MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 110)

ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

Đối với các khoản chi phí: Kiểm soát chặt chẽ chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách xây dựng phương án tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm hợp lý sao cho những tháng nghịch mùa vụ, công ty vẫn đảm bảo có đủ nguyên liệu để sản xuất tránh tình trạng phải mua nguyên liệu với giá đắt đỏ, từ đó chi phí sẽ giảm một cách đáng kể. Bên cạnh dó, giảm bớt những khoản chi phí không thực sự cần thiết trong doanh nghiệp như chi phí hội họp, tiếp khách và chi phí công tác xây dựng định mức điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẻ và cụ thể hơn, ví dụ: đối với chi phí nước doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra khu vực vệ sinh cũng như đường ống nước để hạn chế việc thất thoát, còn về chi phí văn phòng phẩm tuy không khống chế ở mức quá thấp vì nó hỗ trợ cho văn phòng làm việc nên cần lập ra một biên độ giao động thích hợp. Thêm vào đó, nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên nhiên liệu, điện, nước,hạn chế các trường hợp sử dụng lãng phí các dụng cụ, thiết bị để phục vụ cho lợi

ích riêng.

Đối với hàng tồn kho: Hàng tồn kho cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả luân chuyển vốn bởi thời gian lưu trữ hàng tồn kho càng lâu thì công ty càng tốn nhiều chi phí, mất mát trong quá trình lưu kho. Vì vậy làm sao để nâng cao sức mua trên thị trường là vấn đề cấp bách. Do đó ta cần mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại bằng cách đưa sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng và hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh, tăng cường các hội chợ để có dịp giao lưu trao đổi và đa dạng hóa sản phẩm, qua đó sẽ nâng được sức mua của thị trường thế giới.

Đối với các khoản phải thu: Cải thiện công tác thu hồi nợ, rút ngắn số ngày của kỳ thu tiền bình quân bằng cách thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho các khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn hoặc cho hưởng chiết khấu thanh toán khi khách thanh toán sớm nhằm tăng tốc độ thu hồi vốn để phục vụ sản xuất, hạn chế vay nợ.

Đối với tài sản cố định, công ty cần phát huy hết công suất hoạt động của máy móc để giảm hao phí bằng cách tận dụng cho thuê kho bãi, nhận gia công hàng hóa trong những lúc nhận ít đơn đặt hàng. Riêng đối với tài sản bị hư hỏng nặng, hoặc không còn sử dụng được, thì công ty nên thanh lý và nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư vào những tài sản mới, hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý của công ty đạt hiệu quả hơn.

Nâng cao khả năng thanh toán: khả năng thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty trên thương trường, vì thế nếu khả năng thanh toán quá thấp sẻ làm giảm lòng tin của khách hàng cũng như các nhà đầu tư. Hiện nay các tỷ số thanh toán của công ty còn thấp. Vì vậy để cải thiện tình hình này bằng cách định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, kết hợp so sánh thu chi của các kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự toán trước lượng tiền cần sử dụng, đồng thời cố gắng duy trì lượng tiền hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờ. Định kỳ kiểm kê vốn trong thanh toán để xác định vốn lưu động hiện có của đơn vị từ đó xác định nhu cầu vốn cần thiết để có thể huy động kịp thời các nguồn vốn bổ sung.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Hoà vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực với đầy những khó khăn và thử thách, Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản ở nước ta, đang từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình với mục tiêu trở thành Công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước.

Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Cafatex trong 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013 qua thì ta thấy rằng Công ty làm ăn có hiệu quả rất cao. Đặc biệt là năm 2010, Công ty đã có mức tiêu thụ sản phẩm khá lớn và tổng doanh thu của Công ty cũng tăng mạnh so với 2 năm 2011 và 2012 và kể cả 6 tháng đầu năm 2013, trong đó, thủy sản là mặt hàng chủ lực mang lại hiệu quả xuất khẩu cao với tốc độ tăng trưởng nhanh đã đem lại lợi nhuận cho Công ty và nhờ đó, mà Công ty đã tạo thêm việc làm cho nhiều người lao động hơn.

Ngoài ra, nhằm thay thế lượng thức ăn được làm từ gia cầm thì mặt hàng thủy sản hiện nay đã đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của hầu hết mọi người dân từ trong nước đến trên thế giới, chính vì vậy, sản lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác ngày càng tăng cao và sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Cafatex cũng chiếm phần không nhỏ.

Tóm lại, Công ty Cafatex đang ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường, một thị trường với sự cạnh tranh gay go và quyết liệt. Tuy nhiên, Công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện như ngày nay.

6.2 KIẾN NGHỊ

Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhà thương thuyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu , với sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.

- Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.

- Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới.

- Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau cùng có lợi.

- Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Dược, Ths. Huỳnh Đức Lộng, Ths. Lê Thị Minh Tuyết, (2006).

Phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh, NXB thống kê, TP. HCM.

2. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB thống kê, TP. HCM. 3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản, (2005) – Nhà xuất bản thống kê năm 2005. 4. Nguyễn Tấn Bình, (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học

Quốc gia Tp HCM.

6. Võ Thanh Thu, (2004). Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ

sản Việt Nam, NXB Thống kê năm 2004.

7. Nguyễn Duyên Như Ngọc (2009). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

của Công ty cổ phần dầu khí Mekong , lớp Kế toán tổng hợp 2- K31, Khoa Kinh

tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.

8. Võ Thị Mới (2009). Phân tích tình hình tiêu thụ ga tại Công ty cổ phần năng

lượng Đại Việt- chi nhánh Vinagas Miền Tây, lớp Kế toán tổng hợp K31, Khoa

Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Các website:

www.vasep.com.vn www.vnexpress.net.vn www.vcci.com.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 - 2012 Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU Thuyết minh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110+120+130+140+150) 100 385.503 529.789 509.139 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.1 3.178 898 281 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

(120 = 121+129) 120 5.000 - -

1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 5.000 - -

2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn

hạn (*) 129 - - -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 V.2 69.524 87.459 69.479

1. Phải thu của khách hàng 131 54.717 74.023 54.232

2. Trả trước cho người bán 132 V.2.2 13.805 12.423 13.164

3. Các khoản phải thu khác 135 V.2.3 1.054 1.066 2.227

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.2.4 (52) (52) (144)

IV. Hàng tồn kho 140 V.3 303.140 437.035 435.983

1. Hàng tồn kho 141 313.519 447.414 446.363

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (10.380) (10.380) (10.380)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 4.662 4.396 3.995

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 V.4.1 690 612 672

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 2.856 2.666 1.681

3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 39 39 39

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.077 1.079 1.003 B- TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+230+240+250) 200 176.678 167.487 168.039 I. Tài sản cố định 210 V.5 156.269 150.448 150.904 1. TSCĐ hữu hình 211 143.564 140.874 139.991 - Nguyên giá 212 253.618 262.445 269.594

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (110.054) (121.571) (129.603)

2. TSCĐ vô hình 217 3.544 3.544 3.544

- Giá trị hao mòn lũy kế 219 - - -

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 220 V.6 9.161 6.030 7.369

II. Bất động sản đầu tư 230 - - -

1. Nguyên giá 231 - - -

2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 232 - - -

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 V.7 - - -

1. Đầu tư vào công ty con 241 - - -

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 242 - - -

3. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 248 - - -

IV. Tài sản dài hạn khác 250 V.8 18.409 17.040 17.135

1. Chi phí trả trước dài hạn 251 18.407 17.038 17.134

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 252 1 1 1

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (260 = 100+200) 260 560.181 697.276 677.178 NGUỒN VỐN

A- NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310+330) 300 V.9 482.088 623.063 582.710 I. Nợ ngắn hạn 310 437.901 585.509 554.637

1. Vay ngắn hạn 311 427.919 523.028 519.954

2. Phải trả cho người bán 312 6.852 58.284 33.085

3. Người mua trả tiền trước 313 1.864 1.914 1.282

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 - - -

5. Phải trả người lao động 315 3.045 4.102 3.053

6. Chi phí phải trả 316 301 506 533

7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 901 1.296 1.001

8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 - - -

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 320 (2.982) (3.620) (4.271)

II. Nợ dài hạn 330 V.10 44.187 37.554 28.073

1. Vay và nợ dài hạn 331 44.187 37.554 28.073

2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 332 - - -

3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 338 - - -

4. Dự phòng phải trả dài hạn 339 - - -

B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) 400 78.093 74.213 94.468 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.11 78.093 74.213 94.468

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 98.810 98.810 98.810

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 958 958 (1.118)

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 23.347 20.425 17.934

4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (20.612) (20.612) -

6. Quỹ đầu tư phát triển 416 - - -

7. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 417 - - -

8. Quỹ dự phòng tài chính 418 423 423 423

9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (24.936) (21.859) (21.581)

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(440 = 300+400) 440 560.181 697.276 677.178

Phụ lục 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 6T/2012 – 6T/2013 Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU Thuyết minh 30/6/2012 30/6/2013 TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110+120+130+140+150) 100 505.114 546.572 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.1 279 471 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

(120 = 121+129) 120 - -

1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 - -

2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn

hạn (*) 129 - -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 V.2 68.105 49.590

1. Phải thu của khách hàng 131 53.451 33.663

2. Trả trước cho người bán 132 V.2.2 12.680 14.810

3. Các khoản phải thu khác 135 V.2.3 1.974 1.261

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.2.4 (144) (144)

IV. Hàng tồn kho 140 V.3 433.694 491.862

1. Hàng tồn kho 141 444.074 502.241

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (10.380) (10.380)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 3.036 4.650

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 V.4.1 663 681

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1.336 2.881

3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 39 39

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 998 1.049 B- TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+230+240+250) 200 169.309 163.357 I. Tài sản cố định 210 V.5 152.346 147.001 1. TSCĐ hữu hình 211 141.574 135.669 - Nguyên giá 212 269.594 269.594

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (128.020) (133.925)

2. TSCĐ vô hình 217 3.544 3.544

- Giá trị hao mòn lũy kế 219 - -

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 220 V.6 7.228 7.788

II. Bất động sản đầu tư 230 - -

1. Nguyên giá 231 - -

2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 232 - -

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 V.7 - -

1. Đầu tư vào công ty con 241 - -

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 242 - -

3. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 248 - -

IV. Tài sản dài hạn khác 250 V.8 16.233 16.356

1. Chi phí trả trước dài hạn 251 16.232 16.355

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 252 1 1

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (260 = 100+200) 260 673.693 709.929 NGUỒN VỐN

A- NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310+330) 300 V.9 579.704 617.401 I. Nợ ngắn hạn 310 551.631 593.193

1. Vay ngắn hạn 311 516.637 542.877

2. Phải trả cho người bán 312 34.061 49.462

3. Người mua trả tiền trước 313 1.067 1.413

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 - -

5. Phải trả người lao động 315 3.053 3.053

6. Chi phí phải trả 316 - -

7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 989 694

8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 - -

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 320 (4.176) (4.305)

II. Nợ dài hạn 330 V.10 28.073 24.208

1. Vay và nợ dài hạn 331 28.073 24.208

2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 332 - -

3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 338 - -

4. Dự phòng phải trả dài hạn 339 - -

B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) 400 93.989 92.529 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.11 93.989 92.529

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 98.810 98.810

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 (1.118) (1.118)

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 17.934 17.934

4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 - -

6. Quỹ đầu tư phát triển 416 - -

7. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 417 - -

8. Quỹ dự phòng tài chính 418 423 423

9. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (22.060) (23.521)

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(440 = 300+400) 440 673.693 709.929

Phụ lục 3: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 – 2012

Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 884.083 916.668 658.874

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 11.673 8.884 -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 872.409 907.784 658.874

4. Giá vốn hàng bán 804.124 804.079 572.780

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)