Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp Tác Xã Cửu Long

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 36 - 40)

Nhằm đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế nhƣ thế nào, những mục tiêu đặt ra đƣợc thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Do vậy, trƣớc khi phân tích về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, ta tiến hành đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã là điều cần thiết.

Từ bảng số liệu bảng 4.1, ta thấy các chỉ tiêu qua 3 năm của Hợp tác xã Cửu Long có sự biến đổi khác nhau cụ thể nhƣ sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung tăng nhẹ, khá đều qua các năm: năm 2011 doanh thu tăng 97.727 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 1,89% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu tăng 200.764 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,67% so với năm 2011. Doanh thu của Hợp tác xã tăng nhẹ và khá đều qua các năm là do doanh nghiệp thực hiện các chính sách mở rộng thị trƣờng, nên lƣợng tiêu thụ tăng và giá cả cũng biến động ở các mặt hàng qua các năm.

- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ở năm 2011 tăng 98.979 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 1,93% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh thu thuần tiếp tục tăng 193.935 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,72% so với năm 2011. Mặc dù, các khoản giảm trừ doanh thu ở năm 2011 giảm 2,5% so với năm 2010, nhƣng các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng ở năm 2012 là 11,43% so với năm 2011. Chứng tỏ, mặt hàng bán ra của đơn vị có phần kém chất lƣợng, phẩm chất, quy cách không theo yêu cầu của khách hàng nên hàng bị đổi, trả lại. Đơn vị cần có giải pháp hạn chế tình hình này, để không làm ảnh hƣởng đến uy tín của đơn vị đối với khách hàng.

Bảng 4.1: Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Hợp tác xã Cửu Long qua 3 năm 2010-2012

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/ 2010 2012/ 2011

Số tiền Tỷ lệ (%)

Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu bán hàng – cung cấp dịch vụ 5.167.421 5.265.148 5.465.912 97.727 1,89 200.764 3,67

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 60.983 59.731 66.560 (1.252) (2,05) 6.829 11,43

3. Doanh thu thuần bán hàng – cung cấp dịch vụ 5.106.438 5.205.417 5.399.352 98.979 1,93 193.935 3,72

4. Giá vốn hàng bán 4.372.179 4.394.144 4.534.947 21.965 0,50 140.803 3,20

5. Lợi nhuận gộp bán hàng – cung cấp dịch vụ 734.259 811.273 864.405 77.014 10,49 53.132 6,54

6. Doanh thu tài chính 2.590 2.940 3.570 350 13,51 630 21,42

7.Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay

115.815 156.907 178.334 41.092 35,48 21.427 13,65

115.815 156.907 178.334 41.092 35,48 21.427 13,65

8. Chi phí bán hàng 265.685 279.440 307.550 13.755 5,17 28.110 10,05

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 340.925 356.750 369.800 15.825 4,64 13.050 3,65

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 14.424 21.116 12.291 6.692 46,39 (8.825) (41,79)

11. Thu nhập khác 10.432 - 7.550 (10.432) (100) 7.550 -

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính tại Hợp tác xã Cửu Long)

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/ 2010 2012/ 2011

Số tiền Tỷ lệ (%)

Số tiền Tỷ lệ (%)

12. Chi phí khác 2.110 - 1.359 (2.110) (100) 1.359 -

13. Lợi nhuận khác 8.332 - 6.191 (8.332) - 6.191 -

14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 22.756 21.116 18.482 (1.640) (7,20) (2.634) (12,47)

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 5.689 5.279 4.621 (410) (7,20) (658) (12,47)

- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ở năm 2011 tăng 98.979 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 1,93% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh thu thuần tiếp tục tăng 193.935 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,72% so với năm 2011. Từ đó, cho thấy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá chậm qua các năm. Mặc dù, các khoản giảm trừ doanh thu ở năm 2011 giảm 2,5% so với năm 2010. Nhƣng các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng thêm ở năm 2012 là 11,43% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ rằng, mặt hàng bán ra của đơn vị có phần kém chất lƣợng, phẩm chất, quy cách không theo yêu cầu của khách hàng nên hàng bị đổi, trả lại hay hàng bị giảm giá. Đơn vị cần có giải pháp hạn chế tình hình này, để không làm ảnh hƣởng đến uy tín của đơn vị đối với khách hàng.

- Khoản mục chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng đều qua các năm: giá vốn hàng bán năm 2011 tăng ít 21.965 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 0,50% so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng nhiều hơn tăng 140.833 ngànđồng, tƣơng đƣơng tăng 3,2%. Giá vốn tăng qua các năm là do doanh thu tiêu thụ tăng, giá vốn là chỉ tiêu phụ thuộc khá nhiều vào lƣợng tiêu thụ và biến động giá nguyên liệu đầu vào, cho nên đơn vị cần có biện pháp nhằm ổn định tình hình biến động này.

- Đối với khoản mục chi phí bán hàng ở năm 2011 tăng 13.755 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 5,17% so với năm 2010. Chi phí bán hàng ở năm 2012 tăng 28.110 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 10,05% so với năm 2011.

- Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp không ngừng qua các năm, năm 2011 tăng 15.825 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng4,64% so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 13.050 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 3,65% so với năm 2011.

Nhƣ vậy, hai khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, nhƣng ở năm 2012 tăng cao hơn các năm, do đơn vị phải chi thêm chi phí phục vụ cho việc mở rộng thị trƣờng và cung cấp cho thị trƣờng mới.

- Hoạt động tài chính: Ở mỗi năm, đơn vị có khoản doanh thu tài chính không nhiều và tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 13,51%, đến năm 2012 doanh thu này tiếp tục tăng 21,42% so với năm 2011. Song song với doanh thu tài chính đó là khoản mục chi phí tài chính cũng phát sinh và chiếm khá lớn, trong đó toàn bộ là khoản lãi vay và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 35,48% so với năm 2010. Đến năm 2012 tốc độ chi phí tài chính tăng chậm lại tăng 13,65% so với năm 2011. Chi phí tài chính tăng do đơn vị thiếu nguồn vốn kinh doanh, khả năng góp vốn các xã viên còn yếu nên phải vay từ phía ngân hàng và bên ngoài. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi tiền vay của Hợp tác xã

Cửu Long còn phụ thuộc vào công tác thu hồi công nợ, nếu công tác thu hồi công nợ tốt sẽ làm cho đơn vị thanh toán tốt các khoản vay và lãi vay tạo điều kiện cho đơn vị phát triển tốt hơn.

- Sự biến động của các chi phí nói trên đã dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng 6.692 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 46,39% so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 giảm 41,79%, tƣơng đƣơng giảm với 8.825 ngàn đồng so với năm 2011. Do các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không ngừng tăng cao và mức tăng của chi phí tài chính rất đáng kể. Song song đó, thì lợi nhuận gộp tăng nhẹ qua các năm, năm 2011 tăng 10,48% so với năm 2010 và năm 2012 tốc độ tăng chậm lại, tăng 6,54% so với năm 2011, trong đó, chi phí giá vốn không ngừng tăng qua các năm. Vì vậy, đơn vị nên kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn nữa để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho những năm tới.

- Bên cạnh đó các khoản thu nhập khác giảm năm 2011 là 10.432 ngàn đồng so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 7.510 ngàn đồng so với năm 2011. Đồng hành với khoản thu nhập là chi phí khác phát sinh ở năm 2010 là 2.110 ngàn đồng, năm 2012 phát sinh là 1.359 ngàn đồng. Khoản thu nhập khác và chi phí khác phát sinh là do thanh lý tài sản cố định của đơn vị phát sinh trong năm, từ đó, làm tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 giảm 7,2% so với năm 2010, sang năm 2012 tiếp tục giảm 12,47% so với năm 2011.

- Phần nghĩa vụ nộp thuế TNDN với nhà nƣớc giảm dần qua các năm. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng giảm đều qua các năm, năm 2011 giảm 7,2% so với năm 2010 và giảm 12,47% ở năm 2012 so với năm 2011. Kết quả này cho thấy tình hình hoạt động Hợp tác xã Cửu Long có chuyển biến xấu đi, đơn vị cần xem xét lại và có giải pháp tốt nhất cho việc giảm giá trị các khoản mục chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí QLDN, các loại chi phí này có chiều hƣớng tăng qua các năm, sẽ làm ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh trong tƣơng lai của đơn vị.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cửu long (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)