Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư, trang trải các chi phí. Tuy nhiên để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng nhằm giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
4.1.3.1 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012
Qua bảng 4.5 ta thấy doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của công ty qua các năm đều tăng. Trong đó mặt hàng xe máy chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán của công ty trên 90%. Còn mặt hàng xe ô tô tuy là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có đóng góp vào doanh thu tiêu thụ của công ty. Để hiểu rõ hơn về sự biến động này ta lần lượt phân tích sự biến động doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng:
Nhóm mặt hàng xe máy:
Đây là nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng. Công ty hiện đang kinh doanh các mặt hàng xe máy như: Yamaha, SYM, và các loại xe gắn máy khác như Kymco, Suzuki, Honda,...Trong đó, xe máy Yamaha chiếm tỷ trọng cao nhất trên 83% trong cơ cấu nhóm mặt hàng xe máy nhờ vào những năm gần đây hãng xe cho ra mắt nhiều mẫu xe mới như: Nozza, Nouvo SX, Exciter,..., sự mới lạ kết hợp với những tính năng vượt trội đã giúp mặt hàng này trở thành mặt hàng chủ lực của công ty trong nhóm xe máy.
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng xe máy tăng qua các năm cụ thể: năm 2011 doanh thu tiêu thụ tăng 48.922.701.094 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 72,86% do doanh thu các mặt hàng xe máy đều tăng. Trong đó doanh thu xe Yamaha tăng nhiều nhất với mức tăng là 30,24% doanh thu xe SYM tăng 19,49%, doanh thu xe khác tăng 23,14%.
Sang năm 2012 doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng này đều tăng lên đáng kể với mức tăng là 32.007.865.784 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 41,58% so với năm 2011. Trong đó doanh thu xe SYM tăng nhiều nhất với tốc
38
Bảng 4.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: đồng
Tên mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch năm 2011
so với năm 2010 Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Xe gắn máy 172.964.825.744 91,26 221.887.526.838 91,74 253.895.392.622 92,61 48.922.701.094 72,86 32.007.865.784 41,58 - Xe máy Yamaha 139.956.088.623 73,84 182.273.138.832 75,36 205.993.800.530 75,14 42.317.050.209 30,24 23.720.661.698 13,01 - Xe máy SYM 28.289.999.816 14,93 33.803.845.625 13,98 41.806.569.480 15,25 5.513.845.809 19,49 8.002.723.855 23,67 - Xe máy khác 4.718.737.305 2,49 5.810.542.381 2,40 6.095.022.612 2,22 1.091.805.076 23,14 284.480.231 4,90 2. Xe ô tô 16.573.235.864 8,74 19.977.353.668 8,26 20.264.985.997 7,39 3.404.117.804 64,44 287.632.329 21,92 - Xe ô tô SYM 2.336.415.555 1,23 2.895.141.546 1,20 3.337.095.993 1,22 558.725.991 23,91 441.954.447 15,27 - Xe ô tô Suzuki 4.055.153.634 2,14 4.903.204.560 2,03 5.553.068.196 2,03 848.050.926 20,91 649.863.636 13,25 - Xe ô tô khác 10.181.666.675 5,37 12.179.007.562 5,04 11.374.821.808 4,15 1.997.340.887 19,62 (804.185.754) (6,60) Tổng 189.538.061.608 100 241.864.880.506 100 274.160.378.619 100 52.326.818.898 27,61 32.295.498.113 13,35
39
độ tăng là 23,67%, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 15,25% thấp hơn so với tỷ trọng của xe Yamaha trong cơ cấu doanh thu theo nhóm mặt hàng xe máy. Nguyên nhân là do trong năm 2012 hãng SYM cũng tung ra thị trường nhiều mẫu xe mới như Attila Alizabeth EFI 2012, Attila Passing 2012 với nhiều tính năng ưu việt hơn, tiết kiệm xăng, dung tích xy lanh lớn,... người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao cho những tính năng tốt mà dòng xe mang lại.
Qua phân tích ta thấy sự biến động của mặt hàng xe Yamaha là nguyên nhân chính gây ra sự biến động của doanh thu tiêu thụ nhóm mặt hàng xe máy. Đây chính là mặt hàng chủ lực của công ty, do đó công ty cần có biện pháp thích hợp để đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này trong thời gian tới.
Nhóm mặt hàng xe ô tô:
Công ty kinh doanh các mặt hàng xe ô tô như: xe ô tô SYM, xe ô tô Suzuki, và các mặt hàng xe khác như: xe ô tô Toyota Vios, Chery, Innova, Aveo,...
Theo bảng số liệu ta thấy doanh thu tiêu thụ có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2011 doanh thu tiêu thụ đạt 19.977.353.668 đồng, tăng 64,44% so với năm 2010, và năm 2012 tiếp tục tăng 21,92% so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá cả của nhóm mặt hàng xe ô tô tăng theo sự gia tăng của tốc độ lạm phát, đồng thời công ty tăng cường quảng cáo truyền bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi như tặng phẩm kèm theo khi mua hàng, rút thăm trúng thưởng, chế độ bảo hành cho sản phẩm... thu hút nhiều khách hàng góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hiệu quả.
Điều này cho thấy công ty tổ chức hoạt động tiêu thụ qua các năm là hiệu quả. Tuy nhiên mức tăng năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn so với mức tăng của 2011 so với năm 2010, cho nên công ty cần theo dõi và xem xét lại công tác bán hàng thật kỹ hơn để từ đó đưa ra các giải pháp tốt hơn, thích hợp với từng thời điểm thay đổi của thị trường cũng như cầu hàng hóa thay đổi.
Về cơ cấu, đây là mặt hàng có tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu theo nhóm mặt hàng chỉ trên dưới 8%, nhưng cũng góp phần làm tăng tổng doanh thu tiêu thụ vì giá trị sản phẩm cao. Công ty cần có những biện pháp nâng cao tỷ trọng của nhóm mặt hàng này trong tương lai.
Qua phân tích trên nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty khá tốt. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2010- 2012, trong đó ta thấy doanh thu tăng của mặt hàng xe máy qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn mặt hàng xe ô tô. Doanh thu tăng thể hiện sự phấn đấu
40
trong hoạt động kinh doanh và tính hiệu quả trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vì thế công ty cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
4.1.3.2 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng 4.6 ta thấy doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng xe gắn máy giảm mạnh, cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu tiêu thụ các mặt hàng xe gắn máy đạt 117.260.499.267 đồng, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiêu thụ mặt hàng xe gắn máy đạt 105.324.053.902 đồng, giảm 11.936.445.365 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 57,32% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó dòng xe máy SYM có doanh thu tiêu thụ giảm mạnh nhất với tốc độ giảm là 33,38%. Nguyên nhân là do tình hình suy thoái kinh tế tác động rất lớn đến quyết định mua xe của khách hàng. Bên cạnh đó, một yếu tố xuất phát từ phía chính các hãng xe khi liên tiếp tung ra những mẫu xe, phiên bản mới đủ chủng loại đã làm cho thị trường bán nhiều mua ít dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này có sự giảm sút.
Đối với mặt hàng xe ô tô thì doanh thu tiêu thụ của mặt hàng ô tô SYM
tăng nhiều nhất, tăng 1.848.067.119 đồng, trong khi đó doanh thu xe ô tô Suzuki chỉ tăng 221.787.353 đồng, còn mặt hàng ô tô khác thì giảm 1.593.618.782 đồng. Điều này dẫn đến doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 của mặt hàng xe ô tô có sự gia tăng nhưng ít, chỉ tăng 476.235.690 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 116,19%.
Về cơ cấu, nhóm xe gắn máy vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng doanh thu. Vì vậy, doanh thu tiêu thụ của mặt hàng xe gắn máy giảm mạnh kéo theo doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của công ty 6 tháng đầu năm 2013 giảm, cụ thể doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 11.460.209.675 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,11% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Qua phân tích trên cho thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự tăng giảm không ổn định. Trong tương lai công ty nên có những hướng khắc phục để doanh thu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng cao, góp phần mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty.
41
Bảng 4.6: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013
Đơn vị tính: đồng
Tên mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Xe gắn máy 117.260.499.267 93,16 105.324.053.902 92,06 (11.936.445.365) (57,32) - Xe máy Yamaha 98.627.994.634 78,36 92.114.662.848 80,52 (6.513.331.786) (6,60) - Xe máy SYM 13.667.966.201 10,86 9.105.175.554 7,96 (4.562.790.647) (33,38) - Xe máy khác 4.964.538.432 3,94 4.104.215.500 3,59 (860.322.932) (17,33) 2. Xe ô tô 8.603.577.030 6,84 9.079.812.720 7,94 476.235.690 116,19 - Xe ô tô SYM 1.350.472.887 1,07 3.198.540.006 2,80 1.848.067.119 136,85 - Xe ô tô Suzuki 2.126.394.457 1,69 2.348.181.810 2,05 221.787.353 10,43 - Xe ô tô khác 5.126.709.686 4,07 3.533.090.904 3,09 (1.593.618.782) (31,08) Tổng 125.864.076.297 100 114.403.866.622 100 (11.460.209.675) (9,11)
42