1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng trung quang

104 846 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN DIỂM KIỀU PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRUNG QUANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN DIỂM KIỀU MSSV: LT11208 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRUNG QUANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TH.S. NGUYỄN THÚY AN Cần Thơ - 2013 LỜI CẢM TẠ  Được sự giới thiệu của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ và sự chấp thuận của Công ty TNHH MTV Đầu Tư và Xây Dựng Trung Quang, với vốn kiến thức đã học và qua hơn hai tháng thực tập tại Công ty, cùng với sự hướng dẫn của Cô Nguyễn Thúy An và sự giúp đỡ của quý Công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:  Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho em những tri thức quý báo làm hành trang bước vào đời.  Th.S Nguyễn Thúy An, Cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa những sai sót trong suốt quá trình thực hiện bài viết tốt nghiệp này.  Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đầu Tư và Xây Dựng Trung Quang, cùng với toàn thể các cán bộ, nhân viên đang công tác tại Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty. Xin chúc quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể công nhân viên của Công ty được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi mới trong công việc. Cần Thơ, Ngày…...Tháng…...Năm…… Sinh viên thực hiện Nguyễn Diểm Kiều i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, Ngày…...Tháng…...Năm…… Sinh viên thực hiện Nguyễn Diểm Kiều ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· ····················································································· Cần Thơ, Ngày……Tháng……Năm…… Thủ Trưởng Đơn Vị iii MỤC LỤC  CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................ 1 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................... 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................... 2 1.3.1. Phạm vi về không gian .............................................................. 2 1.3.2. Phạm vi về thời gian .................................................................. 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 4 2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận............................................................................................................. 4 2.1.2. Mục tiêu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận............................................................................................................. 4 2.1.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử............................................ 4 2.1.4. Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp .............................. 8 2.1.5. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí........................................ 10 2.1.6. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận............................................................................... 11 2.1.7. Phân tích điểm hòa vốn.............................................................. 17 2.1.8. Phương trình lợi nhuận .............................................................. 24 2.1.9. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán và kết cấu mặt hàng........................................................................................................ 25 iv 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 25 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 25 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.................................................... 25 CHƯƠNG 3: GIỚi THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRUNG QUANG ................................. 26 3.1. GIỚ THIỆU VỀ CÔNG TY................................................................ 26 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................ 26 3.1.2. Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ.............................................. 27 3.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty .................................... 27 3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty ................................................ 28 3.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán cuả Công ty ............................. 29 3.1.6. Công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty ...... 30 3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 - 2012 ..................................................................... 32 3.2.1. Chỉ tiêu doanh thu...................................................................... 34 3.2.2. Chỉ tiêu chi phí........................................................................... 34 3.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận ...................................................................... 35 3.3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG .......................................................................................................... 35 3.3.1. Thuận lợi.................................................................................... 35 3.3.2. Khó khăn.................................................................................... 36 3.3.3. Phương hướng hoạt động........................................................... 36 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN.................................................................... 37 4.1. PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ....................................................................................................... 37 4.1.1. Chi phí khả biến......................................................................... 38 4.1.2. Chi phí bất biến.......................................................................... 46 v 4.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY.50 4.2.1. Sản lượng tiêu thụ ...................................................................... 50 4.2.2. Doanh thu ................................................................................... 51 4.3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN........................................................................................................ 53 4.3.1. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí................................................. 53 4.3.2. Các chỉ tiêu trong phân tích CVP .............................................. 57 4.3.3. Phân tích điểm hòa vốn.............................................................. 71 4.3.4. Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.......... 81 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẰM NÂNG CAO LỢ NHUẬN CHO CÔNG TY ..... 86 5.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY .................................................................................... 86 5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY.......................................................................................... 87 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 90 6.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 90 6.2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 92 vi DANH SÁCH BẢNG  Trang Bảng 2.1 Bảng các giá trị trong phương pháp bình phương bé nhất…….....9 Bảng 2.2 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí............................................11 Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012 ... 33 Bảng 4.1 Căn cứ ứng xử của 3 sản phẩm ..................................................... 37 Bảng 4.2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2010......... 39 Bảng 4.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2011......... 39 Bảng 4.4 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2012......... 40 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 .................. 42 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 .................. 43 Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 .................. 43 Bảng 4.8 Phân bổ số giờ máy hoạt động của từng mặt hàng qua 3 năm...... 44 Bảng 4.9 Biến phí sản xuất chung ................................................................ 45 Bảng 4.10 Định phí sản xuất chung.............................................................. 46 Bảng 4.11 Định phí quản lý doanh nghiệp ................................................... 48 Bảng 4.12 Biến phí quản lý doanh nghiệp.................................................... 49 Bảng 4.13 Tổng hợp chi phí khả biến qua 3 năm ......................................... 50 Bảng 4.14 Tổng hợp chi phí bất biến qua 3 năm.......................................... 50 Bảng 4.15 Tổng hợp tình hình tiêu thụ của các mặt hàng qua 3 năm .......... 51 Bảng 4.16 Giá bán của từng mặt hàng qua 3 năm 2010 - 2012.................... 52 Bảng 4.17 Doanh thu của các mặt hàng qua 3 năm 2010 - 2012 ................. 52 Bảng 4.18 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2010.54 Bảng 4.19 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2011.55 Bảng 4.20 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2010.56 Bảng 4.21 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2010....................................................................................................... 58 vii Bảng 4.22 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2011....................................................................................................... 58 Bảng 4.23 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2010....................................................................................................... 59 Bảng 4.24 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2010 ....................... 61 Bảng 4.25 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2011 ....................... 61 Bảng 4.26 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2012 ....................... 62 Bảng 4.27 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2010 .................................. 63 Bảng 4.28 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2011 .................................. 65 Bảng 4.29 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2012 .................................. 67 Bảng 4.30 Bảng thể hiện độ lớn đòn bẩy hoạt động của 3 mặt hàng qua 3 năm................................................................................................................ 70 Bảng 4.31 Lợi nhuận tăng thêm khi doanh thu tăng 10% của 3 mặt hàng năm 2012 .............................................................................................................. 70 Bảng 4.32 Sản lượng hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm............................ 71 Bảng 4.33 Doanh thu hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm ........................... 73 Bảng 4.34 Thời gian hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm ............................ 74 Bảng 4.35 Tỷ lệ hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm.................................... 75 Bảng 4.36 Doanh thu an toàn của 3 mặt hàng qua 3 năm ............................ 76 Bảng 4.37 Tỷ lệ doanh thu an toàn của 3 mặt hàng qua 3 năm.................... 77 Bảng 4.38 Tập hợp doanh thu khi doanh thu tăng 20% ............................... 81 Bảng 4.39 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí dự báo của các sản phẩm trong năm 2012 khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí không đổi... 81 Bảng 4.40 Tập hợp doanh thu và chi phí ...................................................... 82 Bảng 4.41 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí dự báo của các sản phẩm trong năm 2012 khi doanh thu tăng 20%, biến phí tăng 10% và định phí không đổi ................................................................................................................. 82 Bảng 4.42 Tập hợp doanh thu và chi phí ...................................................... 83 Bảng 4.43 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí dự báo của các sản phẩm trong năm 2012 khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí tăng 10% ... 83 viii DANH SÁCH HÌNH  Trang Hình 2.1 Đường biểu diễn của chi phí.......................................................... 5 Hình 2.2 Đường biểu diễn của biến phí bật thang ........................................ 6 Hình 2.3 Đường biểu diễn của định phí........................................................ 7 Hình 2.4 Đường biểu diễn chi phí hỗn hợp .................................................. 7 Hình 2.5 Sơ Đồ thị phân tán thể hiện mức hoạt động và chi phí.................. 10 Hình 2.6 Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát....................................................... 21 Hình 2.7 Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt ....................................................... 22 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty ...................................................... 28 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phàng kế toán của Công ty ..................................... 29 Hình 4.1 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2010..................................... 64 Hình 4.2 Lợi nhuận tăng thêm khi biến phí giảm 10% ................................ 64 Hình 4.3 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2011..................................... 66 Hình 4.4 Lợi nhuận tăng thêm khi biến phí giảm 10% ................................ 67 Hình 4.5 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2012..................................... 68 Hình 4.6 Lợi nhuận tăng thêm khi biến phí giảm 10% ................................ 68 Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2010 ..................................... 78 Hình 4.8 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2011 ..................................... 79 Hình 4.9 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2012 ..................................... 80 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  BP: Biến phí BP SXC: Biến phí sản xuất chung BP QLDN: Biến phí quản lý doanh nghiệp CPBB: Chi phí bất biến CPKB: Chi phí khả biến CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp DT: Doanh thu DTAT: Doanh thu an toàn DTTH: Doanh thu thực hiện ĐBHĐ: Đòn bẩy hoạt động ĐP: Định phí ĐP SXC: Định phí sản xuất chung ĐV: Đơn vị HH: Hỗn hợp HV: Hòa vốn LN: Lợi nhuận NK: Nhôm kính QLDN: Quản lý doanh nghiệp SDĐP: Số dư đảm phí x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự khủng hoảng của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại họ phải tìm mọi cách để phấn đấu đưa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài. Muốn đứng vững doanh nghiệp phải nâng cao tính cạnh tranh, một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả là phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý nhất. Để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng, kip thời thì nhà quản lý cần phải hiểu rõ tình hình kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp, của từng mặt hàng. Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quyết định của người quản trị. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ quản lý hiệu quả. Qua việc phân tích này các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng lợi nhuận ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định kế hoạch trong tương lai với những điểm trên việc ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết nhưng vận dụng nó là một vấn đề rất khó xử lý. Xuất phát từ vấn đề này nên tôi chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH MTV Đầu Tư – Xây Dựng Trung Quang”’ nhằm củng cố kiến thức được học ở trường và mở rộng sự hiểu biết về các vấn đề kế toán. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các sản phẩm trong công ty để thấy được sự ảnh hưởng của chi phí và khối lượng đến lợi nhuận từng mặt hàng. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát và tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận công ty. -1- 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung đã đề ra, ta có những mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của sản phẩm nhôm kính gồm các mặt hàng: cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính và cửa sổ nhôm kính của công ty nhằm hiểu rõ hoạt động kinh doanh của mặt hàng thông qua phân tích các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi chí,…tại Công ty để thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố chi phí, khối lượng đến lợi nhuận. - Mục tiêu 2: Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào phân tích điểm hòa vốn các sản phẩm trong công ty. - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Đầu Tư - Xây Dựng Trung Quang. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/8/2013 đến 12/11/1013. - Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy trong 3 năm 2010 – 2012. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH MTV Đầu Tư - Xây Dựng Trung Quang. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, tôi đã có tham khảo qua một số luận văn. Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận dụng vào thực tiễn vào Công ty TNHH MTV Đầu Tư - Xây Dựng Trung Quang. - Trần Thị Hải Giang (2009). “Phân tích mối quan hệ chi phi – khối lượng – lợi nhuận tại công ty Angimex”’. Luận văn đi sâu vào phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các xí nghiệp trong công ty, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như -2- hiệu quả hoạt động của từng xí nghiệp, đồng thời luận văn còn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp. - Nguyễn Minh Hùng (2009). “Phân tích mối quan hệ chi phi – khối lượng – lợi nhuận tại hợp tác xã Quang Minh”. Luận văn đi sâu vào phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của hợp tác xã, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như hiệu quả hoạt động của từng xí nghiệp, đồng thời luận văn còn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp. - Phạm Duy Phương (2008). “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang”. Luận văn đi sâu vào phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ của công ty. - Đoàn Thị Phương Trang (2007). “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên”. Luận văn đi sâu vào phân tích tình hình quản lý chi phí và kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu yếu tố chi phí nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ trong tương lai. -3- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, biến phí, định phí và lợi nhuận nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở để đưa ra các quyết định như lựa chọn kết cấu mặt hàng, định giá sản phẩm, hoạch định chiến lược kinh doanh tương lai. Phân tích quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một biện pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn đề ra quyết định, như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có,… 2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích mục đích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử Phân loại chi phí theo cách ứng xử là khi mức độ hoạt động biến động thì chi phí sẽ biến động như thế nào. - Chi phí khả biến - Chi phí bất biến - Chi phí hỗn hợp -4-  Chi phí khả biến Biến phí là những khoản mục chi phí mà tổng của nó có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động (hay yếu tố dẫn dắt chi phí). Biến phí cho từng đơn vị hoạt động không đổi. Biến phí là các khoản chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất hay thực hiện dịch vụ, giá vốn hàng bán mua vào để bán lại, chi phí bao bì đóng gói ban đầu, hoa hồng bán hàng,… Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không có hoạt động biến phí bằng 0. Phương trình biểu diễn biến phí: Y = bx Với: Y: Biến phí x: Mức hoạt động b: Biến phí tính cho 1 đơn vị hoạt động Y Y = bx 0 X Hình 2.1. Đường biểu diễn của biến phí Xét về tính chất tác động, biến phí được chia làm 2 loại: biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. - Biến phí tỷ lệ: là loại biến phí mà tổng của nó biến động theo tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động căn cứ. Biến phí tỷ lệ gồm các khoản chi phí như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giống cây trồng, hoa hồng bán hàng,… - Biến phí bậc thang: là loại biến phí mà tổng của nó chỉ biến động khi mức độ hoạt động biến động nhiều và rõ ràng. Biến phí bậc thang không đổi khi mức hoạt động căn cứ thay đổi ít. Nói cách khác, tổng của biến phí bậc thang cũng biến động theo quan hệ tỷ lệ thuận với biến động của mức hoạt động, nhưng không theo tỷ lệ thuận trực tiếp. Đường biểu diễn của biến phí -5- bậc thang không có dạng đường thẳng như biến phí tỷ lệ, mà có dạng bậc thang với những bậc rất ngắn. Chi phí 0 Mức hoạt động Hình 2.2. Đường biểu diễn của biến phí bậc thang Biến phí bậc thang gồm những chi phí như chi phí nhân công gián tiếp, chi phí bảo trì máy móc,… Chiến lược của nhà quản trị khi ứng phó với biến phí bậc thang là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc, để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây lãng phí khi nhu cầu sau đó lại giảm đi.  Chi phí bất biến (định phí) Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động cơ sở thì định phí thay đổi. Khi mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động cơ sở giảm, và ngược lại. Phương trình biểu diễn định phí: Chi phí thuê tài sản, khấu hao, quảng cáo, lãi vay nợ dài hạn (trả cố định từng kì), lương trả theo thời gian,… là những chi phí bất biến. Y = F (hằng số) Với: Y: Định phí F: Giá trị của định phí (là một hằng số) -6- Y Y=F F 0 X Hình 2.3. Đường biểu diễn của định phí  Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm các yếu tố biến phí và định phí pha trộn lẫn nhau. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí. Phần định phí phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì sự phục vụ và để cho dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. Phần biến phí phản ánh phần thực tế phục vụ hoặc phần vượt quá mức căn bản (định mức) do đó phần này sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức sử dụng trên mức căn bản. Công thức của chi phí hỗn hợp: Y = bx + F Với: bx: phần biến phí trong chi phí hỗn hợp F: phần định phí trong chi phí hỗn hợp Y: là chi phí hỗn hợp Chi phí Y Y = F + bx Biến phí F b Định phí 0 Mức hoạt động X Hình 2.4. Đường biểu diễn chi phí hỗn hợp -7- 2.1.4 Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp  Phương pháp cực đại – cực tiểu  Phương pháp bình phương bé nhất  Phương pháp hồi quy bội  Phương pháp đồ thị phân tán  Phương pháp cực đại – cực tiểu Khi sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xác định phương trình chi phí hỗn hợp, thì trước hết phải xác định số liệu của chi phí tương ứng với mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất trong kì hạch toán, sau đó tính chênh lệch của chi phí và chênh lệch của mức hoạt động, giữa mức cao nhất so với mức thấp nhất đó. - Yếu tố chi phí khả biến trong chi phí hỗn hợp được xác định theo công thức: Biến phí đơn vị hoạt động (b) Chênh lệch của chi phí = Chênh lệch mức độ hoạt động - Khi đó, yếu tố chi phí bất biến được xác định theo công thức: Tổng chi phí Định phí (F) = ở mức cao nhất hoặc thấp nhất - (Mức hoạt động cao nhất / thấp nhất) x Biến phí đơn vị (b) Từ kết quả tính được ta viết phương trình chi phí theo dạng tổng quát như sau: Y = F + bX  Phương pháp bình phương bé nhất Phương pháp bình phương bé nhất còn gọi là phương pháp hồi quy đơn giản. Đây là phương pháp tinh vi hơn phương pháp cực đại, cực tiểu và có độ chính xác cao hơn. Phương pháp bình phương bé nhất nhằm xác định phương trình biến thiên của chi phí, dựa trên tính toán của hệ phương trình hai ẩn trong phân tích thống kê, sử dụng số liệu chi phí phát sinh tương ứng với các mức độ hoạt động từ các kì trước (quan sát đã qua). Phương trình dự tính chi phí cũng có dạng tổng quát là Y = F + bX như phương pháp cực đại, cực tiểu. Từ phương trình Y = F + bX, với tập hợp n lần quan sát, ta được phương pháp 2 phương trình hai ẩn như sau: -8- Σ XY = F.ΣX + bΣX 2 (1) (2.1) Σ Y = n.F + bΣX (2) Trong đó: X: là biến số độc lập (mức hoạt động cơ sở) Y: là biến số phụ thuộc (chi phí hỗn hợp) F và b: là thông số cần xác định (với b là biến phí và F là định phí) n: là số quan sát cần thực hiện (thường là tháng) Σ: là kí hiệu tổng Bảng 2.1 Bảng các giá trị trong phương pháp bình phương bé nhất Tháng Mức độ hoạt động Tổng chi phí Giá trị của Giá trị của (n) (X) (Y) (XY) (X 2 ) 1 2 3 … Tổng Sau khi đã xác định được các thông số F và b, ta có thể thực hiện chi phí hỗn hợp theo phương trình tổng quát: Y = F + bX  Phương pháp hồi quy bội Phân tích hồi quy bội là một kỹ thuật nhằm khai triển một phương trình ước tính sử dụng nhiều biến số độc lập. Trong hoạt động kinh doanh có nhiều loại chi phí phụ thuộc và nhiều hoạt động khác nhau. Thí dụ, chi phí vận chuyển hàng hóa phụ thuộc cả vào trọng lượng của hàng hóa và vào quãng đường vận chuyển. Hoặc chi phí sản xuất chung phụ thuộc vào nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Hoặc chi phí sưởi ấm (ở các nước lạnh) phụ thuộc vào cả số giờ máy hoạt động và vào nhiệt độ bên ngoài…. Phương trình hồi quy bội có dạng tổng quát: Y = F + b 1 X 1 + b 2 X 2 +…+ b n X n Trong đó: Y: là biến số phụ thuộc càn dự toán X 1 …X n ; là giá trị các biến số độc lập có ảnh hưởng đến giá trị của Y -9- b 1 …b n : là hệ số của các biến số độc lập F: là phần cố định  Phương pháp đồ thị phân tán Phương pháp đồ thị phân tán, đòi hỏi các tài liệu lịch sử đã thu thập được giữa hoạt động sinh ra chi phí ở các mức độ khác nhau trong kì kinh doanh, sau đó biểu diễn chúng trên đồ thị, mục tiêu là tìm coông thức dự toán chi phí có dạng Y = F + bX. Quá trình thực hiện phương pháp này gồm 2 bước: Bước 1: Vẽ trục tung biểu hiện giá trị và trục hoành biểu hiện mức hoạt động cơ sở, với số lần quan sát thực nghiệm thống kê, chấm các điểm biểu diễn mức hoạt động tương ứng với chi phí phát sinh trên đồ thị. Bước 2: Kẻ một đường thẳng nằm trung bình giữa các điểm đã vẽ ở bước 1. Đường này cắt trục tung tại điểm bằng định phí F. Biến phí đơn vị được tính Y-F theo công thức b = . Đường thẳng này chính là đường biểu diễn x phương trình hồi quy có dạng: Y = F + bX Đồ thị biểu diễn tổng quát sau: Giá trị Y Y2 x x x x x x x x x x x x x Y1 x Y = F + bX X 0 X2 X1 Hoạt động Hình 2.5. Đồ thị phân tán thể hiện mức độ hoạt động và chi phí 2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí để lập ra một báo - 10 - cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và là một công cụ để ra quyết định. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng: Bảng 2.2 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Doanh thu Chi phí khả biến Số dư đảm phí Chi phí bất biến Lợi nhuận xxxxx xxxx xxx xx x  So sánh các thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị) và báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính). Kế toán tài chính Doanh thu xxxxx Giá vốn hàng bán xxxx Lãi gộp xxx Chi phí kinh doanh xx Lợi nhuận x Kế toán quản trị Doanh thu xxxxx Chi phí khả biến xxxx Số dư đảm phí xxx Chi phí bất biến xx Lợi nhuận x Khi nhìn vào báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và không thể phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị nên ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 2.1.6.1 Số dư đảm phí Số dư đảm phí là chênh lệch của doanh thu và tổng chi phí khả biến. Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Thông qua số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận: nếu sản lượng tăng một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị (khi tổ chức đã vượt qua điểm hòa vốn). - 11 - Số dư đảm phí sau khi bù đắp chi phí bất biến (định phí) số còn lại là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm. SDĐP = Σ Doanh thu bán hàng – Σ Biến phí Số dư đảm phí tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị SDĐP đv = Đơn giá bán – Chi phí khả biến Dựa vào số dư đảm phí ta có thể lập báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí nhanh chóng và tiện lợi. Nếu gọi x: là số lượng sản phẩm tiêu thụ g: là giá bán a: là chi phí khả biến đơn vị b: là tổng chi phí bất biến Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Tổng số gx ax (g - a)x b (g - a)x - b Doanh thu Chi phí khả biến Số dư đảm phí Chi phí bất biến Lợi nhuận Tính cho một sản phẩm g a g-a Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:  Khi doanh nghiêp không hoạt động, thì số lượng sản phẩm tiêu thụ x = 0 thì lợi nhuận p = (-b), nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoảng đúng bằng với định phí.  Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ x = x h (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm hòa vốn) thì số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi nhuận p = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hòa vốn. (g - a)x h = b xh = b (g - a) Chi phí bất biến Sản lượng hòa vốn = Số dư khả biến đơn vị - 12 - Vậy:  Khi x = x 1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 1 ), x 1 > x h , thì lợi nhuận P 1 = (g - a)x 1 - b  Khi x = x 2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 2 , x 2 > x 1 thì lợi nhuận ở mức tiêu thụ x 2 là P 2 = (g - a) x 2 - b Như vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng P = P 2 - P1 Lợi nhuận tăng một lượng P = (g - a) x = x 2 - x1 x Thông qua khái niệm về số dư đảm phí chúng ta có thể thấy được sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu sản lượng tiêu thụ tăng (hoặc giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lượng đúng bằng sản lượng tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị. Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hay giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt). Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi nhuận tăng lên hay giảm xuống một lượng bao nhiêu. 2.1.6.2 Tỷ lệ số dư đảm phí Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu, chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm). Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết cứ trong một đồng doanh thu, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng số dư đảm phí. Như vậy, nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí cao hơn thì sẽ tạo nhiều số dư đảm phí hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn. Ta có công thức tính tỷ lệ số dư đảm phí như sau: SDĐP Tỷ lệ SDĐP = Doanh thu SDĐP đơn vị = Đơn giá - 13 - g-a x 100% g Tại sản lượng x 1 > x h thì doanh thu là gx 1 Tỷ lệ số dư đảm phí = lợi nhuận P 1 là: P 1 = (g - a) x 1 - b Tại sản lượng x 2 > x 1 , thì doanh thu là gx 2 lợi nhuận P 2 là: P 2 = (g - a) x 2 - b Như vậy, khi doanh thu tăng một lượng là gx 2 - gx 1 thì lợi nhuận tăng một lượng là: P = P 2 - P1 P = (g – a)( x 1 - x 2 ) (g – a) (x 2 - x 1 )g P= g  Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể nếu doanh thu tăng thêm một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng thêm một lượng bằng doanh thu đã tăng thêm đó nhân với tỷ lệ số dư đảm phí.  Hệ quả: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp,… thì những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tỷ lệ số dư đảm phí để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận lợi hơn chi tiêu tổng số dư đảm phí nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Để hiểu rõ đặc điểm của những sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí lớn – nhỏ, ta nghiên cứu khái niệm cơ cấu chi phí. 2.1.6.3 Cơ cấu chi phí Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp.Phân tích cơ cấu là nội dung quan trọng của phân tích hoạt đông kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi. Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo 2 cơ cấu sau: - Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng (giảm) - 14 - doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm nhiều hơn. Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất mạnh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu không tiêu thụ được sản phẩm. - Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì chi phí khả biến thường chiếm tỷ trong lớn, từ đó suy ra tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng (giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ thấp hơn. Tuy nhiên nếu nhìn về lâu dài doanh nghiệp với kết cấu chi phí này mà có doanh thu ngày càng tăng dần thì sẽ thất thu lợi nhuận. Nhưng nếu doanh nghiệp càng đầu tư nhiều thì mức rủi ro càng cao. Tuy nhiên bù lại doanh nghiệp đó càng có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy trước khi đi đến quyết định đầu tư doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng các phương án đầu tư để hạn chế rủi ro. - Hai dạng cơ cấu chi phí trên đều có những ưu và nhược điểm. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp xác lập một cơ cấu chi phí riêng. Không có một mô hình cơ cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi cơ cấu chi phí như thế nào là tốt nhất. - Tuy vậy, khi dự định xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hằng năm, quan điểm của các nhà quản trị đối với rủi ro. Nói chung doanh nghiệp nào có chi phí khả biến cao hơn so với chi phí bất biến trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn, doanh nghiệp có chi phí bất biến cao hơn trong chi phí khả biến trong tổng chi phí. - Điều đó có nghĩa là quy mô của doanh nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường và không có gì để đảm bảo một quy mô hoạt động nào đó sẽ tồn tại ở năm sau hay thời gian xa hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa nền kinh tế theo kế hoạch tập trung và nền kinh tế theo cơ chế điều tiết bởi thị trường. 2.1.6.4 Đòn bẩy kinh doanh Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh đòn bẩy gọi một cách đầy đủ là đòn bẩy kinh doanh là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao - 15 - về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu, khi doanh thu đã quaa điểm hòa vốn. Đòn bẩy kinh doanh chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán ra sẽ tạo một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: đòn bẩy kinh doanh là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Ta có công thức độ lớn đòn bẩy hoạt động: SDĐP Độ lớn của ĐBHĐ = SDĐP = LN SDĐP - ĐP Tốc độ tăng của lợi nhuận Đòn bẩy kinh doanh = Tốc dộ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán) >1 Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn và ngược lại. Do vậy, đòn bẩy kinh doanh cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn ở các công ty có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các công ty có kết cấu ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kì sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gây biến động về lợi nhuận. Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có: Tại sản lượng x 1 Doanh thu: gx 1 Lợi nhuận: P 1 = (g - a) x 1 - b Tại sản lượng x 2 Doanh thu: gx 2 Lợi nhuận: P 2 = (g - a) x 2 - b Tốc độ tăng lợi nhuận = P 2 - P1 P1 (g - a)( x 2 - x 1 ) x 100% = gx 2 - gx 1 Tốc độ tăng doanh thu = x 100% gx 1 - 16 - (g - a) x 1 - b Đòn bẩy hoạt động = (g - a)( x 2 - x 1 ) : P 2 - P1 P1 (g - a) x 1 - b (g - a) x 1 = (g - a) x 1 - b  Vậy ta có công thức tính độ lớn của đòn bẩy kinh doanh: Tổng số dư đảm phí Độ lớn của ĐBKD = Tổng số dư đảm phí = Lợi nhuận Tổng số dư đảm phí – Định phí Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh là một công cụ đo lường ở mức doanh thu cố định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu?. Câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Như vậy, tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được đòn bẩy kinh doanh, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên và độ lớn đòn bẩy kinh doanh ngày càng giảm đi. Đòn bẩy kinh doanh lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn. Chứng minh: (g - a) x – b + b (g - a) x Đòn bẩy kinh doanh = (g - a) x - b = (g - a) x - b Hay: Chi phí bất biến Đòn bẩy kinh doanh = 1 + Lợi nhuận Do đó, khi sản lượng tiêu thụ càng tăng sẽ góp phần làm cho mẫu số tức phần lợi nhuận càng tăng, do đó chi phí bất biến/ lợi nhuận sẽ giảm suy ra đòn bẩy kinh doanh càng tăng. 2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại được lợi nhuận. Tuy nhiên, không một công ty nào hoạt động mà không muốn mang lại được lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định - 17 - số lượng sản phẩm cần để đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để vừa đủ để bù đắp chi phí đã bỏ ra. 2.1.7.1 Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán dự kiến hay giá được thị trường chấp nhận. Nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí. Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành – còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trục tung – còn gọi là doanh thu hòa vốn. Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của 2 đường biểu diễn: doanh thu và chi phí. Hoặc nói cách khác là tại điểm mà tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí. Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau: Doanh thu (DT) Biến phí (BP) Số dư đảm phí Biến phí (BP) Định phí (ĐP) Lãi trước thuế (LN) Tổng chi phí Lãi trước thuế (LN) Nhìn vào sơ đồ ta thấy: SDĐP = Định phí (ĐP) + Lãi trước thuế (LN) Doanh thu = Biến phí (BP) + Định phí (ĐP) + Lãi trước thuế (LN) Điểm hòa vốn theo khái niệm trên là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0. Nói cách khác, tại điểm hóa vốn SDĐP = Định phí. Chứng minh: Doanh thu = Biến phí + Số dư đảm phí Mà: Số dư đảm phí = Định phí + Lợi nhuận Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên SDĐP = Định phí Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kì kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. - 18 - 2.1.7.2 Các phương pháp xác định điểm hòa vốn hòa vốn Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn. Có 2 phương pháp xác định điểm hòa vốn: phương pháp phương trình và phương pháp đồ thị.  Phương pháp phương trình Phương pháp phương trình dựa trên phương trình doanh thu để tìm điểm hòa vốn. Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Đặt: x hv : là sản lượng tiêu thụ hòa vốn p: là giá bán 1 sản phẩm F: là tổng định phí b: là biến phí của 1 sản phẩm CMU: số dư đảm phí đơn vị CMP: tỷ lệ số dư đảm phí Pr: lợi nhuận Phương trình này cũng có thể khai triển dưới dạng công thức thành: p.x = bx + F + Pr Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0 (Pr = 0), nên: px hv = bx hv + F (p – b) x hv = F Từ đây suy ra công thức tính lượng tiêu thụ hòa vốn: x hv = F / (p – b) Mà (p – b) = CMU nên công thức trên cũng có thể viết lại thành: x hv = F / CMU Vậy, khái quát thành công thức xác định lượng tiêu thụ hòa vốn, ta có: - 19 - Định phí = Lượng tiêu thụ hòa vốn Số dư đảm phí đơn vị (phần đóng góp) Nhân lượng tiêu thụ hòa vốn với giá bán được doanh thu hòa vốn. Ta viết lại thành: p. x hv = p.F / CMU hay p. x hv = F / (CMU/p) Mà (CMU/p) là tỷ lệ số dư đảm phí nên công thức trên có thể viết lại thành: p. x hv = F/CMU Vậy, ta có công thức xác định doanh thu hòa vốn: Định phí = Doanh thu hòa vốn Tỷ lệ số dư đảm phí  Phương pháp đồ thị Chúng ta cũng có thể xác định điểm hòa vốn bằng đồ thị. Đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn được gọi là đồ thị hòa vốn. Có 2 dạng đồ thị hòa vốn: dạng tổng quát và dạng phân biệt. - Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát Để vẽ đồ thị dạng hòa vốn dạng tổng quát, cần tuân theo 4 bước: Bước 1: Vẽ trục tọa độ vuông góc với gốc tọa độ bằng 0, trục hoành (Ox) phản ánh mức hoạt động, trục tung (Oy) phản ánh giá trị. Bước 2: Xác định giá trị của định phí (F) trên trục tung. Đây là gốc của đường chi phí (Y C = F + bx) Bước 3: Vẽ đường chi phí Y C = F + bx. Đường này bắt đầu tại điểm F xác định ở bước 2. Điểm thứ hai được chọn với một giá trị bất kì của x. Nối điểm F với kết quả tính được sẽ có đường chi phí Y C . Bước 4: Vẽ đường doanh thu Y D = px. Đường này bắt đầu ngay tại gốc O. Điểm thứ hai của đường Y D cũng được chọn với một giá trị bất kì của x. Nối gốc O với kết quả vừa tính được ta có đường Y D . Giao điểm của đường Y D với đường Y C chính là điểm hòa vốn. Chiếu điểm hòa vốn xuống trục hoành ta được sản lượng hòa vốn (x HV ); chiếu xuống trục tung ta được doanh thu hòa vốn (y HV ). - 20 - Những giá trị x > x HV là các mức hoạt động có lời; ngược lại, các giá trị x < x HV , là các mức hoạt động bị lỗ. y (giá trị) y D = px lời điểm hòa vốn y C = F + bx y hv y F lỗ 0 x (mức độ hoạt động) x hv Hình 2.6. Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát - Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt Bên cạnh dạng tổng quát, KTQT còn sử dụng đồ thị hòa vốn dạng phân biệt để xác định điểm hòa vốn, phần biến phí, phần định phí, phần số dư đảm phí và phần lãi. Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt có ưu điểm hơn đồ thị dạng tổng quát ở chỗ với một mức độ hoạt động bất kì nào đó, dựa trên đồ thị dạng phân biệt nhà quản trị có thể xác định được ngay biến phí, số dư đảm phí và lãi ở mức đó, bằng cách chiếu các khoảng cách giữa các đường biểu diễn xuống trục tung mà không phải tính toán. Quá trình vẽ đồ thị hòa vốn dạng phân biệt gồm các bước sau: Bước 1: Vẽ trục tọa độ vuông góc với gốc tọa độ bằng 0, trục hoành (Ox) phản ánh mức hoạt động, trục tung (Oy) phản ánh giá trị. Bước 2: Xác định giá trị của định phí (F) trên trục tung. Đây là gốc của đường chi phí Y C . Bước 3: Vẽ đường chi phí Y C = F + bx. Đường này bắt đầu tại điểm F xác định ở bước 2. Điểm thứ hai được chọn với một giá trị bất kì của x. Nối điểm F với kết quả tính được sẽ có đường chi phí Y C . Bước 4: Từ gốc tọa độ O kẻ đường Y C ' song song với đường Y C . Khoảng cách giữa đường Y C và Y C ' chính là định phí, và khoảng cách giữa đường Y C ' với trục hoành chính là biến phí. - 21 - Bước 5: Vẽ đường doanh thu Y D = px. Đường này bắt đầu ngay tại gốc O. Điểm thứ hai của đường Y D cũng được chọn với một giá trị bất kì của x. Nối gốc O với kết quả vừa tính được ta có đường Y D với đường Y C chính là điểm hòa vốn. Chiếu điểm hòa vốn xuống trục hoành ta được sản lượng hòa vốn (x HV ); chiếu xuống trục tung ta được doanh thu hòa vốn (y HV ). Khoảng cách giữa đường doanh thu (Y D ) với đường Y C ' chính là tổng số dư đảm phí. Khoảng cách giữa đường doanh thu (Y D ) với đường chi phí (Y C ) chính là lãi hoặc lỗ. y (giá trị) Y C = px lãi thuần Y C = F + bx Điểm hòa vốn y HV SDĐP Y’c định phí F lỗ biến phí x (mức hoạt động) x HV Hình 2.7. Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt 2.1.7.3 Sản lượng hòa vốn Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy, sản lượng tại điểm hòa vốn là ẩn của 2 phương trình biểu diễn 2 đường đó. Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: y dt = gx Phương trình biểu diễn của tổng chi phí có dạng: y tp = ax + b Tại điểm hòa vốn thì: y dt = y tp gx = ax + b (1) Giải phương trình (1) để tìm x, ta có: - 22 - b x Vậy: = g-a Định phí Sản lượng hòa vốn = SDĐP đơn vị 2.1.7.4 Thời gian hòa vốn Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kì kinh doanh, thường là một năm. Doanh thu (dự kiến) hòa vốn Thời gian hòa vốn = Doanh thu bình quân một ngày Trong đó: Doanh thu (dự kiến) trong kì Doanh thu bình quân một ngày = 360 ngày Chú ý: Rằng công thức này cần được nhìn nhận tích cực hơn đối với doanh thu dự kiến. Do doanh thu luôn thay đổi khi thực hiện nên nhà quản trị nhận thức rằng thời gian hòa vốn là chỉ tiêu luôn biến động tùy thuộc vào sự biến động của doanh số kế hoạch trong kì thực hiện xác định thời gian hòa vốn cho một phương án kinh doanh rất cần thiết vì từ thông tin này có thể xác định được số vốn tối thiểu ban đầu cần thiết để thực hiện phương án kinh doanh đó. 2.1.7.4 Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu đạt được trong kì kinh doanh (giả định giá bán không đổi). Sản lượng hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn = x 100% Sản lượng tiêu thụ trong kì Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kiinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. - 23 - 2.1.7.5 Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn còn gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kì so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối. Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được – Mức doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức danh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Nhiệm vụ của người quản trị là duy trì một số dư an toàn và thích hợp. Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ số dư đảm phí lớn đều này cũng thường có nghĩa là công ty đó thường mức độ an toàn kém hơn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và công ty đó là công ty có doanh thu an toàn thấp hơn. Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Tỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toàn Mức doanh thu đạt được 2.1.8 Phương trình lợi nhuận Từ phương trình doanh thu, đặt Pr t là mức hoạt động mong muốn, ta có phương trình lợi nhuận mong muốn có dạng như sau: Px t = F + bx t + Pr t Với: x t : là mức tiêu thụ đạt lợi nhuận mong muốn Px t : là doanh thu đạt mức lợi nhuận mong muốn Chuyển vế, được: Px t - bx t = F + Pr t Vậy, mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn là: xt = F + Pr t p-b - 24 - 2.1.9 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán và kết cấu mặt hàng 2.1.9.1 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Dựa trên kết quả phân tích họ có thể dự kiến khi giá thay đổi cần xác định mức tiêu thụ để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó. 2.1.9.2 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu mặt hàng Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng loại sản phẩm bán trong tổng số các loại sản phẩm bán. Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có chi phí và giá bán khác nhau, do đó số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí cũng khác nhau. Khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, và tỷ trọng của các loại sản phẩm trong tổng lượng bán khác nhau ở các kì phân tích, thì điểm hòa vốn sẽ thay đổi. Do vậy, nếu biết kết hợp hợp lý tỷ trọng của các loại sản phẩm bán trong tổng lượng bán, doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa, ngược lại, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng xấu. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập tại phòng kế toán của công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang cùng với các tài liệu về kế toán và quản trị chi phí sản xuất trên mạng Internet. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp bình phương bé nhất để phân loại chi phí phát sinh tại công ty thành chi phí khả biến, chi phí bất biến. - Dùng phương pháp tổng hợp để tổng hợp chi phí. - Dùng phương pháp thống kê, so sánh để so sánh số liệu giữa các mặt hàng với nhau. - 25 - CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ – XÂY DỰNG TRUNG QUANG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xậy dựng Trung Quang được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đăng kí thuế số 1800654123 do Sở kế hoạch đầu tư TP.Cần Thơ cấp lần đầu ngày 03/2/2005, đăng kí thay đổi lần thứ tư ngày 22/10/2012. Công ty được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh, có con dấu riêng, có tài khoản bằng tiền Việt Nam. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng trung Quang. Tên viết tắt: Trung Quang Co.,Ltd Trụ sở chính: số 63 – 63B đường Cách mạng tháng 8, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Tên địa chỉ nơi sản xuất: Phân xưởng công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang. Điện thoại: 07103 829 904 – 3769 763 – 3769 050 Fax: 07103 829 904 Email: nhonkinhtrungquang@yahoo.com Trong những năm vừa qua Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang đã từng bước mở rộng phạm vi hoạt động và bổ sung thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình dưới sự điều tiết và quản lý của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Để tạo được chỗ đứng vững chắc công ty luôn lấy chất lượng công trình làm mục tiêu hàng đầu. Do đó, hàng năm công ty không chỉ hoàn thành mức độ chi tiêu kế hoạch mà còn đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội, tạo tiền đề phát triển hơn nữa khả năng vốn có của mình góp phần đưa nền kinh tế xã hội phát triển cao hơn. - 26 - 3.1.2 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ 3.1.2.1 Mục tiêu Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang sản xuất kinh doanh với mục tiêu chủ yếu là bảo toàn vốn sản xuất có hiệu quả và sinh lời, lãi năm sau phải cao hơn năm trước. Các công trình phải đảm bảo an toàn chất lượng về kỹ thuật và mỹ thuật. Quản lý và sử dụng đúng mục đích, bảo toàn và tăng cường vốn tự có theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. 3.1.2.2 Chức năng Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang với ngành nghề kinh doanh chính như: - Thi công sản xuất lắp dựng các loại cửa nhôm kính, sắt, inox. - Mua bán vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất. - Xây dựng nhà các loại. Xây dựng dân dụng, công nghiệp. - San lắp mặt bằng. - Kinh doanh bất động sản. 3.1.2.3 Nhiệm vụ Có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ quản lý của nhà nước, hoạt động thực hiện theo đúng chế độ hiện hành. Thực hiện lắp đặt các công trình theo đúng tiến độ thi công đảm bảo chất lượng công trình. Đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội. Sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn của đơn vị, tự bù đắp chi phí đảm bảo có lãi và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. 3.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang có quy mô hoạt động vừa, sản xuất kinh doanh liên tục và không ngừng phát triển. Khi tham gia đấu thầu và trúng thầu một công trình căn cứ vào các dự toán và thiết kế được duyệt công ty lên kế hoạch và tiến hành thi công công trình. Do tính đặc thù của công việc, địa bàn hoạt động rộng, công ty thường xuyên triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau trên những địa bàn khác nhau. Do đó, để đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý nhằm đơn giản trong việc kiểm tra, giám sát việc thi công xây dựng các công trình, công ty đã - 27 - áp dụng hình thức giao khoán cho các đội trực tiếp thi công. Các đội xây dựng căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình và tổ chức thi công theo đúng yêu cầu trình tự định mức kỹ thuật từng hạng mục công trình. Khi hoàn thành công trình tiến hành bóc tách khối lượng thi công hoàn thành của từng hạng mục công trình để nghiệm thu nội bộ với các tổ, đội xây dựng. Sau đó báo cáo với chủ đầu tư để nghiệm thu đến khi công trình bàn giao sử dụng và thực hiện bảo hành. 3.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Để phù hợp với điều kiện quản lý chỉ đạo và phục vụ quá trình sản xuất, công ty đã xây dựng bộ máy quản lý điều hành theo mô hình trực tuyến chức năng dựa trên quan hệ chỉ đạo báo cáo thống nhất và chặc chẽ giữa các bộ phận. Mỗi bộ phận điều đảm nhận những chức năng và nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho quá trình sản xuất, hoạt động của công ty diễn ra liên tục, kịp thời và có hiệu quả. Giám đốc Phòng tổ chức – hành chính Phòng kế toán Đội công nhân Phòng kế hoạch kinh doanh Xưởng sản xuất Nguồn: Phòng kế toán Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty  Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý. Ban giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, điều hành mọi hoạt động trrong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng kế toán: Đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ cập nhật, giải quyết, xử lý các thông tin về nghiệp vụ kế toán và báo cáo lên giám đốc. Phòng kế hoạch kinh doanh: Trực tiếp giao dịch, liên hệ khách hàng và bán hàng, đôn đốc các bộ phận chức năng và các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và các công tác khác. - 28 - Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý hành chính và những vấn đề liên quan đến nhân sự của toàn công ty. Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, tổ chứcc việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. Đội nhân công: Chịu trách nhiệm sản xuất, thi công các công trình. Xưởng sản xuất: là phân xưởng sản xuất chính trong công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác sản xuất theo kế hoạch của công ty, quản lý toàn bộ thiết bị dụng cụ, vật tư, phụ tùng của phân xưởng. Hoàn thành các công việc được giao theo kế hoạch và các công việc phục vụ kịp thời cho sản xuất. 3.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Từ khi thành lập tới nay, công tác tài chính kế toán của công ty được tổ chức rất chặc chẽ. Bộ phận kế toán được tổ chức khá hoàn chỉnh bao gồm các phần hành kế toán, đảm nhiệm từ việc ghi chép, xử lý chứng từ ban đầu, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán viên Thủ quỷ Nguồn: Phòng kế toán Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán của công ty Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có trách nhiệm giúp Giám Đốc thực hiện việc kế toán thống kê, chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo bao quát chung, bố trí công việc phù hợp với mỗi người, quan hệ với các phòng ban, cơ quan quản lý cấp trên. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu trong các nhật kí và các bộ phận khác của bộ phận kế toán, tập hợp và thu thập các chi phí phát sinh và chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm. Kế toán viên: Theo dõi tình hình thu, chi và các phát sinh khác của doanh nghiệp. - 29 - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ kiểm tra thủ tục, chứng từ, con dấu hợp lý, hợp pháp. Làm thủ tục thu, chi cho người nộp tiền, người lĩnh tại công ty hoặc nơi người trả, người nhận. 3.1.6 Công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty 3.1.6.1 Công tác kế toán tại công ty Kể từ khi ra đời công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang đã không ngừng phát triển của nền kinh tế thị trường, công tác kế toán tại công ty cũng không ngừng được cải tiến theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cùng một lúc phải thi công nhiều công trình, hạng mục công trình. Với khối lượng nghiệp vụ phát sinh liên tục nên công ty áp dụng hình thức kế toán: sổ nhật kí chung để hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.6.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số: 48/2006-QĐ/BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.  Sơ đồ ghi chép của hình thức “ Nhật ký chung” - Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; + Sổ Cái; + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung - Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc - 30 - cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu hoặc kiểm tra (Nguồn: Phòng kế toán) - 31 - Sổ, thẻ kế toán chi tiết 3.1.6.3 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ, chuẩn mực và chế độ kế toán mà công ty áp dụng - Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 của năm tài chính. - Sử dụng đơn vị tiền tệ là VNĐ. - Chuẩn mực kế toán theo quy định của Bộ tài chính. - Chế độ kế toán Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số: 48/2006-QĐ/BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. 3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 - 2012 Đánh giá kết quả kinh doanh trong quá khứ của công ty là hết sức cần thiết, qua phân tích ta thấy được tình hình tiêu thụ và lợi nhuận hoạt động kinh doanh mang lại. So sánh giữa các kì, các năm với nhau ta thấy được điểm mạnh cần phát huy hay hạn chế điểm yếu để hiệu quả hoạt động tốt hơn, đạt được lợi nhuận cao hơn. - 32 - Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch năm 2011/2010 Số tiền % Chênh lệch năm 2012/2011 Số tiền % 2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.514.258.010 7.844.496.447 4.540.776.695 3.330.238.437 73,77 (3.303.719.752) - 42,1 3. Giá vốn hàng bán 4.060.413.981 5.571.507.990 3.175.552.384 1.511.094.009 37,22 (2.395.955.606) -43 453.844.029 2.272.988.457 1.365.224.311 1.819.144.428 400,8 (907.764.146) -39,9 (8.072.027) -55,26 100 (1.292.822.530) 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5. Doanh thu hoạt động tài chính 9.371.725 6. Chi phí hoạt động tài chính 14.607.648 5.235.923 55,87 369.398.074 543.625.060 972.786.462 174.226.986 47,17 429.161.402 -83,9 78,9 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 93.817.680 203.975.045 151.800.000 110.157.365 117,4 (52.175.045) -25,6 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 93.817.680 203.975.045 151.800.000 110.157.365 117,4 (52.175.045) -25,6 14. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 23.454.420 50.993.761 37.950.000 27.539.341 117,4 (13.043.761) -25,6 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 70.363.260 152.981.284 113.850.000 82.618.024 117,4 (39.131.284) -25,6 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp - 1.539.996.000 6.535.621 247.173.470 1.539.996.000 Nguồn: Số liệu được lấy từ phòng kế toán của công ty TNHH MTV Đầu tư – Xây dựng Trung Quang qua 3 năm 2010 – 2012 - 33 - 3.2.1 Chỉ tiêu doanh thu Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. - Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 – 2011 tăng lên. Năm 2011 đạt 7.844.496.447 đồng, tăng 3.330.238.437 đồng, tức tăng 73,77% so với năm 2010, nguyên nhân là do công ty mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các chính sách khuyến mãi cho khách hàng, vì thế tình hình tiêu thụ tăng mạnh, điều này khẳng định tình hình tiêu thụ của công ty đạt kết quả tốt. Nhưng năm 2011 – 2012 doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xuống. Năm 2012 đạt 4.540.776.695đồng, giảm 3.303.719.752 đồng, tức giảm 42,1% so với năm 2011, nguyên nhân doanh thu năm 2012 giảm là do các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh và trong năm Công ty ít nhận đơn đặt hàng từ khách hàng. - Doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng mạnh nhất trong năm 2011, tăng 5.235.923 đồng, tức tăng 55,87% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 lãi suất ngân hàng leo thang kể từ tháng 5/2011, chính vì thế doanh thu tài chính mà công ty có được đã tăng nhanh. Nhưng đến năm 2012 là năm xuống dốc của ngành ngân hàng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định,… cũng ảnh hưởng không ít đến tài chính của doanh nghiệp. Vì thế ở năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm còn 5.235.923 đồng, tức giảm 19,4% so với năm 2011. 3.2.2 Chỉ tiêu chi phí Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy các khoản chi phí phát sinh tại công ty cũng có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 1.511.094.009 đồng tương ứng tăng 37,22% so với năm 2010. Nguyên nhân góp phần làm cho giá vốn năm 2011 tăng là do sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng cao, cụ thể: cửa di nhôm kính tăng hơn 190m2 tương đương tăng khoảng 60% so với cùng kì năm trước đó, cửa nhôm kính tăng hơn 200m2 tương đương tăng khoảng 100% so với năm 2010. Đối với cửa sổ nhôm kính giảm so với 2 mặt hàng trên nhưng mức giảm ít hơn so với mức tăng của 2 mặt hàng còn lại nên không ảnh hưởng nhiều đến giá vốn hàng bán. Chi phí tài chính năm 2011 tăng 1.539.996.000 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí tài chính năm 2011 tăng là do Công ty vay vốn Ngân hàng để đầu tư mới máy móc thiết bị xây dựng cũng như TSCĐ mới phục vụ cho công tác quản lý. Bên cạnh chi phí tài chính tăng thì chi phí - 34 - quản lý doanh nghiệp cũng tăng 174.226.986 đồng, tương đương tăng khoảng 47% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Công ty mua xe ô tô phục vụ cho công tác giám sát công trình của Ban quản lý. Sang năm 2012, chi phí cũng có sự tăng giảm không đồng đều. Trong đó, CP QLDN tăng mạnh nhất 429.161.402 đồng, tức tăng 78,9% so với năm 2011, nguyên nhân do Công ty tiến hành khấu hao nhanh TSCĐ phụ vụ quản lý. Ngược lại, giá vốn hàng bán giảm 2.395.955.606 đồng, tức giảm 43% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tổng sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng giảm so với năm 2011. Cụ thể: cửa nhôm kính giảm khoảng 100m2, tương đương giảm khoảng 20% so với năm 2011, cửa sổ nhôm kính giảm khoảng 40m2, tương đương giảm khoảng 0,9%. Đối với mặt hàng cửa di nhôm kính tăng so với 2 mặt hàng còn lại nhưng mức tăng không đáng kể. Chi phí tài chính giảm mạnh 1.292.822.530 đồng, tức giảm 83,9% so với năm 2011. Nguyên nhân, do trong năm 2012 Công ty đã huy động được nguồn vốn góp kinh doanh để trả tiền vay Ngân hàng trong năm 2011 nên đã làm cho chi phí giảm xuống đáng kể. 3.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng giảm không ổn định qua các năm giống như doanh thu của Công ty. Năm 2011 lợi nhuận tăng 82.618.024 đồng, tức tăng 85,17% so với năm 2010. Nhưng năm 2012, lợi nhuận giảm 39.131.284 đồng, tức giảm 25,6% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty tăng giảm là do biến động của thị trường và quá trình sản xuất của công ty. Do thị trường tiêu thụ và sức mua trong dân giảm nên lợi nhuận của công ty giảm trong năm 2012. Kết luận: Do Công ty kinh doanh trong lĩnh vực Đầu tư và Xây dựng nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường trong nước. Tuy Công ty còn gặp nhiều khó khăn ở hiện tại nhưng Công ty đặt ra mục tiêu là doanh thu sẽ tăng trưởng bình quân 20%/ năm. Công ty nên có những chiến lược kinh doanh đẩy mạnh được tốc độ tiêu thụ nhằm mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho Công ty trong dài hạn. 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.3.1 Thuận lợi Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình trong công tác, trong lao động sản xuất và được đào tạo qua các lớp chuyên môn. Với đầy đủ máy móc, thiết bị sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc, được sự quan tâm và - 35 - tín nhiệm của các chủ khách hàng, nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trẻ, năng động sáng tạo,… Đất nước đang trong thời kì hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành nói chung và các công ty xây dựng nói riêng. Đây là động lực cho mỗi công ty tự hoàn thiện mình để sẵn sàng bước vào thế cạnh tranh mới. 3.3.2 Khó khăn Nguồn lao động chính là lao động thời vụ, trình độ tay nghề và tác phong công việc chưa cao, công tác quản lý và bảo quản vật tư tại công trình còn gặp nhiều khó khăn, tình hình già cả thị trường biến động phức tạp theo xu hướng tăng giá như vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ,… đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. 3.3.3 Phương hướng hoạt động - Hoạt động kinh doanh + Doanh thu tăng trưởng bình quân 20%/ năm + Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, thương hiệu được nâng cao + Cơ giới hóa 70% trong sản xuất sản phẩm + Sản phẩm sản xuất đa dạng nhiều chủng loại đáp ứng yêu cầu của khách hang. + Tỷ suất lời được tăng lên, thu nhập bình quân tối thiểu là 8%/ năm. - Triết lý và phương châm quản trị Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn hoạt động trên cơ sở:  Coi trọng chữ tín đối với khách hàng (uy tín).  Không ngừng cải tiến hoạt động quản lý để đảm bảo (chất lượng) cao nhất.  Coi chiến lược con người làm trọng và là yếu tố then chốt để vươn đến thành công.  Tôn trọng pháp luật, mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành sản xuất nhôm kính, ngành xây dựng nói riêng và cả nước nói chung. - 36 - CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ Để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí. Căn cứ ứng xử là đặc điểm của mọi hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Trong doanh nghiệp, các loại chi phí khác nhau chủ yếu là do căn cứ ứng xử khác nhau. Để xác định căn cứ ứng xử, kế toán nên chú ý việc xem xét phạm vi của chi phí hoặc các nhóm chi phí khác nhau do khác căn cứ ứng xử. Sự tương quan giữa chi phí và căn cứ ứng xử càng chặc chẽ, càng hiểu chính xác cách ứng xử chi phí. Từ đó giúp cho việc tách toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty thành chi phí khả biến và bất biến được tiến hành một cách thuận lợi hơn. Nói chung, những chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như khối lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng công nhân sử dụng,… gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí. Và khi phân tích chi phí theo cách ứng xử, thì việc xác định phạm vi phù hợp là rất quan trọng. Phạm vi phù hợp trình bày mức độ hoạt động mà trong đó sự ứng xử của các loại chi phí là hoàn toàn tuyến tính. Vượt qua khỏi phạm vi phù hợp thì cần đánh giá lại chi phí. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ ứng xử chi phí của các dòng sản phẩm phát sinh tại công ty được tổng hợp như sau: Bảng 4.1. Căn cứ ứng xử của 3 sản phẩm Chi phí Căn cứ ứng xử của chi phí Chi phí nguyên vật liệu Số lượng sản phẩm sản xuất ra Chi phí nhân công Số giờ lao động trực tiếp Chi phí sản xuất chung - Chi phí nhiên liệu Số giờ máy chạy - Chi phí vận chuyển từ kho Số sản phẩm sản xuất được NVL đến xưởng SX - CP mua thiết bị sửa chữa Số sản phẩm sản xuất được - CP khấu hao Số sản phẩm sản xuất được - CP lương QL phân xưởng Số sản phẩm sản xuất được Chi phí quản lý doanh nghiệp Số lượng sản phẩm tiêu thụ Nhận dạng BP BP HH BP BP ĐP ĐP ĐP ĐP Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí, kế toán chia chi phí thành các loại như sau: - 37 - 4.1.1 Chi phí khả biến Để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí, tách toàn bộ chi phí kinh doanh của công ty thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Chi phí khả biến của Công ty gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung. Biết rằng để sản xuất ra những sản phẩm này thì phải tốn chi phí đầu vào và đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, ta có thể tách ra 2 loại chi phí cơ bản nhất là chi phí khả biến và chi phí bất biến. - Chi phí khả biến gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp và vật liệu gọi chung là chi phí nguyên vật liệu. Trong đó, có chi phí nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ. Nguyên liệu chính gồm nguyên liệu dùng để sản xuất ra các sản phẩm đó là nguyên liệu nhôm, kính,… Nguyên liệu phụ: sơn chống rỉ, khóa… - Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm gồm chi phí ở phân xưởng và các nhóm của Công ty. - Biến phí sản xuất chung ta có những chi phí sau: chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển,… - Chi phí bất biến gồm chi phí quản lý, định phí sản xuất chung. 4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng. - 38 - a Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2010 Bảng 4.2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2010 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Năm 2010 Chi phí đ/m2 253.415 256.915 306.227 x 2 Lượng sx (m ) 310,25 305,19 564,31 1.179,75 Tổng chi phí 78.622.000 78.408.004 172.807.000 329.837.004 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua bảng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng trong năm 2010, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất mặt hàng cửa sổ nhôm kính có chi phí cao nhất trong các mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 47,8% trong tổng sản lượng sản xuất và chi phí chiếm 52,4% trong tổng chi phí. Đối với các mặt hàng còn lại lần lượt có tỷ trọng 26,3% trong tổng sản lượng sản xuất và tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 23% đối với cửa di nhôm kính và tỷ trọng 25,8% trong tổng sản lượng sản xuất và tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 23,7% đối với cửa nhôm kính. Việc so sánh giữa tỷ trọng sản lượng sản xuất trên từng mặt hàng cũng như chi phí sản xuất thì ta thấy ở cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính có hiệu quả hơn về việc sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với cửa sổ nhôm kính. Cụ thể, cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính có mức chênh lệch tỷ trọng giữa sản lượng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở mức khoảng 2% đến 3% nhưng riêng cửa sổ nhôm kính thì mức chênh lệch tỷ trọng giữa sản lượng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoảng 5%. Với mức chênh lệch trên thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính của Công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả so với 2 mặt hàng còn lại. b Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011 Bảng 4.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 sản phẩm năm 2011 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng 2 Lượng sx (m ) 507,65 511,25 390,15 1.409,05 Năm 2011 Chi phí đ/m2 361.092 242.192 246.064 x Tổng chi phí 183.308.400 123.820.418 96.002.000 403.130.400 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang - 39 - Trong năm 2011 hai mặt hàng của di nhôm kính và cửa nhôm kính được sản xuất với sản lượng cao hơn năm 2010, trong đó cửa nhôm kính được sản xuất với sản lượng cao nhất 511,25m2 nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra mặt hàng này thấp hơn so với cửa di nhôm kính. Nguyên nhân sản lượng sản xuất của hai mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính được sản xuất với sản lượng lớn là do trong năm Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng đối với hai mặt hàng này và cửa sổ nhôm kính nhận được ít hơn so với hai sản phẩm còn lại nên sản lượng sản xuất của cửa sổ nhôm kính thấp hơn năm 2010. Riêng về cửa di nhôm kính được sản xuất với sản lượng thấp hơn cửa nhôm kính nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra mặt hàng này lại cao nhất trong 3 mặt hàng là do yêu cầu của khách hàng muốn tăng chất lượng kính màu chịu lực với chi phí cao. c Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của năm 2012 Bảng 4.4 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng 2 Lượng sx (m ) 509,78 399,29 345,45 1.254,52 Năm 2012 Chi phí đ/m2 378.792 264.470 363.031 Tổng chi phí 193.100.700 130.600.058 100.409.000 424.109.758 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Đến năm 2012 thì mặt hàng cửa di nhôm kính lại được sản xuất với sản lượng cao và chi phí nguyên liệu trực tiếp để sản xuất mặt hàng này cũng cao. Đối với cửa nhôm kính lại sản xuất giảm so với năm 2011. Nguyên nhân sản lượng sản xuất của Công ty tăng giảm liên tục qua các năm đều tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng nên những mặt hàng cửa đều sản xuất với sản lượng khác nhau và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất các mặt hàng cũng khác nhau. Qua 3 năm thì mặt hàng cửa di nhôm kính có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị cao nhất và mặt hàng này được sản xuất với sản lượng tăng qua từng năm nên tổng chi phí nguyên vật trực tiếp của mặt hàng này cũng cao hơn các mặt hàng còn lại, đối với mặt hàng cửa nhôm kính có mức tăng giảm không ổn định qua 3 năm và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của mặt hàng này cũng có xu hướng tăng giảm không ổn định theo sản lượng, ở mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tổng chi phí qua từng năm tăng giảm khác nhau mặc dù sản xuất với sản lượng thấp nhưng do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên - 40 - từng m2 sản phẩm của mặt hàng này đều tăng giảm qua từng năm nên tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của mặt hàng cũng tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể: - Cửa di nhôm kính: Trong năm 2011 thì sản lượng sản xuất của mặt hàng này tăng hơn 197m2 so với năm 2010, tương đương tăng 64% và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị để sản xuất cũng tăng 107.000 đồng, tương ứng với mức tăng 42%. Năm 2012, thì sản lượng của mặt hàng này tăng tương đối ít so với năm 2011 với mức tăng 2m2 và chi phí NVL TT để sản xuất tính trên từng m2 của mặt hàng này tăng 17.700 đồng, tương ứng với mức tăng 5%. Nguyên nhân chi phí NVL TT của năm 2011 và năm 2012 tăng hơn so với năm 2010 là do khách hàng đặt hàng với yêu cầu nguyên liệu kính màu với chất lượng tốt nên đã làm cho chi phí 2 năm này tăng cao. - Cửa nhôm kính: Trong năm 2011 thì sản lượng sản xuất của mặt hàng này tăng hơn 206m2 so với năm 2010, tương đương tăng 67% nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị lại giảm 14.723 đồng, tương ứng với mức giảm 5,7%. Nguyên nhân năm 2011 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị giảm so với năm 2010 là Công ty sản xuất cửa với chất lượng kính và nhôm thanh loại rẻ nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất 1m2 cửa nhôm kính trong năm 2011 giảm. Năm 2012, sản lượng sản xuất của mặt hàng này giảm so với năm 2011 là 111m2 nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị của mặt hàng này lại tăng cao so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 Công ty sử dụng chi phí nguyên vật liệu kính loại tốt để sản xuất theo đơn đặt hàng nên đã làm cho chi phí nguyên vật liệu của năm tăng cao. - Cửa sổ nhôm kính: Năm 2011 sản lượng sản xuất của mặt hàng này giảm so với năm 2010 là 174m2 và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị thấp hơn so với năm 2010 là 60.163 đồng/m2. Nguyên nhân chi phí tăng trong năm 2011 là do Công ty sử dụng chi phí nhôm thanh và kính chất lượng thấp để sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị của mặt hàng này trong năm 2011 giảm so với năm 2010. Năm 2012, sản lượng sản xuất của mặt hàng này giảm so với năm 2011 là 44m2, nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị tăng 116.967 đồng/m2. Nguyên nhân trong năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng là do trong năm 2012 Công ty sử dụng chi phí kính chất liệu tốt nên chi phí trong năm tăng cao. 4.1.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp Việc sản xuất 3 mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính cùng chung 1 phân xưởng sản xuất, quá trình gia công và sản xuất của 3 mặt hàng tương đối giống nhau nên mỗi công nhân có thể sản xuất nhiều loại cửa khác nhau. Do đó, việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được Công - 41 - ty căn cứ vào giá của 1 giờ công lao động trực tiếp và thời gian cần thiết để sản xuất ra 1m2 sản phẩm. Được biết trong 1 năm phân xưởng sản xuất của Công ty hoạt động vào khoảng 300 ngày (không kể ngày nghĩ và ngày lễ), mỗi ngày Công ty hoạt động 8h, từ đó ta có thể tính được tổng số giờ hoạt động của Công ty trong 1 năm là 2.400h đối với 1 công nhân. Thời gian cần thiết để sản xuất ra 1m2 sản phẩm của từng mặt hàng là tương đối bằng nhau khoảng 16,3h/m2. Và giá của 1 giờ công lao động trực tiếp được tính bằng cách lấy tổng chi phí nhân công trực tiếp chia cho tổng số giờ lao động. Do định mức giờ để sản xuất ra các sản phẩm tương đối bằng nhau 16,3h/m2 nên 1 giờ công sản xuất của các mặt hàng tương đối bằng nhau là 0,06m2/giờ. Với cách tính trên ta lập được bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2010. Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng 2 Sản lượng sản xuất (m ) 310,25 305,19 564,31 1.179,75 Đơn vị tính: đồng Tổng chi phí NC TT 84.740.149 83.349.318 153.644.933 321.731.000 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Thông qua bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 ta thấy mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tổng chi phí nhân công cao nhất trong 3 mặt hàng. Nguyên nhân là do trong năm mặt hàng này được sản xuất với sản lượng cao, 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa sổ nhôm kính có sản lượng sản xuất thấp nên chi phí nhân công của 2 mặt hàng này cũng thấp hơn mặt hàng cửa sổ nhôm kính. Được biết, mức giá của một giờ công sản xuất của mỗi công nhân là 16.757 đồng và số giờ để sản xuất ra 1 m2 cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính bằng nhau khoảng 16,3h và cửa sổ nhôm kính là 16,2h. Từ các chỉ tiêu trên ta thấy chi phí nhân công trực tiếp của 3 mặt hàng phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: số giờ để sản xuất ra một sản phẩm và mức giá của một giờ hoạt động, nếu muốn giảm chi phí nhân công thì Công ty phải cắt giảm 2 yếu tố này, nhưng đối với yếu tố tiền lương thì khó có thể thực hiện được nếu Công ty muốn giữ lại những công nhân có tay nghề cao thì mức lương phải trả cho mỗi công nhân trực tiếp sản xuất phải lớn hơn hoặc bằng với mức lương của các công nhân cùng ngành và mức lương của năm sau phải cao hơn mức lương của năm trước. Nhưng đối với số giờ để sản xuất ra 1m2 cửa thì Công ty có thể - 42 - cắt giảm được bằng cách đầu tư máy móc trang thiết bị mới phục vụ cho phân xưởng sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2011. Bảng 4.6 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng 2 Sản lượng sản xuất (m ) 507,65 511,25 390,15 1.409,05 Đơn vị tính: đồng Tổng chi phí NC TT 144.191.875 145.202.525 110.115.600 399.510.000 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua bảng trên ta thấy mặt hàng cửa di nhôm kính có chi phí nhân công cao nhất và đây cũng là mặt hàng có sản lượng sản xuất cao trong năm 2011, cửa sổ nhôm kính có chi phí nhân công trực tiếp cũng tương đối cao mặt dù mặt hàng này sản xuất với sản lượng thấp nhất trong năm. Được biết số giờ để sản xuất ra 1 m2 cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính bằng nhau 16,3h và cửa sổ nhôm kính là 16,2h và mức giá của một giờ công sản xuất của mỗi công nhân là 17.425 đồng. Từ các chỉ tiêu trên ta thấy chi phí nhân công trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2011 cũng phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản giống như năm 2010: số giờ để sản xuất ra một sản phẩm và mức giá của một giờ hoạt động. Do đó, nếu muốn giảm chi phí nhân công thì Công ty phải cắt giảm 2 yếu tố này. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012. Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng 2 Sản lượng sản xuất (m ) 509,78 399,29 345,45 1.254,52 Đơn vị tính: đồng Tổng chi phí NC TT 141.410.871 110.789.652 95.199.477 347.400.000 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Năm 2012 thì 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính có chi phí nhân công cao và cao nhất là mặt hàng cửa di nhôm kính với sản lượng sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm nên chi phí nhân công trực tiếp của mặt hàng này cao. Số giờ để sản xuất ra 1m2 sản phẩm cửa di nhôm kính và - 43 - cửa nhôm kính là 16,3h, cửa sổ nhôm kính là 16,2h và mức giá của 1h công sản xuất của mỗi công nhân là 16.989 đồng. Chi phí nhân công trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2012 cũng phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: số giờ để sản xuất ra một sản phẩm và mức giá của một giờ hoạt động. Qua 3 bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của từng năm ta thấy CP NCTT năm 2011 so với năm 2010 tăng hơn 77.779.000 đồng, tương đương tăng khoảng 25% và năm 2012 so với năm 2011 giảm 52.110.000 đồng, tương đương giảm khoảng 13%. Nguyên nhân của việc tăng giảm chi phí NCTT trong 3 năm là do ảnh hưởng của biến động sản lượng. Việc tăng giảm sản lượng sản xuất của Công ty kéo theo CP NCTT tăng giảm. 4.1.1.3 Biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung gồm: Chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển từ kho nguyên liệu đến phân xưởng sản xuất, bốc vác,… Biến phí sản xuất chung tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tỷ lệ sản phẩm làm ra, nếu dòng sản phẩm nào làm ra nhiều thì sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, ngoài ra biến phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào giá cả nhiên liệu, chi phí vận chuyển,… Tương tự như chi phí nhân công trực tiếp, việc tập hợp biến phí sản xuất chung của các dòng sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm là rất khó nên Công ty đã phân bổ chi phí trên mỗi mặt hàng theo số giờ máy hoạt động. Được biết tổng số ngày làm việc của Công ty trong 1 năm là khoảng 300 ngày (không bao gồm ngày lễ và ngày nghĩ cuối tuần). Do đó, ta có thể tính được tổng số giờ máy hoạt động để sản xuất 3 mặt hàng trên bằng cách lấy 300 ngày x 8h/ngày = 2.400h. Từ số giờ máy hoạt động và sản lượng sản phẩm sản xuất của các mặt hàng ta có thể tính được số giờ máy hoạt động cho từng mặt hàng cụ thể. Bảng 4.8 Phân bổ số giờ máy hoạt động của từng mặt hàng qua 3 năm Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Năm 2010 631 620 1.149 2.400 Đơn vị tính: giờ Năm 2011 Năm 2012 865 975 871 764 664 661 2.400 2.400 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang - 44 - Chi phí sản xuất chung được tập hợp qua bảng Tập hợp chi phí SXC. Cụ thể chi phí nhiên liệu: năm 2010 là 35.500.000 đồng, năm 2011 là 24.528.000 đồng và năm 2012 là 17.411.000 đồng. Chi phí vận chuyển: năm 2010 là 28.260.000 đồng, năm 2011 là 22.850.000 đồng, năm 2012 là 16.866.000 đồng. Với số liệu được tập hợp ta tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mặt hàng. Từ tồng số giờ máy hoạt động của từng năm ta có thể tính được chi phí nhiên liệu sử dụng cho 1h máy hoạt động của từng sản phẩm bằng cách lấy (tổng chi phí nhiên liệu của từng năm x số giờ máy hoạt động của từng mặt hàng)/tổng số giờ máy hoạt động. Chi phí vận chuyển được phân bổ theo số km quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu từ kho đến phân xường sản xuất. Nhưng do 3 mặt hàng có cùng nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất nên Công ty phân bổ chi phí vận chuyển dựa vào sản lượng sản xuất. Biến phí sản xuất chung của các dòng sản phẩm được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 4.9 Biến phí sản xuất chung Đơn vị tính: đồng Năm 2010 2011 2012 Biến phí sản xuất chung CP nhiên liệu Phí vận chuyển Tổng CP nhiên liệu Phí vận chuyển Tổng CP nhiên liệu Phí vận chuyển Tổng Cửa di nhôm kính 9.333.541 7.431.799 16.765.340 8.840.300 8.232.357 17.072.657 7.073.219 6.853.577 13.926.796 Sản phẩm Cửa nhôm kính 9.170.833 7.310.590 16.481.423 8.901.620 8.290.736 17.192.356 5.542.502 5.368.129 10.910.631 Cửa sổ nhôm kính 16.995.625 13.517.610 30.513.235 6.786.000 6.326.906 13.112.906 4.795.280 4.644.294 9.439.574 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua bảng biến phí sản xuất chung ta thấy 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính năm 2011 tăng so với năm 2010. Nguyên nhân biến phí sản xuất chung của 2 mặt hàng này tăng chủ yếu là chi phí vận chuyển tăng do sản lượng sản phẩm sản xuất của 2 mặt hàng này cao nên chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ kho đến phân xưởng sản xuất nhiều hơn. Riêng đối với sản phẩm cửa sổ nhôm kính năm 2011 có lượng sản phẩm sản xuất thấp nên biến phí sản xuất chung giảm nhiều hơn so với năm 2010. Đến năm 2012 ta thấy Công ty đã sử dụng chi phí tốt hơn năm 2011, ở cùng mức sản lượng sản xuất nhưng biến phí sản xuất chung của từng mặt hàng giảm đáng kể. - 45 - 4.1.2 Chi phí bất biến 4.1.2.1 Định phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung bao gồm lương quản lý phân xưởng, chi phí mua thiết bị sửa chữa, chi phí khấu hao,..các khoản mục chi phí này cũng căn cứ vào sản lượng sản xuất của 3 mặt hàng cửa để phân bổ. Bảng 4.10 Định phí sản xuất chung Đơn vị tính: đồng Năm 2010 2011 2012 Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Định phí sản xuất chung CP lương CP mua CP khấu quản lý thiết bị sửa hao phân chữa xưởng 20.126.480 15.413.540 15.221.000 19.798.228 12.670.460 22.478.000 36.607.812 15.233.000 18.345.246 76.532.520 45.218.000 63.044.246 19.863.621 16.368.500 23.456.800 20.004.484 14.238.500 30.127.000 15.266.014 9.527.000 26.436.368 55.134.120 40.134.000 80.020.168 29.427.423 17.365.000 7.128.000 23.045.238 8.930.000 12.354.000 19.937.834 12.806.500 8.896.278 72.405.300 39.151.500 28.378.278 Tổng 50.761.020 54.946.688 70.186.058 184.902.766 59.688.921 64.369.984 51.229.382 175.288.288 53.920.423 44.329.238 41.640.612 139.935.078 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang Nhìn vào bảng trên ta thấy chi phí năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 riêng chi phí lương quản lý phân xưởng cao hơn năm 2010. Nguyên nhân trong năm 2011 Công ty đã đầu tư mới máy móc thiết bị nên chi phí mua thiết bị sửa chữa và chi phí khấu hao đều giảm so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì chi phí sửa chữa lại tăng cao hơn so với năm 2011 là 17.271.180 đồng, tương đương khoảng 31%. Nguyên nhân là sản xuất sản phẩm cửa nhôm, máy móc rất dễ bị hao mòn nên chi phí sửa chữa phát sinh cao. Còn chi phí khấu hao và chi phí lương quản lý phân xưởng thì giảm so với năm 2011. 4.1.2.2 Chi phí quản lý Chi phí quản lý đối với Công ty được xem là chi phí gián tiếp (tức là những định phí cố định, không gắn với bất kì một bộ phận riêng biệt nào và chúng phát sinh do sự tồn tại của nhiều bộ phận). Chi phí quản lý bao gồm chi phí phát sinh ở văn phòng Công ty và các phòng ban khác. Chi phí quản lý phân bổ theo sản lượng sản xuất của các dòng sản phẩm. - 46 - Do đặc điểm của loại chi phí này thường ít có sự biến đổi, cho nên toàn bộ khoản CP QLDN phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh là được Công ty xác định là phần chi phí bất biến. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người lao động, quản lí ở các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp. Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị, chi phí điện nước, điện thoại phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp,… Do chi phí điện thoại là chi phí hỗn hợp nên ta tách chi phí này theo phương pháp bình phương bé nhất để tách chi phí ra thành biến phí và định phí. Và để thuận tiện cho việc phân tích thì luận văn xin được phân bổ chi phí thông qua giải hệ phương trình với kết quả như sau: trong năm 2010 chi phí khả biến của Công ty là (5.166 đồng x 1.179.75m2) = 6.035.601 đồng và tính cho một m2 sản phẩm là 5.166 đồng, chi phí bất biến là (40.000 đồng x 12 tháng) = 480.000 đồng và chi phí cho mỗi tháng là 40.000 đồng. Năm 2011 chi phí khả biến của Công ty là (5.233 đồng x 1.409,05m2) = 7.373.558 đồng và tính cho một m2 sản phẩm là 5.233 đồng, chi phí bất biến là (40.000 đồng x 12 tháng) = 480.000 đồng và chi phí cho mỗi tháng là 40.000 đồng. Năm 2012 chi phí khả biến của Công ty là (5.191 đồng x 1.254,52m2) = 6.512.213 đồng và tính cho một m2 sản phẩm là 5.191 đồng, chi phí bất biến là (40.000 đồng x 12 tháng) = 480.000 đồng và chi phí cho mỗi tháng là 40.000 đồng. Từ số liệu được tính như trên ta sẽ lập được định phí và biến phí riêng biệt cho chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: - 47 - a Định phí quản lý doanh nghiệp Ta có bảng tổng hợp định phí QLDN của 3 dòng sản phẩm như sau: Bảng 4.11 Định phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị tính: đồng Chi phí quản lý Năm Sản phẩm Cửa di nhôm kính 2010 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Cửa di nhôm kính 2011 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Cửa di nhôm kính 2012 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Chi phí công cụ, dụng cụ 6.758.572 6.648.343 12.293.085 25.700.000 10.072.565 10.362.252 7.741.183 28.176.000 12.381.625 9.698.025 8.390.350 30.470.000 Chi phí điện, nước 9.218.876 9.068.521 16.768.103 35.055.500 12.941.066 13.313.251 9.945.745 36.200.062 16.661.917 13.050.604 11.290.870 41.003.391 Chi phí điện thoại 126.230 124.171 229.599 480.000 126.230 124.171 229.599 480.000 126.230 124.171 229.599 480.000 Tổng 16.103.678 15.841.035 29.290.787 61.235.500 23.139.861 23.799.674 17.916.527 64.856.062 29.169.772 22.872.800 19.910.819 71.953.291 Nguồn: Cty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang Qua bảng tập hợp định phí quản lý doanh nghiệp thì các chi phí đều có sự thay đổi theo từng năm, riêng đối với chi phí điện thoại thì cố định qua 3 năm, do đây là thuê bao được thu cố định hàng tháng. Do chi phí điện thoại là chi phí hỗn hợp nên ta cũng có phần biến phí quản lý doanh nghiệp như sau: - 48 - b Biến phí quản lý doanh nghiệp Bảng 4.12 Biến phí quản lý doanh nghiệp Năm 2010 2011 2012 Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Tổng Đơn vị tính: đồng Biến phí điện thoại 1.729.090 1.700.899 3.145.011 6.575.000 2.807.326 2.888.065 2.157.547 7.852.938 2.841.113 2.225.328 1.925.268 6.991.709 Nguồn: Cty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang Như đã nói thì với cách phân bổ chi phí điện thoại theo phương pháp bình phương bé nhất thì ta có được biến phí cũng như định phí của từng mặt hàng qua từng năm để thuận tiện cho việc theo dõi cũng như phân tích. 4.1.2.3 Tổng hợp chi phí Sau khi phân tích các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp thành CPKB và CPBB. Nhìn vào bảng 4.13 và 4.14 bên dưới, ta thấy được cụ thể các khoản chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Từ đó, giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất của từng sản phẩm và có biện pháp giảm chi phí sản xuất ở từng khâu cụ thể. - 49 - Bảng 4.13 Tổng hợp chi phí khả biến qua 3 năm Đơn vị tính: đồng Năm 2010 2011 2012 Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính CPNVLTT 78.622.000 78.408.004 172.807.000 183.308.400 123.820.418 96.002.000 193.100.700 130.600.058 100.409.000 CPNCTT 84.740.149 83.349.318 153.644.933 144.191.875 145.202.525 110.115.600 141.410.871 110.789.652 95.199.477 BP SXC 16.765.340 16.481.423 30.513.235 17.072.657 17.192.356 13.112.906 13.926.796 10.910.631 9.439.574 BP QLDN 1.729.090 1.700.899 3.145.011 2.807.326 2.888.065 2.157.547 2.841.113 2.225.328 1.925.268 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang Bảng 4.14 Tổng hợp chi phí bất biến của từng mặt hàng qua 3 năm Năm 2010 2011 2012 Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính ĐP SXC 50.761.020 54.946.688 70.186.058 59.688.921 64.369.984 51.229.382 53.920.423 44.329.238 41.640.612 Đơn vị tính: đồng Tổng ĐP CP QLDN bất biến 16.103.678 66.864.698 15.841.035 70.787.723 29.290.787 99.476.845 23.139.861 82.828.782 23.799.674 88.169.658 17.916.527 69.145.909 29.169.772 83.090.195 22.872.800 67.202.038 19.910.819 61.551.431 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang 4.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY Trước khi bước vào phân tích mô hình C – V – P thì chúng ta cần phải đánh giá xem tình hình kinh doanh của các mặt hàng hiện tại như thế nào. Mà sản lượng tiêu thụ và doanh thu chính là 2 chỉ tiêu thường được sử dụng để phản ánh tình hình kinh doanh của các mặt hàng. Sau đây, chúng ta sẽ bước vào phân tích 2 chỉ tiêu trên để xem tình hình kinh doanh của các mặt hàng ra sau: 4.2.1 Sản lượng tiêu thụ Chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình tiêu thụ của 3 mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính và cửa sổ nhôm kính qua 3 năm sẽ tăng giảm ra sao. Để thấy rõ - 50 - hơn tình hình tiêu thụ của các mặt hàng qua từng năm như thế nào. Ta xem bảng số liệu: Bảng 4.15 Tổng hợp tình hình tiêu thụ của các mặt hàng qua 3 năm Đơn vị tính: đồng Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 2010 2011 2012 310,25 507,65 509,78 Chênh lệch sản lượng 2011/ 2012/ 2010 2011 197,4 2,13 305,19 511,25 399,29 206,06 564,31 390,15 345,45 -174,16 Sản lượng tiêu thụ Chênh lệch % 2011/ 2010 63,63 2012/ 2011 0,42 -111,96 67,52 -21,90 -44,7 -30,86 -0,89 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang Qua bảng trên ta thấy rằng sản lượng tiêu thụ của Công ty qua các năm tăng giảm không ổn định. Năm 2011 sản lượng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính tăng nhanh so với năm 2010. Cụ thể là cửa di nhôm kính tăng 63,63%, cửa nhôm kính tăng 67,52%. Nguyên nhân là trong năm 2011 Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng của các đối tác nhưng đến năm 2012 sản lượng tiêu thụ của mặt hàng cửa nhôm kính và cửa sổ nhôm kính giảm lần lượt là 21,9% và 0,89% so với năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2012 sản lượng tiêu thụ của Công ty giảm là do các đối thủ cạnh tranh chiếm bớt thị phần và đây cũng là nguyên nhân chính làm sản lượng Công ty giảm. Để tăng sản lượng tiêu thụ cũng như thị phần Công ty cần phải đề ra những giải pháp cụ thể như: thực hiện nhiều chương trình quảng cáo (báo, đài, tivi…) kèm theo áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi để Công ty có thể quảng bá thương hiệu ra bên ngoài. 4.2.2 Doanh thu Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trải các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì các nhà quản lý cần có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, - 51 - mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường qua các năm để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp được căn cứ vào sản lượng tiêu thụ và giá bán. Và giá bán của từng mặt hàng qua 3 năm được tập hợp trong bảng 4.16 dưới đây: Bảng 4.16 Giá bán của từng mặt hàng qua 3 năm 2010 - 2012 Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Năm 2010 830.000 950.000 910.000 Đơn vị tính: đồng Năm 2011 Năm 2012 850.000 760.000 870.000 800.000 850.000 785.000 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Thông qua giá bán và sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng qua các năm ta tính được doanh thu của các mặt hàng qua bảng sau: Bảng 4.17 Doanh thu của các mặt hàng qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu doanh thu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 Chênh lệch % 2011/2010 12.006.100 % 263.712.500 431.502.500 443.508.600 167.790.000 63,6 265.515.300 383.437.500 331.410.700 117.922.200 44,4 -52.026.800 -13,6 468.377.300 319.923.000 283.269.000 -148.454.300 -31,7 -36.654.000 -11,5 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Quan sát bảng trên ta thấy doanh thu của từng mặt hàng cũng giống như những khoản mục chi phí có mức tăng giảm không đồng đều qua 3 năm. Cụ thể cửa di nhôm kính năm 2011 tăng 224.760.000 đồng, tức tăng với tỷ lệ 87,28% so với năm 2010, cửa nhôm kính tăng 96.931.800 đồng, tương ứng với tỷ lệ 37,37%. Doanh thu của 2 mặt hàng trên tăng là do sản lượng tiêu thụ trong năm tăng cao là nguyên nhân chính giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao so với năm 2010. Bên cạnh đó, cửa sổ nhôm kính giảm 116.755.600 đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ 27,22% và nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này giảm nhiều so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu của các mặt hàng đều đồng loạt giảm so với cùng kì năm trước. Cụ - 52 - 2,8 thể cửa di nhôm kính giảm 18.367.700 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,81%, cửa nhôm kính giảm 16.946.800 đồng, ứng với tỷ lệ giảm 4,76%, cửa sổ nhôm kính giảm 40.941.750 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 13,12%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến doanh thu của các mặt hàng giảm trong năm 2012 chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ trong năm giảm hơn so với năm 2011. 4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào khi các yếu tố như chi phí, sản lượng tiêu thụ thay đổi. Câu hỏi trên sẽ được trả lời khi sử dụng một kỹ thuật phân tích gọi là phân tích chi phí – khối lượng - lợi nhuận (phân tích CVP). Kỹ thuật này được sử dụng để xác định các ảnh hưởng lẫn nhau giữa sản lượng, chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng phân tích ảnh hưởng của lợi nhuận khi thay đổi giá bán, chi phí, tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiêp, kết cấu hàng bán khi kinh doanh nhiều sản phẩm. Giúp họ ra quyết định để tăng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Phân tích CVP còn giúp nhận ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn. Để bắt đầu phân tích CVP ta tiến hành phân tích báo cáo thu nhập dạng đảm phí như sau: 4.3.1 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: trọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng,… để sử dụng quan hệ C - V - P người quản lý nên trình bày báo cáo thu nhập dạng đảm phí. Ta tiến hành lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí của 3 mặt hàng cửa theo từng năm như sau: Qua báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí của 3 mặt hàng trong năm 2010 thông qua Bảng 4.18 ta thấy doanh thu của mặt hàng cửa sổ nhôm kính cao hơn so với 2 mặt hàng còn lại chiếm tỷ lệ 46,9% trong tổng doanh thu và 49,9% trong tổng chi phí khả biến, 31,7% trong tổng chi phí bất biến. Nhưng xét về lợi nhuận tính trên 1m2 sản phẩm thì lợi nhuận của cửa sổ nhôm kính thấp hơn 2 mặt hàng còn lại. Cụ thể lợi nhuận tính trên 1m2 thì cửa sổ nhôm kính là 18.245đ/m2 thấp hơn khoảng 1.400 đồng so với mặt hàng cửa nhôm kính và 30.000 đồng so với cửa di nhôm kính. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận trên từng m2 sản phẩm của mặt hàng cửa sổ nhôm kính thấp là do giá bán của mặt hàng cửa sổ nhôm kính thấp hơn với giá bán của 2 mặt hàng còn lại. - 53 - Bảng 4.18 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2010 Chỉ tiêu Doanh thu Tổng CPNVL CPKB CPNCTT BPSXC BP QLDN SDĐP Tổng CPBB ĐPSXC ĐPQLDN LN Cửa di nhôm kính Đơn vị Tổng (đ/m2) 263.712.500 850.000 181.856.579 586.161 78.622.000 253.415 84.740.149 273.135 16.765.340 54.038 1.729.090 5.573 81.855.921 263.839 66.864.698 50.761.020 16.103.678 14.991.223 x % 100 68,96 43,23 46,60 9,22 0,95 31,04 x Đơn vị tính: đồng Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Đơn vị Đơn vị Tổng % Tổng 2 (đ/m ) (đ/m2) 265.515.300 870.000 100 468.377.300 830.000 179.939.644 589.599 67,77 360.110.179 638.142 78.408.004 256.915 43,57 172.807.000 638.142 83.349.318 273.106 46,32 153.644.933 306.227 16.481.423 54.004 9,16 30.513.235 272.270 1.700.899 5.573 0,95 3.145.011 54.072 85.575.656 280.401 32,23 108.267.121 191.858 79.550.583 97.971.018 54.946.688 70.186.058 15.841.035 29.290.787 6.025.073 x X 10.296.103 x % 100 76,88 47,99 42,67 8,47 0,87 23,12 x Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2011 thông qua Bảng 4.19 ta thấy doanh thu của mặt hàng cửa di nhôm kính cao hơn so với 2 mặt mặt hàng còn lại chiếm tỷ lệ 38% trong tổng doanh thu và 40,5% trong tổng chi phí khả biến, 31,7% trong tổng chi phí bất biến. Mặt dù doanh thu của cửa di nhôm kính cao nhưng xét về mặt lợi nhuận thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính có mức lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 mặt hàng và lợi nhuận tính trên 1m2 sản phẩm thì lợi nhuận của cửa sổ nhôm kính cũng cao hơn 2 mặt hàng còn lại. Cụ thể lợi nhuận tính trên 1m2 thì cửa sổ nhôm kính là 75.327 đ/m2 cao hơn khoảng 63.000 đồng so với mặt hàng cửa nhôm kính và cao hơn cửa di nhôm kính là 72.000 đồng. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận trên từng m2 sản phẩm cao là do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất cửa di nhôm kính thấp hơn so với 2 mặt hàng còn lại. - 54 - Bảng 4.19 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng cửa năm 2011 Chỉ tiêu Doanh thu Tổng CPNVL CPKB CPNCTT BPSXC BP QLDN SDĐP Tổng CPBB ĐPSXC ĐPQLDN LN Cửa di nhôm kính Đơn vị Tổng (đ/m2) 431.502.500 850.000 347.380.258 684.291 183.308.400 361.092 144.191.875 284.038 17.072.657 33.631 2.807.326 5.530 84.122.242 165.709 82.828.782 59.688.921 23.139.861 1.293.460 x % 100 80,5 52,77 41,51 4,91 0,81 19,5 x Cửa nhôm kính Đơn vị Tổng % (đ/m2) 383.437.500 750.000 100 289.103.364 553.573 75,4 123.820.418 237.090 42,83 145.202.525 278.033 50,23 17.192.356 32.920 5,95 2.888.065 5.530 1 94.334.136 180.630 24,6 88.169.658 64.369.984 23.799.674 6.164.478 x x Đơn vị tính: đồng Cửa sổ nhôm kính Đơn vị Tổng % (đ/m2) 319.923.000 820.000 100 221.388.053 567.443 69,2 96.002.000 246.064 43,36 110.115.600 282.239 49,74 13.112.906 33.610 5,92 2.157.547 5.530 0,97 98.035.947 252.557 30,8 69.145.909 51.229.382 17.916.527 29.389.038 x x Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua bảng 4.20 đến năm 2012 thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính cũng mang lại lợi nhuận cao nhất trong 3 mặt hàng chiếm 43,9% trong tổng lợi nhuận. Mặt hàng cửa di nhôm kính có doanh thu cao nhất nhưng lợi nhuận của mặt hàng này thấp nhất trong 3 mặt hàng. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận cửa di nhôm kính giảm là do trong năm Công ty sản xuất với sản lượng cao hơn so với 2 mặt hàng còn lại nhưng do sản xuất với sản lượng lớn nên chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng cao, bên cạnh đó Công ty bán mặt hàng này với giá thấp hơn so với thị trường nên lợi nhuận thu lại không cao so với 2 mặt hàng cửa nhôm kính và cửa sổ nhôm kính. - 55 - Bảng 4.20 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2012 Cửa di nhôm kính Đơn vị Tổng % (đ/m2) 443.508.600 870.000 100 Doanh thu Tổng 351.279.480 689.081 79,2 CPNVL 193.100.700 378.792 54,97 CPKB CPNCTT 141.410.871 277.396 40,26 BPSXC 13.926.796 27.319 3,96 BP QLDN 2.841.113 5.573 0,81 92.229.120 180.919 20,8 SDĐP Tổng 83.090.193 53.920.423 CPBB ĐPSXC ĐPQLDN 29.169.770 LN 9.138.927 x x Chỉ tiêu Cửa nhôm kính Đơn vị Tổng (đ/m2) 331.410.700 830.000 254.525.669 637.446 130.600.058 327.081 110.789.652 277.467 10.910.631 27.325 2.225.328 5.573 76.885.031 192.554 67.202.038 44.329.238 22.872.800 x 9.682.993 % 100 76,1 39,4 33,4 3,3 0,87 23,9 X Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang - 56 - Đơn vị tính: đồng Cửa sổ nhôm kính Đơn vị Tổng % (đ/m2) 283.269.000 820.000 100 206.973.319 599.141 73,07 100.409.000 290.661 48,51 95.199.477 275.581 46 9.439.574 27.325 4,56 1.925.268 5.573 0,93 76.295.681 220.859 26,93 61.551.431 41.640.612 19.910.819 x x 14.744.250 Nhìn chung qua 3 năm ta thấy doanh thu và lợi nhuận của các mặt hàng tăng trưởng không đồng đều nhau. Cụ thể trong năm 2010 mặt hàng cửa sổ nhôm kính có doanh thu cao hơn so với 2 mặt hàng còn lại, nhưng đến năm 2011 và năm 2012 thì doanh thu của mặt hàng cửa di nhôm kính cao hơn so với 2 mặt hàng kia. Nhưng xét về mặt lợi nhuận thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính có lợi nhuận cao nhất so với 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính. Doanh thu và lợi nhuận của các mặt hàng đều có mức tiến triển nhưng liệu các sản phẩm này có hiệu quả hay không? Để giải thích rõ mối liên hệ của chúng ta tiến hành đi vào phân tích CVP để thấy rõ hơn sự thay đổi của chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận ra sao?. 4.3.2 Các chỉ tiêu trong phân tích CVP 4.3.2.1 Số dư đảm phí Như phần cơ sở lý luận đã trình bày tổng số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí khả biến. Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị. Căn cứ vào bảng 4.18, bảng 4.19 và bảng 4.20 với cách tính như vậy ta thấy SDĐP đơn vị của mỗi mặt hàng qua từng năm tăng giảm không đồng đều. Cụ thể: - Trong năm 2011 đối với cửa di nhôm kính SDĐP đơn vị giảm hơn 98.000 đ/m2 với tỷ lệ giảm tương ứng khoảng 57,3% so với năm 2010, cửa nhôm kính có SDĐP đơn vị cũng giảm giống như cửa di nhôm kính với mức giảm hơn 95.000 đ/m2, tương ứng với tỷ lệ giảm 50,2%. Nguyên nhân SDĐP đơn vị của 2 mặt hàng này giảm là do trong năm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất 2 mặt hàng này tăng cao kéo theo chi phí khả biến tăng, biết SDĐPđv = giá bán – CPKBđv nên trong trường hợp này SDĐP sẽ giảm. Ngược lại cửa sổ nhôm kính thì SDĐP đơn vị tăng hơn so với năm 2010 là khoảng 60.000 đ/m2, tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 30,3%. - Đến năm 2012 thì SDĐP đơn vị của mặt hàng cửa sổ nhôm kính giảm 31.700 đ/m2, tức giảm khoảng 12,5% so với năm 2011. Mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính tăng lần lượt là 15.210 đ/m2 và 11.924 đ/m2, với tỷ lệ tăng tương ứng lần lượt là 9,18% và 6,6%. Như vậy, chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐPđv x lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. Công thức này thể hiện rõ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Có thể nói SDĐP tỷ lệ thuận với lợi nhuận, do đó sản phẩm nào có SDĐP càng lớn thì khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận ta quan sát các bảng số liệu theo từng năm như sau: - 57 - - Năm 2010. Bảng 4.21 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2010 Đơn vị tính: đồng Lợi nhuận tăng thêm Chỉ tiêu Cửa di nhôm Cửa nhôm Cửa sổ nhôm kính kính kính Số dư đảm phí đơn vị 263.839 280.401 191.858 Sản lượng trên mức hòa vốn 1 263.839 280.401 191.858 10 2.638.390 2.804.010 1.918.580 100 26.383.900 28.040.100 19.185.800 1000 263.839.000 280.401.000 191.858.000 10.000 2.638.390.000 2.804.010.000 1.918.580.000 Qua ví dụ khảo sát trên, chúng ta thấy rõ được mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, nếu sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều thì sản phẩm nào có SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Cùng một lượng trên mức hòa vốn thì lợi nhuận tăng thêm của cửa nhôm kính là nhiều nhất do SDĐPđv lớn nhất 280.401 đồng khi đó ở mức sản lượng trên mức hòa vốn 1000, thì lợi nhuận tăng thêm của cửa nhôm kính là 280.401.000 đồng, và lợi nhuận của sản phẩm cửa sổ nhôm kính là thấp nhất do SDĐP thấp hơn 2 mặt hàng còn lại khi sản lượng trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận là 1.918.580 đồng, khi sản lượng vượt qua hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm là 191.858.000 đồng. Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn càng xa thì lợi nhuận tăng thêm càng cao. - Năm 2011. Bảng 4.22 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2011 Đơn vị tính: đồng Lợi nhuận tăng thêm Chỉ tiêu Cửa di nhôm Cửa nhôm Cửa sổ nhôm kính kính kính Số dư đảm phí đơn vị 165.709 180.630 252.557 Sản lượng trên mức hòa vốn 1 165.709 180.630 252.557 10 1.657.090 1.806.300 2.525.570 100 16.570.900 18.063.000 25.255.700 1000 165.709.000 180.630.000 252.557.000 10.000 1.657.090.000 1.806.300.000 2.525.570.000 - 58 - Năm 2011 ta có, mặt hàng cửa sổ nhôm kính có SDĐPđv cao nhất trong 3 mặt hàng, khi sản lượng trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận là 2.525.570 đồng, khi sản lượng trên mức hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm là 252.557.000 đồng. Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn càng xa thì lợi nhuận tăng thêm càng cao. Trong 3 mặt hàng thì cửa sổ nhôm kính mang lại lợi nhuận tăng thêm cao nhất, trong khi đó mặt hàng cửa di nhôm kính có SDĐPđv thấp nhất, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận tăng thêm là 1.657.090 đồng và khi sản lượng trên mức hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm là 165.709.000 đồng. - Năm 2012: Bảng 4.23 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2012 Đơn vị tính: đồng Lợi nhuận tăng thêm Chỉ tiêu Cửa di nhôm Cửa nhôm Cửa sổ nhôm kính kính kính Số dư đảm phí đơn vị 180.919 192.554 220.859 Sản lượng trên mức hòa vốn 1 180.919 192.554 220.859 10 1.809.190 1.925.540 2.208.590 100 18.091.900 19.255.400 22.085.900 1000 180.919.000 192.554.000 220.859.000 10.000 1.809.190.000 1.925.540.000 2.208.590.000 Năm 2012 ta có, mặt hàng cửa sổ nhôm kính có SDĐPđv cao nhất trong 3 mặt hàng, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận là 2.208.590 đồng, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm là 220.859.000 đồng. Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn càng xa thì lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng cửa sổ nhôm kính càng cao. Bên cạnh đó, cửa di nhôm kính có SDĐPđv thấp nhất, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận tăng thêm là 1.809.190 đồng và khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng này là 180.919.000 đồng. Qua 3 năm thì ta thấy cửa sổ nhôm kính năm 2011 và năm 2012 có SDĐPđv nhiều hơn so với SDĐPđv năm 2010, mặt hàng cửa sổ nhôm kính có SDĐPđv nhiều hơn thì sẽ mang lại lợi nhuận tăng thêm cao hơn cửa sổ nhôm kính của hai năm 2010. Ngược lại, cửa di nhôm kính của năm 2011 và năm 2012 có SDĐPđv thấp hơn hai năm 2010, điều này cũng cho thấy lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng cửa di nhôm kính trong năm 2011 và năm 2012 thấp hơn hai năm 2010. - 59 - Do đó, ta có thể kết luận rằng: Nếu sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều thì mặt hàng nào có SDĐP càng lớn thì mang lại lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Vì thế, SDĐP là cơ sở để công ty có thể đặt trọng tâm hơn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng có SDĐP lớn hơn, vì nó mang lại lợi nhuận cao hơn. Và qua khái niệm SDĐP, chúng ta cũng có thể tính được độ chênh lệch lợi nhuận của các sản phẩm khi đã vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy cùng một lượng tiêu thụ tăng thêm nhân với độ lệch của SDĐP. Ngoài ra SDĐP còn có ý nghĩa đối với nhà quản trị công ty trong quá trình ra quyết định kinh doanh nên chú trọng quan tâm đến mặt hàng nào hơn. Tuy nhiên, quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố khác không thay đổi như: giá bán, địa điểm giao hàng có thuận lợi không,…nên nó chỉ có ý nghĩa tham khảo. Và một điểm nữa, chỉ qua khái niệm SDĐP mà kết luận nghĩ sản xuất sản phẩm nào đó do lợi nhuận thấp là hơi vội vàng. Do đó, để có quyết định đúng đắn thì ngoài khái niệm này các nhà quản trị luôn kết hợp sử dụng với các khái niệm khác mà chúng ta sẽ gặp ở các phần sau. 4.3.2.2 Tỷ lệ số dư đảm phí Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận căn cứ vào SDĐP còn tồn tại nhiều nhược điểm là chưa cung cấp cho người quản lý có cái nhìn tổng quát, giác độ toàn bộ tổ chức kinh doanh nhiều loại sản phẩm hay dịch vụ, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm hay dịch vụ không thể tổng hợp ở từng xí nghiệp. Vì thế, đôi khi làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có thể hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng tỷ lệ SDĐP để phân tích thông qua các bảng sau: - 60 - Bảng 4.24 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2010 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu DT CPKB SDĐP CPBB LN Cửa di nhôm kính Tổng % 263.712.500 100 181.856.579 68,96 81.855.921 31,04 75.191.665 14.991.223 - Cửa nhôm kính Tổng % 265.515.300 100 179.939.644 67,77 85.575.656 32,23 79.550.583 14.787.933 - Cửa sổ nhôm kính Tổng % 468.377.300 100 360.110.179 76,88 108.267.121 23,12 97.971.018 8.790.276 - Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2010 tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa nhôm kính có tỷ lệ SDĐP cao hơn 2 mặt hàng còn lại. Cụ thể: tỷ lệ SDĐP cửa nhôm kính là 32,23% cao hơn tỷ lệ SDĐP cửa di nhôm kính là 1,19% và cao hơn tỷ lệ SDĐP cửa sổ nhôm kính là 9,21%. Với tỷ lệ SDĐP ta sẽ biết được cứ 100% doanh thu của cửa nhôm kính thì có 32,23% là tỷ lệ SDĐP và lợi nhuận hoặc cứ 100 đồng doanh thu thì có 32,23 đồng lợi nhuận và định phí. Bảng 4.25 Tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm năm 2011 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu DT CPKB SDĐP CPBB LN Cửa di nhôm kính Tổng % 431.502.500 100 347.380.258 80,5 84.122.242 19,5 82.828.782 1.293.460 - Cửa nhôm kính Tổng % 383.437.500 100 289.103.364 75,4 94.334.136 24,6 88.169.658 6.164.478 - Cửa sổ nhôm kính Tổng % 319.923.000 100 221.388.053 69,2 98.035.947 30,8 69.145.909 29.389.038 - Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Trong năm 2011 thì tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ cao hơn 2 mặt hàng còn lại với tỷ lệ là 30,8% cao hơn tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa di nhôm kính 11,3% và cao hơn mặt hàng cửa nhôm kính 6,2%. Qua phân tích tỷ lệ SDĐP nhà quản trị có thể dễ dàng nhận biết được cứ trong 100% thì sẽ có tỷ lệ SDĐP tương ứng của từng mặt hàng. - 61 - Bảng 4.26 Tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm năm 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu DT CPKB SDĐP CPBB LN Cửa di nhôm kính Tổng % 443.508.600 100 351.279.480 72,9 95.070.233 20,8 92.229.120 9.138.927 - Cửa nhôm kính Tổng % 331.410.700 100 254.525.669 76,1 76.885.031 23,9 67.202.038 9.682.993 - Cửa sổ nhôm kính Tổng % 283.269.000 100 206.973.319 73,07 76.295.681 26,93 61.551.431 14.744.250 - Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ cao hơn hai mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính. Cụ thể: tỷ lệ SDĐP cửa sổ nhôm kính là 26,93% cao hơn tỷ lệ SDĐP cửa di nhôm kính là 6,13% và cao hơn tỷ lệ SDĐP cửa nhôm kính là 3,03%. Qua 3 năm thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ SDĐP cao nhất trong 2 năm 2011 và 2012, riêng mặt hàng cửa di nhôm kính thì có tỷ lệ SDĐP thấp nhất trong 2 năm 2011 và 2012. Từ đó có thể cho thấy khi doanh thu tăng lên 1 lượng thì lợi nhuận sẽ tăng 1 lượng bằng với doanh thu nhân với tỷ lệ SDĐP. Vậy mặt hàng nào có tỷ lệ SDĐP càng cao thì lợi nhuận tăng lên sẽ càng nhiều nếu doanh thu tăng. Để thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận qua khái niệm tỷ lệ SDĐP, chúng ta giả sử trường hợp năm 2012 Công ty có kế hoạch tăng thêm doanh thu của cửa sổ nhôm kính là 100.000.000 đồng. Khi đó, nhà quản trị sẽ dự đoán được lợi nhuận tăng thêm dựa vào SDĐP là: 100.000.000 x 26,93% = 26.930.000 đồng (giả sử các chi phí khác không đổi). Giống như SDĐP, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP để dự kiến lợi nhuận khi có biến động doanh thu cũng rất dễ dàng, bằng những con số tương đối chúng ta có thể thấy được đơn vị sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao nhất để bù đắp cho chi phí bất biến và thu nhiều lợi nhuận, tuy nhiên để quyết định đúng đắn nhà quản trị cũng nên xem xét các yếu tố khác như năng lực sản xuất có thể sử dụng ngay được, mức bão hòa của thị trường,…nếu các yếu tố này điều thay đổi thì Công ty nên tập trung vào những mặt hàng có tỷ lệ SDĐP cao nhất. Như đã nói ban đầu, các mặt hàng này là khác nhau và không thể thay thế cho nhau do đó nhà quản trị không thể tăng sản lượng sản phẩm này thay thế cho mặt hàng khác trong cùng một hợp đồng. Và cũng không thể tăng doanh thu của sản phẩm này thay thế cho sản phẩm khác. - 62 - Bên cạnh SDĐP và tỷ lệ SDĐP thì kết cấu chi phí là một chỉ tiêu cũng không kém phần quan trọng trong việc phân tích mô hình C – V – P. 4.3.2.3 Kết cấu chi phí Như phần lý thuyết đã trình bày thì đây là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa tỷ lệ định phí và biến phí chiếm trong tổng chi phí kinh doanh của Công ty. Nếu Công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ làm cho tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng giảm nhiều hơn; gặp thuận lợi, tốc độ phát triển nhanh, gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì phá sản diễn ra nhanh chóng. Nếu Công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ (mức đầu tư thấp) làm cho chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn, hay tỷ lệ SDĐP nhỏ. Nếu tăng doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm ít hơn dẫn đến tốc độ phát triển chậm; rủi ro thấp nhưng nếu gặp rủi ro thì thiệt hại sẽ thấp hơn. Do đó, Công ty cần phải xác lập một kết cấu chi phí riêng từng các đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Việc lập kết cấu chi phí phải xem xét các yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn trước mắt của doanh nghiệp, quan niệm của nhà quản trị đối với rủi ro,… Từ căn cứ trên ta lập bảng kết cấu chi phí của 3 mặt hàng qua từng năm như sau: a Kết cấu chi phí năm 2010 Bảng 4.27 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2010 Chỉ tiêu Tổng CPKB CPBB Cửa di nhôm kính Số tiền % 248.721.277 100 181.856.579 73,1 66.864.698 26,9 Cửa nhôm kính Số tiền (%) 259.490.227 100 179.939.644 69,3 79.550.583 30,7 Đơn vị tính: đồng Cửa sổ nhôm kính Số tiền (%) 458.081.197 100 360.110.179 78,6 97.971.018 21,4 Để thấy rõ hơn, ta thể hiện tỷ lệ chi phí khả biến và chi phí bất biến trong kết cấu chi phí của từng mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính trên đồ thị sau: - 63 - Đvt: % 80 70 60 50 40 30 20 10 0 78.6 73.1 69.3 Chi phí khả biến 30.7 26.9 21.4 Chi phí bất biến Cửa di Cửa nhôm Cửa sổ nhôm kính nhôm kính kính Hình 4.1 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2010 Nhìn vào đồ thị trên ta thấy chi phí khả biến của tất cả các mặt hàng đều chiếm tỷ trọng cao từ 70 – 80%. Điều này xuất phát từ loại hình kinh doanh của Công ty là bán thủ công nên chi phí bất biến như đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng không lớn. Các mặt hàng trong năm 2010 thì mặt hàng có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao nhất là mặt hàng cửa sổ nhôm kính 78,48%, nguyên nhân chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu của mặt hàng này trong năm 2010 cao. Điều đó làm tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa sổ nhôm kính nhỏ hơn các sản phẩm khác. Do đó, khi tăng doanh thu thì lợi nhuận của mặt hàng này tăng giảm cũng ít hơn. Đối với mặt hàng cửa nhôm kính có kết cấu chi phí tốt hơn vì chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 sản phẩm 30,87% nên khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn các sản phẩm khác. Giả sử giảm 10% biến phí, doanh thu và định phí không đổi để xem khi biến phí giảm sẽ ảnh hương như thế nào đến lợi nhuận. Đvt: đồng 120000 106.936 100000 78.702 82.060 80000 60000 48.320 CPKB không đổi CPKB giảm 10% 40000 19.742 18.245 20000 0 Cửa di NK Cửa NK Cửa sổ NK Hình 4.2 Lợi nhuận tăng thêm khi biến phí giảm 10% - 64 - Do định phí của các dòng sản phẩm trong năm 2010 khác nhau nên khi có biến động CPKB thì mức độ tăng lợi nhuận của các sản phẩm sẽ khác nhau. Thông thường dòng sản phẩm nào có định phí chiếm tỷ trọng lớn thì khi có biến động thì lợi nhuận tăng giảm nhiều hơn. - Đối với mặt hàng cửa di nhôm kính: Ta thấy rằng tỷ lệ SDĐP tương đối cao nên khi giảm CPKB thì lợi nhuận của mặt hàng này cũng tăng theo. - Đối với cửa nhôm kính: Mặt hàng này có tỷ lệ SDĐP lớn nhất trong 3 mặt hàng nên khi CPKB giảm thì lợi nhuận của mặt hàng này cũng tăng theo. Nguyên nhân là do định phí của mặt hàng này chiếm tỷ trọng thấp nhưng tỷ lệ SDĐP cao kèm theo giá bán của mặt hàng này trong năm cao nên phần bù đắp cho định phí lớn. Do đó, lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn là lẽ đương nhiên. - Cửa sổ nhôm kính: Mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ định phí cao nhất và SDĐP của mặt hàng này thấp nên khi có biến động CPKB thì lợi nhuận có chiều hướng tăng nhưng với mức tăng thấp hơn 2 mặt hàng còn lại (cụ thể như CPKB giảm 10% thì lợi nhuận của mặt hàng này sẽ tăng 18,2 + 63,8 = 82 ngđ/m2). Nguyên nhân là do SDĐP của mặt hàng này thấp kèm theo CPBB của mặt hàng này cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại nên sau khi bù đắp định phí thì phần còn lại là lợi nhuận của mặt hàng này sẽ dư ra không nhiều bằng so với hai mặt hàng còn lại. b Kết cấu chi phí năm 2011 Bảng 4.28 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2011 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tổng CPKB CPBB Cửa di nhôm kính Số tiền (%) 430.209.040 100 347.380.258 80,75 82.828.782 19,25 Cửa nhôm kính Số tiền (%) 377.273.022 100 289.103.364 76,63 88.169.658 23,37 Cửa sổ nhôm kính Số tiền (%) 290.533.909 100 221.388.000 76,2 69.145.909 23,8 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Ta có đồ thị biểu diễn kết cấu chi phí của cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cừa sổ nhôm kính năm 2011 như sau: - 65 - Đvt: % 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 80.75 19.25 76.63 23.37 76.2 23.8 Chi phí khả biến Chi phí bất biến Cửa di Cửa nhôm Cửa sổ nhôm kính kính nhôm kính Hình 4.3 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2011 Nhìn vào đồ thị trên ta thấy chi phí khả biến của tất cả các mặt hàng đều chiếm tỷ trọng cao từ 70 – 82%. Qua kết cấu chi phí năm 2011 thì mặt hàng cửa di nhôm kính là mặt hàng có chi phí khả biến cao nhất trong 3 mặt hàng chiếm 80,75% trong tổng chi phí khả biến, điều đó làm cho tỷ lệ SDĐP của mặt hàng này nhỏ hơn các mặt hàng khác nên lợi nhuận của mặt hàng này mang lại là thấp nhất trong 3 mặt hàng. Nguyên nhân làm cho chi phí khả biến của mặt hàng này tăng là do chi phí nguyên vật liệu của mặt hàng này trong năm cao. Do đó, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận của mặt hàng này tăng cũng ít hơn. Đối với cửa sổ nhôm kính mặt dù chi phí khả biến chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng tỷ lệ SDĐP của mặt hàng này cao nhất trong 3 mặt hàng nên khi bù đắp định phí thì lợi nhuận của mặt hàng này mang lại cũng sẽ rất cao. Do đó, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận của mặt hàng này cũng sẽ tăng lên rất cao. Và giả sử giảm 10% biến phí, để thấy ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của năm 2011 như thế nào?, chúng ta nên xem xét qua lợi nhuận bình quân trên 1 sản phẩm thay vì lợi nhuận tăng thêm trên 1 sản phẩm. Qua đó chúng ta sẽ thấy rõ ảnh hưởng của định phí tác động lên lợi nhuận của từng sản phẩm như thế nào. - 66 - Đvt: đồng 132.072 140000 120000 100000 80000 70.977 68.606 75.328 60000 CPKB không đổi 40000 CPKB giảm 10% 20000 2.548 0 12.058 Cửa di NK Cửa NK Cửa sổ NK Hình 4.4 Lợi nhuận tăng khi biến phí giảm 10% - Cửa di nhôm kính: Ta thấy rằng tỷ lệ SDĐP chiếm tỷ trọng thấp nhưng do định phí của mặt hàng này trong năm 2011 tương đối cao nên khi CPKB giảm thì tỷ lệ SDĐP của mặt hàng này cũng tăng, nên lợi nhuận của mặt hàng này tăng theo, khi đó SDĐP sẽ bù đắp cho định phí và còn lại sẽ là lợi nhuận. - Cửa nhôm kính: Do mặt hàng này định phí cao nên khi CPKB giảm thì lợi nhuận tăng không cao do tỷ lệ SDĐP của mặt hàng này thấp nên khi bù đắp định phí thì lợi nhuận còn lại cũng thấp hơn so với mặt hàng cửa di nhôm kính. - Cửa sổ nhôm kính: Mặt hàng này có định phí cao hơn 2 mặt hàng còn lại và SDĐP của mặt hàng này cao nhất trong 3 mặt hàng nên khi CPKB giảm càng nhiều thì lợi nhuận của mặt hàng này sẽ tăng nhiều hơn. Nguyên nhân là do SDĐP lớn nhất nên sau khi bù đắp định phí thì lợi nhuận tăng thêm cũng cao. c Kết cấu chi phí năm 2012 Bảng 4.29 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ Cửa di nhôm kính tiêu Số tiền (%) 100 Tổng 434.369.673 CPKB 351.279.480 80,9 83.090.193 19,1 CPBB Cửa nhôm kính Số tiền (%) 321.545.707 100 254.525.669 79,2 67.020.038 20,8 Cửa sổ nhôm kính Số tiền (%) 268.524.750 100 206.973.319 77,1 61.551.431 22,9 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang - 67 - Ta có sơ đồ biểu diễn kết cấu chi phí năm 2012: Đvt: % 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 79,2 80,9 77,1 22,9 20,8 19,1 Chi phí khả biến Chi phí bất biến Cửa di Cửa nhôm Cửa sổ nhôm kính kính nhôm kính Hình 4.5 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2012 Nhìn vào đồ thị trên ta thấy chi phí khả biến của tất cả các mặt hàng đều chiếm tỷ trọng cao từ 70 – 82%. Trong năm 2012 thì mặt hàng có chi phí khả biến cao nhất là mặt hàng cửa di nhôm kính và SDĐP của mặt hàng này thấp nên lợi nhuận của mặt hàng này thấp hơn 2 mặt hàng còn lại. Nếu doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng không cao do định phí của mặt hàng này cao nên SDĐP sau khi bù đắp định phí thì phần còn lại là lợi nhuận. Mặt hàng cửa sổ nhôm kính có CPKB thấp nhất trong 3 mặt hàng và SDĐP của mặt hàng này cao bên cạnh đó thì CPBB của mặt hàng này thấp nên lợi nhuận mang lại cao hơn 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính. Khi doanh thu tăng thì lợi nhuận của mặt hàng cửa sổ nhôm kính cũng sẽ tăng rất nhanh. Và giả sử giảm 10% biến phí để xem lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào trong năm 2012. Đvt: đồng 120000 100000 102.595 86.835 87.995 80000 60000 40000 CPKB không đổi 42.681 17.927 24.251 CPKB giảm 10% 20000 0 Cửa di NK Cửa NK Cửa sổ NK Hình4.6 Lợi nhuận tăng thêm khi biến phí giảm 10% - 68 - - Cửa di nhôm kính: Mặt hàng này có tỷ lệ SDĐP thấp nhất so với 3 mặt hàng nhưng định phí thì cao nhất nên khi CPKB giảm thì lợi nhuận tăng không cao, mặc dù giá bán đơn vị của mặt hàng này cao nhưng do SDĐP của mặt hàng này thấp và SDĐP phải bù đắp định phí nên lợi nhuận còn lại của mặt hàng này không cao. - Cửa nhôm kính: Do mặt hàng này có định phí tương đối thấp nên khi CPKB giảm thì lợi nhuận tăng không cao, do tỷ lệ SDĐP của mặt hàng này tương đối cao nên khi bù đắp định phí thì lợi nhuận còn lại cũng cao hơn so với mặt hàng cửa di nhôm kính. - Cửa sổ nhôm kính: Là mặt hàng có tỷ lệ SDĐP lớn nhất trong 3 mặt hàng và định phí cao nhất nên khi CPKB giảm thì lợi nhuận của mặt hàng này tăng lên rất cao nhất trong 3 mặt hàng. Nguyên nhân là do SDĐP lớn nên bù đắp định phí thì lợi nhuận còn lại sẽ tăng rất cao. Nhìn chung qua 3 năm mỗi sản phẩm đều có ưu và khuyết điểm khác nhau. Nếu tình hình kinh doanh của các mặt hàng theo chiếu hướng thuận lợi, tức CPKB ngày càng giảm thì lợi nhuận sẽ tăng với tốc độ rất nhanh, tức là khi CPKB ngày càng giảm thì những sản phẩm có tỷ trọng SDĐP cao thì lợi nhuận sẽ tăng cao còn ngược lại khi CPKB tăng thì sẽ lỗ nhanh chóng. Qua 3 năm thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính có kết cấu chi phí tốt nhất mặt dù năm 2010 mặt hàng này có CPKB và CPBB lớn nhưng đến năm 2011 và 2012 thì CPKB và CPBB của mặt hàng này đã giảm đáng kể và SDĐP lớn nên lợi nhuận đã tăng cao sau khi đã bù đắp định phí. Một đặc điểm cần lưu ý trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là khi sản lượng tiêu thụ càng tăng thì chi phí bất biến tính chi 1m2 sản phẩm sẽ giảm, do đó chi phi tính cho 1m2 sản phẩm sẽ giảm dẫn đến lợi nhuận trên 1 m2 sản phẩm sẽ càng tăng. 4.3.2.4 Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh cho biết lợi nhuận tăng (giảm) bao nhiêu % khi doanh số bán tăng (giảm) 1%. Ở mức doanh thu đạt được, độ lớn đòn bẩy hoạt động của các mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính năm 2010 – 2012 được thể hiện như sau: - 69 - Bảng 4.30 Bảng thể hiện độ lớn đòn bẩy hoạt động của 3 mặt hàng qua 3 năm Năm Sản phẩm SDĐP Lợi nhuận ĐBHĐ (đ) (đ) (lần) Cửa di nhôm kính 81.855.921 14.991.223 5,46 85.575.656 6.025.073 14,20 2010 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 108.267.121 10.296.103 10,52 Cửa di nhôm kính 84.122.242 1.293.460 65,04 94.334.136 6.164.478 15,30 2011 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 98.035.947 29.389.038 3,34 Cửa di nhôm kính 92.229.120 9.138.927 10,09 76.885.031 9.682.993 7,94 2012 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 76.295.681 14.744.250 5,17 Qua kết quả trên ta thấy rằng độ lớn đòn bẩy kinh doanh của các dòng sản phẩm khá cao. Năm 2010 đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng cửa nhôm kính cao nhất là 14,20 lần và thấp nhất đối mặt hàng cửa di nhôm kính là 5,46 lần. Đến năm 2011 thì đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng cửa di nhôm kính là 65,04 lần tăng hơn so với năm 2010 là 59,58 lần và mặt hàng cửa sổ nhôm kính vẫn tiếp tục có đòn bẩy kinh doanh thấp hơn so với 2 mặt hàng còn lại và có mức giảm so với năm 2010 là 7,18 lần, tương ứng giảm khoảng 68%. Năm 2012, đòn bẩy kinh doanh của 2 mặt hàng của di nhôm kính và cửa nhôm kính có xu hướng giảm so với năm trước đó, cụ thể: ở mặt hàng của di nhôm kính thì đòn bẩy kinh doanh giảm hơn năm 2011 là 54,95 lần, tương ứng giảm 84,5%, và cửa nhôm kính thì đòn bẩy kinh doanh giảm 7,36 lần, tương ứng giảm khoảng 48%. Đối với mặt hàng cửa sổ nhôm kính trong năm có chiều hướng tăng hơn năm 2011 với tỷ lệ tăng khoảng 54,8%. Để thấy rõ mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và lợi nhuận. Ta giả sử trong năm 2012 doanh thu của Công ty tăng 10% để xem sự thay đổi của lợi nhuận. Ta có bảng sau: Bảng 4.31 Lợi nhuận tăng thêm khi doanh thu tăng 10% của 3 mặt hàng năm 2012 Chỉ tiêu Cửa di nhôm Cửa nhôm Cửa sổ nhôm kính kính kính Độ lớn của ĐBHĐ (lần) 10,09 7,94 5,17 Doanh thu tăng 10% 10% 10% Lợi nhuận tăng (%) 100,9 79,4 51,7 Lợi nhuận tăng (đ) 18.360.104 17.371.289 22.367.027 - 70 - Qua kết quả trên ta thấy rằng lợi nhuận của các mặt hàng tăng rất nhanh khi doanh thu tăng 10%, trong đó mặt hàng cửa di nhôm kính có lợi nhuận tăng cao nhất mặt dù % tăng lợi nhuận của mặt hàng này thấp hơn 2 mặt hàng còn lại. Nguyên nhân là do mặt hàng cửa di nhôm kính có SDĐP cao nhất trong 3 mặt hàng và CPBB của cửa di nhôm kính thấp nên khi doanh thu tăng, CPKB không đổi thì SDĐP của mặt hàng này càng lớn khi đó sẽ bù đắp cho CPBB nên phần còn lại là lợi nhuận sẽ rất cao. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí và tỷ lệ thuận với định phí. Đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng cửa di nhôm kính lớn do định phí chiếm tỷ lệ lớn nhất (37,5%) cùng lúc đó tỷ lệ SDĐP thấp nên dẫn đến lợi nhuận chiếm tỷ trọng thấp. Tuy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh lớn nhưng do lợi nhuận quá nhỏ nên lợi nhuận sau khi tăng thêm chẳng bao nhiêu, trong khi đó đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng cửa sổ nhôm kính thấp hơn nhưng hiệu quả hơn. Như đã biết tốc độ tăng giảm lợi nhuận do đòn bẩy kinh doanh quyết định, mà đòn bẩy kinh doanh là hệ quả của cơ cấu chi phí, do tỷ lệ chi phí khả biến của các dòng sản phẩm khác nhau. Ví dụ như mặt hàng cửa di nhôm kính có chi phí khả biến cao (79,2%), tỷ lệ SDĐP thấp (20,8%) vì thế khi doanh thu tăng thì lợi nhuận của mặt hàng cửa di nhôm kính sẽ thấp. Nhưng ngược lại khi doanh thu giảm thì sản phẩm này lại an toàn hơn. 4.3.3 Phân tích điểm hòa vốn 4.3.3.1 Sản lượng hòa vốn Để phân tích sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng qua 3 năm ta phải xác định được chi phí bất biến và SDĐPđv của từng mặt hàng và thông qua các chỉ tiêu trên ta sẽ tìm ra được sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng qua các năm như sau: - 71 - Bảng 4.32 Sản lượng hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm Năm Sản phẩm Định phí SDĐP đơn vị (đ) (đ) Cửa di nhôm kính 66.864.698 263.839 79.550.583 280.401 2010 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 97.971.018 191.858 Cửa di nhôm kính 82.828.782 165.709 88.169.658 180.630 2011 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 69.145.909 252.557 Cửa di nhôm kính 83.090.193 180.919 67.202.038 192.554 2012 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 61.551.431 220.859 Sản lượng HV (m2) 253,43 283,70 510,64 499,84 488,12 273,78 459,27 349,00 278,69 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Ta thấy sản lượng hòa vốn của các dòng sản phẩm rất khác nhau. Dòng sản phẩm nào có chi phí càng lớn thì sản lượng hòa vốn sẽ càng nhiều để có thể bù đắp chi phí. Tại mức sản lượng hòa vốn Công ty sẽ không lời cũng không lỗ và nếu muốn có lợi thì Công ty phải bán vượt qua sản lượng hòa vốn của mình và cứ một sản phẩm bán thêm sẽ được lợi nhuận bằng chính SDĐP của sản phẩm đó. Sản lượng hòa vốn của mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính trong năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 với mức tăng của cửa di nhôm kính là 246,41 m2, tương đương tăng 97%, cửa nhôm kính tăng 204,42m2, tức tăng 72%, đối với sản lượng hòa vốn của cửa sổ nhôm kính giảm so với năm 2010 là 236,86m2, tương ứng với mức giảm 46,4%. Sản lượng hòa vốn năm 2012 của mặt hàng cửa nhôm kính giảm so với năm 2011 giảm 139,12m2, tức giảm 28,5% và cửa di nhôm kính giảm 40,57m2, tức giảm 0,8%. Cửa sổ nhôm kính tăng so với năm 2011 với mức tăng của cửa sổ nhôm kính là 4,91m2, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,17. Qua bảng 4.32 thì sản lượng hòa vốn của các mặt hàng tăng, giảm liên tục qua 3 năm điều này cho thấy nếu Công ty muốn hoạt động kinh doanh ít rủi ro thì nên giảm sản lượng hòa vốn bằng cách giảm chi phí bất biến trên từng m2 sản phẩm. Ngược lại, với mức sản lượng hòa vốn mà Công ty không giảm chi phí bất biến mà muốn có được lợi nhuận thì Công ty phải bán với mức sản lượng cao hơn sản lượng hòa vốn. Đối với mặt hàng cửa sổ nhôm kính có sản lượng hòa vốn giảm dần qua 3 năm, với mức giảm sản lượng hòa vốn thì Công ty sẽ thu được lợi nhuận thấp nhưng đổi lại Công ty sẽ ít gặp rủi ro trong kinh doanh hơn mặt hàng cửa di nhôm kính. - 72 - 4.3.3.2 Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn được căn cứ vào sản lượng hòa vốn và giá bán của từng mặt hàng được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 4.33 Doanh thu hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm Đơn vị tính: đồng Năm Sản phẩm Cửa di nhôm kính 2010 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính 2011 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính 2012 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Sản lượng HV Giá bán Doanh thu HV 253,43 283,70 510,64 499,84 488,12 273,78 459,27 349,00 278,69 850.000 870.000 830.000 850.000 750.000 820.000 870.000 830.000 820.000 215.415.500 246.819.000 423.831.200 424.864.000 366.090.000 224.499.600 399.564.900 289.670.000 228.525.800 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu hòa vốn của mặt hàng cửa di nhôm kính năm 2011 tăng hơn 209.448.500 đồng, tương đương tăng khoảng 97% so với năm 2010, đối với cửa nhôm kính tăng hơn so với năm 2010 là 119.271.000 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 48,3% và doanh thu hòa vốn cửa sổ nhôm kính giảm 199.331.600 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 47% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng, giảm doanh thu hòa vốn là do ảnh hưởng của sản lượng hòa vốn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu hòa vốn. Đến năm 2012, doanh thu hòa vốn của các mặt hàng điều giảm so với năm 2011. Riêng mặt hàng cửa sổ nhôm kính tăng 4.026.200 đồng, tức tăng 0,01% với mức tăng không đáng kể, cửa di nhôm kính giảm 25.299.100 đồng, tức giảm 0,6%, cửa nhôm kính giảm 76.420.000 đồng, tức giảm 20,9%. Nguyên nhân doanh thu hòa vốn tăng hay giảm đều do sản lượng hòa vốn tăng giảm. - 73 - 4.3.3.3 Thời gian hòa vốn Bảng 4.34 Thời gian hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm Năm Sản phẩm Cửa di nhôm kính 2010 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính 2011 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính 2012 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Doanh thu HV 215.415.500 246.819.000 423.831.200 424.864.000 366.090.000 224.499.600 399.564.900 289.670.000 228.525.800 Đơn vị tính: đồng Thời gian Doanh thu hòa vốn bình quân (ngày) 263.712.500 294 265.515.300 335 468.377.300 326 431.502.500 354 383.437.500 344 319.923.000 253 443.508.600 324 331.410.700 315 283.269.000 290 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua kết quả trên ta thấy rằng thời gian hòa vốn năm 2010 của sản phẩm cửa di nhôm kính là ngắn nhất 294 ngày và mặt hàng cửa nhôm kính có thời gian hòa vốn cao nhất trong 335 ngày. Đến năm 2011, mặt hàng cửa sổ nhôm kính có thời gian hòa vốn thấp nhất là 253 ngày và so với năm 2010 thì mặt hàng này giảm 73 ngày, mặt hàng cửa di nhôm kính có thời gian hòa vốn dài nhất 354 ngày và so với năm 2010 thì mặt hàng này tăng 60 ngày. Đến năm 2012 thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính có thời gian hòa vốn ngắn nhất trong năm là 290 ngày, cửa di nhôm kính có thời gian hòa vốn cao nhất trong năm 324 ngày. Như vậy, thời gian hòa vốn càng ngắn thì Công ty có thể thu hồi vốn nhanh hơn những mặt hàng có thời gian hòa vốn dài. Nhìn chung qua 3 năm ta thấy mặt hàng cửa sổ nhôm kính có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất so với 3 mặt hàng. Qua đó, có thể nói rằng tốc độ tăng lợi nhuận của mặt hàng không cao nhưng hoạt động có hiệu quả. Riêng đối với mặt hàng cửa di nhôm kính có thời gian thu hồi vốn dài nhất qua 3 năm, mặc dù mặt hàng này có lợi nhuận khá cao nhưng hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên do loại hình kinh doanh các mặt hàng của Công ty thu hồi vốn lâu nên các dòng sản phẩm đều có thời gian hòa vốn lâu. 4.3.3.4 Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn có thể được hiểu là thước đo sự rủi ro. Sản lượng hòa vốn càng ít càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy càng thấp càng an toàn. - 74 - Bảng 4.35 Tỷ lệ hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm Sản lượng HV Sản lượng Tỷ lệ HV Năm Sản phẩm 2 2 (m ) tiêu thụ (m ) (%) Cửa di nhôm kính 253,43 310,25 81,7 2010 Cửa nhôm kính 283,70 305,19 93,0 Cửa sổ nhôm kính 510,64 564,31 90,5 Cửa di nhôm kính 499,84 507,65 98,5 488,12 511,25 95,5 2011 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 273,78 390,15 70,2 Cửa di nhôm kính 459,27 509,78 90,1 349,00 399,29 87,4 2012 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 278,69 345,45 80,7 Và qua kết quả trên ta thấy: - Năm 2010: Các mặt hàng đều có tỷ lệ hòa vốn cao và cao nhất là mặt hàng cửa nhôm kính 93%. Vậy trong 100% sản lượng tiêu thụ thì có đến 93% là sản lượng hòa vốn và có 7% sản lượng tiêu thụ có lợi nhuận. Tương tự, cửa di nhôm kính và cửa sổ nhôm kính lần lượt có tỷ lệ hòa vốn là 81,7% và 90,5%. Do ta đã biết SDĐP của 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính khá cao nên khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận tăng lên sẽ rất nhanh. - Năm 2011: Mặt hàng cửa di nhôm kính trong năm 2011 tăng so với năm 2010 với mức tăng 16,8%, mặt hàng cửa nhôm kính tăng 2,5% so với năm 2010 vậy khi tiêu thụ 100% sản lượng thì có 95,5% là sản lượng hòa vốn và còn lại là 4,5% là sản lượng tiêu thụ có lợi nhuận. Mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ hòa vốn thấp nhất và thấp hơn mặt hàng cửa sổ nhôm kính năm 2010 là 20,3% và lợi nhuận thu được từ sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này là rất cao. - Năm 2012: Thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính thì có tỷ lệ hòa vốn thấp hơn so với năm trước 80,7%, tức trong 100% sản lượng tiêu thụ thì có 80,7% là sản lượng hòa vốn còn lại là sản lượng tiêu thụ có lợi nhuận bên cạnh đó thì SDĐP của mặt hàng này tương đối cao nên khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận tăng lên nhanh hơn so với 2 mặt hàng còn lại. Mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính có tỷ lệ hòa vốn cũng giảm hơn năm 2011 nhưng với mức giảm không đáng kể. Như vậy, để càng an toàn thì phải tăng tốc độ tiêu thụ và giảm sản lượng hòa vốn, tức là giảm chi phí phát sinh trong kỳ. - 75 - Nhìn chung, tình hình hoạt động của các mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính có tính an toàn chưa tốt. Tuy nhiên, để an toàn hơn, hiệu quả hoạt động tốt hơn thì cần đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng. Và một cách an toàn hơn nữa là cần giảm các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, vì thế công ty cần kiểm soát chặt chẽ chi phí, phải tìm biện pháp hạn chế chi phí ở mức thấp nhất. 4.3.3.5 Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Doanh thu an toàn có giá trị càng lớn thể hiện tính an toàn của mặt hàng kinh doanh càng cao. Bảng 4.36 Doanh thu an toàn của 3 mặt hàng qua 3 năm Năm Sản phẩm Cửa di nhôm kính 2010 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính 2011 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính 2012 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Doanh thu TH 263.712.500 265.515.300 468.377.300 431.502.500 383.437.500 319.923.000 443.508.600 331.410.700 283.269.000 Đơn vị tính: đồng Doanh thu Doanh thu HV AT 215.415.500 48.297.000 246.819.000 18.696.300 423.831.200 44.546.100 424.864.000 6.638.500 366.090.000 17.347.500 224.499.600 95.423.400 399.564.900 43.943.700 289.670.000 41.740.700 228.525.800 54.743.200 Qua kết quả trên ta thấy doanh thu an toàn khó nhận xét được điều gì bởi vì quy mô hoạt động của các dòng sản phẩm khác nhau, để thấy rõ hơn ta phân tích tỷ lệ doanh thu an toàn. - 76 - 4.3.3.6 Tỷ lệ doanh thu an toàn Bảng 4.37 Tỷ lệ doanh thu an toàn của 3 mặt hàng qua 3 năm Năm Sản phẩm Cửa di nhôm kính 2010 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính 2011 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Cửa di nhôm kính 2012 Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Doanh thu AT (đ) Doanh thu TH (đ) 48.297.000 18.696.300 44.546.100 6.638.500 17.347.500 95.423.400 43.943.700 41.740.700 54.743.200 263.712.500 265.515.300 468.377.300 431.502.500 383.437.500 319.923.000 443.508.600 331.410.700 283.269.000 Tỷ lệ DTAT (%) 18,3 7,0 9,5 1,5 4,5 29,8 9,9 12,6 19,3 Các mặt hàng có tỷ lệ doanh thu an toàn được xếp theo thứ tự giảm dần trong năm 2010: cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính, cửa di nhôm kính. Ta thấy mặt hàng cửa nhôm kính có tỷ lệ số dư an toàn thấp nhất là do tỷ lệ định phí trong tổng chi phí cao nên đây là mặt hàng có nhiều rủi ro nhất và an toàn kinh doanh nhất là mặt hàng cửa sổ nhôm kính. Các mặt hàng có tỷ lệ doanh thu an toàn được xếp theo thứ tự giảm dần trong năm 2011: cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính. Sản phẩm nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp là do tỷ lệ định phí trong tổng chi phí cao. Điều này có nghĩa là mức rủi ro của các sản phẩm có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ cao hơn các sản phẩm có tỷ lệ doanh thu an toàn cao. Các mặt hàng có tỷ lệ doanh thu an toàn được xếp theo thứ tự giảm dần trong năm 2012: cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính. Qua 3 mặt hàng ta thấy mặt hàng cửa di nhôm kính có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhưng định phí của mặt hàng này cao nên mức rủi ro của mặt hàng này sẽ cao hơn 2 mặt hàng còn lại. Qua 3 năm thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ doanh thu an toàn cao bên cạnh đó thì định phí của mặt hàng này thấp nên ít gặp rủi ro trong kinh doanh hơn 2 mặt hàng còn lại. Như vậy, khi kinh doanh không thành công hoặc thị trường biến động khiến doanh thu giảm thì sản phẩm nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ lỗ nhiều hơn các sản phẩm khác. - 77 - 4.3.3.7 Đồ thị hòa vốn a Đồ thị hòa vốn năm 2010 Doanh thu (ng.đ) Điểm hòa vốn 411.864 Điểm hòa vốn C B 242.034 A Cửa di NK B Cửa NK C Cửa sổ NK A 215.415 Điểm hòa vốn 97.971 79.550 75.191 100 200 253 283 511 Sản lượng (m2) Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2010 Qua 3 mặt hàng ta thấy mặt hàng cửa di nhôm kính có sản lượng hòa vốn thấp nhất trong 3 mặt hàng vì đây là mặt hàng có lợi nhuận cao nhất nên khi sản lượng tiêu thụ vượt qua hòa vốn thì sẽ thu được lợi nhuận rất cao, đối với mặt hàng cửa sổ nhôm kính thì sản lượng hòa vốn rất cao nên muốn có lợi nhuận thì Công ty phải tiêu thụ vượt qua sản lượng hòa vốn mới có thể thu được lợi nhuận từ mặt hàng này. - 78 - b Đồ thị hòa vốn năm 2011 Doanh thu (ng.đ) Điểm hòa vốn A 424.864 366.090 A Cửa di NK B Cửa NK C Cửa sổ NK B Điểm hòa vốn C 224.499 Điểm hòa vốn 97.971 79.550 75.191 100 200 273 488 500 Sản lượng (m2) Hình 4.8 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2011 Qua đồ thị hòa vốn năm 2011 ta có mặt hàng cửa sổ nhôm kính có sản lượng hòa vốn ít nhất so với 2 mặt hàng còn lại. Nếu tiêu thụ ở cùng mức sản lượng thì cửa sổ nhôm kính sẽ nhanh thu lợi nhuận hơn 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa sổ nhôm kính vì sản lượng hòa vốn của cửa sổ nhôm kính thấp nên khi tiêu thụ vượt qua hòa vốn thì mặt hàng này sẽ nhanh chóng thu lợi nhuận. - 79 - c Đồ thị hòa vốn năm 2012 Doanh thu (ng.đ) Điểm hòa vốn 399.565 A Điểm hòa vốn B A Cửa di NK B Cửa NK C Cửa sổ NK 289.670 228.525 C 97.971 Điểm hòa vốn 79.550 75.191 100 200 278 349 459 Sản lượng (m2) Hình 4.9 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2012 Qua đồ thị hòa vốn của 3 năm ta thấy mặt hàng cửa di nhôm kính có sản lượng hòa vốn tăng lần lượt cụ thể năm 2011 tăng 246,41m2 so với năm 2010, đến năm 2012 mặt hàng này nhưng với mức giảm không đáng kể so với năm 2011. Mặt hàng cửa nhôm kính thì sản lượng hòa vốn tăng giảm không đồng đều qua 3 năm. Riêng đối với mặt hàng cửa sổ nhôm kính thì sản lượng hòa vốn giảm, năm 2011 giảm 236,86m2 so với năm 2010, năm 2012 thì tăng so với năm 2011 nhưng với mức tăng tương đối thấp. Bên cạnh đó thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính có sản lượng và doanh thu hòa vốn thấp nhất mặt dù sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này không cao nhưng lợi nhuận mà cửa sổ nhôm kính mang lại là cao nhất. Nếu 3 mặt hàng tiêu thụ ở cùng mức sản lượng thì cửa sổ nhôm kính sẽ thu lại lợi nhuận nhanh nhất vì sản lượng hòa vốn thấp, cửa di nhôm kính là mặt hàng có sản lượng hòa vốn cao nhất trong 3 năm nên Công ty sẽ phải tiêu thụ vượt qua sản lượng hòa vốn mới có thể thu lại lợi nhuận từ mặt hàng này. Vì vậy, Công ty nên tập trung vào mặt hàng cửa sổ nhôm kính để sản xuất và có những chiến lược kinh doanh để tập trung tiêu thụ mặt hàng này vì với sản lượng hòa vốn thấp thì Công ty sẽ nhanh chóng thu lại lợi nhuận. - 80 - 4.3.4 Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong lựa chọn phương án kinh doanh Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu này, trước sự thay đổi của biến phí, sản lượng, lợi nhuận, đơn giá bán nhà quản trị ứng xử như thế nào? Tùy vào từng tình huống cụ thể và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản trị sẽ chọn phương án tối ưu nhất. Với tình hình lạm phát hiện nay và cùng với sự khống chế của chính phủ về giá bán. Đề tài đưa ra 3 tình huống để thấy được thay được sự thay đổi của lợi nhuận của các sản phẩm trong năm 2012 để làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án kinh doanh trong tương lai. - Tình huống 1: Doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí không đổi. - Tình huống 2: Doanh thu tăng 20%, biến phí tăng 10% và định phí không đổi - Tình huống 3: Doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí tăng 10% 4.3.4.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí không đổi Ta có kết quả tính toán như sau: Bảng 4.38 Tập hợp doanh thu khi doanh thu tăng 20% Đơn vị tính: đồng Năm 2012 Doanh thu Doanh thu tăng 20% Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính 443.508.600 331.410.700 283.269.000 532.210.320 397.692.840 339.922.800 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Bảng 4.39 Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo của các sản phẩm trong năm 2012 khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí không đổi Chỉ tiêu DT CPKB SDĐP CPBB LN Cửa di nhôm kính Đơn vị tính: đồng Năm 2012 Cửa sổ nhôm Cửa nhôm kính kính 532.210.320 397.692.840 339.922.800 351.279.480 254.525.669 206.973.319 180.930.840 83.090.193 143.167.171 132.949.481 61.551.431 97.840.647 67.202.038 75.965.133 - 81 - 71.398.050 Qua bảng trên ta thấy khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 20% tỷ lệ thuận với doanh thu. Khi doanh thu tăng 20% thì lợi nhuận tăng lên rất nhiều, nếu Công ty muốn có thêm nhiều lợi nhuận thì trước hết phải tăng sản lượng bán ra để có thêm nhiều doanh thu bên cạnh đó cũng phải quản lý cũng như sử dụng chi phí sao cho hợp lý để đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Và khi doanh thu tăng thì lợi nhuận của tất cả các mặt hàng đều tăng rất nhanh. Mặt hàng cửa di nhôm kính có lợi nhuận cao nhất vì doanh thu của mặt hàng này cao hơn 2 mặt hàng cửa nhôm kính và cửa sổ nhôm kính bên cạnh đó thì SDĐP của cửa di nhôm kính lớn nên khi bù đắp định phí thì lợi nhuận còn lại của mặt hàng này cao hơn 2 mặt hàng cửa nhôm kính và cửa sổ nhôm kính. 4.3.4.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi doanh thu tăng 20%,biến phí tăng 10% và định phí không đổi Bảng 4.40 Tập hợp doanh thu và chi phí Đơn vị tính: đồng Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Doanh thu tăng thêm 20% 532.210.320 397.692.840 339.922.800 Năm 2012 Biến phí tăng thêm 10% 421.535.376 305.430.803 248.367.983 Định phí 83.090.193 67.202.038 61.551.431 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua bảng phân tích trên ta sẽ lập báo cáo dạng đảm phí để xem khi doanh thu tăng 20%, biến phí tăng 10% và định phí không đổi thì lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào so với phương án 1. Bảng 4.41 Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo của các sản phẩm khi doanh thu tăng 20%, biến phí tăng 10% và định phí không đổi Đơn vị tính: đồng Năm 2012 Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính DT 532.210.320 397.692.840 339.922.800 CPKB 421.535.376 305.430.803 248.367.983 SDĐP 110.674.944 92.262.037 91.554.817 CPBB 83.090.193 67.202.038 61.551.431 LN 27.584.751 25.059.999 30.003.386 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang Qua bảng báo cáo này cho ta thấy khi doanh thu tăng 20% và biến phí tăng 10% thì lợi nhuận của các mặt hàng cũng tăng tương đối cao so với lợi - 82 - nhuận và chi phí chưa thay đổi, mặt hàng cửa sổ nhôm kính có lợi nhuận cao nhất trong 3 mặt hàng mặt dù doanh thu của cửa sổ nhôm kính thấp hơn 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính do biến phí và định phí của cửa sổ nhôm kính thấp nên khi doanh thu tăng và biến phí tăng thì SDĐP tăng rất nhiều và sau khi bù đắp định phí thì lợi nhuận còn lại sẽ cao hơn 2 mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính. 4.3.4.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí tăng 10% Bảng 4.42 Tập hợp doanh thu và chi phí Đơn vị tính: đồng Năm 2012 Sản phẩm Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Doanh thu tăng thêm 20% 532.210.320 397.692.840 339.922.800 Biến phí tăng 10% 421.535.376 305.430.803 248.367.983 Định phí tăng 10% 91.399.212 73.922.242 67.706.574 Để có thế quan sát rõ hơn về lợi nhuận của công ty tăng hay giảm xuống khi giả thuyết tăng doanh thu 20%, biến phí và định phí tăng 10% thì ta quan sát bảng phân tích lựa chọn phương án kinh doanh dưới đây: Bảng 4.43 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí dự báo của các sản phẩm trong năm 2012 khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí tăng 10% Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu DT CPKB SDĐP CPBB LN Cửa di nhôm kính 532.210.320 421.535.376 110.674.944 91.399.212 19.275.732 Năm 2012 Cửa nhôm kính 397.692.840 305.430.803 92.262.037 73.922.242 18.339.795 Cửa sổ nhôm kính 339.922.800 248.367.983 91.554.817 67.706.574 23.848.243 Quan sát bảng trên khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí đều tăng 10% thì lợi nhuận của các mặt hàng cũng tăng tương đối cao, do doanh thu của các mặt hàng cao, biến phí và định phí thấp nên khi tăng 10% chi phí thì SDĐP của các mặt hàng vẫn cao và sau khi bù đắp định phí thì lợi nhuận của các mặt hàng rất cao. Qua 3 tình huống trên ta thấy ở tình huống 1 khi tăng doanh thu 20% thì lợi nhuận của 3 mặt hàng tăng tỷ lệ với % tăng của doanh thu vì chi phí không thay đổi. Tình huống 2, cũng với mức tăng doanh thu 20% bên cạnh đó biến - 83 - phí tăng 10% và định phí không đổi thì ta thấy lợi nhuận của 3 mặt hàng có phần giảm hơn so với tình huống 1. Cụ thể như mặt hàng cửa di nhôm kính có lợi nhuận thấp nhất khi doanh thu tăng 20% thì lợi nhuận mang lại cho mặt hàng này cao nhất 97.840.647 đồng so với 2 mặt hàng còn lại, và khi lợi nhuận tăng ở mức 20%, biến phí tăng 10% thì lợi nhuận của mặt hàng này giảm còn 27.584.751 đồng. Đối với cửa sổ nhôm kính có lợi nhuận cao nhất trong 3 mặt hàng mặt dù doanh thu của cửa sổ nhôm kính thấp nhất nhưng do biến phí và định phí cũng thấp nhất trong 3 mặt hàng nên khi tăng 20% doanh thu và biến phí tăng 10% thì SDĐP của cửa sổ nhôm kính cũng rất cao nên lợi nhuận của mặt hàng này cao hơn so với 2 mặt hàng còn lại. Đến tình huống 3 thì lợi nhuận từng mặt hàng của Công ty giảm đi nhiều so với tình huống 1 và 2. Cụ thể là mặt hàng cửa sổ nhôm kính là 23.848.243 đồng giảm so với tình huông 2 là 6.155.143 đồng và giảm so với tình huống 1 là 47.549.807 đồng hay mặt hàng cửa di nhôm kính khi tăng 20% doanh thu và chi phí không đổi thì lợi nhuận của mặt hàng này là cao nhất 97.840.647 đồng nhưng đến tình huống 3 thì lợi nhuận của mặt hàng này giảm rất nhanh 19.275.732 đồng, giảm so với tình huống 1 là 78.564.915 đồng và giảm so với tình huống 2 là 8.309.019 đồng. Và mặt hàng cửa nhôm kính cũng giảm rất nhanh qua 3 tình huống. Nguyên nhân cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính giảm nhanh qua 3 tình huống là do biến phí và định phí của 2 mặt hàng này rất cao nên khi chi phí tăng thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh chóng. Như vậy, khi biến phí và định phí tăng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp và thế khi muốn hoạt động có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải kiểm soát được chi phí và tăng sản lượng tiêu thụ để tăng doanh thu thì doanh nghiệp mới có thể thu lợi nhuận cao. Mặc dù 3 tình huống trên đều ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí nhưng nhìn chung thì cả 3 tình huống điều mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. Ta thấy tình huống 1 mang lại lợi nhuận của từng mặt hàng qua từng năm cao nhất cho Công ty, đây là vấn đề Công ty quan tâm vì muốn doanh thu tăng thì Công ty phải tăng sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ra thị trường bên cạnh đó phải có những chính sách giá phù hợp để cạnh tranh với những đối thủ khác nếu Công ty muốn có lợi nhuận cao. Từ việc lập phương án kinh doanh nó có thể giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về lựa chon phương án kinh doanh của các kì tiếp theo một cách có hiệu quả thông qua các chỉ tiêu đã phân tích của từng phương án cụ thể. Qua việc phân tích phương án kinh doanh thì Công ty có cái nhìn tổng quát hơn trong việc lựa chọn phương án kinh doanh và trong 3 tình huống đặt ra thì doanh nghiệp nên chọn phương án 2. Mặt dù phương án 1 thì lợi nhuận - 84 - cao nhất nhưng khi muốn doanh thu tăng thì chi phí cũng sẽ tăng do tăng sản lượng tiêu thụ nên tình huống 1 không khả thi. Ở tình huống 2 khi doanh thu tăng 20% và biến phí tăng 10% thì lợi nhuận của các mặt hàng tăng tương đối cao, tình huống này khi doanh thu tăng thì biến phí cũng tăng vì tăng sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ bên cạnh đó thì định phí cố định tức là cũng với mức đầu tư máy móc trang thiết bị như ban đầu thì tình huống 2 mang lại lợi nhuận tương đối cao cho Công ty. - 85 - CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY 5.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY Qua 3 năm 2010 – 2012 với chính sách hỗ trợ của Nhà nước sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, công ty đã áp dụng thành công nhiều chính sách thúc đẩy tiêu thụ như: khuyến mãi, tăng cường lực lượng công nhân,… Vì thế, tình hình kinh doanh của công ty cũng đạt được lợi nhuận. Nhìn chung, các mặt hàng kinh doanh chưa có hiệu quả, mang lại lợi nhuân cho công ty chưa cao, nên lợi nhuận mà các mặt hàng mang lại là chưa tối ưu. Qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính ta thấy được tình hình kinh doanh của các mặt hàng qua 3 năm như sau: - Mặt hàng cửa di nhôm kính Qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của 3 mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính. Ta thấy cửa di nhôm kính năm 2010 là mặt hàng có SDĐP đơn vị tương đối cao (263.839đồng), tức đây là phần lợi nhuận công ty sẽ có được nếu bán thêm 1m 2 cửa di nhôm kính, đối với năm 2012 thì mặt hàng cửa di nhôm kính có SDĐP thấp nhất (180.919 đồng). Do đó, ở cùng mức sản lượng sau hòa vốn, thì mặt hàng cửa di nhôm kính năm 2010 mang lại lợi nhuận tăng thêm nhiều nhất và thấp nhất là ở năm 2012. Bên cạnh đó, mặt hàng cửa di nhôm kính năm 2010 có sản lượng hòa vốn thấp nhất trong 3năm (253,4 m2) nên khả năng thu hồi vốn nhanh, còn đối với cửa di nhôm kính năm 2012 cao (459,27m2) nên khả năng thu hồi vốn chậm hơn năm 2010. Nhưng thực trạng kinh doanh của mặt hàng cửa di nhôm kính năm 2012 là mặt hàng thu hồi vốn tương đối lâu (324 ngày), lợi nhuận mà cửa di nhôm kính mang lại cũng không cao. Do đó, để lợi nhuận cửa di nhôm kính mang lại là tốt nhất thì cần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ nhằm tăng nhanh doanh thu, vì chỉ cần tỷ lệ tăng nhỏ về doanh thu là có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. - 86 - - Mặt hàng cửa nhôm kính Trong 3 mặt hàng thì mặt hàng cửa nhôm kính năm 2011 có sản lượng tiêu thụ cao nhất (511,25m 2 ) kèm theo giá bán của cửa nhôm kính năm 2011 cao nên doanh thu mang lại của mặt hàng này năm 2011 cao hơn 2 năm còn lại. Còn ở năm 2010, tình hình tiêu thụ cửa nhôm kính thấp với (305,19 m 2 )với giá bán thấp nên doanh thu của mặt hàng này trong năm 2010 là thấp nhất trong 3 năm. Đồng thời, kết cấu chi phí với tỷ lệ chi phí bất biến năm 2012 chiếm tỷ trọng thấp 67.202.038 đồng nên tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ 23,9%, vì thế cửa nhôm kính năm 2012 rất nhạy cảm với sự biến động của doanh thu, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng không nhiều và khi doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm ít và đây là mặt hàng có tính rủi ro thấp. Bên cạnh đó, cửa nhôm kính năm 2011 có kết cấu chi phí với tỷ lệ chi phí bất biến chiếm tỷ trọng cao 88.169.658 đồng nên tỷ lệ SDĐP cao 24,6% nên mức độ nhạy cảm của cửa nhôm kính năm 2010 ít nhạy cảm với biến động của doanh thu hơn năm 2012. Do đó, để mặt hàng cửa nhôm kính có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty với điều kiện tăng sản lượng tiêu thụ, vấn đề đặt ra là giảm các khoản chi phí nhằm tăng số dư đảm phí của mặt hàng cửa nhôm kính. - Mặt hàng cửa sổ nhôm kính Trong 3 năm thì năm 2010 mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tình hình tiêu thụ cao nhất 564,31m 2 , với doanh thu 468.377.300 đồng. Còn ở năm 2012 cửa sổ nhôm kính có tình hình tiêu thụ 345,45 m 2 , với doanh thu 283.269.000 đồng. Đây là mặt hàng có thời gian hòa vốn giảm dần qua 3 năm và SDĐP có năm 2011 tăng 60.699 đồng, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 31.698 đồng nhưng tăng so với năm 2010 là 29.001 đồng. Với SDĐP tương đối cao thì lợi nhuận của mặt hàng này sẽ tăng nhanh nếu doanh thu tăng. 5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY Việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận giúp chúng ta thấy được phần nào hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua từng năm thì Công ty hoạt động chưa thật sự hiệu quả, lợi nhuận mang lại qua từng năm không cao, sản lượng tiêu thụ của tùng mặt hàng qua từng năm không tăng thậm chí còn giảm. Nguyên nhân là do biến động thị trường nên ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của Công ty. - 87 - Và sau đây là một số giải pháp đề xuất để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất: - Tăng doanh thu: Công ty nên tăng sản lượng bán ra để giúp cho doanh thu của các mặt hàng tăng, Công ty nên có những chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng sản lượng như quảng cáo để có thể giúp khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó Công ty nên sản xuất các mặt hàng với nhiểu mẫu mã đa dạng để có thể cạnh tranh trên thị trường, Công ty cũng nên hạn chế tối đa việc tăng giá bán vì hiện nay trên thị trường có nhiều đối thủ canh tranh nên việc tăng giá bán có thể sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty. - Nguyên vật liệu: Để tránh chi phí hao hụt khi thu mua nguyên vật liệu Công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho. Ngoài ra để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao cần cải tiến cộng tác bảo quản vừa giảm hư hỏng kém phẩm chất, vừa giảm chi phí chế biến lại. Khi nguyên liệu tăng giá: Lúc này Công ty nên dự đoán tình hình thị trường của nguyên vật liệu nhất là các loại có mức biến động cao. Khi Công ty dự đoán được tình hình thị trường giá những loại này sẽ tăng thêm nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí, lợi nhuận. Trường hợp không dự đoán được Công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ để giảm ảnh hưởng của giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm Công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Công ty nên phát huy mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu để mua được giá rẻ hơn. - Giảm chi phí nhân công. Bằng cách tăng năng suất lao động, nghiên cứu cải tiến công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động. Bên cạnh đó Công ty nên áp dụng chế độ khen thưởng cho thập thể, cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Giảm chi phí sản xuất chung: Công ty nên áp dụng nhiều biện pháp để giảm chi phí có hiệu quả, Công ty nên phát huy hơn nữa mặt này để góp phần giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho Công ty. Nên tránh sự tồn động hàng hóa trong kho quá lâu tuy nhiên đều này cũng rất bất lợi là không chủ động được nguồn hàng trong hợp đồng với đối tác. Nên có kế hoạch mua sắm và sử dụng công cụ, dụng cụ hợp lý. - 88 - - Chi phí quản lý hành chính. Lập dự toán chi phí để giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Phòng kế toán phải kiểm tra theo dõi nếu có những khoản chi phí không hợp lệ thì kiên quyết không thanh toán. - 89 - CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Phân tích mối quan hê chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc làm thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hóa lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy, công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Mặc khác, công ty sẽ dựa trên mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận đề đề ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để hoạt động kinh doanh ngày càng được nhiều thành công hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn thì đòi hỏi nhà quản lý công ty phải đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tại của công ty. Do đó, nhà quản lý cần hiểu rõ tình hình hoạt động của toàn công ty, cũng như từng nhóm hàng, mặt hàng. Thế nên, việc phân tích mối quuan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong công ty là vấn đề hết sức cần thiết. Luận văn đã đi sâu vào phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính tại công ty. Thông qua phân tích các chỉ tiêu cơ bản thể hiện mối quan hệ CVP như sau: chỉ tiêu số dư đảm phí, chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động đã cho thấy rõ được mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại: sản lượng tiêu thụ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính, thấy được những tích cực và hạn chế trong việc kinh doanh cuaả từng mặt hàng mang lại. Để từ đó nhà quản lý đưa ra các chiến lược kinh doanhthích hợp. Đồng thời, luận văn cũng ứng dụng việc phân tích mối quan hệ CVP vào phân tích điểm hòa vốn cua3 từng mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính để biết được sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng, đây là điểm khởi đầu xác định sản lượng phải bán, doanh thu tiêu thụ mà công ty cần đạt được để có thể mang lại lợi nhuận. Va như thế, xác định điểm hòa vốn là bước đầu trong quá trình lập kế hoạch của công ty. Bên cạnh đó, phân tích mối quan hệ CVP cho thấy được sự ảnh hưởng rất lớn của chi phí đến lợi nhuận, vì thế để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi - 90 - nhuận, công ty cần kiểm soát chi phí của từng mặt hàng, biết được ưu nhược điểm của kết cấu chi phí để đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát và tiết kiệm chi phí. 6.2 KIẾN NGHỊ Trong thời gian thực tập tại công ty , trãi qua quá trình tiếp xúc thực tiễn, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của toàn công ty nói chung và phân tích mối quan hệ CVP của các mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính tại công ty. Tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty đạt được nhiều thành công, công ty đang trên đà phát triển, đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Để công ty hoaạt động tốt hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn, tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau: - Công ty cần tổ chức một tổ nghiên cứu, dự báo tình hình giá cả thị trường, dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai để có được lượng dự trữ hàng hóa ở mức hợp lý nhất. - Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lao động an toàn để người lao động có thể yên tâm làm việc đem lại hiệu suất cao nhất gắn bó với công ty lâu dài. - Giữa các phòng ban phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất với nhau trong công việc vì mục tiêu chung để cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty ngày càng phát triển đi lên và ngày càng đứng vững trên thị trường. - 91 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 3. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2000. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 5. Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động. 6. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị 1. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ 7. Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 8. Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 9. Đào Văn Tài và các cộng sự, 2003. Kế toán quản trị áp dụng cho các Doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính. 10. Đoàn Xuân Tiên, 2007. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính. 11. Trần Đình Phụng, 1998. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. - 92 - [...]... khảo qua một số luận văn Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận dụng vào thực tiễn vào Công ty TNHH MTV Đầu Tư - Xây Dựng Trung Quang - Trần Thị Hải Giang (2009) Phân tích mối quan hệ chi phi – khối lượng – lợi nhuận tại công ty Angimex”’ Luận văn đi sâu vào phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các xí nghiệp trong công ty, phân tích mối quan hệ giữa... khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH MTV Đầu Tư – Xây Dựng Trung Quang ’ nhằm củng cố kiến thức được học ở trường và mở rộng sự hiểu biết về các vấn đề kế toán 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các sản phẩm trong công ty để thấy được sự ảnh hưởng của chi phí và khối lượng đến lợi nhuận từng mặt hàng Qua đó, đề xuất một số giải... chi n lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có,… 2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích mục đích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi. .. lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang” Luận văn đi sâu vào phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ của công ty - Đoàn Thị Phương Trang (2007) Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại. .. về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 2.1.6.1 Số dư đảm phí Số dư đảm phí là chênh lệch của doanh thu và tổng chi phí khả biến Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một. .. phân tích các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi chí, tại Công ty để thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố chi phí, khối lượng đến lợi nhuận - Mục tiêu 2: Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào phân tích điểm hòa vốn các sản phẩm trong công ty - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1... sâu vào phân tích tình hình quản lý chi phí và kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp Đồng thời, nghiên cứu yếu tố chi phí nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ trong tư ng lai -3- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Mối quan hệ chi phí – khối. .. chi phí – khối lượng – lợi nhuận của hợp tác xã, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như hiệu quả hoạt động của từng xí nghiệp, đồng thời luận văn còn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp - Phạm Duy Phương (2008) Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng –. .. chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất Để thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử Phân loại chi phí. .. không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Đầu Tư - Xây Dựng Trung Quang 1.3.2 Phạm vi thời gian - Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/8/2013 đến 12/11/1013 - Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy trong 3 năm 2010 – 2012 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH MTV Đầu Tư - Xây Dựng Trung Quang 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để chuẩn

Ngày đăng: 09/10/2015, 08:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w