Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 83)

Chỉ số này thể hiện một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là mối quan hệ lợi nhuận với doanh thu, hai yếu tố này có mới

CHỈ TIÊU ĐVT

NĂM

2010 2011 2012

1. Lợi nhuận gộp Ngàn đồng 734.259 811.273 864.405

2. Lợi nhuận sau thuế Ngàn đồng 17.067 15.837 13.861

3. Doanh thu thuần Ngàn đồng 5.106.438 5.205.417 5.399.352

4. Tổng tài sản bình quân Ngàn đồng 1.460.032 1.934.980 2.638.075 5. Vốn chủ sở hữu bình quân Ngàn đồng 601.028 665.470 835.545 6. ( Lợi nhuận gộp/ DT) *100 (%) 14,37 15,58 16 7. ROS = (2/3)*100 (%) 0,33 0,3 0,25 8. ROA =(2/4)*100 (%) 1,16 0,81 0,52 9. ROE = (2/5)*100 (%) 2,83 2,37 1,65

quan hệ mật thiết, doanh thu chỉ vai trò, vị trí của công ty trên thƣơng trƣờng và lợi nhuận cho biết chất lƣợng hiệu quả cuối cùng của đơn vị.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2010 có giá trị 0,33%, khi 100 đồng doanh thu thì Hợp tác xã Cửu Long sẽ thu về 0,33 đồng lợi nhuận ròng.

Đến năm 2011 (ROS) giảm so với năm 2010 chỉ đạt 0,3%. Sang năm 2012, chỉ tiêu này tiếp tục giảm so với năm 2011, chỉ đạt 0,25%. Điều này cho thấy nếu đơn vị có 100 đồng doanh thu thì thu chỉ đƣợc 0,25 đồng lợi nhuận ròng, mất đi 0,05 đổng lợi nhuận so với năm 2011. Nhìn chung, tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hƣớng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chính là do ảnh hƣởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên làm tổng chi phí tăng mạnh hơn tổng doanh thu. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của đơn vị nên đơn vị cần phải nâng cao chỉ tiêu này.

4.6.1.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Sức sinh lời của tài sản biến động qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản chƣa đƣợc tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của đơn vị năm 2010 là 1,16%, thể hiện cứ 100 đồng tài sản Hợp tác xã sẽ tạo ra 1,16 đồng lợi nhuận. Bƣớc sang năm 2011 có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ đạt 0,81%, thể hiện cứ 100 đồng tài sản đơn vị sẽ tạo ra 0,81 đồng lợi nhuận, mất đi 0,35 đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của đơn vị là 0,52%, cứ 100 đồng tài sản Hợp tác xã sẽ tạo ra 0,52 đồng lợi nhuận, ít hơn 0,29 đồng lợi nhuận so với năm 2011.

Ta thấy, chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản của đơn vị trong việc đầu tƣ vào sản xuất chƣa đạt hiệu quả.Điều này cũng nói lên rằng, đơn vị bố trí chƣa hợp lý các tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

4.6.1.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH là chỉ tiêu mà nhà đầu tƣ rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tƣ vào doanh nghiệp. Qua bảng 4.15 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của Hợp tác xã Cửu Long trong năm 2010 là 2,83%, tức có nghĩa là cứ 100 đồng tiền vốn bỏ ra sẽ tạo nên 2,83 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH có giá trị là 2,37%, cứ 100 đồng tiền vốn bỏ ra sẽ tạo nên chỉ 2,37 đồng lợi nhuận, ít hơn 0,46 đồng lợi nhuận tạo ra so với năm 2010. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên VCSH tiếp tục giảm so với năm 2011 và chỉ đạt 1,65%, mất 0,72 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Điều này không tốt cho đơn vị và cũng

là một rủi ro của Hợp tác xã, vì đơn vị sử dụng vốn vay là chủ yếu nên nếu doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó Hợp tác xã Cửu Long phải tìm cách tăng ROE trong tƣơng lai.

4.6.2 Tình hình các chỉ tiêu sinh lời 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời qua 2 kỳ nhƣ sau:

Bảng 4.25 Các chỉ số lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long

Đơn vị tính: 1.000 đ

Chỉ tiêu

6 tháng 6 tháng Chênh lệch đầu 2012 đầu 2013 6t2013/6t2012

Số tiền Số tiền Số tiền %

1. Lợi nhuận sau thuế 5.454 2.443 (3.011) (55,20)

2. Doanh thu thuần 2.507.597 2.587.668 80.071 3,19

3. Tổng tài sản bình quân 1.289.035 1.317.039 28.004 2,17 4. Vốn chủ sở hữu bình quân 785.399 890.460 105.061 13,37 5. ROS (%) 0,21 0,09 - (0,12)* 6. ROA (%) 0,42 0,18 - (0,24)* 7. ROE (%) 0,69 0,27 - (0,42)* Ghi chú: (0,12)= 0,09 – 0,21 ; (0,24)= 0,18 – 0,42 ; (0,42)= 0,27 – 0,69

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

4.6.2.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Qua bảng 4.25, trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) của đơn vị đạt 0,21%, tức là cứ 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu đƣợc thì sẽ có 0,21 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, ở 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 0,09%, nghĩa là có 100đ doanh thu sẽ tạo 0,09 đồng lợi nhuận, mất 0,12 đồng lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2012. Cho thấy, trong thời gian này Hợp tác xã kinh doanh chƣa đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính là do ảnh hƣởng của giá nƣớc dừa tăng cao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên làm tổng chi phí tăng mạnh hơn tổng doanh thu, khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012.

4.6.2.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của đơn vị giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 và chỉ đạt 0,18%. Nhƣ vậy, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra sẽ tạo ra 0,18 đồng lợi nhuận, giảm 0,24 đồng lợi nhuận so với 6 tháng đầu năm 2012. Cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chƣa đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới doanh nghiệp cần có những biện pháp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn.

4.6.2.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 có giảm so với cùng kì năm trƣớc. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 ROE là 0,69% nhƣng sang 6 tháng đầu năm 2013 ROE lại giảm xuống còn 0,27%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra sẽ mang về 0,69 đồng lợi nhuận, giảm 0,42 đồng lợi nhuận đƣợc tạo ra so với 6 tháng đầu năm 2012. Chỉ số ROE có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt với các xã viên trực tiếp góp vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh khả năng sinh lời mà các xã viên có thể nhận đƣợc từ đồng vốn góp của mình. Vì vậy, Hợp tác xã Cửu Long cần có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU

LONG

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Thực trạng kinh doanh tại Hợp tác xã Cửu Long còn tồn tại rất nhiều hạn chế, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cụ thể là thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc tìm kiếm khách hàng càng khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Nhận thấy rằng công tác tìm khách hàng, đối tác, việc mở rộng thị trƣờng ngoài nƣớc của Hợp tác xã Cửu Long chƣa đƣợc triển khai đến, phần lớn khách hàng ở các tỉnh thành trong nƣớc.

Ngoài ra, sự ảnh hƣởng của khí hậu và tình hình xuất khẩu dừa trái sang Trung Quốc, dẫn đến nguồn chi phí nguyên liệu đầu vào khan hiếm và giá kém ổn định, ảnh hƣởng đến giá vốn hàng bán tăng qua các năm.

Thực trạng cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên theo tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm. Hợp tác xã Cửu Long chú trọng phát triển sản phẩm mới là sản phẩm mặt nạ và kém chú trọng đến các mặt hàng thạch đã có từ trƣớc đây.

Hơn nữa, tình hình khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế vĩ mô không ổn định, … Trong đó, lãi suất tín dụng cao (lãi suất cao nhất vào năm 2011 giao động từ 17% - 21%/năm, chƣa kể đến các ngân hàng ngoài quốc doanh lãi suất là 21% - 24%/năm), trong khi đó Hợp tác xã Cửu Long có nhu cầu sử dụng vốn vay là tất yếu vì tình hình huy động vốn từ xã viên kém, buộc lòng đơn vị phải vay vốn từ ngân hàng và phải trả lãi suất vay cao.Đây thực sự là thách thức lớn đối nhiều doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vốn vay. Thực tế, nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị dẫn đến chi phí tài chính cũng không ngừng tăng lên, làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của đơn vị.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Trong hoạt động kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy đều mong muốn hoạt động kinh doanh của đơn vị mình đạt đƣợc kết quả cao. Nghĩa là phải thu đƣợc lợi nhuận hay nói đúng hơn lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hƣớng đến. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mức lợi nhuận mong muốn thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có những chính sách kinh doanh hợp lý, những biện pháp quản lý thích hợp trong bất kỳ một thời điểm nào hay một tình huống bất ngờ nào xảy ra.

Trong cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay, có thể thấy đƣợc tình hình kinh tế luôn biến động, để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh thì đòi hỏi doanh

nghiệp đó, phải hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng mức lợi nhuận, cùng với mức doanh thu cao và chi phí giảm mức thấp nhất. Vì vậy, việc phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận để đƣa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, định hƣớng kinh doanh phù hợp hơn để mang lại hiệu quả cao cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Qua phân tích, tôi xin đề xuất một số giải pháp để duy trì và phát triển những mặt mạnh cũng nhƣ khắc phục những tồn tại nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận của đơn vị trong tƣơng lai.

5.3 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

Qua phân tích ta thấy doanh thu của Hợp Tác Xã TTCN Cửu Long chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và CCDV. Vậy, muốn nâng cao doanh thu từ bán hàng và CCDV trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt và quyết liệt nhƣ hiện nay, thì việc tăng giá bán là việc vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với Hợp tác xã Cửu Long mà là đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, để nâng cao doanh thu từ bán hàng và CCDV trong thời gian tới chỉ có thể là gia tăng sản lƣợng tiêu thụ và điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý.

5.3.1 Tăng sản lƣợng tiêu thụ

Để tăng sản lƣợng bán ra công ty cần đẩy mạnh chiến lƣợc quảng bá, không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm sản xuất, và luôn luôn tìm kiếm để mở rộng thị trƣờng trong nƣớc.

Hợp tác xã Cửu Long cần xác định thị trƣờng trong nƣớc vẫn là thị trƣờng mục tiêu và chủ đạo trong tiêu thụ các sản phẩm của đơn vị, xúc tiến việc nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nội địa. Ngoài thị trƣờng ở các tỉnh thành, quận huyện từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây, thì Hợp Tác Xã TTCN Cửu Long cần có kế hoạch phát triển thị trƣờng đầy tiềm năng ở các tỉnh Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang với các mặt hàng thạch và mặt nạ từ nƣớc dừa, đƣa thƣơng hiệu của Hợp tác xã Cửu Long phát triển rộng hơn.

Ngoài ra, Hợp tác xã Cửu Long cần có tạo trang web riêng để giới thiệu sản phẩm, thu hút nhiều hơn khách hàng và những ngƣời qua tâm đến mặt hàng của đơn vị có thể tìm hiểu từ đó tạo thêm nhiều mối quan hệ và tìm kiếm thêm nhiêu đồi tác mới trong lẫn ngoài nƣớc.

Hợp tác xã Cửu Long nên mở rộng hệ thống phân phối, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ bằng cách kết hợp nhiều phƣơng thức bán hàng nhƣ bán chiết khấu, giảm giá với số lƣợng mua hàng lớn, có thể gia hạn thêm thời gian thanh toán tiền hàng đối với khách hàng quen.

Bên cạnh đó, đơn vị nên tham dự nhiều buổi triển lãm, hội chợ tại tỉnh nhà và nhiều tỉnh thành khác để quảng bá sản phẩm mới đến ngƣời tiêu dùng.

Đồng thời, cũng có những chính sách khuyến mãi, tặng quà,… nhằm kích thích ngƣời tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình.

Ngoài ra, Hợp tác xã Cửu Long cần nghiên cứu và khai thác thêm các tiềm năng từ trái dừa, từ đó tung ra thị trƣờng nhiều sản phẩm mới, đa dạng nhƣ: Dầu dƣỡng tóc, sữa dƣỡng thể, các thực phẩm chay, nƣớc ngọt,… sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh, thuận tiện, dễ dàng cho lựa chọn của khách hàng và tăng lƣợng tiêu thụ, tăng doanh thu.

5.3.2 Điều chỉnh giá bán hợp lý

Việc theo dõi giá cả thị trƣờng, biến động trong từng mặt hàng là điều rất quan trọng nhằm xem xét giá cả đầu ra cho phù hợp với giá thị trƣờng. Cụ thể, đơn vị cần có biện pháp dự trữ bằng việc tăng cƣờng kho bãi, cũng nhƣ dự báo tình hình giá nguyên liệu đầu vào để có thể hạn chế giá nguyên liệu tăng cao kéo theo giá vốn tăng. Đồng thời, Hợp tác xã Cửu Long cần tìm kiếm nơi cung cấp nguyên liệu uy tín và ổn định khi nguyên liệu khan hiếm. Từ đó, ổn định giá bán, tăng sức cạnh tranh với đối thủ.

Hợp tác xã Cửu Long nên tiếp tục cải tiến phong cách phục vụ mang tính chuyên nghiệp, đơn vị có thể tăng chiết khấu hay giảm giá cho những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua với số lƣợng lớn hoặc với những khách hàng thanh toán nhanh,… tạo quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác.

5.4 GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN 5.4.1 Các giải pháp giảm chi phí 5.4.1 Các giải pháp giảm chi phí

Một trong những mục tiêu phấn đấu của Hợp tác xã Cửu Long là giảm thiểu chi phí để có điều kiện tăng lợi nhuận. Nhƣ đã phân tích ở trên, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí từ HĐKD, do đó việc thực hiện tiết kiệm khoản chi phí này là một việc làm rất quan trọng. Mặt khác, GVHB tăng lên do sự tăng lên của sản lƣợng tiêu thụ và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể làm giảm chi phí GVHB bằng cách giảm sản lƣợng tiêu thụ đƣợc. Bởi vì sự tăng lên của khối lƣợng tiêu thụ là dấu hiệu đáng mừng cho việc kinh doanh của Hợp tác xã Cửu Long. Do đó, công ty cần có biện pháp cụ thể để giảm giá thành sản phẩm hay ổn định và giảm giá nguyên liệu đầu vào nhằm làm giảm giá vốn hàng bán, tăng thêm lợi nhuận của đơn vị.

5.4.2 Giảm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm của đơn vị biến động liên tục qua các năm. Các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Vì vậy để giảm chi phí này đơn vị cần có các biện pháp sau:

+ Ban hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện thực tế về chi phí sản xuất. Áp dụng các biện pháp khen thƣởng đối với các tổ xã viên hoàn thành nhiệm vụ và chế tài đối với các tổ xã viên cố tình làm vƣợt định mức tiêu hao nguyên liệu.

+ Xem xét các yếu tố chi phí, tiết kiệm công đoạn nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.

+ Chọn nhà phân phối, nhà sản xuất uy tín và chất lƣợng để mua vật liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)