PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 27)

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập tại Phòng Tài chính Kế toán như: Báo cáo xuất khẩu, Báo cáo thu mua- sản xuất- tiêu thụ, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,… của Công ty cổ phần thủy sản Cafatex.Ngoài ra còn thu thập thông tin từ internet, các bài nghiên cứu trên sách báo và tạp chí để phục vụ cho việc nghiên cứu.

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến

động tình hình tiêu thụ và tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận.Bên cạnh đó dùng phương pháp này để phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác

định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận.

3.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh ở tất cả các giai đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải xét

đến điều kiện có thể so sánh được của các hiện tượng và chỉ tiêu kinh tế. Để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:

Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.

 Ðiều kiện so sánh:

Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế:

- Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:

 Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.

 Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.

 Phải cùng một đơn vị đo lường.

- Về không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành)

 Kỹ thuật so sánh:

Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc). Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số tương đối hoàn Chỉ tiêu kỳ phân tích

= x 100 (3.11)

thành kế hoạch Chỉ tiêu kỳ gốc

3.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.

- Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó ( kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc).

- Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích ( là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).

Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích:

Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.

Nếu Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: Q1 - Q0 = Q

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân

tích:

Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: Q = a . b . c

Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1 và kỳ gốc là: Q0 =a0.b0.c0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2 :

+ Thế lần 1: a1.b0.c0 + Thế lần 2: a1.b1.c0 + Thế lần 3: a1.b1.c1

Thay thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.

Bước 4:

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó. Ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó ( kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:

+ Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 =Qa + Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 =Qb + Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 =Qc

Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: Qa + Qb + Qc = Q * Lưu ý:

+ Các nhân tố đã sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ số lượng đến chất lượng.

+ Nhân tố đã thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

+ Các nhân tố phải có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương số.

CHƯƠNG 4

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

4.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

4.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex là một trong những doanh nghiệp Việt Nam trong khai phá thị trường châu Âu và là nhà xuất khẩu thủy sản đầu tiên của Việt Nam có mặt ở thị trường Mỹ, ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hoạt động theo hình thức công ty Cổ phần, hiện nay, thương hiệu Cafatex đã tạo được tiếng vang, sản phẩm của công ty được tiêu thụ khắp các châu lục trên thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ, Hồng Kông, Singapor,

Công ty có tên giao dịch quốc tế là CAFATEX FISHERY Joint Stock.

Tên viết tắt: Cafatex.Corp

Trụ sở của công ty: km 2081, Quốc lộ 1A, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.

Mã số thuế: 1800158710

Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VNĐ, trong đó: - Vốn Nhà nước: 14.327.384.447 VNĐ.

- Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.800.000 VNĐ - Vốn cổ đông bên ngoài: 7.798.641.922 VNĐ Điện thoại: (+84) 710 3846134/3846737

Fax: (+84) 710 3847775/3846728 Website: www.cafatex.info Email: mkcafatex@hcm.vnn.vn

4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đang đẩy mạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó, việc khai thác chế biến, xuất khẩu thủy sản mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư góp phần làm tăng tỷ trọng nền kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện nay, ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu thủy sản đang là ngành thu hút được nhiều nhà đầu tư. Với đường bờ biển dài, mạng lưới sông ngòi dày đặc và khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam mang đến nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu

thủy, hải sản.

Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 11,2%/năm, nguồn lao động dồi dào khoảng 10,3 triệu lao động, thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, ĐBSCL được đánh giá là một trong những vùng kinh tế năng động. Nắm bắt được ưu thế đó, tháng 5/1987, UBND tỉnh Hậu Giang chủ trương thành lập Xí nghiệp đông lạnh Thủy sản II, trực thuộc Liên hiệp Công ty Thủy sản Xuất khẩu Hậu Giang với nhiệm vụ chính là thu mua, chế biến và cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.

Sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được tách thành hai tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của UBND tỉnh Cần Thơ(cũ) kí ngày 01/07/ 1992 đã quyết định thành lập Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Súc Sản Cần Thơ trên cơ sở Xí nghiệp đông lạnh Thủy sản II, hoạt động trên các lĩnh vực chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa các loại nguyên liệu, sản phẩm nông, thủy, súc sản.

Tháng 3/2004, theo quyết định chuyển đổi số 209/QĐ.CT.UB ngày 27/02/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang, công ty bước sang một bước ngoặt mới, chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với tên gọi là Công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex. Thương hiệu Cafatex ngày càng được người tiêu dùng biết đến và tin dùng nhờ vận dụng những phương pháp tiếp thị phong phú, linh hoạt, luôn hoàn thiện công nghệ sản xuất, đẩy mạnh quản lý chất lượng, cải tiến phương thức mua bán đáp ứng nhu cầu từng khu vực thị trường và từng loại khách hàng. Đáp lại những nỗ lực đó, sản lượng, doanh số và lợi nhuận của Cafatex ngày càng tăng nhanh, trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam.

4.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY4.2.1 Chức năng 4.2.1 Chức năng

Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex là công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu. Công ty hoạt động chuyên về lĩnh vực xuất - nhập khẩu và phân phối thủy, súc sản qua chế biến, đóng gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công ty còn thu mua, chế biến, đóng gói thủy sản nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường bên ngoài. Đặc biệt, trong quá trình xuất khẩu thủy sản trong nước và nội địa, công ty còn đi sâu nghiên cứu và kinh doanh nuôi trồng các loại nông sản, thủy sản, súc sản,

4.2.2 Nhiệm vụ

mã đa dạng đáp ứng những yêu cầu thay đổi của khách hàng trong từng thị trường riêng lẻ. Để thực hiện được nhiệm vụ này công ty đã đề ra phương châm: Cafatex Ăn Nghệ Thuật ! Nghệ thuật để thưởng thức hải sản. Định kỳ, phòng Kế toán Tài chính của công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính đúng theo quy định của Luật Kế toán Việt Nam, kê khai và nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.

Nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng quản trị công ty đặt ra là tập trung huy động các nguồn lực về vốn, cải tiến công nghệ, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên nhiều thị trường để thu được lợi nhuận tối ưu cho công ty.

Thực hiện chế độ đãi ngộ, chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ nhân viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành mục tiêu mà công ty đề ra.

4.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN PHÒNG BAN

4.3.1 Cơ cấu tổ chức

Hoạt động theo hình thức cổ phần, bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex được kết cấu tương tự như những doanh nghiệp cổ phần khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hình thành những phòng ban khác để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và điều hành. Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty:

Nguồn: Phòng Tổng vụ

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần thủy sản Cafatex

4.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Công ty có cơ cấu quản lý theo chiều dọc, mỗi phòng ban, bộ phận có quyền hạn và nhiệm vụ riêng nhưng hoạt động một cách thống nhất để hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được cấp trên phân chia.

a) Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty gồm năm cổ đông có quyền biểu quyết. Các cổ đông này có quyền sở hữu hoặc đại diện ít nhất 1.000 cổ phần (100.000.000 VNĐ).

Đại hội đồng cổ đông bao gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thương niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường.

PHÒNG TIẾP THỊ &

BÁN HÀNG

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU P.CÔNG NGHỆ KIỂM NGHIỆM PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG CƠ ĐIỆN LẠNH PHÒNG TỔNG VỤ VP ĐẠI DIỆN TP HCM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÁ HỒI XUẤT KHẨU NHÀ MÁY (XNTS TÂY ĐÔ) CÁC TRẠM THU MUA TÔM

Đại hội đồng cổ đông thành lập là đại hội lần đầu để thành lập công ty với số cổ đông tham dự ít nhất ¾ vốn điều lệ, có nhiệm vụ:

- Thảo luận thông qua điều lệ công ty.

- Thông qua phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển công ty.

- Ban Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. - Quyết định bộ máy tổ chức của công ty.

Đại hội đồng cổ đông thường niên là đại hội tổ chức định kỳ mỗi năm một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có nhiệm vụ:

- Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của công ty, kết quả sản xuất kinh doanh và đầu tư, báo cáo của Ban Kiểm soát.

- Thông qua quyết toán năm tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức và trích lập, sử dụng các quỹ.

- Quyết định phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới.

- Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành thêm cổ phiếu mới.

- Quyết định mua lại cổ phiếu đã bán làm cổ phiếu ngân quỹ trong trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)