Phân tích tình hình tiêu thụ thủy sản chung của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 48 - 52)

- Thị trường trong nước:

Công ty Cafatex đi đầu trong việc xuất khẩu thủy sản ở nước ta, tuy nhiên nói về tình hình tiêu thụ trong nước thì Công ty đang chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng thủy sản. Công ty không chú trọng nhiều đến thị trường trong nước, mà hiện nay thị trường tiêu thụ thủy sản ở nước ta lại rất có tiềm năng.

Qua bảng 5.1 ta thấy tình hình tiêu thụ thủy sản nội địa của Công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013. Cụ thể năm 2010 giá trị tổng kim ngạch xuất nội địa là 1.150,25 tấn, đạt 3.326,52 ngàn USD. Sang năm 2011 kim ngạch đã tăng lên 473,1 tấn tương đương với tăng 2.461,26 ngàn USD so với năm 2010. Nhưng qua năm 2012 thì tình hình tiêu thụ nội địa đã có dấu hiệu giảm xuống, trong năm này Công ty chỉ đạt được 827,24 tấn với giá trị 3.175,47 ngàn USD, giảm 2.612,31 ngàn USD so với năm 2011.Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn Công ty cũng chịu ảnh hưởng đến 6 tháng năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu nội địa chỉ còn 61,48 tấn Công ty thu về được 176,91 ngàn USD đã giảm 373,59 tấn so với 6 tháng năm 2012.Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ thủy sản của Công ty Cafatex tại thị trường nội địa tương đối thấp, vì thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho Công ty nhiều doanh thu lẫn lợi nhuận hơn thị trường nội địa nên những năm trước đây Công ty vẫn chưa tập trung chú trọng nhiều đến thị trường trong nước, mà hiện nay thị trường tiêu thụ thủy sản ở nước ta lại rất có tiềm năng.

Ngoài ra nguyên nhân chủ yếu ngừơi tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen dùng hàng thủy sản nhiều để phục vụ cho bữa ăn nhiều và do tình hình nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản gặp nhiều khó khăn do thiên tai, chi phí đánh bắt xa bờ cao dẫn đến sản lượng cung ứng thấp…Chủ yếu sản phẩm thủy sản hiện tại được tiêu thụ mạnh ở trung tâm đô thị lớn như là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,… là những thành phố tiêu thụ lượng thủy sản tương đối cao, chủ yếu tại các hệ thống nhà hàng, siêu thị.

- Thị trường xuất khẩu :

Nhờ vận dụng những phương pháp tiếp thị phong phú, linh hoạt; kiên trì

phối hợp với hoàn thiện công nghệ sản xuất, đẩy mạnh quản lý chất lượng, cải tiến phương thức mua bán đáp ứng nhu cầu từng khu vực thị trường và từng loại khách hàng, nên sản lượng, doanh số và lợi nhuận của Cafatex ngày càng tăng nhanh, trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam. Cafatex là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đi tiên phong trong khai phá thị trường châu Âu và là nhà xuất khẩu thủy sản đầu tiên của Việt Nam có mặt ở thị trường Mỹ, ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam.Thương hiệu Cafatex đã tạo được tiếng vang và sản phẩm của Cafatex được tiêu thụ thường xuyên ở thị trường hầu khắp các châu lục trên thế giới như Nhật Bản, Canada, EU, Mỹ, Hồng Kông, Thái Lan, Singapor, Hàn Quốc, ...

Cụ thể tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng mạnh đạt 42.050,50 ngàn USD nhưng đến năm 2011 giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm còn 36.227,39 ngàn USD USD tương ứng với giảm 2.185,19 tấn với số tiền 5.823,11 ngàn USD so với năm 2010. Qua năm 2012 trước những khó khăn khách quan do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, cũng như thách thức chủ quan trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản như cạnh tranh không lành mạnh, thiếu nguyên liệu, dịch bệnh vật nuôi, cạnh tranh gay gắt về thu hút lao động, … Cafatex đã chủ động điều chỉnh giảm công suất hoạt động nhằm duy trì kết quả sản xuất kinh doanh ở mức có lợi nhất với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 26.893,73 ngàn USD tương ứng với giảm 9.333,56 ngàn USD so với năm 2011. Sự sụt giảm này kéo dài đến 6tháng đầu năm 2013 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng chưa cao chỉ đạt 9.410,26 ngàn USD tương ứng với giảm 3.241,31 ngàn USD với 6 tháng đầu năm 2012.

Trước những khó khăn của nền kinh tế hiện nay Cafatex cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường kinh tế chung. Tuy nhiên với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, từng quen đối mặt với “sóng gió”. Cafatex luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao đến khách hàng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo được uy tín trên thương trường. Vì vậy, ngay trong thời điểm khó khăn hiện nay, mối quan hệ giữa công ty và các đối tác, khách hàng đều ổn định, nhất là sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Ngoài ra, Cafatex còn là đại diện cho nhiều công ty nước ngoài như Nhật, Mỹ.Từ khi hình thành và phát triển, công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnh vực: chế biến, xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp và xuất uỷ thác) và nhập khẩu. Nhưng hoạt động chính của công ty là chế biến và xuất

khẩu các mặt hàng thủy sản. Những năm gần đây, công ty đã đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và hiện nay, công ty cũng đang cố gắng để tiếp tục thực hiện và phát triển hơn nữa các lĩnh vực này ở những năm tiếp theo. Đây là một số lĩnh vực chủ yếu:

- Chế biến đóng gói nhỏ các loại thủy hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trực tiếp ở hệ thống các nhà hàng, siêu thị trong và ngoài nước.

- Hợp tác chế biến các loại rau, củ, đậu đông lạnh xuất khẩu. - Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hộp xuất khẩu.

- Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu.

Trong đó, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty: tôm đông block, cá đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp (cá IQF, tôm Nobashi, tôm tươi PTO và các loại thủy sản đông lạnh khác).

Nhìn chung, qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 giá trị kim ngạch xuất khẩu đi nước ngoài luôn cao hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu trong nước. Sản phẩm của công ty Cafatex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới. Đặc biệt, vào năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh ở các thị trường, trong đó thị trường Nhật Bản, Canada và thị trường EU tăng mạnh nhất. Tuy nhiên, đến năm 2011-2012 và 6 tháng năm 2013, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty có chiều hướng giảm xuống, nguyên nhân do hai thị trường lớn là thị trường Nhật Bản và thị trường EU có kim ngạch xuất khẩu thấp. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty Canada, Nhật Bản, EU, Uruguay, Hồng Kông, Singgapore, Hàn Quốc… Đây là những thị trường tương đối khó tính yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn. Riêng mặt hàng tôm nguyên con, tôm hấp thị trường Canada có nhu cầu hàng năm rất lớn và ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu sang Canada. Bên cạnh đó, thị trường EU cũng là thị trường tiềm năng và nếu như sản phẩm của Công ty được thâm nhập thị trường này nhiều hơn sẽ tạo nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản của công ty ngày càng cao và mang lại giá trị rất lớn.

Bảng 5.1: Tình hình tiêu thụ chung của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013

Đơn vị tính: tấn, 1000 USD

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty Cafatex

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th năm 212 6th năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th 2013/6th

2012 Số

lượng Giá trị lượng Số Giá trị lượng Số Giá trị lượng Số Giá trị lượng Số Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị

1. Xuất khẩu trực tiếp 7.459,14 42.050,50 5.273,95 36.227,39 3.865,82 26.893,73 2.088,8 12.651,57 1.389,68 9.410,26 (2.185,19) (5.823,11) (1.408,13) (9.333,56) (699,12) (3.241,31) 2. Xuất nội địa (UTXK) 1.150,25 3.326,52 1.623,35 5.787,78 827,24 3.175,47 435,07 1.364,94 61,48 176,91 473,1 2.461,26 (796,11) (2.612,31) (373,59) (1.188,03_ Tổng kim ngạch XK 8.609,39 45.377,02 6.897,30 42.015,17 4.693,06 30.069,20 2.523,87 14.016,51 1.451,16 9.587,17 (1.712,09) (3.361,85) (2.204,24) (11.945,97) (1.072,71) (4.429,34)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)