PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 27)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu:

Số liệu cho việc nghiên cứu đề tài này là số liệu thứ cấp tại Hợp tác xã Cửu Long qua ba năm (2010-2012), số liệu của 6 tháng đầu năm 2013, bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong đó, số liệu 6 tháng đầu năm đƣợc phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long ƣớc tính. Đồng thời, tác giả thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Đề tài phân tích theo phƣơng pháp so sánh qua các năm cả về tƣơng đối và tuyệt đối; phƣơng pháp thay thế liên hoàn.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô của một hiện tƣợng kinh tế.

F = Ft – F0

Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

- Phương pháp so sánh số tương đối: Là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên đƣợc. Số tƣơng đối còn là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để đánh giá một vấn đề nào đó ở 2 thị trƣờng khác nhau. Phƣơng

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận sau thuế

pháp số tƣơng đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tƣợng nhƣ cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu.

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

a. Khái niệm

Là phƣơng pháp mà ở đó các nhân tố lần lƣợt đƣợc thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hƣởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích tức là đối tƣợng phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

b. Đặc điểm

- Muốn xác định mức độ ảnh hƣởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó đƣợc biến đổi còn các nhân tố khác đƣợc cố định lại.

- Các nhân tố phải đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lƣợng sắp trƣớc, nhân tố chất lƣợng sắp sau. Xác định ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng trƣớc, chất lƣợng.

- Lần lƣợt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trƣớc sẽ đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tƣợng phân tích.

* Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a,b,c,d là trình tự các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích. Q1 là kết quả lỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1

Q0 là chỉ tiêu kỳ kế hoạch: Q0 = a0.b0.c0.d0

 Q1 – Q0 = Q: Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tƣợng phân tích.

Q = Q1– Q0 = a1.b1.c1 d1 - a0.b0.c0.d0 * Thực hiện phƣơng pháp thay thế liên hoàn: - Xác định ảnh hƣởng của nhân tố “a” Thay thế lần 1: Qa = a1.b0.c0.d0  Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố “a”: Qa = Qa – Q0 - Xác định ảnh hƣởng của nhân tố “b” Thay thế lần 2: Qb = a1.b1.c0.d0  Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố “b”: Qb = Qb – Qa - Xác định ảnh hƣởng của nhân tố “c” Thay thế lần 3: Qc = a1.b1.c1.d0  Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố “c”: Qc = Qc – Qb - Xác định ảnh hƣởng của nhân tố “d” Thay thế lần 3: Qd = a1.b1.c1.d1

 Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố “d”: Qd = Qd – Qc * Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng:

Qa + Qb + Qc + Qd = Q

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG

- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: HỢP TÁC XÃ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỬU LONG

- Tên giao dịch quốc tế: CUU LONG CO-OPERATIVE - Tên gọi tắt: HỢP TÁC XÃ CỬU LONG

- Biểu tƣợng của HTX:

- Trụ sở giao dịch đặt tại: Số 15B, Nguyễn Đình Chiểu, Khu phố 1, Phƣờng 8, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. - Điện thoại: 0753.829418 - Fax: 0753.511672 - Email: cuulongbt@yahoo.com - Mã số thuế: 1300272870 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển a. Lịch sử hình thành

- Hợp tác xã thành lập căn cứ theo giấy phép kinh doanh số 009TX, ký ngày 08/12/1999 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Bến Tre cấp, do bà Trƣơng Thị Thanh Thu sinh năm 1967 đóng góp công sức và tài sản lập ra Hợp tác xã theo quy định của pháp luật để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại.

- Với nguồn vốn điều lệ là 418.000.000 đồng (Bốn trăm mƣời tám triệu đồng), trong đó bao gồm:

+ Vốn bằng tiền mặt: 312.000.000 đồng (Ba trăm mƣời hai triệu đồng). + Vốn bằng tài sản khác: 106.000.000 đồng (Một trăm lẻ sáu triệu đồng).

- Hợp tác xã có vốn và tài sản nên chịu mọi trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác bằng toàn bộ số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Hợp tác xã. Hợp tác xã có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Công thƣơng Bến Tre.

- Nhằm bảo vệ môi trƣờng Hợp tác xã thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về môi trƣờng nhƣ xử lý nƣớc thải bằng hệ thống lắng lọc.

b. Quá trình phát triển

- Tuy Hợp tác xã còn mới mẻ trong những năm đầu hoạt động nhƣng nhờ có đƣợc sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ngành hữu quan nhƣ: Sở Công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục thuế tỉnh,… đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên

minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre nên Hợp tác xã ngày càng hoạt động ổn định và phát triển tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động.

- Ngoài ra, Hợp tác xã còn tham gia công tác xã hội ở địa phƣơng: ủng hộ Hội chữ thập đỏ, các quỹ phúc lợi, ủng hộ ngày thƣơng binh liệt sỹ và tham gia các cuộc mít tinh do các cấp các ngành phát động.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh của Hợp tác xã

3.1.2.1 Chức năng

- Chức năng của Hợp tác xã là sản xuất, sản xuất mặt nạ dừa và dầu dừa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế địa phƣơng.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

- Hợp tác xã là một đơn vị hoạt động theo nguyên tắc tự quản dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. Hợp tác xã chủ động thành lập hoặc giải thể các bộ phận trực thuộc sao cho hiệu quả cao nhất và có lợi cho các phƣơng án kinh doanh và dịch vụ. Hợp tác xã chủ động xác định phƣơng án kinh doanh, lựa chọn thiết bị công nghệ, tổ chức dịch vụ phù hợp với tình hình kinh tế địa phƣơng và mục tiêu hoạt động của đơn vị.

- Sau khi thanh toán mọi chi phí kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ cho nhà nƣớc, nộp phạt do vi phạm hợp đồng (nếu có), chiết khấu bảo toàn vốn, doanh nghiệp tiến hành phân phối lãi và trích lập các quỹ nhƣ sau:

- Trả bù các khoản lỗ của năm trƣớc (nếu có);

-Trích các quỹ của doanh nghiệp và quỹ ăn chia. Cụ thể các quỹ đƣợc trích lập gồm:

+ Quỹ phát triển sản xuất. + Quỹ dự phòng tài chính. + Quỹ khen thƣởng phúc lợi.

- Quỹ ăn chia: chia theo tỷ lệ góp vốn cho các thành viên song song với kế hoạch sản xuất, lao động vật tƣ và kế hoạch khác.

- Việc thu chi tài chính đƣợc thực hiện mỗi tháng một lần và báo cáo sơ kết cuối tháng và tổng kết cuối năm. Thu chi tài chính đƣợc đối chiếu với sổ sách kế toán. Mọi phát sinh thừa thiếu phải đƣợc giải quyết kịp thời, nếu thiếu phải bồi thƣờng, nếu thừa thì lập biên bản vào tài sản của đơn vị và ghi vào sổ kế toán.

3.1.2.3. Quy mô kinh doanh

Hợp tác xã có quy mô kinh doanh nhƣ sau: - Một trụ sở chính.

- Một cơ sở sản xuất kinh doanh.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Hợp tác xã

3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Hợp tác xã

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại Hợp tác xã Cửu Long.

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

3.1.4 Lĩnh vực hoạt động của Hợp tác xã TTCN Cửu Long

3.1.4.1 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Để phát triển thế mạnh của tỉnh nhà Bến Tre, Hợp tác xã Cửu Long đã lựa chọn lĩnh vực sản xuất các mặt hàng từ nƣớc dừa.

Trƣớc năm 2011, Hợp tác xã Cửu Long chuyên sản xuất các mặt hàng thạch dừa. Từ đầu năm 2012 đơn vị đã cho ra đời sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da từ nƣớc dừa thiên nhiên. Hiên tại, Hợp tác xã Cửu Long đã và đang ra mắt các sản phẩm này đến tay ngƣời tiêu dùng.

Ban quản trị

Chủ nhiệm Kiểm soát viên

Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự Phòng kỹ thuật Xƣởng sản xuất Mặt nạ Thạch dừa Tổ xử lý đóng gói Tổ cắt phân loại Tổ xử lý Tổ lên men

3.1.4.2 Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu

Các sản phẩm chủ yếu hiện nay: Các loại thạch: thạch 0.5 vuông, thạch 1.2 vuông và thạch 0.5 sợi. Bên cạnh đó, sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da từ nƣớc dừa thiên nhiên là: Mặt nạ từ nƣớc dừa.

3.1.5 Những mặt còn hạn chế của Hợp tác xã TTCN Cửu Long

- Sản phẩm dùng theo mùa, ảnh hƣởng nhiều đến mức thu nhập của nhân viên và công ăn việc làm của công nhân.

- Nguồn cung ứng nguyên liệu theo mùa, đôi khi bị khan hiếm, dẫn đến giá nguyên liệu cao từ đầu vào.

- Do qui mô chƣa đủ lớn nên mạng lƣới Marketing còn hạn chế, việc bố trí các kho hàng, đại lý chƣa rộng khắp.

3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG

3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

- Bộ máy kế toán tại Hợp tác xã bao gồm:

+ Một kế toán trƣởng: Kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tiền lƣơng. + Một kế toán nguyên vật liệu.

+ Một thủ quỹ.

- Hợp tác xã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán đƣợc tập trung tại phòng kế toán, từ những công việc xử lý chứng từ kế toán, ghi sổ tổng hợp cho đến việc báo cáo tài chính, sau đó toàn bộ chứng từ đƣợc chuyển đến kế toán trƣởng. Nhân viên kế toán ở các bộ phận đƣợc giao những phần việc nhất định theo sự phân công của kế toán trƣởng.

Ghi chú:

Quan hệ lãnh đạo Quan hệ hỗ trợ

Hình 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Hợp tác xã Cửu Long

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Kế toán trƣởng

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

3.2.2.1 Chức năng * Kế toán trưởng: * Kế toán trưởng:

- Kế toán trƣởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tiền lƣơng là ngƣời có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán.

- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:

+ Hạch toán hoàn chỉnh quá trình sản xuất tại Hợp tác xã. + Lập báo cáo tài chính.

+ Bảo vệ số liệu, quyết toán tài chính với cơ quan Nhà nƣớc.

+ Lƣu trữ thông tin và diễn biến kinh tế tài chính của Hợp tác xã thông qua số liệu tổng hợp.

+ Quản lý, hỗ trợ số liệu, chứng từ.

+ Theo dõi tình hình tài chính tổng hợp, nguồn vốn, vòng quay vốn.

+ Cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các số liệu thu thập đƣợc từ kế toán nguyên vật liệu, thủ quỹ để báo cáo cho Chủ nhiệm nắm bắt tình hình hoạt động của Hợp tác xã.

* Kế toán lương:

- Đảm nhận việc tính lƣơng và trích các khoản theo lƣơng nhƣ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

* Kế toán nguyên vật liệu:

- Theo dõi tình hình thu mua, phân loại nguyên vật liệu, tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, hoàn chỉnh số liệu chi tiết cung cấp cho bộ phận tổng hợp.

* Thủ quỹ:

- Quản lý tiền mặt của đơn vị, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, lập báo cáo quỹ tiền mặt sau khi cập nhật chứng từ nghiệp vụ thu, chi hằng ngày, quản lý chứng từ liên quan đến thu, chi quỹ.

- Mọi thành viên trong phòng kế toán đều có nhiệm vụ chung là theo dõi, phát hiện các trƣờng hợp bất thƣờng, báo cáo cho cấp trên để có biện pháp giải quyết kịp thời đảm bảo cho Hợp tác xã hoạt động liên tục, ổn định.

3.2.2.2 Nhiệm vụ

- Kế toán phải theo dõi chính xác, kịp thời những thông tin sai sót báo cáo lên cấp trên.

- Kế toán phải báo cáo đúng, chính xác phát hiện kịp thời những hành vi sai sót ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động và nguồn thu nhập của Hợp tác xã.

3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG LONG

3.3.1 Chế độ kế toán

- Hiện nay Hợp tác xã đang áp dụng "Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ" ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng - Bộ tài chính ban hành.

3.3.2 Niên độ kế toán

- Niên độ kế toán: Hợp tác xã đang áp dụng niên độ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

3.3.3 Hệ thống sổ sách kế toán

- Hợp tác xã hiện đang áp dụng hình thức kế toán "Nhật ký sổ cái" và trình tự ghi Sổ Cái nhƣ sau:

Ghi chú

Đối chiếu kiểm tra Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng

Hình 3.3: Trình tự ghi Nhật Ký Sổ Cái tại Hợp tác xã Cửu Long

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính Sổ quỹ

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ

TTCN CỬU LONG

4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ TTCN CỬU LONG QUA BA NĂM 2010- 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CỬU LONG QUA BA NĂM 2010- 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm 2010 – 2012 Long qua 3 năm 2010 – 2012

Nhằm đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế nhƣ thế nào, những mục tiêu đặt ra đƣợc thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Do vậy, trƣớc khi phân tích về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, ta tiến hành đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã là điều cần thiết.

Từ bảng số liệu bảng 4.1, ta thấy các chỉ tiêu qua 3 năm của Hợp tác xã Cửu Long có sự biến đổi khác nhau cụ thể nhƣ sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung tăng nhẹ, khá đều qua các năm: năm 2011 doanh thu tăng 97.727 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 1,89% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu tăng 200.764 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,67% so với năm 2011. Doanh thu của Hợp tác xã tăng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)