- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó thấy được sự tăng giảm của các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua từng năm để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để từ đó thấy được sự tăng giảm của sản lượng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm và các nguồn lợi nhuận qua từng năm.
- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty.
- Đối với mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh - Lựa chọn gốc so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
+ Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng… Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng đến tương lai.
11
- Điều kiện có thể so sánh được:
+ Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt sau:
Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu. Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.
Phải cùng một đơn vị tính.
+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
- Kỹ thuật so sánh
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích).
Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 3 bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.
Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: Q1 - Q0 = ΔQ
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất để xác định nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau.
Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q1 (có thể các nhân tố có quan hệ tổng, thương, hiệu với chỉ tiêu) và nhân tố a phản ánh lượng, tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất, ta thiết lập được mối quan hệ như sau:
Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1
12
Bước 3:Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.
Thế lần 1: a1.b0.c0.d0
Thế lần 2: a1.b1.c0.d0
Thế lần 3: a1.b1.c1.d0
Thế lần 4: a1.b1.c1.d1
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc.
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định, bằng đối tượng phân tích là ΔQ.
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0.d0 – a0.b0.c0.d0 = Δa
Mức ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0.d0 - a1.b0.c0.d0 = Δb
Mức ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1.d0 - a1.b1.c0.d0 = Δc
Mức ảnh hưởng của nhân tố d: a1.b1.c1.d1 - a1.b1.c1.d0 = Δd
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố:
13
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI NGỌC ANH