CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 59)

4.3.1 Yếu tố chủ quan

4.3.1.1 Tình hình cung cấp

Tình hình cung cấp nguyên liệu đầu vào có ảnh hƣởng rất lớn đến việc dự trữ và tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Thời gian qua, giá dừa trái trong nƣớc,

cũng nhƣ tại địa bàn tỉnh Bến Tre luôn biến động thất thƣờng, vì chịu sự tác động của thị trƣờng thế giới, bởi những biến động phức tạp về thời tiết, mùa màng và cả quan hệ cung cầu, phụ thuộc khá lớn vào hoạt động nhập khẩu dừa trái của thị trƣờng thế giới, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc.

Một điều dễ nhận thấy trong nhiều năm qua là mỗi khi có tàu Trung Quốc vào “ăn hàng” tại địa phƣơng thì giá dừa nguyên liệu có xu hƣớng tăng mạnh, và ngƣợc lại. Sở dĩ khách hàng Trung Quốc sẵn sàng mua dừa nguyên liệu với giá cao, chƣa kể chi phí vận chuyển, hoa hồng cho đại lý…bởi vì sẵn có thị trƣờng tiêu thụ nội địa rộng lớn. Bên cạnh đó, dừa Bến Tre luôn đƣợc các thƣơng nhân Trung Quốc quan tâm, vì họ đánh giá chất lƣợng dừa Bến Tre tốt hơn các nơi khác, sản lƣợng lớn, tập trung nên dễ thu mua nhanh hơn so với các nơi khác.

Đầu năm 2010, giá dừa Bến Tre tháng 1/2010 từ 35.000 đến 40.000 đ/chục. Giá dừa tiếp tục tăng mạnh vào năm 2011 đạt mức kỷ lục vào tháng 10/2011 là từ 140.000 đến 160.000đ/chục.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2012, giá dừa có xu hƣớng giảm mạnh, thấp hơn giá năm 2010, chỉ còn 28.000 đến 35.000đ/chục. Đến năm 2013, đặc biệt là trong những tháng gần đây, giá dừa trái trên thị trƣờng lại đang có xu hƣớng tăng cao. Tháng 5/2013 việc sử dụng dừa tƣơi phục vụ nhu cầu giải khát tiếp tục tăng, lƣợng dừa nguyên liệu khan hiếm, dừa trái có giá 85.000 – 90.000 đồng/chục điều này làm ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. (Phòng Khoa học Tài chính, Sở Công Thƣơng, 2013).

Thật vậy, giá dừa trái không ổn định dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào là nƣớc dừa cũng biến động theo. Cụ thể, Những biến động đó đƣợc thể hiện ở các biểu đồ nhƣ sau: 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá bình quân của nƣớc dừa: đồng/ thùng

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa từ năm 2010- 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long

Nhìn vào hình 4.3 và hình 4.4 ta thấy: Giá nƣớc dừa 2011 tăng cao đến 100.000 đồng/ thùng, tăng 30.000đồng/ thùng, tƣơng ứng với tăng 42,8% so với giá năm 2010. Đến năm 2012 giá giảm mạnh còn 55.000đồng/ thùng, giảm 45.000 đồng/ thùng, tƣơng đƣơng giá giảm 45% so với giá năm 2011. Đến 6 háng đầu năm 2013 thì giá nƣớc dừa cũng tăng đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu 2013 giá 95.000 đồng/ thùng cao hơn giá của 6 tháng đầu 2012 là 45.000 đồng/ thùng, tƣơng ứng giá tăng 90% so với 6 tháng đầu năm 2012. 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Giá bình quân của nƣớc dừa: đồng/ thùng

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động giá bình quân của nƣớc dừa 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Nhƣ vậy, trƣớc những biến động của nguồn nguyên liệu này, Hợp tác xã Cửu Long cần có biện pháp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào nhƣ: nắm bắt giá cả kịp thời, đảm bảo có đủ kho dự trữ, tìm kiếm các nhà cung cấp lớn- uy tín, … từ đó, không làm ảnh hƣởng đến tình hình dự trữ, sản xuất, cũng nhƣ doanh thu và lợi nhuận.

4.3.1.2 Chất lượng, chủng loại, cơ cấu hàng hóa

Hợp tác xã Cửu Long đã nghiên cứu và cho ra đời các mặt hàng thực phẩm là thạch dừa tiêu thụ nội địa. Hơn thế, đơn vị cũng cho ra mắt thị trƣờng các mặt hàng mỹ phẫm chăm sóc da có nguyên liệu từ dừa. Từ đó, Hợp tác xã Cửu Long đã góp phần nâng cao giá trị cây dừa, cũng nhƣ làm giàu mạnh thêm cho tỉnh nhà.

Để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạt động, Hợp tác xã Cửu Long đã xây dựng phòng thí nghiệm, sử dụng công nghệ vi sinh hiện đại, có khả năng phân tích mẫu các sản phẩm và đƣợc công nhận đạt chuẩn GMP. Do đó, chất

lƣợng sản phẩm của đơn vị luôn đƣợc đảm bảo nhằm nâng cao thƣơng hiệu và uy tín.

Chủng loại hàng hóa của Hợp tác xã khá đa dạng. Ngoài các loại thạch viên với nhiều qui cách khác nhau, còn có các sản phẩm chăm sóc da là mặt nạ từ nƣớc dừa. Hợp tác xã Cửu Long cần nghiên cứu thêm về chủng loại và giữ vững chất lƣợng sản phẩm mới có thể cạnh tranh với đối thủ lâu dài.

Ngoài ra, Hợp tác xã trang bị bộ phận giỏi về khâu sản phẩm, do đó chất lƣợng và chủng loại có thể phát triển và có sức cạnh tranh với đối thủ.

4.3.1.3 Phương thức bán hàng, chiến lược tiếp thị

Hợp tác xã Cửu Long áp dụng hình thức bán hàng trả chậm, bán hàng thu tiền – giao hàng. Hình thức thanh toán này sẽ thu hút thêm nhiều đại lý mới hợp tác với doanh nghiệp mình. Bởi, thông thƣờng đại lý không thích trả tiền trƣớc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này sẽ xảy ra tình trang ứ động vốn, gây bất lợi cho việc tái sản xuất mở rộng.

Chiến lƣợc quảng cáo tiếp thị hiện nay đƣợc quan tâm nhƣng chƣa cao. Hợp tác xã Cửu Long áp dụng phƣơng thức quảng cáo trên một số kênh truyền hình nhƣng thời lƣợng phát sóng còn hạn chế. Cho nên, sản phẩm mới chƣa đƣợc nhiều nơi biết đến và ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ, lợi nhuận ở hiện tại lẫn trong tƣơng lai.

4.3.1.4 Tổ chức và kỹ thuật thương mại

Mạng lƣới phân phối còn hạn chế nên việc đƣa sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng còn chƣa nhiều. Do đó, để nâng cao số lƣợng sản phẩm tiêu thụ thì phải mở rộng kênh phân phối, áp dụng các biện pháp khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Tình hình nhân sự ở bộ phận bán hàng còn hạn chế, cho nên doanh nghiệp muốn mở rộng mạng lƣới kênh phân phối cũng cần có chính sách tuyển dụng nhân sự.

4.3.2 Yếu tố khách quan

4.3.2.1 Yếu tố thuộc về chính sách nhà nước

Có thể nói trong những năm gần đây Nhà nƣớc đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể giao lƣu, trao đổi, buôn bán.

Kể từ năm 2011 do suy thoái kinh tế, thị trƣờng đình đốn doanh nghiệp lâm vào tình thế lao đao, Nhà nƣớc đã đƣa đề ra các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 đến nay, nhằm tháo gỡ khăn, hỗ trợ thị trƣờng giúp cho nhiều doanh nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre cũng triển khai việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lƣợng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

4.3.2.2 Yếu tố thuộc về xã hội

Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay khi thu nhập và nhu cầu tăng lên ngƣời tiêu dùng sẽ rất chú trọng đến vấn đề chất lƣợng giá cả sản phẩm và lựa chọn nhà cung cấp cho mình.

Do đó, yếu tố con ngƣời vô cùng quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vì khi sản phẩm làm ra cần xác định bán cho ai và ai cần sản phẩm này. Muốn vậy, Hợp tác xã Cửu Long Cửu Long phải chịu khó tìm hiểu, theo dõi, nắm bắt nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh, cũng nhƣ ở các nƣớc lân cận. Đặc biệt, Hợp tác xã Cửu Long đang phát triển mặt hàng mỹ phẩm chăm sóc da, dùng nguyên liệu từ nƣớc dừa, là sản phẩm mà phái đẹp đang rất quan tâm. Vì vậy, đơn vị cần nghiên cứu rõ là khách hàng cần và mong đợi gì ở sản phẩm mới này, từ đó mới có thể tiến hành thực thi công việc kinh doanh của mình.

4.4 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Nhƣ chúng ta đã biết chi phí là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp. Tại sao các doanh nghiệp luôn tìm cách cải tiến lại bộ máy quản lý, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hay thực hiện chính sách tiết kiệm trong công ty? Tất cả các việc làm trên đều nằm trong một mục đích duy nhất là giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.4.1 Đánh giá tình hình chi phí của Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm 2010 – 2012

Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 của đơn vị đƣợc thể hiện trong bảng sau:

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000 GVHB Chi phí BH Chi phí QLDN Chi phí TC Chi phí khác Chi phí ở năm 2010 Chi phí ở năm 2011 Chi phí ở năm 2012

Hình 4.5: Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – năm 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; Chi phí BH: Chi phí bán hàng; Chi phí QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp; Chi phí TC: Chi phí tài chính.

Bảng 4.11 Tổng hợp chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 tại Hợp tác xã Cửu Long

Đvt: Ngàn đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; CP BH: Chi phí bán hàng; CP QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp; CPTC: Chi phí tài chính; CP K: Chi phí khác.

Nhìn vào bảng 4.11 và hình 4.5 ta thấy, tổng chi phí năm 2011 tăng 90.527 ngàn đồng so với năm 2010, tƣơng đƣơng tăng 1,78%, năm 2012 tổng chi phí tăng 204.749 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 3,95% so với năm 2011. Tổng chi phí có mức tăng đều và không cao qua các năm. Nguyên nhân của sự

Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % GVHB 4.372.179 4.394.144 4.534.947 21.965 0,50 140.803 3,20 CP BH 265.685 279.440 307.550 13.755 5,17 28.110 10,05 CP QLDN 340.925 356.750 369.800 15.825 4,64 13.050 3,65 CP TC 115.815 156.907 178.334 41.092 35,48 21.427 13,65 CP K 2.110 - 1.359 (2.110) (100) 1.359 - Tổng 5.096.714 5.187.241 5.391.990 90.527 1,78 204.749 3,95 ĐVT: 1.000 đồng

biến động này là do sự tác động của các chi phí thành phần: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí khác. Cụ thể:

- Giá vốn hàng bán: Ta thấy giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí phát sinh của đơn vị. Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng nhẹ 21.965 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 0,50% so với năm 2010, đến năm 2012 giá vốn tăng 140.803 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 3,2% so với năm 2011. Nguyên nhân giá vốn tăng do trong các năm có nhiều đơn đặt hàng hơn, số lƣợng tiêu thụ nhiều hơn. Đồng thời, giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh qua các năm làm ảnh hƣởng đến giá vốn hàng bán.

- Chi phí bán hàng: năm 2011 chi phí này tăng 13.755 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 5,17% so với năm 2010, năm 2012 chi phí này tăng thêm 28.110 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 10,05% so với năm 2011. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng ở năm 2011 là 15.825 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 4,64% so với năm 2010.

Nhƣng đến năm 2012 chi phí này có tốc độ tăng chậm lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13.050 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,65% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng là do doanh nghiệp thực hiện chính sách mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, chi phí giao hàng phát sinh nhiều. Điều này sẽ gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận hiện tại nhƣng sẽ thúc đẩy doanh thu tiêu thụ trong tƣơng lai. Tuy nhiên, ta thấy ở năm 2012 chi phí quản lý có tăng nhƣng tăng ít hơn những năm trƣớc, do đơn vị kịp thời hạn chế, tiết kiệm khoản chi phí: tiền điện nƣớc, chi phí liên quan đến văn phòng phẩm, điều này cần đƣợc phát huy. Trong tƣơng lai doanh nghiệp nên có những chính sách sử dụng những khoản chi phí này một cách tiết kiệm và hợp lý hơn nhằm giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

- Chi phí tài chính: năm 2011 chi phí tài chính tăng thêm 41.092 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 35,48% so với năm 2010, vì trong năm 2011 nguyên liệu đầu vào khá cao, hợp đồng với khách hàng tăng nên đơn vị phải vay thêm vốn để mua nguyên liệu đầu vào làm cho chi phí lãi vay tăng khá mạnh. Đến năm 2012 chi phí này tăng 21.427 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,65% so với năm 2011, tuy chi phí này vẫn tăng qua các năm, nhƣng tốc độ tăng có giảm ở năm 2012, đây là một dấu hiệu khả quan đối với đơn vị về tình hình tài chính, nhƣng khoản mục chi phí này vẫn gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận của đơn vị rất nhiều.

- Về chi phí khác tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí nhƣng chi phí này cũng có những biến đổi rõ rệt: năm 2011 chi phí này giảm 2.110 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 100% so với năm 2010, do năm 2011 không phát

sinh khoản chi phí khác. Năm 2012 chi phí này tăng thêm 1.359 ngàn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do, năm 2012 đơn vị thanh lý thiết bị máy đã khấu hao hết và đã bị hỏng, nên chi phí có liên quan đến việc thanh lý phát sinh.

4.4.2 Tình hình chi phí của Hợp tác xã qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Tình hình chi phí của doanh qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc thể hiện trong hình và bảng sau:

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Chi phí của 6 tháng đầu 2012 Chi phí của 6 tháng đầu 2013

Hình 4.6 Tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán; Chi phí BH: Chi phí bán hàng; Chi phí QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp; Chi phí TC: Chi phí tài chính.

2,36%

6,13% 7,67% 7,01% -100%

Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Hợp tác xã Cửu Long

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu 6 tháng 6 tháng 6t2013/6t2012 đầu 2012 đầu 2013 Số tiền %

Giá vốn hàng bán 2.099.479 2.149.090 49.611 2,36

Chi phí bán hàng 143.650 152.460 8.810 6,13

Chi phí quản lý doanh nghiệp 180.900 194.780 13.880 7,67

Chi phí tài chính 84.167 90.070 5.903 7,01

Chi phí khác 1.359 - (1.359) (100)

Tổng 2.509.555 2.586.400 76.845 3,06

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Nhìn vào bảng 4.12 và hình 4.6 ta thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng 76.845 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tƣơng đƣơng tăng 3,06%. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tác động của những chi phí thành phần: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí khác.

- Giá vốn hàng bán: ta thấy giá vốn hàng bán vẫn là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Ở 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 49.611 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 2,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân giá vốn tăng mạnh là do 6 tháng đầu năm nay có nhiều hợp đồng của khách hàng đƣợc ký kết với đơn vị, nên lƣợng tiêu thụ tăng dẫn đến giá vốn tăng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí bán hàng tăng 8.810 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 6,13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Và chi phí quản lý doanh nghiệp của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 13.880 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 7,67% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 59)