Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 34 - 38)

Công ty có cơ cấu quản lý theo chiều dọc, mỗi phòng ban, bộ phận có quyền hạn và nhiệm vụ riêng nhưng hoạt động một cách thống nhất để hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được cấp trên phân chia.

a) Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty gồm năm cổ đông có quyền biểu quyết. Các cổ đông này có quyền sở hữu hoặc đại diện ít nhất 1.000 cổ phần (100.000.000 VNĐ).

Đại hội đồng cổ đông bao gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thương niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường.

PHÒNG TIẾP THỊ &

BÁN HÀNG

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU P.CÔNG NGHỆ KIỂM NGHIỆM PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG CƠ ĐIỆN LẠNH PHÒNG TỔNG VỤ VP ĐẠI DIỆN TP HCM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÁ HỒI XUẤT KHẨU NHÀ MÁY (XNTS TÂY ĐÔ) CÁC TRẠM THU MUA TÔM

Đại hội đồng cổ đông thành lập là đại hội lần đầu để thành lập công ty với số cổ đông tham dự ít nhất ¾ vốn điều lệ, có nhiệm vụ:

- Thảo luận thông qua điều lệ công ty.

- Thông qua phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển công ty.

- Ban Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát. - Quyết định bộ máy tổ chức của công ty.

Đại hội đồng cổ đông thường niên là đại hội tổ chức định kỳ mỗi năm một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có nhiệm vụ:

- Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của công ty, kết quả sản xuất kinh doanh và đầu tư, báo cáo của Ban Kiểm soát.

- Thông qua quyết toán năm tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức và trích lập, sử dụng các quỹ.

- Quyết định phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới.

- Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành thêm cổ phiếu mới.

- Quyết định mua lại cổ phiếu đã bán làm cổ phiếu ngân quỹ trong trường hợp công ty cần mua nhiều hơn 10% ngoài quyền hạn quyết định của Hội đồng quản trị.

- Xem xét các sai phạm (nếu có) và quyết định hình thức xử lý đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc.

- Bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát trường hợp hết nhiệm kỳ bổ sung, thay thế nếu khiếm khuyết.

- Ấn định mức thù lao, thưởng và các quyền lợi khác (nếu có) của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

- Thông qua điều lệ bổ sung sửa đổi (nếu có). - Quyết định các vấn đề cần thiết khác.

Đại hội đồng cổ đông bất thường là đại hội được tổ chức trong trường hợp phát sinh những vấn đề bất thường cần phải giải quyết khẩn cấp, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo yêu cầu của một hoặc một nhóm người sau:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị. - Trưởng Ban Kiểm soát.

b) Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền thực hiện các quyền nhân danh công ty. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản trị công ty theo điều lệ, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, tuân thủ pháp luật,trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo về hoạt động của Hội đồng quản trị, các chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn. Đưa ra những quyết định thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức công ty.

c) Ban Giám đốc

Tổng Giám đốc là người chịu mọi trách nhiệm trực tiếp của công ty, chi phối mọi hoạt động trong công ty. Tổng Giám đốc đưa ra chiến lược phát triển, định hướng hoạt động kinh doanh của từng đơn vị. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế và đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Phó Tổng Giám đốc là người dưới quyền của Tổng Giám đốc, hỗ trợ và chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc trong phạm vi được giao. Phó tổng giám đốc có thể thay mặt Tổng giám đốc điều hành công ty, giải quyết những công việc, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy khi Tổng giám đốc không có mặt.

d) Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm bốn thành viên. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý trong công ty.

e) Hệ thống các phòng ban và xưởng sản xuất

Phòng Tổng vụ:

- Quản lý, tuyển dụng, bố trí lao động và bảo hộ lao động.

- Nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi công ích nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiểu quả cao.

- Quản lý tài chính, bảo vệ tài sản và an ninh trật tự an toàn trong sản xuất.

Phòng tài chính kế toán:

- Thực hiện công tác hạch toán, quản lý nguồn vốn.

- Phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

Phòng xuất nhập khẩu:

- Tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. - Quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của công ty.

- Tổ chức tiếp nhận quản lý khâu tồn trữ sản phẩm đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm.

- Quản lý, vận chuyển đường bộ và quan hệ với các hãng tàu vận chuyển phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu của công ty.

Phòng tiếp thị và bán hàng:

- Xác lập sản phẩm mục tiêu và thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm mục tiêu cho công ty.

- Thiết lập, phát triển thị trường, giữ mối quan hệ với các thị trường tiêu thụ. - Theo dõi tiến độ sản xuất và đặt mua bao bì theo đơn đặt

hàng.

- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Bao gồm: đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, lập các lệnh sản xuất theo đơn đặt hàng.

- Hợp tác phát triển hệ thống tiêu thụ ở các thị trường.

- Tổ chức triển khai tham gia các Hội chợ quốc tế trong và ngoài nước.

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đối chiếu với các bộ phận liên quan đúng theo quy định của công ty.

Phòng Công nghệ kiểm nghiệm:

- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ hiện có.

- Quản lý và giám sát quy trình công nghệ sản xuất.

- Tiếp nhận công nghệ mới từ khách hàng và các tổ chức kinh tế kỹ thuật trong và ngoài nước.

- Có trách nhiệm tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ kỷ thuật, công nhân các phân xưởng.

- Kiểm tra thực hiện các chương trình quản lý chất lượng.

Phòng Cơ điện lạnh:

- Quản lý trang thiết bị máy móc cơ điện, nước của công ty theo đúng quy trình vận hành bao bì của từng loại máy móc, thiết bị.

- Tổ chức vận hành các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, luôn đảm bảo liên

tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản sản phẩm của công ty.

- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc.

- Thực hiện phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất, cho con người và tài sản của công ty.

Ban nguyên liệu:

- Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế về tình hình nguyên liệu

mùa vụ, sản lượng, giá cả,

- Tổ chức đào tạo cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của công ty.

- Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của công ty.

Các xưởng sản xuất:

Tiếp nhận đơn đặt hàng từ phòng bán hàng đã được Ban Giám đốc duyệt và có trách nhiệm quản lý, tổ chức nhân lực và điều hành sản xuất theo quy trình công nghệ của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)