Yếu tố thuộc về xã hội

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 63)

Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay khi thu nhập và nhu cầu tăng lên ngƣời tiêu dùng sẽ rất chú trọng đến vấn đề chất lƣợng giá cả sản phẩm và lựa chọn nhà cung cấp cho mình.

Do đó, yếu tố con ngƣời vô cùng quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vì khi sản phẩm làm ra cần xác định bán cho ai và ai cần sản phẩm này. Muốn vậy, Hợp tác xã Cửu Long Cửu Long phải chịu khó tìm hiểu, theo dõi, nắm bắt nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh, cũng nhƣ ở các nƣớc lân cận. Đặc biệt, Hợp tác xã Cửu Long đang phát triển mặt hàng mỹ phẩm chăm sóc da, dùng nguyên liệu từ nƣớc dừa, là sản phẩm mà phái đẹp đang rất quan tâm. Vì vậy, đơn vị cần nghiên cứu rõ là khách hàng cần và mong đợi gì ở sản phẩm mới này, từ đó mới có thể tiến hành thực thi công việc kinh doanh của mình.

4.4 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Nhƣ chúng ta đã biết chi phí là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp. Tại sao các doanh nghiệp luôn tìm cách cải tiến lại bộ máy quản lý, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hay thực hiện chính sách tiết kiệm trong công ty? Tất cả các việc làm trên đều nằm trong một mục đích duy nhất là giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.4.1 Đánh giá tình hình chi phí của Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm 2010 – 2012

Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 của đơn vị đƣợc thể hiện trong bảng sau:

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000 GVHB Chi phí BH Chi phí QLDN Chi phí TC Chi phí khác Chi phí ở năm 2010 Chi phí ở năm 2011 Chi phí ở năm 2012

Hình 4.5: Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – năm 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; Chi phí BH: Chi phí bán hàng; Chi phí QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp; Chi phí TC: Chi phí tài chính.

Bảng 4.11 Tổng hợp chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long

Đvt: Ngàn đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; CP BH: Chi phí bán hàng; CP QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp; CPTC: Chi phí tài chính; CP K: Chi phí khác.

Nhìn vào bảng 4.11 và hình 4.5 ta thấy, tổng chi phí năm 2011 tăng 90.527 ngàn đồng so với năm 2010, tƣơng đƣơng tăng 1,78%, năm 2012 tổng chi phí tăng 204.749 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 3,95% so với năm 2011. Tổng chi phí có mức tăng đều và không cao qua các năm. Nguyên nhân của sự

Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % GVHB 4.372.179 4.394.144 4.534.947 21.965 0,50 140.803 3,20 CP BH 265.685 279.440 307.550 13.755 5,17 28.110 10,05 CP QLDN 340.925 356.750 369.800 15.825 4,64 13.050 3,65 CP TC 115.815 156.907 178.334 41.092 35,48 21.427 13,65 CP K 2.110 - 1.359 (2.110) (100) 1.359 - Tổng 5.096.714 5.187.241 5.391.990 90.527 1,78 204.749 3,95 ĐVT: 1.000 đồng

biến động này là do sự tác động của các chi phí thành phần: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí khác. Cụ thể:

- Giá vốn hàng bán: Ta thấy giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí phát sinh của đơn vị. Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng nhẹ 21.965 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 0,50% so với năm 2010, đến năm 2012 giá vốn tăng 140.803 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 3,2% so với năm 2011. Nguyên nhân giá vốn tăng do trong các năm có nhiều đơn đặt hàng hơn, số lƣợng tiêu thụ nhiều hơn. Đồng thời, giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh qua các năm làm ảnh hƣởng đến giá vốn hàng bán.

- Chi phí bán hàng: năm 2011 chi phí này tăng 13.755 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 5,17% so với năm 2010, năm 2012 chi phí này tăng thêm 28.110 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 10,05% so với năm 2011. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng ở năm 2011 là 15.825 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 4,64% so với năm 2010.

Nhƣng đến năm 2012 chi phí này có tốc độ tăng chậm lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13.050 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,65% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng là do doanh nghiệp thực hiện chính sách mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, chi phí giao hàng phát sinh nhiều. Điều này sẽ gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận hiện tại nhƣng sẽ thúc đẩy doanh thu tiêu thụ trong tƣơng lai. Tuy nhiên, ta thấy ở năm 2012 chi phí quản lý có tăng nhƣng tăng ít hơn những năm trƣớc, do đơn vị kịp thời hạn chế, tiết kiệm khoản chi phí: tiền điện nƣớc, chi phí liên quan đến văn phòng phẩm, điều này cần đƣợc phát huy. Trong tƣơng lai doanh nghiệp nên có những chính sách sử dụng những khoản chi phí này một cách tiết kiệm và hợp lý hơn nhằm giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

- Chi phí tài chính: năm 2011 chi phí tài chính tăng thêm 41.092 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 35,48% so với năm 2010, vì trong năm 2011 nguyên liệu đầu vào khá cao, hợp đồng với khách hàng tăng nên đơn vị phải vay thêm vốn để mua nguyên liệu đầu vào làm cho chi phí lãi vay tăng khá mạnh. Đến năm 2012 chi phí này tăng 21.427 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,65% so với năm 2011, tuy chi phí này vẫn tăng qua các năm, nhƣng tốc độ tăng có giảm ở năm 2012, đây là một dấu hiệu khả quan đối với đơn vị về tình hình tài chính, nhƣng khoản mục chi phí này vẫn gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận của đơn vị rất nhiều.

- Về chi phí khác tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí nhƣng chi phí này cũng có những biến đổi rõ rệt: năm 2011 chi phí này giảm 2.110 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 100% so với năm 2010, do năm 2011 không phát

sinh khoản chi phí khác. Năm 2012 chi phí này tăng thêm 1.359 ngàn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do, năm 2012 đơn vị thanh lý thiết bị máy đã khấu hao hết và đã bị hỏng, nên chi phí có liên quan đến việc thanh lý phát sinh.

4.4.2 Tình hình chi phí của Hợp tác xã qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Tình hình chi phí của doanh qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc thể hiện trong hình và bảng sau:

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Chi phí của 6 tháng đầu 2012 Chi phí của 6 tháng đầu 2013

Hình 4.6 Tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; Chi phí BH: Chi phí bán hàng; Chi phí QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp; Chi phí TC: Chi phí tài chính.

2,36%

6,13% 7,67% 7,01% -100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu 6 tháng 6 tháng 6t2013/6t2012 đầu 2012 đầu 2013 Số tiền %

Giá vốn hàng bán 2.099.479 2.149.090 49.611 2,36

Chi phí bán hàng 143.650 152.460 8.810 6,13

Chi phí quản lý doanh nghiệp 180.900 194.780 13.880 7,67

Chi phí tài chính 84.167 90.070 5.903 7,01

Chi phí khác 1.359 - (1.359) (100)

Tổng 2.509.555 2.586.400 76.845 3,06

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Nhìn vào bảng 4.12 và hình 4.6 ta thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng 76.845 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tƣơng đƣơng tăng 3,06%. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tác động của những chi phí thành phần: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí khác.

- Giá vốn hàng bán: ta thấy giá vốn hàng bán vẫn là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Ở 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 49.611 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 2,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân giá vốn tăng mạnh là do 6 tháng đầu năm nay có nhiều hợp đồng của khách hàng đƣợc ký kết với đơn vị, nên lƣợng tiêu thụ tăng dẫn đến giá vốn tăng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí bán hàng tăng 8.810 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 6,13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Và chi phí quản lý doanh nghiệp của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 13.880 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 7,67% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Nguyên nhân của sự tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng là do doanh nghiệp có đơn đặt hàng nhiều hơn ở những tỉnh thành khác nên chi phí giao hàng phát sinh và liên tục tăng.

- Chi phí tài chính: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng thêm 5.903 ngàn đồng, tăng tƣơng đƣơng 7,01% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do đơn vị phải thanh toán những khoản nợ đến hạn cho nhà cung cấp, mà hàng

bán chƣa thu tiền về nên đơn vị phải vay vốn ngân hàng nhiều. Do đó chi phí tài chính tăng khá mạnh so với cùng kì năm trƣớc.

- Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí: 6 tháng đầu năm chi phí này giảm 1.359 ngàn đồng so với cùng kỳ năm trƣớc, nhƣ đã nói trên năm 2012 đơn vị thanh lý thiết bị máy đã khấu hao hết và đã bị hỏng, nên chi phí có liên quan đến việc thanh lý phát sinh, sang đầu năm 2013 không phát sinh khoản chi phí khác, chỉ tiêu này hạn chế sẽ có ích cho tình hình lợi nhuận của đơn vị.

4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG CỬU LONG

Có thể nói với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu cuối cùng, là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế trƣớc tiên mà công ty cần phải có. Do vậy, phân tích lợi nhuận phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, cụ thể không chỉ phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.

4.5.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm 2010 – 2012

Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.13 Phân tích chung tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long

Đvt: 1.000đ

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Ghi chú: LNG: Lợi nhuận gộp; LN HĐTC: Lợi nhuận hoạt động tài chính; LNT HĐKD: Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh; LNK: Lợi nhuận khác; LNST TNDN: Lợi nhuận sau

thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.5.1.1 Phân tích lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Qua bảng 4.13 ta thấy lợi nhuận gộp đều tăng qua các năm: năm 2011 lợi nhuận gộp tăng 77.014 ngàn đồng, tƣơng đƣơng 10,49% so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận gộp tăng 53.132 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 6,54% so

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/ 2010 2012/ 2011 Số tiền % Số tiền % 1. LNG 734.259 811.273 864.405 77.014 10,49 53.132 6,54 2. LN HĐTC (113.225) (153.967) (174.764) (40.742) 35,98 (328.731) 213,5 3. LNT HĐKD 14.424 21.116 12.291 6.692 46,39 (8.825) (41,79) 4. LNK 8.332 - 6.191 (8.332) - 6.191 - 5. LNST TNDN 17.067 15.837 13.861 (1.230) (7,20) (1.976) (12,47)

với năm 2011. Tuy lợi nhuận gộp đều tăng qua các năm nhƣng tốc độ tăng giảm dần trong các năm sau. Trong đó, doanh thu đều tăng qua các năm thúc đẩy lợi nhuận tăng lên, và giá vốn cũng không ngừng tăng ở các năm làm chậm tốc độ tăng của lợi nhuận gộp so với các năm trƣớc đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.5.1.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính có giá trị âm qua các năm. Cụ thể, năm 2011 giảm là 40.742 ngàn đồng so với năm 2010 và năm 2012 lợi nhuận tiếp tục giảm mạnh 328.731 ngàn đồng so với năm 2011. Trong đó, mức tăng chi phí tài chính hay lãi vay chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi doanh thu tài chính rất nhỏ và không đáng kể qua các năm.

4.5.1.3 Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Năm 2011 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 6.692 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 46,39% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012 lợi nhuận này giảm 8.825 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 41,79% so với năm 2011. Nhƣ chúng ta đã biết chi phí và lợi nhuận tỷ lệ nghịch nhau, vì vậy lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011 là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ở năm 2011. Đồng thời, lãi thuần chịu ảnh hƣởng của tốc độ tăng của lãi gộp chậm dần qua năm 2011- 2012, và chi phí lãi vay cũng tăng từ năm 2010 đến năm 2012.

4.5.1.4 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác

Nhìn chung chỉ tiêu này đều tăng giảm bất thƣờng qua các năm: năm 2011 lợi nhuận khác giảm 8.332 ngàn đồng, tƣơng đƣơng 100% so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận này tăng thêm 6.191 ngàn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do sự biến động của chỉ tiêu thu nhập khác và chi phí khác ở năm 2010 và năm 2012 (do trong những năm này đơn vị thu từ khoản thanh lý tài sản cố định đã hỏng và đã khấu hao hết và chi phí có liên quan đến quá trình thanh lý tài sản này).

4.5.1.5 Phân tích lợi nhuận sau thuế

Qua bảng 4.13 ta thấy năm 2011 lợi nhuận sau thuế giảm 1.230 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 7,2% so với năm 2010. Đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm 1.976 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 12,47% so với năm 2011. Tình hình cho thấy lợi nhuận này giảm càng nhiều qua các năm. Nguyên nhân là do lợi nhuận trƣớc thuế của năm 2012 giảm 12,47% so với năm 2011, lợi nhuận trƣớc thuế của năm 2011 giảm 7,2% so với năm 2010. Chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận trƣớc thuế, nên lợi nhuận trƣớc thuế có tỷ lệ giảm nhƣ thế nào thì chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm tƣơng ứng tƣơng ứng.

4.5.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.14 Phân tích tình hình lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long

Đvt: ngàn đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

- Lợi nhuận gộp: Qua bảng 4.14 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận gộp tăng 30.460 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 7.46% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng và các khoản giảm trừ doanh thu giảm so với 6 tháng đầu năm 2012.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:Ở 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng rất mạnh 2.177 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 201,39% so với cùng kỳ năm 2012, đây là kết quả đáng mừng cho kết quả hoạt động của đơn vị. Trong đó, tốc độ chi phí bán hàng, chi phí QLDN và chi phí tài chính vẫn tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Nhƣ vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có tăng mạnh là do ảnh hƣởng lãi gộp và doanh thu tài chính tăng ở 6 tháng đầu năm 2013.

- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Do tính chất lợi nhuận khác phát sinh ngoài dự tính, lợi nhuận không mang tính chất thƣờng xuyên nên 6 tháng đầu năm 2013 không phát sinh khoản lợi nhuận này. Nhƣng do ở 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 63)