Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng trung quang (Trang 40)

Để phù hợp với điều kiện quản lý chỉ đạo và phục vụ quá trình sản xuất, công ty đã xây dựng bộ máy quản lý điều hành theo mô hình trực tuyến chức năng dựa trên quan hệ chỉ đạo báo cáo thống nhất và chặc chẽ giữa các bộ phận. Mỗi bộ phận điều đảm nhận những chức năng và nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho quá trình sản xuất, hoạt động của công ty diễn ra liên tục, kịp thời và có hiệu quả.

Nguồn: Phòng kế toán

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý.

Ban giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, điều hành mọi hoạt động trrong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng kế toán: Đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ cập nhật, giải quyết, xử lý các thông tin về nghiệp vụ kế toán và báo cáo lên giám đốc.

Phòng kế hoạch kinh doanh: Trực tiếp giao dịch, liên hệ khách hàng và bán hàng, đôn đốc các bộ phận chức năng và các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và các công tác khác.

Giám đốc Phòng kế toán Xưởng sản xuất Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức – hành chính

Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý hành chính và những vấn đề liên quan đến nhân sự của toàn công ty.

Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, tổ chứcc việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty.

Đội nhân công: Chịu trách nhiệm sản xuất, thi công các công trình. Xưởng sản xuất: là phân xưởng sản xuất chính trong công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác sản xuất theo kế hoạch của công ty, quản lý toàn bộ thiết bị dụng cụ, vật tư, phụ tùng của phân xưởng. Hoàn thành các công việc được giao theo kế hoạch và các công việc phục vụ kịp thời cho sản xuất. 3.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Từ khi thành lập tới nay, công tác tài chính kế toán của công ty được tổ chức rất chặc chẽ. Bộ phận kế toán được tổ chức khá hoàn chỉnh bao gồm các phần hành kế toán, đảm nhiệm từ việc ghi chép, xử lý chứng từ ban đầu, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Nguồn: Phòng kế toán

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán của công ty

Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có trách nhiệm giúp Giám Đốc thực hiện việc kế toán thống kê, chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo bao quát chung, bố trí công việc phù hợp với mỗi người, quan hệ với các phòng ban, cơ quan quản lý cấp trên.

Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu trong các nhật kí và các bộ phận khác của bộ phận kế toán, tập hợp và thu thập các chi phí phát sinh và chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm.

Kế toán viên: Theo dõi tình hình thu, chi và các phát sinh khác của doanh nghiệp.

Thủ quỷ Kế toán viên

Kế toán trưởng

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ kiểm tra thủ tục, chứng từ, con dấu hợp lý, hợp pháp. Làm thủ tục thu, chi cho người nộp tiền, người lĩnh tại công ty hoặc nơi người trả, người nhận.

3.1.6 Công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty

3.1.6.1 Công tác kế toán tại công ty

Kể từ khi ra đời công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Trung Quang đã không ngừng phát triển của nền kinh tế thị trường, công tác kế toán tại công ty cũng không ngừng được cải tiến theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cùng một lúc phải thi công nhiều công trình, hạng mục công trình. Với khối lượng nghiệp vụ phát sinh liên tục nên công ty áp dụng hình thức kế toán: sổ nhật kí chung để hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.6.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số: 48/2006-QĐ/BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Sơ đồ ghi chép của hình thức “ Nhật ký chung”

- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

+ Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; + Sổ Cái;

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn

cứghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc

cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu hoặc kiểm tra

3.1.6.3 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ, chuẩn mực và chế độ kế toán mà

công ty áp dụng

- Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 của năm tài chính.

- Sử dụng đơn vị tiền tệ là VNĐ.

- Chuẩn mực kế toán theo quy định của Bộ tài chính.

- Chế độ kế toán Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số: 48/2006-QĐ/BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 - 2012 TY QUA 3 NĂM 2010 - 2012

Đánh giá kết quả kinh doanh trong quá khứ của công ty là hết sức cần thiết, qua phân tích ta thấy được tình hình tiêu thụ và lợi nhuận hoạt động kinh doanh mang lại. So sánh giữa các kì, các năm với nhau ta thấy được điểm mạnh cần phát huy hay hạn chế điểm yếu để hiệu quả hoạt động tốt hơn, đạt được lợi nhuận cao hơn.

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: đồng Chênh lệch năm 2011/2010 Chênh lệch năm 2012/2011

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền %

2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

vụ 4.514.258.010 7.844.496.447 4.540.776.695 3.330.238.437 73,77 (3.303.719.752) - 42,1 3. Giá vốn hàng bán 4.060.413.981 5.571.507.990 3.175.552.384 1.511.094.009 37,22 (2.395.955.606) -43 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 453.844.029 2.272.988.457 1.365.224.311 1.819.144.428 400,8 (907.764.146) -39,9 5. Doanh thu hoạt động tài chính 9.371.725 14.607.648 6.535.621 5.235.923 55,87 (8.072.027) -55,26 6. Chi phí hoạt động tài chính - 1.539.996.000 247.173.470 1.539.996.000 100 (1.292.822.530) -83,9 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 369.398.074 543.625.060 972.786.462 174.226.986 47,17 429.161.402 78,9 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 93.817.680 203.975.045 151.800.000 110.157.365 117,4 (52.175.045) -25,6 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 93.817.680 203.975.045 151.800.000 110.157.365 117,4 (52.175.045) -25,6 14. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 23.454.420 50.993.761 37.950.000 27.539.341 117,4 (13.043.761) -25,6 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 70.363.260 152.981.284 113.850.000 82.618.024 117,4 (39.131.284) -25,6

Nguồn: Số liệu được lấy từ phòng kế toán của công ty TNHH MTV Đầu tư – Xây dựng Trung Quang qua 3 năm 2010 – 2012

3.2.1 Chỉ tiêu doanh thu

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.

- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 – 2011 tăng lên. Năm 2011 đạt 7.844.496.447 đồng, tăng 3.330.238.437 đồng, tức tăng 73,77% so với năm 2010, nguyên nhân là do công ty mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các chính sách khuyến mãi cho khách hàng, vì thế tình hình tiêu thụ tăng mạnh, điều này khẳng định tình hình tiêu thụ của công ty đạt kết quả tốt. Nhưng năm 2011 – 2012 doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xuống. Năm 2012 đạt 4.540.776.695đồng, giảm 3.303.719.752 đồng, tức giảm 42,1% so với năm 2011, nguyên nhân doanh thu năm 2012 giảm là do các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh và trong năm Công ty ít nhận đơn đặt hàng từ khách hàng.

- Doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng mạnh nhất trong năm 2011, tăng 5.235.923 đồng, tức tăng 55,87% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 lãi suất ngân hàng leo thang kể từ tháng 5/2011, chính vì thế doanh thu tài chính mà công ty có được đã tăng nhanh. Nhưng đến năm 2012 là năm xuống dốc của ngành ngân hàng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định,… cũng ảnh hưởng không ít đến tài chính của doanh nghiệp. Vì thế ở năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm còn 5.235.923 đồng, tức giảm 19,4% so với năm 2011.

3.2.2 Chỉ tiêu chi phí

Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy các khoản chi phí phát sinh tại công ty cũng có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 1.511.094.009 đồng tương ứng tăng 37,22% so với năm 2010. Nguyên nhân góp phần làm cho giá vốn năm 2011 tăng là do sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng cao, cụ thể: cửa di nhôm kính tăng hơn 190m2 tương đương tăng khoảng 60% so với cùng kì năm trước đó, cửa nhôm kính tăng hơn 200m2 tương đương tăng khoảng 100% so với năm 2010. Đối với cửa sổ nhôm kính giảm so với 2 mặt hàng trên nhưng mức giảm ít hơn so với mức tăng của 2 mặt hàng còn lại nên không ảnh hưởng nhiều đến giá vốn hàng bán.

Chi phí tài chính năm 2011 tăng 1.539.996.000 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí tài chính năm 2011 tăng là do Công ty vay vốn Ngân hàng để đầu tư mới máy móc thiết bị xây dựng cũng như TSCĐ mới phục vụ cho công tác quản lý. Bên cạnh chi phí tài chính tăng thì chi phí

quản lý doanh nghiệp cũng tăng 174.226.986 đồng, tương đương tăng khoảng 47% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Công ty mua xe ô tô phục vụ cho công tác giám sát công trình của Ban quản lý.

Sang năm 2012, chi phí cũng có sự tăng giảm không đồng đều. Trong đó, CP QLDN tăng mạnh nhất 429.161.402 đồng, tức tăng 78,9% so với năm 2011, nguyên nhân do Công ty tiến hành khấu hao nhanh TSCĐ phụ vụ quản lý. Ngược lại, giá vốn hàng bán giảm 2.395.955.606 đồng, tức giảm 43% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tổng sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng giảm so với năm 2011. Cụ thể: cửa nhôm kính giảm khoảng 100m2, tương đương giảm khoảng 20% so với năm 2011, cửa sổ nhôm kính giảm khoảng 40m2, tương đương giảm khoảng 0,9%. Đối với mặt hàng cửa di nhôm kính tăng so với 2 mặt hàng còn lại nhưng mức tăng không đáng kể. Chi phí tài chính giảm mạnh 1.292.822.530đồng, tức giảm 83,9% so với năm 2011. Nguyên nhân, do trong năm 2012 Công ty đã huy động được nguồn vốn góp kinh doanh để trả tiền vay Ngân hàng trong năm 2011 nên đã làm cho chi phí giảm xuống đáng kể.

3.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng giảm không ổn định qua các năm giống như doanh thu của Công ty. Năm 2011 lợi nhuận tăng 82.618.024 đồng, tức tăng 85,17% so với năm 2010. Nhưng năm 2012, lợi nhuận giảm 39.131.284 đồng, tức giảm 25,6% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty tăng giảm là do biến động của thị trường và quá trình sản xuất của công ty. Do thị trường tiêu thụ và sức mua trong dân giảm nên lợi nhuận của công ty giảm trong năm 2012.

Kết luận:

Do Công ty kinh doanh trong lĩnh vực Đầu tư và Xây dựng nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường trong nước. Tuy Công ty còn gặp nhiều khó khăn ở hiện tại nhưng Công ty đặt ra mục tiêu là doanh thu sẽ tăng trưởng bình quân 20%/ năm. Công ty nên có những chiến lược kinh doanh đẩy mạnh được tốc độ tiêu thụ nhằm mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho Công ty trong dài hạn.

3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.3.1 Thuận lợi 3.3.1 Thuận lợi

Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình trong công tác, trong lao động sản xuất và được đào tạo qua các lớp chuyên môn. Với đầy đủ máy móc, thiết bị sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc, được sự quan tâm và

tín nhiệm của các chủ khách hàng, nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trẻ, năng động sáng tạo,… Đất nước đang trong thời kì hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành nói chung và các công ty xây dựng nói riêng. Đây là động lực cho mỗi công ty tự hoàn thiện mình để sẵn sàng bước vào thế cạnh tranh mới.

3.3.2 Khó khăn

Nguồn lao động chính là lao động thời vụ, trình độ tay nghề và tác phong công việc chưa cao, công tác quản lý và bảo quản vật tư tại công trình còn gặp nhiều khó khăn, tình hình già cả thị trường biến động phức tạp theo xu hướng tăng giá như vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ,… đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.

3.3.3 Phương hướng hoạt động - Hoạt động kinh doanh - Hoạt động kinh doanh

+ Doanh thu tăng trưởng bình quân 20%/ năm

+ Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, thương hiệu được nâng cao + Cơ giới hóa 70% trong sản xuất sản phẩm

+ Sản phẩm sản xuất đa dạng nhiều chủng loại đáp ứng yêu cầu của khách hang.

+ Tỷ suất lời được tăng lên, thu nhập bình quân tối thiểu là 8%/ năm. - Triết lý và phương châm quản trị

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng trung quang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)