Phân tích giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 87 - 90)

Quan sát số liệu ở bảng 5.13 ta thấy tình hình biến động của từng nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích từng nhân tố:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất

trong giá vốn hàng bán. Vì vậy nó có ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của giá vốn hàng bán. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) năm 2010 là 589.603 triệu đồng, sang năm 2011 ta thấy chi phí NVLTT giảm nhẹ 2.921 triệu đồng chỉ chiếm 0,5% so với năm 2010 ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp biến động cùng chiều với sản lượng sản phẩm bán ra. . Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu mua từ bên ngoài với giá tăng cao một phần là do giá các chi phí đầu vào tăng nên nông dân tăng giá bán mới có lời. Thêm vào đó năm 2010 và năm 2011 được xem là năm thành công của xuất khẩu thủy sản Việt nam nên lượng cung cá, tôm không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp thủy sản vì vậy đã đẩy giá bán cá ,tôm lên rất cao điều đó làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng đáng kể điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá vốn cũng sẽ tăng cao Nhưng qua năm 2012 chi phí NVLTT phát sinh là 369.507 triệu đồng

giảm 37,02% so với năm 2011 và đến 6 tháng năm 2013 thì chi phí này giảm xuống còn 102.610 triệu đồng giảm 31,57% so với 6 tháng năm 2012.Thứ nhất là do sức tiêu thụ của công ty giảm. Thứ hai là tình hình giá cả các yếu tố đầu vào ngày càng tăng, cụ thể giá thức ăn tăng cao làm giá thành nuôi cá,tôm của công ty tăng lên trong khi đó giá bán trên thị trường liên tục giảm. Nguyên nhân là do chi phí thức ăn, thuốc thú y, lãi suất ngân hàng tăng cao, nông dân nuôi không có lời nên bán tháo, bán đổ. Chính điều đó làm giảm sức cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành. Mặc dù doanh thu giảm mạnh nhưng tốc độ giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chậm hơn, cho thấy sự tăng giá của các yếu tố đầu vào đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm tăng cao. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp nhằm làm giảm chi phí này một cách hợp lý sao cho hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng tiến bộ hơn.

Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp là chi phí không

kém phần quan trọng và đứng vị trí thứ 2 trong giá vốn hàng bán. Vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá vốn hàng bán. Năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp của công ty là 116.672 triệu đồng. Sang năm 2011 chi phí này giảm nhẹ 2%, cụ thể giảm 2.331 triệu đồng. Nguyên nhân chi phí nhân công cao vào năm 2010 là do công ty đẩy mạnh sản xuất để tạo ra thật nhiều sản phẩm để thực hiện đúng hợp đồng với khách hàng. Mà tiền lương của công nhân thì được tính theo năng suất sản phẩm làm ra, do đó tiền lương phải trả cho công nhân tăng lên rất cao. Thêm vào đó thời gian của ngày làm việc bình thường không đủ để sản xuất đúng tiến độ hợp đồng do đó công ty phải tăng giờ làm của công nhân mà số tiền lương nhân công được trả khi làm tăng giờ cao hơn tiền lương với giờ làm việc bình thường là 150%, chính những nguyên nhân đó đã làm cho chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 tăng lên. Năm 2012 khoản chi phí này giảm xuống chỉ còn 103.094 triệu đồng, giảm 9,84% so với năm 2011.Qua 6 tháng năm 2013 chi phí tiếp tục giảm 27,43% so với 6 tháng năm 2012 là do số lượng sản phẩm sản xuất giảm nên lương của công nhân tính theo năng suất sản phẩm củng giảm theo. Với tiền lương bình quân dao động từ 1.800.000 - 2.500.000đ/người công nhân không đủ sống nên một số công nhân nghỉ việc chạy sang những công ty có mức lương cao hơn. Chính vì vậy chi phí nhân công trực tiếp trong năm 2012 và 6 tháng năm 2013 đã giảm mạnh.

Bảng 5.13: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cafatex

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th

2012 6th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th2013/6th2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Chi phí NVLTT 589.603 586.682 369.507 149.951 102.610 (2.921) (0,5) (217.175) (37,02) (47.341) (31,57) Chi phí NCTT 116.672 114.341 103.094 98.075 71.173 (2.331) (2,0) (11.247) (9,84) (26.902) (27,43) Chi phí SXC 97.849 103.056 100.179 17.822 6.462 5.207 5,32 (2.880) (2,79) (11.360) (63,74) Tổng 804.124 804.079 572.780 265.848 180.245 (45) (0,005) (231.299) (28,77) (85.604) (32.2)

Chi phí sản xuất chung: Là chi phí có tỷ trọng thấp nhất trong giá vốn

hàng bán, mặc dù vậy nó cũng có ảnh hưởng không ít đến sự biến động của giá vốn hàng bán. Chi phí này gồm: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng sản xuất, chi phí điện nước phục vụ phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng.Chi phí sản xuất chung năm 2011 là 103.056 triệu đồng tăng 5,32% so với năm 2010, tốc độ tăng cũng biến động nhanh và mạnh cùng với sự biến động tăng của 2 khoản chi phí trên và biến động cùng chiều với khối lượng sản phẩm sản xuất. Do sản phẩm sản xuất ra nhiều nên chi phí công cụ dụng cụ cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng cũng tăng lên, lượng điện nước tiêu hao cũng nhiều hơn. Thêm vào đó giá cả thị trường ngày một tăng dẫn đến khoản mục chi phí khác bằng tiền trong chi phí sản xuất chung cũng tăng lên đáng kể cụ thể giá điện tăng, giá nước tăng Nhưng sang năm 2012, CPSXC giảm nhẹ xuống còn 100.179 triệu đồng, tương ứng với giảm 2,79% so với năm 2011. Và sang 6 tháng năm 2013 giảm còn 6.462 triệu đồng giảm 63,74% so với 6 tháng năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 tình hình sản xuất kém nên công ty giảm được các khoản chi phí điện nước, công cụ dụng cụ Bên cạnh đó công ty đã chủ động cắt giảm một số chi phí nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.

Tóm lại: Các nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán biến động theo

tổng giá vốn hàng bán, giá vốn hàng bán qua các năm có tăng và có giảm. Tuy nhiên giá vốn tăng là điều không đáng lo ngại vì số lượng, chất lượng sản phẩm tăng tất nhiên sẽ kéo theo giá vốn tăng, giá vốn tăng nhưng lợi nhuận vẫn tăng cao. Ngược lại số lượng sản phẩm giảm kéo theo giá vốn giảm, nếu vậy thì công ty cần phải có những biện pháp thu hút khách hàng, tìm kiếm khách hàng để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ nhằm đem lại doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cuối cùng cho công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)