh số từ sản phẩm cao cấp luôn cao hơn doanh số từ sản phẩm đông block truyền thống. Thông qua bảng số liệu 5.5 doanh số tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu , ta có thể kết luận và đánh giá tình hình doanh số như sau: Doanh số thu được từ thị trường xuất khẩu năm 2010 đạt cao nhất trong ba năm là 42.050,50 ngàn USD, trong đó, doanh số bán của sản phẩm đông block truyền thống đạt giá trị là 9.978,8 ngàn USD và doanh số bán của sản phẩm cao cấp là 31.986,78 ngàn USD .Chứng tỏ rằng doanh số của sản phẩm cao cấp mà Công ty thu được gấp ba lần so với doanh số sản phẩm đông block truyền thống. Sở dĩ, doanh số bán của sản phẩm cao cấp này cao hơn là do sản lượng của sản phẩm cá IQF, tôm tươi PTO, tôm Nobashi, tôm EBIFRY và tôm nguyên con bán ra tăng nhiều hơn so với sản phẩm đông block, cho thấy sự tiếp nhận của thị trường đối với sản phẩm này rất khả quan.Qua năm 2011 thì doanh số tiêu thụ của Công ty đã có dấu hiệu không tốt tổng doanh thu đã giảm 5.823,11 ngàn USD, tương đương với giảm 13,85 % so với năm 2010 do hai nhóm sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp đã giảm xuống. Cụ thể tôm block đã giảm 4.325,63 ngàn USD với tỷ lệ giảm 49,91 %, bên cạnh đó sản phẩm cá IQF cũng giảm 16,04 %, tôm hấp 20,52% .Riêng hai mặt hàng tôm Shushi và tôm Tempura có doanh số tăng đều qua ba năm là do thị trường tiêu thụ chính của hai sản phẩm này chủ yếu là Nhật Bản và Châu Âu mà mặt hàng tôm Shushi đặc biệt được khách hàng Nhật Bản và Châu Âu ưa chuộng vì tập quán của người dân nước Nhật rất thích món shushi. Đồng thời, trên thế giới người ta bắt đầu ưa thích các món ăn truyền thống của các nước và trên các quốc gia ở Châu Âu đã xuất hiện các hình thức kinh doanh các món ăn truyền thống của các quốc gia nên tôm Shushi và tôm Tempura đặc biệt được tiêu thụ nhiều ở các thị trường này. Qua đến năm 2012 và 6 tháng năm 2013 thì doanh số tiêu thụ vẫn tiếp tục theo chiều hướng đi xuống , tổng doanh thu năm 2012 đã giảm 9.333,66 ngàn USD tương đương giảm 25,76 % so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số tiêu thụ cũng đã giảm 3.241,31 ngàn USD với tỷ lệ giảm là 25,62 % so với 6 tháng năm 2012 chủ yếu do các mặt hàng của sản phẩm cao cấp đã giảm sút, cụ thể mặt hàng tôm nguyên con đã giảm 2.157,95 ngàn USD, giảm 76,94 % ; tôm Nobashi giảm 2.627,54 ngàn USD với tỷ lệ giảm 42,42 % ; cá IQF giảm 4.726,06 ngàn USD, giảm 43,03 % so với năm 2011. 47 Bảng 5.5: Doanh số tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % 6th năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Chênh lệch 6th 2013/6th 2012 Giá trị % 1. Sản phẩm đông block truyền thống Cá block 9.978,8 5.517,07 5.590,36 1.732,63 2.497,22 (4.461,73) (44,71) 73,29 1,33 764,59 44,13 1.311,14 1.175,04 1.200,16 612,59 370,22 (136,1) (10,38) 25,12 2,14 (242,37) (39,56) Tôm block 8.667,66 4.342,03 4.390,20 1.120,04 2.127,00 (4.325,63) (49,91) 48,17 1,11 1.006,96 89,9 31.986,78 13.083,08 - 30.698,18 10.983,94 - 21.189,55 6.257,88 1.254,51 10.903,89 4.175,58 - 6.823,76 2.201,08 - (1.288,6) (2.099,14) - (4,03) (16,04) - (9.508,63) (4.726,06) 1.254,51 (30,97) (43,03) - (4.080,13) (1.974,5) - (37,42) (47,29) - Tôm EBIFRY 1.635,70 1.374,25 1.121,86 538,72 554,75 (261,45) (15,98) (252,39) (18,37) 16,03 2,98 Tôm Nobashi 5.190,4 6.194,73 3.567,19 1.793,43 1.657,95 1.004,33 19,35 (2.627,54) (42,42) (135,48) (7,55) Tôm hấp 1.044,96 830,53 620,89 358,49 59,20 (214,43) (20,52) (209,64) (25,24) (299,29) (83,49) Tôm nguyên con 3.019,17 2.804,67 646,72 205,97 151,60 (214,5) (37,78) (684,58) (18,16) (757,81) (35,91) Tôm tươi PTO 6.059,42 3.770,24 3.085,66 2.110,26 1.352,45 (2.289,18) (37,78) (684,58) (18,16) (757,81) (35,91) 713,47 1.621,32 1.959,60 1.196,19 643,06 907,85 127,24 338,28 20,86 (553,13) (46,24) 1.065,33 1.355,10 2.155,77 525,25 203,67 289,77 27,2 800,67 59,09 (321,58) (61,22) Thẻ PD 175,25 1.763,40 192,14 - - 1.588,15 906,22 (1.571,26) (89,1) - - Sắt PD - - 327,33 - - - - 327,33 - - - 84,92 12,14 113,82 15,05 89,28 (72,78) (85,7) 101,68 837,56 74,23 493,22 42.050,50 36.227,39 26.893,73 12.651,57 9.410,26 (5.823,11) (13,85) Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty Cafatex (9.333,66) (25,76) (3.241,31) (25,62) 2. Sản phẩm cao cấp Cá IQF Cá hồi Tôm shushi Tôm Tempura Thủy sản khác Tổng doanh thu 48 Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút kéo dài như vậy là do dịch bệnh trên tôm, diện tích nuôi cá giảm do nông dân thiếu vốn và giá cá bất ổn. Các doanh nghiệp khó thu mua nguyên liệu vì nông dân không bán chịu trong khi vòng quay vốn chậm do thị trường tiêu thụ khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các chính sách còn nhiều bất cập đã làm tăng chi phí, đội giá thành sản xuất và giảm sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí như thuế bảo vệ môi trường, phí công đoàn, phí kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu, phí kiểm dịch thú y... Cụ thể, bao bì túi PE, PA các loại là vật tư không thể thiếu trong chế biến thủy sản xuất khẩu, được sử dụng đa dạng và thông dụng. Khoản chi phí này tương đương 0,1 USD/1kg sản phẩm thủy sản trong giá thành xuất khẩu. Chi phí kiểm nghiệm lô hàng thành phẩm trước khi xuất khẩu đã tăng trung bình 1,5 2 lần so với trước đây. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng cùng các biện pháp, thủ tục kiểm soát khiến đa phần các lô hàng phải chờ 7 - 10 ngày trước khi xuất khẩu, dẫn đến doanh nghiệp phải chịu thêm phí lưu kho bãi. 5.1.3 Phân tích tình hình tiêu thụ nội địa thủy sản của công ty 5.1.3.1 Tình hình tiêu thụ nội địa theo thị trường 5.1.3.1.1 Sản lượng tiêu thụ nội địa theo thị trường Qua bảng số liệu 5.6 cho thấy tổng sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước tăng giảm qua các năm. Tổng sản lượng năm 2010 đạt 1.150,25 tấn, cho đến năm 2011 tổng sản lượng của công ty tăng mạnh đạt 1.623,35 tấn tương ứng tăng 473,1 tấn với tỷ lệ tăng 41,13% so với năm 2010.Đến năm 2012 tổng sản lượng giảm xuống chỉ còn 827,24 tấn tương đương với mức giảm 796,11 tấn với tỷ lệ giảm là 49,04% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 xu hướng giảm rõ rệt xuống còn 61,48 tấn tương đương với tỷ lệ giảm là 373,59 tấn so với 6 tháng năm 2012 .Nguyên nhân là do Công ty chưa chú trọng nhiều đến thị trường trong nước, mà hiện nay thị trường tiêu thụ thủy sản ở nước ta lại rất có tiềm năng. Do đó, Công ty cần phải quan tâm nhiều hơn thị trường trong nước . Cùng với sự giàu lên, hiện đại lên nhanh chóng của đời sống kinh tế, dẫn đến xu hướng ở mỗi người dân bắt đầu đề cao cái ngon và cái sang trong bữa ăn của mỗi gia đình và mức tiêu dùng thực phẩm sẽ ngày một tăng cao, đặc biệt là ngày nay nhân dân đã có xu thế thiên về sử dụng thực phẩm ít béo nên sản phẩm cá, tôm, mực và sản phẩm gốc là thủy sản trở thành loại thực phẩm chiếm phần quan trọng. Chính vì vậy, thời gian qua Công ty đã bỏ phí mất phần nào doanh thu và lợi nhuận của mình khi không chú trọng và đẩy mạnh việc mở rộng thị trường nội địa. 49 Bảng 5.6: Sản lượng tiêu thụ nội địa theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm( 2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: tấn 6th năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Chênh lệch 6th 2013/6th 2012 Giá trị % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th năm 2012 Việt Nam 1.150,25 1.623,35 827,24 435,07 61,48 473,1 41,13 (796,11) (49,04) (373,59) (85,87) Tổng sản lượng 1.150,25 1.623,35 827,24 435,07 61,48 473,1 41,13 (796,11) (49,04) (373,59) (85,87) Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty Cafatex 50 5.1.3.1.2 Doanh số tiêu thụ nội địa theo thị trường Tình hình tiêu thụ thủy sản của công ty tại thị trường nội địa tương đối thấp, vì thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho công ty nhiều doanh thu lẫn lợi nhuận hơn thị trường nội địa, nên công ty vẫn chưa tập trung nhiều đến thị trường trong nước. Qua bảng số liệu 5.7 ta thấy tình hình doanh thu qua các năm có chiều hướng tăng giảm trái chiều, cụ thể vào năm 2010 doanh thu chỉ đạt 3.326,52 ngàn USD.Sang năm 2011 tổng doanh thu có xu hướng tăng đáng kể đạt 5.787,78 ngàn USD tương ứng tăng 2.461,26 ngàn USD với tỷ lệ tăng 73,99% so với năm 2010. Đến năm 2012 khi tình hình nguyên liệu gặp khó khăn mà Công ty lại không chú trọng nhiều đến thị trường trong nước nên sản lượng của công ty sản xuất ra được hầu như đều tập trung vào thị trường xuất khẩu vào năm này doanh thu của Công ty chỉ còn 3.175,47 ngàn USD tương ứng với mức giảm 2.612,31 ngàn USD, giảm 45,13% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu của công ty giảm mạnh chỉ còn 176,1 ngàn USD tương ứng với mức giảm 1.188,03 ngàn USD so với 6 tháng năm 2012.Từ khi hình thành và phát triển, công ty chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động ở các lĩnh vực chế biến thủy sản ở trong nước. Nhưng hoạt động chính của công ty là chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ra thị trường nước ngoài. Do đó tổng doanh thu có xu hướng tăng không đáng kể. Những năm gần đây, công ty đã đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và hiện nay, công ty cũng đang cố gắng để tiếp tục thực hiện và phát triển hơn nữa các lĩnh vực này ở những năm tiếp theo. 51 Bảng 5.7: Doanh số tiêu thụ nội địa theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm( 2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: 1000 USD 6th năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Chênh lệch 6th 2013/6th 2012 Giá trị % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th năm 2012 Việt Nam 3.326,52 5.787,78 3.175,47 1.364,94 176,91 2.461,26 73,99 (2.612,31) (45,13) (1.188,03) (87,04) Tổng doanh thu 3.326,52 5.787,78 3.175,47 1.364,94 176,91 2.461,26 73,99 (2.612,31) (45,13) (1.188,03) (87,04) Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty Cafatex 52 5.1.3.2 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng tại thị trường nội địa 5.1.3.2.1 Sản lượng tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng Tình hình tiêu thụ thủy sản của Công ty Cafatex tại thị trường nội địa tương đối thấp. Sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty là sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp, trong đó thì tôm và cá là hai loại sản phẩm chính của Công ty. Qua bảng 5.8 sản lượng tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng thì ta thấy rằng sản phẩm cao cấp tiêu thụ mạnh hơn sản phẩm đông block truyền thống, cụ thể như sau: - Sản phẩm đông block truyền thống:Trong 3 năm (2010 -2012) và 6 tháng năm 2013 sản phẩm tôm và cá đông block chiếm sản lượng cao nhất .Cụ thể: Cá đông block luôn chiếm sản lượng cao hơn tôm đông block. Đối với sản phẩm tôm thì sản lượng tôm năm 2011 tăng hơn năm 2010 một lượng là 120,89 tấn đạt tỷ trọng là 266,69% và đến năm 2012 thì sản lượng tôm lại giảm xuống đột ngột so với năm 2011 là 100,54 tấn tương đương giảm 60,49% .Sang 6 tháng năm 2013 thì sản lượng tiêu thụ lại tiếp tục giảm 6,11 tấn so với 6 tháng năm 2012 với tỷ lệ giảm 81,47% . Còn đối với mặt hàng cá đông block thì sản lượng cá tiêu thụ ngày một tăng rất cao, tiêu biểu như năm 2010 thì sản lượng cá đông block tiêu thụ chỉ 138,6 tấn thì đến năm 2011 sản lượng tiêu thụ đã tăng lên 246,47 tấn với tỷ lệ tăng 77,8% một sản lượng rất cao.Vào năm 2012 thì sản lượng cá tiêu thụ đã đem lại sự bất ngờ cho Công ty khi sản lượng cá tăng lên đến 331,2 tấn tăng 84,73 tấn so với năm 2011 tương đương tăng 34,38%.Qua 6 tháng năm 2013 thì đã có dấu hiệu giảm sút so với 6 tháng năm 2012 giảm một lượng 147,99 tấn với tỷ lệ giảm 95,35%. Ngoài ra, năm 2011 thì Công ty đã bắt đầu tiêu thụ được 0,46 tấn mực đông block đầu tiên, điều đó đã làm cho Công ty phấn khởi hơn và bắt đầu tập trung cao vào tình hình tiêu thụ ở thị trường nội địa để đẩy mạnh sự phát triển và đi lên của Công ty. - Sản phẩm cao cấp: Trong 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013 tuy sản phẩm cao cấp tiêu thụ mạnh hơn sản phẩm đông block truyền thống nhưng lại có sự biến động liên tục. Vào năm 2010 tổng sản lượng cao cấp tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt 966,08 tấn đến năm 2011 tăng lên 1.206,6 tấn sang năm 2012 sản lượng đã giảm xuống nghiêm trọng chỉ còn 430,35 tấn giảm 64,33% so với năm 2011.Đến 6 tháng năm 2013 giảm xuống 219,53 tấn so với 6 tháng năm 2012 với tỷ lệ giảm 80,6%. Ngoài cá IQF và tôm EBIFRY chiếm tỷ trọng cao thì còn có sản phẩm tôm tươi PTO, tôm shushi và tôm Tempura cũng chiếm một sản lượng tiêu thụ tương đối. Từ năm 2010 đến 2011 thì sản lượng tiêu thụ của cá IQF luôn tăng cụ thể tăng 218,96 tấn với tỷ 53 lệ tăng 23,36% . Đến năm 2012 và qua 6 tháng năm 2013 thì bắt đầu có dấu hiệu giảm.Cá là mặt hàng mang lại cho công ty khá nhiều lợi nhuận và ít vốn, giá bán lại thấp. Vì vậy, công ty nên có những giải pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ cá nhiều hơn nữa để doanh thu của Công ty ngày một tăng.  Qua phân tích về sản lượng của sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp của công ty Cafatex ta thấy rõ rằng ở thị trường nội địa thì hai loại sản phẩm này tăng giảm không tương đồng nhau, năm 2010 và năm 2011 thì sản phẩm cao cấp tăng một cách đáng kinh ngạc trong khi đó thì năm 2012 và 6 tháng năm 2013 lại giảm xuống. Từ bảng 5.8 cho thấy khi sản phẩm này tăng lên thì sản phẩm kia lại giảm xuống, đồng thời, sản phẩm cao cấp đóng vai trò quan trọng hơn sản phẩm đông block truyền thống nhưng không vì thế mà Công ty xem nhẹ sản phẩm đông block truyền thống.Vì vậy, Công ty cần phải có những phương pháp quảng cáo và phát triển sản phẩm để sao cho hai sản phẩm này tăng lên một cách đều đặn nhằm phát triển thị trường nội địa ngày càng mạnh. 54 Bảng 5.8: Sản lượng tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: tấn Chỉ tiêu 1. Sản phẩm đông block truyền thống Cá đông block Tôm đông block Mực đông block 2. Sản phẩm cao cấp Cá IQF Tôm EBIFRY Tôm tươi PTO Tôm shushi Tôm Tempura Thủy sản khác Tổng sản lượng 6th năm 2013 396,88 162,7 8,6 331,2 65,68 430,35 405,5 22,22 0,04 1,68 0,91 0,01 155,2 7,5 272,37 257,67 12,2 1,63 0,87 - 7,21 1,39 52,84 52,8 0,03 0,005 0,04 107,87 120,89 4,06 240,52 218,96 23,71 (3,15) 2,29 (1,29) (0,24) 827,24 435,07 61,48 473,1 Năm 2011 Năm 2012 183,93 416,75 138,6 246,47 45,33 166,22 4,06 966,08 1.206,6 937,36 1.156,32 13,45 37,16 3,19 0,04 9,5 11,79 2,58 1,29 0,24 1.150,25 1.623,35 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % 232,82 126,58 6th năm 2012 Năm 2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % (19,87) (4,77) Chênh lệch 6th 2013/6th 2012 Giá trị % (154,1) (94,7) 77,8 266,69 24,90 23,36 176,28 (98,75) 24,11 (50) (100) 84,73 (100,54) (4,06) (776,25) (750,82) (14,94) (10,11) (0,38) 0,01 34,38 (60,49) (100) (64,33) (64,93) (40,2) (85,75) (29,46) - (147,99) (6,11) (219,53) (204,87) (12,2) (1,6) (0,87) 0,04 (95,35) (81,47) (80,6) (79,5) (100) (98,16) (100) - 41,13 (796,11) (49,04) (373,59) (85,87) Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty Cafatex 55 5.1.3.2.2 Doanh số tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng Công ty Cafatex chủ yếu chế biến hàng thủy sản để xuất khẩu sang thị trường các nước khác, chính vì vậy, doanh số tiêu thụ tại thị trường nội địa của Công ty không lớn lắm. Doanh số mà Công ty thu được từ sản phẩm đông block truyền thống năm 2011 so với năm 2010 tăng lên một cách đáng kể cụ thể tăng 1.767,27 ngàn USD với tỷ lệ tăng 220,06 %. Qua năm 2012 doanh số của Công ty đã giảm xuống 750,59 ngàn USD so với năm 2011 do mặt hàng tôm block đã giảm 939,49 ngàn USD tương đương giảm 51,57 % . Đến 6 tháng đầu năm 2013 do doanh số của cả hai mặt hàng cá block và tôm block đều giảm xuống so với 6 tháng năm 2012 điều này đã kéo theo doanh số của sản phẩm đông block truyền thống giảm 470,46 ngàn USD so với năm 2012 cụ thể giảm 94,84 %. Mặc dù tại thị trường nội địa sản phẩm đông block có sự tăng giảm qua các năm nhưng sản phẩm này cũng được tiêu thụ rất tốt, chứng tỏ người dân ở nước ta rất chuộng các mặt hàng truyền thống này, chủ yếu là tôm đông block và cá đông block được tiêu thụ cao nhất. Doanh số của sản phẩm cao cấp có sự tăng giảm đều qua các năm,trong đó mặt hàng cá IQF chiếm doanh số cao nhất trong các sản phẩm cao cấp của Công ty . Năm 2011 doanh số của sản phẩm cá IQF tăng 25,74 % và tôm EBIFRY tăng lên 224,82 % so với năm 2010 đã làm cho doanh số của sản phẩm cao cấp trong năm này cũng tăng lên 687,93 ngàn USD với tỷ lệ tăng 27,27%. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì các sản phẩm cao cấp đều có sự giảm sút, cụ thể năm 2012 sản phẩm cá IQF giảm 1.647,47 ngàn USD, giảm 59,47 %, tôm EBIFRY giảm 37,88 % và tôm Shushi giảm 72,45 % so với năm 2011 điều này đã làm cho tổng doanh số sản phẩm cao cấp năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.854,23 ngàn USD, tương đương giảm 57,77 %. Qua 6 tháng năm 2013 thì sản phẩm tôm EBIFRY và tôm tươi PTO đã không tiêu thụ được, doanh số sản phẩm cao cấp cũng giảm 717,89 ngàn USD, với tỷ lệ giảm 82,62 %. Tóm lại, muốn tăng doanh thu cao và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì Công ty nên có những chính sách khuyến khích nhiều hơn nữa cho hai nhóm sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp, cụ thể như là mở rộng thị trường, quảng cáo tiếp thị sản phẩm mạnh mẽ hơn,… nhằm đưa lợi nhuận của Công ty ngày một tăng cao. 56 Bảng 5.9: Doanh số tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng thủy sản của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 1. Sản phẩm đông block truyền thống Cá block Tôm block 2. Sản phẩm cao cấp Cá IQF Tôm EBIFRY Tôm tươi PTO Tôm shushi Tôm Tempura Thủy sản khác Tổng doanh số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 803,07 2.570,34 1.819,75 350,76 452,31 2.522,01 2.203,24 92,11 26,33 123,43 76,90 1,44 3.326,52 748,65 1.821,69 3.209,94 2.770,45 299,19 0,48 127,37 12,45 7,5 5.787,78 937,55 882,2 1.355,71 1.122,98 185,86 0,52 35,09 11,26 0,01 3.175,47 496,08 6th năm 2013 25,62 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % 1.767,27 220,06 460,10 35,98 868,86 722,4 101,49 34,13 10,66 1.364,94 19,32 6,30 150,97 150,09 0,52 0,36 0,32 176,91 397,87 1.369,38 687,93 567,21 207,08 (25,85) 3,94 (64,45) 6,06 2.461,26 6th năm 2012 113,44 302,75 27,27 25,74 224,82 (98,18) 3,19 (83,81) 420,83 73,99 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty Cafatex 57 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % (750,09) (29,20) 188,9 (939,49) (1.854,23) (1.647,47) (113,33) 0,04 (92,28) (1,19) (7,49) (2.612,31) 25,23 (51,57) (57,77) (59,47) (37,88) 8,33 (72,45) (9,56) (99,87) (45,13) Chênh lệch 6th 2013/6th 2012 Giá trị % (470,46) (94,84) (440,78) (29,68) (717,89) (572,31) (101,49) (33,61) (10,3) 0,32 (1.188,03) (95,8) (82,49) (82,62) (79,22) (100) (98,48) (96,62) (87,04) 5.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty Mục đích của hoạt động tiêu thụ sản phẩm chính là doanh thu và lợi nhuận, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại nhau. Vì vậy, muốn đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm thì Công ty cần xác định được các nhân tố ảnh hưởng và đây là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cafatex. 5.1.4.1 Chất lượng sản phẩm Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thì nhân tố về chất lượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng nhất và một sản phẩm được xem là có chất lượng và có khả năng xuất khẩu sang các nước khác khi sản phẩm đó không những phải ngon, mẫu mã đẹp, hợp vệ sinh mà còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, đối với mặt hàng thủy sản của công ty Cafatex thì chất lượng sản phẩm còn quan trọng hơn nữa, vì đa số các mặt hàng này đều được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, do đó, những sản phẩm này phải đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với việc tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hiện nay, tình hình xuất khẩu thủy sản dạng nguyên liệu cấp đông chiếm tỷ lệ cao nhưng chất lượng thủy sản của Công ty được đánh giá cao ở các thị trường xuất khẩu như Canada, Nhật Bản, EU,… do nguồn thủy sản của Công ty chủ yếu được khai thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm nên sản phẩm thủy sản của Công ty có tính bổ dưỡng cao. Chất lượng sản phẩm thủy sản của Công ty được người tiêu dùng ở các thị trường này đánh giá ngang bằng với các sản phẩm thủy sản của Thái Lan và cao hơn các nước Ấn Độ, Bangladesh. Vì vậy, Công ty đang chú ý nhiều hơn vào việc đầu tư công nghệ - khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng nên tính cạnh tranh thủy sản xuất khẩu Công ty ngày càng được nâng cao. Cụ thể yêu cầu về chất lượng ở một vài thị trường đặc trưng sau: Thị trường Nhật Bản: Trước đây, các nhà doanh nghiệp của Nhật Bản chỉ đặt hàng chế biến đơn giản ở công ty Cafatex và sau này khi đã tin tưởng thì Nhật bắt đầu đặt các mặt hàng chế biến phức tạp. Và các sản phẩm đều được Nhật thừa nhận, hầu như không có trường hợp nào bị trả về, Nhật cũng không đòi hỏi các nhà sản xuất chế biến thủy sản phải có CODE hoặc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP như thị trường EU và Canada. 58 Ngoài ra, Nhật cũng chấp nhận các giải pháp xử lý thủy sản với hóa chất như Chlorine, Sodium Tripoly Phosphste và một số hợp chất khử trùng khác. Nếu không sử dụng các chất khử trùng thì khó có thể đảm bảo điều kiện vô trùng cho các loại thủy sản được nuôi trồng và khai thác tại các nước nhiệt đới hoặc các loại thủy sản chế biến thủ công, đòi hỏi nhiều lao động chân tay. Để đảm bảo uy tín của nhà nhập khẩu Nhật Bản và bảo hộ hàng hóa trong nước, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều biện pháp quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản như: + Kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn Nhật. + Kiểm tra nguyênliệu sản xuất ra sản phẩm nhập khẩu. + Kiểm tra kiểu dáng và công nghệ chế tạo sản phẩm. + Kiểm tra phong bì và đóng gói hàng hóa. Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất so với tất cả các thị trường khác, tại thị trường này có rất nhiều quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm mà thị trường EU đặt ra để nhập khẩu hàng thủy sản. Các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể vệ sinh gồm độ tươi và độ sạch, mức nhiễm vi tối đa, bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị: dư lượng hóa chất, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng. Ngoài ra, tiêu chuẩn HACCP là điều quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Đây là một hệ thống tiêu chuẩn có tính bắt buộc đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm theo quan điểm phân tích và kiểm soát các mối nguy cơ trước khi xảy ra. Nó được áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến, xử lý đóng gói, vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm, các doanh nghiệp này buộc phải hiểu rõ những nguy cơ về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất từ việc nuôi lớn, chế biến, sản xuất thành phẩm và phân phối cho đến tận nơi người tiêu dùng. Những nguy cơ có thể do những sinh vật như chuột, sâu, bọ gây ra; do vi sinh vật như virut, vi khuẩn, mốc meo; do chất độc như nhiễm hóa chất diệt các loại có hại; hoặc do vật chất tự nhiên như gỗ, kim loại, thủy tinh, vải sợi gây ra. Hệ thống HACCP rất quan trọng đối với Công ty, vì Công ty phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy định của hệ thống đối với tất cả các dây chuyền sản xuất. Nếu Công ty vì một sơ sót nhỏ không thể hiện đã đáp ứng đầy đủ quy định của cơ quan có thẩm quyền ở những nước nhập khẩu của thị trường này thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận mua sản phẩm của Công ty nữa. 59 Để một sản phẩm thủy sản đông lạnh có chất lượng thì khâu đóng gói bao bì đóng vai trò không kém phầm quan trọng. Bao bì được xem như là yếu tố cần thiết để khẳng định chất lượng sản phẩm vì nó đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ cho sản phẩm chống lại các tổn hại về cơ học. Nó là yếu tố quan trọng đối với các sản phẩm được bán lẻ tại các siêu thị hoặc tại điểm bán lẻ. Bên cạnh vấn đề vận chuyển, vấn đề môi trường cũng có vai trò đáng kể trong việc đóng gói. Theo xây dựng luật về môi trường, việc tái sử dụng và tái sinh các chất liệu bao bì và những yêu cầu cụ thể về đặt tính của môi trường phải hoàn toàn liên quan đến chất liệu bao bì. Bao bì nhựa đóng bên trong thùng carton phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, yêu cầu đóng gói bao bì các loại thủy sản như trọng lượng của sản phẩm, kích cỡ của sản phẩm, số sản phẩm được đóng gói trong một thùng, mùi của sản phẩm, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng,… Nếu như Công ty muốn mở rộng thêm thị trường các nước thành viên của EU cũng cần biết đến các quy định của EU về chất thải bao bì, để theo đó Công ty có những biện pháp thực hiện mới mong duy trì được mối quan hệ với các nước EU. Đồng thời, trong thời gian qua công ty Cafatex đã thường xuyên cập nhật thông tin, cải tiến công nghệ và đáp ứng được các yêu cầu kỷ thuật khắc khe của thị trường thủy sản EU. Và SGS (tập đoàn chứg nhận tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu của Thụy Sỹ) cũng đã cấp giấy chứng nhận ISO 9002, HACCP cho Công ty. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thêm thị trường các nước thành viên EU vào những năm tới. Qua phân tích các chính sách về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường… cho thấy EU là thị trường nghiêm khắc và khó tính nhất hiện nay. Đây là mối đe dọa đối với công ty, nếu Công ty không nghiên cứu kỹ về thị trường này và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã quy định thì hoạt động xuất khẩu của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là trở ngại đối với Công ty , do đó, đòi hỏi Công ty phải kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thu mua nguyên liệu, tuyệt đối không để bất cứ sai sót nào có thể xảy ra. Nếu ta không cẩn thận mà để phạm sai lầm sẽ ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng nhãn hiệu của Công ty. Thị trường Canada : So với hai thị trường Nhật Bản và EU thì thị trường Canada là một thị trường cũng nghiêm khắc và khó khăn không kém. Đối với Canada thì chất lượng đóng vai trò quan trọng vì chất lượng của sản phẩm cũng chính là thước đo của sự bền vững trong kinh doanh trên thị trường Canada.. Đây là một thị trường rất minh bạch và cởi mở, tuy nhiên thị trường này đòi hỏi hàng hoá khi nhập vào thị trường phải có chất lượng cao. Chính vì vậy mà đặc điểm nổi bật của thị trường này là yêu cầu rất cao về chất lượng, 60 đơn đặt hàng của thị trường Canada thường có số lượng lớn và thời gian giao hàng lại ngắn. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu Canada lại dễ dàng dịch chuyển đơn đặt hàng sang các nhà cung cấp khác nếu phía đối tác của nước ngoài không đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng mà họ đặt ra. Thị trường Canada đòi hỏi nghiêm ngặt về quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, an toàn sức khoẻ của người lao động,… Khi đã ký hợp đồng làm ăn với phía đối tác Canada thì nhà xuất khẩu nước ngoài cần thực hiện nghiêm túc nếu không sẽ dễ dàng dẫn đến những vụ tranh chấp phức tạp. Do đó, cũng như những công ty khác thì công ty Cafatex khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này thì cần lưu ý đến những yêu cầu và các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm mà nước Canada đặt ra để nhằm hạn chế tối đa lượng sản phẩm không đủ chất lượng bị trả về, từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Mặt khác, mặt hàng thủy sản đông lạnh của Công ty rất cần đến sự bảo quản kỹ lưỡng để giữ chất lượng của sản phẩm lúc nào cũng phải tươi sống và đạt chất lượng tốt nhất. Nếu làm được tất cả những điều đó thì lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn và uy tín của Công ty cũng sẽ nâng cao cùng với lượng sản phẩm xuất khẩu.  Tóm lại, chất lượng sản phẩm là một nhân tố có sự ảnh hưởng rất mạnh đối với tình hình tiêu thụ của Công ty, Công ty muốn xuất khẩu càng nhiều thì yếu tố chất lượng sản phẩm lại càng quan trọng, chất lượng sản phẩm góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Do đó, chất lượng sản phẩm là nhân tố mà Công ty cần quan tâm nhiều nhất. 5.1.4.2 Thị hiếu của người tiêu dùng Ngoài nhân tố chất lượng là nhân tố quan trọng nhất thì nhân tố đứng thứ hai ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của một công ty đó chính là nhân tố về thái độ, ý thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng là một yếu tố không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng là tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp, sự tín nhiệm đó đạt được nếu công ty biết thoả mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, mức tiêu thụ, thói quen và tập tính sinh hoạt, phong tục của họ là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của từng nước rất đa dạng và phong phú ở tất cả các mặt hàng là cá, tôm, mực, ,… đều phải được tươi sống, đông lạnh. Tuy nhiên, còn tuỳ theo từng nước mà nhu cầu tiêu dùng sẽ khác nhau, cụ thể nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trường sau: Thị trường Nhật Bản: Tại thị trường Nhật Bản, thủy sản là nguồn cung cấp protein chính cho bữa ăn người Nhật, bình quân tiêu thụ thủy sản đầu 61 người của Nhật đạt từ 72 kg/người/năm. Được như vậy là nhờ ở thói quen tiêu thụ sản phẩm thủy sản và nghệ thuật chế biến món ăn từ thủy sản có từ lâu đời trong mỗi người Nhật. Các món ăn được người Nhật ưa thích là tôm EBIFRY, tôm Nabashi, tôm Sushi, tôm Tempura. Qua các món ăn được ưa thích của người Nhật cho thấy có nhu cầu đa dạng về thủy sản dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như tôm, cá các loại… từ đó, có thể xác nhận được sản phẩm nào có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, đa phần các món ăn kể trên đều phải đều phải làm từ thủy hải sản tươi sống, chất lượng cao, vì vậy đối với việc chế biến sản phẩm thuộc dạng này là rất phức tạp, cần có một trình độ chế biến và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, thì người Nhật Bản rất ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm nếu hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Nếu Công ty nắm bắt được sở thích xu hướng, nghệ thuật trong ăn uống của người Nhật là chúng ta đã bước đầu thành công trong việc tiếp cận đưa họ đến với sản phẩm của Công ty mình. Thị trường Canada: Canada là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng khá khó tính đối với những ai không hiểu và không biết được thói quen của người tiêu dùng Canada. Cần phải hiểu xem họ muốn gì, yêu cầu gì và điều cốt yếu với mỗi doanh nghiệp là phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được những thị hiếu đó. Mặc dù, hiện nay Canada là thị trường tiêu thụ thủy sản mạnh của công ty Cafatex nhưng Công ty vẫn cần phải quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn thị hiếu của người tiêu dùng Canada để Công ty có thể xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm sang thị trường này. Qua nghiên cứu cho thấy tại thị trường Canada thì giá trị của một sản phẩm chủ yếu được xác định bởi danh tiếng của nhãn mác hoặc xuất xứ của một sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết các loại sản phẩm sang thị trường Canada, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, Công ty có một điều cần chú ý đó là không nên áp dụng chiêu thức khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng Canada. Bởi vì, nếu một sản phẩm khuyến mãi mà chất lượng không tốt thì nó sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của họ đối với các sản phẩm khác cùng nguồn gốc với sản phẩm đó. Thị trường Đức: nhu cầu chung về thủy sản của người dân nước này là cá IQF, tôm tươi PTO,… sản phẩm chủ yếu cắt miếng, gói sẵn, đồ thủy sản đã chế biến sẵn, các loại đồ hộp dễ mở, salad thủy sản,…  Nhìn chung, thị trường nào cũng rất đa dạng và năng động, vì vậy, khi Công ty thâm nhập vào từng thị trường nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả… Sản 62 phẩm là thước đo văn hoá người tiêu dùng vì vậy mà Công ty khi tung sản phẩm ra thị trường phải bám sát tập quán của người tiêu dùng. Thông thường, hàng hoá vào các thị trường phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu, do đó, Công ty cần có những chính sách hợp lý về giá cả của các mặt hàng thủy sản mà Công ty sẽ xuất khẩu đến các thị trường khác. 5.1.4.3 Quan hệ thương mại Sản phẩm thủy sản của Công ty đã có mặt hầu hết ở các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của thế giới như Canada, EU, Nhật,… Đến thời điểm này, nhãn hiệu của công ty Cafatex đã có mặt ở nước trên thế giới và trở thành nhu cầu thường xuyên tại Uruguay, một số nước Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc,... Tương lai, Công ty có kế hoạch mở rộng thị trường sang các nước thành viên khác EU, các nước tiềm năng thủy sản lớn và duy trì phát triển các bạn hàng hiện tại. Để đạt được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nước nhập khẩu hàng thủy sản, Công ty cần chú ý: + Tiến hành nghiên cứu chính xác thị trường mục tiêu bằng việc tập hợp và phân tích các thông tin thu thập khi vẫn ở trong nước. + Thực hiện việc tiếp xúc ban đầu với các đối tác bằng thư, fax hoặc điện thoại. Nếu có thể nên thực hiện việc giới thiệu công ty và chất lượng sản phẩm muốn đưa vào thị trường một cách chi tiết bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ của nước nhập khẩu. Gởi kèm một bảng giá sản phẩm theo điều kiện giao hàng FOB hoặc CIF. + Khi lựa chọn được một số đối tác có triển vọng nhất, sau đó thực hiện việc tiếp cận thực tế. Qua đó có thể tiếp xúc trực tiếp và thiết lập mối quan hệ làm ăn chính thức với nhà nhập khẩu sau khi đã thực hiện điều tra sơ bộ về họ. Muốn có mối quan hệ thật tốt với các thị trường khác để doanh số tiêu thụ sản phẩm của Công ty càng cao, thì ngoài các vấn đề trên Công ty còn phải làm tốt hơn nữa mối quan hệ trong quá trình giao dịch thương mại với các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản của Công ty. + Quan hệ thư từ giữa hai bên đối tác với nhau rất quan trọng, vì đó là bằng chứng về sự hiện diện của công ty trong giao dịch thương mại, vì thế cần thực hiện thư từ càng đúng, càng chính xác và càng thường xuyên càng tốt. + Sự chắc chắn đúng giờ, đáng tin cậy và trung thực đều rất quan trọng. Do đó, cần chính xác và thẳng thắn về thời hạn giao hàng, chất lượng sản phẩm và khả năng sản xuất của công ty mình. Như thế thì uy tín của công ty có thể được nâng lên và có khả năng đạt được thoả thuận xuất khẩu dài hạn. + Phải có sự giao hẹn trước khi giao dịch trực tiếp, trong trường hợp không đúng hẹn phải có sự thông báo càng sớm càng tốt. 63  Tóm lại, quan hệ thương mại cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản đông lạnh của Công ty đến các thị trường cũ và kể cả những thị trường mới của Công ty trong thời gian hiện tại và cả tương lai sau này. 5.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 5.2.1 Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng mặt hàng giúp nhà quản lý thấy được những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện doanh thu. Từ đó có thể hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận. Trong cơ cấu của tổng doanh thu qua 3 năm (2010 -2012) và 6 tháng năm 2013 đều có điểm chung là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lúc nào cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tất cả các năm, cụ thể: + Năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 93,95%. + Năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 96,77% + Năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 99,35% + 6 tháng năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 98,51% Như vậy ta dễ dàng nhận thấy có sự tăng nhẹ trong cơ cấu này, đó là phần trăm của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có phần tăng nhẹ trong năm 2010 đến 6 tháng năm 2013, nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 26.003 triệu đồng tương ứng giảm 46,36% năm 2011 so với năm 2010 và giảm mạnh xuống 25.893 triệu đồng tương ứng giảm 86,06% năm 2012 so với năm 2011.Thu nhập khác cũng tăng 103 triệu đồng tương ứng tăng 251,22% năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011 lại có chiều hướng giảm 31 triệu đồng tương ứng giảm 21,52% . Tình hình tài chính cũng như doanh thu trong một công ty lúc nào cũng chú trọng đến doanh thu từ hoạt động bán hàng luôn luôn chiếm tỷ trọng rất cao và có giá trị rất lớn vì 64 nó là hoạt động chính đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty. Nhìn vào bảng phân tích 5.10 trên ta thấy tình hình doanh thu tăng, giảm xen kẽ nhau của doanh nghiệp qua các năm.Tổng doanh thu của công ty có sự biến động tương đối đều qua 3 năm nhưng theo chiều hướng xấu giảm dần, tổng doanh thu trong năm 2011 so với năm 2010 tăng 1,02% và trong năm 2012 lại giảm xuống 29,3% so với năm 2011 và giảm 30,58% 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng năm 2012. Trong ba thành phần tạo nên tổng doanh thu của công ty vào năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 thì chỉ có doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đều có xu hướng tăng năm 2011 và sau đó giảm dần, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm. Do đó chính nhân tố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đã quyết định nên tổng doanh thu 6 tháng năm 2013 giảm so với năm 2012 và năm 2011giảm so với năm 2010. Để tăng doanh thu cao và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì Công ty nên tiếp tục duy trì tình trạng tăng các sản phẩm về cá và tôm đông block. Riêng phần tôm cao cấp thì Công ty nên đào tạo thêm trình độ kiến thức cho công nhân viên để họ nắm bắt được khoa học kỹ thuật nhằm đưa lợi nhuận của Công ty ngày một tăng cao. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động doanh thu qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013, ta tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành tổng doanh thu của doanh nghiệp. 65 Bảng 5.10: Tình hình doanh thu chung của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác Tổng doanh thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 th 6 2012 th 6 2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Chênh lệch 6th2013/ 6th 2012 Giá trị % 872.409 907.784 658.874 307.477 212.120 35.375 4,05 (248.910) (27,42) (95.357) (31,01) 56.092 30.089 4.196 2.700 3.195 (26.003) (46,36) (25.893) (86,06) 495 18,33 41 928.542 144 938.017 113 663.183 310.177 215.315 103 9.475 251,22 1,02 (31) (274.834) (21,52) (29,3) (94.862) (30,58) Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex 66 5.2.1.1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Qua bảng số liệu phân tích 5.10 và biểu đồ trên về tình hình doanh thu của công ty ở trên ta thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2010 doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 872.409 triệu đồng nhưng sang năm 2011 doanh thu này đã đạt đến con số 907.784 triệu đồng, tăng 35.375 triệu đồng, tương ứng với tăng 4,05%, sở dĩ doanh thu tăng như vậy là do trong năm 2011 nhu cầu thủy sản thế giới tiếp tục tăng mạnh trong khi đó tình hình cung cấp nguồn thủy sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước lại sụt giảm. Chính điều đó nên đã làm cho sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên đáng kể cụ thể công ty đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn xuất bán sản phẩm sang các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á.... Thêm vào đó năm 2011 được xem là năm được mùa, được giá của sản phẩm tôm, cá Việt nam. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy rằng công ty đã đạt được những bước tăng trưởng cao và để được như vậy công ty đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ, phần nào đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó chiếm lĩnh được niềm tin của khách hàng và góp phần thúc đẩy doanh thu tăng lên. Nhưng sang năm 2012 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh thấp hơn cả so với năm 2010, chỉ còn 658.874 triệu đồng giảm 248.910 triệu đồng, tương ứng với giảm 27,42% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 cuộc khủng hoảng nợ chung châu Âu diễn ra làm ảnh hưởng rất lớn đến một số quốc gia trong khu vực, dẫn đến các quốc gia này đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu làm cho sức mua giảm, mà phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là thị trường châu Âu. Thêm vào đó giá nguyên liệu tăng cao kèm theo sự tăng giá của các chi phí đầu vào làm cho giá thành tăng cao, doanh nghiệp cạnh tranh không lại các nhà xuất khẩu có giá thành thấp hơn cho nên doanh thu của công ty trong năm này giảm là điều không thể tránh khỏi. Qua 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực do đó doanh thu bán hàng của Công ty tiếp tục giảm 95.357 triệu động, tương ứng giảm 31,01% so với 6 tháng năm 2012. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Trong đó, doanh thu bán thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn gồm các mặt hàng như: cá, tôm và các mặt hàng khác mực, bạch tuộc... Chính vì vậy Công ty phải có những chiến lược phát triển phù hợp để nâng cao doanh thu trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. 67 5.2.1.2 Doanh thu hoạt động tài chính Nhìn vào bảng số liệu 5.11 ta thấy tình hình về doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp có xu hướng đi xuống. Cụ thể năm 2010 doanh thu tài chính của công ty là 56.092 triệu đồng trong đó chủ yếu là từ lãi chêch lệch tỷ giá hối đoái cụ thể khoản này là 53.071 triệu đồng, còn lãi cho vay và cổ tức lợi nhuận được chia chỉ có 3.021 triệu đồng. Sang năm 2011 doanh thu này giảm xuống còn 30.089 triệu đồng tức giảm 26.003 triệu đồng, tương ứng với giảm 46,36% là do lãi chêch lệch tỷ giá hối đoái giảm 46,38% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính của công ty tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 4.196 triệu đồng, tương ứng giảm 86,06% so với năm 2011. Cụ thể lãi tiền cho vay , cổ tức và lợi nhuận được chia giảm 98,71% so với năm 2011 do năm 2012 công ty gặp khó khăn trong kinh doanh nên nhu cầu thanh toán tăng nên tiền cho vay giảm xuống. Bên cạnh đó cổ tức chia từ công ty con cũng giảm là do trong năm này công ty con và công ty góp vốn liên doanh của công ty kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên lợi nhuận giảm đi. Thêm vào đó năm 2012 lãi từ chêch lệch tỷ giá cũng giảm xuống, tương ứng với giảm 85,33%. Nhưng qua 6 tháng đầu năm 2013 tình hình doanh thu tài chính của Công ty đã có chiều hướng tốt hơn , cụ thể doanh thu này đã tăng 495 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 18,33% so với 6 tháng năm 2012 nguyên nhân là do lãi chênh lệch tỷ giá đã tăng lên 18,68%. Mặc dù tốc độ tăng doanh thu chưa đáng kể nhưng cũng cho thấy Công ty đang có chiều hướng phát triển tốt , vì vậy Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để tốc độ doanh thu hoạt động tài chính tăng không ngừng. 68 Bảng 5.11: Tình hình doanh thu hoạt động tài chính của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Lãi do chênh lệch tỷ giá Doanh thu hoạt động tài chính Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th 2013/ 6th 2012 Giá trị % (7) (53,85) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 3.021 1.632 21 13 6 Giá trị (1.389) % (45,98) Giá trị (1.611) % (98,71) 53.071 28.457 4.175 2.687 3.189 (24.614) (46,38) (24.282) (85,33) 502 18,68 56.092 30.089 4.196 2.700 3.195 (26.003) (46,36) (25.893) (86,06) 495 18,33 6th 2012 6th 2013 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex 69 5.2.1.3 Thu nhập khác Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu từ hoạt động khác của công ty năm 2010 là 41 triệu đồng. Doanh thu có được chủ yếu các khoản thu nhập phát sinh bất thường khác như phạt tiền khách hàng vi phạm hợp đồng và các khoản thu nhập khác . Sang năm 2011 thu nhập khác đã tăng lên đáng kể 144 triệu đồng, tăng 251,22% so với năm 2010. Năm 2012 thì có chiều hướng đi xuống thu nhập khác chỉ còn 113 triệu đồng, giảm 31 triệu đồng tương ứng giảm 21,52% so với năm 2011. Qua 6 tháng năm 2013 thì thu nhập khác không có phát sinh. Về mặt cơ cấu, tỷ trọng của doanh thu từ hoạt động khác chiếm rất nhỏ do đó sự biến động của chỉ tiêu này không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng doanh thu. 5.2.2 Phân tích chung tình hình chi phí của công ty Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Qua số liệu của bảng 5.12 cho thấy tình hình thực hiện chi phí của Công ty trong ba năm qua có nhiều sự thay đổi. Tổng chi phí thực hiện năm 2011 là 932.183 triệu đồng tăng so với năm 2010 một khoảng 12.811 triệu đồng tương đương 1,39 % và tổng chi phí năm 2012 là 659.089 triệu đồng thấp hơn so với năm 2011 một khoảng 273.094 triệu đồng tức là giảm 29,3 %. Sang 6 tháng năm 2013 tổng chi phí 214.352 triệu đồng thấp hơn 6 tháng năm 2012 một khoảng 104.726 triệu đồng tương ứng giảm 32,82%. Trong đó: - Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2011, giá vốn hàng bán của Công ty là 804.079 triệu đồng giảm hơn năm 2010 45 triệu đồng tương đương 0,005% và năm 2012, Công ty có giá vốn hàng bán là 572.780 triệu đồng so với năm 2011 thì giá vốn này lại giảm xuống nhiều hơn 231.299 triệu đồng tức là giảm đi 28,77%.Sang 6 tháng năm 2013 thì giá vốn hàng bán lại tiếp tục giảm so với 6 tháng năm 2012 85.064 triệu đồng tương ứng giảm 32,2%. Nguyên nhân giá vốn giảm hay tăng là tuỳ thuộc vào sản lượng mà khách hàng đặt nhiều hay ít. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được. 70 Bảng 5.12: Tình hình chi phí chung của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác Tổng chi phí Năm 2010 Năm 2011 804.124 th th Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Chênh lệch 6 2013/6th2012 Giá trị % th Năm 2012 6 2012 804.079 572.780 265.848 180.245 (45) (0,005) (231.299) (28,77) (85.604) (32,2) 61.347 36.894 81.057 28.854 47.807 21.046 24.307 11.080 19.058 7.328 19.710 (8.040) 32,13 (21,79) (33.250) (7.808) (41,02) (27,06) (5.250) (3.752) (21,6) (33,86) 16.720 17.865 17.393 7.843 7.722 1.145 6,85 (472) (2,64) (121) (1,54) 288 919.372 328 932.183 63 659.089 319.078 214.352 40 12.811 13,89 1,39 (266) (273.094) (80,97) (29,3) (104.726) (32,82) 6 2013 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex 71 - Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng là chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa. Do đặc thù sản phẩm của công ty là những mặt hàng thủy sản đông lạnh nên chi phí bán hàng chủ yếu là chi phí lương cho nhân viên, chi phí bao bì đóng gói hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng đi bán và một số chi phí khác Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí bán hàng có chiều hướng giảm qua các năm . Cụ thể : Năm 2010 là 36.894 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí này là 28.854 triệu đồng, giảm 21,79% so với năm 2010. Sang năm 2012 chi phí này tiếp tục giảm mạnh so với năm 2011 7.808 triệu đồng tương ứng giảm 27,06% và 6 tháng năm 2013 giảm 3.752 triệu đồng với tỷ lệ giảm 33,86% so với 6 tháng năm 2012. Chi phí này giảm mạnh theo sự tụt giảm của doanh thu bán hàng, nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí khá quan trọng, nó phản ánh các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý của công ty. Ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp qua ba năm tăng lên rồi lại giảm xuống. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 16.720 triệu đồng. Nhưng khi sang năm 2011 chi phí này là 17.865 triệu đồng tăng 1.145 triệu đồng, tương ứng tăng 6,85% so với năm 2010. Nhưng sang năm 2012 chi phí này lại giảm xuống, cụ thể chi phí trong năm này là 17.393 triệu đồng, giảm 2,64% so với năm 2011.Sự tụt giảm này kéo đến 6 tháng năm 2013 giảm 121 triệu đồng tương ứng giảm 1,54% so với 6 tháng năm 2012. - Chi phí khác: chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng không nhiều đến sự biến động của tổng chi phí. Năm 2011 chi phí này tăng 40 triệu đồng , tăng 13,89% so với năm 2010, nhưng qua năm 2012 chi phí khác đã giảm xuống một cách đột ngột chỉ còn 63 triệu đồng, giảm 80,97% so với năm 2011 và đến 6 tháng năm 2013 thì không có phát sinh nữa. - Chi phí tài chính: Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí của công ty, chi phí tài chính cũng chính là chi phí chi trả lãi vay cho ngân hàng của công ty. Ta thấy chi phí tài chính qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 có sự biến động tăng trong năm 2011 sau đó lại giảm dần qua các năm còn lại . Năm 2010 chi phí hoạt động tài chính tức chi phí lãi vay của công ty là 61.347 triệu đồng. Qua năm 2011, chi phí này đã tăng lên 81.057 triệu đồng, tương ứng với tăng 32,13% so với năm 2010 do Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó, nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty. 72 Năm 2012 chi phí này giảm xuống 47.087 triệu đồng với tỷ lệ giảm 41,02% là do năm 2012 công ty đã trả bớt một số khoản vay ngắn hạn và dài hạn và công ty cũng không có vay thêm một khoản vay nào khác. Sang 6 tháng năm 2013 chi phí tài chính cũng giảm xuống so với 6 tháng năm 2012 là 5.250 triệu đồng, giảm 21,6%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã tự chủ được nguồn vốn, giảm được chi phí tăng lợi nhuận cho công ty.  Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Cafatex trong ba năm vừa qua (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 có khá nhiều biến động. Tuy sự biến động này theo chiều hướng gia tăng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Mặc dù là ảnh hưởng không nhiều nhưng để Công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn. 5.2.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán Quan sát số liệu ở bảng 5.13 ta thấy tình hình biến động của từng nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích từng nhân tố: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá vốn hàng bán. Vì vậy nó có ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của giá vốn hàng bán. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) năm 2010 là 589.603 triệu đồng, sang năm 2011 ta thấy chi phí NVLTT giảm nhẹ 2.921 triệu đồng chỉ chiếm 0,5% so với năm 2010 ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp biến động cùng chiều với sản lượng sản phẩm bán ra. . Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu mua từ bên ngoài với giá tăng cao một phần là do giá các chi phí đầu vào tăng nên nông dân tăng giá bán mới có lời. Thêm vào đó năm 2010 và năm 2011 được xem là năm thành công của xuất khẩu thủy sản Việt nam nên lượng cung cá, tôm không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp thủy sản vì vậy đã đẩy giá bán cá ,tôm lên rất cao điều đó làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng đáng kể điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá vốn cũng sẽ tăng cao Nhưng qua năm 2012 chi phí NVLTT phát sinh là 369.507 triệu đồng 73 giảm 37,02% so với năm 2011 và đến 6 tháng năm 2013 thì chi phí này giảm xuống còn 102.610 triệu đồng giảm 31,57% so với 6 tháng năm 2012.Thứ nhất là do sức tiêu thụ của công ty giảm. Thứ hai là tình hình giá cả các yếu tố đầu vào ngày càng tăng, cụ thể giá thức ăn tăng cao làm giá thành nuôi cá,tôm của công ty tăng lên trong khi đó giá bán trên thị trường liên tục giảm. Nguyên nhân là do chi phí thức ăn, thuốc thú y, lãi suất ngân hàng tăng cao, nông dân nuôi không có lời nên bán tháo, bán đổ. Chính điều đó làm giảm sức cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành. Mặc dù doanh thu giảm mạnh nhưng tốc độ giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chậm hơn, cho thấy sự tăng giá của các yếu tố đầu vào đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm tăng cao. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp nhằm làm giảm chi phí này một cách hợp lý sao cho hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng tiến bộ hơn. Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp là chi phí không kém phần quan trọng và đứng vị trí thứ 2 trong giá vốn hàng bán. Vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá vốn hàng bán. Năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp của công ty là 116.672 triệu đồng. Sang năm 2011 chi phí này giảm nhẹ 2%, cụ thể giảm 2.331 triệu đồng. Nguyên nhân chi phí nhân công cao vào năm 2010 là do công ty đẩy mạnh sản xuất để tạo ra thật nhiều sản phẩm để thực hiện đúng hợp đồng với khách hàng. Mà tiền lương của công nhân thì được tính theo năng suất sản phẩm làm ra, do đó tiền lương phải trả cho công nhân tăng lên rất cao. Thêm vào đó thời gian của ngày làm việc bình thường không đủ để sản xuất đúng tiến độ hợp đồng do đó công ty phải tăng giờ làm của công nhân mà số tiền lương nhân công được trả khi làm tăng giờ cao hơn tiền lương với giờ làm việc bình thường là 150%, chính những nguyên nhân đó đã làm cho chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 tăng lên. Năm 2012 khoản chi phí này giảm xuống chỉ còn 103.094 triệu đồng, giảm 9,84% so với năm 2011.Qua 6 tháng năm 2013 chi phí tiếp tục giảm 27,43% so với 6 tháng năm 2012 là do số lượng sản phẩm sản xuất giảm nên lương của công nhân tính theo năng suất sản phẩm củng giảm theo. Với tiền lương bình quân dao động từ 1.800.000 - 2.500.000đ/người công nhân không đủ sống nên một số công nhân nghỉ việc chạy sang những công ty có mức lương cao hơn. Chính vì vậy chi phí nhân công trực tiếp trong năm 2012 và 6 tháng năm 2013 đã giảm mạnh. 74 Bảng 5.13: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th 2012 6th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng % Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Chênh lệch 6th2013/6th2012 Giá trị % 589.603 586.682 369.507 149.951 102.610 (2.921) (0,5) (217.175) (37,02) (47.341) (31,57) 116.672 114.341 103.094 98.075 71.173 (2.331) (2,0) (11.247) (9,84) (26.902) (27,43) 97.849 103.056 100.179 17.822 6.462 5.207 5,32 (2.880) (2,79) (11.360) (63,74) 804.124 804.079 572.780 265.848 180.245 (45) (0,005) (231.299) (28,77) (85.604) (32.2) Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cafatex 75 Chi phí sản xuất chung: Là chi phí có tỷ trọng thấp nhất trong giá vốn hàng bán, mặc dù vậy nó cũng có ảnh hưởng không ít đến sự biến động của giá vốn hàng bán. Chi phí này gồm: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng sản xuất, chi phí điện nước phục vụ phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng.Chi phí sản xuất chung năm 2011 là 103.056 triệu đồng tăng 5,32% so với năm 2010, tốc độ tăng cũng biến động nhanh và mạnh cùng với sự biến động tăng của 2 khoản chi phí trên và biến động cùng chiều với khối lượng sản phẩm sản xuất. Do sản phẩm sản xuất ra nhiều nên chi phí công cụ dụng cụ cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng cũng tăng lên, lượng điện nước tiêu hao cũng nhiều hơn. Thêm vào đó giá cả thị trường ngày một tăng dẫn đến khoản mục chi phí khác bằng tiền trong chi phí sản xuất chung cũng tăng lên đáng kể cụ thể giá điện tăng, giá nước tăng Nhưng sang năm 2012, CPSXC giảm nhẹ xuống còn 100.179 triệu đồng, tương ứng với giảm 2,79% so với năm 2011. Và sang 6 tháng năm 2013 giảm còn 6.462 triệu đồng giảm 63,74% so với 6 tháng năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 tình hình sản xuất kém nên công ty giảm được các khoản chi phí điện nước, công cụ dụng cụ Bên cạnh đó công ty đã chủ động cắt giảm một số chi phí nhằm làm giảm giá thành sản phẩm. Tóm lại: Các nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán biến động theo tổng giá vốn hàng bán, giá vốn hàng bán qua các năm có tăng và có giảm. Tuy nhiên giá vốn tăng là điều không đáng lo ngại vì số lượng, chất lượng sản phẩm tăng tất nhiên sẽ kéo theo giá vốn tăng, giá vốn tăng nhưng lợi nhuận vẫn tăng cao. Ngược lại số lượng sản phẩm giảm kéo theo giá vốn giảm, nếu vậy thì công ty cần phải có những biện pháp thu hút khách hàng, tìm kiếm khách hàng để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ nhằm đem lại doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cuối cùng cho công ty. 5.2.2.2 Phân tích chi phí bán hàng Nhìn vào bảng phân tích số liệu 5.14 ở trên ta thấy tình hình chi phí bán hàng của doanh nghiệp có chiều hướng giảm xuống qua các năm, đã tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể: Năm 2011 tổng chi phí bán hàng là 28.854 triệu đồng giảm 8.040 triệu đồng với tỷ lệ giảm 21,79% so với năm 2010 trong đó chi phí nhân viên giảm 17,69% so với năm 2010.Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm bớt nên công việc của nhân viên văn phòng phải xử lý đã không còn cao như năm 2010 Công 76 ty không còn phải tăng ca nhiều do đó công ty giảm bớt được tiền làm thêm giờ, tiền thưởng cho nhân viên. Đi cùng với sự sụt giảm của chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì cũng giảm 31,40% so với năm 2010 là do giá bao bì túi PE, PA là các loại vật liệu không thể thiếu trong chế biến thủy sản xuất khẩu đã giảm giá hơn nhiều so với năm 2010. Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng cũng giảm 12,90%. Bên cạnh đó chi phí dịch vụ mua ngoài cũng giảm đáng kể cụ thể giảm 1.848 triệu đồng tương ứng giảm 18,97% là do các khoản chi phí như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu, tiền trả hoa hồng cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩuđều giảm. Và cuối cùng là chi phí khác bằng tiền và đây cũng là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí bán hàng. Khoản chi này giảm 24,62% so với năm 2010, nguyên nhân là do chi phí giới thiệu sản phẩm, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí tiếp khách đều giảm xuống nên đã đẩy chi phí khác bằng tiền giảm đáng kể. Bước sang năm 2012 tổng chi phí bán hàng 21.046 triệu đồng giảm 7.808 triệu đồng, tương ứng giảm 27,06 % so với năm 2011, đây là dấu hiệu tích cực, góp phần làm tăng khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí bán hàng giảm là do các nguyên nhân chính sau: Năm 2012 sức tiêu thụ của công ty giảm nên công ty phải thực hiện chính sách tiết kiệm, thắt chặt chi phí. Cụ thể chi phí nhân viên giảm xuống còn 7.092 triệu đồng, tương ứng giảm 18,53% là do công ty cắt giảm bớt các khoản khen thưởng, phụ cấp cho nhân viên. Thêm vào đó công việc xử lý ít nên nhân viên văn phòng cũng không phải tăng ca. Các khoản chi cho nhân viên trong các ngày lễ, tết trong năm đều bị cắt giảm. Đi cùng với sự sụt giảm của các loại chi phí thì chi phí bao bì đóng gói cũng giảm theo tương ứng giảm 34,38% vì chi phí này tỷ lệ thuận với sản lượng xuất khẩu tuy nhiên từ đầu năm 2012 chính phủ thu thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì túi nilon làm cho giá bao bì tăng lên, chính điều này đã làm chi phí bao bì giảm ít trong khi doanh thu xuất khẩu thì giảm mạnh. Không chỉ thế, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền đều giảm là do tình hình tiêu thụ giảm nên chi phí cũng giảm xuống, thêm vào đó công ty chủ trương cắt giảm tối đa, nhằm làm giảm đáng kể chi phí phát sinh. Qua 6 tháng năm 2013 chi phí bán hàng 7.328 triệu đồng giảm 3.752 triệu đồng, tương ứng giảm 33,86% so với 6 tháng năm 2012 do tất cả các khoản mục chi phí đều giảm. Việc chi phí bán hàng giảm cho thấy công ty đã quản lý chi phí có hiệu quả hơn, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 77 Bảng 5.14: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí bán hàng qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Chi phí nhân viên ở bộ phận bán hàng Chi phí vật liệu, bao bì Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Tổng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th 2012 6th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Chênh lệch 6th2013/6th2012 Giá trị % % 10.576 8.705 7.092 3.696 1.906 (1.871) (17,69) (1.613) (18,53) (1.790) (48,43) 4.609 3.162 2.075 996 386 (1.447) (31,40) (1.087) (34,38) (610) (61,24) 620 540 580 120 120 (80) (12,90) 40 7,4 - - 9.741 7.893 5.519 3.054 2.007 (1.848) (18,97) (2.374) (30,08) (1.047) (34,28) 11.348 8.554 5.780 3.214 2.909 (2.794) (24,62) (2.774) (32,43) (305) (9,49) 36.894 28.854 21.046 11.080 7.328 (8.040) (21,79) (7.808) (27,06) (3.752) (33,86) Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cafatex 78 5.2.2.3 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp Qua bảng phân tích số liệu 5.15 ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 tổng chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 16.720 triệu đồng. Sang năm 2011 chi phí này tăng nhẹ, cụ thể tăng 1.145 triệu đồng, tương ứng với tăng 6,85%. Sở dĩ chi phí tăng như vậy là do khoản chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng , đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể tăng 2,63% so với năm 2010. Bên cạnh đó chi phí đồ dùng văn phòng cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm 48 triệu đồng, tương ứng tăng 16,33% là do giá cả các loại văn phòng phẩm tăng nhiều, thêm vào đó nhu cầu sử dụng tăng cao nên đẩy mức chi phí này tăng lên đáng kể. Trong năm 2011 doanh nghiệp mua thêm một số tài sản cố định sử dụng cho văn phòng nên chi phí khấu hao cũng tăng thêm cụ thể tăng 13,11% so với năm 2010. Mặt khác, chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện thoại, điện thắp sáng đều tăng đã đẩy chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên 15,40% so với năm 2010. Đi cùng với sự tăng lên của các khoản mục chi phí trên thì các khoản chi phi khác bằng tiền cũng không là ngoại lệ, do trong năm 2011 công ty thực hiện nhiều hợp đồng nên chi phí tiếp khách, hội nghị, các khoản công tác phí, tàu xe cũng tăng lên củng chính vì điều này làm cho chi phí khác bằng tiền tăng 25,24%. Sang năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ cụ thể giảm 2,64%, trừ khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng và thuế, phí và lệ thí tăng một lượng tương đối nhỏ, còn tất cả các chi phí còn lại trong chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm. Cụ thể khoản dự phòng phải thu khó đòi công ty giảm mạnh tương ứng giảm 19,18% so với năm 2011 là do khoản phải thu khách hàng trong năm giảm. Bên cạnh đó, chi phí đồ dùng văn phòng cũng giảm đáng kể, cụ thể giảm 7,31% so với năm 2011 do công ty đã chủ động tiết kiệm khoản chi này nhằm làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó chi phí dịch vụ mua ngoài cũng giảm do chi phí điện thoại, điện thắp sáng công ty đã tiết kiệm một cách tối đa nhằm hạn chế tối thiểu chi phí phát sinh. Sang 6 tháng năm 2013 tất cả các chi phí cấu thành nên chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn theo chiều hướng giảm cụ thể chi phí đồ dùng văn phòng giảm 5,68% so với 6 tháng năm 2012. Chính những nhân tố này đã làm cho tổng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1,54% so với 6 tháng năm 2012. Nhìn chung tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 và 6 tháng năm 2013 giảm hơn nhiều so với năm 2011, điều này cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt các khoản chi phí, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 79 Bảng 5.15: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Chi phí đồ dùng văn phòng Chi phí khấu hao TSCĐ VP Thuế,phí và lệ phí Dự phòng phải thu khó đòi Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Tổng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th 2012 6th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Chênh lệch 6th2013/6th2012 Giá trị % 294 342 317 229 216 48 16,33 (25) (7,31) (13) (5,68) 351 397 405 164 158 46 13,11 8 2,02 (6) (3,66) 217 245 258 110 103 28 12,90 13 5,31 (7) (6,36) 12.698 13.032 13.007 4.740 4.578 334 2,63 (25) (19,18) (162) (3,42) 1.104 1.274 1.097 897 884 170 15,40 (177) (13,89) (13) (1,45) 2.056 2.575 2.309 1.703 1.783 519 25,24 (266) (10,33) (80) (4,70) 16.720 17.865 17.393 7.843 7.722 1.145 6,85 (472) (2,64) (121) (1,54) Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cafatex 80 5.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 5.2.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận chung của Công ty Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex, ta tìm hiểu bảng số liệu 5.16 qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Tổng mức lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động công ty. Tổng mức lợi nhuận của công ty bao gồm nhiều yếu tố trong đó có 2 hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Qua kết quả trên ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ đó chúng ta có thể khẳng định, nguồn thu lợi chủ yếu mà công ty có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qua 3 năm kinh doanh (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013 công ty có tổng lợi nhuận trước thuế cao nhất vào năm 2010. 81 Bảng 5.16: Tình hình lợi nhuận chung của Công ty qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 th Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % th 6 2012 6 2013 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Chênh lệch 6 2013/6th2012 Giá trị % th 9.417 6.019 4.043 1.098 962 (3.398) (36,08) (1.976) (32,83) (136) (12,39) (247) (185) 50 - - 62 (25,1) 235 (127,03) - - 9.170 5.834 4.093 1.098 962 (3.336) (36,38) (1.741) (29,84) (136) (12,39) - - - - - - - - - - - 9.170 5.834 4.093 1.098 962 (3,336) (36,38) (1.741) (29,84) (136) (12,39) Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex 82 - Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cao là do hoạt động đặc trưng của công ty là sản xuất kinh doanh. Năm 2011 so với năm 2010 giảm 3.398 triệu đồng , giảm 36,08%, năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.976 triệu đồng tương ứng giảm 32,83%.Qua 6 tháng năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại tiếp tục giảm so với 6 tháng năm 2012 với tỷ lệ giảm là 12,39%. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh mang lại chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận này giảm là do năm 2011 tại một số khu vực nuôi tôm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các hộ nuôi đang gặp khó khăn trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng tôm nuôi bị chết là do thời tiết thay đổi làm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn thường xuyên dao động lớn giữa ngày và đêm dẫn đến tình trạng tôm bị chết. Trong khi đó Công ty Cafatex thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu,… mà hiện tại ở một số tỉnh có diện tích tôm nuôi bị chết khá lớn lại là: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu…Từ đó, đã gây tâm lý hoang mang, không yên tâm sản xuất cho các doanh nghiệp và người nuôi tôm, nên các sự kiện này đã kéo theo giá thủy sản trong nước không ổn định, người nuôi lo ngại về giá cả và đầu ra, ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Chính vì vậy, Công ty Cafatex gặp không ít những khó khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào , đến năm 2012 tuy sản lượng tiêu thụ có tăng nhưng giá bán lại giảm mạnh nên làm cho doanh thu của công ty giảm mạnh trong 2 năm và 6 tháng năm 2013. Tốc độ giảm của doanh thu chậm hơn tốc độ giảm của lợi nhuận do công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. - Lợi nhuận khác thì tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của từng năm mà thu được lợi nhuận từ khoản này. Năm 2012, công ty kinh doanh các ngành nghề phụ có hiệu quả và có thu nhập nên làm cho lợi nhuận này tăng cao so với năm 2011 và năm 2010. Qua 3 năm sản xuất kinh doanh (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh. Năm 2011 so với năm 2010 lợi nhuận sau thuế giảm 3.336 triệu đồng, giảm 36,38%.Đến năm 2012 giảm xuống còn 4.093 triệu đồng với tỷ lệ giảm 29,84% so với năm 2011 và lợi nhuận này lại giảm tiếp tục qua 6 tháng năm 2013 so với 6 tháng 2012 là 136 triệu đồng, giảm 12,39% nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh . 83 5.2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty: Lợi nhuận trước thuế (LNTT) = Doanh thu thuần (DTT) + Doanh thu hoạt động tài chính (DTHĐTC) + TNK (Thu nhập khác) - Giá vốn hàng bán (GVHB) - Chi phí tài chính (CPTC) - Chi phí bán hàng (CPBH) - Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) - Chi phí khác (CPK) Gọi a0, a1, a2 lần lượt là doanh thu thuần năm 2010, 2011, 2012. b0, b1, b2 lần lượt là doanh thu hoạt động tài chính năm 2010, 2011, 2012. c0, c1, c2 lần lượt là thu nhập khác năm 2010, 2011, 2012. d0, d1, d2 lần lượt là giá vốn hàng bán 2010, 2011, 2012. e0, e1, e2 lần lượt là chi phí tài chính năm 2010, 2011, 2012. f0, f1, f2 lần lượt là chi phí bán hàng năm 2010, 2011, 2012. g0, g1, g2 lần lượt là chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012. h0, h1, h2 lần lượt là chi phí khác năm 2010, 2011, 2012.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 so với năm 2010 Đối tượng phân tích: LNTT = LNTT11 - LNTT10 = 5.834 – 9.170 = - 3.336 (triệu đồng) Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: a = ( a1 + b0 + c0 - d0 - e0 - f0 - g0 - h0) - ( a0 + b0 + c0 - d0 - e0 - f0 - g0 h0) = 907.784 – 872.409 = 35.375 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính: b = ( a1 + b1 + c0 - d0 - e0 - f0 - g0 - h0) - ( a1 + b0 + c0 - d0 - e0 - f0 - g0 h0) = 30.089 – 56.092 = - 26.003 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác: c = ( a1 + b1 + c1 - d0 - e0 - f0 - g0 - h0) - ( a1 + b1 + c0 - d0 - e0 - f0 - g0 - 84 h0) = 144 - 41 = 103 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán: d = ( a1 + b1 + c1 - d1 - e0 - f0 - g0 - h0) - ( a1 + b1 + c1 - d0 - e0 - f0 - g0 h0) = 804.079 – 804.124 = - 45 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính: e = ( a1 + b1 + c1 - d1 - e1 - f0 - g0 - h0) - ( a1 + b1 + c1 - d1 - e0 - f0 - g0 h0) = 81.057 – 61.347 = 19.710 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: f = (a1 + b1 + c1 - d1 - e1 - f1 - g0 - h0) - ( a1 + b1 + c1 - d1 - e1 - f0 - g0 h0) = 28.854 – 36.894 = - 8.040 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: g = (a1 + b1 + c1 - d1 - e1 - f1 - g1 - h0) - ( a1 + b1 + c1 - d1 - e1 - f1 - g0 h0) = 17.865 – 16.720 = 1.145 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác: h = (a1 + b1 + c1 - d1 - e1 - f1 - g1 - h1) - ( a1 + b1 + c1 - d1 - e1 - f1 - g1 h0) = 328 - 288 = 40 (triệu đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: a + b + c + d + e +f + g + h = - 3.336 (triệu đồng) 85 Bảng 5.17: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2011 so với năm 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Doanh thu hoạt động tài chính 3. Thu nhập khác 4. Giá vốn hàng bán 5. Chi phí tài chính 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8. Chi phí khác Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng + (35.375) - (26.003) + (103) - (45) + (19.710) - (8.040) + (1.145) + (40) - 3.336 Qua bảng số liệu 5.17 trên ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2011 giảm 3.336 triệu đồng so với năm 2010: là do ảnh hưởng của các nhân tố doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, thu nhập nhập khác, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Cụ thể: Năm 2011 doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 35.375 triệu đồng, nguyên nhân chính là do doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn, bên cạnh những khách hàng quen thuộc doanh nghiệp còn tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, đẩy mạnh sản xuất, đã góp phần làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng so với năm 2010.Trong một công ty lúc nào cũng vậy doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn luôn chiếm tỷ trọng rất cao và có giá trị rất lớn vì nó là hoạt động chính đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cafatex là một công ty lớn cho nên chỉ cần thay đổi nhẹ trong cơ cấu này cũng là thay đổi giá trị lớn về số tiền. Bên cạnh đó ảnh hưởng từ doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2011 giảm 26.003 triệu đồng so với năm 2010, nhưng doanh thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nên cũng không làm giảm nhiều lợi nhuận của công ty. Hoạt động tài chính gặp nhiều khó khăn do diễn biến tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành tài chính ở thế giới cũng như ở trong nước.Giá vốn hàng bán năm 2011 đã giảm 45 triệu đồng so với năm 2010, nguyên nhân là do năm 2011 công ty gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, sức mua của khách hàng giảm. Tình hình tiêu thụ giảm dẫn đến giá vốn cũng giảm theo. Ảnh hưởng của nền kinh tế tài chính thế giới và nền kinh tế trong nước dẫn 86 đến chi phí tài chính trong năm 2011 tăng cao lên 19.710 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí bất thường từ hoạt động tài chính và chi phí bất thường khác cũng góp phần khá lớn trong tổng chi phí của Công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó, nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, các khoản trả tiền lãi vay ngân hàng của Công ty cũng tăng dần.Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp để hoàn thiện bộ máy vận hành của công ty cũng chiếm không nhỏ trong phần tổng chi phí của công ty trong năm 2011 tăng lên 1.145 triệu đồng so với năm 2010. Chi phí quản lý này của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí tiền ăn, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Nắm rõ tình hình công ty, ban quản lý đã chủ động cắt giảm chi phí xuống thấp, cụ thể là chi phí bán hàng giảm 8.040 triệu đồng so với năm 2010. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với năm 2011: Đối tượng phân tích: LNTT = LNTT12 - LNTT11 = 4.093 – 5.834= - 1.741 (triệu đồng) Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: a = ( a2 + b1 + c1 - d1 - e1 - f1 - g1 - h1) - ( a1 + b1 + c1 - d1 - e1 - f1 - g1 h1) = 658.874 – 907.784 = - 248.910 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính: b = ( a2 + b2 + c1 - d1 - e1 - f1 - g1 - h1) - ( a2 + b1 + c1 - d1 - e1 - f1 - g1 - 87 h1) = 4.196 – 30.089 = - 25.893 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác: c = ( a2 + b2 + c2 - d1 - e1 - f1 - g1 - h1) - ( a2 + b2 + c1 - d1 - e1 - f1 - g1 h1) = 113 - 144= - 31 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán: d = ( a2 + b2 + c2 - d2 - e1 - f1 - g1 - h1) - ( a2 + b2 + c2 - d1 - e1 - f1 - g1 h1) = 572.780 – 804.079 = - 231.299 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính: e = ( a2 + b2 + c2 - d2 - e2 - f1 - g1 - h1) - ( a2 + b2 + c2 - d2 - e1 - f1 - g1 h1) = 47.807 – 81.057 = - 33.250 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: f = ( a2 + b2 + c2 - d2 - e2 - f2 - g1 - h1) - ( a2 + b2 + c2 - d2 - e2 - f1 - g1 h1) = 21.046 – 28.854 = - 7.808 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: g = ( a2 + b2 + c2 - d2 - e2 - f2 - g2 - h1) - ( a2 + b2 + c2 - d2 - e2 - f2 - g1 h1) = 17.393 – 17.865 = - 472 (triệu đồng)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác: h = ( a2 + b2 + c2 - d2 - e2 - f2 - g2 - h2) - ( a2 + b2 + c2 - d2 - e2 - f2 - g2 h1) = 63 - 328 = - 265 (triệu đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: a + b + c + d + e +f + g + h = - 1.741 (triệu đồng) 88 Bảng 5.18: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2012 so với năm 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Mức độ ảnh hưởng Các nhân tố ảnh hưởng 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Doanh thu hoạt động tài chính 3. Thu nhập khác 4. Giá vốn hàng bán 5. Chi phí tài chính 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8. Chi phí khác Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng - (248.910) - (25.893) - (31) - (231.299) - (33.250) - (7.808) - (472) - (265) - 1.741 Quan sát bảng số liệu 5.18 ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 giảm 1.741 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 248.910 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu giảm, sức mua kém nên công ty khó tiêu thụ được hàng. Bên cạnh đó doanh thu tài chính cũng giảm do các khoản thu từ đầu tư tài chính như: cổ tức chia từ công ty con, lãi do chêch lệch tỷ giá ...đều giảm. Cùng với sự tụt giảm của các khoản doanh thu trên thì thu nhập khác cũng giảm theo cụ thể giảm 31 triệu đồng. Do sức tiêu thụ giảm nên giá vốn hàng bán cũng giảm theo cụ thể giảm 231.299 triệu đồng. Các chi phí còn lại như: chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm .Tổng hợp các nhân tố trên cho thấy tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí nên đã dẫn tới lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 1.741 triệu đồng so với năm 2011. Do đó, trong thời gian tới công ty cần mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ, từ đó làm tăng doanh thu thuần góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. 5.2.4 Phân tích các chỉ số tài chính của công ty Phân tích các chỉ số tài chính là việc sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Số liệu dùng để phân tích được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 5.2.4.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh toán 89 Bảng 5.19: Các tỷ số về khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 20102012 và 6 tháng năm 2013 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th 2012 6th 2013 Triệu đồng 385.503 529.789 509.139 505.114 546.572 Triệu đồng 3.177 898 281 279 471 Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 5.000 303.140 437.900 437.035 585.509 435.983 554.637 433.694 551.631 491.862 593.193 Chỉ tiêu Đơn vị tính 1. Tài sản lưu động 2. Tiền và các khoản tương đương tiền 3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 4. Giá trị hàng tồn kho 5. Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn ( 1/5) Tỷ số thanh toán nhanh (1-4)/5 Lần Lần 0,88 0,19 0,9 0,16 0,92 0,13 0,92 0,13 0,92 0,09 Tỷ số thanh toán tức thời (2+ 3)/5 Lần 0,019 0,001 0,0005 0,0005 0,0008 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex a. Tỷ số thanh toán ngắn hạn: Qua bảng phân tích trên cho thấy tỷ số thanh toán ngắn hạn của Công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 đều nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn của Công ty chưa đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán của Công ty qua 3 năm và 6 tháng năm 2013 không có sự thay đổi đáng kể ( khoảng 0,9 lần) nhưng ta thấy năm 2012 tỷ số này có tăng lên đạt 0,92 lần, điều này cho thấy tỷ số thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2012 có tăng lên một ít so với năm 2011. Như vậy, nói chung tình hình thanh khoản của Công ty chưa được tốt lắm.Nguyên nhân do Công ty vay nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn, để tăng khả năng thanh toán Công ty có thể bán bớt một số tài sản dài hạn không hiệu quả để bổ sung tài sản ngắn hạn hay phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn. b. Tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 có xu hướng giảm dần cho thấy Công ty không đủ tài sản để thanh toán các món nợ ngắn hạn thể hiện ở năm 2010 có 0,19 đồng tài sản để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn; mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2011 có 0,16 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay để thanh toán và tỷ số thanh toán nhanh năm 2012 tiếp tục giảm chỉ còn 0,13 đồng tài sản để đảm bảo thanh toán đối với 1 đồng nợ ngắn hạn. Sang 6 tháng năm 2013 tình hình vẫn chưa có dấu hiệu tốt tỷ số thanh toán nhanh giảm tiếp tục so với 6 tháng năm 2012 chỉ còn 0,09 đồng tài sản để đảm bảo thanh toán đối với 1 đồng nợ ngắn hạn, trong khi 6 tháng năm 2012 Công ty có được 0,13 đồng tài sản.Đây là dấu hiệu không tốt đối với Công ty. 90 Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho của năm 2011 tăng khá nhiều so với năm 2010 với mức tăng 44,17%. Điều này nói lên khả năng thanh toán nhanh của Công ty chưa tốt và Công ty nên cải thiện tỷ số này bằng các biện pháp tích cực hơn như chuyển một phần hàng tồn kho thành tiền hoặc các khoản phải thu. c. Tỷ số thanh toán tức thời: Tỷ số thanh toán tức thời 2010 là 0,019 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,019 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất được đảm bảo thanh toán. Tỷ số này rất thấp do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền rất nhỏ so với khoản nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2011 tỷ số này giảm còn 0,001 qua năm 2012 và 6 tháng năm 2013 tỷ số này giảm mạnh chỉ còn 0,0005 do nợ ngắn hạn trong năm của công ty tăng và tiền thì giảm còn rất ít. Tỷ số này qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 của công ty đều có giá trị rất thấp và có xu hướng giảm dần, cho thấy công ty đang khó khăn về khả năng thanh khoản để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời Công ty phải luôn giữ một lượng tiền mặt nhất định. 5.2.4.2 Phân tích các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động Bảng 5.20: Các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động của Công ty qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh thu thuần Triệu đồng 872.409 907.784 658.874 307.477 212.120 2. Doanh thu bình quân mỗi ngày Triệu đồng 2.390 2.487 1.805 1.680 1.159 3. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 804.124 804.079 572.780 265.848 180.245 4. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 579.955 628.728 687.227 681.985 691.811 5. Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 77.289 78.491 78.469 75.282 58.848 6. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 296.443 370.087 436.509 434.364 462.778 Chỉ tiêu 6th 2012 6th 2013 Vòng quay tổng tài sản (1/4) Vòng 1,5 1,44 0,96 0,45 0,31 Vòng quay hàng tồn kho (3/6) Vòng 2,71 2,17 1,31 0,61 0,39 Kỳ thu tiền bình quân (5/2) Ngày 32 31 43 45 51 a. Vòng quay tổng tài sản: Qua bảng phân tích trên ta thấy vòng quay của tài sản năm 2010 là 1,5 vòng tức cho biết mỗi đồng tài sản của Công ty tạo ra được 1,5 đồng doanh thu. Cho thấy năm 2010 công ty sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất 91 kinh doanh rất có hiệu quả. Nếu so với năm 2010 thì năm 2011 vòng quay của tài sản đã giảm xuống 0,06 đồng và chỉ đạt 1,44 đồng doanh thu trong mỗi đồng tài sản. Sang năm 2012 vòng quay của tổng tài sản tiếp tục giảm 0,48 đồng so với năm 2011 chứng tỏ năm 2011 và năm 2012 Công ty sử dụng tài sản chưa được hiệu quả bằng năm 2010.Qua 6 tháng năm 2013 vòng quay tổng tài sản giảm 0,14 đồng so với 6 tháng năm 2012. Chính vì vậy công ty cần tập trung hơn nữa công tác quản lý, sử dụng hợp lý tổng tài sản để đạt được doanh thu cao hơn trong tương lai. b. Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty có sự dao động không đều qua các năm, năm 2010 vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 2,71 vòng khiến cho số ngày tồn kho lên đến 134 ngày ( 365 ngày/2,71 vòng). Điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của Công ty lớn và hàng tồn kho ở đây chủ yếu là thành phẩm và các nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất tôm, cá. Do sản phẩm của Công ty chủ yếu là những mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu nên số ngày hàng tồn kho cao vẫn là hợp lý vì tất cả các mặt hàng này là thủy sản đông lạnh; các nguyên liệu đầu vào nếu chưa đưa vào sản xuất ngay thì có thể đông tươi. Sang năm 2011 vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 2,17 vòng nên số ngày hàng tồn kho tăng lên 168 ngày.Điều này cho thấy lượng hàng dự trữ tồn kho của Công ty đã nhiều hơn năm trước. Đến năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm còn 1,31 vòng làm cho số ngày tồn kho lên đến 278 ngày. Và sang 6 tháng năm 2013 chỉ còn 0,39 vòng giảm 0,22 vòng so với 6 tháng năm 2012 điều này đã làm cho số ngày tồn kho của 6 tháng năm 2013 là 469 ngày. Nguyên nhân là do Công ty dựa vào lượng hàng tồn trữ của năm trước nên năm 2012 và 6 tháng năm 2013 tăng lượng hàng tồn kho lên để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Đồng thời, Công ty dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu trong kho còn với mục đích là có thể tránh được sự biến động giá cả nguyên vật liệu, tránh được không có nguyên liệu để sản xuất sản phẩm. c. Kỳ thu tiền bình quân: Ta thấy khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 không ổn định. Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 32 ngày, nghĩa là phải mất 32 ngày để thu hồi một khoản nợ. Đến năm 2011 giảm xuống còn 31 ngày là do các khoản phải thu bình quân tăng chậm hơn doanh thu bình quân mỗi ngày. Kỳ thu tiền bình quân giảm chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty nhanh hơn, thời gian công ty bị chiếm dụng vốn giảm xuống, công ty có nhiều vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng sang năm 2012 con số này lại tăng lên bất ngờ, bình quân thu hồi một khoản nợ phải mất 43 92 ngày tăng 12 ngày so với năm 2011 là do doanh thu bình quân mỗi ngày giảm nhiều trong khi các khoản phải thu bình quân tăng ít. Năm 2012 thời gian thu hồi nợ lâu , chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty rất kém, công ty đang bị chiếm dụng vốn, vốn bị ứ động không thể đầu tư và khó đem lại lợi nhuận như mong muốn, đồng thời càng làm tăng thêm các khoản dự phòng khó đòi.Đến 6 tháng năm 2013 lại tiếp tục tăng nhẹ Công ty phải mất 51 ngày để thu hồi một khoản nợ tăng 6 ngày so với 6 tháng năm 2012. Qua đó cho thấy việc quản lý các khoản phải thu là không có hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này, định kỳ (tháng, quí) công ty cần lập báo cáo theo dõi tình hình công nợ để đánh giá khả năng thu hồi nợ, xác định các khoản nợ khó đòi để tìm hiểu, xác định nguyên nhân từ đó tìm cách giải quyết hoặc là khi ký hợp đồng với khách hàng công ty nên đưa vào đó một số ưu đãi nếu khách hàng thanh toán sớm, nhằm giúp công ty giảm được tình trạng bị chiếm dụng vốn. 5.2.4.3 Phân tích các tỷ số về chỉ tiêu khả năng sinh lời Bảng 5.21: Các tỷ số khả năng sinh lời của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính Chỉ tiêu 1. Lợi nhuận ròng 2. Tổng tài sản bình quân 3.Vốn chủ sở hữu bình quân 4. Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) (1/2) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (1/3) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) (1/4) Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9.170 579.955 75.853 872.409 5.834 628.728 76.153 907.784 4.093 687.227 84.340 658.874 1,58 0,93 0,6 0,002 0,001 12,09 7,66 4,85 0,01 0,01 1,05 0,64 0,62 0,003 0,004 6th 2012 1.098 962 681.985 691.811 82.101 93.259 307.477 212.120 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex a. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm dần qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013, cụ thể năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010, cụ thể năm 2010 tỷ số này là 1,58% đến năm 2011 thì chỉ còn 0,93% nên năm 2011 Công ty đầu tư 100 đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,93 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân ROA giảm là do tình trạng tôm bị thất mùa dẫn 93 6th 2013 đến thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu để chế biến thành phẩm làm chi phí thu mua tôm tăng khi phải nhập khẩu tôm đầu vào để thay thế nguồn tôm bị thiếu hụt nên chi phí tăng lên. Đến năm 2012 tỷ số này tiếp tục giảm khi Công ty đầu tư 100 đồng tài sản chỉ thu được 0,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Và sự sụt giảm này đã kéo theo đến 6 tháng năm 2013 Công ty đầu tư 100 đồng tài sản chỉ thu được 0,001 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy qua phân tích 3 năm và 6 tháng năm 2013 tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản có xu hướng giảm dần và năm 2012 là Công ty sử dụng tài sản không hiệu quả nhất trong 3 năm. Vì thế để nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao lợi nhuận sau thuế bằng cách giảm chi phí, nâng cao doanh thu thuần về bán hàng hơn nữa. b. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có xu hướng giảm dần biểu hiện vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh trong các năm đều không mang lại hiệu quả cao. Cụ thể năm 2010 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 12,09 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2011 Công ty đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được chỉ có 7,66 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 so với năm 2010 tỷ số này giảm từ 12,09% xuống còn 7,66%. Đến năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm xuống còn 4,85% tức là trong năm 2012 Công ty bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì chỉ thu được 4,85 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua 6 tháng năm 2013 tỷ số vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể bằng với tỷ số của 6 tháng năm 2012 tức Công ty bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế, sự giảm xuống liên tục của ROE là do chịu ảnh hưởng từ tình trạng tăng chi phí của Công ty và sự sụt giảm của ROE một phần là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế . Công ty cần xem lại tình hình sử dụng vốn như thế nào để tìm cách nâng cao việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, nhằm tạo ra mức lợi nhuận ngày càng cao hơn trong tương lai. c. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ( ROS): Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của Công ty qua mỗi năm đều giảm, ta thấy năm 2010, tỷ số ROS là 1,05 % nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có được sau khi đã trang trải cho các khoản chi phí thì còn lại 1,05 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống 0,64% giảm so với năm 2010 là do lợi nhuận ròng giảm. Năm 2012 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 0,62%, tỷ số giảm là do lợi nhuận ròng và doanh thu thuần giảm mạnh so với năm 2011.Sang 6 tháng năm 2013 tỷ số là 0,004% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có được sau khi đã trang trải cho các 94 khoản chi phí thì còn lại 0,004 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 đều có dấu hiệu giảm cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng đi xuống, cho nên công ty cần đưa ra những biện pháp để giải quyết nhằm nâng cao lợi nhuận cũng như tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong những kỳ sắp tới. 5.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX Nhìn chung, qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 thì sản phẩm của Công ty Cafatex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới. Đặc biệt, vào năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh ở các thị trường, trong đó thị trường Nhật Bản và thị trường EU tăng mạnh nhất. Tuy nhiên,từ năm 2011 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có chiều hướng giảm xuống, nguyên nhân do hai thị trường lớn là thị trường Nhật Bản và thị trường Canada có kim ngạch xuất khẩu thấp. Mặc dù, số lượng xuất khẩu sản phẩm ở hai thị trường Canada và Nhật Bản tăng cũng khá cao nhưng vào thời điểm này thủy sản của nước Việt Nam đang gặp khá nhiều khó khăn như là nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh tôm chết sớm , mặt hàng cá thì phải đối mặt với ba khó khăn: thiếu vốn, cạnh tranh không lành mạnh, giá thức ăn tăng liên tục do thiếu vốn nên nhiều người nuôi và doanh nghiệp phải giảm đáng kể quy mô sản xuất ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của nhiều lao động trong ngành. Hầu hết ngân hàng đã chỉ cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn một cách dè chừng hoặc từ chối cho vay do đó doanh nghiệp sản xuất thức ăn cũng bị khủng hoảng theo do nhu cầu giảm và khó thu hồi nợ. Điều này đã làm cho giá cả xuất sang hai thị trường này giảm, các chi phí vận chuyển lại tăng lên do giá dầu, giá xăng tăng cao. Chính vì vậy, số lượng xuất khẩu và giá trị thu được lại giảm so với những năm trước. Qua báo cáo xuất khẩu, ta thấy số lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Canada,Nhật Bản và EU có giảm nhưng Canada, Nhật Bản và EU vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực và lớn nhất đem về lợi nhuận cho Công ty. Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng đã giúp cho Ban quản trị nắm bắt được số lượng sản phẩm tăng giảm ra sao giúp Công ty có định hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Ngoài ra còn giúp Công ty biết được sản phẩm nào nên và không nên sản xuất nhiều, sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao và không cao, đo lường được mức độ rủi ro. Đồng thời qua việc phân tích này giúp Công ty tìm hướng đi đúng trong việc lựa chọn phương án 95 kinh doanh để mang lại hiệu quả cao mà có thể tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty sẽ biết được chi phí đầu vào tăng chủ yếu do tình trạng thiếu tôm nguyên liệu do tôm bị bệnh chết, nguồn cung cấp tôm không đủ đáp ứng cho các đơn đặt hàng lớn bắt buộc Công ty phải nhập khẩu thêm tôm nguyên liệu để phục vụ cho việc sản xuất tạo uy tín đối với khách hàng, duy trì kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, Công ty còn chịu chi phí kiểm nghiệm như chi phí lưu kho, lưu bãi,… đã làm cho tổng chi phí của Công ty tăng cao. Đây cũng là một trong những khó khăn của Công ty do thời gian chờ đợi kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất khẩu dài nên đã làm giảm một phần năng lực và lợi thế cạnh tranh của Công ty. Một khó khăn nữa là Công ty sản xuất và bán theo đơn đặt hàng nên khâu bán hàng của Công ty qua nhiều trung gian dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa đến khách hàng phải tốn kém nhiều. Mặc dù Công ty có một số khó khăn nhưng bên cạnh đó Công ty cũng có những mặt thuận lợi riêng của mình như Công ty có đội ngũ nhân viên năng nổ, nhiệt tình trong công tác và có trình độ tay nghề cao. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định ở Việt Nam,các nước Nhật Bản, EU và Mỹ,.. Sản phẩm Công ty được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước, sẽ giúp cho Công ty có điều kiện cạnh tranh trên thị trường. 5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY Đối với các khoản chi phí: Kiểm soát chặt chẽ chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách xây dựng phương án tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm hợp lý sao cho những tháng nghịch mùa vụ, công ty vẫn đảm bảo có đủ nguyên liệu để sản xuất tránh tình trạng phải mua nguyên liệu với giá đắt đỏ, từ đó chi phí sẽ giảm một cách đáng kể. Bên cạnh dó, giảm bớt những khoản chi phí không thực sự cần thiết trong doanh nghiệp như chi phí hội họp, tiếp khách và chi phí công tác xây dựng định mức điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẻ và cụ thể hơn, ví dụ: đối với chi phí nước doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra khu vực vệ sinh cũng như đường ống nước để hạn chế việc thất thoát, còn về chi phí văn phòng phẩm tuy không khống chế ở mức quá thấp vì nó hỗ trợ cho văn phòng làm việc nên cần lập ra một biên độ giao động thích hợp. Thêm vào đó, nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên nhiên liệu, điện, nước,hạn chế các trường hợp sử dụng lãng phí các dụng cụ, thiết bị để phục vụ cho lợi 96 ích riêng. Đối với hàng tồn kho: Hàng tồn kho cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả luân chuyển vốn bởi thời gian lưu trữ hàng tồn kho càng lâu thì công ty càng tốn nhiều chi phí, mất mát trong quá trình lưu kho. Vì vậy làm sao để nâng cao sức mua trên thị trường là vấn đề cấp bách. Do đó ta cần mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại bằng cách đưa sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng và hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh, tăng cường các hội chợ để có dịp giao lưu trao đổi và đa dạng hóa sản phẩm, qua đó sẽ nâng được sức mua của thị trường thế giới. Đối với các khoản phải thu: Cải thiện công tác thu hồi nợ, rút ngắn số ngày của kỳ thu tiền bình quân bằng cách thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho các khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn hoặc cho hưởng chiết khấu thanh toán khi khách thanh toán sớm nhằm tăng tốc độ thu hồi vốn để phục vụ sản xuất, hạn chế vay nợ. Đối với tài sản cố định, công ty cần phát huy hết công suất hoạt động của máy móc để giảm hao phí bằng cách tận dụng cho thuê kho bãi, nhận gia công hàng hóa trong những lúc nhận ít đơn đặt hàng. Riêng đối với tài sản bị hư hỏng nặng, hoặc không còn sử dụng được, thì công ty nên thanh lý và nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư vào những tài sản mới, hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý của công ty đạt hiệu quả hơn. Nâng cao khả năng thanh toán: khả năng thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty trên thương trường, vì thế nếu khả năng thanh toán quá thấp sẻ làm giảm lòng tin của khách hàng cũng như các nhà đầu tư. Hiện nay các tỷ số thanh toán của công ty còn thấp. Vì vậy để cải thiện tình hình này bằng cách định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, kết hợp so sánh thu chi của các kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự toán trước lượng tiền cần sử dụng, đồng thời cố gắng duy trì lượng tiền hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờ. Định kỳ kiểm kê vốn trong thanh toán để xác định vốn lưu động hiện có của đơn vị từ đó xác định nhu cầu vốn cần thiết để có thể huy động kịp thời các nguồn vốn bổ sung. 97 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Hoà vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực với đầy những khó khăn và thử thách, Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản ở nước ta, đang từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình với mục tiêu trở thành Công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước. Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Cafatex trong 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013 qua thì ta thấy rằng Công ty làm ăn có hiệu quả rất cao. Đặc biệt là năm 2010, Công ty đã có mức tiêu thụ sản phẩm khá lớn và tổng doanh thu của Công ty cũng tăng mạnh so với 2 năm 2011 và 2012 và kể cả 6 tháng đầu năm 2013, trong đó, thủy sản là mặt hàng chủ lực mang lại hiệu quả xuất khẩu cao với tốc độ tăng trưởng nhanh đã đem lại lợi nhuận cho Công ty và nhờ đó, mà Công ty đã tạo thêm việc làm cho nhiều người lao động hơn. Ngoài ra, nhằm thay thế lượng thức ăn được làm từ gia cầm thì mặt hàng thủy sản hiện nay đã đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của hầu hết mọi người dân từ trong nước đến trên thế giới, chính vì vậy, sản lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác ngày càng tăng cao và sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Cafatex cũng chiếm phần không nhỏ. Tóm lại, Công ty Cafatex đang ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường, một thị trường với sự cạnh tranh gay go và quyết liệt. Tuy nhiên, Công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện như ngày nay. 6.2 KIẾN NGHỊ Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhà thương thuyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu , với sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau: - Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh. 98 - Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin. - Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới. - Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau cùng có lợi. - Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Dược, Ths. Huỳnh Đức Lộng, Ths. Lê Thị Minh Tuyết, (2006). Phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh, NXB thống kê, TP. HCM. 2. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB thống kê, TP. HCM. 3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản, (2005) – Nhà xuất bản thống kê năm 2005. 4. Nguyễn Tấn Bình, (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Quốc gia Tp HCM. 6. Võ Thanh Thu, (2004). Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, NXB Thống kê năm 2004. 7. Nguyễn Duyên Như Ngọc (2009). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dầu khí Mekong , lớp Kế toán tổng hợp 2- K31, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. 8. Võ Thị Mới (2009). Phân tích tình hình tiêu thụ ga tại Công ty cổ phần năng lượng Đại Việt- chi nhánh Vinagas Miền Tây, lớp Kế toán tổng hợp K31, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Các website: www.vasep.com.vn www.vnexpress.net.vn www.vcci.com.vn 100 PHỤ LỤC Phụ lục 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 - 2012 Đơn vị tính : triệu đồng Năm Năm Năm 2010 2011 2012 385.503 529.789 509.139 3.178 898 281 120 5.000 - - 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 5.000 - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 69.524 87.459 69.479 1. Phải thu của khách hàng 131 54.717 74.023 54.232 2. Trả trước cho người bán 132 V.2.2 13.805 12.423 13.164 3. Các khoản phải thu khác 135 V.2.3 1.054 1.066 2.227 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.2.4 (52) (52) (144) IV. Hàng tồn kho 140 V.3 303.140 437.035 435.983 1. Hàng tồn kho 141 313.519 447.414 446.363 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (10.380) (10.380) (10.380) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 4.662 4.396 3.995 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 690 612 672 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 2.856 2.666 1.681 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 39 39 39 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.077 1.079 1.003 200 176.678 167.487 168.039 156.269 150.448 150.904 CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn (120 = 121+129) B- TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+230+240+250) 100 110 V.1 V.2 V.4.1 I. Tài sản cố định 210 1. TSCĐ hữu hình 211 143.564 140.874 139.991 - Nguyên giá 212 253.618 262.445 269.594 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (110.054) (121.571) (129.603) 2. TSCĐ vô hình 217 3.544 3.544 3.544 - Nguyên giá 218 3.544 3.544 3.544 101 V.5 - Giá trị hao mòn lũy kế 219 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 220 II. Bất động sản đầu tư - - - 9.161 6.030 7.369 230 - - - 1. Nguyên giá 231 - - - 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 232 - - - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 - - - 1. Đầu tư vào công ty con 241 - - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 242 - - - 3. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 248 - - - IV. Tài sản dài hạn khác 250 18.409 17.040 17.135 1. Chi phí trả trước dài hạn 251 18.407 17.038 17.134 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 252 1 1 1 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (260 = 100+200) 260 560.181 697.276 677.178 482.088 623.063 582.710 V.6 V.7 V.8 NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310+330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 437.901 585.509 554.637 1. Vay ngắn hạn 311 427.919 523.028 519.954 2. Phải trả cho người bán 312 6.852 58.284 33.085 3. Người mua trả tiền trước 313 1.864 1.914 1.282 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 - - - 5. Phải trả người lao động 315 3.045 4.102 3.053 6. Chi phí phải trả 316 301 506 533 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 901 1.296 1.001 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 - - - 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 320 (2.982) (3.620) (4.271) II. Nợ dài hạn 330 44.187 37.554 28.073 1. Vay và nợ dài hạn 331 44.187 37.554 28.073 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 332 - - - 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 338 - - - 4. Dự phòng phải trả dài hạn 339 - - - B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) 400 78.093 74.213 94.468 I. Vốn chủ sở hữu 410 78.093 74.213 94.468 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 98.810 98.810 98.810 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 958 958 (1.118) 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 23.347 20.425 17.934 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (20.612) (20.612) - 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 102 (3.932) - 102 V.9 V.10 V.11 6. Quỹ đầu tư phát triển 416 - - - 7. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 417 - - - 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 423 423 423 (24.936) (21.859) (21.581) 430 - - - 440 560.181 697.276 677.178 9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cafatex 103 Phụ lục 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 6T/2012 – 6T/2013 Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh 30/6/2012 30/6/2013 505.114 546.572 279 471 120 - - 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 68.105 49.590 1. Phải thu của khách hàng 131 53.451 33.663 2. Trả trước cho người bán 132 V.2.2 12.680 14.810 3. Các khoản phải thu khác 135 V.2.3 1.974 1.261 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.2.4 (144) (144) IV. Hàng tồn kho 140 V.3 433.694 491.862 1. Hàng tồn kho 141 444.074 502.241 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (10.380) (10.380) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 3.036 4.650 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 663 681 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1.336 2.881 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 39 39 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 998 1.049 200 169.309 163.357 152.346 147.001 TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 (100 = 110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn (120 = 121+129) B- TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+230+240+250) V.1 V.2 V.4.1 I. Tài sản cố định 210 1. TSCĐ hữu hình 211 141.574 135.669 - Nguyên giá 212 269.594 269.594 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (128.020) (133.925) 2. TSCĐ vô hình 217 3.544 3.544 - Nguyên giá 218 3.544 3.544 104 V.5 - Giá trị hao mòn lũy kế 219 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 220 II. Bất động sản đầu tư - - 7.228 7.788 230 - - 1. Nguyên giá 231 - - 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 232 - - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 - - 1. Đầu tư vào công ty con 241 - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 242 - - 3. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 248 - - IV. Tài sản dài hạn khác 250 16.233 16.356 1. Chi phí trả trước dài hạn 251 16.232 16.355 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 252 1 1 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (260 = 100+200) 260 673.693 709.929 579.704 617.401 V.6 V.7 V.8 NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310+330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 551.631 593.193 1. Vay ngắn hạn 311 516.637 542.877 2. Phải trả cho người bán 312 34.061 49.462 3. Người mua trả tiền trước 313 1.067 1.413 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 - - 5. Phải trả người lao động 315 3.053 3.053 6. Chi phí phải trả 316 - - 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 989 694 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 - - 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 320 (4.176) (4.305) II. Nợ dài hạn 330 28.073 24.208 1. Vay và nợ dài hạn 331 28.073 24.208 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 332 - - 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 338 - - 4. Dự phòng phải trả dài hạn 339 - - B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) 400 93.989 92.529 I. Vốn chủ sở hữu 410 93.989 92.529 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 98.810 98.810 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 (1.118) (1.118) 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 17.934 17.934 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 - - 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 - - 105 V.9 V.10 V.11 6. Quỹ đầu tư phát triển 416 - - 7. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 417 - - 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 423 423 (22.060) (23.521) 430 - - 440 673.693 709.929 9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cafatex 106 Phụ lục 3: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 – 2012 Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ NĂM NĂM NĂM 2010 2011 2012 884.083 916.668 658.874 11.673 8.884 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 872.409 907.784 658.874 4. Giá vốn hàng bán 804.124 804.079 572.780 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 68.285 103.705 86.094 6. Doanh thu hoạt động tài chính 56.092 30.089 4.196 7. Chi phí tài chính 61.347 81.057 47.807 - Trong đó: Chi phí lãi vay 34.016 30.482 38.606 8. Chi phí bán hàng 36.894 28.854 21.046 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.720 17.865 17.393 9.417 6.019 4.043 41 144 113 288 328 63 13. Lợi nhuận khác (247) (185) 50 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.170 5.834 4.093 - - - 9.170 5.834 4.093 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cafatex 107 Phụ lục 4: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 6T/2012 – 6T/2013 Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU 30/6/2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 30/6/2013 307.477 212.120 - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 307.477 212.120 4. Giá vốn hàng bán 265.848 180.245 41.629 31.875 2.700 3.195 7. Chi phí tài chính 24.307 19.058 - Trong đó: Chi phí lãi vay 19.220 16.092 8. Chi phí bán hàng 11.081 7.328 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.843 7.722 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.098 962 11. Thu nhập khác - - 12. Chi phí khác - - 13. Lợi nhuận khác - - 1.098 962 - - 1.098 962 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cafatex 108 [...]... dạng tích số hoặc thương số + Mỗi nhân tố đều có quan hệ tuyến tính với chỉ tiêu phân tích 16 CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 4.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 4.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex là một trong những doanh nghiệp Việt Nam trong khai phá thị trường châu Âu và là nhà xuất khẩu thủy sản. .. đã học vào thực tiễn, rút ra những kiến thức thực tế cần thiết giúp cho việc tổ chức, điều hành và ra quyết định kinh doanh trong tương lai nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng... nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm (20102012) và 6 tháng đầu năm 2013 để nắm bắt được số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty tăng giảm ra sao giúp định hướng mục tiêu phát triển trong thời gian tới - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty để xác... hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nguyễn Duyên Như Ngọc (2009) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dầu khí Mekong , lớp Kế toán tổng hợp 2- K31, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Đề tài phân tích đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch của công. .. mặt sản lượng và về mặt giá trị qua 3 năm ( 20062008), phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng và theo thị trường Qua đó xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Đề tài đã phân tích tình hình tiêu thụ chung và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trình tiêu thụ của Công ty. Tuy... được tiêu thụ mạnh thì sẽ tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhanh thêm, lợi nhuận tích 1 lũy ngày càng nhiều hơn và đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nên qua thời gian thực tập em quyết định chọn đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex Qua đề tài này, em... tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý kinh doanh Hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế thiếu sót trên cơ sở đó mà xây dựng các mục tiêu đúng đắn và phù hợp hơn Hiệu quả hoạt động kinh doanh là... đánh giá tình hình tài chính của Công ty qua các năm, từ đó thấy được tình hình tài chính của Công ty qua các năm là như thế nào Đề tài phân tích tương đối tốt Võ Thị Mới (2009) Phân tích tình hình tiêu thụ ga tại Công ty cổ phần năng lượng Đại Việt- chi nhánh Vinagas Miền Tây, lớp Kế toán tổng hợp K31, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ ga... hướng và sự ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của Công ty - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu này - Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty - Đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, ... nhằm làm rõ hiệu quả kinh doanh và các nguồn lực tiềm năng cần được khai thác để đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp còn phải phân tích các điều kiện tác động bên ngoài để có thể dự đoán các sự kiện kinh doanh trong thời gian tới Từ đó, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và có kế

Ngày đăng: 09/10/2015, 14:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w