Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
885,21 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG ĐẠI THỌ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ
LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
THANH THANH - CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ, 11/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG ĐẠI THỌ
MSSV: LT11453
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ
LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
THANH THANH - CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH
Cần Thơ , 11/2013
LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần
Thơ em đã hoàn tất chương trình học và tiến hành làm luận văn tốt ngiệp.
Được sự phân công của Quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, sau
gần 3 tháng được thực tập tại phòng kế toán của C ông ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “ Phân tích tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận tại C ông ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại
Thanh Thanh - Cần Thơ ”. Đạt được kết quả này em vô cùng biết ơn và xin
được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh cùn g toàn thể thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt
cho em những kiến thức trong suốt quá trình học.
Thầy Lê Khương Ninh, thầy đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn, sửa
chữa, đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Ban lãnh đạo C ông ty TNHH SX và TM Thanh Thanh, cùng toàn thể
nhân viên của các phòng ban đã tạo điều kiện đ ể em được thực tập tại công ty.
Đặc biệt là các anh chị công tác tại phòng Kế to án của công ty đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, tạo điều kiện cho em có đầy đủ thông tin để
làm tốt luận văn này.
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của Quý Thầy Cô để bài
viết này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ,
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và Ban lãnh đ ạo cùng toàn thể các nhân
viên Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
gặt hái nhiề u thành công trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày .........tháng........ năm 2013
Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG ĐẠI THỌ
i
LỜI CAM KẾT
**
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày .........tháng........ năm 2013
Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG ĐẠI THỌ
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần Thơ, ngày.........tháng........ năm 2013
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ..................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 3
2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ ............................................................... 3
2.1.2 Phân tích tình hình lợi nhuận............................................................ 4
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 8
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 8
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THANH THANH .....................................11
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .. 11
3.2 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG ..................................................................... 11
3.3 NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG ..................................................................... 11
3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ..................................................................... 12
3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY ............................... 12
3.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY .... 12
3.7 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013......... 13
3.7.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2010, 2011 và 2012.......................................................................................... 13
3.7.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng
đầu năm 2012 và 2013 ..................................................................................... 17
iv
3.8 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ................................. 19
3.8.1 Thuận lợi ......................................................................................... 19
3.8.2 Khó khăn ........................................................................................ 20
3.9 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................... 20
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THANH THANH........22
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM 2010, 2011 VÀ 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ......... 22
4.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu các mặt hàng.............. 22
4.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu từng thị trường .......... 29
4.1.3 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3
năm 2010, 2011 và 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................ 35
4.1.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty
qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................. 36
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN C ỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................ 38
4.2.1. Tình hình chung lợi nhuận của công ty giai đoạn từ năm 2010 đến
6 tháng đầu năm 2013...................................................................................... 38
4.2.2 Phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011 và
2012 ................................................................................................................. 42
4.2.3 Phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm
2012, 2013 ....................................................................................................... 46
4.2.4 Phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
trước thuế của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 20 12 và 6 tháng đầu năm 2013
................................................................................................................. 48
4.2.5 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty ..................... 55
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN
PHẨM VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THHH SX
VÀ TM THANH THANH .................................................................... 62
5.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI......................................................... 62
5.1.1 Ưu điểm .......................................................................................... 62
5.1.2 Hạn chế .......................................................................................... 62
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI
NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THANH THANH............. 63
5.2.1 Một s ố giải pháp nâng cao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của c ông ty
................................................................................................................. 63
5.2.2 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty.......................... 64
v
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 66
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 66
6.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH SÁCH BẢ NG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX và TM Thanh
Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012............................................................. 15
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX và TM Thanh
Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ...................................................... 18
Bảng 4.1: Doanh số tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh
Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012............................................................. 23
Bảng 4.2: Doanh số tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh
Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .......................................................... 27
Bảng 4.3: Doanh số tiêu thụ theo thị trường của Công ty T hanh Thanh qua 3
năm 2010, 2011 và 2012.................................................................................. 31
Bảng 4.4: Doanh số tiêu thụ theo thị trường của Công ty Thanh Thanh qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013 ............................................................................... 34
Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ........................................................................ 39
Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ..................................................................... 40
Bảng 4.7: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2011 so với năm 2010 ...................................................................................... 50
Bảng 4.8: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2012 so với năm 2011 ...................................................................................... 52
Bảng 4.9: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế 6 tháng
đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 ................................................... 53
Bảng 4.10: Các tỷ số về khả năng sinh lợi của Công ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ................................................. 56
Bảng 4.11: Các tỷ số về khả năng sinh lợi của Công ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013............................................... 57
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh...
.......................................................................................................................... 12
Hình 4.1: Biến động tiêu thụ một s ố mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh
Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012............................................................. 24
Hình 4.2: Biến động tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh
Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .......................................................... 28
Hình 4.3: Biến động tiêu thụ theo thị trường của Công ty Thanh Thanh q ua 3
năm 2010, 2011 và 2012.................................................................................. 32
Hình 4.4: Biến động tiêu thụ theo thị trường của Công ty Thanh Thanh qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013 ............................................................................... 34
Hình 4.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ........................................................................ 43
Hình 4.6: Tình hình lợ i nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ..................................................................... 47
Hình 4.7: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công ty TNHH SX và
TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............ 58
Hình 4.8: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổ ng tài sản của Công ty TNHH SX và
TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............ 59
Hình 4.9: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH SX
và TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013........ 60
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCDV
:
Cung cấp dịch vụ
SX
:
Sản xuất
Th
:
Tháng
TM
:
Thương mại
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời k ỳ hội nhập, nền kinh tế hoạt
động theo cơ chế thị trường, mở cửa giao lưu với nhiều quốc gia. Điều này đã
mang đến cho môi trường kinh doanh của Việt Nam nhiều cơ hội , thuận lợi,
thế nhưng song song với những thuận lợi , cơ hội đó vẫn có rất nhiều khó khăn
và thử thách đang tiềm ẩn. Chính vì thế sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt và gay gắt thế này là vấn đề
hết sức quan trọng. Để có thể đứng vững trên thương trường đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có hướng đi và phư ơng pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả mang
lại lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, lợi nhu ận là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp,… Vì lẽ đó doanh nghiệp phải thường
xuyên đánh giá, kiểm tra những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để đưa ra
những biện pháp không ngừng nâng cao lợi nhuận.
Để thu được lợi nhuận sau thời gian dài hoạt động kinh doanh thì trước
tiên doanh nghiệp phải tiêu thụ sản phẩm có hiệu q uả, tuy nhiên điều đó không
hề đơn giản trong thị trường cạnh tranh tự do như hiện nay. Việc tiêu thụ sản
phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển bền vững trên thị trường. Muốn tiêu thụ sản phẩm nhiều thì doanh nghiệp
phải bán sản phẩm với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng với
giá cả hợp lý. Đồng thời doanh nghiệp phải mở rộng thị phần, khai thác thị
trường tiềm năng để tiêu thụ được tối đa sản phẩm của doanh nghiệp.
Thấy được tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm và tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp nên em quyết định thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận tại C ông ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và
Thương mại Thanh Thanh – Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp em vận dụng được những kiến thức đã học
vào thực tế, tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và
lợi nhuận của công ty, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và nâng
cao lợi nhuận cho công ty.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại
Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6
tháng đầu năm 2013, từ đó đề ra giải pháp giúp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ và
góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên ta có những mục tiêu nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH SX và
TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .
- Mục tiêu 2: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty
TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm
2013.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản
phẩm và nâng cao lợi nhuận cho Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận được thực hiện tại Công
ty TNHH SX và TM Thanh Thanh, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chủ
yếu được thu thập tại phòng kế toán của công ty.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu trong đề tài được lấy từ năm 2010 đến cuối tháng 6 năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian tiếp cận thực tế không nhiều nên đề tài chủ yếu tập trung
nghiên cứu tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra đề tài còn
nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu về lợi nhuận.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ
2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Đ ó là
việc cung cấp cho khác hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
[Phan Đức Dũng 2010 , trang 285]. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích
của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là
khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và
phân phối và một bên là tiêu dùng.
2.1.1.2 Khái niệm thị trường
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ
hàng hóa hay cho một đối tác có giá trị, là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản
phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về
một loại sản phẩm nhất định thông qua các thông lệ hiện hành, từ đó xác định
rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất thị trường là
tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa
được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
2.1.1.3 Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ
Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ là phân tích tình hình tiêu thụ về
doanh thu của từng mặt hàng và doanh thu tiêu thụ theo từng thị trường.
a) Khái niệm doanh thu
Doanh thu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu doanh nghiệp
có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong một thời
kỳ nhất định.
b) Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các
chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh thu là điều kiện để
doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất m ở rộng.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị
luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy việc phân tích tình hình biến
động của doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu
3
của doanh nghiệp. Khi phân tích doanh thu ta có thể xem xét ở nhiều khía
cạnh khác nhau như doanh thu theo từng nhóm hàng, từng mặt hàng, doanh
thu của từng cửa hàng, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc.
2.1.2 Phân tích tình hình lợi nhuận
2.1.2.1 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sau mỗi kỳ kế toán, đó chính là tổng lợi nhuận trước thuế, bao gồm lợi
nhuận của hoạt động kinh doanh (đã tính lợi nhuận của hoạt động tài chín h) và
lợi nhuận khác [Bùi Văn Dương 2002, trang 396]. Lợi nhuận của doanh
nghiệp thể hiện thành quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Vì vậy, lợi
nhuận được xem là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cuối cùng của hoạt động kinh
doanh ở doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này cho thấ y được sự nỗ l ực phấn đấu của
từng người, từng bộ phận trong doanh nghiệp, về việc tăng doanh thu, giảm
chi phí.
2.1.2.2 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú
và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung,
đặc điểm của từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi
nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp gồm các
bộ phận sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
- Lợi nhuận từ hoạt động khác
a) Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức
năng của doanh nghiệp bao gồm cả lợi nhuận về hoạt động tài chính như lợi
nhuận thu được về nghiệp vụ liên doanh, cho vay, đầu tư các chứng khoán trên
thị trường, … [Bùi Hữu Phước và cộng sự 2009 , trang 265].
Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (lãi hay lỗ về tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá, cung ứng lao vụ, dịch vụ) là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu này được gọi l à
4
“lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”. Lợi nhuận thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh
nghiệp. Đây là điều kiện tiền đề doanh nghiệp thực hiện tích l ũy cho tái sản
xuất kinh doanh mở rộng.
Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ = doanh thu thuần – (giá vốn
hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn
hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời như là hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt
động đầu tư, mua, bán chứng khoán; kinh doanh bất động sản; cho thuê tài
sản, cơ sở hạ tầng; chênh lệch tỷ giá hối đoái ; …
Lợi nhuận hoạt động tài chính (lãi hay lỗ từ hoạt động tài chính) lã số
chênh lệch giữa các khoản thu nhập thuần thuộc hoạt động tài chính với các
khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – chi phí
hoạt động tài chính
b) Lợi nhuận khác
Lợi nhuận hoạt động khác là lợi nhuận bất thường mà doanh nghiệp thu
được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh như: thu được các khoản nợ trước
đây không đòi được, tài sản dôi thừa tự nhiên, lợi nhuận về thanh lý, nhượng
bán tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, … [Bùi Hữu
Phước và cộng sự 2009, trang 266], đây là những hoạt động diễn ra không
thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực
hiện. Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ
quan của doanh nghiệp hay khách quan đem lại.
Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập khác – chi phí khác
2.1.2.3 Phân tích lợi nhuận
Phân tích tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của
doanh nghiệp kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình l ợi nhuận
và những nguyên nhân ban đ ầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Ta có công thức
tính lợi nhuận như sau:
Tổng lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ bán hàng và CCDV + Lợi
nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ hoạt động khác
5
Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành theo 2
bước sau:
So sánh lợi nhuận
Để phân tích lợi nhuận ta sử dụng phương pháp so sánh. Trước hết cần
xác định tỷ trọng lợi nhuận của từng bộ phận trong tổng lợi nhuận, sau đó xác
định sự biến động về số tiền, tỷ lệ tăng giảm, và sự biến động về tỷ trọng của
từng bộ phận lợi nhuận [Nguyễn Quang Hùng 2010 , trang 134].
Xác định mức chênh lệch lợi nhuận:
TLN = TLN (năm sau) – TLN (năm trước)
Trong đó:
TLN là mức chênh lệch lợi nhuận
TLN là tổng lợi nhuận
TLN
% tăng giảm TLN =
x 100%
TLN (năm trước )
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đ ến lợi nhuận
Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm tổng lợi
nhuận trước thuế trong doanh nghiệp .
Ta có công thức tính lợi nhuận là: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
Lợi nhuận = a – b + c – d – e + f
Trong đó:
a: Doanh thu thuần
b: Giá vốn hàng bán
c: Doanh thu hoạt động tài chính
d: Chi phí tài chính
e: Chi phí quản lý kinh doanh
f: Thu nhập khác
2.1.2.4 Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận
a) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thu ần
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS - Return on sales): chỉ tiêu
này đánh giá số lợi nhuận thực tế để lại cho doanh nghiệp chiếm bao nhiêu
phần trong doanh thu thuần [Phạm Quang Trung 2009, trang 231]. Tỷ số này
6
đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành bởi nó phản ánh chiến lược
giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt
động. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế
ROS
=
x 100 (%)
Doanh thu thuần
b) Tỷ suất sinh lợi của tài sản
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA - Return on assets): Đo lường khả năng
sinh lời của một đồng tài sản của công ty thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt
động kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp,
phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và có hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
ROA
=
x 100 (%)
Tổng tài sản bình quân
Trong chỉ tiêu này, mẫu số được dùng có thể là giá trị tài sản bình quân
hoặc giá trị tài sản cuối kỳ. Tuy nhiên, do tử số trong chỉ tiêu này phản ánh lợi
nhuận được tạo ra trong suốt cả kỳ nên việc lấy mẫu số là bình quân sẽ hợp lý
hơn là chỉ lấy số cuối kỳ [Phạm Quang Trung 2009, trang 231]. Cụ thể giá trị
tổng tài sản bình quân được tính như sau:
Tổng tài sản bình quân =
Tổng tài sản
đầu kỳ
+
Tổng tài sản
cuối kỳ
2
c) Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equity): là chỉ têu
phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Trị
số chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn
chủ sở hữu và do vậy, càng hấp d ẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn
còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài
hòa, hợp lý giữa vốn chủ sở hữu với nợ phải trả để vừa bảo đảm an ninh tài
chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mì nh trong quá
trình huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
7
Lợi nhuận sau thuế
ROE
=
x
100 (%)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Cũng tương tự như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, ở
chỉ tiêu này mẫu số có thể sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân hoặc vốn chủ sở
hữu cuối kỳ nhưng nên sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân với lý do tương tự.
Vốn chủ sở hữu bình quân =
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
+
đầu kỳ
cuối kỳ
2
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu sử dụng trong đề tài là các số liệu thứ cấp được thu thập trực
tiếp từ các sổ kế toán, báo cáo tài chính do phòng kế toán của Công ty TNHH
SX và TM Thanh Thanh cung cấp .
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối
để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .
Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đ ối
để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty qua 3 năm
2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó đề tài sử dụng
phương pháp liên hệ cân đối để phân tích ảnh hưởng của những nhân tố tác
động đến lợi nhuận của công ty.
Mục tiêu 3: từ những phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 có thể tìm
ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả tiêu thụ và lợi nhuận của công ty trong
thời gian qua để đưa ra những giải pháp, hoàn thành mục tiêu cụ thể 3 của đề
tài.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Các chỉ tiêu được so sánh phải thoả mãn các đi ều kiện sau:
- Đồng nhất về không gian và thời gian
8
- Thống nhất về phương pháp tính toán
- Thống nhất về đơn vị đo lường
Phương pháp số tuyệt đối
Phương pháp số tuyệt đối là so sánh số liệu của hai chỉ tiêu kinh tế, chỉ
tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở (còn gọi là kỳ gốc). Chẳng hạn như: so
sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc kết quả thực hiện kỳ này so với
kết quả thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của
các hiện tượng kinh tế.
Chênh lệch tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc
Phương pháp số tuơng đối
Phương pháp số tuơng đối là so sánh bằng số tương đối tỷ lệ phần
trăm (%) của hai chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ cơ sở để thể hiện mức
độ hoàn thành , hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc nói
lên tốc độ tăng trưởng. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc
độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Số phân tích
Tỷ lệ % hoàn thành =
x 100
Số gốc
Chênh lệch tuyệt đối
Tỷ lệ % tăng giảm =
X 100
Số gốc
2.2.2.2 Phương pháp liên hệ cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất
nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình
kinh doanh như: quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình
thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả,… Điều đó đã dẫn đến sự cân bằng cả về
mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa chúng. Dựa vào các mối quan hệ
cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tí ch [Nguyễn Văn
Công 2009, trang 32].
Cần lưu ý rằng, khác với phương pháp loại trừ là phương pháp đòi hỏi
mối quan hệ của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích phải là
“mối quan hệ chặt” (mối quan hệ tí ch số hoặc thương số hay kết hợp tích số
với thương số, trong phương pháp liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân
9
tố là “mối quan hệ lỏng” (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng
số với hiệu số và tích số hay thương số). Trong mối quan hệ cân đối này, cá c
nhân tố đứng độc lập , tách biệ t với nhau và cùng tác động đồn g thời đến sự
biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi sự biến động của
từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản
ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tươn g ứng mà không cần phải
đặt nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau như trong phương pháp
loại trừ. Chính vì vậy, trong phương pháp liên hệ cân đối, việc quy định trật tự
sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứ u
là không cần thiết mà thứ tự các nhân tố phụ thuộc vào mối liên hệ cân đối
vốn có giữa chúng tức là công thức xác định từng đối tượng (trừ trường hợp có
quan hệ tích số hay thương số trong mối quan hệ này).
Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần về tiêu
thụ” có thể sắp xếp theo cách sau mà không ảnh hưởng đến kết quả tính toán:
Doanh thu
Giá vốn
Lợi nhuận thuần
Chi phí
= thuần về - hàng bán về tiêu thụ
bán hàng
ụ
tiêu
th
Hay :
Doanh thu
Lợi nhuận thuần
= thuần về
về tiêu thụ
tiêu thụ
-
Chi phí
bán hàng
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
-
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Giá vốn
hàng bán
Hoặc:
Lợi nhuận thuần
=
về tiêu thụ
Doanh thu
Giá vốn
thuần về hàng bán
tiêu thụ
-
Chi phí
quản lý
Chi phí
doanh
bán hàng
nghiệp
Một cách tổng quát, nếu quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (a, b, c, d)
với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Q là quan hệ hỗn hợp (cả tổng số
và hiệu số) thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = a – b – c + d, mức ảnh
hưởng của từng nhân tố a, b, c và d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với
kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định như sau:
Nhân tố a: ∆a = a1 – a0
Nhân tố b: ∆b = - (b1 – b0)
Nhân tố c: ∆c = - (c1 – c0)
Nhân tố d: ∆d = d1 – d0
10
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI THANH THANH
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Thanh Thanh có
trụ sở đặt tại: Số 81, Mậu Thân, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Tiền thân công ty là Cơ sở sản xuất giấy Thanh Thanh, được thành lập năm
2001. Ngày 02/05/2007, cơ sở sản xuất giấy Thanh Thanh chính thức chuyển
đổi sang mô hì nh Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Thanh
Thanh, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty
TNHH SX và TM số 1800662406 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần
Thơ cấp. Nhưng đăng ký được thay đổi và cấp lại lần 2 vào ngày 26/05/2009.
Hiện nay, Công ty Thanh Thanh là một đơn vị sản xuất và thương mại
hoạt động trong ngành giấy tại địa bàn T hành phố Cần Thơ với hơn 10 năm
xây dựng và phát triển. Công ty có mạng lưới phân phối là trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
3.2 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triền các hoạt động
sản xuất và thương mại trong các lĩnh vực nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có
được . Tổ chức kinh doanh có hiệu quả để nâng cao giá trị công ty, góp phần
cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời
làm tròn các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3.3 NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG
Đối với khách hàng: Công ty sẽ phấn đấu không ngừng cải tiến để cung
cấp các sản phẩm có chất lượng cao trong ngành.
Đối với nội bộ: Công ty luôn cố gắng tạo môi trường làm việc đoàn kết,
thân thiện nhưng cũng thử thách để nhân viên công ty phát huy hết khả năng
của mình và tương thưởng xứng đáng; l uôn khuyến khích đổi mới và phát huy
tinh thần sáng tạo.
Đối với cộng đồng: Công ty luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường,
tôn trọng các giá trị văn hóa, hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Đối với Nhà nước: Công ty nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của
pháp luật về sản xuất kinh doanh, nộp đủ các khoản thuế và các nghĩa vụ tài
chính khác vào ngân sách Nhà nước.
11
3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất giấy văn phòng, bao bì giấy . Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu hoặc ủy
thác nhập khẩu các loại giấy.
3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
Để điều hành và thực hiện công tác quản lý trong doanh nghiệp, công ty
cần có một bộ máy tổ chức cho riêng mình. Mô hình tổ chức của công ty được
cấu trúc theo kiểu trực tuyến chức năng. Mỗi bộ phận khác nhau trong cơ cấu
tổ chức đều có trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Các bộ phận này được bố
trí theo từng cấp bậc nhằm đảm bảo cho chức năng quản lý của công ty được
thực hiện và có hiệu quả. Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như năng lực lao
động của cán bộ công nhân viên, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý như sau:
GIÁM ĐỐC
Phó Giám Đốc
Phòng Tổ chức
Hành chính
Phòng Kinh
doanh
Phòng Kế toán
Bộ phận kho
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh
3.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
- Giấy ford: là loại giấy phổ biến và thông dùng, thường thấy nhất là giấy
A4 trong các tiệm photo. Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực
in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy note, hóa đơn,
tập học sinh, …
12
- Giấy b ristol: là giấy có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì
thế in nổi đẹp, thường dùng in hộ p xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi,
card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời, …
- Giấy ivory: là giấy bristol 1 mặt: 1 mặt trắng, láng; mặt kia thô ráp, sần
sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm. Loại giấy này thường được dùng làm
hộp thuốc lá, hộp mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sách, thiệp chúc mừng, ...
- Giấy couche: là giấy có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng.
Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, …
- Giấy duplex: là giấy có bề mặt trắng và lán gần gần với b ristol, mặt kia
thường sẫm màu. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần
có độ cứng, chắc chắn.
- Giấy c arbon: là giấy than, có nhiều màu để chọn, dùng để in kê, thường
được in thành các cuốn hóa đơn .
- Giấy w oodfree: là giấy có bề mặt trắng, có độ dày và độ mịn tốt, được
dùng để làm tập vở, giấy cho máy đếm tiền, bưu phẩm, thư thông báo, sổ tay
hướng dẫn các loại.
3.7 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.7.1 Khái quát kết quả h oạt động kinh doanh của công ty qua 3
năm 2010, 2011 và 2012
Khi tìm hiểu về hoạt động của công ty thì vấn đề hết sức quan trọng mà
chúng ta cần quan tâm đó là kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty thu
được. Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH SX và TM Thanh Thanh ta thấy rõ sự biến động về các khoản mục
doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Trong giai đoạn 3 năm 2010, 2011 và 2012, hoạt
động kinh doanh của công ty mỗi năm đều mang lại một khoản lợi nhuận
dương. Nguồn lợi nhuận của công ty chủ yếu được hình thành từ hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt
động khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận. Kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này có nhiều biến động, cụ thể
như sau:
Doanh thu chủ yếu của công ty là doanh thu bán sản phẩm. Khoản mục
doanh thu bán hàng và CCDV của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 có xu
hướng tăng lên. Cụ thể là ở năm 2010 khoản mục này đạt 38.503.206 nghìn
đồng, sang năm 2011 doanh thu từ bán hàng và CCDV đạt 44.891.306 nghìn
đồng, tăng 6.388.100 nghìn đồng, tương ứng tốc độ tăng 16,59% so với năm
13
2010. Năm 2011 công ty đã đầu tư thêm 5 tỷ đồng để tăng vốn chủ sở hữu
nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Công ty nhập khẩu nguyên li ệu từ
Indonesia nhiều hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm , đồng thời thường
xuyên củng cố mối quan hệ với những khách hàng cũ, nhờ mối quan hệ này
mà công ty được giới thiệu đến những khách hàng mới , từ đó mà doanh số tiêu
thụ năm 2011 đã tăng nhiều so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh thu bán
hàng và CCDV của công ty tiếp tục tăng lên đạt 45.756.215 nghìn đồng, tăng
thêm 864.909 nghìn đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 1,93%. Sản phẩm của
công ty đa dạng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng với mức giá hợp lý nên
ngày càng có thêm nhiều khách hàng đến mua làm kết quả tiêu thụ sản phẩm
của công ty ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh thu
bán hàng và CCDV năm 2012 tương đối chậm so với tốc độ tăng trưởng ở
năm 2011 là vì ảnh hưởng chung của ki nh tế nước ta có nhiều khó khăn và
tăng trưởng suy giảm trong năm 2012.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2010 là 18.203 nghìn
đồng và đến năm 2011 ở mức 27.080 nghìn đồng, về mặt giá trị tăng 8.877
nghìn đồng, về mặt tỷ lệ tăng 48,77%. Nguyên nhân là vì năm 2011 hoạt động
mua hàng của công ty phát sinh rất nhiều làm cho các khoản chiết khấu thanh
toán, chệch lệch tỷ giá mà công ty được hưởng cũng tăng lên. Công ty đã gửi
nhiều tiền vào ngân hàng để thuận tiện cho các giao dịch mua hàng trong và
ngoài nước nên tiền lãi mà công ty có được cũng nhiều hơn. Năm 2012, doanh
thu tài chính của công ty là 20.714 nghìn đồng, giảm 6.366 nghìn đồng so với
năm 2011, tương ứng giảm 23,51%. Năm 2012 lượng tiền mà công ty gửi
ngân hàng đã giảm do công ty đã mua thêm tài sản cố định. Doanh thu hoạt
động tài chính của công ty chủ yếu là từ chênh lệch tỷ giá hố i đoái và lãi của
các khoản tiền gửi ngân hàng. T ỷ giá hối đoái thì thường xuyên biến động, còn
giá trị tiền gửi ngân hàng và lãi suất cũng không ổn định đã làm cho doanh thu
hoạt động tài chính của doanh nghiệp biến động theo .
Thu nhập khác của công ty rất ít phát sinh, chủ yếu là thu từ bán các
công cụ dụng cụ đã không còn sử dụng được, bán giấy vụn, ... nên có giá trị
khá nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2010 thu nhập khác phát sinh là 3.260
nghìn đồng do công ty thu được một khoản nợ khó đòi đã xóa sổ, bán giấy
vụn,... Đ ến năm 2011 chỉ tiêu này không có phát sinh, sang năm 2012 chỉ tiêu
này có phát sinh với số tiền 720 nghìn đồng từ việc bán công cụ dụng c ụ hư
hỏng, bán giấy vụn,...
14
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
Giá trị
Tỷ lệ (%)
1/ Doanh thu BH và CCDV
2/ Các khoản giảm trừ doanh thu
3/ Doanh thu thuần
4/ Giá vốn hang bán
5/ Lợi nhuận gộp
6/ Doanh thu tài chính
7/ Chi phí tài chính
2012/2011
Giá trị
Tỷ lệ (%)
38.503.206
38.503.206
34.343.678
4.159.527
18.203
511.753
44.891.306
44.891.306
41.556.567
3.334.738
27.080
182.445
45.756.215
45.756.215
41.941.030
3.815.185
20.714
132.608
6.388.100
6.388.100
7.212.889
(824.789)
8.877
(329.308)
16,59
16,59
21,00
(19,83)
48,77
(64,35)
864.909
864.909
384.463
480.447
(6.366)
(49.837)
1,93
1,93
0,93
14,4
(23,51)
(27,32)
8/ Chi phí quản lý kinh doanh
1.103.528
1.183.200
1.204.732
79.672
7,22
21.532
1,82
9/ Lợi nhuận thuần
10/ Thu nhập khác
11/ Chi phí khác
12/ Lợi nhuận khác
13/ Tổng lợi nhuận trước thuế
14/ Chi phí thuế TNDN hiện hành
2.562.449
3.260
3.260
2.565.709
267.259
1.996.172
1.996.172
165.170
2.498.559
720
720
2.499.279
551.716
(566.277)
(3.260)
(3.260)
(569.537)
(102.089)
(22,10)
(100,00)
(100,00)
(22,20)
(38,20)
502.387
720
720
503.107
386.546
25,17
25,20
234,03
15/ Lợi nhuận sau thuế
2.298.450
1.831.002
1.947.563
(467.448)
(20,34)
116.561
6,37
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
15
Doanh thu bán hàng và CCDV của công ty tăng qua các năm là dấu hiệu
đáng mừng nhưng cùng với sự biến động của doanh thu, các loại chi phí cũng
tăng qua các năm, điển hình là chi phí giá vốn hàng bán. N ăm 2011 chi phí giá
vốn ở mức 41.556.567 nghìn đồng , tăng 7.212.889 nghìn đồng, tương đương
tỷ lệ 21% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí giá vốn hàng bán là 41.941.030
nghìn đồng , tức đã tăng 384.463 nghìn đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng
0,93%. Những năm qua công ty ngày càng bán được nhiều sản phẩm hơn nên
chi phí giá vốn đã tăng. Đặc biệt là g iá nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản
phẩm của công ty tăng rất nhiều do kinh tế nước ta lạm phát thường ở mức
cao, điển hình như năm 2011 lạm phát là 18,12%. Tỷ giá ngoại tệ ngày càng
tăng cũng đã làm cho chi phí giá vốn khi công ty nhập khẩu nguyên liệu tăng
lên. Ngoài ra, các yếu tố đầu vào để sản xuất giấy cũng có chiều hướng tăng
như: nhân công, điện, xăng dầu vận chuyển nguyên liệu,... đã làm cho giá
thành sản xuất giấy tăng lên.
Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm, năm 2010
chỉ tiêu này có giá trị 1.103.528 ngàn đồng. Qua n ăm 2011 chi phí quản lý
kinh doanh là 1.183.200 nghìn đồng, tăng 79.672 nghìn đồng, tương ứng tốc
độ tăng 7,22% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí quản lý kinh doanh
tiếp tục tăng và ở mức 1.204.732 ngh ìn đồng, tăng 21.532 nghìn đồng, tương
ứng 1,82% so với 2011. Do số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày một tăng nên chi
phí bán hàng của công ty đã gia tăng. Thêm vào đó, ban quản lý của công ty
đã tổ chức lại cơ cấu nhân sự và tuyển thêm nhiều nhân viên, đầu tư thêm
trang thiết bị cho bộ phận quản lý doanh nghiệp nên khoản mục chi phí quản
lý kinh doanh của công ty đã tăng qua các năm.
Chi phí tài chính của công ty thời gian qua đã giảm đáng kể vì công ty đã
thực hiện trả nợ vay khi thu được lợi nhuận lãi hàng năm nên phần lớn chi phí
tài chính của công ty đã giảm. Chi phí tài chính năm 2011 là 182.445 nghìn
đồng, giảm 329.308 nghìn đồng, tương ứng tốc độ giảm khá cao là 64,35% so
với năm 2010. Sang năm 2012 chi phí tài chính tiếp tục giảm còn 132.608
nghìn đ ồng, đã giảm thêm 49.837 nghìn đồng, tương ứng giảm 27,32% so với
năm 2011.
Năm 2010 lợi nhận sau thuế của công ty đạt 2.298.450 nghìn đồng, qua
năm 2011 lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 1.831.002 nghìn đồng, giảm
467.448 nghìn đồng, tỷ lệ giảm là 20,34% so với năm 2010. Năm 2011 công
ty bán được nhiều sản phẩm hơn năm 2010, doanh thu có được tăng cao nhưng
lợi nhuận sau thuế mà công ty có được lại giảm so với năm 2010. Nguyên
nhân là do chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh của công ty cũng tăng
16
rất nhiều, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu nên đã làm lợi
nhuận năm 2011 suy giảm so với năm trước . Bước qua năm 2012 công ty đã
tiếp tục cố gắng đẩy mạnh hoạt động bán hàng và doanh thu cũng tăng so với
năm 2011, đồng thời tốc độ tăng của chi phí có phần chậm lại nên lợi nhuận
sau thuế năm 2012 đạt 1.947.563 nghìn đồng, về mặt giá trị tăng 116.561
nghìn đồng, về mặt tỷ lệ tăng 6,37% so với năm 2011. Giá trị tăng của lợi
nhuận sau thuế năm 2012 khá nhỏ là do năm 2012 công ty không còn được
hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ở năm 2011 thì công ty
được hưởng ưu đãi là giảm 50% thuế suất. Vì công ty được thành lập năm
2007 nên được miễn thuế TNDN ở 2 năm đầu tiên hoạt động (2008, 2009),
giảm 50% thuế suất ở 2 năm tiếp theo (2010, 2011).
Sau khi phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty ta thấy công ty đã kinh doanh có lãi qua 3 năm 2010, 2011 và 2012, đây là
một kết quả khả quan. Công ty đã nổ lực từng bước nâng cao được doanh thu
nhưng chi phí cũng tăng theo quá nhanh vì vậy đã làm lợi nhuận của công ty
năm 2011, 2012 đã giảm đi so với năm 2010.
3.7.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6
tháng đầu năm 2012 và 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động k inh doanh của công
ty có phần giảm sút, tất cả các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty bị
sụt giảm đáng kể, điều này được biểu hiện ở bảng số liệu 3.2 như sau:
Doanh thu bán hàng và CCDV của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013
có giá trị 12.415.041 nghìn đồng, đã giảm 9.674 .329 nghìn đồng so với giá trị
22.089.370 nghìn đồng của 6 tháng đầu năm 2012 , tương ứng tỷ lệ giảm
43,79%. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế trong và
ngoài nước vẫn còn khó khăn, nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng về sản
phẩm giấy giảm nhiều nhưng hàng loạt loại giấy ngoại nhập lại xuất hiện tràn
lan trên thị trường đã làm lượng sản phẩm công ty bán được bị sụt giảm mạnh.
Thêm vào đó, có một số sản phẩm công ty phải hạ giá để thúc đẩy việc tiêu
thụ nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm đáng kể.
Doanh thu tài chính của công ty 6 tháng đầu năm 2012 là 9.704 nghìn
đồng, sang 6 tháng đầu năm 2013 khoản mục này chỉ đạt 4.366 nghìn đồng,
giảm 5.338 nghìn đồng, tương ứng giảm tới 55,01% so với cùng kỳ. Bởi vì
công ty tiêu thụ được rất ít sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013 nên công ty
không nhập khẩu nhiều nguyên liệu, hàng hóa làm cho các khoản chênh lệch
tỷ giá đã giảm, chiết khấu thanh toán công ty được hưởng phát sinh rất nhỏ .
Lượng tiền gửi ngân hàng của công ty cũng không còn nhiều vì nguồn thu bị
17
suy giảm nên công ty đã rút tiền về để chi t rả nhiều loại chi phí phát sinh, do
đó nguồn thu từ lãi tiền gửi đã giảm.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX và TM Thanh
Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
Chênh lệch
2013/2012
Giá trị
1/ Doanh thu BH và CCDV
22.089.370
2/ Các khoản giảm trừ doan h thu
-
Tỷ lệ (%)
12.415.041 (9.674.329)
-
(43,79)
-
-
3/ Doanh thu thuần
22.089.370
12.415.041 (9.674.329)
(43,79)
4/ Giá vốn hàng bán
20.451.943
11.942.330 (8.509.613)
(41,61)
1.637.426
472.711 (1.164.715)
(71,13)
5/ Lợi nhuận gộp
6/ Doanh thu tài chính
9.704
4.366
(5.338)
(55,01)
7/ Chi phí tài chính
62.371
-
(62.371)
(100,00)
8/ Chi phí bán hàng
42.015
13.621
(28.394)
(67,58)
482.219
361.076
(121.143)
(25,12)
1.060.524
102.380
(958.145)
(90,35)
11/ Thu nhập khác
-
-
-
-
12/ Chi phí khác
-
-
-
-
13/ Lợi nhuận khác
-
-
-
-
1.060.524
102.380
(958.144)
(90,35)
15/ Chi phí thuế TNDN hiện
hành
229.799
23.663
(206.136)
(89,70)
16/ Lợi nhuận sau thuế
830.725
78.716
(752.009)
(90,52)
9/ Chi phí quản lý doanh nghiệp
10/ Lợi nhuận thuần
14/ Tổng lợi nhuận trước thuế
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
Giá vốn hàng bán của công ty 6 tháng đầu năm 2012 ở mức 20.451.943
nghìn đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ còn 11.942.330 nghìn đồng,
giảm 8.509.613 nghìn đồng, tương đương giảm 41,61%. Do doanh thu bán sản
phẩm đã g iảm mạnh nên kéo theo chi phí giá vốn hàng bán của công ty cũng
giảm theo tương đối lớn. Bên cạnh đó, lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2013
cũng được Nhà nước ta kiểm soát nên giá nguyên liệu có giảm hơn năm 2012
một ít.
18
Chi phí tài chính của công ty 6 th áng đầu năm 2013 không phát sinh, còn
ở cùng kỳ năm trước đã phát sinh với giá trị là 62.371 nghìn đồng. Nguyên
nhân là do cuối năm 2012 công ty đã thanh toán hết nợ vay ngân hàng và
những tháng đầu năm 2013 tỷ giá ngoại tệ có xu hướng tăng lên nên công ty
không có các khoản lỗ tỷ giá.
Chi phí bán hàng của công ty 6 tháng đầu năm 2013 ở mức 13.621 nghìn
đồng so với cùng kỳ là 42.015 nghìn đồng, tức đã giảm 28.394 nghìn đồng về
số tương đối , tương đương giảm 67,58% về số tuyệt đối so với 6 tháng đầu
năm 2011. Nguyên nhân là do hoạt động tiêu thụ của công ty suy giảm nên các
chi phí phục vụ cho công tác bán hàng cũng đã giảm theo .
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty 6 tháng đầu năm 2012 là
482.219 nghìn đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 là 361.076 nghìn đồng, giảm
121.143 nghìn đồng, tốc độ giảm 25,12%. Vì hoạt động kinh doanh gặp khó
khăn trong 6 tháng đầu năm 2013 nên công ty đã giảm bớt , tiết kiệm một số
khoản chi phí n hư: chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại,...
Lợi nhuận sau thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2013 ở mức 78.716
nghìn đồng , đã giảm rất cao là 752.009 nghìn đồng, tương đương giảm đến
90,52% so với cùng kỳ năm 2012 là 830.725 nghìn đồng. Lợi nhuận sau thuế
của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm rất đáng kể so với cùn g kỳ
do tình hình kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều biến động, sự cạnh tranh
của các đối thủ trong cùng ngành đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của
công ty, các khoản chi phí cũng có giảm nhưng doanh thu giảm quá cao dẫn
đến lợi nhuận sau thuế của công ty bị giảm sút tương đối nhiều.
Qua phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 6
tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước ta thấy kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty ở giai đoạn này có phần giảm mạnh, nguyên nhân lớn là do
tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhu cầu
tiêu thụ giảm làm cho doanh thu bị giảm sút, chi phí nguyên liệu thì vẫn còn ở
mức cao nhưng công ty không thể tăng giá bán, từ đó dẫn đến lợi nhuận 6
tháng đầu năm 2013 giảm đi rõ rệt so với cùng kỳ.
3.8 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
3.8.1 Thuận lợi
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thanh Thanh có t iền thân là Cơ
sở sản xuất giấy Thanh Thanh, được thành lập năm 2001. Vì vậy , khi chuyển
sang Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh, công ty đã có sẵn một lượng
khách hàng thân quen từ trước.
19
Vị trí kinh doanh của công ty thuận lợi , nằm ngay trung tâm Thành phố
lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao
đẳng, công ty, tiệm in, tiệm photo, … vì vậy, đây sẽ là thị trường đầy tiềm
năng để công ty khai thác.
Trang thiết bị phục vụ cho sản xuất được trang bị đầy đủ , được đầu tư
theo yêu cầu sản xuất và đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Công ty có đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình, có trình độ học vấn
khá cao, tinh thần đoàn kết tập thể cao và thân thiện với khách hàng.
Các sản phẩm của công ty có giá cả vừa phải, chất lượng tương đối tốt
nên có lợi thế cạnh tranh cao.
3.8.2 Khó khăn
`
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh những
thuận lợi công ty còn gặp phải những khó khăn như sau:
Công ty chưa có nhiều kinh phí để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chưa
tạo trang web riêng để có thể quảng bá rộng rãi những sản phẩm của công ty
đến khách hàng.
Công ty chỉ đang kinh doanh trong lĩnh vực giấy nên làm cho nguồn thu
của công ty chưa đa dạng, do công ty chưa có điều kiện để tăng cường đội ngũ
nhân viên có kinh nghiệm làm công tác kinh doanh và khai thác thị trường.
Vì vậy, công ty chưa thể mở rộng kinh doanh trong một số lĩnh vực khác để có
thêm lợi nhuận.
Hiện nay có khá nhiều công ty tham gia hoạt động kinh doanh về giấy
làm cho tình hình kinh doanh của công ty có nhiều khó khăn, công ty phải
chịu sự cạnh tranh rất lớn từ nhiều đối thủ cùng ngành.
Chi phí nguyên liệu ngày càng tăng, công ty gặp nhiều khó khăn trong
việc tăng giá sản phẩm. Bên cạnh đó, do thiếu vốn nên công ty chưa mở rộng
quy mô sản xuất, sẽ có thể bị các đối thủ cạnh tranh giành bớt thị phần.
3.9 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Về công tác tổ chức
Tổ chức nhân sự đầy đủ, đú ng người, đúng việc thì hiệu quả hoạt động
của công ty mới cao, vì thế trong thời gian tới công ty sẽ k iện toàn tổ chức
nhân sự , sắp xếp, định biên lao động, b ố trí nhân lực hợp lý ở từng bộ phận,
phòng ban, phân xưởng.
20
Thời gian qua hệ thống quy chế, quy định của công ty chưa hoàn chỉnh
nên công ty tiếp tục s oát xét, hoàn chỉnh các quy chế, quy định, nội quy và các
thông báo nội bộ nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
Công ty sẽ tiếp tục xây dựng tác phong công nghiệp và văn hóa do anh nghiệp.
Về công tác kế hoạch vật tư
Hiện nay, giá vốn sản phẩm của công ty khá cao, mà chi phí nguyên liệu
luôn chiếm phần lớn trong giá vốn nên công ty sẽ lựa chọn nhà cung ứng
nguyên liệu trong và ngoài nước có giá cả tốt nhất, chất lượng đạt yêu c ầu
nhằm kịp thời cung cấp nguyên liệu đảm bảo cho các dây chuyền sản xuất
được hoạt động liên tục.
Trong giai đoạn hiện nay, có đôi lúc vốn công ty chưa thu hồi kịp nhưng
lại cần mua nguyên liệu để phuc vụ hoạt động sản xuấ t. Nếu không có mối
quan hệ thâ n thiết với nhà cung cấp thì sẽ rất khó khăn , vì vậy công ty sẽ tiếp
tục thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp để có hạn mức dư nợ tốt.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là giấy, đây là mặt hàng dễ bị hư hỏng
như: rách, ố, ẩm, ... nên việc xuất, nhập sản phẩm ra vào công ty cần được
kiểm tra đúng quy định, không để thất thoát, giảm thiểu hư hỏng trong quá
trình xuất nhập.
Về công tác kinh doanh
Khi có nhiều đơn hàng cùng lúc mà công ty không giao hàng kịp thời sẽ
làm ảnh hưởng đến thiện cảm của khách hà ng dành cho công ty, từ đó mà
công ty cần phải phối hợp các bộ phận phân xưởng sản xuất để điều tiết các
đơn hàng, đáp ứng kịp thời theo nhu cầu khách hàng và phù hợp với điều kiện
sản xuất thực tế của công ty.
Công ty chỉ bán hàng theo phương thức trực tiếp nên công ty sẽ tăng
cường mở rộng kênh phân phối, tìm thêm thị trường tiêu thụ trong thời gian
tới.
Chất lượng sản phẩm tốt sẽ giúp công ty thu được nhiều sản phẩm, vì vậy
công ty luôn cố gắng sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm.
21
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THANH THANH
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM 2010, 2011 VÀ 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu các mặt hàng
4.1.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu các mặt hàng qua
3 năm 2010, 2011 và 2012
Tiêu thụ tốt là điều kiện để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
diễn ra một cách bình thường, liên tục và đều đặn. Do đó, trong kinh doanh
các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăn g doanh
thu bán hàng và CCDV vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
doanh thu của mỗi công ty, là nguồn thu quan trọng để công ty tái sản xuất,
trang trải các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải
phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng, việc làm này sẽ
giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tiêu thụ của
công ty, biết được mặt hàng nào có do anh thu tiêu thụ cao, mặt hàng nào được
ưa chuộng trên thị trường, để từ đó có những kế hoạch và chiến lược phát triển
sản phẩm. Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh có rất nhiều mặt hàng kinh
doanh, tuy nhiên phạm vi tìm hiểu của đề tài chỉ phân tích tình hình tiêu thụ
của một số mặt hàng chủ yếu, đây là những sản phẩm có lượng t iêu thụ lớn
trong thời gian qua. Kết quả doanh thụ tiêu thụ của các mặt hàng chủ yếu do
công ty cung cấp được phản ánh qua bảng 4.1 và hình 4.1 như sau:
22
Bảng 4.1: Doanh số tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
2010
Sản phẩm
Giá trị
2011
Tỷ
trọng
Giá trị
(%)
2012
Tỷ
trọng
Giá trị
(%)
Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
2011/2010
Giá trị
2012/2011
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giấy Du plex
8.415.420
21,86
9.036.129
20,13
7.980.171
17,44
620.709
7,38
Giấy Ford
7.059.168
18,33
8.370.021
18,65
9.097.536
19,88
1.310.853
18,57
727.515
8,69
Giấy Couche
6.134.009
15,93
9.379.468
20,89
8.517.704
18,62
3.245.459
52,91
(861.764)
(9,19)
Giấy Woodfree
7.018.058
18,23
7.100.348
15,82
6.462.448
14,12
82.290
1,17
(637.900)
(8,98)
Giấy Bristol
4.563.968
11,85
5.392.570
12,01
7.419.986
16,22
828.602
18,16
2.027.416
37,60
Các loại giấy khác
5.312.583
13,80
5.612.770
12,50
6.278.371
13,72
300.187
5,65
665.601
11,86
38.503.206
100
44.891.306
100
45.756.215
100
6.388.100
16,59
864.909
1,93
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Tha nh Thanh
23
(1.055.958) (11,69)
2010
13,80%
21,86%
11,85%
18,33%
18,23%
2011
15,93%
12,50%
20,13%
12,01%
18,65%
15,82%
20,89%
2012
13,72%
Giấy Duplex
17,44%
Giấy Ford
16,22%
Giấy Couche
19,88%
14,12%
Giấy Woodfree
Giấy Bristol
18,62%
Các loại giấy khác
Hình 4.1: Biến động tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của C ông ty Thanh
Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Một trong những sản phẩm có doanh số bán rất cao trong 3 năm qua đó
là giấy duplex. Đây là loại giấy được ưu tiên lự a chọn để làm các hộp sản
phẩm vì độ bền, cứng chắc và có bề mặt trắng láng dễ bắt mắt, vì vậy trong
thời gian qua sản phẩm này đã được tiêu thụ tốt . Năm 2010 doanh số bán của
giấy duplex là 8.415.420 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh
thu bán hàng là 21,86%. Sang năm 2011 doanh số bán của loại giấy này đã
tăng lên và đạt 9.036.129 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,38% so với năm
2010. Do các công ty sản xuất túi giấy, bao bì sản phẩm tiêu thụ được nhiều
sản phẩm hơn nên giúp cho Công ty Thanh Thanh bán được nhiều giấy duplex
hơn. Đến năm 2012 vì tình hình suy giảm của kinh tế Việt Nam nên một số
doanh nghiệp sản xuất túi giấy, bao bì đóng gói gặp phải khó khăn khi nhiều
công ty sản xuất thực phẩm và hàng tiêu dùng hoạt động cầm chừng trước sức
mua suy giảm , vì vậy mà doanh số bán giấy duplex của công ty cũng giảm
xuống chỉ còn 7.980.171 nghìn đồng, tức là giảm 11,69% so với năm 2011.
24
Doanh thu tiêu thụ của giấy ford cũng k hông thua giấy duplex và đang có
xu hướng tăng dần qua các năm. N ăm 2010 doanh thu công ty thu được từ
giấy ford là 7.059.168 nghìn đồng . Sang năm 2011 doanh thu của giấy ford đã
tăng lên đạt 8.370.021 nghìn đồng , so với năm 2010 doanh thu của giấy ford
đã tăng 18,57%. Doanh thu của loại giấy này tiếp tục tăng lên và có giá trị là
9.097.536 nghìn đồng ở nă m 2012, tương đương tăng 8,69% so với năm 2011.
Doanh thu của giấy ford luôn tăng là do đây là loại giấy phổ biến và thông
dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm photo, giấy note, hóa đơn,
tập học sinh,… Bên cạnh đó thành phố Cần Thơ là nơi tập trung nhiều trường
đại học, tiệm in, photo, nhiều công ty,… nhờ ưu thế này mà giấy ford đã được
tiêu thụ mạnh và ngày càng tăng trong 3 năm qua.
Công tác quảng cáo là điều cần thiết của mọi doanh nghiệp, đến thời
điểm hi ện nay thì việc in tờ rơi qu ảng cáo đã là rất thông dụng , vì vậy mà giấy
couche – loại giấy với đặc điểm láng, bóng, in màu rất sáng và đẹp thường
được dùng để in các tờ rơi quảng cáo, poster, catologue,… dần được tiêu thụ
mạnh. Doanh thu của gi ấy couche năm 2010 là 6.134.009 nghìn đồng. Đến
năm 2011 doanh số bán của giấy couche đạt 9.379.468 nghìn đồng, như vậy đã
tăng 52,91% so với năm 2010. Năm 2012 số tiền công ty thu được từ mặt hàng
giấy này là 8.517.704 nghìn đồng, tăng 9,19% so với năm 2011 . Vì tình hình
kinh tế khó khăn nên phần lớn các doanh nghiệp đã hạn chế chi phí cho hoạt
động quảng cáo, hơn nữa những phương tiện truyền thông ngày càng phát
triển vì thế các công ty có thể lựa chọn những phương thức quảng cáo khác
như trên tivi, internet,... nên đã làm cho doanh số bán của giấy couche bị giảm
đi.
Là một sản phẩm có giá thành không phải rẻ nhưng thời gian qua cũng
được tiêu thụ tương đối tốt là giấy wo odfree. Giấy woodfree được coi là một
trong những loại giấy cao cấp vì thành phần chính của nó là sợi thực vật,
nguyên liệu này được coi là thân thiện với môi trường và có khả năng chống ố
vàng, ẩm mốc cao. Loại giấy này dùng làm giấy cho máy đếm tiền, bưu ph ẩm,
thư thông báo, tập vở, … Doanh thu giấy w oodfree năm 2010 là 7.018.058
nghìn đồng, sang n ăm 2011 doanh số bán của loại giấy này đã tăng lên mức
7.100.348 nghìn đồng, tức tăng 1,17% so với năm 2010. Vì năm 2012 kinh tế
Việt Nam tăng trưởng suy giảm làm cho giấy cao cấp woodfree tiêu thụ ít hơn
và đóng góp vào doanh thu của công t y số tiền 6.462 .448 nghìn đồng, giảm
8,98% so với năm 2011.
Sản phẩm có doanh thu tương đối thấp hơn các sản phẩm trên là giấy
bristol. Năm 2010, công ty thu được 4.563.968 nghìn đồng từ việc tiêu thụ
giấy bristol. Bước sang năm 2011, doanh số bán của giấy bristol đã tăng lên
25
đạt 5.392.570 nghìn đồng, tăng 18,16% so với năm 2010. Sang năm 2012
nguồn thu từ giấy b ristol là 7.419.986 nghìn đồng, tương đương tăng 37,60%
so với năm 2011.Giấy bristol có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải,
in nổi khá đẹp nên thường đ ược dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm,...
Do giấy này được dùng làm vỏ hộp các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là dược
phẩm vì vậy mà doanh số bán của loại giấy này đã luôn tăng qua năm.
Các loại giấy khác: ngoài những loại giấy chủ yếu trên thì công ty còn
một số loại giấy khác, doanh thu của các loại giấy khác có xu hướng ngày
càng tăng. Năm 2010 khoản thu này ở mức 5.312.583 nghìn đồng. Đến năm
2011 doanh số bán của các loại giấy khác tăng lên đạt 5.612.770 nghìn đồng,
tăng 5,65% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu của các loại giấy và sản
phẩm khác đạt 6.278.371 nghìn đồng, tăng 11,86% so với năm 2011.
Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ta thấy tổng doa nh
thu tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty tăng qua 3 năm, nhưng xét về d oanh
thu của từng loại sản phẩm thì có sự tăng giảm khác nhau. Chẳng hạn năm
2011 doanh thu của các sản phẩm đều tăng so với năm 2010 do công ty có mối
quan hệ tốt với những khách hàng cũ, mở rộn g quan hệ với những khách hàng
mới để có nhiều khách hàng hơn vì vậy doanh thu của các sản phẩm đều tăng.
Đế n năm 2012, doanh thu của giấy f ord và giấy bristol vẫn tăng do giấy f ord
là giấy thông dụng thường thấy là giấy A4, giấy tập, còn giấy bristol thường
dùng làm hộp những sản phẩm nhu yếu phẩm, dược phẩm, sơ mi vậy nên
doanh thu của 2 loại giấy này vẫn tăng. Không giống như giấy ford và giấy
bristol, doanh thu giấy duplex, couche và woodfree đã giảm, vì năm 2012 nền
kinh tế nước ta tăng trưởng thấp, thu nhập không ổn định, người tiêu dùng đã
cắt giảm chi tiêu, doanh nghiệp tiết kiệm quảng cáo trên báo hoặc chuyển sang
các hình thức khác…
4.1.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu các mặt hàng qua
6 tháng đầu năm 2012, 2013
Qua phân tích tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng của công ty giai
đoạn 2010 – 2012 ta thấy có những sản phẩm có doanh số tiêu thụ tăng, có sản
phẩm có doanh số tiêu thụ giảm, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tất cả
sản phẩm của công ty đều có doanh số tiêu thụ giảm sút rõ rệt . Bảng số liệu
4.2 sẽ cho ta thấy được tình hình này như sau:
26
Bảng 4.2: Doanh số tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Sản phẩm
6 Tháng đầu năm 2012
6 Tháng đầu năm 2013
Tỷ trọng
Giá trị
Giá trị
(%)
Chênh lệch
Tỷ trọng
(%)
2013/2012
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giấy Duplex
4.312.579
19,52
2.063.449
16,62
(2.249.130)
(52,15)
Giấy Ford
4.264.738
19,31
2.201.267
17,73
(2.063.471)
(48,38)
Giấy Couche
3.352.468
15,18
1.656.352
13,34
(1.696.116)
(50,59)
Giấy Woodfree
4.191.542
18,98
1.323.479
10,66
(2.868.063)
(68,43)
Giấy Bristol
2.516.472
11,39
2.054.370
16,55
(462.102)
(18,36)
Các loại giấy khác
3.451.571
15,63
3.116.124
25,10
(335.447)
(9,72)
22.089.370
100
12.415.041
100
(9.674.329)
(43,80)
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
27
6 Tháng đầu năm 2012
15,63%
19,52%
11,39%
19,43%
18,98%
15,18%
6 Tháng đầu năm 2013
16,62%
25,10%
Giấy Duplex
Giấy Ford
Giấy Couche
17,73%
16,55%
10,66%
13,34%
Giấy Woodfree
Giấy Bristol
Các loại giấy khác
Hình 4.2: Biến động tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty
Thanh Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Giấy duplex: doanh thu của giấy duplex 6 tháng đầu năm 2012 đạt
4.312.579 nghìn đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của loại giấy này
giảm còn 2.063.449 nghìn đồng, như vậy đã giảm 52,15% so với 6 tháng đầu
2012.
Giấy ford: khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu của giấy
ford là 4.264.738 nghìn đồng. Bước sang 6 tháng đầu 2013, doanh thu của nó
chỉ còn 2.201.267 nghìn đồng, tỷ lệ giảm tới 48,38%.
Giấy c ouche: doanh thu của giấy couche 6 tháng đầu năm 2013 là
1.656.352 nghìn đồng, trong khi 6 tháng đầu năm 2012 đạt đến 3 .352.468
nghìn đồng, vậy đã giảm 50,59% .
Giấy w oodfree: 6 tháng đầu năm 2012 , giấy woodfree đã đóng góp vào
doanh thu của công ty 4.191 .542 nghìn đồng . Đến 6 tháng đ ầu năm 2013,
doanh thu của giấy woodfree chỉ còn ở mức 1.323.479 nghìn đồng, tương ứng
tỷ lệ giảm rất cao 68,43% so với cùng kỳ.
28
Giấy b ristol: doanh thu của g iấy b ristol 6 tháng đầu năm 2012 là
2.516.472 nghìn đồng, sang 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm nhẹ khi chỉ đạt
2.054.370 nghìn đồng , tức đã giảm 18,36% so với cùng kỳ .
Các loại giấy khác: 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu của các loại giấy
khác 3.451.571 nghìn đồng . Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của các
loại giấy khác giảm còn 3.116.124 nghìn đồng , tương đương giảm 9,72% so
với 6 tháng đầu năm 2012.
Qua phân tích tình hình tiêu thụ của các sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013
ta thấy kết quả tiêu thụ giảm quá nhanh so với cùng kỳ năm trước . Nguyên
nhân là do tình hình kinh tế vẫn đang trong giai đoạn chuyển mình khắc phục
khó khăn, các tổ chức, cá nhân đều thực hiện tiết kiệm tối đa nếu có thể nên đã
làm cho nhu cầu tiêu thụ gi ảm mạnh. Chất lượng giấy của Công ty Thanh
Thanh tương đối tốt nhưng so với các loại giấy của nước ngoài thì vẫn còn có
sự chênh lệch, trong khi đó giá bán của giấy nước ngoài lại tương đương bằng
với các sản phẩm giấy trong nước , điều đó góp phần làm cho kết quả tiêu thụ
của Công ty Thanh Thanh bị giảm đi. Do tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp khó
khăn nên công ty đã giảm giá một số sản phẩm để kích thích tiêu thụ, tuy
nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài vì công ty không thể cứ tiếp tục
giảm giá, điều m à công ty cần làm là tìm được cách để hạ giá thành sản phẩm,
khi giá vốn giảm thì công ty sẽ có thể bán được nhiều sản phẩm với giá thấp
hơn trước đây và sẽ tăng được lợi nhuận. Bên cạnh đó, trước giờ công ty bán
hàng theo nguyên tắc giữ uy tín, tôn trọng khách hàng, giá cả hợp lý như thế
khách hàng sẽ tự tìm đến chứ công ty chưa có chính sách gì để thu hút khách
hàng, không có khuyến mãi, công ty cũng không cho khách hàng hưởng chiết
khấu thương mại nên chưa khuyến khích các khách hàng mua số lượng lớn
trong khi những doanh nghiệp khác thường có những chính sách ưu đãi . Ngày
nay, các doanh nghiệp kinh doanh trong môi tường tự do cạnh tranh, nền kinh
tế trong thời điểm hiện tại gặp nhiều khó khăn thì những chính sách ưu đãi đối
với khách hàng là yếu tố tác đ ộng rất lớn đến khả năng tiêu thụ. Khoảng thời
gian 6 tháng cuối năm 2013 lãnh đạo công ty cần có những kế hoạch để giúp
công ty tiêu thụ tốt hơn trong tình hình khó khăn này .
4.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu từng thị trường
4.1.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu từng thị trường
qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Thị trường kinh doanh của Công ty Thanh Thanh hiện nay tập trung chủ
yếu tại địa bàn Thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận như : Hậu Giang, Sóc
Trăng,… Thị trường tiêu thụ của công ty chia ra thành 2 bộ phận gồm: thị
29
trường ở trong tỉnh và thị trường ở ngoài tỉnh. Khoảng thời gian từ trước năm
2010 thì doanh số tiêu thụ công ty có được từ thị trường trong tỉnh chiếm ít
hơn so với thị trường ngoài tỉnh, nhưng kể từ năm 2 011 cho đến nay thì tình
hình đã diễn biến ngược lại. Nhờ khai thác khá tốt thị trường chủ lực, có sức
mua lớn mà công ty thu được nguồn lợi từ thị trường Thành phố Cần Thơ
ngày càng tăng. Để có những nhận định rõ hơn về tình hình tiêu thụ sản phẩm
ở trong và ngoài tỉnh của công ty ta tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ từng
thị trường.
Thị trường trong tỉnh
Nhìn vào bảng số liệu 4.3 ta thấy rằng năm 2010 doanh thu tiêu thụ trong
tỉnh của công ty đã tăng dần qua 3 năm. Doanh thu trong tỉnh năm 2010 có giá
trị là là 18.556.428 nghìn đồng. Sang năm 2011 doanh thu trong tỉnh của công
ty đạt mức 23.526.507 nghìn đồng, tăng 26,78% so với năm 2010. Sở dĩ doanh
thu trong tỉnh của công ty tăng là do công ty Thanh Thanh nhận thấy được
thành phố Cần Thơ là một th ị trường tiềm năng nên đã triệt để khai thác thị
trường này. Đây là nơi có nhiều công ty, trường học, tiệm in, tiệm photo,…
nên sẽ là một thị trường tiêu thụ lý tưởng để công ty gia tăng doanh số tiêu
thụ . Bên cạnh đó, sau thời gian hoạt động trên 10 năm t hì chất lượng sản phẩm
và uy tín củ a công ty đã được nâng lên nên nhiều khách hàng biết đến. Công ty
không chỉ thắt chặt mối quan hệ với những khách hàng cũ như Công ty TNHH
in Thanh Tùng, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang,… mà công ty còn mở rộng
quan hệ để có thêm nhiều đối tác mới như: Doanh nghiệp tư nhân Hoàn Cầu,
Doanh nghiệp tư nhân Như Cương,… Công ty tiếp tục duy trì thành quả đã đạt
được nên năm 2012 doanh thu tiêu thụ trong tỉnh tiếp tục tăng và đạt
24.985.463 nghìn đồng, tương đương tăng 6,20% so v ới năm 2011.
Như vậy tình hình tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh của công ty đã luôn
tăng qua 3 năm do công ty đã đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng, duy trì
mối quan hệ với những khách hàng cũ và mở rộng quan hệ tìm thêm khách
hàng mới. Trong thời g ian tới , công ty nên tiếp tục cố gắng hơn nữa để nâng
cao doanh thu tiêu thụ cho công ty. Tình hình tiêu thụ theo doanh thu từng thị
trường được thể hiện đầy đủ ở bảng số liệu 4.3 và hình 4.3 như sau:
30
Bảng 4.3: Doanh số tiêu thụ theo thị trường của Công ty Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Thị trường
2010
Giá trị
2011
Tỷ
trọng
Giá trị
(%)
2012
Tỷ
trọng
Giá trị
(%)
Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
2011/2010
Giá trị
2012/2011
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Trong tỉnh
18.556.428
48,19
23.526.507
52,41
24.985.463
54,61
4.970.079
26,78
1.458.956
6,20
Ngoài tỉnh
19.946.778
51,81
21.364.799
47,59
20.770.752
45,39
1.418.021
7,11
(594.047)
(2,78)
Tổng cộng
38.503.206
100
44.891.306
100
45.756.215
100
6.388.100
16,59
864.909
1,93
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
31
2010
2011
48,19%
51,81%
47,59%
52,41%
2012
45,39%
54,61%
Trong tỉnh
Ngoài tỉnh
Hình 4.3: Biến động tiêu thụ theo thị trường của C ông ty Thanh Thanh
qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Thị trường ngoài tỉnh
Doanh thu tiêu thụ trong tỉnh của công ty luôn tăng còn doanh thu tiêu
thụ ngoài tỉnh thì tăng giảm không ổn định. Năm 2010 doanh thu tiêu thụ từ
thị trường ngoài tỉnh của công ty ở mức 19.946.778 nghìn đồng . Đến năm
2011 số tiền mà công ty thu được từ tiêu thụ sản phẩm ở thị trường ngoài tỉnh
đã tăng hơn so với năm 2010 và đạt 21.364.799 nghìn đồng , tương đương tăng
7,11% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến doanh thu ngoài tỉnh của công
ty tăng là do công ty không chỉ tập trung phát triển thị trường tiềm năng là
Thành phố Cần Thơ mà công ty còn nỗ lực quan hệ với các đối tác ngoài tỉnh
để mở rộng thêm thị trường tiêu thụ , nhờ vậy mà có thêm nhiều khách hàng
biết đến sản phẩm của công ty giúp tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn. Đến năm
2012 theo sau biến động suy giảm của kinh tế Việt Nam là nhu cầu tiêu dùng
của người dân giảm, các doanh nghiệp tiêu thụ được ít sản phẩm thậm chí là
phá sản,… Trong tình hình kinh tế khó khăn nên việc các khách hàng hạn chế
chi tiêu là điều không tránh được. Giá xăng dầu thì ngày càng tăng dẫn đến chi
32
phí vận chuyển tăng cao nên công ty chỉ chấp nhận những đơn hàng với số
lượng lớn, nhằm tránh tình trạng tốn chi phí vận chuyển nhiều mà doanh thu
thu được thì tương đối ít. Từ các nguyên nhân trên mà doanh thu ngoài tỉnh
của công ty đã giảm còn 20.7 70.752 nghìn đồng , tỷ lệ giảm là 2,78% so với
năm 2011. Nguyên nhân góp phần làm cho kết quả tiêu thụ sản phẩm của công
ty tại các tỉnh lân cận Thành phố Cần Thơ có phần sụt giảm là do công ty áp
dụng phương thức bán hàng là xuất bán trực tiếp chứ chưa bán hàng thông qua
các đại lý hay chi nhánh đặt tại các tỉnh khác. Điều này làm cho các khách
hàng ở xa sẽ mua hàng của của các công ty tại tỉnh đó để nhanh chóng và
thuận tiện hơn. Thêm vào đó, thị trường giấy ngày càng có nhiều công ty tham
gia hoạt động nhưng Công ty Thanh Thanh lại không có bất kỳ hình thức
quảng cáo sản phẩm nào nên các khách hàng ở xa khó mà biết được sản phẩm
giấy Thanh Thanh , công ty cũng không có những đại lý để phân phối sản
phẩm vì vậy sẽ yếu thế khi cạnh tranh với những công ty sản xuất giấy tại tỉnh
đó.
4.1.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu từng thị trường
qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Qua bảng số liệu 4.4 và hình 4.4 ta thấy rõ sự thay đổi của doanh thu bán
hàng mà công ty thu được trong những tháng đầu năm 2013. Giá trị doanh thu
bán hàng giảm mạnh là do doanh thu bán hàng trong tỉnh và ngoà i tỉnh của
công ty đều giảm. Sáu tháng đầu năm 2013 nhu cầu tiêu dùng giấy của người
dân không cao như những năm trước, thêm vào đó các sản phẩm giấy của
công ty chịu sự cạnh tranh từ những sản phẩm của công ty khác trong cùng
ngành và những sản phẩm của nước ngoài đã khiến hoạt động kinh doanh của
công ty mang lại kết quả khá thấp.
Nếu như doanh thu tiêu thụ trong tỉnh của cả 3 năm 2010, 2011 và 2012
đều tăng thì ta phân tích xem ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 diễn biến tình
hình tiêu thụ của công ty thế nào. Cụ thể doanh thu bán hàng trong tỉnh của
công ty 6 tháng đầu năm 2012 đạt 12.250.782 nghìn đồng. Sang 6 tháng đầu
năm 2013, doanh thu trong tỉnh của công ty đã giảm đáng kể chỉ còn
6.985.643 nghìn đồng, tức đã giảm 42,98% so với 6 tháng đầu năm 2012.
33
Bảng 4.4: Doanh số tiêu thụ theo thị trường của C ông ty Thanh Thanh qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Thị trường
6 Tháng đầu năm
2012
Giá trị
6 Tháng đầu năm
2013
Tỷ
trọng
Giá trị
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch
2013/2012
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Trong tỉnh
12.250.782
55,46
6.985.643
56,27 (5.265.139)
(42,98)
Ngoài tỉnh
9.838.588
44,54
5.429.398
43,73 (4.409.190)
(44,82)
Tổng cộng
22.089.370
100
12.415.041
100 (9.674.329)
(43,80)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
6 Tháng đầu năm 2012
44,54%
55,46%
6 Tháng đầu năm 2013
43,73%
56,27%
Trong tỉnh
Ngoài tỉnh
Hình 4.4: Biến động tiêu thụ theo thị trường của Công ty Thanh Thanh qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013
34
Tình hình tiêu thụ ngoài tỉnh của công ty trong 6 tháng đầu năm 201 2 có
giá trị 9.838.588 nghìn đồng. Cũng như doanh thu trong tỉnh , doanh thu ngoài
tỉnh của công ty ở 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh chỉ còn 5.429.398 nghìn
đồng, vậy đã giảm tỷ lệ là 44,82%, tỷ lệ giảm gần 1 nửa so với cùng kỳ. Như
đã phân tích, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các khách hàng tiết
kiệm tối đa chi phí đã làm ảnh hưởng lớn đến doanh số tiêu thụ của công ty.
Hiện tại cũng có nhiều công ty kinh doanh ngành giấy, tình hình tiêu thụ lại
gặp nhiều trở ngại, vì vậy các công ty này cũng ra sức cạnh tranh tìm kiếm, lôi
kéo khách hàng về phía mình. Trong khi công ty Thanh Thanh lại không có
quảng cáo hay chiết khấu, khuyến mãi sản phẩm do đó doanh thu tiêu thụ của
công ty ở thị trường trong và ngoài tỉnh bị giảm đi là điều khó tránh khỏi.
4.1.3 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua
3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Thông qua các kết quả phân tích ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm
theo từng mặt hàn g hay theo thị trường đều có sự tăng giảm khác nhau nhưng
nhìn chung tổng doanh thu tiêu thụ của công ty đã tăng qua 3 năm. Năm 2011
doanh thu tiêu thụ của công ty đạt 44.891.306 nghìn đồng, tăng 16,59% so với
năm 2010. Nguyên nhân là do sản phẩm của công ty đa dạng, nhiều chủng
loại, đáp ứng yêu cầu khách hàng về chất lượng. Mối quan hệ của công ty
ngày càng mở rộng nên có thêm nhiều khách hàng, điều đó đã góp phần giúp
doanh thu tiêu thụ của công ty tăng lên. Đến năm 2012 doanh thu tiêu thụ của
công ty vẫn tăng so với năm 2011 khi đạt 45.756.215 nghìn đồng, với tỷ lệ
tăng hơi thấp là 1,93%. Do năm 2012 là năm nền kinh tế Việt Nam suy giảm
mạnh nhất trong 10 năm vừa qua, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu nên đã làm
cho tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán h àng bị chững lại.
Khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2012 công ty hoạt động khá tốt với
doanh số bán hàng thu được là 22.089.370 nghìn đồng nhưng ở 6 tháng đầu
năm 2013 chỉ tiêu này chỉ còn 12.415.041 nghìn đồng đã giảm với tỷ lệ k há
cao 43,80%. Tình hình tiêu thụ ở 6 tháng đầu năm 2013 giảm đáng kể là do
tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động đã tác động rõ rệt đến kinh tế nước
ta, hoạt động tiêu thụ của mặt hàng giấy chậm, người dân tiết kiệm chi tiêu và
các doanh nghiệp tiết kiệm quảng cáo trên báo hoặc chuyển đổi quảng cáo trên
các phương tiện khác. Bên cạnh đó, công ty còn phải chịu sự cạnh tranh từ các
đối thủ c ùng ngành trong và ngoài nước, chẳng hạn như lúc trước C ông ty cổ
phần giấy Sài Gòn không bán lẻ số lượng từ 500 g/m2 trở xuống nhưng giờ th ì
mua với số lượng nhỏ lẻ công ty này cũng bán; hàng nhập khẩu thì tràn lan
trên thị trường do nhiều quốc gia cung cấp như: Thái Lan, Đài Loan, Trung
Quốc, Singapoge,… Công tác tổ chức bán hàng của công ty còn đơn giản chỉ
35
xuất bán trực tiếp qua kho, chưa có chi nhánh hay đại lý, không có chính sách
khuyến mãi hay chiết khấu thương mại cho khách hàng mua số lượng nhiều,…
từ những lý do trên đã làm cho doanh thu tiêu thụ của công ty ở 6 tháng đầu
năm 2013 bị giảm đi khá nhiều so với cùng kỳ năm trước.
4.1.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công
ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nguyên nhân thuộc bản thân công ty
Chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty
Chất lượng sản phẩm như là một cái lõi của chiến lược phát triển sản
xuất kinh doanh của công ty. Nâng cao chất lượng sản phẩm là làm tăng thêm
giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, xây dựng uy tín lâu dài đối với người
tiêu dùng, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng
nhanh tốc độ chu chuyển vốn và nâng cao doanh lợi cho công ty. Hiện tại, chất
lượng sản phẩm của Công ty Thanh Thanh ngày càng được nâng lên nhờ vậy
mà uy tín của công ty cũng được củng cố và đã được nhiều người tiêu dùng
biết đến , làm cho kết quả tiêu thụ của công ty đ ã tăng lên . Tuy nhiên, hiện nay
trong nước có rất nhiều công ty giấy có quy mô lớn, giấy ngoại thì được nh ập
vào Việt Nam từ nhiều quốc gia với số lượng lớn và chất lượng tốt, vì vậy đã
làm cho những sản phẩm của công ty bị cạnh tranh rất nhiều , ảnh hưởng đến
sức tiêu thụ của sản phẩm.
Giá bán sản phẩm của công ty
Giá bán sản phẩm của công ty trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất,… trong đó, chi
phí nguyên liệu là yếu tố chủ chốt tạo nên giá bán sản phẩm. Những năm gần
đây nguồn nguyên liệu của công ty có một phần nhập khẩu từ Indonesia, cộng
thêm tình hình lạm phát của nước ta thường khá cao đã làm cho chi phí đầu
vào của công ty thường tăng. Vì vậy, giá bán các sản phẩm của công ty so với
các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường do các công ty khác cung cấp
cũng gần bằng nhau. Công ty Thanh Thanh có thể giảm giá một số sản phẩm
để thúc đẩy tiêu thụ nhưng chỉ có thể giảm giá trị rất nhỏ để không làm lợi
nhuận của công ty bị biến động lớn.
Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty
Đây là quá trình hết sức phong phú và đa dạng, đòi hỏi các nhà quản lý
trong công ty phải hết sức năng độ ng. Việc tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm
của công ty bao gồm nhiều khâu như tăng cường quảng cáo giới thiệu sản
phẩm, khuyến mãi, điều tra nhu cầu thị trường, tiếp cận và chiếm lĩnh thị
36
trường, cải tiến phương thức bán hàng, thanh toán và thực hiện tốt chương
trình hậu mãi.
Phương thức bán hàng của công ty là : bán hàng theo phương thức giao
hàng trực tiếp. Phương thức bán hàng của công ty khá thuận tiện cho khách
hàng nhưng những phương thức bán này còn tương đối đơn giản, nhỏ hẹp,
công ty không bán hàng qua đại lý hay có kênh phân phối sản phẩm để đưa
sản phẩm đến người tiêu dùng ở xa. Ngoài ra, công ty không có chính sách
cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại khi mua hàng với s ố lượng lớn
nên đã chưa khuyến khích được khách hàng mua nhiều sản phẩm. Thêm vào
đó, phòng kinh doanh và bộ phận bán hàng của công ty v ẫn chưa có sự phân
biệt rõ ràng nên chưa đủ khả năng để theo sát thị trường. Từ đó làm cho sản
lượng tiêu thụ ở một số thị trường giảm.
Nguyên nhân bên ngoài
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trườ ng, khách
hàng là thượ ng đế. Vì vậy, những nguyên nhân chủ yếu thuộc khách hàng tác
độ ng khá lớn đế n quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thu nhập và nhu
cầu của khách hàng trong thời gian qua đã làm kết quả tiêu thụ sản phẩm của
công ty có nhiều biến động. Thu nhập là nguyên nhân trọng yếu thuộc bản
thân khách hàng đã ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của công ty. Sống trong
môi trường kinh tế thế giới nói chung, kinh tế nước ta nói riêng có nhiều
khủng hoảng đẫn đến tiền lương của khách hàng bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi
kinh tế lạm phát, giá trị đồng tiền mà khách hàng đang nắm giữ đã giảm nên
các khách hàng luôn tính toán kỹ lưỡng từng khoản mục chi tiêu và cố gắng
tiết kiệm hết mức, điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng của kh ách hàng giảm
sút. Trong khi đó, mặt hàng giấy là loại hàng luôn được cung ứng khắp nơi
trên thị trường với nhiều mẫu mã do nước ngoài cung cấp. Phần lớn người dân
Việt Nam thích tiêu dùng hàng ngoại nhập, dù là sản phẩm ngoại nhập nhưng
các sản phẩm này có giá cũng tương đương với sản phẩm trong nước nên việc
tiêu thụ sản phẩm của Công t y Thanh Thanh có nhiều biến động là khó mà
tránh khỏi. Trên thị trường cũng xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất giấy nhỏ lẻ,
vốn đầu tư vào mặt bằng, dây chuyền công nghệ sản xuất ít, họ cung ứng ra thị
trường nhiều loại giấy giá rất rẻ, hành động bán phá giá như vậy đã làm ảnh
hưởng đến việc tiêu thụ của C ông ty Thanh Thanh vì đa số người tiêu dùng
luôn thích mua hàng với giá thấp. Công ty Thanh Thanh thì không thể hạ giá
bán sản phẩm quá thấp được vì vốn đầu tư của công ty là rất cao, hạ giá là
công ty chấp nhận thua lỗ.
37
Ngành giấy là ngành cần vốn đầu tư cao do dây chuyền sản xuất giấy khá
là đa dạng, nhưng Nhà nước ta chưa có nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể tới
ngành công nghiệp này. Do nguồn tài nguyên phong phú nên ngành công
nghiệp giấy của nước ta có thể phát triển, cộng thêm nhu cầu tiêu dùng giấy
của người dân là không thể thiếu, bởi vì Nhà nước chưa đầu tư nhiều mà giấy
ngoại nhập tràn lan trên thị trường đã làm Công ty Thanh Thanh và các công
ty giấy khác tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn. M ỗi chính sách kinh tế xã hội của
Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm của công ty như chính sách tiền lương, chính sách trợ giá, các chính
sách về xuất, nhập khẩu hay tình hình khủng hoảng kinh tế trong nước và thế
giới cũng ít nhiều tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Năm 2011
kinh tế nước ta lạm phát tăng cao, năm 2012 thì kinh tế Việt Nam suy giảm
nghiêm trọng, trước tình hình kinh tế bất ổn đã làm hoạt động sản xuất kinh
doanh, cụ thể là kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng rồi lại giảm .
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1. Tình hình chung lợi nhuận của công ty giai đoạn từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013
Trong mọi lĩnh vực kinh doanh thì mục tiêu để các công ty hướng tới
cuối cùng chính là lợi nhuậ n, lợi nhuận là kết quả mà công ty luôn mong đợi,
Đây là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận càng
cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô của công ty.
Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty. Từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, những nguyên
nhân làm tăng hay giảm lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty để đề ra biện pháp phù hợp nhằm nâng cao giá trị lợi nhuận trong kỳ
kinh doanh tiếp theo.
Nhìn chung lợi nhuận của Công ty Thanh Thanh tăng giảm không ổn
định từ năm 2010 đến năm 2012, tổng lợi nhuận đạt cao nhất ở năm 2010. L ợi
nhuận từ bán hàng và CCDV chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận của
công ty. Mặt khác , lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn mang giá trị âm nên
đã làm giảm lợi nhuận mà công ty thu được . Còn chỉ tiêu lợi nhuận khác của
công ty thì có giá trị rất nhỏ và có lúc không phát sinh. Các số liệu cụ thể về
lợi nhuận của công ty từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 được thể
hiện ở bảng 4.5 và 4.6 như sau:
38
Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
Giá trị
Lợi nhuận từ bán hàng và CCDV
2012/2011
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
3.055.999
2.151.537
2.610.453
(904.462)
(29,60)
458.916
21,33
Doanh thu bán hàng và CCDV
38.503.206
44.891.306
45.756.215
6.388.100
16,59
864.909
1,93
Chi phí giá vốn hàng bán
34.343.679
41.556.567
41.941.030
7.212.888
21,00
384.463
0,93
Chi phí quản lý kinh doanh
1.103.528
1.183.201
1.204.732
79.673
7,22
21.531
1,82
Lợi nhuận hoạt động tài chính
(493.550)
(155.365)
(111.894)
338.185
(68,52)
43.471
(27,98)
18.203
27.080
20.714
8.877
48,77
(6.366)
(23,51)
511.753
182.445
132.609
(329.308)
(64,35)
(49.836)
(27,32)
Lợi nhuận khác
3.260
-
720
(3.260)
100,00
720
-
Thu nhập khác
3.260
-
720
(3.260)
100,00
720
-
-
-
-
-
-
-
-
2.565.709
1.996.172
2.499.279
(569.536)
(22,20)
503.106
25,20
267.259
165.170
551.716
(102.089)
(38,20)
386.546
234,03
2.298.450
1.831.002
1.947.563
(467.448)
(20,34)
116.561
6,37
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí khác
Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
39
Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2012
6 tháng đầu năm
2013
Chênh lệch
2012/2011
Giá trị
Lợi nhuận từ bán hàng và CCDV
Tỷ lệ (%)
1.113.191
98.013
(1.015.178)
(91,20)
Doanh thu bán hàng và CCDV
22.089.370
12.415.042
(9.674.329)
(43,79)
Chi phí giá vốn hàng bán
20.451.943
11.942.330
(8.509.613)
(41,61)
Chi phí quản lý kinh doanh
524.235
374.698
(149.537)
(28,52)
Lợi nhuận hoạt động tài chính
(52.667)
4.366
57.033
(108,29)
9.704
4.366
(5.338)
(55,01)
62.371
-
(62.371)
(100,00)
1.060.524
102.380
(958.144)
(90,35)
Thuế thu nhập doanh nghiệp
229.799
23.663
(206.136)
(89,70)
Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN
830.725
78.716
(752.009)
(90,52)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
40
Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và CCDV của công ty đạt
3.005.999 nghìn đồng, thu nhập khác phát sinh ở mức 3.260 nghìn đồng,
nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính lại mang giá trị âm 493.550 nghìn
đồng nên đã làm cho tổng lợi nhuận trước thuế thuế TNDN của công ty giảm
còn 2.565.709 nghìn đồng. Sang năm 2011 tổng lợi nhuận trước thuế của công
ty là 1.996.172 nghìn đồng, giảm 569.536 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 22,20% so
với năm 2010. Nguyên nhân tổng lợi nhuận của công ty giảm là do lợi nhuận
từ hoạt động bán hàng và CCDV đã giảm, bên cạnh đó lợi nhuận từ hoạt động
tài chính lại mang giá trị âm nên không thể góp phần giúp tổng lợi nhuận tăng
thêm. Ngoài ra, do lợi nhuận từ hoạt động khác của năm 2011 không có phát
sinh nên cũng làm cho lợi nhuận trước thuế của năm 2011 giảm đi so với
2010.
Năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và CCDV của công ty đạt
2.610.453 nghìn đồng, về số tuyệt đối tăng 458.916 nghìn đồng, về s ố tương
đối tăng 21,33% so với năm 2011. Đồng thời, lợi nhuận từ hoạt động tài chính
của công ty tuy rằng mang giá trị âm là 111.894 nghìn đồng nhưng đã giảm lỗ
43.471 nghìn đồng so với mức âm 155.365 nghìn đồng của 2011. Ngoài ra
năm 2012 công ty cũng có thu được khoản lợi nhuận khác là 720 nghìn đồng.
Chính vì những điều này đã làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty
năm 2012 tăng so với năm 2011 và đạt 2.499.279 nghìn đồng, đã tăng 5 03.106
nghìn đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 25,20%.
Công ty chính thức được thành lập vào năm 2007 nên được hưởng chính
sách ưu đãi về thuế TNDN của Nhà nước thông qua Nghị định 24/2007NĐ -CP
Chính phủ ban hành ngày 14/02/2007, theo Nghị định này thì công ty nằm
trong trường hợp được miễn thuế hoàn toàn vào 2 năm đầu t iên hoạt động
(năm 2008, 2009) và miễn 50% thuế suất trong 2 năm tiếp theo (2010, 2011).
Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 2.298.450 nghìn đồng, sang năm
2011 do lợi nhuận trước thuế giảm nên lợi nhuận sau thuế của công ty cũng
giảm và còn 1.831.002 nghìn đồng, giảm 467.448 nghìn đồng, tương đương
giảm 20,34% so với năm 2010 . Tới năm 2012 do công ty đã hết được hưởng
ưu đãi về thuế suất nên chi phí thuế TNDN mà công ty phải chịu c ao hơn
nhiều so với 2 năm trước, điều này làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2012 của
công ty chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2012 là
1.947.563 nghìn đồng, tăng 116.561 nghìn đồng, tức tăng 6,37% so với năm
2011.
41
Ở 6 tháng đầu năm 2013 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là
102.380 nghìn đồng trong khi 6 tháng đầu năm 2012 đạt tới 1.060.524 nghìn
đồng, như vậy đã giảm về số tuyệt đối là 958.144 nghìn đồng, về số tương đối
là 90,35%. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty ở 6 tháng
đầu 2013 giảm đáng kể so với cùng kỳ là vì lợi nhuận từ hoạt động bán hàng
và CCDV giảm rất cao khi chỉ đạt được 98.013 nghìn đồng so với giá trị
1.113.191 nghìn đồng của 6 tháng đầu 2012, tức đã giảm đến 1.015.178 nghìn
đồng, tốc độ giảm rất cao là 91,20%. Mặc dù lợi nhuận hoạt động tài chính đã
có tiến triển tốt khi đã đạt giá trị dương 4.366 nghìn đồng nhưng do giá trị này
còn quá thấp nên không thể kéo lợi nhuận của công ty ở những tháng đầu năm
2013 tăng hơn được. Còn lợi nhuận khác của công ty trong 6 tháng đầu năm
2013 thì không có phát sinh. Trong khi khả năng cung ứng sản phẩm của các
doanh nghiệp sản xuất giấy đang dồi dào thì nhu cầu tiêu dùng của người dân
lại bị suy giảm. Đứng trước tình cảnh này các nhà quản lý trong công ty cần có
những chiến lượ c kinh doanh hiệu quả để nâng cao kết quả kinh doanh hơn,
giảm lượng hàng tồn kho cho công ty.
Trong 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty là
830.725 nghìn đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận trước thuế của
công ty giảm rất nhiều kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty cũ ng giảm và
chỉ đạt 78.716 nghìn đồng, giảm mạnh với giá trị 752.009 nghìn đồng, tương
đương giảm 90,52% so với cùng kỳ năm trước.
4.2.2 Phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận của công ty qua 3
năm 2010, 2011 và 2012
4.2.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong hầu hết các công ty, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và CCDV là
bộ phận chủ yếu quyết định toàn bộ lợi nhuận, Công ty Thanh Thanh cũng thế
vì bán hàng và CCDV là hoạt động kinh doanh chính của công ty nên lợi
nhuận này là ng uồn hình thành gần như toàn bộ lợi nhuận mà công ty đã thu
đượ c. Nhìn vào hình 4.5 ta thấy được rằng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty biến động không ổn định qua các năm. Lợi
nhuận đạt cao nhất ở năm 2010 và thấp nhất ở năm 2 011.
Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và CCDV đạt 3.055.999
nghìn đồng trong khi tổng lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ ở mức
2.565.709 nghìn đồng , điều này thể hiện hoạt động bán hàng đã mang lại
nguồn lợi rất lớn cho công ty. Năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và
CCDV là 2.151.537 nghìn đồng, đã giảm 904.462 nghìn đồng, tỷ lệ giảm
tương đối cao là 29,60% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 các
42
khoản chi phí của công ty tăng đáng kể nổi bật là chi phí giá vốn tăng do lạm
phát phi mã của kinh tế Việt Nam. Trong chi phí giá vốn thì chi phí nguyên
liệu chiếm tỷ trọng cao nhất, nguyên liệu đầu vào thì công ty nhập khẩu hoặc
mua trong nước. Năm 2011 thị trường nhiều biến động bất lợi, giá vật tư,
nhiên liệu đầu vào như bột giấy, điện, than đá,… tăng khá nhiều làm cho giá
thành sản xuất giấy tăng nên công ty phải mua nguyên liệu với giá cao. Các
chi phí thuộc bộ phận quản lý kinh doanh như chi phí điện, nước, xăng dầu,…
cũng tăng. Mặc dù doanh thu bán hàng của năm 2011 tăng so với năm 2 010
nhưng do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nên dẫn
đến lợi nhuận từ từ hoạt động bán hàng và CCDV của năm 2011 đã giảm đi so
với năm 2010.
3.500.000
3.000.000
2.500.000
2.000.000
1.500.000
1.000.000
500.000
0
(500.000)
(1.000.000)
2010
2011
Lợi nhuận từ bán hàng và CCDV
Lợi nhuận khác
2012
Lợi nhuận hoạt động tài chính
Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN
Hình 4.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Năm 2012 doanh thu tiêu thụ sản phẩm gia tăng góp phần làm cho lợi
nhuận bán hàng và CCDV của công ty tăng lên và đạt 2.610.453 nghìn đồng,
về mặt giá trị đã tăng 458.916 nghìn đồng, về mặt tỷ lệ tăng là 21,33% so với
năm 2011. Lạm phát năm 2012 của nước ta đã giảm nhiều so với năm 2011
nên làm tốc độ tăng của chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh tương
đối chậm lại so với tốc độ tăng ở năm 2011, từ đó giúp cho lợi nhuận bán hàng
và CCDV của công ty tăng lên. Tuy nhiên, năm 2012 giá trị lợi nhuận bán
hàng và CCDV tăng lên không nhiều là bởi kinh tế nước ta năm 2012 có tốc
đọ tăng trưởng suy giảm đã làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty
tăng khá nhỏ mà chi phí giá vốn hàng bán vẫn còn ở mức cao .
43
Như vậy trong giai đoạn 2010 – 2012 lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và
CCDV của công ty cao nhất ở năm 2010, năm 2011 và 2012 khoản mục lợi
nhuận này đã bị suy giảm hơn. Toàn thể công ty đã luôn nỗ lực ngày càng đẩy
mạnh hoạt động tiêu thụ, cố gắng kiểm soát chi phí, minh chứng cho điều đó
là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và CDCDV của công ty đã mang giá trị
dương qua 3 năm. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đầu vào của công ty vẫn còn khá
cao và chi phí quản lý kinh doanh thì tăng qua các năm nên trong tương lai
công ty cần có những biện pháp để hạ thấp giá vốn, tiết kiệm chi phí quản lý
kinh doanh đến mức tối đa có thể. Ngoài ra, công ty cần nâng cao chất lượng
sản phẩm và tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ để gia tăng lợi nhuận từ hoạt
động bán hàng và CCDV vì đây là nguồn lợi nhuận chiếm t ỷ trọng cao nhất
trong toàn bộ lợi nhuận chung của công ty.
4.2.2.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Qua bảng số liệu 4.5 ta có thể thấy lợi nhuận hoạt động tài chính của
công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 đều âm và giá trị âm này đang dần giảm
lỗ qua các năm. Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị lỗ 493.550
nghìn đồng, là năm lỗ cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do doanh thu từ
hoạt động tài chính chỉ có 18.203 nghìn đồng nhưng chi phí tà i chính đến
511.753 nghìn đồng. N ăm 2010 công ty vay vốn ngân hàng để phục vụ cho
quá trình hoạt động, mua thêm máy móc trang thiết bị nên ph ải chịu chi phí lãi
vay khá cao. Thêm vào đó, công ty có hoạt động nhập khẩu nên chênh lệch lỗ
tỷ giá cũng làm tăng chi phí hoạt động tài chính. Sang năm 2011 lợi nhuận từ
hoạt động tài chính vẫn lỗ thế nhưng tình hình đã khả quan hơn , cụ thể là năm
2011 lỗ 155.365 nghìn đồng, tức đã giảm lỗ 338.185 nghìn đồng, tương đương
giảm 68,52%. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì năm 2011 nguồn thu từ chênh
lệch tỷ giá hối đoái, lãi tiền gửi ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm của công ty tăng
lên đạt 27.080 nghìn đồng. Còn chi phí tài chính năm 2011 giảm xuống còn
182.445 nghìn đồng, giảm bớt 329.308 nghìn đồng, tương đương giảm đến
64,35% so với năm trước , kết quả này là do năm 2010 công ty làm ăn có lãi
nên đã tiến hành trả bớt các khoản nợ vay nên chi phí lãi vay được giảm rất
nhiều . Mặt khác, năm 2011 lạm phát và lãi suất ngân hàng cao nên công ty
khó tiếp cận nguồn vốn vay , từ đó công ty luôn cố gắng trả nợ vay và chủ yếu
hoạt động bằng vốn tự có của mình .
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty năm 2012 vẫn mang giá trị
âm thế nhưng vẫn tiếp tục có dấu hiệu tốt hơn khi chỉ tiêu này lỗ 111.894
nghìn đồng, so với năm 2011 đã giảm lỗ 43.471 nghìn đồng với tỷ lệ giảm lỗ
là 27,98%. Ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2012 ở mức
20.714 nghìn đồng, nhưng chi phí tài chính thì có giá trị tới 132.609 nghìn
44
đồng , cao hơn khá nhiều so với doanh thu tài chính vì vậy làm cho lợi nhuận
hoạt động tài chính mang giá trị âm. Dù vậy lợ i nhuận hoạt động tài chính đã
giảm lỗ hơn so với năm trước do công ty tiếp tục thanh toán bớt đi nợ vay nên
chi phí lãi vay đã thấp hơn rất nhiều . Ở năm 2012 công ty đã giảm bớt lượng
tiền gửi ngân hàng vì phải hoàn trả nhiều khoản lãi vay, chênh lệch do tỷ giá
hoái đối tăng cũng không phát sinh nhiều nên doanh thu hoạt động tài chính đã
giảm so với năm 2011.
Nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2012 lợi nhuận từ hoạt động tài chính
của công ty đã luôn bị lỗ thế nhưng các nhà quản lý của công ty đã có những
xử lý kịp thời giúp chỉ tiêu này có dấu hiệu tốt hơn và đạt được kết quả là năm
sau giảm lỗ hơn so với năm trước. Trong tương lai công ty nên có kế hoạch
đầu tư về ho ạt động tài chính hợp lý để doanh thu hoạt động tài chính tăng lên,
tránh việc lợi nhuận hoạt động tài chính rơi vào tình trạng lỗ . Lợi nhuận từ
hoạt động tài chính đóng góp một phần vào tổng lợi nhuận, ảnh hưởng trực
tiếp đến tổng lợi nhuận của công ty, vì thế hoạt động đầu tư tài chính tốt thì
càng làm tăng thêm lợi nhuận cho công ty và ngượ c lại.
4.2.2.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác
Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty
rất ít phát sinh và có giá trị nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty. Khoản mục
này có giá trị từ chỉ tiêu thu nhập khác của công ty, vì công t y không phát sinh
các khoản chi phí khác. Năm 2010 lợi nhuận khác của công ty là 3.260 nghìn
đồng, nguồn thu này là do công ty thu được một khoản nợ khó đòi đã xóa sổ
và thu được tiền từ bán giấy vụn. Năm 2011 công ty không phát sinh khoản
thu nhập khác nà o nên không có lợi nhuận khác. Đến năm 2012 công ty có
phát sinh khoản lợi nhuận khác rất nhỏ là 720 nghìn đồng do công ty bán một
số chi tiết máy bị hư hỏng và một số phế liệu, giấy vụn. Ta có thể thấy lợi
nhuận hoạt động khác của công ty giai đoạn 2010 – 2012 tuy rất nhỏ, mặc dù
vậy khoản lợi nhuận này vẫn góp phần làm tăng thêm tổng lợi nhuận của công
ty.
4.2.2.4 Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm
2010, 2011 và 2012
Qua phân tích tổng quan tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm ta
thấy trong thời gian tình hình kinh tế trong và ngoài nước khó khăn, các doanh
nghiệp Việt Nam phá sản hàng loạt nhưng C ông ty Thanh Thanh vẫn làm ăn
có lãi trong thời gian vừa qua, mặc dù vậy lợi nhuận vẫn có sự biến động tăng
giảm qua các năm. Lợi nhuận của công ty được cấu thành từ 3 yếu tố đó là lợi
nhuận từ hoạt động bán hàng và CCDV, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và
45
lợi nhuận từ hoạt động khác. Trong đó , lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và
CCDV chiếm phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận chung củ a công ty. Lợi nhuận
từ hoạt động bán hàng và CCDV cũng tăng giảm qua từng năm, n guyên nhân
là do các khoản chi phí đầu vào như giá vốn, chi phí điện, nước, xăng dầu ,…
tăng giảm làm lợi nhuận từ hoạt động bán hàng cũng biến động theo. Còn lợi
nhuận từ hoạt động tài chính giai đoạn 2010 – 2012 luôn mang giá trị âm do
doanh thu hoạt động tài chính tương đối thấp nhưng chi phí tài chính lại cao
nên đã làm giảm lợi nhuận chung của công ty, trong chi phí tài chính chủ yếu
là chi phí lãi vay. Về chỉ tiêu lợi nhuận khác thì phát sinh không thường xuyên
và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty. Chính vì vậy ,
trong tương lai để tăng lợi nhuận thì công ty nên có nhữn g chiến lược kinh
doanh để mở rộ ng thị trường, tăng doanh thu tiêu thụ, song song đó là phải tìm
cách hạ thấp giá vốn, quản lý chặt chẽ chi phí kinh doanh. Ngoài ra, công ty
cần chú trọng hơn đến hoạt động đầu tư tài chính để có thể mang lại lợi nhuận
cho công ty vì qua phân tích ta thấy các khoản lỗ từ hoạt động tài chính khá
cao và làm ả nh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty.
4.2.3 Phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận của công ty qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013
Ở phần phân tích trên ta đã biết được tình hình của các bộ phận cấu
thành nên tổng lợi nhuận của công ty qua 3 năm, tiếp theo ta sẽ phân tích tình
hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 6 tháng năm 2012 và 2013 để thấy được
diễn biến tình hình lợi nhuận của công ty trong thời gian gần đây nhất như thế
nào, nhằm có phương hướng hoạt động tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.
4.2.3.1 Lợi nhuận từ hoạt độn g bán hàng và CCDV
Từ bảng số liệu 4.6 ta thấy lợi nhuận từ hoat động bán hàng và CCDV
của công ty 6 tháng đầu năm 2012 khá cao và đạt 1.113.191 nghìn đồng. Đến
6 tháng đầu năm 2013 thì không được như cùng kỳ năm trước , 6 tháng đầu
năm nay lợi nhuận chỉ đạt 98.013 nghìn đồng, đã giảm tới 1.015.178 nghìn
đồ ng, tương đương tỷ lệ giảm là 91,20 % - tỷ lệ giảm rất cao. Nguyên nhân làm
cho lợi nhuận từ hoạt độ ng bán hàng và CCDV giảm mạnh là do 6 tháng đầu
năm 2013 công ty không bán được nhiều sản phẩm , giá bán sản phẩm cũng
giảm đi . Doanh thu hoạt động bán hàng và CCDV của công ty 6 tháng đầu
năm 2013 là 12.415.042 nghìn đồng , giảm 9.674.329 nghìn đồng, tương
đương tỷ lệ giảm 43,79% so với giá trị 22.089 .370 nghìn đồng của 6 tháng đầu
năm 2012. Vì 6 tháng đầu năm 2013 nhu cầu tiêu dùng về giấy của người dân
giảm nên đã làm ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của công ty , thời gian này
là cực kỳ khó khăn với các công ty thuộc ngành giấy Việt Nam, nguồn giấy để
46
cung cấp ra thị trường thì dồi dào do năm 2012 sản lượng tiêu thụ của các
công ty không cao dẫn đến hàng tồn kho còn rất nhiều mà nhu cầu tiêu dùng
giấy ở 6 tháng đầu năm 2013 lại tiếp tục giảm.
1.200.000
1.000.000
800.000
600.000
400.000
200.000
0
(200.000)
6 Th 2012
6 Th 2013
Lợi nhuận từ bán hàng và CCDV
Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN
Lợi nhuận hoạt động tài chính
Hình 4.6: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 6 tháng đầu năm 2 012, 2013
4.2.3.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Nếu như 3 năm vừa qua lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty đều lỗ
thì đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình đã hoàn toàn khả quan và đáng mừng
hơn rất nhiều khi lợi nhuận của hoạt động tài chính thu được lãi 4.366 nghìn
đồng, tăng 57.033 nghìn đồng, tương đương tỷ lệ giảm lỗ 108,29% so với giá
trị lỗ 52.667 nghìn đồng của 6 tháng đầu năm 2012. Do 6 tháng đầu năm 2013
doanh thu hoạt động tài chính phát sinh là 4.366 nghìn đồng từ chênh lệch tỷ
giá và lãi của các khoản tiền gửi ngân hàng nhưng không phát sinh chi phí tài
chính vì công ty không còn nợ vay nên lợi nhuận mang lại là giá trị dương.
4.2.3.3 Đánh giá tình hình lợi nhuận qua 6 tháng đầu 2012 – 2013
Sau khi phân tích ta thấy lợi nhuận ở 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 chỉ bao gồm lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và CCDV và lợi
nhuận từ hoạt động tài chính, không có lợi nhuận khác. Tổng lợi nhuận trước
thuế 6 tháng đầu năm 2012 là 1.060.524 nghìn đồng nhưng ở 6 tháng đầu năm
2013 chỉ còn 102.380 nghìn đồng, như vậy đã giảm 958.144 nghìn đồng,
tương đương tỷ lệ giảm 90,35%. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013
doanh thu hoạt động bán hàng và CCDV thấp dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động
bán hàng và CCDV đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Còn lợi nhuận
47
từ hoạt động tài chính ở 6 tháng đầu năm 2012 đã bị lỗ 52.667 nghìn đồng
nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 đã có dấu hiệu tốt hơn khi lãi 4.366 nghìn
đồng , khoản lãi này quá nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận
trước thuế của công ty. Như vậy trong thời gian tới công ty phải đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng qua đó làm tăng lợi nhuận vì lợi
nhuận từ hoạt động bán hàng chiếm tỷ trọng rất cao, đồng thời tiếp tục phát
huy đầu tư vào hoạt động tài chính có h iệu quả và để góp phần làm tăng thêm
lợi nhuận cho công ty.
4.2.4 Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
trước thuế của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm
2013
4.2.4.1 Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
trước thuế của công ty năm 2011 so với năm 2010
Ta gọi:
L là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
a: Doanh thu thuần
b: Giá vốn hàng bán
c: Doanh thu hoạt động tài chính
d: Chi phí hoạt động tài chính
e: Chi phí quản lý kinh doanh
f: Thu nhập khác
Ta có công thức như sau:
Kỳ phân tích:
L=a–b+c–d–e+f
L2011 = a11 – b11 + c11 – d11 – e11 + f11
L2011 = 1.996.172.853 đồng
Kỳ gốc:
L2010 = a10 – b10 + c10 – d10 – e10 + f10
L2010 = 2.565.709.703 đồng
Đối tượng phân tích:
L = L2011 - L2010
= 1.996.172.853 đồng - 2.565.709.703 đồng
= (569.536.850) đồng = (569.536) nghìn đồng
Như vậy lợi nhuận trước thuế năm 2011 giảm so với năm 2010 là
569.536 nghìn đồng . Ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng như sau:
48
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần
a = a11 – a10
= 44.891.306 - 38.503.206
= 6.388.100 nghìn đồng
Như vậy doanh thu thuần năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi
nhuận tăng 6.388.100 nghìn đồng .
Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
b = - (b11 - b10)
= - (41.556.567 - 34.343.679)
= - 7.212.888 nghìn đồng
Như vậy chi phí giá vốn hàng bán năm 2011 tăng so với năm 2010 là m
cho lợi nhuận giảm 7.212.888 nghìn đồng .
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu hoạt động tài chính
c = c11 - c10
= 27.080 - 18.203
= 8.877 nghìn đồng
Như vậy doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng so với năm 2010
làm cho lợi nhuận t ăng 8.877 nghìn đồng .
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí hoạt động tài chính
d = - (d11 - d10)
= - (182.445 - 511.753)
= 329.308 nghìn đồng
Như vậy chi phí hoạt động tài chính năm 2011 giảm so với năm 2010
làm cho lợi nhuận tăng 329.308 nghìn đồng.
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý kinh doanh
e = - (e11 - e10)
= - (1.183.201 - 1.103.528)
= - 79.673 nghìn đồng
Như vậy chi phí quản lý kinh doanh năm 2011 tăng so với năm 2010 làm
cho lợi nhuận giảm 79.673 nghìn đ ồng.
49
Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác
f = f11 - f10
= 0 - 3.260
= - 3.260 nghìn đồng
Như vậy thu nhập khác năm 2011 giảm so với năm 2010 làm cho lợi
nhuận giảm 3.260 nghìn đồng .
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
- Tổng nhân tố làm tăng lợi nhuận:
6.726.285 nghìn đồng
+ Doanh thu thuần:
6.388.100
+ Doanh thu hoạt động tài chính:
8.877
+ Chi phí hoạt động tài chính:
329.308
- Tổng nhân tố làm giảm lợi nhuận:
(7.295.821) nghìn đồng
+ Giá vốn hàng bán:
(7.212.888)
+ Chi phí quản lý kinh doanh:
(79.673)
+ Thu nhập khác:
(3.260)
Như vậy tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ta được lợi nhuận
trước thuế năm 2011 giảm so với năm 2010 một khoản là:
6.726.285 - (7.295.821) = (569.536) nghìn đồng
Đúng bằng đối tượng phân tích L
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011 được tổng hợp ở bảng
4.7 như sau:
Bảng 4.7: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2011 so với năm 2010
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Doanh thu thuần
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
6.388.100
Giá vốn hàng bán
(7.212.888)
Doanh thu hoạt động tài chính
8.877
Chi phí hoạt động tài chính
329.308
Chi phí quản lý kinh doanh
(79.673)
Thu nhập khác
(3.260)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L)
50
(569.536)
Doanh thu thuần: 6.388.100 nghìn đồng, qua con số này cho ta thấy,
doanh thu thuần của năm 2011 tăng so với doanh thu thuần của năm 2010 nên
làm cho lợi nhuận tăng thêm một mức 6.388.100 nghìn đồng. Nguyên nhân là
do công ty luôn củng cố quan hệ với khách hàng cũ, mở rộng quan hệ tìm
thêm khách hàng mới, từ đó có thêm nhiều đơn hàng nên tiêu thụ được nhiều
sản phẩm hơn.
Giá vốn hàng bán: (7.212.888) nghìn đồng, giá vốn hàng bán năm 2011
tăng so với năm 2010 nên làm cho lợi nhuận giảm 7.212.888 nghìn đồng.
Nguyên nhân là do ở năm 2011 sản lượng tiêu thụ tăng nên kéo theo giá vốn
cũng tăng, hơn nữa lạm phát Việt Nam lại ở mức cao đã làm chi phí giá vốn
của công ty trong năm 2011 tăng khá nhiều.
Doanh thu hoat động tài chính: 8.877 nghìn đồng, doanh thu hoạt động
tài chính năm 2011 tăng so với năm 2010 nên làm cho lợi nhuận tăng thêm
8.877 nghìn đồng. Năm 2011 công ty gửi nhiều tiền vào ngân hàng để lấy lãi,
việc tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt kết quả tốt nên công ty đã nhập khẩu
thêm nhiều nguyên liệu làm cho các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh nhiều
và được hưởng chiết khấu thanh toán khi trả tiền hàng đúng hạn .
Chi phí tài chính: 329.308 nghìn đồng, chi phí tài chính năm 2011 giảm
so với năm 2010 nên đã lợi nhuận tăng tương ứng là 329.308 nghìn đồng.
Nguyên nhân là do năm 2010 công ty làm ăn có lãi nên đã tiến hành trả bớt nợ
vay giúp chi phí lãi vay giảm xuống dẫn đến chi phí tài chính giảm.
Chi phí quản lý kinh doanh: (79.673) nghìn đồng, chi phí quản lý kinh
doanh năm 2011 tăng so với năm 2010 nên làm cho lợi nhuận của công ty
giảm một khoản tương ứng là 79.673 nghìn đồng. Chi phí quản lý kinh doanh
năm 2011 tăng là vì tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng nên chi phí vận chuyển
hàng đi bán tăng nhiều. Công ty đã đầu tư thêm nhiều tài sản cho bộ phận
quản lý doanh nghiệp, từ đó mà chi phí khấu hao tăng hơn trước . Thêm vào
đó, năm 2011 công ty đầu tư mở rộng kinh doanh nên đã tuyển thêm nhiều
nhân viên làm việc ở bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Thu nhậ p khác: (3.260) nghìn đồng, thu nhập khác năm 2011 giảm so với
năm 2010 là 3.260 nghìn đồng nên kéo lợi nhuận cũng giảm theo một khoản
tương ứng . Năm 2010 có phát sinh khoản thu nhập khác do công ty thu được
khoản nợ khó đòi đã xóa sổ và bán giấy vụn, sang năm 2011 thu nhập khác
không có phát sinh nên không thể góp phầ n làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Như vậy tổng hợp tất cả các nhân tố làm cho lợi nhuận trước thuế năm
2011 giảm 569.536 nghìn đồng so với năm 2010. Trong các nhân tố làm tăng
lợi nhuận thì doanh thu thuần là nhân tố đóng góp cao nhất còn các nhân tố
51
làm giảm lợi nhuận chủ yếu là các khoản chi phí tăng ngoại trừ chi phí tài
chính. Đặc biệt nhân tố giá vốn hàng bán tăng cao so với doanh thu thuần nên
đã làm tình hình lợi nhuận của năm 2011 giảm đi so với năm 2010.
4.2.4.2 Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
trước thuế của công ty năm 2012 so với năm 201 1
Tính toán như cách tính các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011
so với năm 2010 ta có bảng số liệu 4.8.
Bảng 4.8: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế nă m
2012 so với năm 2011
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Doanh thu thuần
864.909
Giá vốn hàng bán
(384.463)
Doanh thu hoạt động tài chính
(6.366)
Chi phí hoạt động tài chính
49.836
Chi phí quản lý kinh doanh
(21.531)
Thu nhập khác
720
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L)
503.106
Nguồn: Phụ lục I
Doanh thu thuần: 864.909 nghìn đồng, doanh thu thuần bán hàng và
CCDV năm 2012 tăng so với năm 2011 nên làm cho lợi nhu ận trước thuế tăng
một khoản tương ứng là 8 64.909 nghìn đồng. Đây là kết quả của việc công ty
không ngừng mở rộng ngoại giao tìm thêm khách hàng, bên cạnh đó những
khách hàng thân thiết cũng mua với số lượng nhiều hơn nên làm cho doanh
thu thuần tăng.
Giá vốn hàng bán: (384.463) nghìn đồng, so với năm 2011 thì chi phí giá
vốn năm 2012 đã tăng lên, từ đó làm cho lợi nhuận của năm 2012 giảm đi
384.463 nghìn đồng. Vì giá vốn hàng bán tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng
nên doanh thu bán hàng tăng làm cho giá vốn cũng tăng theo.
Doanh thu hoạt động tài chính: (6.366) nghìn đồng, năm 2012 chỉ tiêu
này giảm 6.366 nghìn đồng so với năm 2011, kéo theo lợi nhuận cũng giảm đi
1 khoản tương ứng. Nguyên nhân là do lãi suất và tỷ giá thường xuyên thay
đổi làm cho các khoản thu từ lãi tiền gửi giảm, chênh lệch tỷ giá và chiết khấu
thanh toán được hưởng cũng ít hơn nên doanh thu hoạt động tài chính năm
2012 giảm so với năm trước.
52
Chi phí hoạt động tài chính: 49.836 nghìn đồng, trái với doanh thu tài
chính chi phí tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011 nên làm cho lợi nhuận
tăng thêm 49.836 nghìn đồng. Chi phí tài chính năm 2012 giảm bớt là vì công
ty tiếp tục tiến hành trả bớt nợ vay nên công ty đã bớt đi gánh nặng về chi phi
lãi vay.
Chi phí quản lý kinh doanh: (21.531) nghìn đồng, tỷ lệ nghịch với lợi
nhuận nên chi phí q uản lý kinh doanh năm 2012 tăng so với năm 2011 đã làm
lợi nhuận 2012 giảm đi một khoản 21.531 nghìn đồng. Nguyên nhân là do
hoạt động bán hàng tăng dẫn đến chi phí phục vụ cho bán hàng cũng tăng Bên
cạnh đó, nhiều loại chi phí cũng gia tăng như: điện, nướ c, điện thoại,…
Thu nhập khác: 720 nghìn đồng, chỉ tiêu này của năm 2012 so với năm
2011 tăng nên lợi nhuận cũng tăng theo khoản là 720 nghìn đồng. Khoản thu
này là do công ty đã bán giấy vụn và một số công cụ hỏng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đã l àm cho lợi nhuận của công ty năm
2012 giảm 503.106 nghìn đồng so với năm 2011. Trong các nhân tố thì doanh
thu thuần đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty, còn các khoản chi phí đều
tăng nên làm giảm lợi nhuận, ngoại trừ chi phí tài chính. Hơn nữa , do chi phí
giá vốn tăng nhanh nên làm cho lợi nhuận trước thuế của cả năm 2012 bị giảm
so với năm 2011.
4.2.4.3 Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
trước thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm
2012
Tính toán như cách tính các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011
so với năm 2010 ta có bảng 4.9.
Bảng 4.9: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế 6 tháng
đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Doanh thu thuần
(9.674.328)
Giá vốn hàng bán
8.509.613
Doanh thu hoạt động tài chính
(5.338)
Chi phí hoạt động tài chính
62.371
Chi phí quản lý kinh doanh
149.537
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng (L)
Nguồn: Phụ lục II
53
(958.144)
Doanh thu thuần: (9.674.328) nghìn đồng, doanh thu thuần 6 tháng đầu
năm 2013 đã giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nên lợi nhuận của c ông ty bị
giảm tương ứng là 9.67 4.328 nghìn đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế
khó khăn, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh , xuất hiện nhiều đối
thủ cạnh tranh hơn làm cho kết quả tiêu thụ của công ty giảm.
Giá vốn hàng bán: 8.509.613 nghìn đồng, 6 tháng đầu năm 2013 vì bán
được rất ít sản phẩm nên chi phí giá vốn của công ty đã giảm đi so với cùng
kỳ, làm cho lợi nhuận tăng lên 8.509.613 nghìn đồng .
Doanh thu hoạt động tài chính: (5.338) nghìn đồng, khoản mục này 6
tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 đã kéo theo lợi nhuận
cũng giảm một khoản là 5.338 nghìn đồng. Tình hình tiêu thụ gặp khó khăn
nên công ty rút bớt khoản ti ền gửi ngân hàng về để chi tiêu dẫn đến công ty
không thu được nhiều tiền lãi. Bên cạnh đó , công ty ít mua thêm nguyên liệu
từ nước ngoài nên ít phát sinh chênh lệch tỷ giá và chiết khấu thanh toán .
Chi phí hoạt động tài chính: 62.371 nghìn đồng, chi phí tài chính 6 tháng
đầu năm 2013 không có phát sinh vì vậy lợi nhuận tăng thêm 62.371 nghìn
đồng so với cùng kỳ năm trước . Sáu tháng đầu năm 2013 công ty k hông bị lỗ
từ chênh lệch tỷ giá và đã trả hết nợ vay nên chi phí tài chính của công ty
những tháng đầu năm 2013 không có phát sinh.
Chi phí quản lý kinh doanh: 149.537 nghìn đồng, 6 tháng đầu năm 2013
hoạt động kinh doanh của công ty bị trì trệ nên một số chi tiêu của công ty đều
được cắt giảm, kết quả là phí quản lý kinh doanh của công ty giảm đáng kể so
với 6 tháng đầu năm 2012, từ đó làm cho lợi nhuận tăng tương ứng 149.537
nghìn đồng.
Như vậy tổng hợp các nhân tố đã làm cho lợi nhuận của 6 tháng đầu năm
2013 giảm 958.145 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nguyên
nhân chính là do doanh thu thuần đã giảm mạnh vì vậy mà lợi nhuận bị giảm
đáng kể. Các loại chi phí cũng có giảm khiến lợi nhuận tăng, tuy nhiên sản
lượng tiêu thụ của công ty sụt giảm quá nhiều làm cho lợi nhuận không khả
quan hơn.
54
4.2.5 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty
Muốn nhận thức đúng về lợi nhuậ n thì ta không thể chỉ quan tâm đến
tổng mức lợi nhuận, mà ta phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài
sản, nguồn lực kinh tế khác mà công ty đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Vì thế,
ta cần xem xét đến các tỷ số sinh lời của lợi nhuận, nó đo lường khả năng thu
nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như: doanh thu, tổng
tài sản, vốn chủ sở hữu. Qua những tỷ số này sẽ phản ánh được công ty đã sử
dụng những nguồn lực này có hiệu quả như thế nào từ đó ban lãnh đạo công ty
có cơ sở để nhìn nhận lại quá trình hoạt đông kinh doanh của mình và có
những điều chỉnh hợp lý, đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả cho những
năm tiếp theo. Bảng 4.10 và 4.11 sẽ thể hiện các tỷ số về khả năng sinh lợi của
công ty như sau:
55
Bảng 4.10: Các tỷ số về khả năng sinh lợi của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2010
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
1/ Lợi nh uận ròng
Ngàn đồng
2.298.450
1.831.002
1.947.563
(467.448)
116.561
2/ Doanh thu thuần
Ngàn đồng
38.503.206
44.891.306
45.756.215
6.388.100
864.909
3/ Tổng tài sản bình quân
Ngàn đồng
18.896.433
25.486.911
30.689.272
6.590.478
5.202.361
4/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Ngàn đồng
10.057.453
15.524.540
19.477.563
5.467.087
3.953.023
5/ ROS (5 = 1/2)
%
5,97
4,08
4,26
(1,89)
0,18
6/ ROA (6 = 1/3)
%
12,16
7,18
6,35
(4,98)
(0,83)
7/ ROE (7 = 1/4)
%
22,85
11,79
10,00
(11,06)
(1,79)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
56
Bảng 4.11: Các tỷ số về khả năng sinh lợi của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 Tháng
6 Tháng
Chênh lệch
Đầu năm 2012
đầu năm 2013
2013/2012
1/ Lợi nhuận ròng
Ngàn đồng
830.725
78.716
(752.009)
2/ Doanh thu thuần
3/ Tổng tài sản bình quân
Ngàn đồng
22.089.370
12.415.014
(9.674.356)
Ngàn đồng
26.765.459
28.125.200
1.359.741
4/ Tổng vốn chủ sở hữu bình quân
Ngàn đồng
18.912.881
20.237.841
1.324.960
5/ ROS (5 = 1/2)
%
3,76
0,63
(3,13)
6/ ROA (6 = 1/3)
%
3,10
0,28
(2,82)
7/ ROE (7 = 1/4)
%
4,39
0,39
(4,00)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
57
4.2.5.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
7
6
5
4
3
2
1
0
2010
2011
2012
6 Th 2012
6 Th 2013
ROS
Hình 4.7: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu c ủa Công ty TNHH SX và
TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ
sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ số này càng cao thì công ty hoạt động
càng có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty năm 2010
là 5,97% tức là trong 100 đồng doanh thu thuần mà công ty đạt được thì mang
lại 5,97 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
giảm xuống còn 4,08% tức là 100 đồng doanh thu t huần thì mang về cho công
ty 4,08 đồng lợi nhuận, giảm 1,89 đồng so với năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận
ròng trên doanh thu của công ty giảm đi là d o doanh thu thuần năm 2011 tăng
so với năm 2010, nhưng vì biến động của thị trường mà giá vốn và các loại chi
phí khác tăng cao khiến tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn cả tốc động tăng
của doanh thu làm cho lợi nhuận giảm xuống, kéo theo tỷ suất lợi nhuận ròng
trên doanh thu cũng giảm theo. Năm 2012 doanh thu thuần tiếp tục tăng, còn
tốc độ tăng của chi phí chậm lại nên lợi nhuận ròng có phần tăng lên so với
năm 2011 vì thế tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2012 là 4, 26%,
tăng 0,18% so với năm 2011.
Ở 6 tháng đầu năm 2013 tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu rất thấp,
chỉ có 0,63%, giảm 3, 13% so với cùng k ỳ, vậy là 100 đồng doanh thu thuần
chỉ mang lại cho công ty chưa đến 1 đồng lợi nhuận. Do tình hình tiêu thụ ở 6
tháng đầu năm 2013 bi giảm sút, doanh thu giảm mạnh nên lợi nhuận cũng
giảm vì thế tỷ suất phản ánh khả năng sinh lời trên doanh thu của công t y quá
58
thấp. Đ ây là điều công ty cần quan tâm, cần có những biện pháp để khắc phục
tình trạng này.
Ta thấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013 doanh
thu và chi phí của công ty có nhiều biến động đã làm cho lợi nhuận ròng mà
công ty thu được lúc tăng lúc giảm. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của
công ty cũng tăng giảm theo. Vì vậy công ty cần có những biện pháp để giảm
thiểu chi phí, nâng cao lợi nhuận, giúp lợi nhuận được ổn định hơn để tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty ngày càng tăng trong những năm
tiếp theo.
4.2.5.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
14
12
10
8
6
4
2
0
2010
2011
2012
6 Th 2012
6 Th 2013
ROA
Hình 4.8: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Công ty TNHH SX và
TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân đo lường khả năng
sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản
lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Năm 2010 tỷ suất sinh lợi của tài sản đạt mức
12,16%, tức là trong 100 đồng tài sản để kinh doanh thì mang lại cho công ty
12,16 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 tỷ suất này giảm mạnh xuống còn
7,18%, tức là 100 đồng tài sản chỉ mang lại 7,18 đồng lợi nhuận, giảm 4,98
đồng so với năm 2010. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân
tiếp tục giảm chỉ còn 6, 35%, giảm 0,83% so với năm 2011. Tỷ suất này giảm
dần qua các năm biểu hiện hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa tốt. Từ
năm 2011 công ty đã bổ sung thêm 5 tỷ đồng để tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng
sản xuất nên làm thay đổi cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty. Trong năm
2011, 2012 tổng tài sản của công ty luôn tăng để đầu tư cho hoạt động sản
59
xuất kinh doanh nhưng giá trị lợi nhuận ròng công ty thu được lại bị sụt giảm
so với năm 2010 làm cho tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ngày càng giảm .
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của 6 tháng đầu năm 2013 là
0,28% tức là trong 100 đồng tài sản thì chỉ mang lại cho công ty chỉ có 0,28
đồng lợi nhuận, giảm 2,82% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ suất này quá
thấp là do lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ vì
kết quả tiêu thụ bị sụt giảm nghiêm trọng .
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty có xu
hướng giảm do hàng tồn kho của công ty thường ở mức cao, công ty đã đầu tư
nhiều cơ sở vật c hất cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lợi nhuận thu
được lại đang bị giảm, vì vậy công ty cần phải nghiên cứu làm thế nào để sử
dụng tài sản hiệu quả nhất, nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty hợp lý với
những tài sản đã bỏ ra.
4.2.5.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
25
20
15
10
5
0
2010
2011
2012
6 Th 2012
6 Th 2013
ROE
Hình 4.9: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH SX
và TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của
vốn chủ s ở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
hữu càng cao. Đây là chỉ tiêu nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng
tạo lãi của một đồng vốn mà họ bỏ ra đầu tư. Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy tỷ
suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở h ữu của công ty năm 2010 là 22,85%, điều
đó có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì công ty thu
được 22,85 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này khá cao cho thấy năm 2010 công ty
hoạt động có hiệu quả. Sang năm 2011 tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu của công ty chỉ còn 11,79%, giảm 11,06% so với năm 2010. Sang đến
60
năm 2012 tỷ suất này tiếp tục giảm và chỉ còn 10%, giảm 1,79% so với năm
2011. Nguyên nhân là do công ty đã tăng gấp đôi vốn chủ sở hữu trong năm
2011 để mở rộng quy mô kinh doanh thế nhưng lợi nhuận ròng thu được lại
giảm so với năm 2010 làm cho tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đã
luôn giảm.
Tương tự như tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận
ròng trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn ch ủ sở hữu ở 6 tháng đầu năm
2013 cũng giảm mạnh khi chỉ đạt 0,39% giảm 4% so với cùng kỳ. Nghĩa là
nhà đầu tư bỏ ra 100 đồng tiền vốn cho sản xuất kinh doanh thì chỉ thu về
được 0,39 đồng lợi nhuận, đây là một kết quả rất thấp.
Qua phân tích ta thấy được công ty bỏ ra nhiều vốn đầu tư nhưng trong
giai đoạn nền kinh tế khó khăn như kinh tế nước ta lạm phát, tăng trưởng suy
giảm, nhu cầu tiêu dùng giấy của khách hàng giảm mạnh , nhiều loại giấy
ngoại nhập tràn lan trên thị trường, … đã làm lợi nhuận thu được t hấp, hạn chế
khả năng phát huy vốn tự có của công ty. Do đó công ty cần quan tâm đến tỷ
suất này nhiều hơn và có những biện pháp để sử dụng thật hiệu quả vốn chủ sở
hữu.
61
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ
NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THHH SX VÀ TM
THANH THANH
5.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
5.1.1 Ưu điểm
Sau khi phân tích ta thấy được doanh thu của Công ty trong 3 năm qua
đã luôn tăng . Có được điều này là do c ông ty đã hoạt động thời gian khá lâu,
luôn giữ uy tín, củng cố quan hệ với những khách hàng cũ, t hiết lập quan hệ
với nhiều khách hàng mới vì vậy công ty đã luôn có sẵn trong tay một lượng
khách hàng quen thuộc nhất định. Các sản phẩm của công ty có nhiều chủng
loại, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng với mức giá bán hợp lý.
Tuy rằng từ năm 2010 đến cuối tháng 6 năm 2013 nền kinh tế trong và
ngoài nước gặp nhiều khủng hoảng, hàng loạt công ty bị phá sản, ngành giấy
nói chung và Công ty Thanh Thanh nói riêng đều gặp nhiều khó khăn nhưng
công ty luôn cố gắng phấn đấu và đã đạt lợi nhuận dương trong thời gian qua.
Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đoàn kết và cố gắng làm
việc hết mình để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
Công ty có một mặt bằng rộng lớn làm trụ sở chính và một nhà kho đều
nằm trong nội ô Thành phố Cần Thơ, được đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ mặt bằng, phương tiện vận tải của
công ty đề u là tài sản thuộc sở hữu của công ty chứ không đi thuê.
Công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn chử sở hữ u, thể hiện ở chỗ năm 2011
Công ty đã bổ sung 5 tỷ để mở rộng hoạt động kinh doanh, thay đổi quy mô
của công ty từ vừa và nhỏ chuyển sang quy mô lớn.
5.1.2 Hạn chế
Qua phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường của công ty ta thấy doanh
thu tiêu thụ trong tỉnh đang chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngoài tỉnh. C ông ty
tập trung tiêu thụ sản phẩm ở thị trường Thành phố Cần Thơ nên phạm vi hoạt
động của công ty ở các tỉnh khác chưa lớn nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu
thụ của công ty.
Giá trị hàng tồn kho của công ty khá nhiều dẫn đến việc khả năng luân
chuyển vốn của công ty và còn làm tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho.
62
Khoản mục chi phí quản lý kinh doanh của công ty tương đối cao nhưng
chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp, còn chi phí bán hàng chiế m rất ít.
Nguyên nhân do hoạt động quảng bá sản phẩm của công ty còn hạn chế, công
ty chưa đầu tư nhiều chi phí để quảng cáo sản phẩm, cũng như chưa tăng
cường nhân viên bán hàng.
Phương thức bán hàng của công ty không nhiều, chỉ có bán hàng theo
phương thức giao hàng trực tiếp , công ty không có đại lý hoặc chi nhánh từ đó
làm cho sản phẩm của công ty chưa được phân phối tới những thị trường ở xa.
Thời gian qua công ty không có chính sách cho khách hàng được hưởng
chiết khấu thương mại , vì vậy chưa khuyến khích khách hàng mua với số
lượng lớn nên cũng làm hạn chế đến khả năng tiêu thụ của công ty.
Khoản mục chi phí tài chính về chiết khấu thanh toán của công ty cũng
không phát sinh trong những năm qua , công ty không quy định thời gian trả nợ
cụ thể nê n nhiều khách hàng đã chậm thanh toán tiền hàng và chiếm dụng vốn
của công ty.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI
NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THANH THANH
5.2.1 Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty
Hiện tại , chất lượng sản phẩm của C ông ty Thanh Thanh so với những
loại giấy nhập khẩu từ nhiều quốc gia vẫn còn có sự chênh lệch , điều đó làm
ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của công ty. Vì vậy, công ty cần nâng cao
chất lượng sản phẩm thông qua việc tìm những nhà cun g cấp nguyên liệu với
chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm
đạt yêu cầu sẽ góp làm cho sản phẩm tiêu thụ tốt hơn, đồng thời chính chất
lượng sản phẩm của công ty cung cấp ra thị trường sẽ quyết định uy tín của
công ty trên thương trường.
Giá bán cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản
phẩm của công ty, vì vậy công ty cần điều chỉnh giá cả phù hợp. Công ty cần
khảo sát thật kỹ để tìm được nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng, giá hợp lý.
Ngoài ra, công ty có thể điều chỉnh giá bán linh hoạt theo từng thời điểm, giảm
giá bán thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại một chút sẽ tạo ra
một sức tiêu thụ lớn.
Công tác tổ chức bán hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu
thụ sản phẩm c ủa công ty. Thời gian qua công ty chủ yếu chỉ bán hàng tại
công ty và giao hàng tận nơi cho những khách hàng ở xa. Công ty nên phát
triển mạng lưới phân phối rộng hơn, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng
63
một cách nhanh nhất và khai thác triệt để các v ùng thị trường. Chẳng hạn công
ty có thể bán hàng qua đại lý hoặc mở thêm chi nhánh ở những vùng thị
trường tiềm năng để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm của công ty dễ dàng
hơn. Với phương thức bá n hàng đa dạng như vậy sẽ làm cho số lượng sản
phẩm tiêu thụ tăng lên rất nhiều.
Về những chính sách khuyến mãi , chiết khấu thương mại công ty cần chú
ý đến nhiều hơn. Công ty nên cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại ,
hoặc tặng thêm sản phẩm khi khách hàng mua số lượng nhiều. Điều đó sẽ làm
cho khách hàng muốn mua nhiều hơn giúp công ty thu được khoản doanh thu
cao.
Trong thời gian qua công ty đã ít chú trọng đến công tác quảng cáo sản
phẩm thể hiện ở chi phí bán hàng của công ty rất thấp , điều đó cũ ng làm ảnh
hưởng đến sản lượng tiêu thụ . Vì vậy công ty cần tăng cường quảng cáo thông
qua các phương tiện như: tivi, báo, in ternet, … để sản phẩm của công ty được
người tiêu dùng biết đến . Đồng thời công ty có thể tạo trang web riêng cho
công ty để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về sản ph ẩm.
5.2.2 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty
5.2.2.1 Tăng doanh thu
Do lợi nhuận tỷ lệ thuận với doanh thu nên muốn đạt lợi nhuận cao thì
công ty nên có những biện pháp nhằm tăng doanh thu.
Tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu chủ yếu của công ty là từ hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Muốn tăng doanh thu tiêu thụ thì công ty nên tăng sản lượng hoặc
tăng giá bán. Tuy nhiên, phương án tăng giá bán khó mà thực hiện khi mà trên
thị trường đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vì vậy muốn tăng doanh thu
chủ yếu là tăng sản lượng bằng cách:
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Vì chất lượng sản
phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến uy tín và thương hiệu của công ty
trên thương trường. Do đó công ty cần chú trọng lựa chọn nhà cung cấp thích
hợp để có nguồn nguyên liệu đầu vào với giá hợp lý, chất lượng đảm bảo. Khi
chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì sản lượng sản phẩm
bán ra sẽ tăng l àm tăng doanh thu dẫn đến lợi nhuận đạt được ca o hơn.
- Công ty nên tăng cường quảng cáo để quảng bá sản phẩm nhiều hơn.
Thiết lập kênh phân phối sản phẩm rõ ràng sẽ làm cho sản phẩm đến tay người
tiêu dùng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, những chính sách như ch iết khấu thương
mại, khuyến mãi,…cũng giúp kích thích tiêu thụ. Việc mở rộng nhiều phương
64
thức bán hàng như bán qua đại lý, chi nhánh sẽ góp phần làm tăng doanh thu
cho công ty.
Tăng doanh thu hoạt động tài chính
Trong những năm qua khoản mục doanh thu hoạt động tài chính của
công ty khá nhỏ, công ty cần nghiên cứu việc đầu tư như : mua bán ngoại tệ,
góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, … Công ty nên giảm lượng tiền mặt
tồn quỹ tại công ty và mang lượng tiền chuyển vào tài khoản tiền gửi để thu
lãi, góp phần làm tăng doanh thu tài chính.
5.2.2.2 Giảm chi phí
Giảm chi phí giá vốn
Ta thấy chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí do đó
nếu kiểm soát tốt và hạ được chi phí giá vốn sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên rất
nhiều. Hiện tại , chi phí giá vốn của công ty khá cao và gia tăng qua các năm,
đặc biệt là chi phí nguyên liệu . Vì lẽ đó , công ty cần phải thăm dò kỹ để tìm
được nhà cung cấp nguyên liệu với chất lượng tốt, giá phải chăng để hạ thấp
chi phí giá vốn. Sau khi đã có được nhà cung cấp tốt công ty cần phải giữ
vững và tăng cường quan hệ để hợp tác làm ăn lâu dài. Khi mua hàng công ty
nên mua với số lượng lớn đồng thời với uy tín và mối quan hệ hợp tác lâu năm
công ty sẽ được ưu đãi về nhiều mặt như giá cả, thời hạn thanh toán, chất
lượng nguyên liệu.
Giảm chi ph í quản lý kinh doanh
Bên cạnh chi phí giá vốn thì công ty cũng phải quan tâm đến chi phí
quản lý vì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy,
công ty cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Hiện nay giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu
tăng kéo theo chi phí vận chuyển tăng do đó công ty phải quản lý và theo dõi
định mức nhiên liệu cho các xe vận chuyển giao hàng, kết hợp giao hàng nhiều
điểm trên cùng tuyến đường để tiết kiệm chi phí.
- Công ty cần hạn chế các đồ dùng trong văn phòng không thật sự cần
thiết; kiểm soát chặt các chi phí như điện, nước, điện thoại, chi phí tiếp
khách,…đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ công nhân viên,
tránh tình trạng sử dụng lãng phí hoặc sử dụng tài sản công ty vào mục đíc h cá
nhân.
65
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Sau khi phân tích có thể nói rằng, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan
trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SX và TM Thanh
Thanh. Trong thời gian từ năm 2010 đến hết năm 2012 doanh thu tiêu thụ của
công ty tăng qua 3 năm, trong đó năm 2012 thì công ty tiêu thụ được nhiều sản
phẩm nhất. Do tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều khủng hoảng
nên đã làm cho tốc độ tăng doanh thu của công ty tương đối chậm trong năm
2012 và sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiêu thụ đã giảm đáng kể . Mức
doanh thu mà công ty có được thường xuyên biến động; còn chi phí giá vốn,
chi phí quản lý kinh doanh lại ngày càng tăng do lạm phát và công ty đã đầu tư
cho bộ phận quản lý kinh doanh nhiều tài s ản cố định nên lợi nhuận của công
ty có phần sụt giảm. Dù lợi nhuận của công ty không ổn định nhưng toàn thể
nhân viên trong công ty luôn cố gắng làm việc hết mình và kết quả là mỗi năm
công ty đều có lãi.
Thời gian sắp tới, công ty cần phát triển nhiều phương thức bán hàng,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư quảng cáo, khuyến mãi, tìm hiểu xem
khách hàng cần gì để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, có
những chính sách và chiến lược phù hợp giúp sản phẩm được tiêu thụ nhiều
hơn, giảm lượng hàng tồn kho cho công ty. Bên cạnh đó, công ty cần tìm nhà
cung cấp có giá cả hợp lý để giảm chi phí giá vốn, cắt giảm bớt các khoản chi
tiêu không thật sự cần thiết cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Việc giảm chi
phí sẽ có tác động tích cực giúp gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh hoạt động sản xuất kinh doanh
trong bối cảnh thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, hàng loạt loại
giấy nhập khẩu vào Việt Nam . Tình hình kinh tế nước ta thì lạm phát cao, tăng
trưởng suy giảm, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng giảm, đã làm cho
công tác tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, lợi nhuận thường gặp biến động.
Nhờ có sự năng động, nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty
đã đứng vững và từng bước đi lên, tạo cho mình mộ t vị thế vững chắc trên thị
trường. Song để có thể tiếp tục phát triển hơn nữa, bên cạnh những mặt đạt
được, Công ty phải nỗ lực hơn nữa nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
66
6.2 KIẾN NGHỊ
Giấy là mặt hàng đặc biệt mang tính chất xã hội cao, được sử dụng phổ
biến, có những đặc trưng riêng về dây chuyền công nghệ. V ì vậy, Nhà nước ta
cần đầu tư thích đáng cho công tác định hướng, quy hoạch và có nhữ ng chính
sách ưu tiên về đầu tư. Thêm vào đó, Nhà nước cần t ạo điều kiện cho các
doanh nghiệp có cơ h ội gặp gỡ giao thương với các đối tác nước ngoài để học
hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học công nghệ của các nước .
Các doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành giấy phải cần số vốn khá cao
để xây dựng quy trình sản xuất, vì sản xuấ t giấy phải qua nhiều công đoạn do
đó nhà nước nên có chính sách mở rộng cho vay vốn, cần có những gói vay
với lãi suất ưu đãi dành cho các doanh nghiệp ngành giấy.
Nước ta xuất khẩu dăm gỗ ồ ạt nhưng các doanh nghiệp trong nước lại
nhập khẩu bột giấy với giá cao nên Chính phủ cần có quy hoạch đối với các
cụm khai thác vùng nguyên liệu và chế biến nhằm tận dụng nguyên liệu dăm
gỗ, gỗ vụn trong khâu cưa xẻ để sản xuất bột giấy .
Các Bộ, ngành liên quan nên có chính sách khuyến khích thông qua việc
hỗ trợ doanh nghiệp , các hộ gi a đình trong việc đưa giống mới với năng suất
cao vào trồng rừng nguyên liệu, các đối tượng tham gia trồng rừng sẽ được ưu
tiên, ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng và phát triển vùng nguyên
liệu.
Hiện nay, Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể về thu hồi giấy loại vì thế
Nhà nước nên có sự hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực sản xuất giấy từ giấy phế liệu.
Ước tính, hiện trên cả nước chỉ có khoảng 7% là giấy thu hồi và Việt Nam bị
xếp vào danh sách các nước thu hồi, tái chế giấy thấp nhất thế giới. Bình
thường, giấy có thể sử dụng và tái chế lại khoảng 6 lần.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hữu Phước và cộng sự, 2009. Tài chính doanh nghiệp. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Tài chính.
2. Bùi Văn Dương, 2002. Kế toán tài chính . Hà Nội: Nhà xuất bản Thống
kê.
3. Nguyễn Quang Hùng, 2010. Phân tích kinh tế trong doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính .
4. Nguyễn Văn Công, 2009. Giáo trình phân tích kinh doanh. Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội.
5. Phạm Quang Trung, 2009. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp .
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
6. Phan Đức Dũng, 2010. Kế toán tài chính . Hà nội: Nhà xuất bản Thống
kê.
68
PHỤ LỤC
I. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước
thuế của công ty năm 2012 so với năm 2011
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Ta gọi:
L là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
a: Doanh thu thuần
b: Giá vốn hàng bán
c: Doanh thu hoạt động tài chính
d: Chi phí hoạt động tài chính
e: Chi phí quản lý kinh doanh
f: Thu nhập khác
Kỳ phân tích:
L2012 = a12 – b12 + c12 – d12 – e12 + f12
L2012 = 2.499.279
Kỳ gốc:
L2011 = a11 – b11 + c11 – d11 – e11 + f11
L2011 = 1.996.172
Đối tượng phân tích:
L = L2012 - L2011
= 2.499.279 - 1.996.172
= 503.106
Như vậy lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng so với năm 2011 là 503.106
nghìn đồng. Nguyên nhân là do tác động của các nhân tố ảnh hưởng sau:
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần
a = a12 – a11
= 45.756.215 - 44.891.306
= 864.909
Như vậy doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 làm cho lợi
nhuận tăng 864.909.
Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
b = - (b12 - b11)
= - (41.941.030 - 41.556.567)
= - 384.463
69
Như vậy chi phí giá vốn hàng bán năm 201 2 tăng so với năm 201 1 làm
cho lợi nhuận giảm 384.463.
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu hoạt động tài chính
c = c12 - c11
= 20.714 - 27.080
= - 6.366
Như vậy doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011
làm cho lợi nhuận giảm 6.366.
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí hoạt động tài chính
d = - (d12 - d11)
= - (132.609 - 182.445)
= 49.836
Như vậy chi phí hoạt động tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011
làm cho lợi nhuận tăng 49.836.
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý kinh doanh
e = - (e12 - e11)
= - (1.204.732 - 1.183.201)
= - 21.531
Như vậy chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 tăng so với năm 2011 làm
ợi
cho l nhuận g iảm 21.531.
Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác
f = f12 - f11
= 720 - 0
= 720
Như vậy, thu nhập khác năm 2012 tăng so với năm 2011 làm cho lợi
nhuận tăng 720.
II. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau
ế
thu của công ty 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Kỳ phân tích:
L6th 2013 = 102.380
Kỳ gốc:
L6th 2012 = 1.060.524
Đối tượng phân tích:
L = L6th 2013 - L6th 2012
= 102.380 – 1.060.524
= - 958.144
70
Như vậy lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng
đầu năm 2012 là 958.144 nghìn đồng. Nguyên nhân là do tác động của các
nhân tố ảnh hưởng sau:
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần
a = a6th 13 – a6th 12
= 12.415.042 - 22.089.370
= - 9.674.328
Như vậy doanh thu thuần của 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với của 6
tháng đầu năm 2012 làm cho lợi nhuận giảm 9.674.328.
Ảnh hưởng của nhân tố gi á vốn hàng bán
b = - (b6th 13 - b6th 12)
= - (11.942.330 – 20.451.943)
= 8.509.613
Như vậy chi phí giá vốn hàng bán của 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với
của 6 tháng đầu năm 2012 làm cho lợi nhuận tăng 8.509.613.
Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu hoạt động tài chính
c = c6th 13 – c6th 12
= 4.366 - 9.704
= - 5.338
Như vậy doanh thu hoạt động tài chính của 6 tháng đầu năm 2013 giảm
so với của 6 tháng đầu năm 2012 làm cho lợi nhuận giảm 5.338.
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí hoạt động t ài chính
d = - (d6th 13 - d6th 12)
= - (0 - 62.371)
= 62.371
Như vậy chi phí hoạt động tài chính của 6 tháng đầu năm 2013 giảm so
với của 6 tháng đầu năm 2012 làm cho lợi nhuận tăng 62.371.
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý kinh doanh
e = - (e6th 13 - e6th 12)
= - (374.698 - 524.235)
= 149.537
Như vậy chi phí quản lý kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2013 giảm so
với của 6 tháng đầu năm 2012 làm cho lợi nhuận tăng 149.537.
71
[...]... vậy công ty luôn cố gắng sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm 21 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THANH THANH 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010, 2011 VÀ 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu các mặt hàng 4.1.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ. .. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Thanh Thanh có trụ sở đặt tại: Số 81, Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ Tiền thân công ty là Cơ sở sản xuất giấy Thanh Thanh, được thành lập năm 2001 Ngày 02/05/2007, cơ sở sản xuất giấy Thanh Thanh chính thức chuyển đổi sang mô hì nh Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Thanh Thanh, được... lợi nhuận của công ty, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao lợi nhuận cho công ty 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đề ra giải pháp giúp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ và góp phần nâng cao lợi nhuận của công. .. việc tiêu thụ sản phẩm và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nên em quyết định thực hiện đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại C ông ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại Thanh Thanh – Cần Thơ để làm luận văn tốt nghiệp cho mình Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp em vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và lợi. .. 2013 - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh trong thời gian tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận được thực hiện tại Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chủ yếu được thu thập tại phòng kế toán của công ty 1.3.2... đến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm đi rõ rệt so với cùng kỳ 3.8 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.8.1 Thuận lợi Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thanh Thanh có t iền thân là Cơ sở sản xuất giấy Thanh Thanh, được thành lập năm 2001 Vì vậy , khi chuyển sang Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh, công ty đã có sẵn một lượng khách hàng thân quen từ trước 19 Vị trí kinh doanh của công ty thuận lợi. .. tập trung nghiên cứu tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu về lợi nhuận 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ 2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất Đ ó là việc cung... của công ty trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên ta có những mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 2: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng... quan đem lại Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập khác – chi phí khác 2.1.2.3 Phân tích lợi nhuận Phân tích tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình l ợi nhuận và những nguyên nhân ban đ ầu ảnh hưởng đến tình hình trên Ta có công thức tính lợi nhuận như sau: Tổng lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) = Tổng lợi nhuận trước thuế... ký kinh doanh Công ty TNHH SX và TM số 1800662406 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp Nhưng đăng ký được thay đổi và cấp lại lần 2 vào ngày 26/05/2009 Hiện nay, Công ty Thanh Thanh là một đơn vị sản xuất và thương mại hoạt động trong ngành giấy tại địa bàn T hành phố Cần Thơ với hơn 10 năm xây dựng và phát triển Công ty có mạng lưới phân phối là trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân