3.3.1 Thuận lợi
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình trong công tác, trong lao động sản xuất và được đào tạo qua các lớp chuyên môn. Với đầy đủ máy móc, thiết bị sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc, được sự quan tâm và
tín nhiệm của các chủ khách hàng, nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trẻ, năng động sáng tạo,… Đất nước đang trong thời kì hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành nói chung và các công ty xây dựng nói riêng. Đây là động lực cho mỗi công ty tự hoàn thiện mình để sẵn sàng bước vào thế cạnh tranh mới.
3.3.2 Khó khăn
Nguồn lao động chính là lao động thời vụ, trình độ tay nghề và tác phong công việc chưa cao, công tác quản lý và bảo quản vật tư tại công trình còn gặp nhiều khó khăn, tình hình già cả thị trường biến động phức tạp theo xu hướng tăng giá như vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ,… đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
3.3.3 Phương hướng hoạt động - Hoạt động kinh doanh - Hoạt động kinh doanh
+ Doanh thu tăng trưởng bình quân 20%/ năm
+ Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, thương hiệu được nâng cao + Cơ giới hóa 70% trong sản xuất sản phẩm
+ Sản phẩm sản xuất đa dạng nhiều chủng loại đáp ứng yêu cầu của khách hang.
+ Tỷ suất lời được tăng lên, thu nhập bình quân tối thiểu là 8%/ năm. - Triết lý và phương châm quản trị
Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn hoạt động trên cơ sở:
Coi trọng chữ tín đối với khách hàng (uy tín).
Không ngừng cải tiến hoạt động quản lý để đảm bảo (chất lượng) cao nhất.
Coi chiến lược con người làm trọng và là yếu tố then chốt để vươn đến thành công.
Tôn trọng pháp luật, mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành sản xuất nhôm kính, ngành xây dựng nói riêng và cả nước nói chung.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ PHÍ
Để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí. Căn cứ ứng xử là đặc điểm của mọi hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Trong doanh nghiệp, các loại chi phí khác nhau chủ yếu là do căn cứ ứng xử khác nhau. Để xác định căn cứ ứng xử, kế toán nên chú ý việc xem xét phạm vi của chi phí hoặc các nhóm chi phí khác nhau do khác căn cứ ứng xử. Sự tương quan giữa chi phí và căn cứ ứng xử càng chặc chẽ, càng hiểu chính xác cách ứng xử chi phí. Từ đó giúp cho việc tách toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty thành chi phí khả biến và bất biến được tiến hành một cách thuận lợi hơn.
Nói chung, những chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như khối lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng công nhân sử dụng,… gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí. Và khi phân tích chi phí theo cách ứng xử, thì việc xác định phạm vi phù hợp là rất quan trọng. Phạm vi phù hợp trình bày mức độ hoạt động mà trong đó sự ứng xử của các loại chi phí là hoàn toàn tuyến tính. Vượt qua khỏi phạm vi phù hợp thì cần đánh giá lại chi phí. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ ứng xử chi phí của các dòng sản phẩm phát sinh tại công ty được tổng hợp như sau:
Bảng 4.1. Căn cứ ứng xử của 3 sản phẩm
Chi phí Căn cứ ứng xử của chi phí Nhận dạng Chi phí nguyên vật liệu Số lượng sản phẩm sản xuất ra BP Chi phí nhân công Số giờ lao động trực tiếp BP
Chi phí sản xuất chung HH
- Chi phí nhiên liệu Số giờ máy chạy BP
- Chi phí vận chuyển từ kho NVL đến xưởng SX
Số sản phẩm sản xuất được BP - CP mua thiết bị sửa chữa Số sản phẩm sản xuất được ĐP - CP khấu hao Số sản phẩm sản xuất được ĐP - CP lương QL phân xưởng Số sản phẩm sản xuất được ĐP Chi phí quản lý doanh nghiệp Số lượng sản phẩm tiêu thụ ĐP Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí, kế toán chia chi phí thành các loại như sau:
4.1.1 Chi phí khả biến
Để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí, tách toàn bộ chi phí kinh doanh của công ty thành chi phí khả biến và chi phí bất biến.
Chi phí khả biến của Công ty gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung.
Biết rằng để sản xuất ra những sản phẩm này thì phải tốn chi phí đầu vào và đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, ta có thể tách ra 2 loại chi phí cơ bản nhất là chi phí khả biến và chi phí bất biến.
- Chi phí khả biến gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp và vật liệu gọi chung là chi phí nguyên vật liệu. Trong đó, có chi phí nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ. Nguyên liệu chính gồm nguyên liệu dùng để sản xuất ra các sản phẩm đó là nguyên liệu nhôm, kính,… Nguyên liệu phụ: sơn chống rỉ, khóa…
- Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm gồm chi phí ở phân xưởng và các nhóm của Công ty.
- Biến phí sản xuất chung ta có những chi phí sau: chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển,…
- Chi phí bất biến gồm chi phí quản lý, định phí sản xuất chung.
4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.
a Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2010
Bảng 4.2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2010 Đơn vị tính: đồng Năm 2010
Chỉ tiêu
Lượng sx (m2) Chi phí đ/m2 Tổng chi phí Cửa di nhôm kính 310,25 253.415 78.622.000 Cửa nhôm kính 305,19 256.915 78.408.004 Cửa sổ nhôm kính 564,31 306.227 172.807.000
Tổng 1.179,75 x 329.837.004
Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang
Qua bảng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng trong năm 2010, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất mặt hàng cửa sổ nhôm kính có chi phí cao nhất trong các mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 47,8% trong tổng sản lượng sản xuất và chi phí chiếm 52,4% trong tổng chi phí. Đối với các mặt hàng còn lại lần lượt có tỷ trọng 26,3% trong tổng sản lượng sản xuất và tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 23% đối với cửa di nhôm kính và tỷ trọng 25,8% trong tổng sản lượng sản xuất và tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 23,7% đối với cửa nhôm kính. Việc so sánh giữa tỷ trọng sản lượng sản xuất trên từng mặt hàng cũng như chi phí sản xuất thì ta thấy ở cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính có hiệu quả hơn về việc sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với cửa sổ nhôm kính. Cụ thể, cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính có mức chênh lệch tỷ trọng giữa sản lượng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở mức khoảng 2% đến 3% nhưng riêng cửa sổ nhôm kính thì mức chênh lệch tỷ trọng giữa sản lượng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoảng 5%. Với mức chênh lệch trên thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính của Công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả so với 2 mặt hàng còn lại.
b Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011
Bảng 4.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 sản phẩm năm 2011
Đơn vị tính: đồng Năm 2011
Chỉ tiêu
Lượng sx (m2) Chi phí đ/m2 Tổng chi phí Cửa di nhôm kính 507,65 361.092 183.308.400
Cửa nhôm kính 511,25 242.192 123.820.418
Cửa sổ nhôm kính 390,15 246.064 96.002.000
Tổng 1.409,05 x 403.130.400
Trong năm 2011 hai mặt hàng của di nhôm kính và cửa nhôm kính được sản xuất với sản lượng cao hơn năm 2010, trong đó cửa nhôm kính được sản xuất với sản lượng cao nhất 511,25m2 nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra mặt hàng này thấp hơn so với cửa di nhôm kính. Nguyên nhân sản lượng sản xuất của hai mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính được sản xuất với sản lượng lớn là do trong năm Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng đối với hai mặt hàng này và cửa sổ nhôm kính nhận được ít hơn so với hai sản phẩm còn lại nên sản lượng sản xuất của cửa sổ nhôm kính thấp hơn năm 2010. Riêng về cửa di nhôm kính được sản xuất với sản lượng thấp hơn cửa nhôm kính nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra mặt hàng này lại cao nhất trong 3 mặt hàng là do yêu cầu của khách hàng muốn tăng chất lượng kính màu chịu lực với chi phí cao.
c Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của năm 2012
Bảng 4.4 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2012
Đơn vị tính: đồng
Năm 2012 Chỉ tiêu
Lượng sx (m2) Chi phí đ/m2 Tổng chi phí Cửa di nhôm kính 509,78 378.792 193.100.700
Cửa nhôm kính 399,29 264.470 130.600.058
Cửa sổ nhôm kính 345,45 363.031 100.409.000
Tổng 1.254,52 424.109.758
Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang
Đến năm 2012 thì mặt hàng cửa di nhôm kính lại được sản xuất với sản lượng cao và chi phí nguyên liệu trực tiếp để sản xuất mặt hàng này cũng cao. Đối với cửa nhôm kính lại sản xuất giảm so với năm 2011. Nguyên nhân sản lượng sản xuất của Công ty tăng giảm liên tục qua các năm đều tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng nên những mặt hàng cửa đều sản xuất với sản lượng khác nhau và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất các mặt hàng cũng khác nhau.
Qua 3 năm thì mặt hàng cửa di nhôm kính có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị cao nhất và mặt hàng này được sản xuất với sản lượng tăng qua từng năm nên tổng chi phí nguyên vật trực tiếp của mặt hàng này cũng cao hơn các mặt hàng còn lại, đối với mặt hàng cửa nhôm kính có mức tăng giảm không ổn định qua 3 năm và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của mặt hàng này cũng có xu hướng tăng giảm không ổn định theo sản lượng, ở mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tổng chi phí qua từng năm tăng giảm khác nhau mặc dù sản xuất với sản lượng thấp nhưng do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên
từng m2 sản phẩm của mặt hàng này đều tăng giảm qua từng năm nên tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của mặt hàng cũng tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể: - Cửa di nhôm kính: Trong năm 2011 thì sản lượng sản xuất của mặt hàng này tăng hơn 197m2 so với năm 2010, tương đương tăng 64% và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị để sản xuất cũng tăng 107.000 đồng, tương ứng với mức tăng 42%. Năm 2012, thì sản lượng của mặt hàng này tăng tương đối ít so với năm 2011 với mức tăng 2m2 và chi phí NVL TT để sản xuất tính trên từng m2 của mặt hàng này tăng 17.700 đồng, tương ứng với mức tăng 5%. Nguyên nhân chi phí NVL TT của năm 2011 và năm 2012 tăng hơn so với năm 2010 là do khách hàng đặt hàng với yêu cầu nguyên liệu kính màu với chất lượng tốt nên đã làm cho chi phí 2 năm này tăng cao.
- Cửa nhôm kính: Trong năm 2011 thì sản lượng sản xuất của mặt hàng này tăng hơn 206m2 so với năm 2010, tương đương tăng 67% nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị lại giảm 14.723 đồng, tương ứng với mức giảm 5,7%. Nguyên nhân năm 2011 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị giảm so với năm 2010 là Công ty sản xuất cửa với chất lượng kính và nhôm thanh loại rẻ nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất 1m2 cửa nhôm kính trong năm 2011 giảm. Năm 2012, sản lượng sản xuất của mặt hàng này giảm so với năm 2011 là 111m2 nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị của mặt hàng này lại tăng cao so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 Công ty sử dụng chi phí nguyên vật liệu kính loại tốt để sản xuất theo đơn đặt hàng nên đã làm cho chi phí nguyên vật liệu của năm tăng cao.
- Cửa sổ nhôm kính: Năm 2011 sản lượng sản xuất của mặt hàng này giảm so với năm 2010 là 174m2 và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị thấp hơn so với năm 2010 là 60.163 đồng/m2. Nguyên nhân chi phí tăng trong năm 2011 là do Công ty sử dụng chi phí nhôm thanh và kính chất lượng thấp để sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị của mặt hàng này trong năm 2011 giảm so với năm 2010. Năm 2012, sản lượng sản xuất của mặt hàng này giảm so với năm 2011 là 44m2, nhưng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị tăng 116.967 đồng/m2. Nguyên nhân trong năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng là do trong năm 2012 Công ty sử dụng chi phí kính chất liệu tốt nên chi phí trong năm tăng cao.
4.1.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Việc sản xuất 3 mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính cùng chung 1 phân xưởng sản xuất, quá trình gia công và sản xuất của 3 mặt hàng tương đối giống nhau nên mỗi công nhân có thể sản xuất nhiều loại cửa khác nhau. Do đó, việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được Công
ty căn cứ vào giá của 1 giờ công lao động trực tiếp và thời gian cần thiết để sản xuất ra 1m2 sản phẩm.
Được biết trong 1 năm phân xưởng sản xuất của Công ty hoạt động vào khoảng 300 ngày (không kể ngày nghĩ và ngày lễ), mỗi ngày Công ty hoạt động 8h, từ đó ta có thể tính được tổng số giờ hoạt động của Công ty trong 1 năm là 2.400h đối với 1 công nhân. Thời gian cần thiết để sản xuất ra 1m2 sản phẩm của từng mặt hàng là tương đối bằng nhau khoảng 16,3h/m2. Và giá của 1 giờ công lao động trực tiếp được tính bằng cách lấy tổng chi phí nhân công trực tiếp chia cho tổng số giờ lao động. Do định mức giờ để sản xuất ra các sản phẩm tương đối bằng nhau 16,3h/m2 nên 1 giờ công sản xuất của các mặt hàng tương đối bằng nhau là 0,06m2/giờ.
Với cách tính trên ta lập được bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2010.
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2010
Đơn vị tính: đồng Sản phẩm Sản lượng sản xuất (m2) Tổng chi phí NC TT
Cửa di nhôm kính 310,25 84.740.149
Cửa nhôm kính 305,19 83.349.318
Cửa sổ nhôm kính 564,31 153.644.933
Tổng 1.179,75 321.731.000
Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang
Thông qua bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 ta thấy mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tổng chi phí nhân công cao nhất trong 3 mặt hàng. Nguyên nhân là do trong năm mặt hàng này được sản xuất với sản lượng