1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty xăng dầu tây nam bộ

98 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
Tác giả Nguyễn Công Bằng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Hà
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • Mở đầu

  • Chương 1

  • Chương 2

  • Chương 3

  • Chương 4

  • Chương 5

  • Kết luận

  • Tài liệu tham khảo

  • Untitled

Nội dung

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuHọ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Hà Học vị: Thạc sĩ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Cơ quan công tác: Trường

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

Đề tài này tập trung phân tích tình hình tiêu thụ của sản phẩm xăng dầu và lợi nhuận của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ qua 3 năm (2006-2008) Từ đó đề ra một số giải pháp để khắc phục những mặt còn hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Mục tiêu cụ thể

 Phân tích tình hình tiêu thụ xăng dầu qua 3 năm 2006-2008.

 Phân tích tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2006-2008.

 Phân tích các chỉ tiêuđánh giá khả năng sinh lợi.

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và lợi nhuận.

 Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những mặt còn hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

 Tình hình tiêu thụ xăng dầu thay đổi nhưthế nào trong 3 năm vừa qua?

 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm của công ty thay đổi ra sao?

 Khả năng sinh lợi của công ty đãđạt hiệu quả hay chưa?

 Các nhân tố nàoảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm trong thời gian vừa qua?

 Công ty cần đề xuất một số biện pháp gì để khắc phục những mặt còn hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty?

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

2.1.1.1 Ý ngh ĩa, nhiệm vụ phân tích t ình hình tiêu th ụ sản ph ẩm a Ý nghĩa phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Qua kết quả tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm hàng hóa ở doanh nghiệp mới được thị trường thừa nhận về khối lượng, chất lượng, mặt hàng và thị hiếu của người tiêu dùng Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường.v.v

Sau quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp mới thu hồi được toàn bộ chi phí có liên quan đến chế tạo sản phẩm hoặc giá vốn của hàng hóa, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung Ngoài ra, còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm tích luỹ vào ngân sách, vào các quỹ của doanh nghiệp để nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên b Nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

Từ các ý nghĩa đã phân tích trên, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là:

 Đánh giá đúngđắn tình hình tiêu thụsản phẩm hàng hóa về mặt số lượng, chất lượng, mặt hàng vàđánh giá tính kịp thời của việc tiêu thụ

 Tìm ra những nguyên nhân và trên cơ sở đó xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình tiêu thụ.

 Trên cơsở phân tích đánh giá trên,đề ra các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, không ngừng tăng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thêm khối lượng tiêu thụ cả về mặt số lượng và chất lượng để nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp.

2.1.1.2 Ph ươ ng pháp phân tích tình hình tiêu th ụ của doanh nghi ệp

2.1.1.2.1 Phân tích chung tình hình lợi tiêu thụ của doanh nghiệp

So sánh khả năng tiêu thụ sản phẩm năm nay so với năm trước để thấy được mặt hàng nào tiêu thụ nhiều, mặt hàng nào tiêu thụ ít Từ đó đề xuất biện pháp để khắc phục.

2.1.1.2.2 Phân tích các nhân tố bên trongảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ a Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng

Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng để xem mặt hàng nào chiếm tỷ trọng cao, mặt hàng nào chiếm tỷtrọng thấp.

Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ Chỉ tiêu nàyđược xác định bằng công thức:

Doanh thu mặt hàng tiêu thụ

Tỷ phần giá trị từng mặt hàng Tổng giá trị hàng hoá tiêu dùng

Phân tích doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng là phần quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho thấy rõ về tình hình công ty hoạt động nhưthế nào, sự biến động của từng mặt hàng và tác động của nó đến doanh thu, từ đó cho hướng phát triển trong tương lai.

Phương pháp phân tích: tính tỷ trọng sau đó dùng phương pháp so sánh. b Phân tích tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng Để xét về nguyên nhân tăng, giảm số lượng bán ra của từng mặt hàng thì phải xem xét khối lượng hàng hoá tiêu thụ được qua từng phương thức bán hàng.

Từ đó đánh giá phương thức bán hàng nàođạt lượng tiêu thụ nhiều nhầt, phương thức bán hàng nào có lượng tiêu thụ ít nhất.

Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh

2.1.1.2.3 Các yếu tố bên ngoàiảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ

+ Tình hình cung cấp: tình hình tiêu thụ, trước hết lệ thuộc vào tình hình cung cấp (đầu vào).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Tình hình luân chuyển hàng hoá

Số vòng luân chuyển hàng hoá hay số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh phù hợp trên thị trường, thể hiện mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoáđã bán với lượng hàng hoá dự trữ trong kho.

Giá vốn hàng bán bán ra

Số vòng luân chuyển hàng hóa Giá trị hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển hàng hoá hay số ngày của 1 vòng cho biết khoảng thời gian của 1 vòng luân chuyển hàng hoá.

Kỳ luân chuyển hàng hóa Số vòng luân chuyển hàng hóa

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao (hay số ngày cho một vòng càng ngắn) thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, giảm được vốn đầu tưcho tồn kho hàng hoá Tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, giảm mất uy tín doanh nghiệp Còn ngược lại, hệ số này quá thấp thì cho thấy doanh nghiệp đã tồn kho quá mức làm tăng chi phí một cách không cần thiết.

+ Giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp: Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ Lượng sản phẩm tiêu thụ nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc vào doanh nghiệp định giá bán Bên cạnh đó, giá bán lại cómối quan hệ với lợi nhuận của doanh nghiệp Và đương nhiên, giá bán sản phẩm hàng hoá phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ cung cầu trên thị trường Vì thế, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt trong việc định giá bán sản phẩm vừa bù đắp được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm vừa thu được lợi nhuận để thực hiện việc tái đầu tư.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường: Chất lượng sản phẩm là nhân tố cốt lõi của chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càngđược nâng cao thì họ càngđòi hỏi sản phẩm phải đạt chất lượng cao Vì thế, chất lượng sản phẩm cao thì lượng tiêu thụ hàng hoá càng nhiều và quyết định uy tín của doanh nghiệp Ngược lại, chất lượng sản phẩm không cao thì lượng tiêu thụ hàng hoá càng ít và uy tín của doanh nghiêp sẽ giảm Bởi vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường.

+ Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp: Đây là vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp gồm: khảo sát nghiên cứu thị trường, tăng cường quảng cáo, tăng cường khuyến mãi, cải tiến mẫu mã,… để sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Yếu tố thuộc về chính sách nhà nước: như các chính sách kinh tế của chính phủ, tình hình giao thương quốc tế, mức độ tác động của tỉ giá hối đoái, chính sách bảo hộ,… đều ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình lợi nhuận

2.1.2.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp a Khái niệm

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí dùng cho hoạt động đó.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b Ý nghĩa phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền bộ phận của sản phẩm thặng dưdo kết quả laođộng của công nhân mang lại.

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất, nó thể hiện kết quả của các chính sách, biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp.

Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước. Lợi nhuận được để lại các doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơsở của chính sách phân phối đúng đắn. c Nhiệm vụ phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có qua phân tích tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Với ý nghĩa quan trọng đó nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

 Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và từng doanh nghiệp.

 Đánh giá những nguyên nhân, xácđịnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về lợi nhuận.

 Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.

2.1.2.2 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp

Dođặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú, đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận Hiểu rõ nội dung, đặc điểm, của lợi nhuận từng bộ phận tạo cơsở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: a Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cungứng dịch vụ

Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ Trong đó:

 Doanh thu của hoạt động bán hàng và cungứng dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

 Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ bao gồm:

 Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ (giá vốn hàng bán).

Qua phân tích trên, lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:

Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của doanh nghiệp Đây cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu như: quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… là điều kiện tiền đề để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận sau:

 Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.

 Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh phụ của doanh nghiệp.

 Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinh tế kể trên. b Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận thu từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

 Lợi nhuận thu được do tham gia góp vốn liên doanh.

 Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán.

 Lợi nhuận thu được do hoạt động cho thuê tài sản.

 Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi trả tiền vay ngân hàng.

 Lợi nhuận thu được do vay vốn.

 Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ. c Lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài dự tính đến, nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại.

Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp Các khoản thu từ hoạt động khác bao gồm:

 Thu từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

 Thu từ khoản được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.

 Thu từ các khoản nợ khó đòiđã xử lý, xoá sổ.

 Thu từ các khoản nợ không xác định được chủ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

 Các khoản thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hoặc lãng quên không ghi trong sổ kế toán, đến năm báo cáo mới phát hiện ra….

Các phương pháp phân tích

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô Có 2 phương pháp so sánh

 Phương pháp số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước.

Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu cơsở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu. b Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp màở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định tính chính xác, mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Tên tiếng Việt: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.

 Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex TayNamBo.

 Trụ sở chính đặt tại: Số 21 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

 Email:taynambo@petrolimex.com.vn

 Văn phòngđại diện : Đặt tại 154 Nguyễn Công Trứ - Phường 5 - Quận I -

 Số tài khoản: 011100000047.4 tại Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cần thơ.

Trước ngày 30/04/1975 thị trường xăng dầu ở phía Namcũng nhưở thành phố Hồ Chí Minh đều do 3 hãng lớn là: Caltex (Mỹ), Esso (Anh), Shell (Hà Lan) khống chế toàn bộ Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ban quân quản tiếp quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của 3 hãng trên và thành lập Công ty xăng dầu miền Nam trực thuộc Tổng cục vật tư.

Bên cạnh nhiệm vụ tiếp quản kho tàng, hàng hoá, đơn vị còn tập hợp tổ chức các nhân viên phục vụ hãng cũ còn ở lại để giáo dục chính trị tư tưởng, phân công nhiệm vụ Chính lực lượng nàyđã hỗ trợ đắc lực chođơn vị quân đội đảm bảo tuyệt đối an toàn số lượng xăng dầu còn lại không để bị thất thoát, phá hoại tạo nên sự ổn định trong thời điểm tiếp quản, tránh được những thiệt hại về người và tài sản.Xác định nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành xăng dầu ngay từ thời kỳ quân quản, Uỷ ban nhân dân cách mạng và Sở công thương khu Tây Nam

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bộ cấp tốc thành lập một bộ phận cán bộ tiếp nhận các cơ sở kinh doanh xăng dầu từ đơn vị quân đội để đưa vào hoạt động với tên gọi ban đầu là”Công ty xăng dầu cấp I khu vực Tây Nam Bộ”.

Ngày 07/01/1976, Tổng cục vật tưbằng văn bản số 03/VH-KH quyết định thành lập “Tổng kho xăng dầu Khu Tây Nam Bộ” trực thuộc Công ty xăng dầu Miền Nam (Cty xăng dầu Khu vực II ngày nay).

Tháng 7/1977 Tổng công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu khu Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho xăng dầu Cần Thơ” trực thuộc Công ty xăng dầu Khu Vực II.

Ngày 11/09/1984, Giámđốc Công ty xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC.QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Cần Thơ” thành “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang”.

Ngày 26/12/1988 Tổng Giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ban hành Quyết định số 2209/XD.QĐ đổi tên “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang” thành

“Công ty xăng dầu Hậu Giang” và về trực thuộc Petrolimex Việt Nam.

Từ ngày 01/01/2004 Công ty xăng dầu Hậu giang đổi tên thành “Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ” trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại.

Từ khi thành lập đến nay Công ty không ngừng lớn mạnh, hiện có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với tổng sức chứa trên 120.000 m 3 /tấn Với những đóng góp cho sự phát triển kinh tế vàđảm bảo an ninh quốc phòng Công tyđãđược Nhà Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba, huân chương lao động hạng Nhì và nhiều danh hiệu cá nhân khác.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

+ Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

+ Công ty có chức năng chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bànđược phân công Bên

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cạnh mặt hàng chủ yếu là xăng dầu Công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác, ), vận tải xăng dầu, dịch vụ hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

+ Ngoài ra, công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. b Nhiệm vụ

+ Cung cấp xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu cho các tỉnh Miền Tây Ngoài ra còn tham gia tái xuất sang thị trường Campuchia.

+ Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng Công ty giao Ngày càng mở rộng thêm các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần Bên cạnh đó phải khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho công ty và xã hội.

+ Trong công tác kinh doanh: tạo ra được nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc vàổn định Khaithác lợi thế là trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ thống đại lý, tổng đại lý Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộcông nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng vàđất nước nói chung.

Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

a Cơcấu tổ chức công ty

Mô hình của công ty là mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc công ty, được Tổng giám đốc ủy nhiệm tổ chức chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất và là đại diện cho mọi nghĩa vụ và quyền lợi của công ty trước pháp luật và cấp trên về các hoạt động của công ty Hai phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh và Phó giámđốc kỹ thuật là người giúp việc cho Giám đốc công ty, được Giám đốc công

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ty phân công phụ trách một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ được Giám đốc phân công.

Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách hoạt động kinh doanh, giao dịch với khách hàng, tổ chức kế toán xúc tiến bán hàng.

Phó giámđốc kỹ thuật: phụ trách trang thiết bị, chất lượng xăng, dầu trong toàn công ty, nghiên cứu thiết kế và xây dựng công trình.

Hệ thống các đơn vị chức năng của công ty bao gồm:

 Phòng Tổ chức – Hành chính

 Phòng Quản lý kỹ thuật

 Phòng Kế toán – Tài chính

 Phòng Thanh tra – Bảo vệ

 Các chi nhánh xăng dầu:

 Chi nhánh xăng dầu Sóc Trăng

 Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu

 Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang

 Tổng kho xăng dầu Miền Tây

 Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu gồm: 11 của hàng nằm rải rác trênđịa bàn thành phố Cần Thơ, 7 của hàng trực thuộc Chi nhánh xăng dầu Sóc Trăng, 10 cửa hàng trực thuộc Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu, 9 của hàng trực thuộc Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang

 Một văn phòngđại diện đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu BANG SO DO CO CAU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu b Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng Tổ chức - Hành chính: chịu sự trực tiếp của giám đốc, nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự và tiền lương cho công ty; đảm bảo các luồng thông tin trong công ty được xuyên suốt; hệ thống hoá các chính sách về lao động, tiền lương…

Phòng Kỹ thuật: đảm nhận các hoạt động về kỹ thuật như: quản lý số lượng, chất lượng xăng dầu, bảo vệ bồn bể, xây dựng, ban hành các định mức kỹ thuật về hao hụt, barel bồn bể, dụng cụ đo đếm… quản lý, theo dõi các công trình xây dựng mới hoặc sữa chữa lớn.

Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ tổ chức điều hành kinh doanh có hiệu quả trong phạm vi địa bàn mà Tổng công ty phân công trên cơ sở thực hiện đầy đủ nguyên tắc, chế độ của ngân hàng và Nhà nước, phối hợp với các phòng ban khác để ra những giải pháp tối ưu cho hiện tại và tương lai.

Phòng Kế toán – Tài chính: thực hiện nhiệm vụ về kế toán, hạch toán kinh doanh, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn… của công ty nhằm kinh doanh có hiệu quả, kiểm tra quan sát việc thực hiện nguyên tắc, chế độ hạch toán trong công ty theo hướng dẫn của ngân hàng và Nhà nước.

Phòng Thanh tra - Bảo vệ: có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra nhiệm vụ của các phòng ban khác, các cửa hàng thuộc công ty; kiểm tra, hướng dẫn việc ký kết các hợp đồng kinh tế đúng pháp luật.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 1: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY NĂM 2008 ĐVT: Nhân viên

Trìnhđộ chuyên môn Tên đơn vị

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Như vậy, toàn công ty có 416 nhân viên bao gồm cả khối văn phòng, khối kho, khối cửa hàng và chi nhánh Trong đó, khối kho là khối có tỷ lệ nhân viên có trìnhđộ đại học thấp nhất và số lượng nhân viên là ít nhất Ngược lại, khối chi nhánh và khối cửa hàng là khối có lực lượng nhân viên đông đảo nhất vì đây là những khối trực tiếp đưa sản phẩm, hàng hoá của công ty đến tay người tiêu dùng và tìm kiếm những đối tác kinh doanh mới cho công ty Đặc biệt trong tổng số 4 khối đơn vị thì khối văn phòng làđơn vị duy nhất có nhân sự ở trìnhđộ cao học do khối này chính là cơ quan đầu não điều hành toàn bộ công ty Như vậy, việc phân bố số lượng nhân viên ở các bộ phận của công ty tuỳ thuộc vào khối lượng cũng nhưtính chất công việc mà có sự yêu cầu về trìnhđộ thích hợp.

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Sản phẩm của công ty là các loại xăng, dầu hoả, diesel, mazut và các sản phẩm khác với tính năng làm nhiên liệu phục vụ cho các loại động cơ chế hoà khí, động cơ diesel Đây là những nhiên liệu có đặc tính dễ cháy nổ, dễ bay hơi nên được bảo quản rất kỹ và được âm dưới lòng đất Do đó trong quá trình kinh doanh, công ty rất chú trọng đến khâu phòng cháy chữa cháy và kiểm tra an toàn khi vận chuyển đến các chi nhánh, đại lý, cửa hàng, để giảm thiểu đến mức thấp nhất mức hao hụt và tránhđược những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Xăng: là một trong những sản phẩm quan trọng của công nghiệp chế biến dầu mỏ và ngày nay đã thực sự trở thành sản phẩm quen thuộc của con người Xăng không phải đơn thuần chỉ là sản phẩm của một quá trình chưng cất từ một phân đoạn nàođó của dầu mỏ hay một quá trình chưng cất đặc biệt khác

Nó là một sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn cẩn thận từ một số thành phần, kết hợp với một số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiện vận hành thực tế và cả trong các điều kiện tồn chứa, dự trữ khác nhau,…

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của xăng dựa trên: trị số octan, thành phần cất phân đoạn, ăn mòn đồng, hàm lượng nhựa thực tế, độ ổn định oxy hoá, hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng chì, áp suất hơi bão hoà, hàm lượng benzen, hydrocacbon thơm, olefin, hàm lượng oxy, khối lượng riêng, hàm lượng kim loại, ngoại quan.

+ Dầu hoả: Dầu hoả là tên chỉ chung một phân đoạn chưng cất của dầu mỏ, sôi chủ yếu trong khoảng 200 – 300 0 C Có thể dùng làm nhiên liệu cho máy kéo, cho động cơ phản lực…đồng thời sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày như đun bếp, sưởi ấm, thắp sáng, dùng trong mỏ cắt kim loại bằng dầu hoả, làm dung môi khi sản xuất keo sơn, vải tẩm dầu… gọi là dầu hoả dân dụng.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của dầu hoả dựa trên: điểm chớp lửa cốc kín, thành phần cất, hàm lượng lưu huỳnh, màu saybolt, chiều cao ngọn lửa không khói,ăn mònđồng, độ nhớt động học, định lượng lưu huỳnh mercaptan.

+ Diesel: là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa và xăng, sử dụng chủ yếu cho động cơ diesel (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) và một phần sử dụng cho các tuabin khí (trong công nghiệp: phát điện, xây dựng,…) Nhiên liệu diesel được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hoá phù hợp cho động cơdiesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hoá học phức tạp.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của diesel dựa trên: chỉ số cetan, hàm lượng lưu huỳnh, nhiệt độ cất, điểm chớp lửa cốc kín, độ nhớt động học, cổn cacbon,điểm đông đặc, hàm lượng tro, hàm lượng nước, tạp chất dạng hạt, ăn mòn đồng, khối lượng riêng,độ bôi trơn, ngoại quan.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Mazut: Mazut còn gọi là nhiên liệu đốt lò hay dầu FO Mazut là phần cặn của quá trình chưng cất dầu mỏ ở áp suất khí quyển, hoặc cặn chưng cất của các sản phẩm của quá trình chế biến sâu các phân đoạn nguyên liệu của dầu thô, phần tách chiết ra trong công nghệ sản xuất dầu nhờn truyền thống Mazut được dùng cho các lò nồi hơi, các lò nung trong công nghệ sành sứ, thuỷ tinh, luyện gang thép và cho thiết bị động lực của tàu thuỷ.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của mazut dựa trên: khối lượng riêng,độ nhớt động học, điểm chớp lửa cốc kín, hàm lượng lưu huỳnh, điểm đông đặc, hàm lượng nước, hàm lượng tạp chất, nhiệt trị, hàm lượng tro, cặn cacbon conradson.

3.2.2.Ứng dụng của sản phẩm

Trong nền kinh tế hiện nay, xăng dầu là nguồn nhiên liệu không thể thiếu được trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng nhưtrong cuộc sống hàng ngày Trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp, nó giúp các nhà máy, xí nghiệp vận hành máy móc liên tục tạo ra vô số các loại sản phẩm và động cơ phục vụ cho quá trình sản xuất gạo, lúa mì,…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày nó còn là nguồn nhiên liệu cho các loại phương tiện lưu thông của con người được nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Như chúng ta đã biết, xăng dầu là nguồn nhiên liệu có hạn nên dù trong tương lai, xăng dầu sẽ được thay thế bằng những sản phẩm khác nhưng hiện nay nó vẫn là nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

Qua bảng 2 ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng từ 3.339.653 triệu đồng năm 2006 lên 4.706.148 triệu đồng năm 2007, tức tăng 1.366.495 triệu đồng (tươngđương 40,92 %) Sang năm 2008, tổng doanh thu đạt 7.097.962 triệu đồng vượt hơn năm 2007 là 50,82 % Từ năm 2006 đến năm 2008 tổng doanh thu đều tăng là do các mặt hàng kinh doanh của Công ty được tiêu thụ mạnh.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Tuy doanh thu tăng rất cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao theo Năm 2007, giá vốn hàng bán là 4.632.330 triệu đồng tăng 41,78 % về tốc độ và 1.365.147 triệu đồng về giá trị so với năm 2006 Do tình hình xăng dầu thế giới có nhiều biến động nên đến năm 2008 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng cao hơn nữa và tăng 51,38 % so với cùng kỳ năm 2007.Nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng trong thời gian qua là do giá bán các mặt hàng xăng dầu trong nước tăng lên do ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động của công ty qua ba năm cũng có chuyển biến tăng, năm 2006 là 60.427 triệu đồng, năm 2007 và năm 2008 lần lượt là 71.306 triệu đồng, 81.409 triệu đồng Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hoá của công ty được tiêu thụ mạnh bởi trong thời gian vừa qua Công ty đã thành lập thêm nhiều cửa hàng bán lẻ nên chi phí dành cho việc xây dựng vàđào tạo không ngừng tăng lên.

Nhìn chung, chi phí qua các năm tăng với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là giá vốn hàng bán nên mặc dù tổng doanh thu luôn đạt tốc độ tăng rất cao qua từng năm nhưng cũng không đủ đảm bảo cho lợi nhuận đạt mức tăng năm sau cao hơn năm trước, trái lại với xu hướng tăng của tổng doanh thu, lợi nhuận có chiều hướng tăng, giảm không ổn định Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty ở năm 2006đạt mức 10.804 triệu đồng, nhưng sang năm tiếp theo nó là 2.320 triệu đồng giảm 8.458 triệu đồng, năm 2008 mức lợi nhuận tăng trở lại đạt mức 4.767 triệu đồng tức tăng hơn gấp đôi năm 2007 Mặc dù, có sự đóng góp của các lợi nhuận thành phần nhưlợi nhuận tài chính, lợi nhuận khác và lợi nhuận bán hàng, nhưng tổng quan thì tổng lợi nhuận tăng là do sự tăng lên của lợi nhuận bán hàng và lợi nhuận khác.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm

Trong một môi trường đầy tính cạnh tranh và khốc liệt như hiện nay, số lượng hàng hoá tiêu thụ đánh giá khả năng kinh doanh của một công ty Nếu lượng hàng hoá của công ty tiêu thụ ít thì chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty không mấy lạc quan, có nguy cơ thất bại Và ngược lại, nếu lượng hàng hoá của công ty tiêu thụ càng nhiều thì chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả Vì vậy, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

BANG SAN LUONG TIEU THU 33

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nhìn chung, tổng sản lượng tiêu thụ theo mặt hàng qua 3 năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước Năm 2007, sản lượng tăng 21,44 % so với năm

2006 Nhưng đến năm 2008, sản lượng chỉ tăng lên 0,15 % so với năm 2007. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng qua 3 năm lại tăng, giảm khôngổn định.

Trong đó, mặt hàng xăng có sản lượng tiêu thụ tăng nhanh qua các năm Sản lượng năm 2007 là 100.317.229 lít tăng 30.835.249 lít, tức tăng 44,38 % so với năm 2006, còn năm 2008 là 156.790.816 lít tăng 56.473.587 lít với tỷ lệ 56,30 % so với năm 2007 Tốc độ tăng sản lượng của năm 2008 rất cao góp phần làm tăng doanh thu Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường sử dụng mặt hàng này ngày càng tăng. Đối với dầu hỏa, sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này năm 2007 là 29.199.557 lít tăng 559.776 lít với tỷ lệ 1,95 % so với năm 2006 Sang năm 2008, mặt hàng này lại tăng lên thêm 2.346.026 lít, với tỷ lệ 8,03 % so với năm 2007 Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ mặt hàng dầu hỏa có chiều hướng đi lên. Nguyên nhân có thể do giá gas dùng trong sinh hoạt tăng nên người tiêu dùng chuyển sang sử dụng dầu hoả.

Cùng với chiều hướng gia tăng sản lượng của mặt hàng xăng và dầu hoả, sản lượng bán ra năm 2007 của mặt hàng diesel là 223.449.132 lít, tăng 39.534.810 lít so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 21,50 %.Tuy nhiên, đến năm 2008, sản lượng của mặt hàng này lại giảm 4.580.472 lít tương đương 2,05 % so với năm 2007 Nguyên nhân làm cho sản lượng tiêu thụ mặt hàng diesel có xu hướng giảm vào năm 2008 là do giá bán loại mặt hàng này tăng lênđột biến, chính điều đó làm cho nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này giảm so với năm trước đó.

Ngược lại, với mặt hàng xăng và dầu hoả sản lượng mặt hàng mazut cũng tăng, giảm bất thường như mặt hàng diesel Năm 2007, sản lượng tiêu thụ là212.168.901 lít tăng 15,73 % so với năm 2006 với mức tăng tương ứng là28.831.797 lít Tuy nhiên, sản lượng mặt hàng này vào năm 2008 có dấu hiệu giảm đi với tỷ lệ giảm tương đối lớn 25,16 % so với năm 2007, tức giảm đi53.385.495 lít Nguyên nhân là do lượng bán ra của mặt hàng mazut ở hai

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu phương thức bán buôn trực tiếp và bán nội bộgiảm nênảnhhưởngđến việc giảm sản lượngchung củamặt hàng vào năm 2008 Lượngbán ra của hai phương thức này giảm có thểlà doảnhhưởng của giá xăng dầu trên thếgiớilàm giá xăng dầu trong nước tăng theo làm cho một lượng lớn khách hàng chuyển sang sử dụng nhiên liệu khác thay thế với giá cả rẻ hơn như than đá,…và do sự xuất hiện của nhiềuđầu mối nhập khẩu khác đấu thầu với giá bán thấp hơn.

Tuy sản lượng các mặt hàng tăng, giảm không ổn định nhưng nhìn chung diesel và mazut vẫn là 2 mặt hàng chủ lực của công ty xuất bán sang thị trường Campuchia.

Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanhnghiệp tái sản xuất, trang trảicác chi phí Tuy nhiên,để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng xăng dầu nhưng đề tài này chỉ tập trung phân tích 4 mặt hàng chủ yếu ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty như: Xăng, Dầu hoả (KO), Diesel (DO) và Mazut(FO).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4: DOANH THU THEO MẶT HÀNG ĐVT: Triệu đồng

(nguồn: Phòng kế toán - tài chính)

Nhìn chung, số liệu tổng hợp ở bảng 4 cho thấy rằng tổng doanh thu theo mặt hàng của công ty qua các năm đều tăng Năm 2006, doanh thu 4 mặt hàng chính của công ty chỉ có 3.327.740 triệu đồng, nhưng sang năm 2007, doanh thu của 4 mặt hàng này đạt 4.693.604 triệu đồng, tăng 1.365.861 triệu đồng với tốc độ tăng là 41,04 %.Đến năm 2008, là năm mà tình hình xăng dầu có khá nhiều biến động, một mặt giá bán các mặt hàng xăng dầu biến động mạnh do ảnh hưởng của tình hình xăng dầu thế giới, mặt khác, do nhu cầu sử dụng các mặt hàng xăng dầu phục vụ cho nhu cầu đi lại, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao từ đó làm cho doanh thu từ 4 mặt hàng chủ đạo tiếp tục tăng cao và đạt ở mức cao là 7.079.130 triệu đồng So với năm 2007 thì doanh thu ở năm 2008 tăng 2.385.525 triệuđồng tươngứng với tỷ lệ tăng là 50,82 %. Ở Công ty, mặt hàng dầu diesel được xem là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán của công ty và doanh thu của các mặt hàng này đang có xu hướng tăng Mặt hàng mazut là mặt hàng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của công ty, tuy nhiên, trong thời gian qua thì doanh số bán của hai loạimặt hàng này có sự biến động không ổn định.

Còn về mặt hàng xăng và mặt hàng dầu hỏa, tuy là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn mặt hàng diesel và mazut nhưngđâyđược xem là hai mặt hàng có tốc

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu độ gia tăng đáng kể (nhất là mặt hàng xăng) vàđã góp phần không nhỏ vào tổng doanh thu của Công ty và ngày càng gia tăng qua các năm.

4.1.2.1 Bi ến động doanh thu của mặt h àng x ă ng ĐVT: Triệu đồng

2006 2007 2008 Đồ thị 1: DOANH THU CỦA XĂNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Qua bảng số liệu (bảng 4) cùng với đồ thị ta có thể thấy rất rõ doanh thu của mặt hàng xăng liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh Năm 2007, doanh thuđạt 1.011.380 triệu đồng tăng 48,60 %, tương đương với 330.804 triệu đồng so với năm 2006 Năm 2008, doanh thu tăng gấp đôi 1.106.483 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 109,40 % Nguyên nhân làm cho doanh thu mặt hàng này tăng đáng kể nhưvậy là do tình hình tiêu thụ mặt hàng xăng của công ty khá lạc quan, số khách hàng sử dụng xăng phục vụ cho việc đi lại và quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều nên đẩy nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng, hơn nữa do các loại xăng của công ty bán ra luôn đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật nên được nhiều khách hàng tin dùng Cụ thể, qua bảng số liệu sản lượng tiêu thụ qua 3 năm (bảng 3) của mặt hàng xăng, ta thấy sản lượng tiêu thụ năm 2007 là 100.317.229 lít, tăng 30.835.249 lít so với năm 2006, sang năm 2008 thì sản lượng tiêu thụ tăng là 56,30 % tương đương 56.473.587 lít so với năm 2007 Nhìn chung, ngoài yếu tố tiêu thụ thì giá cả các mặt hàng xăng dầu nói chung và mặt hàng xăng nói riêng qua các nămđều gia tăng, năm sau cao hơn năm trước cũng là nguyên nhân làm cho doanh thu xăng đạt ở mức cao.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.1.2.2 Bi ến động doanh thu của mặt h àng d ầu hỏa ĐVT: Triệu đồng

2006 2007 2008 Đồ thị 2: DOANH THU CỦA DẦU HOẢ QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Từ số liệu ở bảng 3 và 4 cho thấy doanh thu và sản lượng của mặt hàng dầu hoả qua các năm liên tục tăng Cụ thể là năm 2007 sản lượng tiêu thụ đạt 29.199.557 lít và doanh thuđạt 274.475 triệu đồng tăng 559.676 lít (tức tăng 1,95

%) còn về doanh thu tăng 38.196 triệu đồng tương đương với 16,17 % so với năm 2006 Đến năm 2008, sản lượng đạt 31.545.583 lít tăng 5,57 % so với năm

2007, tức vượt hơn năm 2007 là 2.346.026 lít; về doanh thu đạt 496.590 triệu đồng tăng 80,92 % so với năm 2007.

Kết quả trên đạt được là do lượng hàng hoá xuất bán cho nội bộ ngành và nội bộ công ty tăng nhanh, hơn nữa giá cả các mặt hàng dùng trong sinh hoạt nội trợ hằng ngày nhưgas tăng cao nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng mặt hàng dầu hoả

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.1.2.3 Bi ến động doanh thu của mặt h àng diesel ĐVT:Triệu đồng

2006 2007 2008 Đồ thị 3: DOANH THU CỦA DIESEL QUA 3 NĂM (2003 – 2005) Đối với công ty xăng dầu Tây Nam Bộ thì mặt hàng diesel là mặt hàng kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong nhóm mặt hàng kinh doanh chính của công ty Từ năm 2006 đến năm 2008 doanh thu của diesel đều tăng nhưng sản lượng tăng giảm không ổn định Doanh thu năm 2007 là 1.853.612 triệu đồng tăng 524.413 triệu đồng với phần trăm gia tăng là 39,45 % so với năm 2006 Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do giá bán diesel tăng nhanh, còn vềsản lượng chỉ tăng 39.534.810 lít (tăng 21,50 %) so với 2006 Tuy nhiên, vào năm 2008, thì số lượng diesel bán ra có chiều hướng giảm tương ứng ở mức 218.868.660 lít, tức giảm 4.580.472 lít (giảm 2,05 %) so với năm 2007 Trong khi đó doanh thu có chiều hướng tăng lên, năm 2008 mức doanh thu đạt được là 2.778.239 triệu đồng, tăng 924.627 triệu đồng (tức tăng 49,88 %) so với năm 2007 Trong ba năm vừa qua tuy sản lượng tiêu thụ tăng giảm khôngổnđịnh do giá bán tăng liên tục qua mỗi năm nhưng không vì điều này mà doanh thu giảmđi, trái lại, doanh thu tăng lên rất nhiều qua từng năm Cóđược kết quả này là do công ty đã xuất bánđược một số lượng lớn DO sang thị trường Campuchia, nội bộ công ty và nội bộ ngành.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.1.2.4 Bi ến động doanh thu của mặt h àng mazut ĐVT:Triệu đồng

2006 2007 2008 Đồ thị 4: DOANH THU CỦA MAZUT QUA 3 NĂM (2003 – 2005)

Quan sát biểu đồ trên ta thấy được rằng doanh thu của mặt hàng mazut đều tăng lên mỗi năm nhưng qua số liệu phân tích cho thấy sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này lại tăng giảm không ổn định Đặc biệt, năm 2008 sản lượng tiêu thụ mặt hàng mazut giảm đột ngột (giảm 25,16 %) Cụ thể hơn, năm 2007 doanh thu là 1.554.137 triệu đồng, tăng 43,68 %, tức tăng 472.488 triệu đồng so với năm 2006 Sang năm 2008, tuy doanh thu vẫn tăng 8,51 % so với năm 2007, tức tăng 132.301 triệu đồngnhưng sản lượng thì ngược lại, năm 2008 sản lượng tiêu thụ mặt hàng này là 158.783.406 lít, giảm 25,16 %, tức giảm 53.385.496 triệu đồng so với năm 2007.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình tiêu thụ giảm vào năm 2008 là do giá cả mazut nói riêng và giá cả các mặt hàng xăng dầu nói chung biến động theo chiều hướng tăng cao với hơn 3 lần điều chỉnh Giá cả tăng làm cho một lượng lớn khách hàng chuyển sang sử dụng những loại nhiên liệu khác có giá cả thấp hơn và hơn nữa là do sự xuất hiện của nhiều đầu mối nhập khẩu khác đấu thầu giá bán thấp do không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chỉ tiêu đảm bảo chất lượng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo phương thức bán hàng 41 4.1.4 Phân tích các nhân tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ

Việc phân tích doanh thu theo phương thức bán là một việc làm rất thiết thực, giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nắm bắt được những nhu cầu của khách hàngở từng phương thức bán, qua đóđịnh ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh từng bước nâng cao doanh thu của doanh nghiệp trên thương trường.

Trong quá trình kinh doanh xăng dầu, công ty bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau Mỗi phương thức bán hàng khác nhau thì việc thu doanh thu đương nhiên cũng khác nhau Vì vậy, ở đây tập trung phân tích các phương thức bán hàng như: bán buôn trực tiếp; bán buôn cho tổng đại lý, đại lý; bán lẻ; bán tái xuất và bán nội bộ góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu cho công ty.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

BANG DTHU THEO PTHUC BAN 42

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bán buôn trực tiếp là bán cho các hộ kinh doanh dùng sản phẩm của công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong hình thức bán buôn trực tiếp thì giá bán được quyết định theo phương thức đấu thầu nghĩa là các nhà cung cấp sẽ đưa ra các mức giá bán của mình, người mua là hộ kinh doanh (hộ công nghiệp) sẽ tự quyết định chọn nhà cung cấp có lợi nhất cho mình.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy,doanh thu theo phương thức bán buôn trực tiếp luôn tăng lên mỗi năm.Cụ thể:

Doanh thu năm 2006đạt 529.518 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 15,91 %.Tuy nhiên qua các năm 2007 và 2008 tỷ trọng doanh thu của phương thức bán này có xu hướng giảm mặc dù về giá trị doanh thu vẫn tăng lên, cụ thể:

Năm 2007, doanh thu bán buôn trực tiếp chỉ chiếm 12,84 % tỷ trọng trong tổng doanh thu nhưng vẫn đạt mức tăng tươngứng là 73.356 triệu đồng về giá trị (tươngứng 13,85 %) so với năm 2006.

So với năm 2007 thì 2008 doanh thu bán buôn trực tiếp có sự khởi sắc và tăng hơn năm 2007 tuy nhiên sự khởi sắc này là do giá bán tăng kéo doanh thu tăng theo, năm 2008 doanh thu đạt 678.848 triệu đồng vượt năm 2007 là 75.974 triệu đồng hay 12,60 % về tỷ lệ, nhưng tỷ trọng doanh thu bán buôn trực tiếp trong tổng doanh thu thì tiếp tục giảm thấp chỉ chiếm được 9,59 %.

Nguyên nhân làm cho tỷ trọng doanh thu bán ra ở phương thức này giảm sút là do giá bán tăng cao Do vậy, các hộ công nghiệp chuyển sang sử dụng các nhiên liệu khác thay thế nhưthan đá với giá cả thấp hơn nên công ty không tìm được khách hàng mới Mặt khác, sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh nhập khẩu xăng dầu đấu thầu giá bán thấp hơn công ty cũng là nguyên nhân làm cho sản lượng giảm.

Vì vậy, công ty cần phải tổ chức lại mạng lưới bán buôn, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũthì mới có thể làm tăng sản lượng bán raở phương thức này.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

* Bán buôn cho Tổng đại lý, đại lý:

Bán buôn Tổng đại lý vàđại lý: là bán cho cácđại lý xăng dầu cấp 1 và cấp

2 để họ phân phối lại cho các cửa hàng xăng dầu của họ hoặc cho các cửa hàng xăng dầu khác để đưađến tay người tiêu dùng.

Qua các con số thể hiện ở bảng 5 cho thấy chi tiết hơn về tình hình của phương thức bán buôn qua Tổng đại lý vàđại lý.

Năm 2006, doanh thu bán buôn qua Tổng đại lý vàđại lý đạt ở mức cao cả về giá trị cũng nhưtỷ trọng, doanh thuđạt được trong năm này là 1.010.806 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu (30,38 %) Tuy nhiên, sang năm 2007 doảnh hưởng bởi biến động trên thị trường xăng dầu thế giới kéo theo giá bán các mặt hàng xăng dầu trong nước thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng lên, chính điều này góp phần làm doanh thu giảm trong năm 2007, cụ thể: doanh thu bán buôn qua Tổng đại lý và đại lý trong năm này chỉ đạt 962.452 triệu đồng, chiếm 20,51 % tỷ trọng trong tổng doanh thu và giảm 48.354 triệu đồng (tức giảm 4,78 %) so với năm 2006 Sang năm 2008, sản lượng công ty bán ra có ít hơn năm trước do tình hình cạnh tranh gay gắt, một số đại lý chuyển sang làm đại lý phân phối cho các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên doanh thu mà công ty đạt được được thể hiện trong bảng 5 thì vẫn cao và vượt hơn năm 2007 là 383.782 triệu đồng, tức vượt 39,88 % là vì giá bán tăng liên tục theo sự quyết định của bộ thương mại.

Bán lẻ là hình thức bán cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty.

Doanh thu bán lẻ chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh thu và có xu hướng tăng dần Năm 2007, doanh thu là 361.681 triệu đồng (chiếm 7,71 % tỷ trọng) tăng 67.844 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 23,09 % Năm

2008, doanh thu là 583.669 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 8,24 %) tăng 221.988 triệu đồng so với năm 2007 tức tăng với tỷ lệ 61,38 %

Nguyên nhân là do người dân sử dụng xe ô tô và xe máy ngày càng nhiều nên nhu cầu thị trường về xăng dầu ngày càng tăng Tuy hệ thống cửa hàng bán lẻ của tưnhân và của các đầu mối nhập khẩu khác phát triển khá mạnh nhưng do

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nhà Nước quy định về giá cả bán lẻ nên không còn tình trạng cạnh tranh giá cao, giá thấp như các mặt hàng thiết yếu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nên người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua xăng dầu ở những nơi được đảm bảo về số lượng cũng như về chất lượng Ngoài ra, do thị trường xăng dầu trên thế giới biến động mạnh làmảnh hưởng giá xăng dầu trong nước Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho doanh thu bán lẻ tăng lên.

*Bán tái xuất, xuất khẩu

Bán tái xuất là phương thức bán theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng Campuchia Do trong những năm gần đây nhu cầu của các khách hàng Campuchia tăng cao và việc hoàn thành tổng kho Miền Tây có khả năngđảm bảo cung cấp kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng đã giúp cho sản lượng và doanh thu tái xuất có kết quả tăngđáng khích lệ. Ở năm 2007, nhu cầu sử dụng xăng dầu ở Campuchia tăng mạnh làm cho doanh thu tăng 590.250 triệu đồng nghĩa là tăng 73,49 % về tỷ lệ so với năm

2006 Sang năm 2008, nhu cầu sử dụng xăng dầu của các khách hàng Campuchia tiếp tục tăng đặc biệt là nhu cầu về diesel và mazut phục vụ cho sản xuất, đồng thời công ty cũng ký kết đượcnhiều hợp đồng cung cấp cho một số khách hàng mới nên góp phần làm cho doanh thu năm 2008 đạt 1.509.205 triệu đồng, tức tăng 8,31 % với số tiền tăng là 115.748 triệu đồng so với năm 2007.

Với đặc điểm xăng dầu được nhập khẩu hoàn toàn từ bên ngoài nên yếu tố chất lượng đương nhiên là không phải công ty nào cũng như nhau Với Petrolimex Tây Nam Bộ thì nguồn nhiên liệu sau khi được vận chuyển về từ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam thì sẽ được đảm bảo đúng chất lượng về độ tinh khiết và không pha chế thêm Đây là việc không phải công ty nào cũng làm được nhất là các doanh nghiệp tưnhân Chính yếu tố nàyđã thu hút nhiều khách hàng ở Campuchia đến liên hệ, cộng tác thay vì đến nơi khác nên làm tăng sản lượng bán ra

Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm

Với đặc điểm xăng dầu được nhập khẩu hoàn toàn từ bên ngoài nên hiện nay, nước ta có hơn 5 nguồn cung cấp xăng dầu (đầu mối nhập khẩu trực tiếp): Petrolimex, PetroVietnam, SaigonPetro, xăng dầu hàng không (Vinapco), công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp,…

Trongđó, Tổng công ty xăng dầu Việt nam chiếm thị phần cao hơn 55 %, vì vậy nguồn cung cấp của công ty luôn được đảm bảo về số lượng và chất lượng sau khi vận chuyển về công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.

Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển: xà lan, xe bồn,… được đầu tư hàng nămđể đáp ứng nhu cầu vận chuyển từ kho Nhà Bè về Cần Thơ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

* Tình hình luân chuyển hàng hoá

Bảng 8: TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUA 3 NĂM

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị hàng tồn kho 211.520 427.098 324.701

Số vòng luân chuyển hàng hoá (vòng) 15,45 10,85 21,60

Kỳ luân chuyển hàng hoá (ngày) 23,30 33,18 16,70

(nguồn: Phòng kế toán - tài chính)

Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hoá được luân chuyển bình quân trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho nhanh thể hiện tình hình tiêu thụ tốt, tuy nhiên điều này có thể là do lượng hàng tồn kho thấp, vì vậy khối lượng tiêu thụbị hạn chế do không có đủ hàng hoá kịp thời cung cấp cho khách hàng Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho chậm có thể hàng hoá bị kém phẩm chất không tiêu thụ được hoặc do tồn kho quá mức cần thiết Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2006 là 15,45 vòng tức trong năm hàng tồn kho quay trên

15 vòng với số ngày của một vòng quay là 23,30 ngày Như vậy, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2006 là khá cao, công ty hoạt động có hiệu quả vì lượng hàng tồn kho không quá nhiều Nhưng sang năm 2007, số vòng luân chuyển giảm xuống chỉ còn là 10,85 vòng (giảm 4,6 vòng so với năm 2006), không những vậy, số ngày kết thúc một vòng quay cũng tăng lên đạt mức 33,18 ngày Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2008 là rất cao đạt 21,60 vòng với số ngày tương ứng của một vòng quay là 16,70 ngày (tăng 10,75 vòng so với năm 2007) Trong 3 năm vừa qua, số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng nhanh, chậm rất thất thường nhưng không phải vì hàng hoá công ty kém chất lượngkhông tiêu thụ được mà là vì công ty dự trữ hàng tồn kho chưa hợp lý,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu quá mức cần thiết (tốc độ gia tăng của giá trị hàng tồn kho cao hơn tốc độ gia tăng của trị giá hàng hoá bán).

Trong điều kiện kinh doanh, Nhà Nước ban hành mức giá trần xăng dầu và các công tyđịnh mức giá bán khác nhau theo các phương thức bán hàng khác nhau mà không vượt mức giá mà Nhà Nước ban hành Chính cơ chế này sẽ làm tăng tính chủ động trong kinh doanh cho các công ty Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trường xăng dầu có nhiều biến động mạnh, giá xăng dầu liên tục tăng kéo theo giá cả các loại hàng hoá khác tăng theo Nguyên nhân làm giá xăng tăng đó là do biến động giá xăng dầu trên thế giới tác động vào giá xăng dầu trong nước bởi vì Việt Nam là một quốc gia nhập khẩu xăng dầu

* Chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

Từ hàng chục năm nay, người sử dụng xăng dầu đều quen thuộc với thương hiệu Petrolimex của hệ thống cửa hàng xăng dầu thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Bất kể cửa hàng xăng dầu nào có gắn chữ P ở trước bảng hiệu đều khiến khách hàng an tâm khi vào mua Có được uy tín đó là cả một quá trìnhđấu tranh vất vả trong quảnlý xăng dầu

Do điều kiện kỹ thuật của nước ta còn hạn chế chưa tiên tiến bằng các nước khác nên nguồn nhiên liệu này chỉ được khai thác dưới dạng thô để xuất bán ra nước ngoài và nhập về nguồn nhiên liệu tinh khiết Do vậy công ty gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đầu mối nhập khẩu xăng dầu Mặt khác, xăng dầu nhập về từ nhiều nguồn trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng không bảo đảm đều được lưu thông trên thị trường Chính vì thế, trên thị trường xảy ra trường hợp xăng dầu có pha chế thêm, gây mất lòng tin cho người tiêu dùng.Để giữ vững uy tín và phát triển thương hiệu của mình thì việc tập trung vào công tác quản lý kỹ thuật xăng dầu là nhiệm vụ hàngđầu, trong đó việc chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu ngày càng phức tạp Vì vậy, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã hoạch định lại công tác quản lý xăng dầu nói chung và chất lượng xăng dầu nói riêng như tăng cường thiết bị, con người, ban hành nhiều quy chế, chỉ tiêu của các loại mặt hàng, mức đầu tưthiết bị cho từng cấp và tiến hành kiểm tra thường xuyên.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trong lĩnh vực quản lý chất lượng, việc đầu tưcho các phòng hoá nghiệm xăng dầu để đảm bảo chất lượng xăng dầu theo các chỉ tiêu quốc tế được chia thành 3 cấp:

+ Phòng hoá nghiệm cấp 1 ở 3 cửa khẩu lớn là Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

+ Phòng hoá nghiệm cấp 2 ở Công ty xăng dầu khu vực 3, xăng dầu Nghệ Tĩnh, Phú Khánh.

+ Phòng hoá nghiệm cấp 3 ở hầu hết các công ty, chi nhánh xăng dầu còn lại trong hệ thống Petrolimex.

Hiện nay, các phòng hoá nghiệm cấp 1 đã trở thành trung tâm hoá nghiệm quốc gia, phát triển dịch vụ kiểm định chất lượng xăng dầu cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu khác Qua nhiều đợt kiểm tra của các đoàn trong ngành, liên ngành, quản lý thị trường,… đã phát hiện nhiều vụ tiêu cực, gian lận trong kinh doanh xăng dầu nhưng không có một cửa hàng nào của Petrolimex vi phạm, đã tạo được lòng tin cho người tiêu dùng Chính vì uy tín của Petrolimex mà đến nay vị thế của công ty vẫn tiếp tục phát triển Chiếm hơn 50 % thị phần của cả nước, bất kể trong hoàn cảnh nào, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam vẫn luôn giữ vai trò doanh nghiệp chủ đạo của Nhà Nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

* Tổ chức quá trình tiêu thụ của công ty

Từ sau khi giải phóng đến nay, nước ta chưa xây dựng được nhà máy lọc dầu (có dự án xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta vào năm 2005) nên nguồn nhiên liệu xăng dầu chủ yếu nhập khẩu hoàn toàn từ bên ngoài Sau khi nhập về, Tồng công ty xăng dầu Việt Nam phân phối lại cho các công ty trực thuộc Tổng công ty ở từng khu vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam Với công ty xăng dầu Tây Nam Bộ thì nguồn hàng sau khi nhập về từ công ty mẹ bằng tàu với trọng lượng hàng ngàn tấn sẽ chuyển về kho Từ kho xuất vận chuyển cho các chi nhánh của công ty, các đại lý, cửa hàng,… đến tay người tiêu dùng sẽ đảm bảo đúng chất lượng về độ tinh khiết và không pha chế thêm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nhập khẩu Vận chuyển xăng dầu đến kho

* Các yếu tố thuộc về khách hàng:

Khách hàng là “thượng đế”, đólà câu nói quen thuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào muốn kinh doanh có hiệu quả trên thị trường cạnh tranh đầy gay gắt và khốc liệt Đó là câu nói hoàn toàn đúng bởi vì muốn sản phẩm của mình bán được nhiều hay ít thì tuỳ thuộc vào khách hàng Nếu được khách hàng ưa chuộng, đón nhận thì sản phẩm của công ty mình mới tiêu thụ được nhiều và thu được nhiều doanh thu góp phần vào việc tăng lợi nhuận Ngược lại, nếu khách hàng khôngưa chuộng, tẩy chay sản phẩm đó thì sản phẩm không tiêu thụ được, gây ứ đọng, không thu được doanh thu gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và đương nhiên công ty có nguy cơ phá sản Vì vậy, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo được lòng tin cho khách hàng là điều kiện hàng đầu mà các doanh nghiệp, công ty hướng đến Petrolimex cũng vậy, công ty rất chú trọng đến việc tạo lòng tin nơi khách hàng Vì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đối thủ đang cạnh tranh quyết liệt với công ty nên khách hàng là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng rất nhiều đến việc thành bại của công ty Nhận thấy được điều đó, công ty luôn quan tâm đảm bảo số lượng và chất lượng khi cung cấp cho người tiêu dùng. Chính vì thế, khách hàng luôn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm xăng dầu của công ty.

* Các yếu tố thuộc về nhà Nước:

Mỗi chính sách kinh tế của Nhà Nước ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty như: chính sách thuế, chính sách về tiền lương của công nhân viên, chính sách giá,… Đặc biệt là chính sách giá, bởi vì giá tăng,

Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Các chi nhánh,đại lý, cửa hàng,…

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu giảm ảnh hưởng rất nhiều đến lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty Vì xăng là mặt hàng rất cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá, nhu cầu đi lại của người dân,… Vì vậy, Nhà Nước cần phải xem xét, điều chỉnh trước khi ban hành mức giá trần ra ngoài thị trường.

PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2006 – 2008

Bảng 9: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng

(nguồn: Phòng kế toán - tài chính)

4.2.1 Giá vốn hàng bán Để thấy rõ sự biến động giá vốn hàng bán qua 3 năm, ta xem qua số liệu được trình bày trong bảng 7

Giá vốn hàng bán của công ty qua ba năm đều tăng lên, năm 2006 3.267.183 triệu đồng, năm 2007 là 4.632.330 triệu đồng tăng 1.365.147 triệu đồng (tức tăng 41,78 %) so với năm 2006 Sang năm 2008 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên một lượng khá lớn đạt mức 7.012.432 triệu đồng tương ứng mức tăng là 51,38 % so với năm 2007.

Giá vốn hàng bán tăng là do sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của công ty tăng với giá mua từ Tổng công ty qua các năm 2006đến năm 2008 tăng lên vì bị ảnh hưởng của tình hình giá cả xăng dầu thế giới và giá mua từ các đối tác kinh doanh liên tục tăng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chi phí hoạt động gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh chung trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Chi phí hoạt động qua 3 năm 2006–2008 của công ty được thể hiện trong bảng 7 đều có mức độ gia tăng qua từng năm Cụ thể, năm 2006, khoản tiền giành cho chi phí hoạt động là 60.427 triệu đồng, năm 2007 khoản chi cho chi phí này tăng lên 71.306 triệu đồng, tăng 10.880 triệu đồng (tăng 18,00 %)so với năm trước, bước sang năm 2008 chi phí cho hoạt động đã là 81.409 triệu đồng vượt mức cũ ở năm 2007 là 10.103 triệu đồng tương đương 14,17 % Sự tăng lên của chi phí hoạt động là do trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư xây dựng thêm một số cửa hàng bán lẻ và đầu tưtu sửa lại hệ thống kho để mở rộng thêm họat động kinh doanh Bên cạnh đó, sự quản lý chi phí hoạt động chưa tốt, còn nhiều lãng phí cũng làm cho chi phí hoạt động tăng cao.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Mở rộng thị trường

Công ty nên tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng và phát triển mạng lưới kinh doanh Tìm hiểu, nghiên cứu và thành lập thêm các cửa hàng làm đại lý, tổng đại lý cho công ty ở các vùng để tăng khối lượng bán ra, nâng cao thị phần cho công ty Đặc biệt là trênđịa bàn thành phố Cần Thơ, công ty nên mở rộng thêm nhiều hệ thống bán lẻ để làm chủ thị trường bán lẻ trong phạm vi phân phối của công ty Vì hiện nay, hệ thống cửa hàng bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ có 11 cửa hàng, trong khi hệ thống bán lẻ của tư nhân, các đầu mối nhập khẩu khác phát triển khá nhanh nên công ty khó có thể làm chủ trên thị trường bán lẻ này Bên cạnh đó, công ty không nên bỏ quên thị trường truyền thống mà cần phải tiếp tục duy trì để giữ chân những khách hàng cũ.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Đảm bảo chất lượng có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh Đặc biệt là xăng dầu được nhập khẩu hoàn toàn từ bên ngoài nên yếu tố chất lượng đương nhiên là không phải công ty nào cũng như nhau Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty luôn luôn chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và ổn định cho người tiêu dùng Công ty thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo lường, truyền dẫn; định kỳ bảo trì, sữa chữa và đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại đảm bảo hàng hoá đúng chất lượng, đúng số lượng cho khách hàng Vì vậy tiêu chí “đảm bảo về chất lượng hàng hoá, hàng hoá phải được cân đo đong đếm chính xác để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng” luôn phải được công ty thực hiện thường xuyên.

Tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm

Tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm là vấn đề cần phải quan tâm ở công ty Bởi vì sau khi nhập xăng dầu về thì cần phải có kế hoạch tiêu thụ cho hợp lý

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trước hết, công ty cần phải đầu tưthêm phương tiện vận chuyển bằng cách thành lập tổ vận chuyển để thực hiện việc giao hàng tận nơi cho các khách hàng có nhu cầu Mặt khác, có thể liên kết với các cơsở cho thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng vừa tăng thêm thu nhập cho nhân viên vừa thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, tăng cường khuyến mãi để giữ chân khách hàng hiện tại thì biện pháp tốt để thu hút khách hàng mới là chính sách hoa hồng cho những người trung gian (có thể là những khách hàng hiện tại, các đối tác, cán bộ công nhân viên trong công ty) theo tỷ lệ phần trăm giá trị sản phẩm mà khách hàng mới sẽ tiêu thụ trong thời gian nhất định Bởi vì hơn ai hết, họ biết rất rõ các khách hàng tiềm năng của xã hội là ai,ở đâu, nhưthế nào Biện pháp này giúp cho công ty có thêm nhiều khách hàng mới, góp phần thúc đẩy sản lượng và doanh thu tiêu thụ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý

Hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng trong công ty, nhất là khi công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh, việc dự trữ hàng tồn kho ít so với quy mô hoạt động có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động Ngược lại, nếu hàng hoá được dự trữ quá nhiều gây tình trạng ứ động, tăng chi phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Do đó,để tình hình kinh doanh có hiệu quả hơn, công ty cần có những chính sách thích hợp để xác lập mức dự trữ hàng hoá hợp lý trên cơ sở nắm bắt chính xác tình hìnhđầu vào,đầu ra và kết cấu mặt hàng tiêu thụ.

Ngày đăng: 15/12/2015, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w