4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ PHÍ
Để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí. Căn cứ ứng xử là đặc điểm của mọi hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Trong doanh nghiệp, các loại chi phí khác nhau chủ yếu là do căn cứ ứng xử khác nhau. Để xác định căn cứ ứng xử, kế toán nên chú ý việc xem xét phạm vi của chi phí hoặc các nhóm chi phí khác nhau do khác căn cứ ứng xử. Sự tương quan giữa chi phí và căn cứ ứng xử càng chặc chẽ, càng hiểu chính xác cách ứng xử chi phí. Từ đó giúp cho việc tách toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty thành chi phí khả biến và bất biến được tiến hành một cách thuận lợi hơn.
Nói chung, những chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như khối lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng công nhân sử dụng,… gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí. Và khi phân tích chi phí theo cách ứng xử, thì việc xác định phạm vi phù hợp là rất quan trọng. Phạm vi phù hợp trình bày mức độ hoạt động mà trong đó sự ứng xử của các loại chi phí là hoàn toàn tuyến tính. Vượt qua khỏi phạm vi phù hợp thì cần đánh giá lại chi phí. Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ ứng xử chi phí của các dòng sản phẩm phát sinh tại công ty được tổng hợp như sau:
Bảng 4.1. Căn cứ ứng xử của 3 sản phẩm
Chi phí Căn cứ ứng xử của chi phí Nhận dạng Chi phí nguyên vật liệu Số lượng sản phẩm sản xuất ra BP Chi phí nhân công Số giờ lao động trực tiếp BP
Chi phí sản xuất chung HH
- Chi phí nhiên liệu Số giờ máy chạy BP
- Chi phí vận chuyển từ kho NVL đến xưởng SX
Số sản phẩm sản xuất được BP - CP mua thiết bị sửa chữa Số sản phẩm sản xuất được ĐP - CP khấu hao Số sản phẩm sản xuất được ĐP - CP lương QL phân xưởng Số sản phẩm sản xuất được ĐP Chi phí quản lý doanh nghiệp Số lượng sản phẩm tiêu thụ ĐP Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí, kế toán chia chi phí thành các loại như sau: