Tình hình xuất khẩu theo thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 52 - 59)

5.1.2.1.1 Sản lượng xuất khẩu theo thị trường

Qua bảng 5.2 sản lượng xuất khẩu thủy sản theo thị trường của Công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 cho thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty Cafatex hiện nay là ba thị trường chủ lực sau: thị trường Nhật Bản, thị trường Canada và thị trường EU. Đối với các thị trường này thì mặt hàng thủy sản đông lạnh của Công ty đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển này đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của Công ty. Tỷ trọng xuất khẩu ở các thị trường lớn Nhật Bản, Canada và EU quyết định giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm.

Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu lớn của Công ty ngoài

ra còn có thị trường Mỹ, Canada và EU …. kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều và ổn định ở mỗi năm. Đặc biệt thị trường Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.Cụ thể năm 2010 tổng sản lượng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh là 1.440,26 tấn, tăng cao hơn hẳn so với năm 2011 chỉ đạt 1.055,89 tấn, tương đương tăng 26,69 tấn so với năm 2011.Nguyên nhân của sự tăng này là do Công ty chú trọng đến chất lượng cũng như nhu cầu thủy sản ở nơi đây, và đây cũng được xem là thị trường truyền thống của Cafatex, bên cạnh đó nguồn thủy sản của Công ty chủ yếu được khai thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm nên sản phẩm thủy sản của Công ty có tính bổ dưỡng cao.Chất lượng sản phẩm thủy sản của Công ty được người tiêu dùng ở các thị trường này đánh giá ngang bằng với các sản phẩm thủy sản của Thái Lan và cao hơn các nước Ấn Độ, Bangladesh.Ngoài ra Công ty đang chú ý nhiều hơn vào việc đầu tư công nghệ - khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng nên tính cạnh tranh thủy sản xuất khẩu.

Đến năm 2012 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm mạnh, trong năm công ty chỉ xuất được 957,32 tấn giảm 98,57 tấn tương ứng với giảm 9,34% so với năm 2011. Qua 6 tháng năm 2013 sản lượng xuất khẩu của Công ty còn 419,21 tấn giảm 39,98% so với 6 tháng năm 2012.Từ đó ta có thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty ở thị trường này chưa được ổn định, với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản đã bị chậm lại.Nguyên nhân là do sự cạnh tranh trực tiếp giữa công ty Cafatex với các doanh nghiệp trong nước như Caminex, Cataco, Seaprodex,…Sự cạnh tranh của Công ty với các doanh nghiệp ở những nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaixia,…Tuy nhiên, so với các thị trường khác thì thị trường Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng đối với công ty, thị trường này đứng đầu trong các thị trường

mà Công ty xuất khẩu. Các món ăn được ưa thích của người Nhật cho thấy có nhu cầu đa dạng về thủy sản dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như tôm, cá ngừ, cá các loại… từ đó, có thể xác định được sản phẩm nào có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Do đó, công ty Cafatex cần phải làm tăng tỷ trọng các mặt hàng như tôm block, tôm Nobashi, tôm sushi, tôm Tempura,các đặc sản khác và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin thị trường, tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật.

Thị trường Canada: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Canada có nhiều sự thay đổi, năm 2010 sản lượng xuất khẩu đạt 239,38 tấn và tăng mạnh nhất trong năm 2011 là 529,96 tấn tương ứng tăng 290,58 tấn với tỷ lệ 121,39% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh ở thị trường này là do công ty thấy được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng nơi đây để nắm bắt những lợi thế và những cơ hội tốt nhất nhằm cạnh tranh tốt với các công ty khác để phát triển mạnh hơn nữa sản phẩm của công ty ở thị trường Canada bên cạnh đó thì công ty còn phải ra sức tập trung và nỗ lực để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm chủ động hơn về thị trường.

Đến năm 2012 nhu cầu thủy sản của thị trường này đã giảm xuống chỉ còn 485,89 tấn tương đương giảm 8,32% so với năm 2011. Qua 6tháng đầu năm 2013 tình hình xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm đáng kể chỉ còn 79,44 tấn giảm 203,91 tấn so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng với giảm 71,96% do nhu cầu sử dụng thủy sản của người dân có phần chậm lại. Nhưng nguyên nhân giảm chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở các nước. Mặc dù tình hình xuất khẩu của Công ty ở thị trường Canada gặp không ít những khó khăn nhưng bên cạnh đó, Việt Nam nói chung và Công ty Cafatex nói riêng vẫn có được sự đồng tình từ các doanh nghiệp lớn trên nước Canada, các công ty của Canada cũng đánh giá Việt Nam là một thị trường ổn định tăng trưởng nhanh và nhiều hứa hẹn, điều đó cũng đem đến cho công ty Cafatex nhiều cơ hội tốt .

Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu của Công ty nên Công ty cần phải quan sát thật chính xác và rõ ràng. Qua báo cáo xuất khẩu của Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu đã có sự giảm sút qua từng năm cụ thể ở một số thị trường: năm 2010 Công ty xuất khẩu 951,38 tấn sang thị trường Đức . Đến năm 2011 đã có sự giảm nhẹ còn 925,37 tấn. Sang năm 2012 sản lượng xuất khẩu đã giảm một cách trầm trọng chỉ còn lại 64,8 tấn trong năm này. Bên cạnh đó thị trường Hà Lan cũng giảm một cách đáng kể , năm 2010 Công ty xuất khẩu 421,66 tấn. Đến năm 2011 sản lượng này giảm xuống một nửa

còn 232,47 tấn . Sang năm 2012 sản lượng xuất khẩu giảm còn 88,94 tấn. Qua đó có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã sụt giảm nghiêm trọng nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng ở các nước phát triển giảm mạnh do suy thoái kinh tế dẫn đến áp lực cạnh tranh tăng cao. Đặc biệt sự hạn chế về nguồn cung cấp thông tin cũng như thẩm định năng lực đối tác nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng và tranh chấp thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Thị trường EU là thị trường được nhiều doanh nghiệp của các nước quan tâm mở rộng trong thời gian tới, chính vì vậy, muốn giữ vững được thị trường này thì Công ty phải đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Đức,Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan,…

 Tóm lại, dù có những biến động lớn về thị trường nhưng tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafatex đã có những chuyển biến tích cực, mặc dù, giá trị kim ngạch xuất khẩu nói chung của tất cả các thị trường qua ba năm có sự sụt giảm nhưng tình hình kinh doanh của Công ty vẫn đạt hiệu quả. Hơn nữa, thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản, Canada và đặc biệt là Châu Âu – một thị trường vốn rất khó tính – đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong khi thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng giá trị kim ngạch có sự suy giảm thì ngoài thị trường EU là thị trường mới giúp công ty tăng kim ngạch xuất khẩu, còn có một thị truờng khác đó là thị trường xuất khẩu uỷ thác. Chính xuất khẩu uỷ thác cũng đã góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao. Qua đó cho thấy Công ty đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường, cải tiến kỹ thuật công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được kết quả và hiệu quả xuất khẩu cao.

Bảng 5.2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm( 2010-2012) và 6 tháng năm 2013

Đơn vị tính: tấn

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th năm

2012 6th năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th 2013/6th 2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nhật Bản 1.440,26 1.055,89 957,32 698,43 419,21 (384,37) (26,69) (98,57) (9,34) (279,22) (39,98)

Hồng Kông 93,27 88,00 135,45 47,12 73,33 (5,27) (5,65) 47,45 (53,92) 26,21 55,62

Ý 23,72 64,56 0,00 - - 40,84 172,18 (64,56) (100) - -

Đức 951,38 925,37 64,8 - - (26,01) (2,73) (860,57) (93,00) - -

Colombia 352,77 167,42 0,00 - - (185,35) (52,54) (167,42) (100) - -

Tây Ban Nha 303,66 121,65 53,35 89,26 17,51 (182,01) (59,94) (68,3) (56,14) (71,75) (80,38)

Hà Lan 421,66 232,47 88,94 - - (189,19) (44.87) (143,53) (61,74) - - Pháp 78,43 170,36 38,00 64,78 24,00 91,93 117,21 (132,36) (77,69) (40,78) (62,95) Mỹ 223,50 61,63 18,35 - - (161,87) (72,43) (43,28) (70,23) - - Libăng 93,24 34,48 13,66 - - (58,76) (63,02) (20,82) (60,38) - - Úc 117,5 42,24 135,61 17,89 50,74 (75,26) (64,05) 93,37 221,05 32,85 183,62 Singapore 300,24 119,21 43,20 - - (181,03) (60,30) (76,01) (63,76) - - Canada 239,38 529,96 485,89 283,35 79,44 290,58 121,39 (44,07) (8,32) (203,91) (71,96) Thụy Sỹ 287,69 159,63 194,55 66,07 86,96 (128,06) (44,51) 34,92 21,88 20,89 31,62 Uruguay 317,14 217,19 162,69 98,72 61,24 (99,95) (31,52) (54,5) (25,09) (37,48) (37,97) Hàn Quốc 39,60 88,90 82,54 32,45 95,35 49,3 124,50 (6,36) (7,15) 62,9 193,84 Chile 159,09 220,35 170,49 - - 61,26 38,51 (49,86) (22,63) - - Các nước khác 2.016,61 974,64 1.220,98 690,73 481,9 (1.041,97) (51,67) 246,34 25,27 (208,83) (30,23) Tổng sản lượng 7.459,14 5.273,95 3.865,82 2.088,80 1.389,68 (2.185,19) (29,30) (1.408,13) (26,70) (699,12) (33,47)

5.1.2.1.2 Doanh số xuất khẩu theo thị trường

Thị trường Nhật Bản:Do Công ty Cafatex xuất khẩu gần như 100% sản

phẩm của mình, sản lượng bán ra ở thị trường nội địa ít và không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty. Chủ yếu doanh thu Công ty thu về ở thị trường xuất khẩu. Qua bảng số liệu 5.3 ta thấy thị trường xuất khẩu tại Nhật Bản tăng mạnh trong năm 2010 dẫn đến doanh thu của công ty ở thị trường này tăng mạnh hơn cả cụ thể đạt 17.103,07 ngàn USD nhưng đến năm 2011 thị trường này lại giảm lại chỉ còn 14.968,93 ngàn USD tương ứng giảm 2.134,14 ngàn USD với tỷ lệ giảm 12,48% so với năm 2010. Sang năm 2012 tổng doanh thu thị trường này lại có xu hướng giảm xuống thấp cụ thể chỉ đạt 13.216,87 ngàn USD tương đương giảm hơn 1.752,06 ngàn USD so với năm 2011. Bước sang 6tháng đầu năm 2013 tình hình doanh thu cũng không có gì khả quan hơn, doanh thu chỉ còn 5.369,36 ngàn USD tương ứng giảm 1.590,89 ngàn USD với tỷ lệ giảm 22,86% so với năm 6tháng năm 2012.

Nguyên nhân của sự sụt giảm là do nhu cầu tiêu dùng của người dân có xu hướng chậm lại, mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và doanh thu xuất khẩu thủy sản vào thị trường này chiếm tỷ trọng tương đối lớn, nhưng công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn mà công ty cần phải quan tâm.

Thị trường Canada: Qua bảng 5.3 cho thấy tại thị trường Canada vào năm

2011 Công ty đạt doanh thu cao nhất qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu tăng 3.380,67 ngàn USD tương đương tăng 2.553,98 ngàn USD với tỷ lệ tăng 308,94% so với năm 2010.Năm 2012 tổng doanh thu đã giảm xuống còn 2.558,42 ngàn USD tương đương giảm 822,25 ngàn USD so với năm 2011. Sang 6tháng đầu năm 2013 doanh thu ở thị trường Canada đã giảm chỉ còn 267,79 ngàn USD tương ứng giảm 1.167,81 ngàn USD với tỷ lệ giảm 81,35% so với 6 tháng năm 2012 , doanh thu đã giảm đi một khoảng tương đối cao, nhưng thị trường Canada vẫn là một thị trường xuất khẩu lớn của công ty Cafatex. Ngoài ra, để xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường rộng lớn này, thì Công ty phải có thật nhiều biện pháp tối ưu để tiếp cận và thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến của vụ kiện cũng như diễn biến về tình hình mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định phương án kinh doanh của Công ty cho phù hợp. Và hiện nay, công ty Cafatex cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng tỷ trọng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng để xuất vào thị trường này , mặt khác nâng cao hiệu quả sản xuất, để giảm áp lực do công suất chế biến tăng quá nhanh so với tốc độ tăng nguyên liệu

đưa vào chế biến. Vì vậy, việc nỗ lực để giữ thị trường Canada đóng vai trò rất cần thiết kể cả vấn đề thị phần tại thị trường này có thể giảm xuống.

Thị trường EU: Năm 2010 doanh thu ở thị trường này tương đối triển vọng:

Cụ thể ở Đức doanh thu đạt 3.389,71 ngàn USD trong năm và ở Hà Lan doanh thu đạt 1.522,00 ngàn USD. Sang năm 2011 doanh thu ở thị trường này tăng mạnh do nhu cầu về thủy sản ở khu vực này tăng nhanh, ở Đức đạt 3.819,02 ngàn USD tăng tương ứng là 429,31 ngàn USD so với năm 2010 . Tại Hà Lan thì doanh thu cũng tăng đáng kể trong năm 2011 đạt 1.980,84 ngàn USD tương ứng với mức tăng là 458,84 ngàn USD với tỷ lệ tăng 30,15% so với năm 2010. Nhưng qua năm 2012 xu hướng đà tăng đã giảm lại ở Đức doanh số chỉ còn 680,4 ngàn USD tương ứng giảm 3.138,62 ngàn USD đã giảm 82,18% so với năm 2011.Tại Hà Lan doanh số năm 2012 cũng giảm tương tự chỉ đạt 358,66 ngàn USD tương ứng giảm 1.622,18 ngàn USD so với năm 2011.

Đây cũng là thị trường tiềm năng và khó chịu nhất trong các thị trường xuất khẩu của Công ty nên Công ty cần phải có chiến lược hợp lý để tiếp cận nhằm đẩy mạnh doanh thu của công ty ở ngay thị trường này. Qua bảng số liệu về tình hình doanh thu của Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu qua 3 năm không ngừng tăng từ năm 2010 cho đến năm 2011 và có xu hướng giảm xuống trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do đó Công ty cần có chính sách tốt để nỗ lực trong việc tìm thị trường để bù lại sự mất mát ở thị trường khác trong những năm qua do ảnh hưởng của kinh tế thế giới.

Bảng 5.3: Doanh số xuất khẩu thủy sản theo thị trường của Công ty Cafatex qua 3 năm( 2010-2012) và 6 tháng năm 2013

Đơn vị tính: 1000 USD

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th năm

2012 6th năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th 2013/6th 2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nhật Bản 17.103,07 14.968,93 13.216,87 6.960,25 5.369,36 (2.134,14) (12,48) (1.752,06) (11,70) (1.590,89) (22,86)

Hồng Kông 751,831 829,75 461,68 198,36 215,90 77,92 10,36 (368,07) (44,36) 17,54 8,84

Ý 77,27 403,59 0,00 - - 326,32 422,31 (403,59) (100) - -

Đức 3.389,71 3.819,02 680,4 - - 429,31 12,67 (3.138,62) (82,18) - -

Colombia 858,32 482,37 0,00 - - (375,95) (43,80) (482,37) (100) - -

Tây Ban Nha 1.031,36 669,31 263,85 156,73 66,00 (362,05) (35,10) (405,46) (60,58) (90,73) (57,89)

Hà Lan 1.522,00 1.980,84 358,66 - - 458,84 30,15 (1.622,18) (81,90) - - Pháp 457,43 1.536,76 352,37 164,64 220,80 1.079,33 235,96 (1.184,39) (77,07) 56,16 34,11 Mỹ 3.570,70 865,00 341,24 - - (2.705,7) (75,78) (523,76) (60,55) - - Libăng 393,64 161,69 187,58 - - (231,95) (58,92) (25,89) (16,01) - - Úc 315,49 129,97 380,16 168,32 135,52 (185,52) (58,80) 250,19 192,50 (32,8) (19,49) Singapore 1.288,16 548,56 136,40 - - (739,6) (57,42) (412,16) (75,13) - - Canada 826,69 3.380,67 2.558,42 1.435,60 267,79 2.553,98 308,94 (822,25) (24,32) (1.167,81) (81,35) Thụy Sỹ 1.723,85 846,55 840,25 369,53 404,48 (877,3) (50,89) (6,3) (0,74) 34,95 9,46 Uruguay 1.101,96 909,51 767,03 431,95 206,97 (192,45) (17,46) (142,48) (15,67) (224,98) (52,08) Hàn Quốc 232,06 431,93 546,09 260,67 442,81 199,87 86,13 114,16 26,43 182,14 69,87 Chile 463,75 817,98 572,03 - - 354,23 76,38 (245,95) (30,07) - - Các nước khác 6.943,21 3.444,96 5.230,7 2.505,52 2.080,63 (3.498,25) (50,38) 1.785,74 51,84 (424,89) (16,96) Tổng doanh thu 42.050,50 36.227,39 26.893,73 12.651,57 9.410,26 (5.823,11) (13,85) (9.333,56) (25,76) (3.241,31) (25,62)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)