4.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này cho biết hiệu quả kinh doanh của Công ty. Cụ thể năm 2011 công ty có tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 0,2% trong khi đó năm 2010 là 1,52%, so sánh với năm 2010 thì năm 2011 giảm xuống 1,32%. Điều này cho biết cứ 100 đồng doanh thu năm 2011 thì công ty thu về 0,2 đồng lợi nhuận nhưng so với năm 2010 thì năm 2011 lợi nhuận thu về trên 100 đồng doanh thu thấp hơn 1,32 đồng lợi nhuận thu về ở năm 2010. Năm 2012 thì công ty có tỷ số lợi nhuận trên doanh thu chỉ có 0,06% trong khi năm 2011 là 0,2%. Rõ ràng ta thấy cứ 100 đồng doanh thu thì năm 2012 lợi nhuận công ty thu về thấp hơn năm 2011 là 0,14 đồng.
Qua bảng 4.16 ta thấy tuy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu qua các năm luôn mang giá trị dương nhưng nó có xu hướng giảm dần. Có thể thấy những năm gần đây công ty hoạt động không mang lại hiệu quả cao.
4.4.2 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Qua bảng 4.16 ta thấy tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản năm 2011 so với năm 2010 giảm 3.59%. Chứng tỏ năm 2011 công ty đem 100 đồng tài sản đi đầu tư thì công ty thu về thấp hơn năm 2010 là 3,59 đồng lợi nhuận. Năm 2012 tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản so với năm 2011 giảm đi 0,35%. Tuy năm 2012 tỷ số này dương là 0,14% nhưng do công ty có hoạt động đầu tư không tốt nên cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì lợi nhuận công ty thu về bị giảm 0,35 đồng.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản biến động có xu hướng giảm dần cho thấy mức sinh lời của tổng tài sản đem đi đầu tư vẫn chưa ổn định. Công ty cần chú trọng hơn nữa và sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, tránh tình trạng tăng trưởng không ổn định làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
4.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này đặt biệt quan trọng nhất là đối với các nhà đầu tư những người trực tiếp góp vốn vào quá trình kinh doanh, và phản ánh mức sinh lời mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận được từ đồng vốn góp của mình.
Qua bảng 4.16 ta thấy tỷ số về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 giảm 7,98%. Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì công ty
78
thu về lợi nhuận năm 2011 giảm 7,98 đồng so với năm 2010. Năm 2012 tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cũng giảm đi 0,96% so với năm 2011, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2012 lợi nhuận thu về bị giảm đi 0,96 đồng lợi nhuận.
Kết quả này cho thấy công ty chưa quản lý tốt nguồn vốn của mình, vì chỉ tiêu này không cao và lại bị giảm xuống. Do đó công ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm giữ vững và phát huy lợi thế sẵn có để hiệu quả hoạt động sẽ đạt mức cao trong tương lai.
79
Bảng 4.16: Các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận công ty giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011 so với
2010 2012 so với 2011
Doanh thu thuần đồng 232.896.061.835 273.176.689.063 302.094.540.309 40.280.627.228 28.917.851.246
Lợi nhuận thuần đồng 3.541.769.769 546.668.934 191.965.276 (2.995.100.835) (354.703.658)
Tổng tài sản bình quân đồng 86.874.733.346 112.460.209.155 140.966.038.962 25.585.475.810 28.505.829.807
Vốn chủ sở hữu bình quân đồng 37.644.978.569 38.365.040.152 41.442.027.981 720.061.583 3.076.987.829
ROS (LNT/DTT) % 1,52 0,20 0,06 (1,32) (0,14)
ROA (LNT/TTS) % 4,08 0,49 0,14 (3,59) (0,35)
ROE (LNT/VCSH) % 9,41 1,42 0,46 (7,98) (0,96)
80
4.4.4 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho
Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Hệ số này được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trung bình. Hệ số này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Dựa vào bảng số liệu 4.17 ta thấy vòng quay hàng tồn kho trong năm 2010 là 11,28 vòng, sang năm 2011 hệ số này là 8,56 vòng, giảm 2,72 vòng so với năm 2010. Đến năm 2012, vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm chỉ còn 7,55 vòng, giảm 1,01 vòng so với năm 2011. Như vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm qua các năm, điều này thể hiện khả năng quản lý khoản mục hàng tồn kho của công ty chưa tốt.
Bên cạnh vòng quay hàng tồn kho liên tục giảm qua các năm thì số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho cũng ngày càng tăng, điển hình là trong năm 2010 số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho là 32 ngày, đến năm 2011 số ngày của 1 vòng quay tăng lên 42 ngày, tăng 10 ngày so với năm 2010. Sang năm 2012 một vòng quay hàng tồn kho mất 48 ngày, tăng 6 ngày so với năm 2011. Điều này chứng tỏ tốc độ quay vòng của hàng tồn kho ngày càng thấp, điều này làm cho doanh nghiệp tăng vốn lưu động ở hàng tồn kho và tốn nhiều chi phí để tồn trữ, bảo quản.
Như vậy, qua việc phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho cho thấy công ty cần có chính sách điều chỉnh mức hàng tồn kho hợp lý hơn, tránh tình trạng hàng tồn kho quá dư thừa hay quá thiếu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
81
Bảng 4.17: Phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Năm 2011/năm 2010 Năm 2012/năm 2011
Giá vốn hàng bán Đồng 215.780.345.598 252.797.589.061 278.090.588.927 37.017.243.463 25.292.999.866 Hàng tồn kho bình quân Đồng 19.122.013.788 29.516.083.001 36.808.911.227 10.394.069.214 7.292.828.226
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 11,28 8,56 7,55 (2,72) (1,01)
Số ngày của 1 vòng quay
hàng tồn kho Ngày 32 42 48 10 6
82
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CÔNG TY
5.1 NHẬN XÉT ƯU, NHƯỢC ĐIỂM 5.1.1 Ưu điểm 5.1.1 Ưu điểm
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm được giữ gìn và ngày càng được mở rộng. - Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, làm việc trong khuôn khổ kỷ luật. - Chính sách sản phẩm của công ty tương đối hợp lý, thường xuyên cung cấp bảng báo giá các mặt hàng và có những chính sách ưu đãi kèm theo khi mua hàng.
- Chính sách giá của công ty tương đối linh hoạt và hiệu quả.
- Sản phẩm công ty nhập về tiêu thụ hầu hết là những sản phẩm có thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường.
- Dịch vụ sau khi bán hàng của công ty ngày càng được nâng cao đặc biệt là dịch vụ bảo hành sửa chữa.
- Có phương thức thanh toán linh hoạt đối với từng loại khách hàng như: phương thức bán hàng thanh toán ngay và phương thức bán hàng trả chậm hoặc trả góp với lãi suất ưu đãi.
5.1.2 Nhược điểm
- Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành với các phương thức cạnh tranh về ưu thế mẫu mã xe, giá cả, phong cách phục vụ, giảm giá kèm theo quà tặng cùng các chương trình khuyến mãi gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như việc mở rộng thị trường.
- Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của công ty là vốn vay nên việc vay vốn và trả lãi vay làm cho chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay tăng cao, góp phần làm giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Công ty sử dụng chi phí để hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Chi phí QLDN tăng liên tục qua các năm. Chi phí bỏ ra nhiều nhưng nguồn thu lại thì ít.
83
- Công tác quản lý khoản mục hàng tồn kho chưa tốt làm tăng vốn lưu động ở hàng tồn kho và tốn nhiều chi phí để tồn trữ, bảo quản.
- Công tác điều tra nghiên cứu thị trường không chuyên sâu, tình hình cung cầu trên thị trường đã được công ty nắm bắt nhưng không triệt để.
- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm còn thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng nhiều đến việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.2.1 Giải pháp về sản phẩm
- Hiện công ty đang kinh doanh các mặt hàng xe ô tô, xe gắn máy là những mặt hàng đang rất có triển vọng do nhu cầu ngày càng cao về đời sống của người dân. Các sản phẩm về xe ô tô, xe gắn máy là những sản phẩm đang có xu thế bán chạy do nhu cầu về những sản phẩm này trong thời gian hiện nay và tương lai đang trở nên cần thiết. Công ty cần điều tra nghiên cứu thị trường để biết được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và khả năng tiêu thụ của sản phẩm trong tương lai. Từ đó có kế hoạch nhập hàng cho phù hợp.
- Với những sản phẩm công ty nhập về để tiêu thụ, công ty nên xem xét uy tín, thương hiệu, giá cả của sản phẩm mình nhập về xem có phù hợp với thị hiếu của khách hàng không, vị trí của sản phẩm này trên thị trường ra sao. Từ đó quyết định xem có nên tiếp tục nhập loại sản phẩm này hay không, nếu thấy kinh doanh mặt hàng này không hiệu quả có thể thay thế mặt hàng khác.
5.2.2 Giải pháp về giá
- Một chính sách giá cả hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty, một mặt đảm bảo cho việc kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng và phát triển, mặt khác tạo điều kiện cho công ty thu hút được sự ủng hộ ngày càng nhiều của khách hàng.
- Công ty cần áp dụng chính sách giá linh hoạt, định giá căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh và thay đổi theo từng thời điểm cụ thể để đáp ứng nhu cầu mong muốn mặc cả giá của khách hàng.
5.2.3 Giải pháp thị trường
- Công ty cần đi sâu nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, công ty mới có thể tổ chức nhập hàng hóa theo phương châm bán ra những cái thị trường cần chứ không chỉ bán cái mình có.
- Công ty cần tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời những yêu cầu của thị trường về sản phẩm của công ty như yêu cầu về mặt
84
chất lượng, số lượng, mẫu mã, giá cả, phương thức thanh toán, số lượng đối thủ cạnh tranh để công ty đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Công ty nên thường xuyên theo dõi, phân tích đối thủ cạnh tranh với mình để biết được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ nhằm đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý thu hút nhiều khách hàng hơn về phía công ty.
- Công ty cần tận dụng uy tín, thương hiệu hiện nay trên thị trường để tiếp tục phát triển thị trường hiện có và thâm nhập thị trường mới ở các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Kiên Giang,…để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở từng khu vực.
5.2.4 Giải pháp về chiêu thị
- Ngoài các chương trình quảng cáo khuyến mãi của các hãng xe, công ty cần phải xây dựng những chương trình quảng cáo khuyến mãi riêng. Vì quảng cáo giúp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin cô đọng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh những sản phẩm khác, trước khi đi đến quyết định mua sản phẩm nào. Đối với sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, thấy được tính ưu việt của nó từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến với công ty.
- Công ty có thể lựa chọn hình thức quảng cáo trên báo đài, áp phích hình ảnh giới thiệu về công ty nhằm đưa tới khách hàng thông tin về sự tồn tại và phát triển của công ty, địa chỉ hiện tại cũng như phương thức làm ăn của công ty để khách hàng tìm đến khi có nhu cầu.
- Hiện nay, tâm lý của người tiêu dùng là rất thích mua hàng khuyến mãi hoặc giảm giá. Để tạo sự khác biệt với các đối thủ cùng ngành, công ty cần tổ chức các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng mua xe của công ty như tặng phẩm kèm theo (áo mưa, nón bảo hiểm, áo thun có in logo, địa chỉ, điện thoại công ty), tổ chức các chương trình rút thăm trúng thưởng những món quà có giá trị lớn (điện thoại di động cao cấp, máy ảnh, xe,..), miễn thuế trước bạ, gia tăng số lần bảo hành,… để góp phần kích thích hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn, thu hút số lượng lớn khách hàng tiềm năng và giữ chân những khách hàng truyền thống lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
5.2.5 Giải pháp về chi phí
- Chi phí tài chính làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, công ty nên hạn chế tối đa các khoản vay bên
85
ngoài. Nếu cần vay để phát triển kinh doanh thì nên lựa chọn vay ở những nơi có lãi suất ưu đãi để hạn chế cũng như giảm bớt chi phí lãi vay phải trả.
- Chi phí QLDN ở công ty cũng tương đối cao. Do đó, công ty cần phân phối cơ cấu lao động hợp lý, phân công đúng người đúng việc, tránh tình trạng dư thừa nhân viên để giảm chi phí về tiền lương nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số lượng nhân viên để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, công ty nên thực hiện quản lý việc sử dụng tiết kiệm chi phí như: hạn chế chi phí tiếp khách, công tác, xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại để tránh lạm dụng sử dụng vào mục đích cá nhân, cần phải có kế hoạch cụ thể cho chi phí quảng cáo hợp lý hơn vì khoản chi phí này cũng khá cao.
- Công ty cần quản lý tốt hơn, hợp lý hơn hàng tồn kho. Để làm được điều đó, công ty cần phải có chính sách thích hợp để xác lập mức dự trữ hàng hóa hợp lý trên cơ sở nắm bắt chính xác tình hình đầu vào và đầu ra và kết cấu mặt hàng tiêu thụ nhằm tránh để tình trạng thừa hoặc thiếu hàng, mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho công ty.
5.2.6 Một số giải pháp khác
- Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề, trình độ quản lý,…
- Lựa chọn đúng người, bố trí đúng chỗ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao