Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ngọc anh (Trang 65)

phẩm của công ty

Như ta đã biết, doanh thu tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận ròng mà công ty đạt được. Do đó, để xác định sự thay đổi của doanh thu ta cần phải phân tích các nhân tố nào ảnh hưởng đến doanh thu, từ đó có giải pháp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, không những giữ được mức doanh thu ổn định còn làm tăng khoản doanh thu trong thời gian tới.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào 2 yếu tố sản lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán. Doanh thu tăng là một tính hiệu tốt có thể do số lượng hoặc giá bán tăng nhưng nếu doanh thu tăng do giá bán tăng nhưng khối lượng hàng hóa giảm thì cần xem xét lại vì yếu tố về giá thường không ổn định và hay thay đổi nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường và ảnh hưởng lớn đến sản lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty.

Ta có: Doanh thu tiêu thụ = Sản lượng tiêu thụ x Giá bán

Để xem xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán và sản lượng đến doanh thu tiêu thụ của từng loại mặt hàng như thế nào, ta áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn.

Gọi Qi: là doanh thu tiêu thụ (đồng)

q0, p0: là số lượng (chiếc) và đơn giá bình quân (đồng/chiếc) kỳ trước q1, p1: là số lượng (chiếc) và đơn giá bình quân (đồng/chiếc) kỳ sau Ta có: Qi = qi x pi

Để phân tích các nhân tố đó ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ như thế nào ta dựa vào mức chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc:

Q = Q1 – Q0 Đối tượng phân tích Kỳ phân tích: Q1 = q1 x p1

Kỳ gốc: Q0 = q0 x p0

Từ phương trình trên ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc như sau:

Thay thế lần 1: q1 x p0 Thay thế lần 2: q1 x p1

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: + Ảnh hưởng bởi nhân tố sản lượng:

50 q = (q1 x p0)– (q0 x p0) = p0(q1 - q0) + Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán:

p = (q1 x p1) – (q1 x p0) = q1(p1 – p0) + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Q = q + p = (q1 x p1) – (q0 x p0)

4.2.2.1 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010-2011

Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ mặt hàng xe gắn máy giai đoạn 2010-2011:

Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 4.9 ta thấydoanh thu tiêu thụ mặt hàng xe gắn máy trong năm 2011 của công ty tăng 48.922.701.094 đồng là do giá bán và sản lượng của mặt hàng này đều tăng. Cụ thể như sau:

+ Giá bán của mặt hàng xe máy Yamaha tăng từ 23.846.667 đồng/chiếc lên đến 25.920.526 đồng/chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 14.583.376.488 đồng. Mặt hàng xe máy SYM cũng có giá bán tăng từ 23.653.846 đồng/chiếc lên 24.584.615 đồng/chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 1.279.807.375 đồng. Giá của các loại xe máy khác cũng tăng từ 23.476.305 đồng/chiếc lên 25.597.103 đồng/chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm 481.421.146 đồng. Như vậy, giá bán của nhóm mặt hàng xe gắn máy trong năm 2011 đều tăng so với năm 2010 dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này năm 2011 tăng 16.344.605.009 đồng.

+ Về sản lượng bán ra: do giá của các mặt hàng xe gắn máy đều tăng nên công ty đẩy mạnh sản lượng bán ra dẫn đến sản lượng của các mặt hàng này đều tăng. Cụ thể như sau: sản lượng bán ra của mặt hàng xe máy Yamaha tăng từ 5.869 chiếc lên 7.032 chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 27.733.673.721 đồng. Sản lượng bán ra của mặt hàng xe máy SYM tăng 179 chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm là 4.234.038.434 đồng và mặt hàng xe máy khác cũng tăng 26 chiếc đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm 610.383.930 đồng. Như vậy năm 2011 sản lượng bán ra của nhóm mặt hàng xe gắn máy đều tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này tăng thêm 32.578.096.085 đồng.

51

Bảng 4.9: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ của công ty giai đoạn 2010 – 2011

Mặt hàng q0 p0 q1 p1 q0 p0 q1 p1 q1 p0 q p Q 1. Xe gắn máy 7.266 70.976.818 8.634 76.102.244 172.964.825.744 221.887.526.838 205.542.921.829 32.578.096.085 16.344.605.009 48.922.701.094 - Xe máy Yamaha 5.869 23.846.667 7.032 25.920.526 139.956.088.623 182.273.138.832 167.689.762.344 27.733.673.721 14.583.376.488 42.317.050.209 - Xe máy SYM 1.196 23.653.846 1.375 24.584.615 28.289.999.816 33.803.845.625 32.524.038.250 4.234.038.434 1.279.807.375 5.513.845.809 - Xe máy khác 201 23.476.305 227 25.597.103 4.718.737.305 5.810.542.381 5.329.121.235 610.383.930 481.421.146 1.091.805.076 2. Xe ô 61 756.130.258 71 785.107.165 16.573.235.864 19.977.353.668 19.248.893.305 2.675.657.441 728.460.363 3.404.117.804 - Xe ô tô SYM 15 155.761.037 18 160.841.197 2.336.415.555 2.895.141.546 2.803.698.666 467.283.111 91.442.880 558.725.991 - Xe ô tô Suzuki 21 193.102.554 24 204.300.190 4.055.153.634 4.903.204.560 4.634.461.296 579.307.662 268.743.264 848.050.926 - Xe ô tô khác 25 407.266.667 29 419.965.778 10.181.666.675 12.179.007.562 11.810.733.343 1.629.066.668 368.274.219 1.997.340.887 Tổng 7.327 827.107.076 8.705 861.209.409 189.538.061.608 241.864.880.506 224.791.815.134 35.253.753.526 17.073.065.372 52.326.818.898

52

Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ mặt hàng xe ô tô giai đoạn 2010-2011:

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2010- 2011 giá bán và sản lượng của mặt hàng xe ô tô đều tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 3.404.117.804 đồng. Cụ thể như sau:

+ Giá bán của mặt hàng xe ô tô SYM tăng lên 5.080.160 đồng/chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 91.442.880 đồng. Giá bán mặt hàng xe ô tô Suzuki cũng tăng 11.197.636 đồng/chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này năm 2011 tăng thêm 268.743.264 đồng. Giá của các loại xe ô tô khác cũng tăng 12.699.111 đồng/chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm 368.274.219 đồng. Như vậy, giá bán của nhóm mặt hàng xe ô tô trong năm 2011 đều tăng so với năm 2010 dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này năm 2011 tăng 728.460.363 đồng.

+ Về sản lượng: trong năm 2011 các mặt hàng xe ô tô đều có sản lượng tiêu thụ tăng so với năm 2010. Sản lượng bán ra của xe ô tô SYM tăng 3 chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 467.283.111 đồng. Mặt hàng xe ô tô Suzuki cũng tăng 3 chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm là 579.307.662 đồng và sản lượng bán ra của các mặt hàng xe ô tô khác tăng 4 chiếc đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm 1.629.066.668 đồng. Như vậy sản lượng bán ra của nhóm mặt hàng xe ô tô đều tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ năm 2011 của nhóm mặt hàng này tăng thêm 2.675.657.441 đồng.

Qua phân tích trên ta thấy mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán của từng mặt hàng đều làm cho doanh thu tiêu thụ tăng. Trong đó mặt hàng xe gắn máy có ảnh hưởng đến doanh thu nhiều nhất, làm cho doanh thu tăng một lượng là 48.922.701.094 đồng, chiếm 93,49% so với mức tăng của tổng doanh thu.

Tóm lại trong giai đoạn 2010 – 2011 do sản lượng tiêu thụ và giá bán của các mặt hàng tăng nhanh đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng rất cao 52.326.818.898 đồng. Trong đó sự ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến doanh thu là cao nhất, vượt lên cả nhân tố giá bán, cụ thể ảnh hưởng bởi nhân tố sản lượng là 35.253.753.526 đồng, chiếm 67,37% so với tổng doanh thu, ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán là 17.073.065.372 đồng, chiếm 32,63% so với tổng doanh thu. Vì thế đây là hai nhân tố có ảnh hưởng nhiều đến doanh số bán ra của công ty.

Đây là dấu hiệu khả quan để công ty phát huy thế mạnh của mình một cách hiệu quả. Công ty cũng nên chú trọng thực hiện các chương trình giới

53

thiệu, khuyến mãi, thực hiện chiến lược bán hàng linh hoạt, xác định khách hàng tiềm năng nhằm tăng doanh thu tiêu thụ trong thời gian tới.

4.2.2.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2011 – 2012

Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ mặt hàng xe gắn máy giai đoạn 2011-2012:

Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 4.10 ta thấy doanh thu tiêu thụ nhóm mặt hàng xe gắn máy trong năm 2012 của công ty tăng 32.007.865.784 đồng là do giá bán và sản lượng của các mặt hàng này đều tăng. Cụ thể như sau:

+ Giá bán của mặt hàng xe máy Yamaha tăng 495.709 đồng/chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 3.865.538.782 đồng. Mặt hàng xe máy SYM cũng có giá bán tăng lên 630.445 đồng/chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 1.045.277.810 đồng. Giá của các loại xe máy khác cũng tăng 229.264 đồng/chiếc nên doanh thu tiêu thụ cũng tăng thêm 54.106.304 đồng. Như vậy, giá bán của nhóm mặt hàng xe gắn máy trong năm 2012 đều tăng so với năm 2011 dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này năm 2012 tăng 4.964.922.896 đồng.

+ Sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng xe gắn máy vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể như sau: Xe máy Yamaha có sản lượng tiêu thụ tăng 766 chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 19.855.122.916 đồng. Sản lượng bán ra của mặt hàng xe máy SYM tăng 283 chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm là 6.957.446.045 đồng và mặt hàng xe máy khác cũng tăng 9 chiếc đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm 230.373.927 đồng. Như vậy năm 2012 sản lượng bán ra của nhóm mặt hàng xe gắn máy đều tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này tăng thêm 27.042.942.888 đồng.

Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ mặt hàng xe ô tô giai đoạn 2011-2012:

Qua bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2011- 2012 mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán của mặt hàng xe ô tô đến doanh thu tiêu thụ có sự biến động phức tạp. Cụ thể như sau:

+ Giá bán của mặt hàng xe ô tô SYM giảm 1.931.864 đồng/chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này giảm 40.569.144 đồng. Giá của các loại xe ô tô khác cũng giảm mạnh, giảm 13.722.142 đồng/chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 384.219.976 đồng. Chỉ có giá bán mặt hàng xe ô tô Suzuki tăng 9.279.356 đồng/chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này năm 2012 tăng thêm 241.263.256 đồng. Như vậy, giá bán của nhóm mặt hàng xe ô

54

tô trong năm 2012 đều giảm, chỉ có giá của mặt hàng xe ô tô Suzuki tăng dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này năm 2012 vẫn giảm 183.525.864 đồng so với năm 2011.

+ Về sản lượng: Sản lượng bán ra của xe ô tô SYM tăng 3 chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 482.523.591 đồng. Mặt hàng xe ô tô Suzuki cũng tăng 2 chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ tăng thêm là 408.600.380 đồng. Sản lượng bán ra của các mặt hàng xe ô tô khác giảm 1 chiếc đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 419.965.778 đồng. Như vậy sản lượng bán ra của các mặt hàng xe ô tô đều tăng, chỉ có sản lượng các loại xe khác giảm nên doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng xe ô tô trong năm 2012 vẫn tăng lên 471.158.193 đồng so với năm 2011.

Qua phân tích trên ta thấy trong năm 2012, mặt hàng xe ô tô khác có số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm và giá bán giảm làm giảm doanh thu tiêu thụ một lượng là 804.185.754 đồng, còn các mặt hàng khác tuy giá bán có giảm nhưng số lượng sản phẩm bán ra tăng nên doanh thu tiêu thụ tăng, và không những có thể bù đắp được khoản làm giảm doanh thu mà làm tổng doanh thu tiêu thụ năm 2012 của công ty tăng 32.295.498.113 đồng so với năm 2011. Trong đó mặt hàng xe máy gắn máy vẫn là nhóm mặt hàng chủ lực làm doanh thu tăng nhiều nhất, tăng 32.007.865.784 đồng, chiếm 99,11% so với tổng doanh thu.

Tóm lại trong giai đoạn 2011 – 2012, mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến doanh thu vẫn cao hơn ảnh hưởng của nhân tố giá bán cụ thể ảnh hưởng của nhân tố sản lượng là 27.514.101.081 đồng, chiếm 85,19% so với tổng doanh thu, ảnh hưởng của nhân tố giá bán là 4.781.397.032 đồng, chiếm 14,81% so với tổng doanh thu.

Qua phân tích trên giúp cho công ty đánh giá một cách toàn diện hơn, chính xác và cụ thể hơn sự ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ. Công ty nên đề ra kế hoạch cụ thể và chính sách hợp lý nhằm khắc phục những mặt hàng còn yếu kém và phát huy những mặt hàng làm doanh thu tăng cao.

55

Bảng 4.10: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ của công ty giai đoạn 2011 -2012

Mặt hàng q0 p0 q1 p1 q0 p0 q1 p1 q1 p0 q p Q 1. Xe gắn máy 8.634 76.102.244 9.692 77.457.662 221.887.526.838 253.895.392.622 248.930.469.726 27.042.942.888 4.964.922.896 32.007.865.784 - Xe máy Yamaha 7.032 25.920.526 7.798 26.416.235 182.273.138.832 205.993.800.530 202.128.261.748 19.855.122.916 3.865.538.782 23.720.661.698 - Xe máy SYM 1.375 24.584.615 1.658 25.215.060 33.803.845.625 41.806.569.480 40.761.291.670 6.957.446.045 1.045.277.810 8.002.723.855 - Xe máy khác 227 25.597.103 236 25.826.367 5.810.542.381 6.095.022.612 6.040.916.308 230.373.927 54.106.304 284.480.231 2. Xe ô 71 785.107.165 75 778.732.515 19.977.353.668 20.264.985.997 20.448.511.861 471.158.193 (183.525.864) 287.632.329 - Xe ô tô SYM 18 160.841.197 21 158.909.333 2.895.141.546 3.337.095.993 3.377.665.137 482.523.591 (40.569.144) 441.954.447 - Xe ô tô Suzuki 24 204.300.190 26 213.579.546 4.903.204.560 5.553.068.196 5.311.804.940 408.600.380 241.263.256 649.863.636 - Xe ô tô khác 29 419.965.778 28 406.243.636 12.179.007.562 11.374.821.808 11.759.041.784 (419.965.778) (384.219.976) (804.185.754) Tổng 8.705 861.209.409 9.767 856.190.177 241.864.880.506 274.160.378.619 269.378.981.587 27.514.101.081 4.781.397.032 32.295.498.113

56

4.2.2.3 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của công ty

Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ mặt hàng xe gắn máy 6 tháng đầu năm 2012-2013:

Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 4.11 ta thấy mặc dù giá bán của các mặt hàng xe gắn máy đều tăng nhưng sản lượng tiêu thụ giảm mạnh đã làm cho doanh thu tiêu thụ nhóm mặt hàng này giảm. Cụ thể như sau:

+ Giá bán của mặt hàng xe máy Yamaha tăng 3.062.063 đồng/chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 9.394.409.284 đồng. Mặt hàng xe máy SYM cũng có giá bán tăng lên 1.085.579 đồng/chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này tăng 389.722.861 đồng. Giá của các loại xe máy khác cũng tăng 793.779 đồng/chiếc nên doanh thu tiêu thụ cũng tăng thêm 122.241.966 đồng. Như vậy, giá bán của nhóm mặt hàng xe gắn máy 6 tháng đầu năm 2012 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này tăng 9.906.374.111 đồng.

+ Sản lượng bán ra của các mặt hàng xe gắn máy đều giảm. Cụ thể như sau: Xe máy Yamaha có sản lượng tiêu thụ giảm 590 chiếc dẫn đến doanh thu tiêu thụ của mặt hàng này giảm 15.907.741.070 đồng. Sản lượng bán ra của mặt hàng xe máy SYM giảm 204 chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 4.952.513.508 đồng và mặt hàng xe máy khác cũng giảm 38 chiếc đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 982.564.898 đồng. Như vậy 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng bán ra của nhóm mặt hàng xe gắn máy đều giảm dẫn đến doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này giảm 21.842.819.476 đồng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ngọc anh (Trang 65)