16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
2.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty.
2.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô.
2.2.1.1.1 Môi trường kinh tế:
Trong những năm qua nền kinh tế của Việt Nam có nhiều biến động. Do ảnh hưởng của của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm cho tình hình kinh tế có nhiều biến động và diễn biến căng thẳng. Việt Nam được coi là nước khá thành công trong xu hướng chống lạm phát, tỷ lệ lạm phát được coi là thấp so với khu vực và toàn cầu. Do đó kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi. Năm 2009 là năm có rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng nhờ sự đồng tâm hiệp lực, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, kinh tế đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Cụ thể như xuất khẩu gạo cả năm đạt khoảng 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008.
Nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2011 với đà tăng trưởng thuận lợi của năm 2010 (6,78%), tuy nhiên vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn về các chỉ báo vĩ mô cơ bản như tỷ lệ lạm phát khá cao (11,75%), cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục thâm hụt (4 tỷ USD), mặt bằng lãi suất huy động và cho vay quá cao...Mục tiêu lạm phát Quốc hội đề ra là 7% nhưng mà thực hiện khoảng 19%. Về mục tiêu tăng trưởng thì đề ra là 7,5%, thực hiện khoảng 5,8%. Và tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các mặt hàng lên cao chưa từng thấy. Cũng là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp được tuyên bố là phá sản được công bố là 48.000 doanh nghiệp.
Tuy nhiên nền kinh tế cũng có một số thành tựu to lớn trong đó có xuất khẩu tăng 33%, chủ yếu tăng về giá và cán cân thanh toán quốc tế có thặng dự 3,3 tỷ đôla lần đầu tiên trong nhiều năm. Bên cạnh đó lạm phát trong những tháng cuối năm cũng đã giảm đi nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ đưa ra từ đầu năm 2011.
2.2.1.1.2. Môi trường văn hóa – xã hội:
Việt Nam là nước đông dân với dân số trên 90 triệu người, đây là lực lượng lao động dồi dào, cộng với tính truyền thống cần cù chịu khó, mức sống của người dân chưa
cao, giá nhân công lại rẻ; đó là điểm thuận lợi cho công ty bia Huế nói riêng và tất cả các doanh nghiệp trên Việt Nam nói chung . Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với chính sách hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nước ta đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều ra sức cạnh trnah với nhau nhằm mục đích tồn tại và phát triển. Nhờ đặc điểm đó mà người tiêu dùng được hưởng lợi bởi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau thì chính sách giá cả luôn là công cụ hàng đầu. Nhờ vậy, mặt hàng thì phong phú, giá cả thì tương đối rẻ do đó đời sống vật chất của người dân càng ngày càng được nâng cao, cải thiện. Bia là thức uống khá phổ biến đã từ rất lâu rồi, đã trở thành thức uống quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân Việt Nam. Nhu cầu uống bia của người dân Việt Nam hiện nay đã tăng lên một cách nhanh chóng.
Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 33 triệu người trong độ tuổi 20 đến 40, độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm bia cao nhất. Nhu cầu tiêu thụ bia tăng lên một cách chóng mặt và Việt Nam thuộc nhóm nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Mỗi năm tốc độ này cứ luôn tăng và chưa thấy có dấu hiệu bão hòa, trước tình hình tiêu thụ như vậy các doanh nghiệp đã tranh nhau sản xuất kinh doanh mặt hàng bia rượu, nước giải khát. Có thể nói đây là ngành thu được lợi nhuận cao, nhiều tập đoàn đã đua nhau tham gia vào thị trường này. Quả thật, bia rượu có sức hấp dẫn cả với nhà sản xuất sữa lẫn doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp thuốc lá.
Thừa Thiên Huế là một thành phố lễ hội với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những nét văn hóa riêng và vô cùng đặc sắc. Thông qua các hoạt động lễ hội khồng những quảng bá hình ảnh cố đô Huế xinh đẹp đến bạn bè gần xa mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu các sản phẩm. Các sản phẩm của công ty Bia Huế như Festival, Hue Beer được đánh giá là những sản phẩm mang đậm nét văn hóa Huế, ẩm thực Huế.
2.2.1.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật:
Các chính sách của Nhà nước tại Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng và phát triển trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Việc cấp phép cho Công ty Bia Huế được mở thêm nhà máy sản xuất bia ở Phú Bài đã thúc đẩy sự phát triển của Công ty Bia Huế nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung.
Sự ổn định về mặt chính trị ở Huế cũng như ở Việt Nam nói chung đã giúp cho Công ty Bia Huế có thể hoạt động kinh doanh tốt, mở rộng, giao lưu với các tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời, có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu mình ra thị trường quốc tế cũng như tận dụng được cơ hội từ việc hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, những đường lối phát triển của tỉnh nhà như sự kiện Festival được tổ chức 2 năm 1 lần cũng đã tạo thuận lợi cho công ty Bia Huế quảng bá hình ảnh đến khách hàng trong và ngoài nước.
Ở nước ta sự có mặt của hệ thống luật như luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật lao động, đặc biệt luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an toàn cho công ty bia Huế nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
2.2.1.1.4 Môi trường công nghệ:
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển rất mạnh mẽ. Hàng nghìn phát minh về máy móc ra đời giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động sống, cải thiện chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, máy móc kỹ thuật không tránh khỏi sự lạc hậu theo thời gian vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thích ứng nhanh với sự biến động của công nghệ. Trình dộ công nghệ của công ty bia Huế so với khu vực và thế giới như sau:
- Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất của tập đoàn Carlsberg A/S, Đan Mạch.
- Công ty bia Huế sử dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm từ tập đoàn Carlsberg A/S, Đan Mạch, và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
- Thường xuyên cập nhật những cải tiến và đổi mới công nghệ từ tập đoàn Carlsberg A/S, Đan Mạch.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đảm bảo đúng tiêu chuẩn Việt Nam. Hiện nay hiệu suất sử dụng công nghệ của công ty bia Huế đạt gần 100%.
2.2.1.1.5 Môi trường tự nhiên:
Môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng lớn trong tiêu dùng của người dân vì con người ai cũng lo cho sức khỏe của mình là trên hết. Việt Nam nằm trong khu vực có nhiệt độ cao, là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm bia. Tuy nhiên doanh nghiệp cần nắm bắt những thay đổi của môi trường để có thể đưa ra những chiến lược
hợp lý. Do bia là một loại đồ uống giải khát có tính mùa vụ khá rõ ràng, mùa nóng thì người ta uống bia nhiều hơn, mùa lạnh thì uống ít hơn. Tính mùa vụ liên quan đến điều kiện địa lý và khí hậu. Những ngày giá rét của miền Bắc Việt Nam người ta dùng bia ít, mùa hè nhu cầu giải khát bằng bia nhiều hơn, tính thời vụ càng manh mẽ dẫn đến mất cân bằng cung cầu ở một số thời điểm là rất lớn. Do đó, doanh nghiệp cần năng động nắm bắt tình hình để có những bước đi sáng suốt.
2.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường vi mô.
2.2.1.2.1 Đối với lực lượng bên trong công ty
Gồm những bộ phận như bộ phận tài chính- kế toán, bộ phận quản trị sản xuất, bộ phận quản trị nhân lực, bộ phận marketing, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận cung ứng. Trong công ty bia Huế bộ máy nhân lực của công ty có thể nói đã đi vào hoạt động ổn định. Nguồn nhân lực của công ty hàng năm luôn được nâng cấp, hàng năm công ty luôn có chính sách đào tạo gồm:
- Đào tạo nội bộ: Phân công các thành viên có tay nghề kỹ thuật cao vừa làm nghề vừa kèm cặp huấn luyện những người có trình độ tay nghề thấp hoặc mới tuyển dụng để dễ làm quen với công việc hoặc có thể đảm nhận các công việc có yêu cầu cao. Đào tạo theo hình thức này có ưu điểm là thuận lợi, dễ tiếp thu và có hiệu quả cao do vừa học vừa thực hành tại chỗ.
- Đào tạo bên ngoài: Đào tạo bên ngoài được áp dụng cho các đối tượng cần nâng cao trình độ chuyên môn hoặc những chuyên môn kỹ thuật mà công ty chưa có để về vận dụng vào công việc và có điều kiện huấn luyện lại cho các thành viên liên quan. Do đào tạo từ bên ngoài thường tốn nhiều thời gian và chi phí nên việc cử chọn đối tượng được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo về tuổi đời, có đủ khả năng tiếp thu được những nội dung đào tạo, nâng cao được tay nghề để thực hiện công việc và truyền đạt lại cho những thành viên khác. Ngoài ra còn xem xét đến yếu tố trung thành và tâm huyết với nghề, với công ty.
Trình độ lao động của công ty:
0,5% trên đại học 28% cao đẳng, trung học,… 36,5 % đại học 35% khác.
- Số tuyệt đối: 300 triệu đồng. - Tỷ lệ trên tổng quỹ lương: 1,07%
Số lượng cán bộ, nhân viên được tham dự các khóa đào tạo bồi dưỡng hàng năm: - Số tuyệt đối: 100 người.
- Tỷ lệ trên tổng số cán bộ, công nhân viên:20% 2.2.1.2.2 Đối với lực lượng bên ngoài công ty :
Khách hàng: khách hàng của công ty bao gồm cả các môi giới trung gian và người tiêu dùng. Ngày nay có thể nói bia là sản phẩm quá phổ biến, khách hàng của công ty bia Huế rộng khắp trên mọi miền đất nước, có mặt trên 17 tỉnh thành, đồng thời cả thị trường nước ngoài như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Tây Ban Nha, Malaysia, Indonesia, Lao.
Khách hàng của công ty là các đại lý, cửa hàng, nhà hàng , khách sạn…các nhà buôn đi bán lại phục vụ khách hàng nhằm kiếm lời. Khách hàng của công ty là những người tiêu dùng, các cá nhân hay tổ chức mua sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Đối thủ cạnh tranh:
Một số yếu tố mà công ty không thể không kể đến khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản suất kinh doanh đó là đối thủ cạnh tranh. Các chương trình quảng cáo và PR của các đối thủ cạnh tranh cũng không ngoại lệ, nó có tác động rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt trong ngành bia, một ngành được xem là có môi trường cạnh tranh diễn ra khốc liệt nhất hiện nay.
Tuy nhiên đối với tỉnh thừa thiên huế là thị trường truyền thống, lâu đời của công ty. Công ty nắm gần 95% thị phần thì việc đối thủ cạnh tranh không đáng lo ngại.
Trên thực tế mỗi Tỉnh và Thành phố ở nước ta đều có một nhà máy bia, tổng cộng có khoảng 50 nhà máy bia trên cả nước với công suất 1000 lít/ngày. Thị trường của Công ty Bia Huế chủ yếu tập trung ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Công ty Bia Huế có một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu sau:
Khu vực miền Bắc:
Đối thủ chủ yếu là nhà máy Đông Nam Á với 2 sản phẩm chính là Carlsberg, Halida chai và lon
Tổng công ty rượu bia và nước giải khát Hà Nội ( Habeco): sản phẩm cạnh tranh chính là bia Hà Nội chai và lon. Đây là nhãn hiệu bia truyền thống của người dân Hà Nội
Khu vực miền Trung
Công ty bia Rồng Vàng: hai sản phẩm chính là San Miguel Pale Pislsen, Red Horse San Miguel
Công ty bia Foster
Ngoài ra thị trường miền Trung còn có một số đối thủ khác như Hennenger với thị trường Hà Tĩnh và Nghệ An
Khu vực miền Nam
Tổng công ty rượu bia và nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco): đây là đối thủ chính của công ty bia Huế tại thị trường miền Nam
Ngoài ra các sản phẩm bia, các sản phẩm nước giải khát thay thế cũng là đối thủ cạnh tranh tiềm năng, gián tiếp của công ty. Hiện nay trên thị trường ngoài hai hãng lớn có thế mạnh và uy tín là Pepsi và Coca Cola thì có rất nhiều nước giải khát khác có gas và không gas như Number 1, trà xanh không độ, C2, Lavie,..Đây là những sản phẩm rất thích hợp với phụ nữ và trẻ em mà tỷ trọng của bộ phận này trong cơ cấu dân số 50% do vậy tính cạnh tranh của chúng tiềm tang nhưng rất đáng kể trong tương lai sản phẩm công ty Bia Huế không chỉ là bia dùng cho phái mạnh nữa
Ngành bia là ngành hấp dẫn, rất ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát, biến động kinh tế nên đối thủ cạnh tranh trong ngành thì nhiều, điều này khiến cho công ty bia Huế phải có chính sách, chiến lược hợp lý nhằm tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Vì vậy phải đòi hỏi sự nổ lực cố gắng hết mình của tất cả mọi người trong công ty. Ngoài ra còn có những đối thủ cạnh tranh ản mình đằng sau đó là các sản phẩm thay thế như các ngành sản xuất rượu, nước giải khát…
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Theo M.Porter, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể tham gia vào ngành trong tương lai. Đối với ngành bia là ngành có sức hấp dẫn cao. Do đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì nhiều đối thủ nước ngoài sẽ xâm nhập vào thị trường này. Tuy nhiên, ngoài vấn đề về vốn lớn, kĩ thuật, bí quyết công nghệ hiện đại mà đối thủ có thể có nhưng hệ thống phân phối và phản ứng của các doanh nghiệp hiện có trong ngành, nguồn nhân lực, tay nghề là rào cản lớn nhất khi các đối thủ này gia nhập ngành.