Phân tích chung tình hình chi phí của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 84 - 87)

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất.

Qua số liệu của bảng 5.12 cho thấy tình hình thực hiện chi phí của Công ty trong ba năm qua có nhiều sự thay đổi. Tổng chi phí thực hiện năm 2011 là 932.183 triệu đồng tăng so với năm 2010 một khoảng 12.811 triệu đồng tương đương 1,39 % và tổng chi phí năm 2012 là 659.089 triệu đồng thấp hơn so với năm 2011 một khoảng 273.094 triệu đồng tức là giảm 29,3 %. Sang 6 tháng năm 2013 tổng chi phí 214.352 triệu đồng thấp hơn 6 tháng năm 2012 một khoảng 104.726 triệu đồng tương ứng giảm 32,82%. Trong đó:

- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2011, giá vốn hàng bán của Công ty là 804.079 triệu đồng giảm hơn năm 2010 45 triệu đồng tương đương 0,005% và năm 2012, Công ty có giá vốn hàng bán là 572.780 triệu đồng so với năm 2011 thì giá vốn này lại giảm xuống nhiều hơn 231.299 triệu đồng tức là giảm đi 28,77%.Sang 6 tháng năm 2013 thì giá vốn hàng bán lại tiếp tục giảm so với 6 tháng năm 2012 85.064 triệu đồng tương ứng giảm 32,2%. Nguyên nhân giá vốn giảm hay tăng là tuỳ thuộc vào sản lượng mà khách hàng đặt nhiều hay ít. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được.

Bảng 5.12: Tình hình chi phí chung của Công ty Cafatex qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th 2012 6th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th2013/6th2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Giá vốn hàng bán 804.124 804.079 572.780 265.848 180.245 (45) (0,005) (231.299) (28,77) (85.604) (32,2) Chi phí tài chính 61.347 81.057 47.807 24.307 19.058 19.710 32,13 (33.250) (41,02) (5.250) (21,6) Chi phí bán hàng 36.894 28.854 21.046 11.080 7.328 (8.040) (21,79) (7.808) (27,06) (3.752) (33,86) Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.720 17.865 17.393 7.843 7.722 1.145 6,85 (472) (2,64) (121) (1,54) Chi phí khác 288 328 63 - - 40 13,89 (266) (80,97) - - Tổng chi phí 919.372 932.183 659.089 319.078 214.352 12.811 1,39 (273.094) (29,3) (104.726) (32,82)

- Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng là chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa. Do đặc thù sản phẩm của công ty là những mặt hàng thủy sản đông lạnh nên chi phí bán hàng chủ yếu là chi phí lương cho nhân viên, chi phí bao bì đóng gói hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng đi bán và một số chi phí khác Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí bán hàng có chiều hướng giảm qua các năm . Cụ thể : Năm 2010 là 36.894 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí này là 28.854 triệu đồng, giảm 21,79% so với năm 2010. Sang năm 2012 chi phí này tiếp tục giảm mạnh so với năm 2011 7.808 triệu đồng tương ứng giảm 27,06% và 6 tháng năm 2013 giảm 3.752 triệu đồng với tỷ lệ giảm 33,86% so với 6 tháng năm 2012. Chi phí này giảm mạnh theo sự tụt giảm của doanh thu bán hàng, nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của doanh thu.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí khá quan trọng, nó phản ánh các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý của công ty. Ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp qua ba năm tăng lên rồi lại giảm xuống. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 16.720 triệu đồng. Nhưng khi sang năm 2011 chi phí này là 17.865 triệu đồng tăng 1.145 triệu đồng, tương ứng tăng 6,85% so với năm 2010. Nhưng sang năm 2012 chi phí này lại giảm xuống, cụ thể chi phí trong năm này là 17.393 triệu đồng, giảm 2,64% so với năm 2011.Sự tụt giảm này kéo đến 6 tháng năm 2013 giảm 121 triệu đồng tương ứng giảm 1,54% so với 6 tháng năm 2012.

- Chi phí khác: chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng không nhiều đến sự biến động của tổng chi phí. Năm 2011 chi phí này tăng 40 triệu đồng , tăng 13,89% so với năm 2010, nhưng qua năm 2012 chi phí khác đã giảm xuống một cách đột ngột chỉ còn 63 triệu đồng, giảm 80,97% so với năm 2011 và đến 6 tháng năm 2013 thì không có phát sinh nữa.

- Chi phí tài chính: Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí của công ty, chi phí tài chính cũng chính là chi phí chi trả lãi vay cho ngân hàng của công ty. Ta thấy chi phí tài chính qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 có sự biến động tăng trong năm 2011 sau đó lại giảm dần qua các năm còn lại . Năm 2010 chi phí hoạt động tài chính tức chi phí lãi vay của công ty là 61.347 triệu đồng. Qua năm 2011, chi phí này đã tăng lên 81.057 triệu đồng, tương ứng với tăng 32,13% so với năm 2010 do Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó, nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty.

Năm 2012 chi phí này giảm xuống 47.087 triệu đồng với tỷ lệ giảm 41,02% là do năm 2012 công ty đã trả bớt một số khoản vay ngắn hạn và dài hạn và công ty cũng không có vay thêm một khoản vay nào khác. Sang 6 tháng năm 2013 chi phí tài chính cũng giảm xuống so với 6 tháng năm 2012 là 5.250 triệu đồng, giảm 21,6%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã tự chủ được nguồn vốn, giảm được chi phí tăng lợi nhuận cho công ty.

 Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Cafatex trong ba năm vừa qua (2010-2012) và 6 tháng năm 2013 có khá nhiều biến động. Tuy sự biến động này theo chiều hướng gia tăng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Mặc dù là ảnh hưởng không nhiều nhưng để Công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)