Tình hình cung cấp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 59 - 61)

Tình hình cung cấp nguyên liệu đầu vào có ảnh hƣởng rất lớn đến việc dự trữ và tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Thời gian qua, giá dừa trái trong nƣớc,

cũng nhƣ tại địa bàn tỉnh Bến Tre luôn biến động thất thƣờng, vì chịu sự tác động của thị trƣờng thế giới, bởi những biến động phức tạp về thời tiết, mùa màng và cả quan hệ cung cầu, phụ thuộc khá lớn vào hoạt động nhập khẩu dừa trái của thị trƣờng thế giới, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc.

Một điều dễ nhận thấy trong nhiều năm qua là mỗi khi có tàu Trung Quốc vào “ăn hàng” tại địa phƣơng thì giá dừa nguyên liệu có xu hƣớng tăng mạnh, và ngƣợc lại. Sở dĩ khách hàng Trung Quốc sẵn sàng mua dừa nguyên liệu với giá cao, chƣa kể chi phí vận chuyển, hoa hồng cho đại lý…bởi vì sẵn có thị trƣờng tiêu thụ nội địa rộng lớn. Bên cạnh đó, dừa Bến Tre luôn đƣợc các thƣơng nhân Trung Quốc quan tâm, vì họ đánh giá chất lƣợng dừa Bến Tre tốt hơn các nơi khác, sản lƣợng lớn, tập trung nên dễ thu mua nhanh hơn so với các nơi khác.

Đầu năm 2010, giá dừa Bến Tre tháng 1/2010 từ 35.000 đến 40.000 đ/chục. Giá dừa tiếp tục tăng mạnh vào năm 2011 đạt mức kỷ lục vào tháng 10/2011 là từ 140.000 đến 160.000đ/chục.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2012, giá dừa có xu hƣớng giảm mạnh, thấp hơn giá năm 2010, chỉ còn 28.000 đến 35.000đ/chục. Đến năm 2013, đặc biệt là trong những tháng gần đây, giá dừa trái trên thị trƣờng lại đang có xu hƣớng tăng cao. Tháng 5/2013 việc sử dụng dừa tƣơi phục vụ nhu cầu giải khát tiếp tục tăng, lƣợng dừa nguyên liệu khan hiếm, dừa trái có giá 85.000 – 90.000 đồng/chục điều này làm ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. (Phòng Khoa học Tài chính, Sở Công Thƣơng, 2013).

Thật vậy, giá dừa trái không ổn định dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào là nƣớc dừa cũng biến động theo. Cụ thể, Những biến động đó đƣợc thể hiện ở các biểu đồ nhƣ sau: 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá bình quân của nƣớc dừa: đồng/ thùng

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa từ năm 2010- 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long

Nhìn vào hình 4.3 và hình 4.4 ta thấy: Giá nƣớc dừa 2011 tăng cao đến 100.000 đồng/ thùng, tăng 30.000đồng/ thùng, tƣơng ứng với tăng 42,8% so với giá năm 2010. Đến năm 2012 giá giảm mạnh còn 55.000đồng/ thùng, giảm 45.000 đồng/ thùng, tƣơng đƣơng giá giảm 45% so với giá năm 2011. Đến 6 háng đầu năm 2013 thì giá nƣớc dừa cũng tăng đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu 2013 giá 95.000 đồng/ thùng cao hơn giá của 6 tháng đầu 2012 là 45.000 đồng/ thùng, tƣơng ứng giá tăng 90% so với 6 tháng đầu năm 2012. 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Giá bình quân của nƣớc dừa: đồng/ thùng

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Nhƣ vậy, trƣớc những biến động của nguồn nguyên liệu này, Hợp tác xã Cửu Long cần có biện pháp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào nhƣ: nắm bắt giá cả kịp thời, đảm bảo có đủ kho dự trữ, tìm kiếm các nhà cung cấp lớn- uy tín, … từ đó, không làm ảnh hƣởng đến tình hình dự trữ, sản xuất, cũng nhƣ doanh thu và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)