khoản chi phí nhằm tăng số dư đảm phí của mặt hàng cửa nhôm kính.
- Mặt hàng cửa sổ nhôm kính
Trong 3 năm thì năm 2010 mặt hàng cửa sổ nhôm kính có tình hình tiêu thụ cao nhất 564,31m2
, với doanh thu 468.377.300 đồng. Còn ở năm 2012 cửa sổ nhôm kính có tình hình tiêu thụ 345,45 m2
, với doanh thu 283.269.000 đồng.
Đây là mặt hàng có thời gian hòa vốn giảm dần qua 3 năm và SDĐP có năm 2011 tăng 60.699 đồng, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 31.698 đồng nhưng tăng so với năm 2010 là 29.001 đồng. Với SDĐP tương đối cao thì lợi nhuận của mặt hàng này sẽ tăng nhanh nếu doanh thu tăng.
5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY CHO CÔNG TY
Việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận giúp chúng ta thấy được phần nào hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua từng năm thì Công ty hoạt động chưa thật sự hiệu quả, lợi nhuận mang lại qua từng năm không cao, sản lượng tiêu thụ của tùng mặt hàng qua từng năm không tăng thậm chí còn giảm. Nguyên nhân là do biến động thị trường nên ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của Công ty.
Và sau đây là một số giải pháp đề xuất để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất:
- Tăng doanh thu:
Công ty nên tăng sản lượng bán ra để giúp cho doanh thu của các mặt hàng tăng, Công ty nên có những chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng sản lượng như quảng cáo để có thể giúp khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó Công ty nên sản xuất các mặt hàng với nhiểu mẫu mã đa dạng để có thể cạnh tranh trên thị trường, Công ty cũng nên hạn chế tối đa việc tăng giá bán vì hiện nay trên thị trường có nhiều đối thủ canh tranh nên việc tăng giá bán có thể sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty. - Nguyên vật liệu:
Để tránh chi phí hao hụt khi thu mua nguyên vật liệu Công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho. Ngoài ra để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao cần cải tiến cộng tác bảo quản vừa giảm hư hỏng kém phẩm chất, vừa giảm chi phí chế biến lại.
Khi nguyên liệu tăng giá: Lúc này Công ty nên dự đoán tình hình thị trường của nguyên vật liệu nhất là các loại có mức biến động cao. Khi Công ty dự đoán được tình hình thị trường giá những loại này sẽ tăng thêm nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí, lợi nhuận. Trường hợp không dự đoán được Công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ để giảm ảnh hưởng của giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm Công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Công ty nên phát huy mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu để mua được giá rẻ hơn.
- Giảm chi phí nhân công.
Bằng cách tăng năng suất lao động, nghiên cứu cải tiến công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động. Bên cạnh đó Công ty nên áp dụng chế độ khen thưởng cho thập thể, cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giảm chi phí sản xuất chung: Công ty nên áp dụng nhiều biện pháp để giảm chi phí có hiệu quả, Công ty nên phát huy hơn nữa mặt này để góp phần giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho Công ty. Nên tránh sự tồn động hàng hóa trong kho quá lâu tuy nhiên đều này cũng rất bất lợi là không chủ động được nguồn hàng trong hợp đồng với đối tác. Nên có kế hoạch mua sắm và sử dụng công cụ, dụng cụ hợp lý.
- Chi phí quản lý hành chính.
Lập dự toán chi phí để giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Phòng kế toán phải kiểm tra theo dõi nếu có những khoản chi phí không hợp lệ thì kiên quyết không thanh toán.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Phân tích mối quan hê chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc làm thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hóa lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy, công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Mặc khác, công ty sẽ dựa trên mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận đề đề ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Để hoạt động kinh doanh ngày càng được nhiều thành công hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn thì đòi hỏi nhà quản lý công ty phải đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tại của công ty. Do đó, nhà quản lý cần hiểu rõ tình hình hoạt động của toàn công ty, cũng như từng nhóm hàng, mặt hàng. Thế nên, việc phân tích mối quuan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong công ty là vấn đề hết sức cần thiết.
Luận văn đã đi sâu vào phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính tại công ty. Thông qua phân tích các chỉ tiêu cơ bản thể hiện mối quan hệ CVP như sau: chỉ tiêu số dư đảm phí, chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động đã cho thấy rõ được mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại: sản lượng tiêu thụ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính, thấy được những tích cực và hạn chế trong việc kinh doanh cuaả từng mặt hàng mang lại. Để từ đó nhà quản lý đưa ra các chiến lược kinh doanhthích hợp. Đồng thời, luận văn cũng ứng dụng việc phân tích mối quan hệ CVP vào phân tích điểm hòa vốn cua3 từng mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính để biết được sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng, đây là điểm khởi đầu xác định sản lượng phải bán, doanh thu tiêu thụ mà công ty cần đạt được để có thể mang lại lợi nhuận. Va như thế, xác định điểm hòa vốn là bước đầu trong quá trình lập kế hoạch của công ty.
Bên cạnh đó, phân tích mối quan hệ CVP cho thấy được sự ảnh hưởng rất lớn của chi phí đến lợi nhuận, vì thế để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, công ty cần kiểm soát chi phí của từng mặt hàng, biết được ưu nhược điểm của kết cấu chi phí để đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát và tiết kiệm chi phí.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trong thời gian thực tập tại công ty , trãi qua quá trình tiếp xúc thực tiễn, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của toàn công ty nói chung và phân tích mối quan hệ CVP của các mặt hàng cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính, cửa sổ nhôm kính tại công ty. Tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty đạt được nhiều thành công, công ty đang trên đà phát triển, đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Để công ty hoaạt động tốt hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn, tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau:
- Công ty cần tổ chức một tổ nghiên cứu, dự báo tình hình giá cả thị trường, dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai để có được lượng dự trữ hàng hóa ở mức hợp lý nhất.
- Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lao động an toàn để người lao động có thể yên tâm làm việc đem lại hiệu suất cao nhất gắn bó với công ty lâu dài.
- Giữa các phòng ban phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất với nhau trong công việc vì mục tiêu chung để cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty ngày càng phát triển đi lên và ngày càng đứng vững trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Thống kê.
3. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2000. Kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Thống kê.
5. Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011. Kế toán quản trị. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Lao động.
6. Lê Phước Hương, 2011. Kế toán quản trị 1. Cần Thơ: Nhà xuất bản
Đại học Cần Thơ
7. Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001. Kế toán quản trị. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
8. Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao
thông vận tải.
9. Đào Văn Tài và các cộng sự, 2003. Kế toán quản trị áp dụng cho các
Doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.
10. Đoàn Xuân Tiên, 2007. Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp.
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.
11.Trần Đình Phụng, 1998. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Trẻ.