QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Phân tích số lượng sản phẩm tiêu thụ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Trong hoạt động kinh doanh, mỗi công ty đều xem tăng trưởng số lượng tiêu thụ là mục tiêu quan trọng. Tăng sản lượng là một trong những yếu tố góp phần tăng doanh thu, trong khi giá bán là yếu tố nhạy cảm, mọi sự tăng giảm của giá cả đều gây ra những biến động mạnh mẽ vì thế sản lượng trở thành yếu tố dễ kiểm soát, chủ động hơn nếu muốn tăng doanh thu.
4.2.1.1 Phân tích số lượng sản phẩm tiêu thụ qua 3 năm 2010, 2011, 2012
Nhìn vào bảng số liệu 4.7 ta thấy tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng đều qua các năm. So với năm 2010, năm 2011 tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 1.387 chiếc tương ứng với tỷ lệ tăng là 98%. Năm 2012 số lương sản phẩm tiêu thụ tiếp tục tăng 1.062 chiếc với tỷ lệ tăng tương ứng 56,99%. Sự biến động của từng nhóm mặt hàng cụ thể như sau:
Nhóm xe gắn máy
Trong 2 nhóm sản phẩm thì nhóm xe gắn máy chiếm tỷ trọng cao nhất trên 99% trong tổng số lượng tiêu thụ của công ty. Công ty hiện đang kinh doanh các mặt hàng xe máy như: Yamaha, SYM, và các loại xe gắn máy khác như Kymco, Suzuki, Honda,...
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2010, tỷ trọng của nhóm xe gắn máy là 99,17%, trong đó Yamaha là dòng xe có số lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng cao nhất 80,10% trong cơ cấu mặt hàng xe gắn máy của công ty, góp phần đẩy tỷ trọng xe gắn máy cao hơn đó là dòng xe SYM, chiếm tỷ trọng 16,32% và xe máy khác là mặt hàng có tỷ trọng thấp nhất chỉ chiếm 2,74% trong cơ cấu mặt hàng xe gắn máy của công ty.
Đến năm 2011, do thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhìn chung có sự tăng đều về sản lượng ở các dòng xe so với năm 2010. Mặt hàng xe gắn máy tăng 1.368 chiếc với tỷ lệ tăng là 47,72%. Xét về cơ cấu nhóm xe máy có sự tăng nhẹ về tỷ trọng đạt 99,18%, trong đó dòng xe Yamaha vẫn là dòng xe chủ lực chiếm 80,78% trong tổng số lượng xe tiêu thụ, so với năm 2010 số lượng tiêu thụ của dòng xe này tăng thêm 1.163 chiếc, tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,82%, đó là nhờ vào những thành công trong cải thiện kỹ thuật, mẫu mã xe của hãng. Năm 2011, công ty Yamaha Motor Việt Nam đã tung ra thị trường mẫu xe số cao cấp Gravita 2011 với phong cách Châu Âu lịch sự, quý phái và
43
Bảng 4.7: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị tính: chiếc
Tên mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch năm 2011
so với năm 2010 Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Xe gắn máy 7.266 99,17 8.634 99,18 9.692 99,23 1.368 47,72 1.058 35,44 - Xe máy Yamaha 5.869 80,10 7.032 80,78 7.798 79,84 1.163 19,82 766 10,89 - Xe máy SYM 1.196 16,32 1.375 15,80 1.658 16,98 179 14,97 283 20,58 - Xe máy khác 201 2,74 227 2,61 236 2,42 26 12,94 9 3,96 2. Xe ô tô 61 0,83 71 0,82 75 0,77 10 50,29 4 21,55 - Xe ô tô SYM 15 0,20 18 0,21 21 0,22 3 20,00 3 16,67 - Xe ô tô Suzuki 21 0,29 24 0,28 26 0,27 3 14,29 2 8,33 - Xe ô tô khác 25 0,34 29 0,33 28 0,29 4 16,00 (1) -3,45 Tổng 7.327 100,00 8.705 100,00 9.767 100,00 1.378 98,00 1.062 56,99
44
mẫu xe Jupiter RC 2011 với phong cách thể thao mạnh mẽ để thõa mãn sự mong đợi của khách hàng về những sản phẩm thời trang, cá tính và chất lượng điều này đã góp phần đẩy số lượng tiêu thụ của dòng xe Yamaha tăng lên. Trong khi đó, dòng xe SYM và xe máy khác mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng so với năm 2010 nhưng xét về cơ cấu thì tỷ trọng các dòng xe này lại giảm, cụ thể: xe SYM giảm từ 16,32% xuống còn 15,80%, xe máy khác cũng giảm từ 2,74% xuống còn 2,61%.
Sang năm 2012, số lượng xe gắn máy tiêu thụ tiếp tục tăng 1.058 chiếc, tương ứng tốc độ tăng 35,44%. Nhờ vào tiếp tục áp dụng các hình thức khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng của công ty, ngoài ra các chương trình chăm sóc khách hàng của các hãng xe cũng trở thành điểm thu hút khách hàng tìm đến mua xe. Về cơ cấu mặt hàng, xe gắn máy tiếp tục thể hiện sự vượt trội của mình khi tỷ trọng trong tổng số lượng tăng lên 99,23%, trong khi nhóm xe ô tô tiếp tục sụt giảm chỉ còn 0,77%, do quy mô khác nhau, giá trị, nhu cầu và thu nhập của khách hàng đã quy định cho sự chênh lệch giữa hai nhóm xe này. Trong năm 2012, xe Yamaha trong nhóm xe gắn máy có tốc độ tăng trưởng chậm lại, chỉ còn 10,89%, tỷ trọng cũng giảm xuống còn 79,84% do năm 2012 SYM tung ra các các chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới của hãng: xe Attila Alizabeth EFI 2012 với vẻ ngoài cổ điển pha lẫn hiện đại, động cơ phun xăng điện tử giúp xe tiết kiệm xăng hơn và mẫu xe Attila Passing 2012 được thiết kế trẻ trung năng động theo phong cách thể thao phù hợp với đặc tính thích sự mới lạ và khác biệt của người tiêu dùng cả nam lẫn nữ. Vì thế đã đẩy số lượng tiêu thụ của dòng xe SYM tăngvới tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 20,58%, nhờ vậy mà tỷ trọng nâng lên từ 15,80% lên đến 16,98%. Năm 2012 số lượng tiêu thụ của xe máy khác cũng tăng với tốc độ 3,96%, đây vẫn là mặt hàng có số lượng tiêu thụ ít nhất trong cơ cấu mặt hàng xe gắn máy.
45
Nhìn chung số lượng tiêu thụ của nhóm xe gắn máy tăng lên qua các năm. Vì đây là nhóm xe chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lượng tiêu thụ của công ty nên trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch phát triển nhóm mặt hàng này hơn nữa.
Nhóm xe ô tô
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ các mặt hàng xe ô tô
Đây là nhóm mặt hàng có tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 0,83% trong tổng số lượng tiêu thụ. Các mặt hàng xe ô tô công ty hiện đang kinh doanh: xe ô tô SYM, xe ô tô Suzuki, và các mặt hàng xe khác như: xe ô tô Toyota Vios, Chery, Innova, Aveo,...
Trong năm 2010, dòng ô tô Suzuki được ưa chuộng hơn cả, có tỷ trọng 0,29%. Mặc dù các dòng ô tô khác trong nhóm xe ô tô có số lượng bán nhiều hơn, chiếm tỷ trọng cao hơn 0,34% nhưng vì dàn trãi ở nhiều dòng xe nên không có hiệu quả so sánh.
Năm 2011, số lượng tiêu thụ của nhóm xe ô tô tăng 10 chiếc, tương ứng tăng 50,29%. Về cơ cấu, dòng xe ô tô SYM có tốc độ tăng trưởng cao nhất 20% trong cơ cấu nhóm mặt hàng xe ô tô do các chiến dịch ưu đãi khi mua xe ô tô như rút thăm trúng vàng, gia tăng thời gian bảo hành đã tỏ ra có hiệu quả giúp dòng xe này tăng được số lượng tiêu thụ. Sự gia tăng này đã giúp tỷ trọng của dòng xe ô tô SYM tăng từ 0,20% lên 0,21%. Mặc dù có số lượng bán nhiều hơn nhưng tốc độ tăng trưởng của dòng xe ô tô Suzuki chậm hơn hẳn dòng xe ô tô SYM, tốc độ tăng chỉ có 14,29% đã đẩy tỷ trọng dòng xe ô tô Suzuki giảm còn 0,28% so với năm trước.
Đến năm 2012, tình hình tiêu thụ của nhóm xe ô tô có sự gia tăng nhưng chậm nguyên nhân là do tình hình kinh tế năm 2012 vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn cao và chính sách tiền tệ vẫn được thắt chặt, dẫn đến nhu cầu về
46
ô tô giảm. Bên cạnh đó lệ phí trước bạ tăng từ 10-15% lên đến 10-20% và phí đăng ký biển số cũng tăng đã góp phần làm giảm doanh số tiêu thụ mặt hàng ô tô. Cụ thể số lượng xe ô tô tiêu thụ chỉ tăng 4 chiếc với tỷ lệ tăng là 21,55%. Trong đó dòng xe ô tô SYM tiếp tục gia tăng về số lượng với tốc độ tăng là 16,67 %, sự gia tăng này đã đẩy tỷ trọng của dòng xe lên thêm một mức mới 0,22%. Dòng xe ô tô Suzuki trong năm 2012 chỉ tăng thêm 8,33% và tỷ trọng xe sụt giảm còn 0,27%. Chính những bất lợi trên và sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành về công tác quảng bá, tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng, trong đó hình thức hỗ trợ phí trước bạ khi mua xe là cách mà nhiều hãng xe sử dụng làm cho số lượng xe tiêu thụ của công ty giảm, cụ thể dòng xe ô tô khác giảm 3,45% và tỷ trọng cũng giảm xuống chỉ còn 0,29% trong năm 2012. Bên cạnh đó do chưa nghiên cứu sâu về thị trường nên công ty chưa nhập đúng các mẫu mã xe theo đúng thị hiếu của thị trường Cà Mau nên cũng góp phần ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ.
Qua phân tích trên cho thấy số lượng tiêu thụ của nhóm xe ô tô tăng lên qua các năm. Tuy đây là nhóm xe chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lượng tiêu thụ của công ty nhưng giá trị sản phẩm của nhóm mặt hàng này khá lớn cũng góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ của công ty. Vì vậy thời gian tới công ty cần có những chính sách bán hàng phù hợp đồng thời cần chú hơn đến công tác điều tra nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để có kế hoạch phát triển nhóm mặt hàng này hơn nữa.
4.2.1.2 Phân tích số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Dựa vào bảng số liệu 4.8 ta thấy tổng số lượng xe tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 4.447 chiếc, sang 6 tháng đầu năm 2013 tổng số lượng tiêu thụ đạt 3.616 chiếc, giảm 831 chiếc, tương ứng với tỷ lệ giảm là 33,19% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ của các dòng xe điều giảm, cụ thể từng nhóm mặt hàng như sau:
Nhóm xe gắn máy:
Vẫn là nhóm xe có tỷ trọng lớn trong hai nhóm, trong 6 tháng đầu năm 2012 số lượng xe gắn máy tiêu thụ đạt 4.413 chiếc, chiếm tỷ trọng 99,24%. Trong đó dòng xe Yamaha vẫn là dòng xe chủ lực với tỷ trọng 82,26%, số lượng tiêu thụ đạt 3.658 chiếc. Thấp hơn là dòng xe SYM có số lượng tiêu thụ là 563 chiếc chiếm tỷ trọng 12,66%. Các dòng xe còn lại được đưa vào nhóm khác, chỉ chiếm tỷ trọng thấp 4,32%.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 số lượng tiêu thụ các dòng xe đều giảm, số lượng giảm 3.581 chiếc, tỷ lệ giảm là 72,16%. Cụ thể dòng xe Yamaha giảm
47
590 chiếc, chiếm 16,13%, giảm nhiều hơn cả là dòng xe SYM 204 chiếc, chiếm 36,23%; các dòng xe khác cũng có sự suy giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù công ty đã có nhiều chiến dịch quảng bá, thu hút khách hàng bằng các chương trình chiêu thị, giảm giá xe thấp hơn giá bán hãng xe đưa ra nhưng vẫn không cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Nguyên nhân là vì tình hình khó khăn của kinh tế nói chung và sự bảo hòa của thị trường xe nói riêng mà dẫn đến sự sụt giảm đều ở các dòng xe.
Nhóm xe ô tô:
Đây là nhóm xe chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lượng tiêu thụ, 6 tháng đầu năm 2012 nhóm ô tô tiêu thụ được 34 chiếc, chiếm tỷ trọng 0,76%. Cụ thể dòng xe SYM tiêu thụ được 9 chiếc, chiếm tỷ trọng 0,20%, dòng xe Suzuki tiêu thụ được 11 chiếc, chiếm tỷ trọng 0,25 %, các dòng xe khác chiếm tỷ trọng 0,31%.
Tình hình kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 của nhóm ô tô khả quan hơn nhóm xe gắn máy, tình hình tiêu thụ xe ô tô có sự tăng trưởng nhưng chậm cụ thể 6 tháng đầu năm 2013, công ty tiêu thụ được 35 chiếc ô tô, tương ứng với tốc độ tăng là 38,96% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó tình hình tiêu thụ của dòng ô tô SYM rất tốt với tốc độ tăng trưởng đạt 100%, các dòng xe còn lại đều sụt giảm số lượng cụ thể dòng ô tô Suzuki giảm 18,18%, các dòng xe khác giảm đến 42,86%; chính nhờ vào số lượng ô tô SYM tăng đã bù đắp cho sự suy giảm các dòng xe còn lại. Hiệu quả kinh doanh của SYM cho thấy hiệu quả của việc gia tăng khuyến mãi, tặng quà và nhập thêm các mẫu xe mới của hãng.
Qua phân tích trên cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 6 tháng đầu năm 2013 có chiều hướng giảm. Công ty cần có những hướng khắc phục để tình hình tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng cao, góp phần mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty.
48
Bảng 4.8: Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty 6 tháng đầu năm 2012- 2013
Đơn vị tính: chiếc
Tên mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Xe gắn máy 4.413 99,24 3.581 99,03 (832) (72,16) - Xe máy Yamaha 3.658 82,26 3.068 84,85 (590) (16,13) - Xe máy SYM 563 12,66 359 9,93 (204) (36,23) - Xe máy khác 192 4,32 154 4,26 (38) (19,79) 2. Xe ô tô 34 0,76 35 0,97 1 38,96 - Xe ô tô SYM 9 0,20 18 0,50 9 100,00 - Xe ô tô Suzuki 11 0,25 9 0,25 (2) (18,18) - Xe ô tô khác 14 0,31 8 0,22 (6) (42,86) Tổng 4.447 100,00 3.616 100,00 (831) (33,19)
49