Các chỉ tiêu trong phân tích CVP

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng trung quang (Trang 69)

4.3.2.1 Số dư đảm phí

Như phần cơ sở lý luận đã trình bày tổng số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí khả biến. Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị. Căn cứ vào bảng 4.18, bảng 4.19 và bảng 4.20 với cách tính như vậy ta thấy SDĐP đơn vị của mỗi mặt hàng qua từng năm tăng giảm không đồng đều. Cụ thể:

- Trong năm 2011 đối với cửa di nhôm kính SDĐP đơn vị giảm hơn 98.000 đ/m2 với tỷ lệ giảm tương ứng khoảng 57,3% so với năm 2010, cửa nhôm kính có SDĐP đơn vị cũng giảm giống như cửa di nhôm kính với mức giảm hơn 95.000 đ/m2, tương ứng với tỷ lệ giảm 50,2%. Nguyên nhân SDĐP đơn vị của 2 mặt hàng này giảm là do trong năm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất 2 mặt hàng này tăng cao kéo theo chi phí khả biến tăng, biết SDĐPđv = giá bán – CPKBđv nên trong trường hợp này SDĐP sẽ giảm. Ngược lại cửa sổ nhôm kính thì SDĐP đơn vị tăng hơn so với năm 2010 là khoảng 60.000 đ/m2, tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 30,3%.

- Đến năm 2012 thì SDĐP đơn vị của mặt hàng cửa sổ nhôm kính giảm 31.700 đ/m2, tức giảm khoảng 12,5% so với năm 2011. Mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính tăng lần lượt là 15.210 đ/m2 và 11.924 đ/m2, với tỷ lệ tăng tương ứng lần lượt là 9,18% và 6,6%.

Như vậy, chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐPđv x lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. Công thức này thể hiện rõ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Có thể nói SDĐP tỷ lệ thuận với lợi nhuận, do đó sản phẩm nào có SDĐP càng lớn thì khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận ta quan sát các bảng số liệu theo từng năm như sau:

- Năm 2010.

Bảng 4.21 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2010

Đơn vị tính: đồng Lợi nhuận tăng thêm

Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Số dư đảm phí đơn vị 263.839 280.401 191.858 Sản lượng trên mức hòa vốn

1 263.839 280.401 191.858

10 2.638.390 2.804.010 1.918.580

100 26.383.900 28.040.100 19.185.800

1000 263.839.000 280.401.000 191.858.000

10.000 2.638.390.000 2.804.010.000 1.918.580.000 Qua ví dụ khảo sát trên, chúng ta thấy rõ được mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, nếu sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều thì sản phẩm nào có SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Cùng một lượng trên mức hòa vốn thì lợi nhuận tăng thêm của cửa nhôm kính là nhiều nhất do SDĐPđv lớn nhất 280.401 đồng khi đó ở mức sản lượng trên mức hòa vốn 1000, thì lợi nhuận tăng thêm của cửa nhôm kính là 280.401.000 đồng, và lợi nhuận của sản phẩm cửa sổ nhôm kính là thấp nhất do SDĐP thấp hơn 2 mặt hàng còn lại khi sản lượng trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận là 1.918.580 đồng, khi sản lượng vượt qua hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm là 191.858.000 đồng. Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn càng xa thì lợi nhuận tăng thêm càng cao.

- Năm 2011.

Bảng 4.22 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2011

Đơn vị tính: đồng Lợi nhuận tăng thêm

Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Số dư đảm phí đơn vị 165.709 180.630 252.557 Sản lượng trên mức hòa vốn

1 165.709 180.630 252.557

10 1.657.090 1.806.300 2.525.570

100 16.570.900 18.063.000 25.255.700

1000 165.709.000 180.630.000 252.557.000

Năm 2011 ta có, mặt hàng cửa sổ nhôm kính có SDĐPđv cao nhất trong 3 mặt hàng, khi sản lượng trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận là 2.525.570 đồng, khi sản lượng trên mức hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm là 252.557.000 đồng. Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn càng xa thì lợi nhuận tăng thêm càng cao. Trong 3 mặt hàng thì cửa sổ nhôm kính mang lại lợi nhuận tăng thêm cao nhất, trong khi đó mặt hàng cửa di nhôm kính có SDĐPđv thấp nhất, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận tăng thêm là 1.657.090 đồng và khi sản lượng trên mức hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm là 165.709.000 đồng.

- Năm 2012:

Bảng 4.23 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong năm 2012

Đơn vị tính: đồng Lợi nhuận tăng thêm

Chỉ tiêu Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Số dư đảm phí đơn vị 180.919 192.554 220.859 Sản lượng trên mức hòa vốn

1 180.919 192.554 220.859

10 1.809.190 1.925.540 2.208.590

100 18.091.900 19.255.400 22.085.900

1000 180.919.000 192.554.000 220.859.000

10.000 1.809.190.000 1.925.540.000 2.208.590.000 Năm 2012 ta có, mặt hàng cửa sổ nhôm kính có SDĐPđv cao nhất trong 3 mặt hàng, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận là 2.208.590 đồng, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm là 220.859.000 đồng. Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn càng xa thì lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng cửa sổ nhôm kính càng cao. Bên cạnh đó, cửa di nhôm kính có SDĐPđv thấp nhất, khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 10 thì lợi nhuận tăng thêm là 1.809.190 đồng và khi sản lượng tiêu thụ trên mức hòa vốn là 1000 thì lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng này là 180.919.000 đồng.

Qua 3 năm thì ta thấy cửa sổ nhôm kính năm 2011 và năm 2012 có SDĐPđv nhiều hơn so với SDĐPđv năm 2010, mặt hàng cửa sổ nhôm kính có SDĐPđv nhiều hơn thì sẽ mang lại lợi nhuận tăng thêm cao hơn cửa sổ nhôm kính của hai năm 2010. Ngược lại, cửa di nhôm kính của năm 2011 và năm 2012 có SDĐPđv thấp hơn hai năm 2010, điều này cũng cho thấy lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng cửa di nhôm kính trong năm 2011 và năm 2012 thấp hơn hai năm 2010.

Do đó, ta có thể kết luận rằng: Nếu sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều thì mặt hàng nào có SDĐP càng lớn thì mang lại lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Vì thế, SDĐP là cơ sở để công ty có thể đặt trọng tâm hơn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng có SDĐP lớn hơn, vì nó mang lại lợi nhuận cao hơn.

Và qua khái niệm SDĐP, chúng ta cũng có thể tính được độ chênh lệch lợi nhuận của các sản phẩm khi đã vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy cùng một lượng tiêu thụ tăng thêm nhân với độ lệch của SDĐP.

Ngoài ra SDĐP còn có ý nghĩa đối với nhà quản trị công ty trong quá trình ra quyết định kinh doanh nên chú trọng quan tâm đến mặt hàng nào hơn. Tuy nhiên, quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố khác không thay đổi như: giá bán, địa điểm giao hàng có thuận lợi không,…nên nó chỉ có ý nghĩa tham khảo. Và một điểm nữa, chỉ qua khái niệm SDĐP mà kết luận nghĩ sản xuất sản phẩm nào đó do lợi nhuận thấp là hơi vội vàng. Do đó, để có quyết định đúng đắn thì ngoài khái niệm này các nhà quản trị luôn kết hợp sử dụng với

các khái niệm khác mà chúng ta sẽ gặp ở các phần sau.

4.3.2.2 Tỷ lệ số dư đảm phí

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận căn cứ vào SDĐP còn tồn tại nhiều nhược điểm là chưa cung cấp cho người quản lý có cái nhìn tổng quát, giác độ toàn bộ tổ chức kinh doanh nhiều loại sản phẩm hay dịch vụ, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm hay dịch vụ không thể tổng hợp ở từng xí nghiệp. Vì thế, đôi khi làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có thể hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng tỷ lệ SDĐP để phân tích thông qua các bảng sau:

Bảng 4.24 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2010

Đơn vị tính: đồng Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Chỉ tiêu Tổng % Tổng % Tổng % DT 263.712.500 100 265.515.300 100 468.377.300 100 CPKB 181.856.579 68,96 179.939.644 67,77 360.110.179 76,88 SDĐP 81.855.921 31,04 85.575.656 32,23 108.267.121 23,12 CPBB 75.191.665 - 79.550.583 - 97.971.018 - LN 14.991.223 - 14.787.933 - 8.790.276 -

Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2010 tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa nhôm kính có tỷ lệ SDĐP cao hơn 2 mặt hàng còn lại. Cụ thể: tỷ lệ SDĐP cửa nhôm kính là 32,23% cao hơn tỷ lệ SDĐP cửa di nhôm kính là 1,19% và cao hơn tỷ lệ SDĐP cửa sổ nhôm kính là 9,21%. Với tỷ lệ SDĐP ta sẽ biết được cứ 100% doanh thu của cửa nhôm kính thì có 32,23% là tỷ lệ SDĐP và lợi nhuận hoặc cứ 100 đồng doanh thu thì có 32,23 đồng lợi nhuận và định phí. Bảng 4.25 Tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm năm 2011

Đơn vị tính: đồng Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Chỉ tiêu Tổng % Tổng % Tổng % DT 431.502.500 100 383.437.500 100 319.923.000 100 CPKB 347.380.258 80,5 289.103.364 75,4 221.388.053 69,2 SDĐP 84.122.242 19,5 94.334.136 24,6 98.035.947 30,8 CPBB 82.828.782 - 88.169.658 - 69.145.909 - LN 1.293.460 - 6.164.478 - 29.389.038 -

Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang

Trong năm 2011 thì tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ cao hơn 2 mặt hàng còn lại với tỷ lệ là 30,8% cao hơn tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa di nhôm kính 11,3% và cao hơn mặt hàng cửa nhôm kính 6,2%. Qua phân tích tỷ lệ SDĐP nhà quản trị có thể dễ dàng nhận biết được cứ trong 100% thì sẽ có tỷ lệ SDĐP tương ứng của từng mặt hàng.

Bảng 4.26 Tỷ lệ số dư đảm phí của các sản phẩm năm 2012

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH MTV ĐT và XD Trung Quang

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ cao hơn hai mặt hàng cửa di nhôm kính và cửa nhôm kính. Cụ thể: tỷ lệ SDĐP cửa sổ nhôm kính là 26,93% cao hơn tỷ lệ SDĐP cửa di nhôm kính là 6,13% và cao hơn tỷ lệ SDĐP cửa nhôm kính là 3,03%.

Qua 3 năm thì mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tỷ lệ SDĐP cao nhất trong 2 năm 2011 và 2012, riêng mặt hàng cửa di nhôm kính thì có tỷ lệ SDĐP thấp nhất trong 2 năm 2011 và 2012. Từ đó có thể cho thấy khi doanh thu tăng lên 1 lượng thì lợi nhuận sẽ tăng 1 lượng bằng với doanh thu nhân với tỷ lệ SDĐP. Vậy mặt hàng nào có tỷ lệ SDĐP càng cao thì lợi nhuận tăng lên sẽ càng nhiều nếu doanh thu tăng.

Để thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận qua khái niệm tỷ lệ SDĐP, chúng ta giả sử trường hợp năm 2012 Công ty có kế hoạch tăng thêm doanh thu của cửa sổ nhôm kính là 100.000.000 đồng. Khi đó, nhà quản trị sẽ dự đoán được lợi nhuận tăng thêm dựa vào SDĐP là: 100.000.000 x 26,93% = 26.930.000 đồng (giả sử các chi phí khác không đổi).

Giống như SDĐP, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP để dự kiến lợi nhuận khi có biến động doanh thu cũng rất dễ dàng, bằng những con số tương đối chúng ta có thể thấy được đơn vị sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao nhất để bù đắp cho chi phí bất biến và thu nhiều lợi nhuận, tuy nhiên để quyết định đúng đắn nhà quản trị cũng nên xem xét các yếu tố khác như năng lực sản xuất có thể sử dụng ngay được, mức bão hòa của thị trường,…nếu các yếu tố này điều thay đổi thì Công ty nên tập trung vào những mặt hàng có tỷ lệ SDĐP cao nhất.

Như đã nói ban đầu, các mặt hàng này là khác nhau và không thể thay thế cho nhau do đó nhà quản trị không thể tăng sản lượng sản phẩm này thay thế cho mặt hàng khác trong cùng một hợp đồng. Và cũng không thể tăng doanh thu của sản phẩm này thay thế cho sản phẩm khác.

Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Chỉ tiêu Tổng % Tổng % Tổng % DT 443.508.600 100 331.410.700 100 283.269.000 100 CPKB 351.279.480 72,9 254.525.669 76,1 206.973.319 73,07 SDĐP 95.070.233 20,8 76.885.031 23,9 76.295.681 26,93 CPBB 92.229.120 - 67.202.038 - 61.551.431 - LN 9.138.927 - 9.682.993 - 14.744.250 -

Bên cạnh SDĐP và tỷ lệ SDĐP thì kết cấu chi phí là một chỉ tiêu cũng

không kém phần quan trọng trong việc phân tích mô hình C – V – P.

4.3.2.3 Kết cấu chi phí

Như phần lý thuyết đã trình bày thì đây là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa tỷ lệ định phí và biến phí chiếm trong tổng chi phí kinh doanh của Công ty. Nếu Công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ làm cho tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng giảm nhiều hơn; gặp thuận lợi, tốc độ phát triển nhanh, gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì phá sản diễn ra nhanh chóng. Nếu Công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ (mức đầu tư thấp) làm cho chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn, hay tỷ lệ SDĐP nhỏ. Nếu tăng doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm ít hơn dẫn đến tốc độ phát triển chậm; rủi ro thấp nhưng nếu gặp rủi ro thì thiệt hại sẽ thấp hơn. Do đó, Công ty cần phải xác lập một kết cấu chi phí riêng từng các đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Việc lập kết cấu chi phí phải xem xét các yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn trước mắt của doanh nghiệp, quan niệm của nhà quản trị đối với rủi ro,… Từ căn cứ trên ta lập bảng kết cấu chi phí của 3 mặt hàng qua từng năm như sau:

a Kết cấu chi phí năm 2010

Bảng 4.27 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2010

Đơn vị tính: đồng Cửa di nhôm kính Cửa nhôm kính Cửa sổ nhôm kính Chỉ

tiêu Số tiền % Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng 248.721.277 100 259.490.227 100 458.081.197 100 CPKB 181.856.579 73,1 179.939.644 69,3 360.110.179 78,6 CPBB 66.864.698 26,9 79.550.583 30,7 97.971.018 21,4 Để thấy rõ hơn, ta thể hiện tỷ lệ chi phí khả biến và chi phí bất biến trong kết cấu chi phí của từng mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính trên đồ thị sau:

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy chi phí khả biến của tất cả các mặt hàng đều

chiếm tỷ trọng cao từ 70 – 80%. Điều này xuất phát từ loại hình kinh doanh của Công ty là bán thủ công nên chi phí bất biến như đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng không lớn.

Các mặt hàng trong năm 2010 thì mặt hàng có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao nhất là mặt hàng cửa sổ nhôm kính 78,48%, nguyên nhân chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu của mặt hàng này trong năm 2010 cao. Điều đó làm tỷ lệ SDĐP của mặt hàng cửa sổ nhôm kính nhỏ hơn các sản phẩm khác. Do đó, khi tăng doanh thu thì lợi nhuận của mặt hàng này tăng giảm cũng ít hơn. Đối với mặt hàng cửa nhôm kính có kết cấu chi phí tốt hơn vì chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 sản phẩm 30,87% nên khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn các sản phẩm khác.

Giả sử giảm 10% biến phí, doanh thu và định phí không đổi để xem khi

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng trung quang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)