TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 39)

4.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Công ty cổ phần thủy sản cafatex có mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo thức tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện tại phòng tài chính kế toán tại doanh nghiệp. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty:

Nguồn: Phòng Tổng vụ

Hình 4.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex

4.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của bộ phận kế toán

Kế toán trưởng:

- Giúp đỡ Ban Giám đốc công ty quản lý và điều hành tổ chức tài chính kế toán toàn công ty.

- Kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo cán bộ kế toán dưới quyền thực hiện tốt công tác kế toán được giao, có trách nhiệm với kết quả kế toán của công ty.

- Lập sổ báo cáo với ban lãnh đạo, cơ quan thuế cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác.

 Phó phòng kế toán ( Kế toán tổng hợp tình hình kinh doanh ): - Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ , bảo quản hồ sơ, sổ sách kế toán.

- Tổng hợp tất cả số liệu của đơn vị kế toán cấp dưới và từ các cửa hàng cung cấp để lập thành các biểu bảng, các Báo cáo tài chính trình lên cho Kế toán trưởng và Ban Giám đốc duyệt.

Kế toán tài sản cố định - xây dựng cơ bản:

- Kế toán tài sản cố định - xây dựng cơ bản được kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp, mở các tài khoản và sổ sách liên quan nhằm thực hiện những chức năng:

- Quản lý, hạch toán chi tiết tình hình sử dụng, khấu hao, sửa chữa tài sản cố định trong kỳ.

- Báo cáo lên kế toán tổng hợp bằng các biểu bảng theo dõi nguyên giá,

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THUẾ & TSCĐ KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN THU-CHI, TẠM ỨNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG TIÊU THỤ THỦ QUỸ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH & KHO

sự tăng giảm giá trị và số lượng tài sản cố định của công ty cùng với sổ chi tiết tài sản cố định để đối ứng vào cuối kỳ.

- Kiểm kê thường xuyên tài sản cố định và báo cáo kết quả kiểm kê kịp thời để Kế toán trưởng và Ban Giám đốc xử lý.

Kế toán hàng hóa:

- Quản lý sổ sách, chứng từ về hàng hóa của công ty, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có liên quan đến hàng hóa bằng các tài khoản, sổ sách, phương pháp hạch toán do Kế toán trưởng hướng dẫn.

- Lập các biểu bảng, báo cáo về tình hình quản lý hàng hóa của mình lên Kế toán trưởng vào cuối kỳ và chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng về kết quả báo cáo đó.

Kế toán tiền mặt - Ngân hàng:

- Chuyên mở tài khoản, ghi chép, theo dõi tình hình tăng, giảm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty.

- Quản lý các nghiệp vụ xuất nhập tiền trong kỳ đồng thời chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ Kế toán trưởng về thu chi tiền trong kỳ.

- Báo cáo về Kế toán tổng hợp bằng các bảng kê thu, chi và bảng tổng hợp các chứng từ có liên quan đến tiền mặt trong kỳ.

Thủ quỹ:

- Lập các sổ, thẻ chi tiết về tài sản bằng tiền của công ty.

- Chuyển tiền, kiểm tiền, xuất tiền khi có chứng từ, hóa đơn hợp lệ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Kiểm kê, đối chiếu thường xuyên lượng tiền trong kho với sổ sách kế toán tiền mặt và báo cáo kết quả tăng, giảm lượng tiền trong kỳ cho Kế toán trưởng.

4.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng

- Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là chứng từ ghi sổ. - Đơn vị tiền tệ sử dụng và ghi chép là đồng Việt Nam(VNĐ).

4.4.4 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty

- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Các phương pháp kế toán cơ bản tại công ty:

 Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ thuế GTGT.

 Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.

Phần mềm kế toán Misa 7.9 được công ty đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả đáng kể, giúp đáp ứng được những yêu cầu khắt khe, phức tạp của công việc kế toán, việc lưu trữ trở nên an toàn và ít tốn thời gian hơn. Khi sử dụng máy tính trong công tác kế toán thì cấu trúc của hình thức kế toán vẫn không thay đổi, nó vẫn biểu hiện được quá trình tiêu thụ có xử lý và tổng hợp thông tin thông qua nhập liệu của nhân viên kế toán về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đó kết xuất thành các sổ sách và báo cáo một cách chính xác, đúng theo các quy định của Bộ Tài chính. Vì vậy, nó được xem là cánh tay đắc lực cho kế toán trong việc thu nhận, xử lý thông tin.

4.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 2010 ĐẾN NĂM 2012

4.5.1 Phân tích khái quát tình hình kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 năm 2010 đến năm 2012

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những chuyển biến phức tạp, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước ngày càng cạnh tranh gay gắt. Việc phân tích khái quát tình hình kinh doanh của công ty sẽ giúp ta thấy rõ hơn kết quả hoạt động của công ty trước những yếu tố tác động. Ta có bảng số liệu 4.3 sau:

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, tình hình kinh doanh tại công ty có sự biến động lớn. Cụ thể là, trong năm 2011, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức 907.784 triệu đồng, tăng 4,05% so với năm 2010, ngược lại, năm 2012, chỉ tiêu này chỉ còn 658.874 triệu đồng, giảm 28,12% so với năm 2011. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2012 đạt mức 4.043 triệu đồng, giảm 32,83% so với năm 2011. Ta thấy, trong năm 2012, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh do sự sụt giảm của doanh thu và chi phí nguyên vật liệu tăng lên.

Năm 2011, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 907.784 triệu đồng, tăng 3,69% so với năm 2010. Lượng doanh thu tăng lên do công ty mở rộng thì trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong năm 2012, tình hình kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, thị trường hàng hóa bị thu hẹp, sức mua của người tiêu dùng trong và ngoài nước giảm mạnh, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đối mặt với thách thức về nguồn vốn để sản xuất cũng như nguyên liệu khan hiếm và lực lượng lao động không đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Bảng 4.3 :Tình hình kinh doanh của Công ty Cafatex từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cafatex

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Giá trị Tỷ lệ ( %) Giá trị Tỷ lệ ( %)

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 884.083 916.668 658.874 32.585 3,69 (257.794) (28,12)

Các khoản giảm trừ doanh

thu 11.673 8.884 0 (2.789) (23,90) (8.884) (100,00)

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 872.409 907.784 658.874 35.375 4,05 (248.910) (27,42)

Giá vốn hàng bán 804.124 804.079 572.780 (45) (0,005) (231.299) (28,77)

Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 68.285 103.705 86.094 35.420 51,87 (17.611) (16,98)

Chi phí bán hàng 36.894 28.854 21.046 (8.040) (21,79) (7.808) (27,06)

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 16.720 17.865 17.393 1.145 6,85 (472) (2,64)

Lợi nhuận thuần từ hoạt

4.5.2 Khái quát mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới trong thời gian tới

4.5.2.1 Mục tiêu kinh doanh của Công ty

- Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu với chi phí thấp nhưng vẫn giữ vững được chất lượng ổn định, giảm giá thành sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận.

- Tạo công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên. Tiếp tục đãi ngộ tốt hơn đối với những người có kỹ năng, có tay nghề, có đóng góp nhiều cho cho công ty, bằng những hình thức khen thưởng đặc biệt, mức lương hấp dẫn tương xứng với công sức đóng góp cho công ty.

- Giữ vững thương hiệu Cafatex tạo được niềm tin trong mối quan hệ với khách hàng ở ngoài nước cũng như trong nước.

- Duy trì là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thủy sản.

4.5.2.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới

Công ty đặt kế hoạch trong năm 2013, doanh số mục tiêu cho các mặt hàng đạt khoảng trên 37 triệu USD tương đương khoảng 790 tỷ đồng Việt Nam, ước tính tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Khi đó, sản lượng tiêu thụ dự kiến ở mỗi dòng sản phẩm sẽ tăng 20%. Với mục tiêu đó, Ban Lãnh đạo đã đề ra những phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:

a) Về công tác tiếp thị-quảng bá thương hiệu và bán hàng

- Tăng cường công tác tiếp thị-quảng bá thương hiệu và bán hàng tại các hội chợ thủy sản trong và ngoài nước, chi phí ước tính cho công tác này sẽ tăng thêm 25%, tương đương khoảng 100 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

- Tổ chức chăm sóc tốt khách hàng hiện có, thu hút thêm khách hàng tiềm năng dưới hình thức tặng quà kèm theo hoặc giảm giá hàng bán, chi phí ước tính tăng thêm cho hoạt động này 1.500 triệu/tấn sản phẩm bán ra.

- Xem xét cải tiến nâng cấp các tài liệu dùng cho công tác tiếp thị như cathalogue và website của công ty.

- Tiếp tục đào tạo tại chỗ và gởi đào tạo nghiệp vụ tiếp thị và marketing cho cán bộ, nhân viên làm công tác tiếp thị bán hàng nhằm nâng cao khả năng phát triển từ năm 2013 và các năm tiếp theo.

b) Về công tác thu mua nguyên liệu

Chất lượng tôm nguyên liệu là mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Để sản phẩm của công ty luôn an toàn vệ sinh thực phẩm và có chất lượng vượt trội, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường, giữ được khách hàng trong tình huống thị trường nhập khẩu thủy sản bị thu hẹp như hiện tại, công ty đã đề ra

phương hướng thu mua tôm nguyên liệu như sau:

- Tôm nuôi công nghiệp (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), chỉ thu mua tôm nuôi công nghiệp trực tiếp tại các nông trại tôm, để có điều kiện kiểm tra, kiểm soát triệt để hóa chất kháng sinh cấm nhằm luôn đảm bảo an toàn cho sản phẩm cung cấp khách hàng ngoài nước.

- Đẩy mạnh tập trung mua tôm sú nuôi quản canh để cung cấp đủ thỏa mãn được cho nhu cầu của khách hàng ở thị trường Nhật Bản và một số thị trường khác.

- Đẩy mạnh khai thác tôm đánh bắt từ biển theo nhu cầu bán hàng cho nhiều thị trường khác nhau, hiện tại tôm đánh bắt từ biển đang là sản phẩm an toàn hóa chất, kháng sinh cấm cho thị trường nhập khẩu.

- Tiếp tục thực hiện theo cách thu mua trực tiếp đến nông trại như hiện nay.

- Triển khai hợp đồng hợp tác đầu tư nuôi trồng gia công cá tra xuất khẩu, để nhằm luôn ổn định được nguyên liệu sạch-an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ được chất lượng sản phẩm.

c) Về công tác nhân sự, tiền lương

- Quan tâm, phát hiện, chọn lựa, đào tạo cán bộ nhân viên trẻ để có đủ nguồn bố trí thay thế cho lực lớn tuổi (đến lúc phải nghỉ hưu), bảo đảm được khả năng kinh doanh ổn định và phát triển của công ty về lâu dài.

- Củng cố, xác lập, thực hiện chương trình đào tạo cả lý thuyết lẫn thực hành định kỳ và đột xuất cho 100% nhân viên quản lý, kỷ thuật trong toàn công ty, có đánh giá xác nhận tay nghề và theo dõi kiểm soát được kết quả hoạt động của từng cá nhân để chọn lọc, bố trí kịp thời cho lực lượng kế thừa; đồng thời cũng có điều kiện trả lương-thưởng khuyến khích kịp thời thỏa đáng cho từng đối tượng tham gia lao động ở công ty. Xem đây là chính sách giữ nhân lực có chất lượng hiệu quả cho công ty phát triển bền vững lâu dài.

- Tiếp tục quản lý chặt chẽ ngày công, giờ công, chất lượng công việc của cán bộ, công nhân viên sản xuất trực tiếp và cán bộ quản lý-nghiệp vụ; đưa hệ thống máy chấm công tự động vào hoạt động.

- Trong năm 2013, công ty dự kiến chuyển đổi hình thức trả lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng, chuyển đổi 30% lương trả theo thời gian, tương đương khoảng 400 triệu đồng, sang trả 400.000 đồng/tấn sản phẩm bán ra. Biện pháp này gắn kết quả bán hàng với lợi ích của người bán.

4.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 4.6.1. Thuận lợi 4.6.1. Thuận lợi

- Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được đặt ngay tại vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, có nguồn lao động dồi dào, có cơ sở hạ tầng khá tốt.

- Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thông tin chính xác và kịp thời, từ đó, làm cho hoạt động trong toàn công ty luôn được hài hòa với nhau, từ khâu thu mua, quyết định công nghệ chế biến đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm,… đều đạt được tiêu chuẩn cao, đủ chất lượng để Công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác.

- Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Công ty đều được khách hàng ưa chuộng.

- Hiện nay, Công ty Cafatex đã tạo được uy tín cao trên thương trường. Chất lượng sản phẩm Công ty ngày càng được ổn định và đa dạng hóa, mặt hàng có giá trị gia tăng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giá trị xuất khẩu ngày càng lớn và lợi nhuận bình ổn qua các năm, thể hiện rõ sự vững chắc trong việc phát triển Công ty và đó là niềm cổ vũ rất lớn cho Công ty.

- Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc.

4.6.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi giúp Công ty Cafatex có điều kiện phát triển thì vẫn còn tồn tại những khó khăn phải kể đến:

- Vấn đề nguyên liệu đầu vào là một vấn đề nhức nhối không chỉ riêng của Công ty Cafatex mà của tất cả các công ty hoạt động trong nghề. Muốn có thành phẩm phải có nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính thời vụ. Mặt khác, nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao, nên còn có những vụ mùa thất thu lớn đẩy các doanh nghiệp chế biến các loại mặt hàng thủy sản rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Hơn nữa, công ty Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, không gần biển nên nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nên gặp rất nhiều khó

khăn. Ngoài ra, ở khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công ty chế biến hàng thủy sản phải kể đến như Cataco, Nam Hải, Agifish,… đa số những công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)