luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư MỤC LỤC Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT WTO : World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn VCĐ : Vốn cố định VLĐ : Vốn lưu động XDCB: Xây dựng cơ bản CBCNV : Cán bộ công nhân viên ĐTPT : Đầu tư phát triển HĐTC : Hoạt động tài chính DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận CP : Chi phí DN : Doanh nghiệp HĐKD : Hoạt động kinh doanh TNDN: Thu nhập doanh nghiệp VCSH : Vốn chủ sở hữu ISO : International Standard Organization - Tổ chức tiêu chuẩn thế giới Đ : Đồng UBND : Uỷ ban nhân dân KH : Khách hàng VN : Việt Nam GP : Giấy phép Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2008 - 2010 .24 Bảng 2: Tình hình tài sản của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2008 – 2010 26 Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2008 – 2010 .29 Bảng 4: Khả năng thanh toán của công ty TNHH Bia Huế trong 3 năm 2008 - 2010 .32 Bảng 5: Sản phẩm của công ty TNHH Bia Huế .33 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2008 - 2010 35 Bảng 7: Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm (2008-2010) .36 Bảng 8: Các chỉ tiêu tổng hợp của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2008 - 2010 .39 Bảng 9: Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2008 - 2010 41 Bảng 10: Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty Bia Huế qua 3 năm 2008 - 2010 43 Bảng 11: Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2008 - 2010 45 Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư DANH MỤC SƠ ĐỒ Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do nghiên cứu đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của WTO thì hoạt động của các công ty ở Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Để tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động có lãi. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo lòng tin cho các đối tác, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh được với các công ty khác. Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Ngày nay phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm không thể thiếu đối với các nhà quản trị. Việc thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty, thấy được điểm mạnh, điểm yếu để đề ra các giải pháp khắc phục. Từ đó, nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định, chính sách thực hiện chiến lược kinh doanh và sử dụng các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực và công nghệ thông tin của công ty vào việc kinh doanh để đạt được kết quả cao nhất. Công ty TNHH Bia Huế là một trong những doanh nghiệp có truyền thống lâu đời, sau 20 năm hoạt động trên thị trường Công ty đã có những tiến bộ vượt bậc trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình và luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu toàn tỉnh. Tuy vậy, trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, với sự xuất Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư hiện của hàng loạt đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực bia trong nước cũng như nước ngoài trên thị trường luôn biến động thì việc đánh giá và phân tích thực trạng kinh doanh để tìm ra giải pháp kinh doanh tối ưu nhất là vấn đề luôn được Công ty xem xét để có thể giữ vững vị thế và ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Hiện nay, Công ty đã tìm hiểu và nghiên cứu ở các khía cạnh về các chỉ tiêu tài chính, tốc độ tăng giảm doanh thu và lợi nhuận qua các năm, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường. Tuy nhiên, quá trình phân tích của Công ty chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, tốc độ tăng giảm doanh thu, lợi nhuận qua các năm mà chưa đề cập đến nguyên nhân làm tăng giảm và chưa làm rõ được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố giá vốn, chi phí hoạt động và thuế đến lợi nhuận của Công ty. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh là rất cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Bia Huế nói riêng. Thông qua việc phân tích này, ban lãnh đạo mới thấy được tình hình lợi nhuận, doanh thu mà Công ty đã đạt được, đồng thời xác định được những nhân tố ảnh hưởng từ đó ban lãnh đạo có thể đề ra mục tiêu, phương hướng và kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên tôi đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bia Huế ” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bia Huế trong 3 năm 2008-2010. 2.2 Mục tiêu cụ thể • Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm từ 2008-2010. • Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong các mặt: khả năng thanh toán, các tỷ số hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị nợ, khả năng sinh lời,… • Đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư Do thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ thực hiện phân tích các vấn đề sau: - Nghiên cứu các lý luận liên quan đến việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Bia Huế, 243 Nguyễn Sinh Cung, Phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế. - Thời gian thực hiện chuyên đề từ ngày 17.02.2010 đến ngày 14.05.2011. - Số liệu sử dụng trong chuyên đề là số liệu từ năm 2008 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài thu thập số liệu thứ cấp, bao gồm thông tin liên quan đến các vấn đề lý luận về kết quả sản xuất kinh doanh, thông tin về hoạt động kinh doanh của Công ty Bia Huế, các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dùng để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thu thập từ những nguồn sau: - Website chính thức của Công ty Bia Huế: www.huda.com.vn - Phòng kinh doanh, phòng kế toán Công ty Bia Huế. - Và các nguồn thông tin, số liệu khác. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu 4.2.1 Phương pháp chi tiết - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chiónh xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt về kết quả sản xuất kinh doanh. - Chi tiết theo thời gian: Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đều nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân, giải pháp có hiệu lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Chi tiết theo không gian: Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán gọn…cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lí hay chưa và về việc thực hiện định mức khoán của các bộ phận như thế nào. Cũng thông qua đó mà phát hiện các bộ phận tiên tiến, lạc hậu trong việc thực hiện các chỉ tiêu, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. 4.2.2 Phương pháp so sánh - Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô. - Phương pháp so sánh bao gồm: + Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. + Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 4.2.3 Phương pháp loại trừ - Phương pháp thay thế liên hoàn: Với phương pháp này, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư - Phương pháp số chênh lệch. 4.2.4 Phương pháp liên hệ - Phương pháp liên hệ cân đối: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tố của quá trình kinh doanh. - Phương pháp liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Trong mối quan hệ trực tuyến này, theo mức độ phụ thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại chủ yế + Liên hệ trực tiếp: các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào. + Liên hệ gián tiếp: là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng. Trong trường hợp cần thống kê số liệu nhiều lần để đảm bảo tính chính xác của mối liên hệ thì hệ số này được xác định theo công thức chung của hệ số tương quan. - Phương pháp liên hệ phi tuyến tính: Là mối liên hệ giữa các chi tiêu trong đó mức liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi. 5. Kết cấu đề tài Đề tài được thực hiện theo kết cấu gồm 3 phần: Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tổng quan về công ty TNHH Bia Huế Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế Phần III – Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan. “Phân tích hoạt động kinh doanh (operating activities analysis) là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình kinh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những qui luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai”. Phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2 Các khái niệm liên quan 1.1.2.1 Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Bao gồm: B Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. B Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Trương Viết Duy - K41 QTKD Thương Mại 10 . của vấn đề nên tôi đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bia Huế ” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2.. về kết quả sản xuất kinh doanh, thông tin về hoạt động kinh doanh của Công ty Bia Huế, các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dùng