Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
1,53 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ THỊ ANH THƢ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC
XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
Tháng 8 Năm 2013
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ THỊ ANH THƢ
MSSV: LT11356
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC
XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. PHẠM LÊ THÔNG
Tháng 8 Năm 2013
2
LỜI CẢM TẠ
-----Hoàn thành luận văn, lời cảm ơn đầu tiên tôi muốn gửi đến giáo viên
hƣớng dẫn Ts. Phạm Lê Thông. Thầy đã luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo để
tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và cô chú trong phòng kế toán tài
chính đã rất nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại
đơn vị Hợp Tác Xã Tiểu Thủ Công Nghiệp Cửu Long.
Qua đây tôi muốn đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giảng dạy và truyền thụ cho tôi những kiến
thức từ trƣớc đến nay và các cán bộ phòng kế toán - tài chính đã tạo mọi điều
kiện để tôi đƣợc tiếp cận với công việc thực tiễn và thu thập những tài liệu
phục vụ cho luận văn.
Sau cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên tôi cổ vũ, khích
lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Anh Thƣ
3
LỜI CAM KẾT
-----Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện
Võ Thị Anh Thƣ
4
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-----..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
Bến Tre, ngày
tháng
Thủ trƣởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
5
năm 2013
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................... 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU .............................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.3.1 Không gian ......................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................ 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 2
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................................................................................................................... 4
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm và chỉ tiêu trong phân tích tình hình tiêu thụ ............ 4
2.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ ..................................................................... 4
2.1.1.2 Phân tích khái quát ......................................................................... 4
2.1.1.3 Phân tích bộ phận ........................................................................... 4
2.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ .................................. 4
2.1.2. Khái niệm về doanh thu .................................................................... 7
2.1.3 Khái niệm chi phí ............................................................................... 8
2.1.4 Khái niệm về lợi nhuận ...................................................................... 8
2.1.4.1 Khái niệm ........................................................................................ 8
2.1.4.2 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận ................................................... 9
2.1.4.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận 9
2.1.5 Phân tích các chỉ tiêu sinh lời ............................................................ 11
2.1.5.1 Lãi gộp trên doanh thu .................................................................... 11
6
2.1.5.2 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 11
2.1.5.3 Doanh lợi trên tài sản ..................................................................... 12
2.1.5.4 Doanh lợi trên vốn chủ sở hửu ....................................................... 12
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 12
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 12
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệụ ........................................................... 12
2.2.2.1 Phương pháp so sánh ...................................................................... 12
2.2.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn ..................................................... 13
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU
LONG ........................................................................................................................... 15
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG ............. 15
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển......................................................... 15
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh của Hợp tác xã ........... 16
3.1.2.1 Chức năng ....................................................................................... 16
3.1.2.2 Nhiệm vụ ........................................................................................ 16
3.1.2.2 Quy mô kinh doanh ......................................................................... 17
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Hợp tác xã ......................................... 17
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Hợp tác xã ......................................................... 17
3.1.4 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................... 17
3.1.4.1 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh .................................. 17
3.1.4.2 Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu ................................................. 18
3.1.5 Những mặt còn hạn chế của Hợp Tác Xã TTCN Cửu Long ............. 18
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU
LONG .................................................................................................................. 18
3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ............................................................ 18
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.............................................. 19
3.2.2.1 Chức năng ....................................................................................... 19
3.2.2.2 Nhiệm vụ ......................................................................................... 19
3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU
LONG .................................................................................................................. 20
7
3.3.1 Chế độ kế toán.................................................................................... 20
3.3.2 Niên độ kế toán .................................................................................. 20
3.3.3 Hệ thống sổ sách kế toán tại Hợp Tác Xã TTCN Cửu Long ............. 20
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH
HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU
LONG .................................................................................................................. 21
4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN
CỬU LONG QUA BA NĂM 2010 -2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ..... 21
4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp Tác Xã Cửu Long
qua 3 năm 2010 – 2012 ....................................................................................... 21
4.1.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................................... 25
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG CỦA HỢP
TÁC XÃ QUA BA NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ......... 28
4.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dƣới hình thức số lƣợng .. 28
4.2.1.1 Đánh giá kết quả tiêu thụ theo số lượng qua 3 năm 2010– 2012 ... .28
4.2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dưới hình thức số
lượng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .............................. 31
4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dƣới hình thức giá trị ....... 23
4.2.2.1 Giá bán các mặt hàng ..................................................................... 33
4.2.2.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ các mặt hàng .................................... 36
4.2.3 Thị trƣờng tiêu thụ ............................................................................. 44
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ............... 44
4.3.1 Yếu tố chủ quan ................................................................................. 44
4.3.1.1 Tình hình cung cấp .......................................................................... 44
4.3.1.2 Chất lượng, chủng loại, cơ cấu hàng hóa ....................................... 46
4.3.1.3 Phương thức bán hàng, chiến lược tiếp thị .................................... 47
4.3.1.4 Tổ chức kỹ thuật thương mại .......................................................... 47
4.3.2 Yếu tố khách quan.............................................................................. 47
4.3.2.1 Yếu tố về chính sách nhà nước ........................................................ 47
4.3.2.2 Yếu tố thuộc về xã hội ..................................................................... 48
8
4.4 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN
CỬU LONG ......................................................................................................... 48
4.4.1 Đánh giá tình hình chi phí của Hợp Tác Xã TTCN Cửu Long qua 3
năm 2010 -2013 ................................................................................................... 48
4.4.2 Đánh giá tình hình chi phí của Hợp Tác Xã TTCN Cửu Long qua 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................... 51
4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN
CỬU LONG ......................................................................................................... 53
4.5.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của Hợp Tác Xã TTCN Cửu
Long qua 3 năm 2010 - 2012 ............................................................................... 53
4.5.1.1 Phân tích lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ ................. 53
4.5.1.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính .................................... 54
4.5.1.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ................................ 54
4.5.1.4 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác ........................................... 54
4.5.1.5 Phân tích lợi nhuận sau thuế .......................................................... 54
4.5.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của Hợp Tác Xã qua 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................... 55
4.5.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận ................................ 56
4.5.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ ............................................................................................. 56
4.5.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động tài
chính..................................................................................................................... 67
4.5.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động
khác . .................................................................................................................... 67
4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI ..................................................... 68
4.6.1 Tình hình các chỉ tiêu sinh lời qua 3 năm 2010 – 2012 ..................... 68
4.6.1.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ gộp trên doanh thu ..................................... 68
4.6.1.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) .... 68
4.6.1.3 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ...................... 69
4.6.1.4 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản vốn chủ sở hữu
(ROE) ................................................................................................................... 69
9
4.6.2 Tình hình các chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013 . .................................................................................................................... 70
4.6.2.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) .... 70
4.6.2.2 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ...................... 71
4.6.2.3 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản vốn chủ sở hữu
(ROE) ................................................................................................................... 71
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ TTCN
CỬU LONG ........................................................................................................ 72
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................................. 72
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP .................................................................................... 72
5.3 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ...................................... 73
5.3.1 Tăng sản lƣợng tiêu thụ...................................................................... 73
5.3.2 Điều chỉnh giá bán hợp lý .................................................................. 74
5.4 GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN ................................................................ 74
5.4.1 Các giải pháp giảm chi phí ................................................................. 74
5.4.2 Giảm giá thành sản phẩm ................................................................... 74
5.4.3 Giảm chi phí tài chính ........................................................................ 75
5.4.4 Giảm chi phí hoạt động ...................................................................... 75
5.4.5 Kiểm soát các khoản phải thu ............................................................ 75
5.4.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ..................................... 75
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 77
6.1 KẾT LUẬN.................................................................................................... 77
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 79
PHỤ LỤC............................................................................................................ 80
10
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Hợp Tác Xã Cửu Long qua
3 năm 2010-2012 ................................................................................................. 22
Bảng 4.2: Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Hợp Tác Xã Cửu Long ở 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................... 26
Bảng 4.3: Số lƣợng tiêu thụ các mặt hàng tại Hợp Tác Xã Cửu Long từ năm
2010 - 2012 .......................................................................................................... 30
Bảng 4.4: Sự biến động khối lƣợng tiêu thụ các mặt hàng thạch dừa tại Hợp
Tác Xã từ năm 2010 - 2012 ................................................................................. 31
Bảng 4.5: Sự biến động khối lƣợng tồn kho các mặt hàng thạch tại Hợp Tác
Xã Cửu Long ....................................................................................................... 31
Bảng 4.6: Số lƣợng tiêu thụ các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long .................................................... 32
Bảng 4.7: Sự biến động về đơn giá bán các sản phẩm thạch dừa tại Hợp tác xã
từ 2010- 2012 ...................................................................................................... 34
Bảng 4.8: Đơn giá bán các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long ..................................................................... 35
Bảng 4.9: Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp tác
xã Cửu Long ........................................................................................................ 37
Bảng 4.10: Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 tại Hợp Tác Xã Cửu Long .................................................. 41
Bảng 4.11 Tổng hợp chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp Tác Xã Cửu
Long ..................................................................................................................... 49
11
Bảng 4.12: Tổng hợp tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long .............................................................. 52
Bảng 4.13: Phân tích chung tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 tại
Hợp Tác Xã Cửu Long . ....................................................................................... 53
Bảng 4.14: Phân tích tình hình lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long.............................................................. 55
Bảng 4.15: Phân tích các nhân tố lƣợng tiêu thụ và giá ảnh hƣởng đến lợi
nhuận năm 2010 - 2011 ....................................................................................... 56
Bảng 4.16: Phân tích các nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2010 - 2011 ......................................................... 57
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2010 2011 ..................................................................................................................... 59
Bảng 4.18: Phân tích các nhân tố lƣợng tiêu thụ và giá ảnh hƣởng đến lợi
nhuận các mặt hàng thạch năm 2011 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long .............. 60
Bảng 4.19: Phân tích các nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các mặt hàng thạch năm 2011 – 2012 tại Hợp tác
xã Cửu Long ........................................................................................................ 60
Bảng 4.20: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận năm 2011 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long ............................................................................. 62
Bảng 4.21: Phân tích các nhân tố lƣợng tiêu thụ và giá ảnh hƣởng đến lợi
nhuận các mặt hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......... 63
Bảng 4.22: Phân tích các nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
ảnh hƣởng đến lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.. 64
Bảng 4.23: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận của 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................. 66
Bảng 4.24: Tỷ suất doanh lợi trên doanh thu qua ba năm 2010 – 2012 tại Hợp
Tác Xã Cửu Long ................................................................................................ 68
12
Bảng 4.25: Các chỉ số lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long ..................................................................... 70
13
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại Hợp tác xã Cửu Long ................................................ 17
Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Hợp tác xã Cửu Long ................................ 18
Hình 3.3 Trình tự ghi Nhật ký sổ cái tại Hợp tác xã Cửu Long .......................... 20
Hình 4.1 Số lƣợng tiêu thụ của các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long ..................................................... 32
Hình 4.2 Đơn giá bán các mặt hàng thạch qua 3 năm 2010- 2012 tại Hợp tác
xã Cửu Long ......................................................................................................... 34
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa từ năm
2010 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long .................................................................. 45
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa của 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long............ 46
Hình 4.5: Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – năm 2012 tại Hợp tác xã Cửu
Long ..................................................................................................................... 49
Hình 4.6: Tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013 tại Hợp tác xã Cửu Long .............................................................................. 51
14
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
LNG BHCCDV: Lợi nhuận gộp bán hàng cung cấp dịch vụ
LNT HĐKD: Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
LN HĐTC: Lợi nhuận hoạt động tài chính
LNK: Lợi nhuận khác
LNST TNDN: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
DT BH – CCDV: Doanh thu bán hàng – cung cấp dịch vụ
CKGT DT: Các khoản giảm trừ doanh thu
DTT BH – CCDV: Doanh thu thuần bán hàng – cung cấp dịch vụ
DT TC: Doanh thu tài chính
CP TC: Chi phí tài chính
CP LV: Chi phí lãi vay
CP BH: Chi phí bán hàng
TNK: Thu nhập khác
CPK: Chi phí khác
TLN KTTT: Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
CP T TNDN: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
VCSH: Vốn chủ sở hữu
LNST: Lợi nhuận sau thuế
GVHB: Giá vốn hàng bán
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
ROS: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu
15
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, dẫn đến
tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam càng chậm lại. Do vậy, vấn đề lớn nhất
đặt ra cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, không chỉ
dừng lại ở sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu mà còn hoạch định tốt
chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận.
Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ là giai đoạn chuyển hóa sản phẩm từ
hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, kết thúc một vòng luân chuyển vốn.
Tiêu thụ có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì thông qua kết quả tiêu thụ thì tính
hữu ích của sản phẩm ở doanh nghiệp mới đƣợc thị trƣờng thừa nhận về số
lƣợng, kết cấu, thị hiếu,… Từ đó, doanh nghiệp có thể bù đắp đƣợc mọi chi
phí, nộp ngân sách nhà nƣớc, chia lãi và trích lập các quỹ. Nhƣng mục tiêu
chủ yếu và quan trọng nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận. Mà lợi nhuận có
đƣợc là thông qua kết quả tiêu thụ. Vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu trong
kinh doanh thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích tình
hình tiêu thụ và lợi nhuận.
Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có cái
nhìn toàn diện nhằm đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng sản xuất kinh doanh tại
đơn vị mình. Đồng thời, nhà quản lý nắm bắt và phát hiện ra những nguyên
nhân cũng nhƣ ảnh hƣởng của các nhân tố đến doanh thu và lợi nhuận. Từ đó,
chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt hạn chế và
phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho doanh nghiệp mình. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, tôi đã chọn
đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Hợp tác xã tiểu thủ
công nghiệp Cửu Long” làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm và lợi nhuận tại
Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cửu Long qua ba năm từ 2010- 2012 và 6
tháng đầu năm 2013, từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh cho Hợp tác xã Cửu Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Hợp tác xã TTCN Cửu
Long sẽ tập trung phân tích các nội dung sau:
- Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm về mặt số lƣợng và giá trị
tiêu thụ trong ba năm từ 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
16
- Phân tích mức độ ảnh hƣởng của nhân tố khối lƣợng và giá bán của các
sản phẩm đến doanh thu tiêu thụ bằng phƣơng pháp thay thế liên hoàn.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã TTCN Cửu
Long từ năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận, các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi
nhuận của Hợp tác xã TTCN Cửu Long từ năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
- Đƣa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ và nâng cao lợi
nhuận cho Hợp tác xã TTCN Cửu Long.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài chủ yếu thu thập số liệu tại Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cửu
Long.
Số liệu đƣợc thu thập tại phòng Kế toán - Tài chính của Hợp tác xã thủ
công nghiệp Cửu Long.
1.3.2 Thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian thực tập tại Hợp tác xã tiểu
thủ công nghiệp Cửu Long từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013.
Số liệu đƣợc sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này đƣợc thu
thập từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Tình hình tiêu thụ các sản phẩm và lợi nhuận tại Hợp tác xã tiểu thủ công
nghiệp Cửu Long.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Ngô Thị Ngọc Sáng (2012) nghiên cứu “Phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu”,
Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ
cấp từ phòng kế toán của công ty. Từ đó, tác giả khái quát hiệu quả hoạt động
của công ty từ năm 2009 đến năm 2011. Đồng thời, tác giả sử dụng phƣơng
pháp so sánh, thay thế liên hoàn để phân tích và đánh giá những biến động về
doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua ba năm. Ngoài ra, tác giả còn
phân tích các tỷ số tài chính giúp công ty có thể đƣa ra những quyết định đúng
đắn cho mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao và đề ra
giải pháp nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm chi phí.
Nguyễn Thị Thanh Thoảng (2011) nghiên cứu “Phân tích tình tiêu thụ và
lợi nhuận của doanh nghiệp tƣ nhân thƣơng mại Phƣớc Vinh”. Luận văn tốt
nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng
kế toán của công ty. Trên cơ sở đó, tác giả áp dụng phƣơng pháp so sánh, thay
17
thế liên hoàn để đánh giá tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tƣ
nhân thƣơng mại Phƣớc Vinh qua 3 năm 2008 - 2010, đồng thời xác định và
phân tích nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ
hàng hóa và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Qua lƣợc khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trƣớc đây đều sử dụng
các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán. Từ đó, các tác giả tiến hành
phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phân tích bằng các phƣơng pháp phân tích. Do
vậy, nghiên cứu này kế thừa phƣơng pháp nghiên cứu của Ngô Thị Ngọc Sáng
(2012), Nguyễn Thị Thanh Thoảng (2011) để thực hiện phân tích những biến
động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận của Hợp tác xã Cửu Long qua ba năm 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Đồng thời, phân tích các tỷ
số tài chính giúp đơn vị có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn cho mục tiêu
chiến lƣợc kinh doanh, cũng nhƣ tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
tiêu thụ và lợi nhuận của đơn vị.
18
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm và chỉ tiêu trong phân tích tình hình tiêu thụ
2.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ:
Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm và thu đƣợc tiền hàng hoặc đƣợc
ngƣời mua chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng
nhu cầu của thị trƣờng sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, nếu giá thành hạ
sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.1.1.2 Phân tích khái quát
Phân tích tình hình tiêu thụ thì phải phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch tiêu thụ theo cả hai mặt giá trị và số lƣợng:
- Phân tích mặt số lƣợng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và sự ảnh
hƣởng của các nhân tố nội tại và nhân tố khách quan đến từng mặt hàng đó.
- Phân tích về mặt giá trị nhằm đánh giá tổng quát tình hình hoạt động,
mức hoàn thành chung về kế hoạch tiêu thụ.
2.1.1.3 Phân tích bộ phận
Dựa vào các hợp đồng mua bán, tình hình và kết quả thực hiện để phân
tích toàn diện, xuyên suốt quá trình kinh doanh, bao gồm:
- Phân tích các yếu tố đầu vào: nguồn cung cấp hàng hóa, nhóm nguồn
cung cấp hàng hóa, phƣơng thức thu mua.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu.
- Phân tích theo phƣơng thức bán hàng, hình thức thanh toán, tỉ trọng của
từng loại.
- Phân tích theo thị trƣờng: nhóm thị trƣờng, thị trƣờng chủ yếu, thị
trƣờng mới mở, thị trƣờng có hạn ngạch và thị trƣờng tự do.
Nội dung phân tích trên đều có ý nghĩa trong việc hình thành chiến lƣợc
kinh doanh lâu dài, ổn định hay tìm ra giải pháp trƣớc mắt cho doanh nghiệp.
Kết quả phân tích là cơ sở cho các quyết định quản trị về: cơ cấu sản
phẩm, chiến lƣợc tiếp thị, chất lƣợng hàng hóa, giá cả cạnh tranh trong từng
giai đoạn kinh doanh.
2.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
a. Yếu tố chủ quan:
* Tình hình cung cấp (thu mua):
Việc cung cấp nguyên liệu đầu vào ảnh hƣởng rất lớn đến kinh doanh và
tiêu thụ của doanh nghiệp. Cụ thể, nó sẽ ảnh hƣởng đến việc dự trữ, sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn cung cấp phù
19
hợp là rất quan trọng, góp phần làm giảm chi phí mà lại đáp ứng yêu cầu cho
doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến việc cung cấp nguyên vật liệu đầu
vào là: Vốn, tiền mặt, thị trƣờng cung ứng, năng lực vận chuyển, bảo quản,
kho bãi. Doanh nghiệp muốn ổn định đầu ra thì phải đảm bảo đầu vào. Vì
vậy, cần nắm rõ những nguyên nhân nói trên để có biện pháp khắc phục kịp
thời.
* Giá bán:
Giá cả là yếu quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến khối lƣợng tiêu thụ và
doanh thu tiêu thụ.
Theo lý thuyết kinh tế, giá cả và lƣợng cầu có quan hệ nghịch biến khi
xét đến hành vi ngƣời tiêu dùng - thể hiện đƣờng cầu dốc xuống trên đồ thị
phẳng. Khi giá tăng lƣợng cầu sẽ giảm và ngƣợc lại.
Tại Hợp tác xã Cửu Long, ngoại trừ việc kinh doanh sản phẩm thạch
dừa viên còn có các mặt hàng mỹ phẩm chăm sóc da dùng nguyên liệu từ
nƣớc dừa. Đây là loại hàng hóa không thiết yếu đối với đời sống. Vì vậy, nhu
cầu đối với những hàng hóa này rất nhạy cảm đối với giá, nên cầu rất co giãn.
Do đó, đơn vị phải nghiên cứu kỹ lƣỡng trong việc định giá bán sản phẩm
nhằm tạo năng lực cạnh tranh và mang lại lợi nhuận để thực hiện tái sản xuất
mở rộng. (Lê Khƣơng Ninh, 2008, trang 55).
* Chất lượng hàng hóa:
Yếu tố này vô cùng quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tiêu
thụ. Khi xã hội phát triển, mức sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì
khách càng đòi hỏi về chất lƣợng tốt, mẫu mã đa dạng, bao bì đẹp,…
Trong thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, chất lƣợng hàng
hóa phải đƣợc quan tâm hàng đầu. Chính vì chất lƣợng sản phẩm đảm bảo thì
uy tín ngày càng đƣợc củng cố, tạo đƣợc sự tín nhiệm từ khách hàng. Song
song đó, chất lƣợng sản phẩm phải đi đôi với giá cả hợp lý, ổn định.
* Phương thức bán hàng:
Xem xét các phƣơng thức thanh toán và quảng cáo tiếp thị, đánh giá các
nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ, cụ thể:
- Phƣơng thức bán hàng: Phƣơng thức bán hàng theo đơn đặt hàng, bán
hàng thông qua đại lí, bán buôn hay bán lẻ.
- Hình thức thanh toán: Thanh toán trƣớc khi giao hàng, thanh toán ngay
khi giao hàng, thanh toán sau khi giao hàng (bán hàng trả chậm). Tùy thuộc
vào hình thức kinh doanh các mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ áp dụng phƣơng
thức thanh toán phù hợp. Hợp tác xã áp dụng phƣơng thức thanh toán ngay khi
giao hàng. Vì hình thức này vừa thuận lợi vừa đảm bảo cho doanh nghiệp.
20
- Quảng cáo tiếp thị: Hình thức quảng cáo nhằm tuyên truyền và giới
thiệu đến ngƣời tiêu dùng về các sản phẩm chính của doanh nghiệp. Đồng
thời, quảng bá thƣơng hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng.
Chi phí quảng cáo đƣợc chi cho rất nhiều các phƣơng tiện truyền tin khác
nhau: tạp chí, báo, đài phát thanh và truyền hình, quảng cáo ngoài trời (panô,
băng rôn, áp phích), quà tặng, biển quảng cáo trên các phƣơng tiện vận tải,…
Mỗi doanh nghiệp có cách bố trí chiến lƣợc quảng cáo khác nhau. Nhờ
có việc quảng cáo mà các doanh nghiệp ngày càng có cơ hội quảng bá sản
phẩm đến ngƣời tiêu dùng nhiều hơn, tạo ấn tƣợng sâu sắc đến khách hàng.
Nhờ đó mà doanh nghiệp ngày càng thuận lợi hơn trong kinh doanh của mình.
* Tổ chức kỹ thuật thương mại:
Vấn đề nhân sự của doanh nghiệp ra sao? Mạng lƣới đại lý nhƣ thế nào?
Và cách bố trí cửa hàng có hợp lý hay không? Đây là những câu hỏi mà tất cả
các doanh nghiệp đều cần phải lƣu ý và có những biện pháp quản trị thích hợp
và điều chỉnh kịp thời góp phần tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, kích thích
quá trình tiêu thụ cho doanh nghiệp mình.
b. Yếu tố khách quan
* Yếu tố thuộc về chính sách nhà nước:
- Chính sách thuế ảnh hƣởng đến doanh thu, các chính sách kinh tế của
chính phủ và tình hình giao thƣơng quốc tế nhƣ thế nào để thuận lợi cho kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Đồng thời, mỗi doanh nghiệp cũng phải quan tâm mức độ tác động của
tỷ giá hối đoái và những diễn biến của thị trƣờng tài chính, tiền tệ.
- Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và mức độ cạnh tranh
trên thị trƣờng.
- Các chính sách bảo hộ của nhà nƣớc đối với các ngành kinh doanh mà
nhà nƣớc khuyến khích đầu tƣ.
Đây là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm. Trong đó, Hợp
Tác Xã đang phát triển các sản phẩm có liên quan đến đặc sản xứ dừa. Vì vậy,
đây cũng là mặt hàng chiến lƣợc của tỉnh đang cần đƣợc khai thác và bảo hộ.
* Yếu tố về xã hội:
Chúng ta cần nhìn nhận về nhu cầu, thu nhập, thay đổi tập quán tiêu
dùng. Trong đó, nhu cầu tiêu dùng có mối quan hệ đồng biến với thu nhập.
Tức là, khi thu nhập tăng thì nhu cầu ngƣời tiêu dùng tăng và ngƣợc lại.
Tùy thuộc vào nhu cầu tối thiểu hay cao cấp mà chúng có sự ứng xử
khác nhau theo sự thay đổi của thu nhập:
- Nhu cầu cần thiết: Tiêu dùng cho nhu cầu thiết yếu tăng nhanh khi thu
nhập và các mức bảo hòa. Ví dụ: lƣơng thực, thực phẩm…
21
- Nhu cầu trung lƣu: Khi thu nhập tăng tiêu dùng cho nhu cầu trung lƣu
tăng chậm, sau đó tăng nhanh và có mức độ bảo hòa. Ví dụ: Hàng may mặc,
nhà ở…
- Nhu cầu cao cấp: Khi thu nhập tăng nhu cầu cao cấp tăng nhanh và
không giới hạn. Ví dụ: Nhà cao cấp, du lịch nƣớc ngoài…
Tóm lại, doanh nghiệp muốn đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm của
mình thì trƣớc hết phải xem xét sản phẩm của doanh nghiệp thuộc vào loại
nhu cầu nào của ngƣời tiêu dùng để có biện pháp kinh doanh phù hợp. Mà nhu
cầu về các sản phẩm chăm sóc da là một nhu cầu cao cấp. Cho nên, khi thu
nhập tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm cũng tăng, không giới hạn.
(Nguyễn Tấn Bình, 2004, trang 85).
2.1.2 Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu
đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc trong kỳ kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thƣờng xuyên khác
của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu
thành sau đây:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ đã
đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chƣa thu
đƣợc tiền).
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh số tiền đã nhận đƣợc và số tiền khách
hàng chấp nhận thanh toán vế khối lƣợng dịch vụ đã cung cấp (đã thực hiện).
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu bán hàng thuần: Là phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu
đƣợc trong kinh doanh.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thƣơng mại, thuế, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu
- Doanh thu hoạt động tài chính
Bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, cho
thuê tài chính, lãi tiền gởi (cho vay), thu từ hoạt động mua bán chứng khoán,
hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trƣớc nhƣng không
sử dụng hết.
- Thu nhập từ hoạt động khác: Là các khoản thu mà doanh nghiệp không
dự tính trƣớc đƣợc hay có dự tính đến nhƣng ít có khả năng thực hiện, hoặc là
các khoản thu không mang tính chất thƣờng xuyên.
22
2.1.3 Khái niệm chi phí
Chi phí là khoản hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả
kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thƣơng
mại, dịch vụ nhằm đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu
và lợi nhuận.
Chi phí phát sinh một cách khách quan trong quá trình kinh doanh nhƣng
phân loại chúng lại là ý muốn chủ quan của con ngƣời, nhằm phục vụ nhu cầu
khác nhau của phân tích. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn, chi
phí đƣợc phân loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau nhƣ: chi phí sản xuất,
chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kì, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi
phí cơ hội. Nhƣng trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét sự biến động của các
loại chi phí sau:
- Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, sản xuất.
- Chi phí thời kỳ (còn gọi là chi phí hoạt động): là những chi phí làm
giảm lợi tức trong một kỳ nào đó. Nó bao gồm chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhƣ: chi phí nhân viên bán
hàng, chi phí vật liệu bao bì…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của
toàn doanh nghiệp nhƣ: chi phí nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật liệu văn
phòng…
- Chi phí tài chính: chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ
phát sinh liên quan đến hoạt động tài chính nhƣ: chi phí đi vay, lỗ phát sinh
khi bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá,…
- Chi phí khác: chi phí khác là các chi phí phát sinh do các hoạt động
riêng biệt với các hoạt động thông thƣờng của doanh nghiệp nhƣ: chi phí
thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng,…
(Võ Văn Nhị và cộng sự, 2009, trang 357).
2.1.4 Khái niệm về lợi nhuận
2.1.4.1 Khái niệm
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn
hàng bán, chi phí hoạt động, chi phí thuế.
23
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hƣớng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu
lợi nhuận, hƣớng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá
trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận đƣợc bổ sung vào khối lƣợng tƣ
bản cho chu kì sản xuất sau, cao hơn trƣớc.
2.1.4.2. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa
dạng, nên lợi nhuận đƣợc hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc
điểm của lợi nhuận từng bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích
lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao
gồm các bộ phận sau:
a. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là bộ phận lợi nhuận thu từ hoạt động
góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tƣ mua, bán chứng khoán dài hạng, ngắn
hạn, hoạt động cho thuê tài sản,... Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng khoản
chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và các chi phí phát sinh từ hoạt
động tài chính.
b. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc ngoài hoạt
động sản xuất kinh doanh, ngoài dự tính, lợi nhuận không mang tính chất
thƣờng xuyên. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập khác trừ đi các
khoản chi phí khác phát sinh trong doanh nghiệp.
2.1.4.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi
nhuận
a. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thuần
từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phân tích mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm tổng
mức lợi nhuận của doanh nghiệp, ta xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân
tố sau:
- Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ (Q)
- Kết cấu mặt hàng (KC)
- Giá thành sản xuất (giá vốn) (Z)
24
- Chi phí bán hàng (CB)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (CQ)
- Giá bán (G)
Ta áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn để phân tích và các nhân tố đƣợc
sắp xếp theo trình tự từ số lƣợng đến chất lƣợng.
Ta có:
Lợi nhuận năm sau: P1 = ∑ Q1 x (G1 – Z1– C1B – C1Q)
Lợi nhuận năm trƣớc: P0 = ∑ Q0 x (G0 – Z0– C0B – C0Q)
Xác định đối tƣợng phân tích: P = P1 - P0
Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố:
- Thay thế lần 1: Thay khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch bằng khối lƣợng
sản phẩm tiêu thụ thực tế, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Gọi Q’1 là khối lƣợng tiêu thụ sản phẩm thực tế trong điều kiện kết cấu kế
hoạch
Q’1 = t. Q0
Trong đó, t là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung của doanh nghiệp
∑Q1.G0
t =
x 100
∑Q0.G0
+ Lợi nhuận trong trƣờng hợp này là: P01 = t. P0
► Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận
là
PQ = P01 – P0
- Thay thế lần 2: Thay kết cấu mặt hàng kế hoạch bằng kết cấu mặt hàng thực
tế, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi (nghĩa là thay Q’1 = Q1)
+ Lợi nhuận trong trƣờng hợp này là: P02 = ∑ Q1 x (G0 – Z0– C0B – C0Q)
► Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận là
PKC = P02 – P01
- Thay thế lần 3: Thay giá thành sản xuất kế hoạch bằng giá thành sản xuất
thực tế, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
+ Lợi nhuận trong trƣờng hợp này là: P03 = ∑ Q1 x (G0 – Z1– C0B – C0Q)
► Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố giá thành đến lợi nhuận là:
PZ = – ∑Q1(Z1 – Z0)
- Thay thế lần 4: Thay chi phí bán hàng kế hoạch bằng chi phí bán hàng thực
tế, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
► Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố giá thành đến lợi nhuận là:
PCB = – ∑Q1.(C1B – C0B)
25
- Thay thế lần 5: Thay chi phí QLDN kế hoạch bằng chi phí QLDN thực tế,
trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
► Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố chi phí QLDN đến lợi nhuận là:
PCQ = – ∑Q1.(C1Q – C0Q)
- Thay thế lần 6: Thay giá bán kế hoạch bằng giá bán thực tế, trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi.
► Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố giá thành đến lợi nhuận là:
PG = ∑Q1.(G1 – G0)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng:
PQ + PKC + PZ + PCB + PCQ + PG = P = Đối tƣợng phân tích.
b. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
PTC = PTC 1 – PTC 0
Trong đó:
PTC 1: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm sau
PTC 0: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm trƣớc
c. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận từ hoạt
động khác
PK = PK 1 – PK 0
PK 1: Lãi từ hoạt động khác năm sau
PK 0: Lãi từ hoạt động khác năm trƣớc
(Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2009, trang 89)
2.1.5 Phân tích các chỉ tiêu sinh lời
2.1.5.1 Lãi gộp trên doanh thu
Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn không tính đến chi
phí kinh doanh. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng
đến lợi nhuận. Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí.
Lợi nhuận gộp
Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu =
Doanh thu thuần
2.1.5.2 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ tính hiệu quả hoạt động kinh doanh từ lợi
nhuận sinh ra từ doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thuần =
x 100 %
Doanh thu thuần
26
Lợi nhuận sau thuế: phần lợi nhuận sau khi trừ nghĩa vụ đối với nhà nƣớc (nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp)
2.1.5.3 Doanh lợi trên tài sản
Doanh lợi trên tổng vốn là thƣớc đo mức sinh lợi của tổng vốn đƣợc chủ đầu
tƣ không phân biệt nguồn hình thành.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi trên tài sản =
x 100 %
Tổng tài sản bình quân
2.1.5.4 Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu
Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là thƣớc đo mức doanh lợi trên mức đầu tƣ của
vốn chủ sở hữu.
Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 %
Vốn chủ sở hữu bình quân
(Nguyễn Minh Kiều, 2010).
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Số liệu cho việc nghiên cứu đề tài này là số liệu thứ cấp tại Hợp tác xã
Cửu Long qua ba năm (2010-2012), số liệu của 6 tháng đầu năm 2013, bao
gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong
đó, số liệu 6 tháng đầu năm đƣợc phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã
Cửu Long ƣớc tính. Đồng thời, tác giả thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ
nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đề tài phân tích theo phƣơng pháp so sánh qua các năm cả về tƣơng đối
và tuyệt đối; phƣơng pháp thay thế liên hoàn.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện
khối lƣợng quy mô của một hiện tƣợng kinh tế.
F = Ft – F0
Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
- Phương pháp so sánh số tương đối: Là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện
bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói
lên đƣợc. Số tƣơng đối còn là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với
chỉ tiêu gốc để đánh giá một vấn đề nào đó ở 2 thị trƣờng khác nhau. Phƣơng
27
pháp số tƣơng đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tƣợng nhƣ cơ
cấu ngành, cơ cấu doanh thu.
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
a. Khái niệm
Là phƣơng pháp mà ở đó các nhân tố lần lƣợt đƣợc thay thế theo một
trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hƣởng của chúng đến chỉ
tiêu cần phân tích tức là đối tƣợng phân tích bằng cách cố định các nhân tố
khác trong mỗi lần thay thế.
b. Đặc điểm
- Muốn xác định mức độ ảnh hƣởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố
đó đƣợc biến đổi còn các nhân tố khác đƣợc cố định lại.
- Các nhân tố phải đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số
lƣợng sắp trƣớc, nhân tố chất lƣợng sắp sau. Xác định ảnh hƣởng của nhân tố
số lƣợng trƣớc, chất lƣợng.
- Lần lƣợt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy
kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trƣớc sẽ đƣợc mức độ ảnh
hƣởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ
liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố phải đúng bằng đối
tƣợng phân tích.
* Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a,b,c,d là trình tự các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích.
Q1 là kết quả lỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1
Q0 là chỉ tiêu kỳ kế hoạch: Q0 = a0.b0.c0.d0
Q1 – Q0 = Q: Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối
tƣợng phân tích.
Q = Q1– Q0 = a1.b1.c1 d1 - a0.b0.c0.d0
* Thực hiện phƣơng pháp thay thế liên hoàn:
- Xác định ảnh hƣởng của nhân tố “a”
Thay thế lần 1: Qa = a1.b0.c0.d0
Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố “a”: Qa = Qa – Q0
- Xác định ảnh hƣởng của nhân tố “b”
Thay thế lần 2: Qb = a1.b1.c0.d0
Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố “b”: Qb = Qb – Qa
- Xác định ảnh hƣởng của nhân tố “c”
Thay thế lần 3: Qc = a1.b1.c1.d0
Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố “c”: Qc = Qc – Qb
- Xác định ảnh hƣởng của nhân tố “d”
Thay thế lần 3: Qd = a1.b1.c1.d1
28
Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố “d”: Qd = Qd – Qc
* Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng:
Qa + Qb + Qc + Qd = Q
(Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2009, trang 13).
29
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG
- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: HỢP TÁC XÃ TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP CỬU LONG
- Tên giao dịch quốc tế: CUU LONG CO-OPERATIVE
- Tên gọi tắt: HỢP TÁC XÃ CỬU LONG
- Biểu tƣợng của HTX:
- Trụ sở giao dịch đặt tại: Số 15B, Nguyễn Đình Chiểu, Khu phố 1,
Phƣờng 8, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
- Điện thoại: 0753.829418
- Fax: 0753.511672
- Email: cuulongbt@yahoo.com
- Mã số thuế: 1300272870
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a. Lịch sử hình thành
- Hợp tác xã thành lập căn cứ theo giấy phép kinh doanh số 009TX, ký
ngày 08/12/1999 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Bến Tre cấp, do bà
Trƣơng Thị Thanh Thu sinh năm 1967 đóng góp công sức và tài sản lập ra
Hợp tác xã theo quy định của pháp luật để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại.
- Với nguồn vốn điều lệ là 418.000.000 đồng (Bốn trăm mƣời tám triệu
đồng), trong đó bao gồm:
+ Vốn bằng tiền mặt: 312.000.000 đồng (Ba trăm mƣời hai triệu đồng).
+ Vốn bằng tài sản khác: 106.000.000 đồng (Một trăm lẻ sáu triệu đồng).
- Hợp tác xã có vốn và tài sản nên chịu mọi trách nhiệm đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ khác bằng toàn bộ số vốn và tài sản thuộc sở hữu của
Hợp tác xã. Hợp tác xã có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Công
thƣơng Bến Tre.
- Nhằm bảo vệ môi trƣờng Hợp tác xã thực hiện các quy định của Nhà
nƣớc về môi trƣờng nhƣ xử lý nƣớc thải bằng hệ thống lắng lọc.
b. Quá trình phát triển
- Tuy Hợp tác xã còn mới mẻ trong những năm đầu hoạt động nhƣng nhờ
có đƣợc sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ngành hữu quan nhƣ: Sở Công nghiệp, Ủy
ban nhân dân tỉnh, Cục thuế tỉnh,… đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên
30
minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre nên Hợp tác xã ngày càng hoạt động ổn định và
phát triển tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
- Ngoài ra, Hợp tác xã còn tham gia công tác xã hội ở địa phƣơng: ủng
hộ Hội chữ thập đỏ, các quỹ phúc lợi, ủng hộ ngày thƣơng binh liệt sỹ và tham
gia các cuộc mít tinh do các cấp các ngành phát động.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh của Hợp tác xã
3.1.2.1 Chức năng
- Chức năng của Hợp tác xã là sản xuất, sản xuất mặt nạ dừa và dầu dừa
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời góp phần duy trì và phát triển nền
kinh tế địa phƣơng.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
- Hợp tác xã là một đơn vị hoạt động theo nguyên tắc tự quản dân chủ,
bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. Hợp tác xã chủ động thành lập
hoặc giải thể các bộ phận trực thuộc sao cho hiệu quả cao nhất và có lợi cho
các phƣơng án kinh doanh và dịch vụ. Hợp tác xã chủ động xác định phƣơng
án kinh doanh, lựa chọn thiết bị công nghệ, tổ chức dịch vụ phù hợp với tình
hình kinh tế địa phƣơng và mục tiêu hoạt động của đơn vị.
- Sau khi thanh toán mọi chi phí kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ cho
nhà nƣớc, nộp phạt do vi phạm hợp đồng (nếu có), chiết khấu bảo toàn vốn,
doanh nghiệp tiến hành phân phối lãi và trích lập các quỹ nhƣ sau:
- Trả bù các khoản lỗ của năm trƣớc (nếu có);
-Trích các quỹ của doanh nghiệp và quỹ ăn chia. Cụ thể các quỹ đƣợc
trích lập gồm:
+ Quỹ phát triển sản xuất.
+ Quỹ dự phòng tài chính.
+ Quỹ khen thƣởng phúc lợi.
- Quỹ ăn chia: chia theo tỷ lệ góp vốn cho các thành viên song song với
kế hoạch sản xuất, lao động vật tƣ và kế hoạch khác.
- Việc thu chi tài chính đƣợc thực hiện mỗi tháng một lần và báo cáo sơ
kết cuối tháng và tổng kết cuối năm. Thu chi tài chính đƣợc đối chiếu với sổ
sách kế toán. Mọi phát sinh thừa thiếu phải đƣợc giải quyết kịp thời, nếu thiếu
phải bồi thƣờng, nếu thừa thì lập biên bản vào tài sản của đơn vị và ghi vào sổ
kế toán.
31
3.1.2.3. Quy mô kinh doanh
Hợp tác xã có quy mô kinh doanh nhƣ sau:
- Một trụ sở chính.
- Một cơ sở sản xuất kinh doanh.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Hợp tác xã
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Hợp tác xã
Ban quản trị
Kiểm soát viên
Chủ nhiệm
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
toán
Phòng nhân
sự
Xƣởng sản
xuất
Phòng kỹ
thuật
Mặt nạ
Thạch dừa
Tổ xử lý
đóng gói
Tổ lên men
Tổ cắt
phân loại
Tổ xử lý
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại Hợp tác xã Cửu Long.
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
3.1.4 Lĩnh vực hoạt động của Hợp tác xã TTCN Cửu Long
3.1.4.1 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Để phát triển thế mạnh của tỉnh nhà Bến Tre, Hợp tác xã Cửu Long đã
lựa chọn lĩnh vực sản xuất các mặt hàng từ nƣớc dừa.
Trƣớc năm 2011, Hợp tác xã Cửu Long chuyên sản xuất các mặt hàng
thạch dừa. Từ đầu năm 2012 đơn vị đã cho ra đời sản phẩm làm đẹp, chăm sóc
da từ nƣớc dừa thiên nhiên. Hiên tại, Hợp tác xã Cửu Long đã và đang ra mắt
các sản phẩm này đến tay ngƣời tiêu dùng.
32
3.1.4.2 Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu
Các sản phẩm chủ yếu hiện nay: Các loại thạch: thạch 0.5 vuông, thạch
1.2 vuông và thạch 0.5 sợi. Bên cạnh đó, sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da từ
nƣớc dừa thiên nhiên là: Mặt nạ từ nƣớc dừa.
3.1.5 Những mặt còn hạn chế của Hợp tác xã TTCN Cửu Long
- Sản phẩm dùng theo mùa, ảnh hƣởng nhiều đến mức thu nhập của nhân
viên và công ăn việc làm của công nhân.
- Nguồn cung ứng nguyên liệu theo mùa, đôi khi bị khan hiếm, dẫn đến
giá nguyên liệu cao từ đầu vào.
- Do qui mô chƣa đủ lớn nên mạng lƣới Marketing còn hạn chế, việc bố
trí các kho hàng, đại lý chƣa rộng khắp.
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU
LONG
3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
- Bộ máy kế toán tại Hợp tác xã bao gồm:
+ Một kế toán trƣởng: Kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tiền lƣơng.
+ Một kế toán nguyên vật liệu.
+ Một thủ quỹ.
- Hợp tác xã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, theo hình
thức này thì toàn bộ công việc kế toán đƣợc tập trung tại phòng kế toán, từ
những công việc xử lý chứng từ kế toán, ghi sổ tổng hợp cho đến việc báo cáo
tài chính, sau đó toàn bộ chứng từ đƣợc chuyển đến kế toán trƣởng. Nhân viên
kế toán ở các bộ phận đƣợc giao những phần việc nhất định theo sự phân công
của kế toán trƣởng.
Kế toán trƣởng
Kế toán nguyên vật liệu
Thủ quỹ
Ghi chú:
Quan hệ lãnh đạo
Quan hệ hỗ trợ
Hình 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Hợp tác xã Cửu Long
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
33
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
3.2.2.1 Chức năng
* Kế toán trưởng:
- Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tiền lƣơng là ngƣời có
quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán.
- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:
+ Hạch toán hoàn chỉnh quá trình sản xuất tại Hợp tác xã.
+ Lập báo cáo tài chính.
+ Bảo vệ số liệu, quyết toán tài chính với cơ quan Nhà nƣớc.
+ Lƣu trữ thông tin và diễn biến kinh tế tài chính của Hợp tác xã thông qua số
liệu tổng hợp.
+ Quản lý, hỗ trợ số liệu, chứng từ.
+ Theo dõi tình hình tài chính tổng hợp, nguồn vốn, vòng quay vốn.
+ Cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các số liệu thu thập đƣợc từ kế toán
nguyên vật liệu, thủ quỹ để báo cáo cho Chủ nhiệm nắm bắt tình hình hoạt
động của Hợp tác xã.
* Kế toán lương:
- Đảm nhận việc tính lƣơng và trích các khoản theo lƣơng nhƣ: bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy
định của pháp luật.
* Kế toán nguyên vật liệu:
- Theo dõi tình hình thu mua, phân loại nguyên vật liệu, tình hình nhập xuất - tồn nguyên vật liệu, hoàn chỉnh số liệu chi tiết cung cấp cho bộ phận
tổng hợp.
* Thủ quỹ:
- Quản lý tiền mặt của đơn vị, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, lập báo
cáo quỹ tiền mặt sau khi cập nhật chứng từ nghiệp vụ thu, chi hằng ngày, quản
lý chứng từ liên quan đến thu, chi quỹ.
- Mọi thành viên trong phòng kế toán đều có nhiệm vụ chung là theo dõi,
phát hiện các trƣờng hợp bất thƣờng, báo cáo cho cấp trên để có biện pháp giải
quyết kịp thời đảm bảo cho Hợp tác xã hoạt động liên tục, ổn định.
3.2.2.2 Nhiệm vụ
- Kế toán phải theo dõi chính xác, kịp thời những thông tin sai sót báo
cáo lên cấp trên.
- Kế toán phải báo cáo đúng, chính xác phát hiện kịp thời những hành vi
sai sót ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động và nguồn thu nhập của Hợp tác xã.
34
3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU
LONG
3.3.1 Chế độ kế toán
- Hiện nay Hợp tác xã đang áp dụng "Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa
và nhỏ" ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của
Bộ trƣởng - Bộ tài chính ban hành.
3.3.2 Niên độ kế toán
- Niên độ kế toán: Hợp tác xã đang áp dụng niên độ kế toán năm, bắt đầu
từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
3.3.3 Hệ thống sổ sách kế toán
- Hợp tác xã hiện đang áp dụng hình thức kế toán "Nhật ký sổ cái" và
trình tự ghi Sổ Cái nhƣ sau:
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ quỹ
Nhật ký sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú
Đối chiếu kiểm tra
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Hình 3.3: Trình tự ghi Nhật Ký Sổ Cái tại Hợp tác xã Cửu Long
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
35
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ
TTCN CỬU LONG
4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN
CỬU LONG QUA BA NĂM 2010- 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã Cửu
Long qua 3 năm 2010 – 2012
Nhằm đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế nhƣ thế nào,
những mục tiêu đặt ra đƣợc thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm
nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng
một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Do vậy, trƣớc khi phân tích về
tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, ta tiến hành đánh giá khái quát kết quả hoạt
động kinh doanh của Hợp tác xã là điều cần thiết.
Từ bảng số liệu bảng 4.1, ta thấy các chỉ tiêu qua 3 năm của Hợp tác xã Cửu
Long có sự biến đổi khác nhau cụ thể nhƣ sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung tăng nhẹ, khá
đều qua các năm: năm 2011 doanh thu tăng 97.727 ngàn đồng, tƣơng đƣơng
tăng 1,89% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu tăng 200.764 ngàn
đồng, tƣơng ứng tăng 3,67% so với năm 2011. Doanh thu của Hợp tác xã tăng
nhẹ và khá đều qua các năm là do doanh nghiệp thực hiện các chính sách mở
rộng thị trƣờng, nên lƣợng tiêu thụ tăng và giá cả cũng biến động ở các mặt
hàng qua các năm.
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ở năm 2011 tăng 98.979
ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 1,93% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh
thu thuần tiếp tục tăng 193.935 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,72% so với năm
2011. Mặc dù, các khoản giảm trừ doanh thu ở năm 2011 giảm 2,5% so với
năm 2010, nhƣng các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng ở năm 2012 là
11,43% so với năm 2011. Chứng tỏ, mặt hàng bán ra của đơn vị có phần kém
chất lƣợng, phẩm chất, quy cách không theo yêu cầu của khách hàng nên hàng
bị đổi, trả lại. Đơn vị cần có giải pháp hạn chế tình hình này, để không làm
ảnh hƣởng đến uy tín của đơn vị đối với khách hàng.
36
Bảng 4.1: Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm 2010-2012
Đvt: 1.000 đ
CHỈ TIÊU
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/ 2010
Số tiền
1. Doanh thu bán hàng – cung cấp dịch vụ
2012/ 2011
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
5.167.421
5.265.148
5.465.912
97.727
1,89
200.764
3,67
60.983
59.731
66.560
(1.252)
(2,05)
6.829
11,43
3. Doanh thu thuần bán hàng – cung cấp dịch vụ
5.106.438
5.205.417
5.399.352
98.979
1,93
193.935
3,72
4. Giá vốn hàng bán
4.372.179
4.394.144
4.534.947
21.965
0,50
140.803
3,20
734.259
811.273
864.405
77.014
10,49
53.132
6,54
2.590
2.940
3.570
350
13,51
630
21,42
7.Chi phí tài chính
115.815
156.907
178.334
41.092
35,48
21.427
13,65
Trong đó: Chi phí lãi vay
115.815
156.907
178.334
41.092
35,48
21.427
13,65
8. Chi phí bán hàng
265.685
279.440
307.550
13.755
5,17
28.110
10,05
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
340.925
356.750
369.800
15.825
4,64
13.050
3,65
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14.424
21.116
12.291
6.692
46,39
(8.825)
(41,79)
11. Thu nhập khác
10.432
-
7.550
(10.432)
(100)
7.550
-
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
5. Lợi nhuận gộp bán hàng – cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu tài chính
22
CHỈ TIÊU
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/ 2010
2012/ 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
12. Chi phí khác
2.110
-
1.359
(2.110)
(100)
1.359
-
13. Lợi nhuận khác
8.332
-
6.191
(8.332)
-
6.191
-
22.756
21.116
18.482
(1.640)
(7,20)
(2.634)
(12,47)
5.689
5.279
4.621
(410)
(7,20)
(658)
(12,47)
17.067
15.837
13.861
(1.230)
(7,20)
(1.976)
(12,47)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
23
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ở năm 2011 tăng 98.979
ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 1,93% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh
thu thuần tiếp tục tăng 193.935 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,72% so với năm
2011. Từ đó, cho thấy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá
chậm qua các năm. Mặc dù, các khoản giảm trừ doanh thu ở năm 2011 giảm
2,5% so với năm 2010. Nhƣng các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng thêm ở
năm 2012 là 11,43% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ rằng, mặt hàng bán
ra của đơn vị có phần kém chất lƣợng, phẩm chất, quy cách không theo yêu
cầu của khách hàng nên hàng bị đổi, trả lại hay hàng bị giảm giá. Đơn vị cần
có giải pháp hạn chế tình hình này, để không làm ảnh hƣởng đến uy tín của
đơn vị đối với khách hàng.
- Khoản mục chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng đều qua các năm: giá
vốn hàng bán năm 2011 tăng ít 21.965 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 0,50% so
với năm 2010. Đến năm 2012 tăng nhiều hơn tăng 140.833 ngàn đồng, tƣơng
đƣơng tăng 3,2%. Giá vốn tăng qua các năm là do doanh thu tiêu thụ tăng, giá
vốn là chỉ tiêu phụ thuộc khá nhiều vào lƣợng tiêu thụ và biến động giá
nguyên liệu đầu vào, cho nên đơn vị cần có biện pháp nhằm ổn định tình hình
biến động này.
- Đối với khoản mục chi phí bán hàng ở năm 2011 tăng 13.755 ngàn
đồng, tƣơng ứng tăng 5,17% so với năm 2010. Chi phí bán hàng ở năm 2012
tăng 28.110 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 10,05% so với năm 2011.
- Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp không ngừng qua các
năm, năm 2011 tăng 15.825 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 4,64% so với năm
2010. Đến năm 2012 tăng 13.050 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,65% so với
năm 2011.
Nhƣ vậy, hai khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp đều tăng, nhƣng ở năm 2012 tăng cao hơn các năm, do đơn vị phải chi
thêm chi phí phục vụ cho việc mở rộng thị trƣờng và cung cấp cho thị trƣờng
mới.
- Hoạt động tài chính: Ở mỗi năm, đơn vị có khoản doanh thu tài chính
không nhiều và tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 13,51%, đến năm 2012
doanh thu này tiếp tục tăng 21,42% so với năm 2011. Song song với doanh thu
tài chính đó là khoản mục chi phí tài chính cũng phát sinh và chiếm khá lớn,
trong đó toàn bộ là khoản lãi vay và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng
35,48% so với năm 2010. Đến năm 2012 tốc độ chi phí tài chính tăng chậm lại
tăng 13,65% so với năm 2011. Chi phí tài chính tăng do đơn vị thiếu nguồn
vốn kinh doanh, khả năng góp vốn các xã viên còn yếu nên phải vay từ phía
ngân hàng và bên ngoài. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi tiền vay của Hợp tác xã
24
Cửu Long còn phụ thuộc vào công tác thu hồi công nợ, nếu công tác thu hồi
công nợ tốt sẽ làm cho đơn vị thanh toán tốt các khoản vay và lãi vay tạo điều
kiện cho đơn vị phát triển tốt hơn.
- Sự biến động của các chi phí nói trên đã dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh năm 2011 tăng 6.692 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 46,39%
so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 giảm 41,79%, tƣơng đƣơng giảm
với 8.825 ngàn đồng so với năm 2011. Do các khoản chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp không ngừng tăng cao và mức tăng của chi phí tài
chính rất đáng kể. Song song đó, thì lợi nhuận gộp tăng nhẹ qua các năm, năm
2011 tăng 10,48% so với năm 2010 và năm 2012 tốc độ tăng chậm lại, tăng
6,54% so với năm 2011, trong đó, chi phí giá vốn không ngừng tăng qua các
năm. Vì vậy, đơn vị nên kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn nữa để đem lại hiệu
quả kinh doanh cao hơn cho những năm tới.
- Bên cạnh đó các khoản thu nhập khác giảm năm 2011 là 10.432 ngàn
đồng so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 7.510 ngàn đồng so với năm 2011.
Đồng hành với khoản thu nhập là chi phí khác phát sinh ở năm 2010 là 2.110
ngàn đồng, năm 2012 phát sinh là 1.359 ngàn đồng. Khoản thu nhập khác và
chi phí khác phát sinh là do thanh lý tài sản cố định của đơn vị phát sinh trong
năm, từ đó, làm tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế giảm dần qua các năm. Cụ
thể, năm 2011 giảm 7,2% so với năm 2010, sang năm 2012 tiếp tục giảm
12,47% so với năm 2011.
- Phần nghĩa vụ nộp thuế TNDN với nhà nƣớc giảm dần qua các năm.
Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng giảm đều qua các năm, năm 2011 giảm
7,2% so với năm 2010 và giảm 12,47% ở năm 2012 so với năm 2011. Kết quả
này cho thấy tình hình hoạt động Hợp tác xã Cửu Long có chuyển biến xấu đi,
đơn vị cần xem xét lại và có giải pháp tốt nhất cho việc giảm giá trị các khoản
mục chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí
QLDN, các loại chi phí này có chiều hƣớng tăng qua các năm, sẽ làm ảnh
hƣởng đến tình hình kinh doanh trong tƣơng lai của đơn vị.
4.1.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Để có thể tìm hiểu sâu hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
nên ta đánh giá thêm kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã Cửu Long
vào 6 tháng đầu năm của năm 2013 so với cùng kỳ năm trƣớc. Ta có bảng số
liệu 4.2 nhƣ sau:
25
Bảng 4.2: Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã Cửu Long ở 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đvt: 1.000đ
CHỈ TIÊU
1. Doanh thu bán hàng – cung cấp dịch vụ
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
2.532.697 2.601.758
Chênh lệch
6t 2013/ 6 t2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
69.061
2,72
14.090
(11.010)
(43,86)
3. Doanh thu thuần bán hàng – cung cấp
dịch vụ
2.507.597 2.587.668
80.071
3,19
4. Giá vốn hàng bán
2.099.479 2.149.090
49.611
2,36
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
5. Lợi nhuận gộp bán hàng – cung cấp dịch
vụ
25.100
408.118
438.578
30.460
7,46
1.680
1.990
310
18,45
7.Chi phí tài chính
84.167
90.070
5.903
7,01
Trong đó: Chi phí lãi vay
84.167
90.070
5.903
7,01
8. Chi phí bán hàng
143.650
152.460
8.810
6,13
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
180.900
194.780
13.880
7,67
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
1.081
3.258
2.177
201,38
11. Thu nhập khác
7.550
-
(7.550)
(100)
12. Chi phí khác
1.359
-
(1.359)
(100)
13. Lợi nhuận khác
6.191
-
(6.191)
(100)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
7.272
3.258
(4.014)
(55,19)
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.818
815
(1.003)
(55,17)
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
5.454
2.444
(3.010)
(55,18)
6. Doanh thu tài chính
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Từ bảng số liệu 4.2 ta đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của 6 tháng
đầu năm của năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 đƣợc:
26
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ vào 6 tháng đầu năm
2013 là 69.061 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 2,72% so với cùng kỳ năm 2012.
Doanh thu của Hợp tác xã Cửu Long tăng là do đơn vị tiếp tục mở rộng thị
trƣờng, đẩy mạnh tiêu thụ nên lƣợng tiêu thụ tăng theo.
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ở 6 tháng đầu năm 2013
tăng 80.071 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 3,19% so với 6 tháng đầu năm
2012. Do các khoản giảm trừ doanh thu ở 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh
43,86% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Điều này chứng tỏ rằng, đơn vị đã
cải thiện về phẩm chất các mặt hàng dần dần tạo lòng tin cho khách hàng.
- Khoản mục chi phí giá vốn hàng bán tiếp tục tăng ở 6 tháng đầu năm
2013, cụ thể tăng 49.611 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 2,36% so với 6 tháng
đầu năm 2012. Giá vốn liên tục tăng, đơn vị cần ổn định tình hình nguyên liệu
đầu vào là vấn đề quan trọng lúc này.
- Chi phí bán hàng ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng 8.810 ngàn đồng,
tƣơng ứng 6,13% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Tốc độ tăng tƣơng đối của
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 là 13.880 ngàn
đồng, tƣơng đƣơng tăng 7,67% so với cùng kỳ năm 2012.
Nhƣ vậy, hai khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều
tăng, do đơn vị tiếp tục chi thêm chi phí phục vụ cho việc mở rộng thị trƣờng,
bao gồm chi phí bán hàng, chi phí tiếp khách, quảng cáo nhằm đẩy mạnh
chiến lƣợc Marketing.
- Hoạt động tài chính: doanh thu tài chính tăng ở 6 tháng đầu năm 2013
tăng 18,45%, so với 6 tháng đầu năm 2012. Đồng thời, chi phí tài chính cũng
phát sinh và chiếm khá nhiều hay đó chính là khoản lãi vay. Cụ thể, ở 6 tháng
đầu năm 2013 tăng 7,01% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012, chi phí tài chính
tăng do đơn vị thiếu nguồn vốn kinh doanh, trong kinh đơn vị đang mở rộng
thị trƣờng mà khả năng góp vốn các xã viên còn yếu, nên giải pháp đi vay là
thực thi.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 tăng
hơn 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2012, đó là do lợi nhuận gộp và doanh thu
tài chính tang đẩy lợi nhuận thuần tăng, đây là kết quả cần đƣợc đơn vị phát
huy hơn vào cuối năm 2013.
- Bên cạnh đó, các khoản thu nhập khác giảm 6 tháng đầu năm 2013 là
7.550 ngàn đồng, so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Cùng với khoản thu nhập
là chi phí khác giảm ở 6 tháng đầu năm 2013 là 1.359 ngàn đồng so với 6
tháng đầu năm 2012. Từ đó, làm ảnh hƣởng đến tổng lợi nhuận kế toán trƣớc
thuế giảm dần qua 6 tháng cùng kỳ. Cụ thể, 6 tháng tháng đầu năm 2013 giảm
4.014 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 55,19% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012.
27
- Thuế TNDN phải nộp cũng giảm dần. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm ở
6 tháng đầu năm 2013 giảm 3.010 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 55,18% so với
6 tháng cùng kỳ năm. Qua kết quả phân tích, Hợp tác xã Cửu Long cần xem
xét tình hình gia tăng của các khoản mục chi phí. Từ đó, có giải pháp kịp thời
và hợp lý cho kết quả hoạt động của đơn vị.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG CỦA HỢP
TÁC XÃ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Nhƣ phần cơ sở lý luận đã trình bày ở chƣơng 2, thì khi phân tích tình
hình tiêu thụ sản phẩm, ta cần phải phân tích song song cả hai mặt số lƣợng và
giá trị.
4.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dƣới hình thức số
lƣợng
4.2.1.1 Đánh giá kết quả tiêu thụ theo số lượng qua 3 năm 2010 – 2012
Khi nói về mặt số lƣợng tiêu thụ chính là nói đến việc xem xét chi tiết
từng mặt hàng kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ đó, ta có thể đánh giá chính
xác mặt hàng nào bán chạy nhất, mặt hàng nào bán kém hơn, chƣa đạt yêu
cầu, để từ đó tìm ra những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, đã làm ảnh
hƣởng đến quá trình tiêu thụ của từng loại sản phẩm, nhằm có biện pháp kịp
thời khắc phục. Trƣớc hết, ta xét về tình hình tiêu thụ các sản phẩm tại Hợp
tác xã Cửu Long từ năm 2010 – 2012. Với số liệu nhƣ tồn kho đầu kì trƣớc
chuyển sang, số lƣợng hàng nhập trong kì và số lƣợng hàng xuất tiêu thụ trong
kì, ta áp dụng công thức tính tồn kho cuối kỳ:
Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất tiêu thụ trong kỳ
Ta tính đƣợc bảng 4.3: Số lƣợng tiêu thụ các sản phẩm thạch dừa của đơn vị
trong ba năm 2010- 2012.
Áp dụng phƣơng pháp so sánh giữa số lƣợng của kỳ sau so với kỳ trƣớc,
dựa vào bảng 4.3 ta tính ra bảng 4.4, bảng 4.5: Sự chênh lệch về số lƣợng tiêu
thụ, lƣợng tồn kho đầu kỳ, nhập trong kỳ của các sản phẩm thạch dừa tại Hợp
tác xã Cửu Long qua ba năm 2010- 2012 đƣợc trình bày ở trang 30, ta tiến
hành phân tích lần lƣợt quá trình tiêu thụ của sản phẩm nhƣ sau:
* Thạch 1.2 vuông:
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm này kém ổn định, sản lƣợng tiêu
thụ giảm mạnh ở năm 2011. Cụ thể, sản lƣợng thạch tiêu thụ năm 2011 giảm
so với năm 2010 là 137.760 kg tƣơng ứng giảm 24,78%. Nguyên nhân năm
2011 lƣợng tiêu thụ giảm do đơn vị chƣa thực hiên tốt khâu dự trữ đầu kì
(giảm 73.995 kg so với năm 2010), và khâu sản xuất trong kì giảm 23.305 kg.
Tuy nhiên, sang năm 2012 có chiều hƣớng khởi sắc, số lƣợng thạch tiêu thụ
tăng 51.760 kg so với năm 2011, tƣơng đƣơng tăng 12,38%. Do đơn vị thực
28
hiện tốt khâu dự trữ đầu kì tăng 40.460 kg, và khâu sản xuất lần lƣợt tăng
1.600 kg.
* Thạch 0.5 vuông:
Tình hình tiêu thụ thạch 0.5 vuông biến động tƣơng tự thạch 1.2 vuông
qua các năm. Cụ thể, số lƣợng thạch bán ra năm 2011 ít hơn năm 2010 là
56.880 kg, tƣơng ứng giảm 19,82%. Mặc dù, đơn vị thực hiện tốt kế hoạch sản
xuất, nhƣng tình hình tiêu thụ không tốt nên số dự trữ cuối kỳ tăng 29.926 kg.
Đây là biểu hiện không tốt, không đảm bảo đƣợc tính cân đối giữ sản xuất, dự
trữ và tiêu thụ. Năm 2012 lƣợng tiêu thụ tăng nhẹ là 9.880 kg, tƣơng ứng
4,29% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do mức dự trữ
đầu kỳ tăng 29.926 kg, khâu sản xuất không đảm bảo nên giảm 40.046 kg.
* Thạch 0.5 sợi:
Sản lƣợng tiêu thụ năm 2011 tăng mạnh 77.130 kg so với năm 2010,
tƣơng ứng 51,08%. Tuy nhiên, năm 2012 tăng rất nhẹ 168 kg, tƣơng ứng tăng
chỉ 0,07%. Nguyên nhân của việc tăng nhẹ là do năm 2012 không đảm bảo
khâu nhập trong kì giảm 732 kg.
Tóm lại, tình hình tiêu thụ các loại thạch không ổn định. Trong đó, thạch
0.5 vuông có chiều hƣớng tiêu thụ còn yếu. Đối với thạch 1.2 vuông và 0.5
sợi tình hình tiêu thụ cũng bất ổn. Đây cũng là mặt hàng chiến lƣợc, có sức
ảnh hƣởng lớn về sản lƣợng tiêu thụ của đơn vị. Vì vậy, việc đảm bảo tính cân
đối giữa sản xuất, dự trữ, tiêu thụ việc làm rất cần thiết đối với đơn vị.
29
Bảng 4.3: Số lƣợng tiêu thụ các mặt hàng tại Hợp tác xã Cửu Long từ năm 2010 - 2012
TỒN KHO ĐẦU KỲ
MẶT
HÀNG
NHẬP TRONG KỲ
XUẤT TRONG KỲ
TỒN KHO CUỐI KỲ
ĐƠN
VỊ
2010
2011
2012
2010
2011
2012
2010
2011
2012
TÍNH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
2010
2011
2012
(10)
(11)
(12)
=1+4-7
=2+5-8
=3+6-9
Thạch 1.2
vuông
Kg
108.000
34.005
74.465
482.005
458.700
460.300
556.000
418.240
470.000
34.005
74.465
64.765
Thạch 0.5
vuông
Kg
54.000
4.000
33.926
237.000
260.046
220.000
287.000
230.120
240.000
4.000
33.926
13.926
Thạch 0.5
sợi
Kg
18.000
24.998
35.616
158.000
238.750
238.018
151.002
228.132
228.300
24.998
35.616
45.334
Tổng
Kg
180.000
63.003
144.007
877.005
957.496
918.318
994.002
876.492
938.300
63.003
144.007
124.025
Mặt nạ từ
nƣớc dừa
Hộp
-
-
-
-
-
7.241
-
-
6.450
-
-
791
Tổng
Hộp
-
-
-
-
-
7.241
-
-
6.450
-
-
791
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
30
Bảng 4.4: Sự biến động khối lƣợng tiêu thụ các mặt hàng thạch dừa tại Hợp
tác xã Cửu Long từ năm 2010- 2012
ĐVT: Kg
SẢN PHẨM
CHÊNH LỆCH XUẤT
TRONG KỲ
NĂM 2011 SO VỚI
NĂM 2010
Số chênh
lệch
Thạch 1.2 vuông
Thạch 0.5 vuông
Thạch 0.5 sợi
CHÊNH LỆCH XUẤT
TRONG KỲ
NĂM 2012 SO VỚI
NĂM 2011
Tỷ lệ (%)
Số chênh
lệch
Tỷ lệ (%)
(137.760)
(24,78)
51.760
12,38
(56.880)
(19,82)
9.880
4,29
77.130
51,08
168
0,07
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp Tác Xã Cửu Long)
Bảng 4.5: Sự biến động khối lƣợng tồn kho các mặt hàng thạch dừa tại Hợp
tác xã Cửu Long từ năm 2010- 2012
ĐVT: Kg
CHÊNH LỆCH TỒN
ĐẦU KỲ
CHÊNH LỆCH NHẬP
TRONG KỲ
SẢN PHẨM
2011 so với
2010
2012 so
với 2011
2011 so
với 2010
2012 so với
2011
Thạch 1.2 vuông
(73.995)
40.460
(23.305)
1.600
Thạch 0.5 vuông
(50.000)
29.926
23.046
(40.046)
6.998
10.618
80.750
(732)
Thạch 0.5 sợi
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp Tác Xã Cửu Long)
4.2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dưới hình thức số
lượng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Lƣợng tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2012 của
các mặt hàng đều tăng nhẹ, trừ mặt hàng thạch 0.5 vuông có lƣợng tiêu thụ
giảm ở 6 tháng đầu năm 2013. Để tìm hiểu cụ thể hơn về tình hình này ta dựa
vào hình 4.1 và bảng 4.6 dƣới đây:
31
Hình 4.1: Số lƣợng tiêu thụ của các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
250000
213.404
225.100
200000
150000
119.500
100000
102.800
90.706
91.670
4.438
3.497
50000
0
Thạch 1.2 vuông
(Kg)
Thạch 0.5 vuông Thạch 0.5 sợi (Kg) Mặt nạ từ nƣớc dừa
(Kg)
(Hộp)
Lƣợng tiêu thụ ở 6 tháng đầu năm 2012
Lƣợng tiêu thụ ở 6 tháng đầu năm 2013
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp Tác Xã Cửu Long)
Bảng 4.6: Số lƣợng tiêu thụ của các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đơn
SẢN PHẨM
vị
tính
Lƣợng tiêu thụ ở 6
tháng đầu năm
2012
2013
Chênh lệch
Giá trị
(%)
Thạch 1.2 vuông
Kg
213.404
225.100
11.696
5,48
Thạch 0.5 vuông
Kg
119.500
102.800
(16.700)
(13,97)
Thạch 0.5 sợi
Kg
90.706
91.670
964
1,06
Mặt nạ từ nƣớc dừa
Hộp
3.497
4.438
941
26,91
(Nguồn: Phòng kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Nhìn vào hình 4.1 và bảng 4.6 ta đánh giá đƣợc tình hình tăng giảm về
lƣợng tiêu thụ của từng mặt hàng nhƣ sau:
* Thạch 1.2 vuông: Ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 số lƣợng tiêu thụ thạch
này tăng 11.696 kg, tƣơng ứng giảm 5,48% so với 6 tháng đầu năm 2012.
* Thạch 0.5 vuông: Mức chênh lệch về lƣợng tiêu thụ loại thạch này ở 6
tháng đầu năm 2013 của loại giảm 13,97%, tƣơng ứng giảm 16.700 kg so với
6 tháng cùng kỳ năm 2012.
32
* Thạch 0.5 sợi: Tình hình tiêu thụ loại thạch này có chiều hƣớng tăng nhẹ.
Số lƣợng tiêu thụ tăng 964 kg, tƣơng ứng tăng 1,06% so với 6 tháng đầu năm
2012.
* Mặt nạ từ nƣớc dừa: Số lƣợng tiêu thụ tăng 941 hộp, tƣơng ứng tăng
26,9% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung, mặt hàng thạch 1.2 vuông và 0.5 sợi thì lƣợng tiêu thụ có
chiều hƣớng tăng nhẹ và khá ổn định ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng
cùng kì năm 2012. Điều này, cho thấy hai loại hàng này có sức hút đối với
ngƣời tiêu dùng và thị trƣờng tiêu thụ dần dần ổn định. Vì vậy, đơn vị cũng
nên nghiên cứu mở rộng thêm thị trƣờng tiêu thụ để tăng lƣợng đầu ra cho
từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, đối với mặt hàng thạch 0.5 vuông có lƣợng
tiêu thụ giảm, chứng tỏ sự ƣa chuộng của khách hàng về mặt hàng này giảm.
Cho nên, đơn vị cần nghiên cứu thêm về qui cách cũng nhƣ ích lợi của loại
thạch này, để kịp thời ổn định và nâng cao lƣợng tiêu thụ.
Ngoài các loại thạch nói trên, đầu năm 2012 Hợp tác xã đã đa dạng hóa
mặt hàng kinh doanh và cho ra mắt thị trƣờng sản phẩm mặt nạ từ nƣớc dừa.
Với quá trình nghiên cứu qua 10 năm, sản phẩm mới này đã đƣợc thị trƣờng
chấp nhận và tình hình lƣợng tiêu thụ ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng 941 hộp,
tƣơng ứng tăng 26,91% so với 6 tháng cùng kì năm 2012. Cho thấy, đây là
bƣớc đầu thuận lợi cho việc kinh doanh sản phẩm mới, đơn vị cần nổ lực thêm
nữa để mở rộng qui mô và đa dạng thêm chủng loại của các mặt hàng này.
4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dƣới hình thức giá trị
4.2.2.1 Giá bán các mặt hàng
Việc phân tích kết quả tiêu thụ theo mặt số lƣợng chỉ có thể giúp ta biết
đƣợc mặt hàng nào bán chạy nhất, mặt hàng nào bán chƣa đạt và nguyên nhân
do đâu. Hơn thế, một khi đã ra kinh doanh thì vấn đề cần quan tâm nhiều đó là
lợi nhuận. Ta cần xem xét về mặt doanh thu tiêu thụ .Có nhƣ vậy mới biết
đƣợc sản phẩm nào đem lại giá trị kinh tế cao nhất, sản phẩm nào kém kinh tế
hơn. Để từ đó, đơn vị kịp thời có chính sách kinh doanh phù hợp. Phân tích về
mặt giá trị là phân tích về mối quan hệ tích số giữa khối lƣợng hàng hóa tiêu
thụ với giá bán tƣơng ứng của chúng trong kỳ.
a. Giá bán các mặt hàng qua ba năm 2010 – 2012
Tình hình giá cả và sự biến động giá bán các mặt hàng qua ba năm đƣợc
thể hiện ở hình 4.2 và bảng 4.7 nhƣ sau:
33
Hình 4.2: Đơn giá bán các mặt hàng thạch qua ba năm 2010 – 2013 tại Hợp
Tác Xã Cửu Long
7000
6000
6.630
5.000
5.750
5.530
6.030
5.850
5.300
4.750
5.140
5000
750
4000
3000
2000
1000
0
Thạch 1.2 vuông (đ/kg)
ĐƠN GIÁ BÁN Năm 2010
Thạch 0.5 vuông (đ/kg)
ĐƠN GIÁ BÁN Năm 2011
Thạch 0.5 sợi (đ/kg)
ĐƠN GIÁ BÁN Năm 2012
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Bảng 4.7: Sự biến động về đơn giá bán các sản phẩm thạch dừa tại Hợp
tác xã Cửu Long từ năm 2010- 2012
Đơn vị tính: đ/kg
2011 SO VỚI 2010
MẶT HÀNG
Số tiền
Tỷ lệ
2012 SO VỚI 2011
Số tiền
(%)
Tỷ lệ
(%)
Thạch 1.2 vuông
750
15,00
-1.000
-17,39
Thạch 0.5 vuông
1.100
19,89
-600
-9,05
Thạch 0.5 sợi
550
10,37
-710
-12,14
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Qua bảng số liệu 4.7 và hình 4.2 trên, cho ta thấy đơn giá từng mặt hàng của
đơn vị không ổn định qua các năm. Cụ thể:
* Thạch 1.2 vuông: Giá bán loại thạch này tăng ở năm 2011, tăng 750
đồng/kg, tƣơng ứng tăng 15% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012
mức giá bán ra giảm nhiều 1.000 đồng/ kg, tƣơng ứng giảm 17,39% so với
mức giá năm 2011.
* Thạch 0.5 vuông: Mức chênh lệch về giá loại thạch này ở năm 2011 và năm
2010 tăng mạnh 1.100 đồng/ kg, tƣơng ứng tăng 19,89%. Đến năm 2012 đơn
giá bán lại giảm 600 đồng/ kg, tƣơng ứng giảm 9,05% so với năm 2011.
* Thạch 0.5 sợi: Tình hình giá loại thạch này cũng có chiều hƣớng tăng rồi lại
giảm. Giá bán năm 2011 tăng 550 đồng/ kg, tƣơng ứng tăng 10,37% so với
năm 2010. Giá bán giảm 710 đồng/kg vào năm 2012, tƣơng ứng giảm 12,14%
so với năm 2011.
34
Nhìn chung, đơn giá bán có xu hƣớng tăng đều ở các mặt hàng vào năm 2011
và giá bán giảm đều ở năm 2012. Trong đó, loại thạch 0.5 vuông có đơn giá
tăng mạnh ở năm 2011. Việc tăng giá bán sẽ làm tăng doanh thu nhƣng sẽ gây
khó khăn cho tình hình tiêu thụ của các mặt hàng này ở hiện tại và tƣơng lai.
Bởi giá bán ảnh hƣởng nhiều đến quyết định sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng.
Các doanh nghiệp thƣờng khó chủ động đƣợc trong việc định giá bán của sản
phẩm mà phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu đầu vào. Muốn đứng vững
đƣợc trên thị trƣờng doanh nghiệp phải có những chính sách giá phù hợp vừa
đảm bảo đƣợc thị phần vừa phải tạo đƣợc lợi nhuận.
b) Giá bán các mặt hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013
Giá bán của các mặt hàng của doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:
Bảng 4.8 Đơn giá bán các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
MẶT HÀNG
Đơn vị
tính
6 tháng
6 tháng
đầu 2012
đầu 2013
6T2013/6T2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Thạch 1.2 vuông
Đ/Kg
4.750
4.807
57
1,20
Thạch 0.5 vuông
Đ/Kg
6.030
6.012
(18)
(0,29)
Thạch 0.5 sợi
Đ/Kg
5.140
5.140
0
0
Mặt nạ từ nƣớc dừa
Đ/Hộp
97.000
2.000
2,11
95.000
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Từ bảng số liệu 4.8 ta thấy, đơn giá của các mặt hàng ở 6 tháng đầu
năm 2013 tăng nhẹ, cụ thể:
- 6 tháng đầu năm 2013 đơn giá tăng chỉ 57 đồng/kg, tƣơng đƣơng 1.2% so
với 6 tháng đầu năm 2012 đối với mặt hàng thạch 1.2 vuông.
- Đối với loại thạch 0.5 vuông ở 6 tháng đầu năm 2013 lại có mức giá
giảm là 18 đồng/ kg, tƣơng ứng giảm 0,29% so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Mức giá đƣợc bình ổn đối với mặt hàng thạch 0.5 sợi vào 6 tháng đầu
năm 2012, 2013 là 5.140 đồng/ kg.
- Mức giá bán của sản phẩm mới – mặt nạ từ nƣớc dừa ở 6 tháng đầu
năm 2013 có xu hƣớng tăng 2.000 đồng/hộp, tƣơng đƣơng tăng với tỷ lệ
2,11% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do đây là sản phẩm mới nên chi phí của
35
nguyên liệu đầu vào còn cao, đơn vị chƣa đủ thời gian và điều kiện để hạn chế
các chi phí có liên quan đến việc sản xuất sản phẩm này.
Tóm lại, các mặt hàng đa số có mức giá bán ổn định, tăng nhẹ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tình hình tiêu thụ. Do đơn vị đã có chính sách về kho, bãi lƣu
trữ, chi phí vận chuyển…tạo sự ổn định về giá của nguyên liệu đầu vào, khi
giá nguyên liệu có sự biến động giá theo mùa. Chính vì vậy, việc ổn định giá
phải kịp thời để không làm ảnh hƣởng đến kết quả tiêu thụ của đơn vị
4.2.2.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ các mặt hàng
Dựa vào bảng số liệu sản lƣợng tiêu thụ và đơn giá bán, ta tính đƣợc
doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của đơn vị Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
a. Đánh giá doanh thu tiêu thụ các sản phẩm qua ba năm 2010- 2012
tại Hợp Tác Xã Cửu Long.
Doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng của Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm
2010 – 2012 đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:
36
Bảng 4.9 Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp
tác xã Cửu Long
Đvt: 1.000 đồng
MẶT
HÀNG
2010
2011
(1)
2012
(2)
(3)
CHÊNH LỆCH
2011/ 2010
CHÊNH LỆCH
2012/ 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
(4)
(5)
(6)
(7)
= (2) - (1)
=100*4/1
=(3) – (2)
=100*6/2
(13,49) (172.380)
(7,16)
Thạch
1.2
vuông
2.780.000 2.404.880 2.232.500 (375.120)
Thạch
0.5
vuông
1.587.110 1.525.696 1.447.200
(61.414)
(3,87)
(78.496)
(5,14)
Thạch
0.5 sợi
800.311 1.334.572 1.173.462
534.261
66,75 (161.110)
(12,07)
5.167.421 5.265.148 4.853.162
97.727
1,89 (411,986)
(7,82)
TỔNG
Mặt nạ
từ nƣớc
dừa
TỔNG
-
-
612.750
-
-
612.750
-
5.167.421 5.265.148 5.465.912
97.727
1,89
200.764
3,81
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Nhìn chung tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hợp tác xã
không ngừng tăng lên qua các năm, cho thấy tình hình kinh doanh đang có
chiều hƣớng tốt, cụ thể:
* Doanh thu năm 2011 so với năm 2010:
Năm 2011 tổng doanh thu tăng 97.727 (ngàn đồng), tƣơng ứng tăng
1,89% so với năm 2010. Mặc dù doanh thu của hai loại thạch vuông đều giảm:
+ Thạch 1.2 vuông: Doanh thu loại thạch này giảm 375.120 (ngàn đồng),
tƣơng ứng giảm 13,49 % so với năm 2010.
+ Thạch 0.5 vuông: Doanh thu loại thạch này cũng giảm 61.414 (ngàn đồng),
tƣơng ứng giảm 3,87% so với năm 2010.
+ Thạch 0.5 sợi: Nhờ sự đóng góp của thạch 0.5 sợi mà tổng doanh thu tăng
lên đáng kể, với mức doanh thu năm 2011của mặt hàng này tăng 66,75% so
với năm 2010.
* Doanh thu năm 2012 so với năm 2011:
37
Năm 2012 tổng doanh thu tăng 200.764 (ngàn đồng), tƣơng ứng tăng
3,18 % so với năm 2011. Trong đó: Tổng doanh thu các loại thạch có xu
hƣớng giảm ở năm 2012, cụ thể giảm 411,986 (ngàn đồng), tƣơng ứng giảm
7,82% so với tổng doanh thu của các loại thạch năm 2011. Tuy nhiên, nhờ có
doanh thu của mặt hàng mặt nạ từ nƣớc dừa đã kéo tổng doanh thu năm 2012
tăng lên đáng kể. Cụ thể hơn là:
+ Thạch 1.2 vuông: Doanh thu loại thạch này giảm 172.380 (ngàn đồng),
tƣơng ứng giảm 7,16 % so với năm 2011.
+ Thạch 0.5 vuông: Doanh thu loại thạch này cũng giảm 78.496 (ngàn đồng),
tƣơng ứng giảm 5,14 % so với năm 2011.
+ Thạch 0.5 sợi: Loại thạch này có mức doanh thu cũng giảm 161.110 (ngàn
đồng), tƣơng ứng giảm 12,07 % so với doanh thu năm 2011.
+ Mặt nạ từ nƣớc dừa: Tuy mới xuất hiện trên thị trƣờng nhƣng sản phẩm đã
mang về cho đơn vị mức doanh thu là: 612.750 (ngàn đồng), đã góp phần nâng
cao tổng doanh thu trong năm 2012.
Từ những đánh giá trên, tình hình doanh thu mặt hàng thạch có diễn biến
xấu đi. Vì vậy, đơn vị muốn mở rộng sản xuất sản phẩm mới thì phải vừa phát
triển, đầu tƣ vào sản phẩm mới, vừa phải biết chú trọng đến các mặt hàng cũ
để tổng doanh thu mang về từ tất cả các mặt hàng cho đơn vị là cao nhất.
Mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh
thu tiêu thụ của các mặt hàng thạch năm 2010 – 2012
- Mức độ ảnh hƣởng của lƣợng tiêu thụ: Lƣợng tiêu thụ hàng hóa tỷ lệ
thuận với doanh thu tiêu thụ. Khi đơn giá bán sản phẩm không đổi thì lƣợng
sản phẩm tiêu thụ ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ. Để đánh giá
mức độ ảnh hƣởng của lƣợng tiêu thụ ta cố định giá bán đơn vị hàng hóa năm
gốc.
- Mức độ ảnh hƣởng của giá bán: Giá bán cũng tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu
thụ, giá cả cũng là nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóa, kích thích
hay hạn chế tiêu dùng. Để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của giá bán ta cố định
lƣợng tiêu thụ năm kế hoạch.
- Doanh thu năm 2011 so với năm 2010
Bằng phƣơng pháp thay thế liên hoàn ta đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các
nhân tố đến doanh thu tiêu thụ nhƣ sau:
Chênh lệch doanh thu năm 2011 so với năm 2010 (đối tƣợng phân tích)
DT = DT2011 – DT2010 = 5.265.148 - 5.167.421= 97.727 (ngàn đồng)
- Mức độ ảnh hƣởng của lƣợng tiêu thụ:
+ Thạch 1.2 vuông: (418.240 x 5.000) - (556.000 x 5.000) = - 688.800
(ngàn đồng)
38
+ Thạch 0.5 vuông: (230.120 x 5.530) – (287.000 x 5.530) = - 314.546
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 sợi: (228.132 x 5.300) – (151.002 x 5.300) = 408.789 (ngàn
đồng)
- Mức độ ảnh hƣởng của giá bán:
+ Thạch 1.2 vuông: (418.240 x 5.750) – (418.240 x 5000) = 313.680
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 vuông: (230.120 x 6.630) – (230.120 x 5.530 ) = 253.132
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 sợi: (228.132 x 5.850) – (228.132 x 5.300) = 125.472 (ngàn
đồng)
* Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu tiêu thụ:
- 688.800 + (- 314.546) + 408.789 + 313.680+253.132 + 125.472 = 97.727
(ngàn đồng) = đối tƣợng phân tích.
Qua phân tích trên, ta thấy:
Tổng doanh thu tiêu thụ tăng lên 97.727 ngàn đồng, trong đó:
- Thạch 1.2 vuông làm doanh thu giảm: -688.800 + 313.680 = -375.120 ngàn
đồng
- Thạch 0.5 vuông tiếp tục làm giảm doanh thu là: - 314.546 + 253.132 =
- 61.414 ngàn đồng.
- Thạch 0.5 sợi làm doanh thu tăng là: 408.789 + 125.472 = 534.261 ngàn
đồng.
Ta thấy, sự biến động lƣợng tiêu thụ của các mặt hàng làm tổng doanh
thu tiêu thụ các mặt hàng thạch giảm: -688.800 + (- 314.546) + 408.789 =
- 594.557 ngàn đồng. Trong đó, lƣợng tiêu thụ của loại thạch vuông 1.2 giảm
137.760 kg và lƣợng thạch 0.5 vuông giảm 56.880 kg làm giảm doanh thu tiêu
thụ lần lƣợt là - 688.800 ngàn đồng và - 314.546 ngàn đồng. Tuy nhiên, lƣợng
tiêu thụ của loại thạch sợi năm 2011 tăng 77.130 kg làm tổng doanh thu tiêu
thụ năm 2011 tăng 97.727 (ngàn đồng) so với năm 2010.
Ngoài sự biến động của lƣợng tiêu thụ, còn có nhân tố giá cũng góp phần
làm tăng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng năm 2011 so với năm 2010 là
313.680 +253.132 + 125.472= 692.284 ngàn đồng. Nguyên nhân do giá bán
mặt hàng thạch tăng ở năm 2011. Trong đó, giá bán thạch 0.5 vuông tăng
mạnh 1.100 đ/kg làm tăng doanh thu là 253.132 ngàn đồng. Thạch 1.2 vuông
giá tăng là 750 đ/ kg làm doanh thu tăng 313.680 ngàn đồng. Giá loại thạch
sợi tăng ít 550 đ/ kg làm doanh thu tăng 125.472 ngàn đồng.
Tình hình này cho thấy, yếu tố giá bán các mặt hàng ảnh hƣởng rất nhiều đến
doanh thu tiêu thụ hơn là yếu tố sản lƣợng tiêu thụ. Tuy nhiên, việc tăng sản
39
lƣợng tiêu thụ là điều cần thiết và có lợi cho đơn vị. Bởi biến động giá hay
tăng giá, sẽ làm ảnh hƣởng xấu đến khả năng cạnh tranh ở hiện tại lẫn trong
tƣơng lai, và sẽ làm ảnh hƣởng đến kết quả tiêu thụ về sau của đơn vị.
- Doanh thu năm 2012 so với năm 2011:
Chênh lệch doanh thu của các mặt hàng thạch năm 2012 so với năm 2011 (đối
tƣợng phân tích)
DT = DT2012 – DT2011 = 4.853.162 - 5.265.148= - 411.986 (ngàn đồng)
- Mức độ ảnh hƣởng của lƣợng tiêu thụ:
+ Thạch 1.2 vuông: (470.000 x 5.750) - (418.240 x 5.750) = 297.620
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 vuông: (240.000 x 6.630) – (230.120 x 6.630) = 65.505
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 sợi: (228.300 x 5.850) – (228.132 x 5.850) = 982 (ngàn
đồng)
- Mức độ ảnh hƣởng của giá bán:
+ Thạch 1.2 vuông: (470.000 x 4.750) – (470.000 x 5.750) = - 470.000
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 vuông: (240.000 x 6.030) – (240.000 x 6.630 ) = - 144.000
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 sợi: (228.300 x 5.140) – (228.300 x 5.850) = - 162.093
(ngàn đồng)
* Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu tiêu thụ:
297.620 + 65.505 + 982 + (-470.000) + (-144.000) + (-162.093) = - 411.986
(ngàn đồng) = đối tƣợng phân tích.
Qua phân tích trên, ta thấy:
Tổng doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng thạch giảm 411.986 ngàn đồng,
trong đó:
- Thạch 1.2 vuông làm doanh thu giảm: 297.620 + (- 470.000) = -172.380
ngàn đồng
- Thạch 0.5 vuông tiếp tục làm giảm doanh thu là: 65.505 + (-144.000) = 78.495 ngàn đồng.
- Thạch 0.5 sợi làm doanh thu giảm là: 982 + (-162.093) = -161.111 ngàn
đồng.
Ta thấy, sự biến động lƣợng tiêu thụ của các mặt hàng thạch làm tổng
doanh thu tiêu thụ các mặt hàng này tăng: 297.620 + 65.505 + 982= 364.107
ngàn đồng. Trong đó, lƣợng tiêu thụ của loại thạch vuông 1.2 tăng 51.760 kg
làm tăng doanh thu tiêu thụ là 297.620 ngàn đồng, và lƣợng thạch 0.5 vuông
tăng 9.880 kg làm tăng doanh thu tiêu thụ là 65.505 ngàn đồng. Lƣợng tiêu thụ
40
của loại thạch 0.5 sợi tăng nhẹ 168 kg năm 2012, làm doanh thu tiêu thụ loại
thạch này tăng 982 (ngàn đồng) so với năm 2011.
Đối với nhân tố giá đã làm tổng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng thạch giảm
năm 2012 so với năm 2011 là - 470.000 + (-144.000) + (-162.093 = -776.093
ngàn đồng. Nguyên nhân do giá bán mặt hàng thạch giảm đều ở năm 2012.
Trong đó, giá bán thạch 0.5 vuông giảm mạnh 1.000 đ/kg làm giảm doanh thu
là 470.000 ngàn đồng. Thạch 1.2 vuông giá giảm là 600 đ/ kg làm doanh thu
giảm 144.000 ngàn đồng. Loại thạch sợi giá tăng ít 710 đ/ kg làm doanh thu
giảm 162.093 ngàn đồng.
Tình hình trên cho thấy, sản lƣợng tiêu thụ tăng ở các mặt hàng thạch vào năm
2012, nhƣng cũng không thể đẩy tổng doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng hơn
so với năm 2011. Bởi giá bán các mặt hàng này đều giảm, làm tổng doanh thu
cũng giảm theo. Vì thế, đơn vị cần có biện pháp vừa làm tăng sản lƣợng tiêu
thụ, đồng thời bình ổn giá bán là điều cần thiết và có lợi cho kết quả tiêu thụ
của đơn vị ở hiện tại và trong tƣơng lai.
b. Phân tích doanh thu tiêu thụ các sản phẩm của 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
Doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng của đơn vị vào 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:
Bảng 4.10: Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đvt: 1.000đ
MẶT HÀNG
6 tháng
6 tháng
đầu 2012
đầu 2013
Số tiền
%
1
2
3 = 2-1
4=100* 3/1
6T2013/ 6T2012
Thạch 1.2 vuông
1.013.669
1.082.055
68.386
6,75
Thạch 0.5 vuông
720.585
618.033
(102.552)
(14,23)
Thạch 0.5 sợi
466.228
471.184
4.956
1,06
TỔNG
2.200.482
2.171.272
(29.210)
(1,33)
332.215
430.486
98.271
29,58
Mặt nạ từ nƣớc dừa
TỔNG
2.532.697
2.601.758
69.061
(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
2,73
Dựa vào bảng số liệu 4.10 ta thấy tổng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của Hợp tác xã tăng lên đáng kể qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013. Trong đó, tổng doanh thu các mặt hàng thạch 6 tháng đầu năm
41
2013 giảm 29.210 (ngàn đồng), tƣơng ứng giảm 1,33% so với 6 tháng cùng kỳ
năm 2012. Tuy nhiên, doanh thu của mặt hàng mặt nạ từ nƣớc dừa lại tăng, cụ
thể nhƣ sau:
+ Thạch 1.2 vuông: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 68.386 (ngàn
đồng), tƣơng ứng 6,75 % so với 6 tháng đầu năm 2012.
+ Thạch 0.5 vuông: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm tƣơng đối
mạnh 102.552 (ngàn đồng), tƣơng ứng giảm 14,23 % so với 6 tháng đầu năm
2012.
+ Thạch 0.5 sợi: Doanh thu mang về của thạch này ở 6 tháng đầu năm
2013 tăng 4.956 (ngàn đồng), tƣơng ứng tăng 1,06 % so với 6 tháng đầu năm
2012.
+ Mặt nạ từ nƣớc dừa: Doanh thu sản phẩm này của 6 tháng năm 2013
tăng 98.271 (ngàn đồng), tƣơng ứng tăng 29,58 % so với 6 tháng năm 2012.
Tình hình doanh thu nói trên của các loại thạch tăng tƣơng đối chƣa cao.
Riêng loại thạch 0.5 vuông lại có xu hƣớng giảm nhiều. Vì thế, đơn vị cần có
chính sách đẩy mạnh tiêu thụ, cũng nhƣ nghiên cứu các hạn chế của mặt hàng
này để tạo sức hút cho thị trƣờng.
Mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh
thu tiêu thụ của các mặt hàng ở 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013.
Ta áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn để đánh giá mức độ ảnh hƣởng
của từng nhân tố đến doanh thu tiêu thụ.
Chênh lệch doanh thu của các mặt hàng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6
tháng đầu năm 2012 (đối tƣợng phân tích)
DT = DT6T 2013 – DT6T 2012 = 2.601.758 - 2.532.697 = 69.061 (ngàn đồng)
- Mức độ ảnh hƣởng của lƣợng tiêu thụ:
+ Thạch 1.2 vuông: (225.100 x 4.750) - (213.404 x 4.750) = 55.556
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 vuông: (102.800 x 6.030) – (119.500 x 6.030) = -100.701
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 sợi: (91.670 x 5.140) – (90.706 x 5.140) = 4.955 (ngàn
đồng)
+ Mặt nạ từ nƣớc dừa: (4.438 x 95.000) – (3.497 x 95.000) = 89.395
(ngàn đồng)
- Mức độ ảnh hƣởng của giá bán:
+ Thạch 1.2 vuông: (225.100 x 4.807) – ( 225.100 x 4.750) = 12.830
(ngàn đồng)
42
+ Thạch 0.5 vuông: (102.800 x 6.012) – (102.800 x 6.030 ) = -1.850
(ngàn đồng)
+ Thạch 0.5 sợi: (91.670 x 5.140) – (91.670 x 5.140) = 0 (ngàn đồng)
+ Mặt nạ từ nƣớc dừa: (4.438 x 97.000) – (4.438 x 95.000) = 8.876
(ngàn đồng)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu tiêu thụ:
55.556 + (-100.701) + 4.955 + 89.395 + 12.830 + (-1.850) + 8.876 = 69.061
(ngàn đồng) = đối tƣợng phân tích.
Nhận xét:
Qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu tiêu thụ của các mặt
hàng tại Hợp tác xã Cửu Long, đƣợc so sánh giữa 6 tháng đầu năm 2013 và 6
tháng đầu năm 2012, ta thấy:
Tổng doanh thu tiêu thụ tăng lên 69.061 ngàn đồng, trong đó, mặt hàng
thạch 1.2 vuông làm doanh thu tăng lên 55.556 + 12.830 = 68.386 ngàn đồng,
mặt hàng thạch 0.5 vuông làm doanh thu giảm -100.701+ (-1.850) = - 102.551
ngàn đồng, thạch 0.5 sợi làm doanh thu tăng là 4.955 ngàn đồng. Đối với sản
phẩm mặt nạ từ dừa làm doanh thu tăng lên là 89.395 + 8.876 = 98.271 ngàn
đồng.
Ta thấy, sự biến động lƣợng tiêu thụ có tăng giảm khác nhau ở từng mặt
hàng, nhƣng mức giảm không cao bằng mức tăng nên vẫn làm tổng doanh thu
tiêu thụ các mặt hàng này tăng 55.556 + (-100.701) + 4.955 + 89.395 = 49.205
ngàn đồng. Cụ thể:
- Lƣợng tiêu thụ của thạch 1.2 vuông ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng 11.696 kg
làm tổng doanh thu tiêu thụ tăng 55.556 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm
2012.
- Lƣợng tiêu thụ của thạch 0.5 vuông tƣơng đối giảm mạnh ở 6 tháng đầu năm
2013 giảm 16.700 kg so với 6 tháng đầu năm 2012 nên làm giảm tổng doanh
thu tiêu thụ ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 là -100.701
ngàn đồng.
- Đối với thạch 0.5 sợi, lƣợng tiêu thụ tăng nhẹ 964 kg so với 6 tháng đầu năm
2012, đẩy mức doanh thu tăng lên 4.955 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm
2012.
- Sản phẩm mặt nạ từ nƣớc dừa có lƣợng tiêu thụ tăng 941 hộp so với 6 tháng
đầu năm 2012, làm tổng doanh thu tăng 89.395 ngàn đồng so với 6 tháng đầu
năm 2012.
Sự biến động giá bán đơn vị của các mặt hàng làm tăng doanh thu tiêu
thụ ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 là: 12.830 + (-1.850)
+ 8.876 = 19.856 ngàn đồng. Trong đó:
43
- Giá bán thạch 1.2 vuông ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng ít 57 đ/kg làm tổng
doanh thu tiêu thụ tăng 12.830 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Giá bán thạch 0.5 vuông giảm nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2013 giảm 18 đ/kg so
với 6 tháng đầu năm 2012 nên làm giảm tổng doanh thu tiêu thụ ở 6 tháng đầu
năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 giảm là 1.850 ngàn đồng.
- Đối với thạch 0.5 sợi, giá bán ổn định 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013, nên không làm ảnh hƣởng đến việc tăng giảm của tổng doanh thu.
- Sản phẩm mặt nạ từ nƣớc dừa ở 6 tháng đầu năm 2013 có mức giá tăng
2.000 đ/hộp so với 6 tháng đầu năm 2012, làm tổng doanh thu tăng 89.395
ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Tuy tổng doanh thu tiêu thụ tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó, lƣợng
tiêu thụ và giá cả của mặt hàng thạch 0.5 vuông còn kém ổn định gây ảnh
hƣởng nhiều đến doanh thu tiêu thụ. Về tình hình biến động của lƣợng tiêu thụ
và giá bán ở mặt hàng thạch 0.5 sợi và thạch 1.2 vuông tăng và tƣơng đối ổn
định, là điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh và cho thấy đây là mặt hàng chiến
lƣợc, có sức hút của thị trƣờng cao hơn các mặt hàng còn lại, đơn vị cần phát
huy. Ngoài ra, đối với giá bán tăng, làm doanh thu tiêu thụ tiếp tục tăng lên.
Tuy nhiên, lƣợng tiêu thụ sản phẩm này cần nâng cao hơn nữa, bởi đây là sản
phẩm mới cần chú trọng và phát triển mạnh hơn. Vì thế, đơn vị nên có những
chính sách tiếp tục đẩy mạnh sản lƣợng tiêu thụ, bình ổn giá bán của các mặt
hàng chiến lƣợc, đồng thời có biện pháp kịp thời hạn chế tình hình biến động
giá cả, đẩy mạnh lƣợng tiêu thụ của thạch 0.5 vuông và sản phẩm mặt nạ từ
nƣớc dừa trong thời gian tới.
4.2.3 Thị trƣờng tiêu thụ
Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu hiện nay là ở các tỉnh thành: Hồ Chí Minh,
Mỹ Tho, Long An, Bến Tre,... Đây là những nơi tập trung dân cƣ đông đúc,
mức sống ngƣời dân cao, là nơi có nhiều nhu cầu sử dụng sản phẩm của Hợp
Tác Xã. Hợp Tác Xã có trụ sở tại tỉnh Bến Tre nên cũng thuận tiện cho việc
vận chuyển hàng, giao lƣu, mua bán với các tỉnh thành từ thành phố Hồ Chí
Minh trở vào miền Tây. Gần đây, các sản phẩm mới thuộc mỹ phẩm chăm sóc
da đang có chiến lƣợc phát triển rộng hơn ở các nơi nhƣ: Nha Trang, Đà Nẵng,
Hà Nội, Cần Thơ... Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển hơn
nữa thị trƣờng cũng nhƣ thế mạnh thƣơng hiệu của Hợp tác xã Cửu Long.
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
4.3.1 Yếu tố chủ quan
4.3.1.1 Tình hình cung cấp
Tình hình cung cấp nguyên liệu đầu vào có ảnh hƣởng rất lớn đến việc
dự trữ và tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Thời gian qua, giá dừa trái trong nƣớc,
44
cũng nhƣ tại địa bàn tỉnh Bến Tre luôn biến động thất thƣờng, vì chịu sự tác
động của thị trƣờng thế giới, bởi những biến động phức tạp về thời tiết, mùa
màng và cả quan hệ cung cầu, phụ thuộc khá lớn vào hoạt động nhập khẩu dừa
trái của thị trƣờng thế giới, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc.
Một điều dễ nhận thấy trong nhiều năm qua là mỗi khi có tàu Trung Quốc
vào “ăn hàng” tại địa phƣơng thì giá dừa nguyên liệu có xu hƣớng tăng mạnh,
và ngƣợc lại. Sở dĩ khách hàng Trung Quốc sẵn sàng mua dừa nguyên liệu với
giá cao, chƣa kể chi phí vận chuyển, hoa hồng cho đại lý…bởi vì sẵn có thị
trƣờng tiêu thụ nội địa rộng lớn. Bên cạnh đó, dừa Bến Tre luôn đƣợc các
thƣơng nhân Trung Quốc quan tâm, vì họ đánh giá chất lƣợng dừa Bến Tre tốt
hơn các nơi khác, sản lƣợng lớn, tập trung nên dễ thu mua nhanh hơn so với
các nơi khác.
Đầu năm 2010, giá dừa Bến Tre tháng 1/2010 từ 35.000 đến 40.000
đ/chục. Giá dừa tiếp tục tăng mạnh vào năm 2011 đạt mức kỷ lục vào tháng
10/2011 là từ 140.000 đến 160.000đ/chục.
Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2012, giá dừa có xu hƣớng giảm mạnh,
thấp hơn giá năm 2010, chỉ còn 28.000 đến 35.000đ/chục. Đến năm 2013, đặc
biệt là trong những tháng gần đây, giá dừa trái trên thị trƣờng lại đang có xu
hƣớng tăng cao. Tháng 5/2013 việc sử dụng dừa tƣơi phục vụ nhu cầu giải
khát tiếp tục tăng, lƣợng dừa nguyên liệu khan hiếm, dừa trái có giá 85.000 –
90.000 đồng/chục điều này làm ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. (Phòng Khoa học Tài chính, Sở Công Thƣơng,
2013).
Thật vậy, giá dừa trái không ổn định dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào là
nƣớc dừa cũng biến động theo. Cụ thể, Những biến động đó đƣợc thể hiện ở
các biểu đồ nhƣ sau:
120.000
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0.000
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Giá bình quân của nƣớc dừa: đồng/ thùng
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa từ năm
2010- 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
45
Nhìn vào hình 4.3 và hình 4.4 ta thấy: Giá nƣớc dừa 2011 tăng cao đến
100.000 đồng/ thùng, tăng 30.000đồng/ thùng, tƣơng ứng với tăng 42,8% so
với giá năm 2010. Đến năm 2012 giá giảm mạnh còn 55.000đồng/ thùng, giảm
45.000 đồng/ thùng, tƣơng đƣơng giá giảm 45% so với giá năm 2011. Đến 6
háng đầu năm 2013 thì giá nƣớc dừa cũng tăng đáng kể so với 6 tháng đầu
năm 2012, 6 tháng đầu 2013 giá 95.000 đồng/ thùng cao hơn giá của 6 tháng
đầu 2012 là 45.000 đồng/ thùng, tƣơng ứng giá tăng 90% so với 6 tháng đầu
năm 2012.
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0.000
6 tháng đầu 2012
6 tháng đầu 2013
Giá bình quân của nƣớc dừa: đồng/ thùng
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Nhƣ vậy, trƣớc những biến động của nguồn nguyên liệu này, Hợp tác xã
Cửu Long cần có biện pháp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm
nguyên liệu đầu vào nhƣ: nắm bắt giá cả kịp thời, đảm bảo có đủ kho dự trữ,
tìm kiếm các nhà cung cấp lớn- uy tín, … từ đó, không làm ảnh hƣởng đến
tình hình dự trữ, sản xuất, cũng nhƣ doanh thu và lợi nhuận.
4.3.1.2 Chất lượng, chủng loại, cơ cấu hàng hóa
Hợp tác xã Cửu Long đã nghiên cứu và cho ra đời các mặt hàng thực
phẩm là thạch dừa tiêu thụ nội địa. Hơn thế, đơn vị cũng cho ra mắt thị trƣờng
các mặt hàng mỹ phẫm chăm sóc da có nguyên liệu từ dừa. Từ đó, Hợp tác xã
Cửu Long đã góp phần nâng cao giá trị cây dừa, cũng nhƣ làm giàu mạnh
thêm cho tỉnh nhà.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạt động, Hợp tác xã Cửu Long đã
xây dựng phòng thí nghiệm, sử dụng công nghệ vi sinh hiện đại, có khả năng
phân tích mẫu các sản phẩm và đƣợc công nhận đạt chuẩn GMP. Do đó, chất
46
lƣợng sản phẩm của đơn vị luôn đƣợc đảm bảo nhằm nâng cao thƣơng hiệu và
uy tín.
Chủng loại hàng hóa của Hợp tác xã khá đa dạng. Ngoài các loại thạch
viên với nhiều qui cách khác nhau, còn có các sản phẩm chăm sóc da là mặt nạ
từ nƣớc dừa. Hợp tác xã Cửu Long cần nghiên cứu thêm về chủng loại và giữ
vững chất lƣợng sản phẩm mới có thể cạnh tranh với đối thủ lâu dài.
Ngoài ra, Hợp tác xã trang bị bộ phận giỏi về khâu sản phẩm, do đó chất
lƣợng và chủng loại có thể phát triển và có sức cạnh tranh với đối thủ.
4.3.1.3 Phương thức bán hàng, chiến lược tiếp thị
Hợp tác xã Cửu Long áp dụng hình thức bán hàng trả chậm, bán hàng
thu tiền – giao hàng. Hình thức thanh toán này sẽ thu hút thêm nhiều đại lý
mới hợp tác với doanh nghiệp mình. Bởi, thông thƣờng đại lý không thích trả
tiền trƣớc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này sẽ xảy ra
tình trang ứ động vốn, gây bất lợi cho việc tái sản xuất mở rộng.
Chiến lƣợc quảng cáo tiếp thị hiện nay đƣợc quan tâm nhƣng chƣa cao.
Hợp tác xã Cửu Long áp dụng phƣơng thức quảng cáo trên một số kênh truyền
hình nhƣng thời lƣợng phát sóng còn hạn chế. Cho nên, sản phẩm mới chƣa
đƣợc nhiều nơi biết đến và ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ, lợi nhuận ở hiện
tại lẫn trong tƣơng lai.
4.3.1.4 Tổ chức và kỹ thuật thương mại
Mạng lƣới phân phối còn hạn chế nên việc đƣa sản phẩm đến tay ngƣời
tiêu dùng còn chƣa nhiều. Do đó, để nâng cao số lƣợng sản phẩm tiêu thụ thì
phải mở rộng kênh phân phối, áp dụng các biện pháp khuyến mãi để thu hút
khách hàng.
Tình hình nhân sự ở bộ phận bán hàng còn hạn chế, cho nên doanh
nghiệp muốn mở rộng mạng lƣới kênh phân phối cũng cần có chính sách
tuyển dụng nhân sự.
4.3.2 Yếu tố khách quan
4.3.2.1 Yếu tố thuộc về chính sách nhà nước
Có thể nói trong những năm gần đây Nhà nƣớc đã tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể giao lƣu, trao đổi, buôn bán.
Kể từ năm 2011 do suy thoái kinh tế, thị trƣờng đình đốn doanh nghiệp
lâm vào tình thế lao đao, Nhà nƣớc đã đƣa đề ra các chính sách miễn, giảm,
gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 đến nay, nhằm tháo gỡ khăn,
hỗ trợ thị trƣờng giúp cho nhiều doanh nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng và
tiếp tục phát triển.
47
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre cũng triển khai việc hỗ trợ doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lƣợng, tăng khả năng
cạnh tranh của sản phẩm.
4.3.2.2 Yếu tố thuộc về xã hội
Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay khi thu nhập và nhu cầu tăng lên ngƣời
tiêu dùng sẽ rất chú trọng đến vấn đề chất lƣợng giá cả sản phẩm và lựa chọn
nhà cung cấp cho mình.
Do đó, yếu tố con ngƣời vô cùng quan trọng trong việc tiêu thụ sản
phẩm. Vì khi sản phẩm làm ra cần xác định bán cho ai và ai cần sản phẩm này.
Muốn vậy, Hợp tác xã Cửu Long Cửu Long phải chịu khó tìm hiểu, theo dõi,
nắm bắt nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh, cũng nhƣ ở các nƣớc lân cận.
Đặc biệt, Hợp tác xã Cửu Long đang phát triển mặt hàng mỹ phẩm chăm sóc
da, dùng nguyên liệu từ nƣớc dừa, là sản phẩm mà phái đẹp đang rất quan tâm.
Vì vậy, đơn vị cần nghiên cứu rõ là khách hàng cần và mong đợi gì ở sản
phẩm mới này, từ đó mới có thể tiến hành thực thi công việc kinh doanh của
mình.
4.4 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA HỢP TÁC XÃ
TTCN CỬU LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2013
Nhƣ chúng ta đã biết chi phí là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào
cũng phải quan tâm vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp. Tại
sao các doanh nghiệp luôn tìm cách cải tiến lại bộ máy quản lý, đổi mới trang
thiết bị, công nghệ, hay thực hiện chính sách tiết kiệm trong công ty? Tất cả
các việc làm trên đều nằm trong một mục đích duy nhất là giảm chi phí, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
4.4.1 Đánh giá tình hình chi phí của Hợp tác xã Cửu Long qua 3
năm 2010 – 2012
Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 của đơn vị đƣợc thể hiện trong
bảng sau:
48
5000000
4500000
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
Chi phí ở năm 2010
Chi phí ở năm 2011
Chi phí ở năm 2012
ĐVT: 1.000 đồng
GVHB Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí
BH QLDN
TC
khác
Hình 4.5: Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – năm 2012 tại Hợp tác xã Cửu
Long
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; Chi phí BH: Chi phí bán hàng; Chi phí QLDN: Chi phí
quản lý doanh nghiệp; Chi phí TC: Chi phí tài chính.
Bảng 4.11 Tổng hợp chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu
Long
Đvt: Ngàn đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
GVHB
2011/2010
2011
2012
4.372.179 4.394.144 4.534.947
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
21.965
0,50 140.803
%
3,20
CP BH
265.685
279.440
307.550
13.755
5,17
28.110
10,05
CP QLDN
340.925
356.750
369.800
15.825
4,64
13.050
3,65
CP TC
115.815
156.907
178.334
41.092
35,48
21.427
13,65
2.110
-
1.359
(2.110)
(100)
1.359
-
5.096.714 5.187.241 5.391.990
90.527
1,78 204.749
3,95
CP K
Tổng
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; CP BH: Chi phí bán hàng; CP QLDN: Chi phí quản lý
doanh nghiệp; CPTC: Chi phí tài chính; CP K: Chi phí khác.
Nhìn vào bảng 4.11 và hình 4.5 ta thấy, tổng chi phí năm 2011 tăng
90.527 ngàn đồng so với năm 2010, tƣơng đƣơng tăng 1,78%, năm 2012 tổng
chi phí tăng 204.749 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 3,95% so với năm 2011.
Tổng chi phí có mức tăng đều và không cao qua các năm. Nguyên nhân của sự
49
biến động này là do sự tác động của các chi phí thành phần: giá vốn hàng bán,
chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí
khác. Cụ thể:
- Giá vốn hàng bán: Ta thấy giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng
lớn nhất trong tổng chi phí phát sinh của đơn vị. Năm 2011 giá vốn hàng bán
tăng nhẹ 21.965 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 0,50% so với năm 2010, đến
năm 2012 giá vốn tăng 140.803 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 3,2% so với
năm 2011. Nguyên nhân giá vốn tăng do trong các năm có nhiều đơn đặt hàng
hơn, số lƣợng tiêu thụ nhiều hơn. Đồng thời, giá nguyên liệu đầu vào biến
động mạnh qua các năm làm ảnh hƣởng đến giá vốn hàng bán.
- Chi phí bán hàng: năm 2011 chi phí này tăng 13.755 ngàn đồng, tƣơng
đƣơng tăng 5,17% so với năm 2010, năm 2012 chi phí này tăng thêm 28.110
ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 10,05% so với năm 2011. Đối với chi phí quản
lý doanh nghiệp cũng tăng ở năm 2011 là 15.825 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng
4,64% so với năm 2010.
Nhƣng đến năm 2012 chi phí này có tốc độ tăng chậm lại, chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng 13.050 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,65% so với năm 2011.
Nguyên nhân của sự tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng là do
doanh nghiệp thực hiện chính sách mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng,
chi phí giao hàng phát sinh nhiều. Điều này sẽ gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận
hiện tại nhƣng sẽ thúc đẩy doanh thu tiêu thụ trong tƣơng lai. Tuy nhiên, ta
thấy ở năm 2012 chi phí quản lý có tăng nhƣng tăng ít hơn những năm trƣớc,
do đơn vị kịp thời hạn chế, tiết kiệm khoản chi phí: tiền điện nƣớc, chi phí liên
quan đến văn phòng phẩm, điều này cần đƣợc phát huy. Trong tƣơng lai doanh
nghiệp nên có những chính sách sử dụng những khoản chi phí này một cách
tiết kiệm và hợp lý hơn nhằm giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
- Chi phí tài chính: năm 2011 chi phí tài chính tăng thêm 41.092 ngàn
đồng, tƣơng đƣơng tăng 35,48% so với năm 2010, vì trong năm 2011 nguyên
liệu đầu vào khá cao, hợp đồng với khách hàng tăng nên đơn vị phải vay thêm
vốn để mua nguyên liệu đầu vào làm cho chi phí lãi vay tăng khá mạnh. Đến
năm 2012 chi phí này tăng 21.427 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,65% so
với năm 2011, tuy chi phí này vẫn tăng qua các năm, nhƣng tốc độ tăng có
giảm ở năm 2012, đây là một dấu hiệu khả quan đối với đơn vị về tình hình tài
chính, nhƣng khoản mục chi phí này vẫn gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận của
đơn vị rất nhiều.
- Về chi phí khác tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí nhƣng chi
phí này cũng có những biến đổi rõ rệt: năm 2011 chi phí này giảm 2.110 ngàn
đồng, tƣơng đƣơng giảm 100% so với năm 2010, do năm 2011 không phát
50
sinh khoản chi phí khác. Năm 2012 chi phí này tăng thêm 1.359 ngàn đồng so
với năm 2011. Nguyên nhân là do, năm 2012 đơn vị thanh lý thiết bị máy đã
khấu hao hết và đã bị hỏng, nên chi phí có liên quan đến việc thanh lý phát
sinh.
4.4.2 Tình hình chi phí của Hợp tác xã qua 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
Tình hình chi phí của doanh qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 đƣợc thể hiện trong hình và bảng sau:
2500000
2,36%
2000000
Chi phí của 6 tháng
đầu 2012
1500000
Chi phí của 6 tháng
đầu 2013
1000000
500000
6,13%
7,67%
7,01%
ĐVT: 1.000 đồng
-100%
0
Hình 4.6 Tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; Chi phí BH: Chi phí bán hàng; Chi phí QLDN: Chi phí
quản lý doanh nghiệp; Chi phí TC: Chi phí tài chính.
51
Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đơn vị tính: ngàn đồng
6 tháng
6 tháng
đầu 2012
đầu 2013
Số tiền
Giá vốn hàng bán
2.099.479
2.149.090
49.611
2,36
Chi phí bán hàng
143.650
152.460
8.810
6,13
Chi phí quản lý doanh nghiệp
180.900
194.780
13.880
7,67
84.167
90.070
5.903
7,01
1.359
-
(1.359)
(100)
2.509.555 2.586.400
76.845
3,06
Chỉ tiêu
Chi phí tài chính
Chi phí khác
Tổng
6t2013/6t2012
%
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Nhìn vào bảng 4.12 và hình 4.6 ta thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm
2013 tăng 76.845 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tƣơng đƣơng tăng
3,06%. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tác động của những chi
phí thành phần: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán
hàng, chi phí tài chính và chi phí khác.
- Giá vốn hàng bán: ta thấy giá vốn hàng bán vẫn là chỉ tiêu chiếm tỉ
trọng cao nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Ở 6 tháng đầu năm 2013
giá vốn hàng bán tăng 49.611 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 2,36% so với 6
tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân giá vốn tăng mạnh là do 6 tháng đầu năm
nay có nhiều hợp đồng của khách hàng đƣợc ký kết với đơn vị, nên lƣợng tiêu
thụ tăng dẫn đến giá vốn tăng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng: 6 tháng đầu năm 2013 chi
phí bán hàng tăng 8.810 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 6,13% so với 6 tháng
đầu năm 2012. Và chi phí quản lý doanh nghiệp của 6 tháng đầu năm 2013
tăng 13.880 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 7,67% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân của sự tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng là do
doanh nghiệp có đơn đặt hàng nhiều hơn ở những tỉnh thành khác nên chi phí
giao hàng phát sinh và liên tục tăng.
- Chi phí tài chính: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng thêm
5.903 ngàn đồng, tăng tƣơng đƣơng 7,01% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do
đơn vị phải thanh toán những khoản nợ đến hạn cho nhà cung cấp, mà hàng
52
bán chƣa thu tiền về nên đơn vị phải vay vốn ngân hàng nhiều. Do đó chi phí
tài chính tăng khá mạnh so với cùng kì năm trƣớc.
- Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí: 6 tháng đầu
năm chi phí này giảm 1.359 ngàn đồng so với cùng kỳ năm trƣớc, nhƣ đã nói
trên năm 2012 đơn vị thanh lý thiết bị máy đã khấu hao hết và đã bị hỏng, nên
chi phí có liên quan đến việc thanh lý phát sinh, sang đầu năm 2013 không
phát sinh khoản chi phí khác, chỉ tiêu này hạn chế sẽ có ích cho tình hình lợi
nhuận của đơn vị.
4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN
CỬU LONG
Có thể nói với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì lợi nhuận bao giờ cũng là
mục tiêu cuối cùng, là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế trƣớc tiên
mà công ty cần phải có. Do vậy, phân tích lợi nhuận phải đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên, cụ thể không chỉ phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp
ngày càng hiệu quả.
4.5.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã Cửu Long
qua 3 năm 2010 – 2012
Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 đƣợc thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 4.13 Phân tích chung tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp
tác xã Cửu Long
Đvt: 1.000đ
Chỉ tiêu
1. LNG
2. LN HĐTC
3. LNT HĐKD
4. LNK
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
734.259
811.273
864.405
77.014
10,49
53.132
6,54
(113.225)
(153.967)
(174.764)
(40.742)
35,98
(328.731)
213,5
14.424
21.116
12.291
6.692
46,39
(8.825)
(41,79)
8.332
-
6.191
(8.332)
-
6.191
-
2011/ 2010
Số tiền
2012/ 2011
Số tiền
%
%
5. LNST TNDN
17.067
15.837
13.861
(1.230)
(7,20)
(1.976)
(12,47)
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Ghi chú: LNG: Lợi nhuận gộp; LN HĐTC: Lợi nhuận hoạt động tài chính; LNT HĐKD: Lợi
nhuận thuần hoạt động kinh doanh; LNK: Lợi nhuận khác; LNST TNDN: Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp.
4.5.1.1 Phân tích lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Qua bảng 4.13 ta thấy lợi nhuận gộp đều tăng qua các năm: năm 2011 lợi
nhuận gộp tăng 77.014 ngàn đồng, tƣơng đƣơng 10,49% so với năm 2010,
năm 2012 lợi nhuận gộp tăng 53.132 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 6,54% so
53
với năm 2011. Tuy lợi nhuận gộp đều tăng qua các năm nhƣng tốc độ tăng
giảm dần trong các năm sau. Trong đó, doanh thu đều tăng qua các năm thúc
đẩy lợi nhuận tăng lên, và giá vốn cũng không ngừng tăng ở các năm làm
chậm tốc độ tăng của lợi nhuận gộp so với các năm trƣớc đó.
4.5.1.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính có giá trị âm qua các năm. Cụ thể, năm
2011 giảm là 40.742 ngàn đồng so với năm 2010 và năm 2012 lợi nhuận tiếp
tục giảm mạnh 328.731 ngàn đồng so với năm 2011. Trong đó, mức tăng chi
phí tài chính hay lãi vay chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi doanh thu tài chính
rất nhỏ và không đáng kể qua các năm.
4.5.1.3 Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Năm 2011 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 6.692 ngàn
đồng, tƣơng đƣơng tăng 46,39% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012
lợi nhuận này giảm 8.825 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 41,79% so với năm
2011. Nhƣ chúng ta đã biết chi phí và lợi nhuận tỷ lệ nghịch nhau, vì vậy lợi
nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011 là do chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng ở năm 2011. Đồng thời, lãi thuần chịu ảnh hƣởng của tốc
độ tăng của lãi gộp chậm dần qua năm 2011- 2012, và chi phí lãi vay cũng
tăng từ năm 2010 đến năm 2012.
4.5.1.4 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác
Nhìn chung chỉ tiêu này đều tăng giảm bất thƣờng qua các năm: năm
2011 lợi nhuận khác giảm 8.332 ngàn đồng, tƣơng đƣơng 100% so với năm
2010, năm 2012 lợi nhuận này tăng thêm 6.191 ngàn đồng so với năm 2011.
Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do sự biến động của chỉ tiêu thu nhập
khác và chi phí khác ở năm 2010 và năm 2012 (do trong những năm này đơn
vị thu từ khoản thanh lý tài sản cố định đã hỏng và đã khấu hao hết và chi phí
có liên quan đến quá trình thanh lý tài sản này).
4.5.1.5 Phân tích lợi nhuận sau thuế
Qua bảng 4.13 ta thấy năm 2011 lợi nhuận sau thuế giảm 1.230 ngàn
đồng, tƣơng đƣơng giảm 7,2% so với năm 2010. Đến năm 2012 lợi nhuận sau
thuế tiếp tục giảm 1.976 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 12,47% so với năm
2011. Tình hình cho thấy lợi nhuận này giảm càng nhiều qua các năm. Nguyên
nhân là do lợi nhuận trƣớc thuế của năm 2012 giảm 12,47% so với năm 2011,
lợi nhuận trƣớc thuế của năm 2011 giảm 7,2% so với năm 2010. Chỉ tiêu chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận trƣớc thuế, nên lợi
nhuận trƣớc thuế có tỷ lệ giảm nhƣ thế nào thì chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp giảm tƣơng ứng tƣơng ứng.
54
4.5.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã qua 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.14 Phân tích tình hình lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đvt: ngàn đồng
Chênh lệch
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
408.118
438.578
30.460
7,46
1.081
3.258
2.177
201,38
(82.487)
(88.080) (5.593)
6.78
6.191
- (6.191)
(100)
4. Lợi nhuận sau thuế
5.454
2.444 (3.010)
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
(55,18)
CHỈ TIÊU
1. Lợi nhuận gộp
2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
3. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
3. Lợi nhuận khác
6t 2013 / 6t 2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
- Lợi nhuận gộp: Qua bảng 4.14 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận
gộp tăng 30.460 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 7.46% so với 6 tháng đầu năm
2012, nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 mức tăng của doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng, trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng và các
khoản giảm trừ doanh thu giảm so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Ở 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh tăng rất mạnh 2.177 ngàn đồng, tƣơng đƣơng
tăng 201,39% so với cùng kỳ năm 2012, đây là kết quả đáng mừng cho kết
quả hoạt động của đơn vị. Trong đó, tốc độ chi phí bán hàng, chi phí QLDN
và chi phí tài chính vẫn tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Nhƣ vậy, lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh có tăng mạnh là do ảnh hƣởng lãi gộp và doanh thu tài
chính tăng ở 6 tháng đầu năm 2013.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Do tính chất lợi nhuận khác phát sinh
ngoài dự tính, lợi nhuận không mang tính chất thƣờng xuyên nên 6 tháng đầu
năm 2013 không phát sinh khoản lợi nhuận này. Nhƣng do ở 6 tháng đầu năm
2012 lợi nhuận này phát sinh là 6.191 (do trong 6 tháng đầu năm này đơn vị
thu từ khoản thanh lý tài sản cố định đã hỏng, đã khấu hao hết và chi phí có
liên quan đến quá trình thanh lý tài sản này).
55
Qua bảng 4.14 ta thấy lợi nhuận sau thuế giảm 3.010 ngàn đồng, tƣơng
đƣơng giảm 55,18% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012.
Do ảnh hƣởng lợi nhuận trƣớc thuế của 6 tháng đầu năm 2013 giảm và
lợi nhuận khác tăng ở 6 tháng đầu năm 2012 và không phát sinh lợi nhuận
khác ở 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Còn chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp cũng phụ thuộc vào lợi nhuận trƣớc thuế, nên lợi nhuận trƣớc thuế có
tỷ lệ giảm, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm tƣơng ứng tƣơng ứng.
4.5.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận
4.5.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Phân tích mức độ ảnh hƣởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác
định mức độ ảnh hƣởng của kết cấu mặt hàng, khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ,
giá thành sản xuất, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
đến lợi nhuận.
Để hiểu rõ nhân tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận của các mặt hàng trên và
đƣa ra những phƣơng án kinh doanh hiệu quả giúp việc tiêu thụ đƣợc tốt hơn,
đem lại lợi nhuận cao hơn cho Hợp tác xã, ta đi sâu phân tích chi tiết những
nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong thời gian từ 2010 đến 2012. Bảng số
liệu dùng để phân tích đƣợc trình bày chi tiết ở Bảng 4.15 và Bảng 4.16 nhƣ
sau:
a. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thuần năm 20102011
Ta có bảng số liệu nhƣ sau:
Bảng 4.15: Phân tích các nhân tố lƣợng tiêu thụ và giá ảnh hƣởng đến lợi
nhuận năm 2010 – 2011 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đvt: đồng
Mặt hàng
Đơn giá bán
(đ/kg)
Số lƣợng tiêu thụ
2010
Giá thành đơn vị
(đ/kg)
2010
2011
2011
2010
Thạch 1.2 vuông
556.000
418.240
5.000
5.750
4.350
4.590
Thạch 0.5 vuông
287.000
230.120
5.530
6.630
4.615
5.905
Thạch 0.5 sợi
151.002
228.132
5.300
5.850
4.166
4.890
Tổng
994.002
876.492
-
-
-
-
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
56
2011
Bảng 4.16: Phân tích các nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2010 – 2011 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đơn vị
tính
Năm
2010
Năm
2011
1.000 đ
265.685
279.440
13.755
5,17
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.000 đ
340.925
356.750
15.825
4,64
Chỉ tiêu
Chi phí bán hàng
Chênh lệch
Giá trị
%
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Dựa vào số liệu nêu trên, ta xác định các chỉ tiêu phân tích dƣới đây:
Gọi P0 và P1 lần lƣợt là lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm ở năm 2010 và
năm 2011. Lợi nhuận đƣợc tính bởi công thức:
P0 = ∑ Q0 x (G0 – Z0) – C0B – C0Q ; P1 = ∑ Q1 x (G1 – Z1) – C1B – C1Q
Trong đó:
Q0 và Q1 lần lƣợt là số lƣợng sản phẩm tiêu thụ ở năm 2010 và năm
2011.
G0 và G1lần lƣợt là đơn giá bán sản phẩm ở năm 2010 và năm 2011.
Z0 và Z1 lần lƣợt là giá thành sản phẩm ở năm 2010 và năm 2011.
C0B và C0Q lần lƣợt là chi phí bán hàng ở năm 2010 và năm 2011.
C0B và C1Q lần lƣợt là chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm 2010 và năm
2011.
- Năm 2010: P0 = ∑Q0 x (G0 – Z0) - C0B – C0Q
= 5.106.438 – 4.372.179 – 265.685 – 340.925 = 127.649 (ngàn đồng)
- Năm 2011: P1 = ∑Q1 x (G1– Z1) - C1B – C1Q)
= 5.205.417 – 4.394.144 – 279.440 – 356.75 = 175.083 (ngàn đồng)
∆P = P1 – P0 = 175.083 – 127.649 = 47.434 (ngàn đồng)
Ta thấy, lợi nhuận năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là 47.434 ngàn
đồng. Sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn ta lần lƣợt xét các nhân tố ảnh
hƣởng đến ∆P nhƣ sau:
Xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng đến lợi nhuận (∆PQ):
Ta có:
∑Q1.G0
t =
4.572.863
x 100
=
∑Q0.G0
5.106.438
57
x 100
= 89,6%
t là tỷ lệ hoàn thành mức tiêu thụ chung của năm 2010.
Lợi nhuận trong trƣờng hợp này là P01 = t.P0 = 114.373 (ngàn đồng)
∆ PQ = P01 – P0 = 114.373 – 127.649 = -13.276 (ngàn đồng)
Năm 2011 số lƣợng sản phẩm tiêu thụ giảm làm cho lợi nhuận giảm
13.276 ngàn đồng so với năm 2010.
Xét ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (∆Pk):
∆ Pk = ∑ Q1(G0 – Z0) - C0B – C0Q – P01
= 4.572.863 – 3.831.745 – 265.685 – 340.925 – 114.373= 20.135 (ngàn
đồng)
Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trong năm 2011 thay đổi làm lãi thuần tăng
20.135 (ngàn đồng) so với năm 2010.
Xét ảnh hưởng của nhân tố giá thành (∆PZ):
∆ Pz = – ∑Q1(Z1 – Z0) = - (4.394.144 - 3.831.745) = - 562.399 (ngàn
đồng)
Giá thành các mặt hàng thạch năm 2011 tăng làm lãi thuần giảm 562.399
ngàn đồng so với năm 2010. Ở năm 2011 giá nguyên liệu đầu vào tăng so với
năm 2010 và do máy móc kĩ thuật chƣa trang bị đầy đủ nên trong khâu sản
xuất bị vƣợt định mức tiêu hao nguyên liệu.
Xét ảnh hưởng của nhân tố CPBH (∆PCB):
∆PCB = – (C1B – C0B) = - (279.440 - 265.685) = - 13.755 (ngàn đồng)
Tổng CPBH năm 2011 tăng so với năm 2010 làm lãi thuần năm 2011
giảm 13.755 ngàn đồng.
Xét ảnh hưởng của nhân tố QLDN (∆PCQ):
∆PCQ = – (C1Q – C0Q) = - (356.750 – 340.925) = - 15.825 (ngàn đồng)
Năm 2011 chi phí quản lý tăng làm lợi nhuận giảm 15.825 ngàn đồng so
với năm 2010.
Xét ảnh hưởng của nhân tố giá bán (∆PG ):
∆ PG = ∑Q1(G1 – G0) = 5.205.417 – 4.572.863 = 632.554 (ngàn đồng)
Giá bán các mặt hàng thạch năm 2011 tăng làm lãi thuần tăng 632.554
ngàn đồng so với năm 2010.
* Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng ta có:
58
∆PQ + ∆PK + ∆PZ + ∆PCB + ∆PCQ + ∆PG = ∆P
= - 13.276 + 20.135 + (-13.755)+ (-15.825) + (- 562.399) + 632.554
= 47.434 ngàn đồng = ∆P
Ta có bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận năm 2010 –
2011 nhƣ sau:
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận năm 2010 –
2011 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đvt: Ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận
Nhân tố sản lƣợng (∆PQ)
Mức độ ảnh hƣởng đến
lợi nhuận
(13.276)
Nhân tố cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (∆PK)
Nhân tố giá thành (∆PZ)
20.135
(562.399)
Nhân tố chi phí bán hàng (∆PCB)
(13.755)
Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp (∆PCQ)
(15.825)
Nhân tố giá bán (∆PG )
632.554
Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng (∆P)
47.434
Kết luận: Qua phân tích các nhân tố trên ta nhận thấy, tổng lợi nhuận
của Hợp Tác Xã tăng 47.434 ngàn đồng so với năm 2010, chủ yếu do tăng kết
cấu mặt hàng thay đổi, giá bán tăng. Nếu tăng giá do yếu tố chủ quan mà
lƣợng giảm thì kết quả không tốt. Do vậy, việc tăng giá có thể chƣa là trƣờng
hợp tốt, đơn vị nên xem xét lại và có biện pháp hợp lý cho công tác định giá.
Bên cạnh đó, lƣợng giảm, giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng và QLDN
tăng làm cho lợi nhuận giảm đáng kể.
Điều này cho thấy, chiến lƣợc quảng cáo tiếp thị chƣa đạt hiệu quả, chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức, dẫn đến lƣợng tiêu thụ giảm ở năm 2011. Trong
năm 2011, thị trƣờng không ổn định và lạm phát tăng cao. Do đó, việc khắc
phục ngay tình trạng gia tăng chi phí nói trên, bằng công tác quản lý tốt nhất
và hợp lý nhất cho các chi phí là việc làm cần thiết, từ đó để cải thiện tình hình
lợi nhuận của đơn vị.
b. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thuần của các
mặt hàng thạch năm 2011- 2012
59
Ta có bảng số liệu nhƣ sau:
Bảng 4.18: Phân tích các nhân tố lƣợng tiêu thụ và giá ảnh hƣởng đến lợi
nhuận các mặt hàng thạch năm 2011 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long
Số lƣợng tiêu thụ
Mặt hàng
Đơn giá bán
2011
Giá thành đơn vị
2011
2012
2012
2011
2012
Thạch 1.2
vuông (đ/kg)
418.240
470.000
5.750
4.750
4.590
4.012
Thạch 0.5
vuông (đ/kg)
230.120
240.000
6.630
6.030
5.905
4.789
Thạch 0.5 sợi
(đ/kg)
228.132
228.300
5.850
5.140
4.890
4.300
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Bảng 4.19: Phân tích các nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các mặt hàng thạch năm 2011 – 2012 tại Hợp tác
xã Cửu Long
Đơn vị
tính
Năm
2011
Năm
2012
Chi phí bán hàng
1.000 đ
279.440
292.500
13.060
4,67
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.000 đ
356.750
362.230
5.480
1,54
Chỉ tiêu
Chênh lệch
Giá trị
%
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Dựa vào số liệu nêu trên, ta xác định các chỉ tiêu phân tích dƣới đây:
Tƣơng tự nhƣ phần phân tích trên, ta gọi P1 và P2 lần lƣợt là lợi nhuận
thuần tiêu thụ sản phẩm ở năm 2011 và năm 2012. Lợi nhuận đƣợc tính bởi
công thức:
P1 = ∑ Q1 x (G1 – Z1) – C1B – C1Q ; P2 = ∑ Q2 x (G2 – Z2) – C2B – C2Q
Trong đó:
Q1 và Q2 lần lƣợt là số lƣợng sản phẩm tiêu thụ ở năm 2011 và năm
2012.
G1 và G2 lần lƣợt là đơn giá bán sản phẩm ở năm 2011 và năm 2012.
Z1 và Z2 lần lƣợt là giá thành sản phẩm ở năm 2011 và năm 2012.
C1B và C2Q lần lƣợt là chi phí bán hàng ở năm 2011 và năm 2012.
60
C1B và C2Q lần lƣợt là chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm 2011 và năm
2012.
- Năm 2011: P1 = 5.205.417 – 4.394.144 – 279.440 – 356.750 = 175.083 (ngàn
đồng)
- Năm 2012: P2 = 4.853.162 – 4.016.690 – 292.500 – 362.230 = 181.742 (ngàn
đồng)
∆P = P2 – P1 = 181.742 – 175.083 = 6.659 (ngàn đồng)
Ta thấy, lợi nhuận năm 2012 đã tăng so với năm 2011 là 6.659 ngàn
đồng. Sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn ta lần lƣợt xét các nhân tố ảnh
hƣởng đến ∆P nhƣ sau:
Xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng đến lợi nhuận (∆PQ):
Ta có:
∑Q2.G1
t =
5.629.255
x 100
=
∑Q1.G1
x 100
= 108%
5.205.417
t là tỷ lệ hoàn thành mức tiêu thụ chung của nam 2011.
Lợi nhuận trong trƣờng hợp này là P02 = t.P1 = 189.089 (ngàn đồng)
∆ PQ = P02 – P1 =189.089 – 175.083 = 14.006 (ngàn đồng)
Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ năm 2012 tăng làm cho lợi nhuận tăng
14.006 ngàn đồng so với năm 2011.
Xét ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (∆Pk):
∆ Pk = ∑Q2(G1 – Z1) – C1B – C1Q – P02
= 5.629.255 – 4.690.887 – 279.440 – 356.750 - 189.089 = 113.089 (ngàn
đồng)
Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trong năm 2012 thay đổi làm lãi thuần tăng 113.089
(ngàn đồng) so với năm 2011.
Xét ảnh hưởng của nhân tố giá thành (∆PZ):
∆ Pz = – ∑Q2(Z2 – Z1) = - (4.016.690 - 4.690.887) = 674.197 (ngàn đồng)
Giá thành sản xuất sản phẩm năm 2012 giảm làm lãi thuần tăng 674.197 ngàn
đồng so với năm 2011. Nhƣ vậy, công tác lƣu trữ nguyên liệu đầu vào đƣợc
quan tâm và tình hình giá nguyên liệu đầu vào cũng tạm lắng xuống mức giá
hợp lý cho sản xuất của đơn vị.
61
Xét ảnh hưởng của nhân tố CPBH (∆PCB):
∆PCB = – (C2B – C1B) = -13.060 (ngàn đồng)
Chi phí bán hàng năm 2012 tăng làm giảm đi lợi nhuận thuần từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm 13.060 ngàn đồng so với năm 2011.
Xét ảnh hưởng của nhân tố QLDN (∆PCQ):
∆PCQ = – (C2Q – C1Q) = - 5.480 (ngàn đồng)
Chi phí QLDN năm 2012 tăng làm giảm đi lãi thuần 5.480 ngàn đồng so với
năm 2011.
Xét ảnh hưởng của nhân tố giá bán (∆PG ):
∆ PG = ∑Q2(G2– G1) = 4.853.162 – 5.629.255 = - 776.093 (ngàn đồng)
Việc định giá bán sản phẩm hợp lý là rất quan trọng, nó ảnh hƣởng đến doanh
thu hay lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của đơn vị. Ở năm 2012 giá bán các
mặt hàng giảm nhiều làm doanh thu giảm 776.093 ngàn đồng, làm lãi thuần
giảm 776.093 ngàn đồng so với năm 2011.
Ta có bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận năm 2011 –
2012 nhƣ sau:
Bảng 4.20: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận năm 2011 –
2012 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đvt: Ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận
Nhân tố sản lƣợng (∆PQ)
Mức độ ảnh hƣởng đến lợi
nhuận
14.006
Nhân tố cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (∆PK)
113.089
Nhân tố giá thành (∆PZ)
674.197
Nhân tố chi phí bán hàng (∆PCB)
(13.060)
Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp (∆PCQ)
( 5.480)
Nhân tố giá bán (∆PG )
(776.093)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng (∆P)
6.659
Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng ta có:
∆PQ + ∆PK + ∆PZ + ∆PCB + ∆PCQ + ∆PG = ∆P
= 14.006 + 113.089+ 674.197 + (- 13.060)+ (-5.480) + (- 776.093) = ∆P
62
Kết luận: Trong năm 2012, các nhân tố ảnh hƣởng làm lợi nhuận của
các mặt hàng thạch tăng 6.659 ngàn đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, mức
tăng này không cao hơn các năm trƣớc. Trong đó, lƣợng tiêu thụ năm 2012
tăng làm lợi nhuận tăng lên 14.006 ngàn đồng, chứng tỏ các mặt hàng của Hợp
tác xã Cửu Long đƣợc khách hàng quan tâm, sức cạnh tranh của đơn vị đƣợc
nâng cao. Trong khi đó, giá bán giảm nhiều làm ảnh hƣởng đến doanh thu, nếu
giá bán giảm hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho khả năng cạnh tranh của đơn vị.
Vì vậy, đơn vị nên nghiên cứu ấn định mức giá sao cho hợp lý. Ngoài ra, kết
cấu mặt hàng thay đổi và giá vốn hàng bán giảm mạnh tạo điều kiện cho lợi
nhuận tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, các chi phí bán hàng và QLDN vẫn tăng
làm giảm lợi nhuận năm 2012, Hợp tác xã Cửu Long cần có giải pháp sử dụng
các khoản mục chi phí tiết kiệm, phù hợp với tình hình kinh doanh và điều
kiện của đơn vị mà vẫn tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trong tƣơng lai.
c. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thuần của các
mặt hàng ở 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Ta có bảng số liệu nhƣ sau:
Bảng 4.21: Phân tích các nhân tố lƣợng tiêu thụ và giá ảnh hƣởng đến lợi
nhuận các mặt hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Số lƣợng tiêu thụ
Mặt hàng
Đơn giá bán
Giá thành đơn vị
(Kg)
6T 2012
6T 2013
6T 2012
6T 2013
6T 2012
6T 2013
213.404
225.100
4.750
4.807
4.012
4.012
Thạch 0,5
vuông (đ/kg)
119.500
102.800
6.030
6.012
4.789
4.800
Thạch 0,5 sợi
(đ/kg)
90.706
91.670
5.140
5.140
4.300
4.300
3.497
4.438
80.350
80.750
Thạch 1,2
vuông (đ/kg)
Mặt nạ từ
nƣớc dừa
(đ/hộp)
95.000
97.000
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
63
Bảng 4.22: Phân tích các nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các mặt hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
Đơn vị
tính
Chỉ tiêu
Chênh lệch
6T 2012
6T 2013
Giá trị
%
Chi phí bán hàng
1.000 đ
143.650
152.460
8.810
6,13
Chi phí QLDN
1.000 đ
180.900
194.780
13.880
7,67
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
Dựa vào số liệu nêu trên, ta xác định các chỉ tiêu phân tích dƣới đây:
Tƣơng tự nhƣ công thức và phần phân tích trên, ta có P’2 và P3 lần lƣợt là lợi
nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm ở 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013. Lợi nhuận đƣợc tính bởi công thức:
P’2 = ∑ Q’2 x (G’2 – Z’2) – C’2B – C’2Q
= 2.532.697 – 2.099.479 – 143.650 – 180.900 = 108.668 ngàn đồng
P3 = ∑ Q3 x (G3 – Z3) – C3B – C3Q
= 2.601.758 – 2.149.090 – 152.460 – 194.780 = 105.428 ngàn đồng
∆P = P3 – P’2 = 105.428 – 108.668 = - 3.240 (ngàn đồng)
Ta thấy, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm
2012 là 3.240 ngàn đồng do ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng đến ∆P nhƣ
sau:
Xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng đến lợi nhuận (∆PQ):
Ta có:
∑Q3.G’2
t =
2.581.902
x 100
=
∑Q’2.G’2
x 100
= 102%
2.532.697
t là tỷ lệ hoàn thành mức tiêu thụ chung của 6 tháng đầu năm 2012 .
Lợi nhuận trong trƣờng hợp này là P03 = t.P’2 = 110.841 (ngàn đồng)
∆ PQ = P03 – P’2 = 110.841 – 108.668 = 2.173 (ngàn đồng)
Nhƣ vậy, ở 6 tháng đầu năm 2013 lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng làm cho
lợi nhuận tăng 2.173 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Xét ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (∆Pk):
∆ Pk = ∑Q3(G’2 – Z’2) – C’2B – C’2Q – P03
64
= 2.581.902 – 2.146.184 – 143.650 – 180.900 - 110.841 = 327 (ngàn đồng)
Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2013 thay đổi làm lãi thuần
tăng 327 (ngàn đồng) so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012.
Xét ảnh hưởng của nhân tố giá thành (∆PZ):
∆ Pz = – ∑Q3(Z3 – Z’2) = - (2.149.090 – 2.146.184) = - 2.906 (ngàn đồng)
Giá thành đơn vị các mặt hàng ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng làm lãi thuần
giảm 2.906 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Xét ảnh hưởng của nhân tố CPBH (∆PCB):
∆PCB = – (C3B – C’2B) = - (152.460 – 143.650) = - 8.810 (ngàn đồng)
Tổng CPBH ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng làm giảm đi lãi thuần 8.810 ngàn
đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Chi phí bán hàng tăng, cho thấy chiến lƣợc
quảng cáo, tiếp thị,… đƣợc đẩy mạnh nhằm tăng khả năng mở rộng thị trƣờng
cho đơn vị.
Xét ảnh hưởng của nhân tố QLDN (∆PCQ):
∆PCQ = – (C3Q – C’2Q) = - (194.780 – 180.900) = - 13.880 (ngàn đồng)
Chi phí QLDN ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng làm lãi thuần giảm 13.880
ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Xét ảnh hưởng của nhân tố giá bán (∆PG ):
∆ PG = ∑Q3(G3– G’2) = 2.601.758 – 2.581.902 = 19.856 (ngàn đồng)
Do ảnh hƣởng giá nguyên liệu đầu vào nên giá bán sản phẩm ở 6 tháng
đầu năm 2013 tăng làm doanh thu tăng 19.856 ngàn đồng, làm lãi thuần giảm
19.856 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Ta có bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận từ thuần từ BH
CCDV của 6 tháng đầu năm năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhƣ sau:
65
Bảng 4.23: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận của 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đvt: Ngàn đồng
Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận
Mức độ ảnh hƣởng đến lợi
nhuận
Nhân tố sản lƣợng (∆PQ)
2.173
Nhân tố cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (∆PK)
327
Nhân tố giá thành (∆PZ)
( 2.906)
Nhân tố CPBH (∆PCB)
(8.810)
Nhân tố CP QLDN (∆PCQ)
(13.880)
Nhân tố giá bán (∆PG )
19.856
Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng (∆P)
(3.240)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng ta có:
∆PQ + ∆PK + ∆PZ + ∆PCB + ∆PCQ + ∆PG = ∆P
= 2.173 + 327 + (-2.906) + (- 8.810) + (- 13.880) + 19.856 = - 3.240 = ∆P
Kết luận: Các nhân tố ảnh hƣởng làm lợi nhuận của các mặt hàng ở 6
tháng đầu năm 2013 giảm 3.240 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Trong đó, lƣợng tiêu thụ ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng làm lợi nhuận tăng lên
2.173 ngàn đồng. Chứng tỏ các mặt hàng của Hợp tác xã Cửu Long đang đƣợc
khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó, kết cấu mặt hàng thay đổi và giá bán tăng
mạnh làm lợi nhuận ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng lần lƣợt là 327 ngàn đồng và
19.856 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Khi lƣợng tăng và giá bán
tăng do điều kiện khách quan là tình hình tốt cho Hợp tác xã Cửu Long.
Tuy nhiên, việc tăng giá do yếu tố chủ quan sẽ ảnh hƣởng đến khả năng
cạnh tranh của đơn vị. Sở dĩ, lợi nhuận thuần từ BH và CCDV giảm ở 6 tháng
đầu năm 2013 là do ảnh hƣởng của nhân tố giá thành các mặt hàng tăng, đặc
biệt chi phí BH và chi phí QLDN tăng nhiều làm lợi nhuận giảm lần lƣợt là
8.810 ngàn đồng và 13.880 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn
chung, các chi phí bán hàng và QLDN và tình hình giá bán tăng ở 6 tháng đầu
năm nay. Vậy, Hợp tác xã Cửu Long cần có giải pháp sử dụng các khoản mục
chi phí tiết kiệm, phù hợp với tình hình kinh doanh và điều kiện của đơn vị,
đồng thời có giải pháp điều chỉnh giá bán hợp lý kết hợp với việc ổn định giá
nguyên liệu đầu vào cho 6 tháng cuối năm nay.
66
4.5.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động
tài chính
► Năm 2011 so với năm 2010:
Ta có: PTC = PTC 2011 – PTC 2010
= (-153.967) – (-113.225) = - 40.742 ngàn đồng
► Năm 2012 so với năm 2011:
P’TC = PTC2012 – PTC2011
= (-174.764) – (- 153.967) = - 20.797 ngàn đồng
► 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012:
P’’TC = PTC2013 – PTC2012
= - 88.080 - (- 82.487) = - 5.593 ngàn đồng
Do nguồn vốn kinh doanh của đơn vị còn phụ thuộc nhiều vào nguồn
vốn vay, nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính của đơn vị qua 3 năm luôn mang
giá trị âm, do chi phí tài chính luôn lớn hơn doanh thu tài chính. Năm 2011
nhân tố này làm cho lợi nhuận giảm 40.742 ngàn đồng so với năm 2010. Sang
năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm so với năm 2011,
nhƣng tốc độ giảm ít hơn ở năm 2011 so với năm 2010, làm cho lợi nhuận
giảm 20.797 năm 2012.
Ở 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tài chính này lại
giảm, làm giảm lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 là 5.593 ngàn đồng so
với cùng kỳ năm trƣớc. Đơn vị cần có biện pháp giảm nguồn vốn vay bằng
việc tăng huy động vốn từ các xã viên và hạn chế các khoản phải thu, từ đó tạo
vòng vốn xoay cho đơn vị.
4.5.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động
khác
► Năm 2011 so với năm 2010:
Ta có: PK = PK 2011 – PK 2010
= 0 – 8.332 = - 8.332 ngàn đồng
► Năm 2012 so với năm 2011:
P’K = PK2012 – PK2011
= 6.191 - 0 = 6.191 ngàn đồng
► 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012:
P’’K = PK2013 – PK2012
= 0 – 6.191 = - 6.191 ngàn đồng
Do lợi nhuận khác có đƣợc từ các hoạt động bất thƣờng và không có tính
ổn định, cho nên ảnh hƣởng không lớn đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Lợi nhuận khác của năm 2010 tăng 8.332 ngàn đồng nhƣng đến năm 2011 thì
dừng lại, làm lợi nhuận 2011 giảm 8.332 ngàn đồng so với năn 2010 và đến
67
năm 2012 thì tăng lên 6.191 ngàn đồng và mức tăng ít hơn năm 2011. Vào
năm 2010 và năm 2012 đơn vị tiến hành thanh lý tài sản hết hạn sử dụng làm
cho doanh thu từ các hoạt động khác tăng lên. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi
nhuận khác giảm, làm tăng lợi nhuận là 6.191 ngàn đồng so với 6 tháng đầu
năm 2012.
4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI
4.6.1 Tình hình các chỉ tiêu sinh lời qua 3 năm 2010 – 2012
Ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời qua 3 năm nhƣ sau:
Bảng 4.24: Tỷ suất doanh lợi trên doanh thu qua ba năm 2010 – 2013 tại Hợp
tác xã Cửu Long
NĂM
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2011
2012
1. Lợi nhuận gộp
Ngàn đồng
734.259
811.273
864.405
2. Lợi nhuận sau thuế
Ngàn đồng
17.067
15.837
13.861
3. Doanh thu thuần
Ngàn đồng
5.106.438
5.205.417 5.399.352
4. Tổng tài sản bình quân
Ngàn đồng
1.460.032
1.934.980 2.638.075
5. Vốn chủ sở hữu bình quân
Ngàn đồng
601.028
665.470
835.545
6. ( Lợi nhuận gộp/ DT) *100
(%)
14,37
15,58
16
7. ROS = (2/3)*100
(%)
0,33
0,3
0,25
8. ROA =(2/4)*100
(%)
1,16
0,81
0,52
9. ROE = (2/5)*100
(%)
2,83
2,37
1,65
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
4.6.1.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu
Nhìn vào bảng 4.24 ta thấy, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của doanh nghiệp
tăng dần qua các năm nhƣng không tăng không nhiều. Cụ thể, năm 2010 đạt
14,37% sang năm 2011 đạt 15,58% và năm 2012 đạt 16%. Nhƣ vậy, ở năm
2010 cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 14,37 đồng lợi nhuận cho đơn
vị. Đến năm thì 100 đồng doanh thu lợi nhuận thu về là 15,58 đồng. Sang năm
2012 tỷ lệ này tiếp tục tăng, cứ 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận đạt đƣợc là
16 đồng. Đây là một dấu hiệu cho thấy đơn vị có các chiến lƣợc để kinh doanh
có lợi nhuận và ngày càng tăng.
4.6.1.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Chỉ số này thể hiện một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Đây là mối quan hệ lợi nhuận với doanh thu, hai yếu tố này có mới
68
quan hệ mật thiết, doanh thu chỉ vai trò, vị trí của công ty trên thƣơng trƣờng
và lợi nhuận cho biết chất lƣợng hiệu quả cuối cùng của đơn vị.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2010 có giá trị 0,33%, khi
100 đồng doanh thu thì Hợp tác xã Cửu Long sẽ thu về 0,33 đồng lợi nhuận
ròng.
Đến năm 2011 (ROS) giảm so với năm 2010 chỉ đạt 0,3%. Sang năm
2012, chỉ tiêu này tiếp tục giảm so với năm 2011, chỉ đạt 0,25%. Điều này cho
thấy nếu đơn vị có 100 đồng doanh thu thì thu chỉ đƣợc 0,25 đồng lợi nhuận
ròng, mất đi 0,05 đổng lợi nhuận so với năm 2011. Nhìn chung, tốc độ tăng
của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hƣớng giảm dần qua các năm.
Nguyên nhân chính là do ảnh hƣởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng lên làm tổng chi phí tăng mạnh hơn tổng doanh thu. Chỉ
tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của đơn vị nên đơn vị cần phải nâng cao
chỉ tiêu này.
4.6.1.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Sức sinh lời của tài sản biến động qua các năm cho thấy hiệu quả sử
dụng tài sản chƣa đƣợc tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của đơn vị năm 2010
là 1,16%, thể hiện cứ 100 đồng tài sản Hợp tác xã sẽ tạo ra 1,16 đồng lợi
nhuận. Bƣớc sang năm 2011 có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ đạt
0,81%, thể hiện cứ 100 đồng tài sản đơn vị sẽ tạo ra 0,81 đồng lợi nhuận, mất
đi 0,35 đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản của đơn vị là 0,52%, cứ 100 đồng tài sản Hợp tác xã sẽ tạo ra 0,52 đồng lợi
nhuận, ít hơn 0,29 đồng lợi nhuận so với năm 2011.
Ta thấy, chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ việc sử
dụng tài sản của đơn vị trong việc đầu tƣ vào sản xuất chƣa đạt hiệu quả. Điều
này cũng nói lên rằng, đơn vị bố trí chƣa hợp lý các tài sản trong quá trình
hoạt động kinh doanh của mình.
4.6.1.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu
(ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH là chỉ tiêu mà nhà đầu tƣ rất quan tâm vì
nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tƣ vào doanh
nghiệp. Qua bảng 4.15 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của Hợp tác xã
Cửu Long trong năm 2010 là 2,83%, tức có nghĩa là cứ 100 đồng tiền vốn bỏ
ra sẽ tạo nên 2,83 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
có giá trị là 2,37%, cứ 100 đồng tiền vốn bỏ ra sẽ tạo nên chỉ 2,37 đồng lợi
nhuận, ít hơn 0,46 đồng lợi nhuận tạo ra so với năm 2010. Năm 2012 tỷ suất
lợi nhuận trên VCSH tiếp tục giảm so với năm 2011 và chỉ đạt 1,65%, mất
0,72 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Điều này không tốt cho đơn vị và cũng
69
là một rủi ro của Hợp tác xã, vì đơn vị sử dụng vốn vay là chủ yếu nên nếu
doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh
toán của doanh nghiệp. Do đó Hợp tác xã Cửu Long phải tìm cách tăng ROE
trong tƣơng lai.
4.6.2 Tình hình các chỉ tiêu sinh lời 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013
Ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời qua 2 kỳ nhƣ sau:
Bảng 4.25 Các chỉ số lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013 tại Hợp tác xã Cửu Long
Đơn vị tính: 1.000 đ
Chỉ tiêu
1. Lợi nhuận sau thuế
6 tháng
6 tháng
Chênh lệch
đầu 2012
đầu 2013
6t2013/6t2012
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
5.454
2.443
(3.011)
(55,20)
2. Doanh thu thuần
2.507.597
2.587.668
80.071
3,19
3. Tổng tài sản bình quân
1.289.035
1.317.039
28.004
2,17
785.399
890.460
105.061
13,37
5. ROS (%)
0,21
0,09
-
(0,12)*
6. ROA (%)
0,42
0,18
-
(0,24)*
0,69
0,27
7. ROE (%)
Ghi chú:
(0,12)= 0,09 – 0,21 ; (0,24)= 0,18 – 0,42 ; (0,42)= 0,27 – 0,69
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)
(0,42)*
4. Vốn chủ sở hữu bình quân
4.6.2.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Qua bảng 4.25, trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, ta
thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) của đơn vị đạt 0,21%, tức là
cứ 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu đƣợc thì sẽ có 0,21 đồng lợi
nhuận. Tuy nhiên, ở 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 0,09%, nghĩa là có 100đ
doanh thu sẽ tạo 0,09 đồng lợi nhuận, mất 0,12 đồng lợi nhuận so với cùng kỳ
năm 2012. Cho thấy, trong thời gian này Hợp tác xã kinh doanh chƣa đạt hiệu
quả. Nguyên nhân chính là do ảnh hƣởng của giá nƣớc dừa tăng cao, chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên làm tổng chi phí tăng mạnh
hơn tổng doanh thu, khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6
tháng cùng kỳ năm 2012.
70
4.6.2.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
(ROA)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của đơn vị giảm trong 6
tháng đầu năm 2013 và chỉ đạt 0,18%. Nhƣ vậy, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra sẽ
tạo ra 0,18 đồng lợi nhuận, giảm 0,24 đồng lợi nhuận so với 6 tháng đầu năm
2012. Cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chƣa đạt hiệu quả
cao, trong thời gian tới doanh nghiệp cần có những biện pháp sử dụng tài sản
có hiệu quả hơn.
4.6.2.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 có
giảm so với cùng kì năm trƣớc. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 ROE là 0,69%
nhƣng sang 6 tháng đầu năm 2013 ROE lại giảm xuống còn 0,27%, nghĩa là
cứ 100 đồng vốn bỏ ra sẽ mang về 0,69 đồng lợi nhuận, giảm 0,42 đồng lợi
nhuận đƣợc tạo ra so với 6 tháng đầu năm 2012. Chỉ số ROE có ý nghĩa quan
trọng, đặc biệt với các xã viên trực tiếp góp vốn vào quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh khả năng sinh lời mà các xã viên có thể
nhận đƣợc từ đồng vốn góp của mình. Vì vậy, Hợp tác xã Cửu Long cần có
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
71
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU
LONG
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Thực trạng kinh doanh tại Hợp tác xã Cửu Long còn tồn tại rất nhiều hạn
chế, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cụ thể là thị
trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc tìm kiếm khách hàng càng khó
khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Nhận thấy rằng công tác tìm khách hàng, đối
tác, việc mở rộng thị trƣờng ngoài nƣớc của Hợp tác xã Cửu Long chƣa đƣợc
triển khai đến, phần lớn khách hàng ở các tỉnh thành trong nƣớc.
Ngoài ra, sự ảnh hƣởng của khí hậu và tình hình xuất khẩu dừa trái sang
Trung Quốc, dẫn đến nguồn chi phí nguyên liệu đầu vào khan hiếm và giá
kém ổn định, ảnh hƣởng đến giá vốn hàng bán tăng qua các năm.
Thực trạng cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên theo tỷ lệ cao
hơn tỷ lệ tăng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm. Hợp
tác xã Cửu Long chú trọng phát triển sản phẩm mới là sản phẩm mặt nạ và
kém chú trọng đến các mặt hàng thạch đã có từ trƣớc đây.
Hơn nữa, tình hình khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới diễn biến
phức tạp, kinh tế vĩ mô không ổn định, … Trong đó, lãi suất tín dụng cao (lãi
suất cao nhất vào năm 2011 giao động từ 17% - 21%/năm, chƣa kể đến các
ngân hàng ngoài quốc doanh lãi suất là 21% - 24%/năm), trong khi đó Hợp tác
xã Cửu Long có nhu cầu sử dụng vốn vay là tất yếu vì tình hình huy động vốn
từ xã viên kém, buộc lòng đơn vị phải vay vốn từ ngân hàng và phải trả lãi
suất vay cao. Đây thực sự là thách thức lớn đối nhiều doanh nghiệp trong việc
tìm kiếm nguồn vốn vay. Thực tế, nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị dẫn đến chi phí tài chính cũng không
ngừng tăng lên, làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của đơn vị.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Trong hoạt động kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy đều
mong muốn hoạt động kinh doanh của đơn vị mình đạt đƣợc kết quả cao.
Nghĩa là phải thu đƣợc lợi nhuận hay nói đúng hơn lợi nhuận là mục tiêu cuối
cùng mà doanh nghiệp hƣớng đến. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mức lợi nhuận
mong muốn thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có những chính sách kinh doanh
hợp lý, những biện pháp quản lý thích hợp trong bất kỳ một thời điểm nào hay
một tình huống bất ngờ nào xảy ra.
Trong cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay, có thể thấy đƣợc tình hình kinh tế
luôn biến động, để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh thì đòi hỏi doanh
72
nghiệp đó, phải hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng mức lợi nhuận, cùng
với mức doanh thu cao và chi phí giảm mức thấp nhất. Vì vậy, việc phân tích
tình hình doanh thu và lợi nhuận để đƣa ra những biện pháp khắc phục kịp
thời, định hƣớng kinh doanh phù hợp hơn để mang lại hiệu quả cao cho kỳ
kinh doanh tiếp theo. Qua phân tích, tôi xin đề xuất một số giải pháp để duy trì
và phát triển những mặt mạnh cũng nhƣ khắc phục những tồn tại nhằm góp
phần làm tăng lợi nhuận của đơn vị trong tƣơng lai.
5.3 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
Qua phân tích ta thấy doanh thu của Hợp Tác Xã TTCN Cửu Long chủ
yếu là doanh thu từ bán hàng và CCDV. Vậy, muốn nâng cao doanh thu từ bán
hàng và CCDV trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt và quyết liệt
nhƣ hiện nay, thì việc tăng giá bán là việc vô cùng khó khăn không chỉ riêng
đối với Hợp tác xã Cửu Long mà là đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh. Chính vì thế, để nâng cao doanh thu từ bán hàng và CCDV trong
thời gian tới chỉ có thể là gia tăng sản lƣợng tiêu thụ và điều chỉnh giá bán ở
mức hợp lý.
5.3.1 Tăng sản lƣợng tiêu thụ
Để tăng sản lƣợng bán ra công ty cần đẩy mạnh chiến lƣợc quảng bá,
không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm sản xuất, và luôn luôn tìm kiếm
để mở rộng thị trƣờng trong nƣớc.
Hợp tác xã Cửu Long cần xác định thị trƣờng trong nƣớc vẫn là thị
trƣờng mục tiêu và chủ đạo trong tiêu thụ các sản phẩm của đơn vị, xúc tiến
việc nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nội địa. Ngoài thị trƣờng ở các
tỉnh thành, quận huyện từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây, thì
Hợp Tác Xã TTCN Cửu Long cần có kế hoạch phát triển thị trƣờng đầy tiềm
năng ở các tỉnh Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ, Sóc
Trăng, An Giang với các mặt hàng thạch và mặt nạ từ nƣớc dừa, đƣa thƣơng
hiệu của Hợp tác xã Cửu Long phát triển rộng hơn.
Ngoài ra, Hợp tác xã Cửu Long cần có tạo trang web riêng để giới thiệu sản
phẩm, thu hút nhiều hơn khách hàng và những ngƣời qua tâm đến mặt hàng
của đơn vị có thể tìm hiểu từ đó tạo thêm nhiều mối quan hệ và tìm kiếm thêm
nhiêu đồi tác mới trong lẫn ngoài nƣớc.
Hợp tác xã Cửu Long nên mở rộng hệ thống phân phối, đồng thời đẩy
mạnh tốc độ tiêu thụ bằng cách kết hợp nhiều phƣơng thức bán hàng nhƣ bán
chiết khấu, giảm giá với số lƣợng mua hàng lớn, có thể gia hạn thêm thời gian
thanh toán tiền hàng đối với khách hàng quen.
Bên cạnh đó, đơn vị nên tham dự nhiều buổi triển lãm, hội chợ tại tỉnh
nhà và nhiều tỉnh thành khác để quảng bá sản phẩm mới đến ngƣời tiêu dùng.
73
Đồng thời, cũng có những chính sách khuyến mãi, tặng quà,… nhằm kích
thích ngƣời tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình.
Ngoài ra, Hợp tác xã Cửu Long cần nghiên cứu và khai thác thêm các
tiềm năng từ trái dừa, từ đó tung ra thị trƣờng nhiều sản phẩm mới, đa dạng
nhƣ: Dầu dƣỡng tóc, sữa dƣỡng thể, các thực phẩm chay, nƣớc ngọt,… sẽ góp
phần tăng khả năng cạnh tranh, thuận tiện, dễ dàng cho lựa chọn của khách
hàng và tăng lƣợng tiêu thụ, tăng doanh thu.
5.3.2 Điều chỉnh giá bán hợp lý
Việc theo dõi giá cả thị trƣờng, biến động trong từng mặt hàng là điều rất
quan trọng nhằm xem xét giá cả đầu ra cho phù hợp với giá thị trƣờng. Cụ thể,
đơn vị cần có biện pháp dự trữ bằng việc tăng cƣờng kho bãi, cũng nhƣ dự báo
tình hình giá nguyên liệu đầu vào để có thể hạn chế giá nguyên liệu tăng cao
kéo theo giá vốn tăng. Đồng thời, Hợp tác xã Cửu Long cần tìm kiếm nơi cung
cấp nguyên liệu uy tín và ổn định khi nguyên liệu khan hiếm. Từ đó, ổn định
giá bán, tăng sức cạnh tranh với đối thủ.
Hợp tác xã Cửu Long nên tiếp tục cải tiến phong cách phục vụ mang tính
chuyên nghiệp, đơn vị có thể tăng chiết khấu hay giảm giá cho những khách
hàng quen thuộc, khách hàng mua với số lƣợng lớn hoặc với những khách
hàng thanh toán nhanh,… tạo quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác.
5.4 GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN
5.4.1 Các giải pháp giảm chi phí
Một trong những mục tiêu phấn đấu của Hợp tác xã Cửu Long là giảm
thiểu chi phí để có điều kiện tăng lợi nhuận. Nhƣ đã phân tích ở trên, giá vốn
hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí từ HĐKD, do đó
việc thực hiện tiết kiệm khoản chi phí này là một việc làm rất quan trọng. Mặt
khác, GVHB tăng lên do sự tăng lên của sản lƣợng tiêu thụ và giá thành sản
phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể làm giảm chi phí GVHB bằng cách
giảm sản lƣợng tiêu thụ đƣợc. Bởi vì sự tăng lên của khối lƣợng tiêu thụ là dấu
hiệu đáng mừng cho việc kinh doanh của Hợp tác xã Cửu Long. Do đó, công
ty cần có biện pháp cụ thể để giảm giá thành sản phẩm hay ổn định và giảm
giá nguyên liệu đầu vào nhằm làm giảm giá vốn hàng bán, tăng thêm lợi
nhuận của đơn vị.
5.4.2 Giảm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm của đơn vị biến động liên tục qua các năm. Các nhân
tố ảnh hƣởng đến giá thành bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Vì vậy để giảm chi phí này đơn vị
cần có các biện pháp sau:
74
+ Ban hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện
thực tế về chi phí sản xuất. Áp dụng các biện pháp khen thƣởng đối với các tổ
xã viên hoàn thành nhiệm vụ và chế tài đối với các tổ xã viên cố tình làm vƣợt
định mức tiêu hao nguyên liệu.
+ Xem xét các yếu tố chi phí, tiết kiệm công đoạn nhằm giảm giá thành
sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
+ Chọn nhà phân phối, nhà sản xuất uy tín và chất lƣợng để mua vật liệu
đầu vào dùng cho sản xuất. Cụ thể chọn các đơn vị có trụ sở gần địa điểm hoạt
động của Hợp tác xã Cửu Long nhƣ ở các huyện lân cận: Mỏ Cày, Giồng
Trôm, Ba Tri để thuận tiện cho việc vận chuyển, giảm chi phí thu mua.
5.4.3 Giảm chi phí tài chính
Kết hợp với các biện pháp quản lý các khoản phải thu, việc thu tiền hàng
nhanh chóng sẽ giúp đơn vị có đủ vốn trong quá trình sản xuất và giảm các
khoản vay ngắn hạn, hạn chế lãi vay phải trả cho các tổ chức tín ngân hàng.
5.4.4 Giảm chi phí hoạt động
+ Có quyết định sau khi đã xem xét kỹ tính hợp lý của các khoản chi
nhƣ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí tiền lƣơng cho ngƣời bán hàng và
quản lý, chi phí làm các thủ tục trong quá trình mua bán và các chi phí cho các
dịch vụ mua ngoài khác.
+ Tăng cƣờng kiểm soát, quản lý thật chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả các
chi phí nhƣ chi phí hội nghị, tiếp khách,…
+ Xây dựng định mức sử dụng điện, nƣớc, điện thoại,.. Đơn vị có thể đề
ra quy chế thƣởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của đơn vị
nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong toàn bộ xã viên.
5.4.5 Kiểm soát các khoản phải thu
- Hợp tác xã Cửu Long cần lập các biên bản để thỏa thuận với khách
hàng về thời gian thu hồi nợ, đảm bảo thu hồi nợ đúng và đủ, hạn chế tối đa nợ
quá hạn, nợ mất khả năng thanh toán.
- Có thể khuyến khích khách hàng thanh toán bằng các chính sách về
chiết khấu thanh toán (giảm % trên giá bán nếu thanh toán 1 lần ngay khi mua
hàng,..).
- Có thể nhờ đến pháp luật can thiệp trong việc thu hồi các khoản nợ mà
khách hàng cố tình không trả.
5.4.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
+ Các nhà máy, các kho phải tổ chức tuần tra giám sát thƣờng xuyên
nhằm bảo vệ tài sản công của đơn vị.
+ Trƣớc khi đầu tƣ mua sắm loại tài sản cố định nào thì nên xem xét thật
kỹ lƣỡng công dụng của loại tài sản đó xem nó có đáp ứng đƣợc nhu cầu sử
75
dụng của công ty hay không, tránh trƣờng hợp mua mà không sử dụng đƣợc,
đầu tƣ lãng phí.
+ Định kỳ phải xem xét và đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp
thời phù hợp với giá cả thị trƣờng.
+ Thƣờng xuyên bảo trì, sửa chữa những tài sản của đơn vị nhằm tăng
công suất hoạt động và tiết kiệm đƣợc chi phí.
+ Lập kế hoạch khấu hao, thực hiện việc hạch toán khấu hao TSCĐ đúng
quy định, thanh lý hoặc nhƣợng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài
sản sử dụng không hiệu quả giúp bổ sung thêm nguồn vốn lƣu động.
76
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, quyết liệt
hiện nay, ngành sản xuất kinh doanh thạch dừa của Hợp tác xã Cửu Long cũng
không ngoại lệ. Nhƣng đơn vị luôn phấn đấu phát huy năng lực của mình và
đẩy mạnh việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm lên hàng đầu. Chính sự vƣơn lên
đó, Hợp tác xã Cửu Long đã đƣợc nhiều khách hàng biết đến, ngày càng tạo
dựng đƣợc uy tín về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ đối
với khách hàng. Tuy nhiên trƣớc tình hình kinh tế biến động nhƣ hiện nay,
Hợp tác xã Cửu Long đang đứng trƣớc nhiều khó khăn và thách thức.
Qua việc tính toán và phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Hợp
tác xã Cửu Long chƣa đƣợc khả quan. Tuy doanh thu tiêu thụ đều tăng qua các
năm, nhƣng lợi nhuận liên tục giảm qua các năm và 6 tháng đầu năm 2013.
Lợi nhuận bị giảm là do tình hình nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, giá
bán các loại thạch không ổn định. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động kinh doanh
tăng qua các năm. Đồng thời, chi phí tài chính đang tạo sức ép rất lớn đối với
đơn vị.
Về thực trạng công tác kế toán, qua tìm hiểu tôi nhận thấy Hợp tác xã
Cửu Long đã thực hiện tốt theo đúng cơ chế hiện hành và có những sáng tạo
phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị. Bộ máy kế toán đã không ngừng phát
huy vai trò của mình góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của đơn vị.
Việc vận dụng hệ thống sổ sách, chứng từ, hệ thống tài khoản rất đầy đủ. Các
báo cáo đƣợc lập chính xác, đúng hạn, theo đúng quy định hiện hành.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trong quá trình phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Hợp tác xã
Cửu Long, tôi nhận thấy các khoản chi phí hoạt động kinh doanh phát sinh còn
khá cao, điều đó sẽ làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Vì vậy, Hợp tác xã Cửu
Long cần tìm mọi biện pháp giảm bớt các chi phí và giảm bớt những hao hụt
nguyên liệu trong quá trình vận chuyển và sản xuất.
Hợp tác xã Cửu Long nên mở rộng thị trƣờng thêm nữa không chỉ trong
và ngoài tỉnh mà cả ở nƣớc bạn: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...
tăng cƣờng hệ thống tiếp thị, mở rộng chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút
khách hàng, góp phần làm tăng lợi nhuận và tạo thế mạnh trên thƣơng trƣờng.
Bên cạnh đó, Hợp tác xã Cửu Long nên thiết kế trang web riêng, tham gia các
chƣơng trình của báo đài, tạo sự điều kiện trong việc quảng bá sản phẩm mới,
tìm kiếm đối tác.
77
Ngoài ra, Hợp tác xã Cửu Long nên trang bị cho mình phần mềm kế toán
nhằm thuận tiện, chính xác cho việc ghi chép của bộ phận kế toán. Bên cạnh
đó, Hợp tác xã Cửu Long cũng nên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ tay nghề của
các xã viên nhằm nâng cao hơn nữa về chất lƣợng sản phẩm của đơn vị.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Bảo, 2000. Maketing căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống
Kê.
2. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống Kê.
3. Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2009. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động.
4. Võ Văn Nhị và cộng sự, 2009. Kế toán tài chính. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Tài Chính.
5. Lê Khƣơng Ninh, 2008. Kinh tế vi mô. Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo Dục.
6. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà
xuất bản Thống Kê.
7. Phòng KHTC, Sở Công Thƣơng, 2013. Một số vấn đề về tình hình biến
động
giá
dừa
nguyên
liệu
trong
thời
gian
qua
http://www.congthuongbentre.gov.vn/home/mot-so-van-de-ve-tinh-hinh-biendong-gia-dua-nguyen-lieu-trong-thoi-gian-qua-Print1354.htm. [Ngày truy cập:
Ngày 7 tháng 9 năm 2013].
8. ĐTCK, 2011. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay xuống 17%/năm.
. [Ngày truy cập: Ngày 9 tháng 10 năm
2013].
79
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
Mẫu số B 01 - DNN
Đơn vị: HỢP TÁC XÃ CỬU LONG
(Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC
Địa chỉ: 15B KP1, Nguyễn Đình
Chiểu, Thành phố Bến Tre
ngày 14/ 9/2006 của Bộ trƣởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2010
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Mã số
TÀI SẢN
A
B
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
Thuyết
minh
C
Số
Số
cuối năm
đầu năm
1
2
1.126.879.017
1.371.759.311
24.409.723
160.089.706
750.012.000
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
110
(III.01)
II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
120
(III.05)
1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính ngắn hạn (*)
129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
612.955.282
1. Phải thu của khách hàng
131
512.955.282
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán
132
100.000.000
3. Các khoản phải thu khác
138
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
1. Hàng tồn kho
141
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1. Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ
151
2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc
152
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 =
210+220+230+240)
200
80
(III.02)
489.514.012
461.657.605
489.514.012
461.657.605
230.027.333
191.400.000
I. Tài sản cố định
210
1. Nguyên giá
(III.03.04)
230.027.333
191.400.000
211
819.396.686
725.616.006
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
212
(589.369.353)
(534.216.006)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
213
II. Bất động sản đầu tƣ
220
1. Nguyên giá
221
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
222
III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn
230
1. Đầu tƣ tài chính dài hạn
231
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*)
(III.05)
239
IV. Tài sản dài hạn khác
240
1. Phải thu dài hạn
241
2. Tài sản dài hạn khác
248
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
249
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200)
250
1.356.906.350
1.563.159.311
300
1.295.871.350
971.453.003
I. Nợ ngắn hạn
310
1.295.871.350
971.453.003
1. Vay ngắn hạn
311
998.500.000
598.000.000
2. Phải trả cho ngƣời bán
312
76.630.372
262.451.404
3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc
313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc
314
37.612.599
27.612.599
5. Phải trả ngƣời lao động
315
56.721.000
83.389.000
6. Chi phí phải trả
316
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
318
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
319
II. Nợ dài hạn
320
1. Vay và nợ dài hạn
321
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
322
3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác
328
4. Dự phòng phải trả dài hạn
329
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 320)
81
III.06
126.407.379
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
610.350.000
591.706.308
606.287.434
588.275.888
785.530.134
704.993.027
(400 = 410+430)
III.07
I. Vốn chủ sở hữu
410
1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu
411
2. Thặng dƣ vốn cổ phần
412
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
416
7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối
417
(179.242.700)
(180.308.277)
II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi
430
4.062.566
3.430.420
440
1.356.906.350
1.563.159.311
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
63.591.138
(440 = 300 + 400 )
Lập, ngày 25 tháng 02 năm 2011
Ngƣời lập biểu
Kế toán trƣởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Lê Thị Hồng Ảnh
Trƣơng Thị Thanh Thu
82
Phụ lục 02
Mẫu số B 01 - DNN
Đơn vị: HỢP TÁC XÃ CỬU LONG
(Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC
Địa chỉ: 15B KP1, Nguyễn Đình
Chiểu, Thành phố Bến Tre
ngày 14/ 9/2006 của Bộ trƣởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2011
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Mã số
TÀI SẢN
A
B
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
Thuyết
minh
C
Số
Số
cuối năm
đầu năm
1
2
2.135.309.898
1.126.879.017
24.314.926
24.409.723
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
110
(III.01)
II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
120
(III.05)
1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính ngắn hạn (*)
129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
685.912.756
612.955.282
1. Phải thu của khách hàng
131
555.552.228
512.955.282
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán
132
130.360.528
100.000.000
3. Các khoản phải thu khác
138
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
1.407.665.202
489.514.012
1. Hàng tồn kho
141
1.407.665.202
489.514.012
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
17.417.014
1. Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ
151
17.417.014
2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc
152
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 =
210+220+230+240)
200
I. Tài sản cố định
210
83
(III.02)
(III.03.04)
377.743.863
230.027.333
377.743.863
230.027.333
1. Nguyên giá
211
1.025.517.996
819.396.686
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
212
(647.774.133)
(589.369.353)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
213
II. Bất động sản đầu tƣ
220
1. Nguyên giá
221
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
222
III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn
230
1. Đầu tƣ tài chính dài hạn
231
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*)
(III.05)
239
IV. Tài sản dài hạn khác
240
1. Phải thu dài hạn
241
2. Tài sản dài hạn khác
248
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
249
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200)
250
2.513.053.761
1.356.906.350
300
1.792.463.761
1.295.871.350
I. Nợ ngắn hạn
310
1.792.463.761
1.295.871.350
1. Vay ngắn hạn
311
1.338.000.000
998.500.000
2. Phải trả cho ngƣời bán
312
53.137.382
76.630.372
3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc
313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc
314
40.503.883
37.612.599
5. Phải trả ngƣời lao động
315
73.422.000
56.721.000
6. Chi phí phải trả
316
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
318
287.400.496
126.407.379
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
319
II. Nợ dài hạn
320
1. Vay và nợ dài hạn
321
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
322
3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác
328
4. Dự phòng phải trả dài hạn
329
720.590.000
610.350.000
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 320)
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
84
III.06
(400 = 410+430)
I. Vốn chủ sở hữu
410
1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu
411
2. Thặng dƣ vốn cổ phần
412
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
416
7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối
II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
III.07
713.827.434
606.287.434
875.399.991
785.530.134
417
(161.572.557)
(179.242.700)
430
6.762.566
4.062.566
440
2.513.053.761
1.356.906.350
(440 = 300 + 400 )
Lập, ngày 17 tháng 02 năm 2012
Ngƣời lập biểu
Kế toán trƣởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Lê Thị Hồng Ảnh
Trƣơng Thị Thanh Thu
85
Phụ lục 03
Mẫu số B 01 - DNN
Đơn vị: HỢP TÁC XÃ CỬU LONG
(Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC
Địa chỉ: 15B KP1, Nguyễn Đình
Chiểu, Thành phố Bến Tre
ngày 14/ 9/2006 của Bộ trƣởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2012
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Mã số
TÀI SẢN
Thuyết
minh
A
B
C
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
110
(III.01)
II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
120
(III.05)
1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính ngắn hạn (*)
129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
Số
Số
cuối năm
đầu năm
1
2
2.322.146.925
2.135.309.898
62.104.536
24.314.926
130
512.492.000
685.912.756
1. Phải thu của khách hàng
131
402.453.000
555.552.228
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán
132
110.039.000
130.360.528
3. Các khoản phải thu khác
138
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
1.747.550.389
1.407.665.202
1. Hàng tồn kho
141
1.747.550.389
1.407.665.202
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
17.417.014
1. Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ
151
17.417.014
2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc
152
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 =
210+220+230+240)
200
I. Tài sản cố định
210
86
(III.02)
(III.03.04)
440.950.023
377.743.863
440.950.023
377.743.863
1. Nguyên giá
211
1.025.517.996
1.025.517.996
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
212
(728.858.133)
(647.774.133)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
213
144.290.160
II. Bất động sản đầu tƣ
220
1. Nguyên giá
221
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
222
III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn
230
1. Đầu tƣ tài chính dài hạn
231
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*)
(III.05)
239
IV. Tài sản dài hạn khác
240
1. Phải thu dài hạn
241
2. Tài sản dài hạn khác
248
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
249
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200)
250
2.763.096.948
2.513.053.761
300
1.812.596.948
1.792.463.761
I. Nợ ngắn hạn
310
1.812.596.948
1.792.463.761
1. Vay ngắn hạn
311
1.160.000.000
1.338.000.000
2. Phải trả cho ngƣời bán
312
3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc
313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc
314
5. Phải trả ngƣời lao động
315
6. Chi phí phải trả
316
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
318
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
319
II. Nợ dài hạn
320
1. Vay và nợ dài hạn
321
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
322
3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác
328
4. Dự phòng phải trả dài hạn
329
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 320)
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
87
53.137.382
III.06
24.658.575
40.503.883
53.979.000
73.422.000
573.959.373
287.400.496
950.500.000
720.590.000
(400 = 410+430)
I. Vốn chủ sở hữu
410
1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu
411
2. Thặng dƣ vốn cổ phần
412
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ (*)
414
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
416
7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối
II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
III.07
944.037.434
713.827.434
1.091.376.434
875.399.991
417
(147.339.000)
(161.572.557)
430
6.462.566
6.762.566
440
2.763.096.948
2.513.053.761
(440 = 300 + 400 )
Lập, ngày 15 tháng 02 năm 2013
Ngƣời lập biểu
Kế toán trƣởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Lê Thị Hồng Ảnh
Trƣơng Thị Thanh Thu
88
[...]... Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cửu Long qua ba năm từ 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Hợp tác xã Cửu Long 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Hợp tác xã TTCN Cửu Long sẽ tập trung phân tích các nội dung sau: - Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm về mặt số lƣợng và giá trị tiêu thụ trong... năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long 70 13 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại Hợp tác xã Cửu Long 17 Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Hợp tác xã Cửu Long 18 Hình 3.3 Trình tự ghi Nhật ký sổ cái tại Hợp tác xã Cửu Long 20 Hình 4.1 Số lƣợng tiêu thụ của các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long 32 Hình 4.2 Đơn giá... tại Hợp tác xã Cửu Long 52 Bảng 4.13: Phân tích chung tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp Tác Xã Cửu Long 53 Bảng 4.14: Phân tích tình hình lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long 55 Bảng 4.15: Phân tích các nhân tố lƣợng tiêu thụ và giá ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2010 - 2011 56 Bảng 4.16: Phân tích các nhân... và phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cửu Long làm đề tài tốt nghiệp cho mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm và lợi nhuận tại Hợp tác. .. Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long) 35 Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG 4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG QUA BA NĂM 2010- 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm 2010 – 2012... giá chung tình hình lợi nhuận của Hợp Tác Xã Cửu Long qua 3 năm 2010-2012 22 Bảng 4.2: Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Hợp Tác Xã Cửu Long ở 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 26 Bảng 4.3: Số lƣợng tiêu thụ các mặt hàng tại Hợp Tác Xã Cửu Long từ năm 2010 - 2012 30 Bảng 4.4: Sự biến động khối lƣợng tiêu thụ các mặt hàng thạch dừa tại Hợp Tác Xã từ năm... tại Hợp tác xã Cửu Long 34 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa từ năm 2010 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long 45 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long 46 Hình 4.5: Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – năm 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long 49 Hình. .. thu tiêu thụ các mặt hàng qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long 37 Bảng 4.10: Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp Tác Xã Cửu Long 41 Bảng 4.11 Tổng hợp chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp Tác Xã Cửu Long 49 11 Bảng 4.12: Tổng hợp tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác. .. thực tập tại Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cửu Long từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013 Số liệu đƣợc sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này đƣợc thu thập từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Tình hình tiêu thụ các sản phẩm và lợi nhuận tại Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cửu Long 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Ngô Thị Ngọc Sáng (2012) nghiên cứu Phân tích kết... xã TTCN Cửu Long từ năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đƣa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ và nâng cao lợi nhuận cho Hợp tác xã TTCN Cửu Long 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài chủ yếu thu thập số liệu tại Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Cửu Long Số liệu đƣợc thu thập tại phòng Kế toán - Tài chính của Hợp tác xã thủ công nghiệp Cửu Long 1.3.2 Thời gian Đề tài đƣợc thực