Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ THANH VÂN
PHONG TỤC VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ THANH VÂN
PHONG TỤC VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2009
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC CỦA NGƯỜI NÙNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN 8
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 8
1.2 Nguồn gốc của tộc người Nùng. 11
CHƯƠNG 2: PHONG TỤC NGƯỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ 18
2.6 Những biến đổi ngày nay 59
CHƯƠNG III: TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI NÙNG Ở ĐỒNG HỶ 62
3.1 Quan niệm chung về tín ngưỡng tôn giáo 62
3.2 Vật linh giáo 63
3.3 Một số tục thờ cúng 68
3.4 Những ảnh hưởng của tam giáo và vị trí của nó trong đời sống xã hội người Nùng 78
3.5 Vai trò của Tào, Mo, Then, Pụt trong đời sống tâm linh của người Nùng 80
3.6 Mối quan hệ và ảnh hưởng của văn hoá tinh thần người Nùng với các dân tộc khác ở huyện Đồng Hỷ 84
3.7 Một số giải pháp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống trong điều kiện ngày nay 90
KẾT LUẬN 95
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 106
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và các Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Thị Uyên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Đồng Hỷ và các thầy cô giáo trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Văn phòng tỉnh uỷ Thái Nguyên, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Ban Văn hoá huyện Đồng Hỷ … đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu tư liệu để hoàn thành Luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Lê Thị Thanh Vân
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia với 54 dân tộc anh em Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng Trải qua quá trình phát triển, 54 bản sắc dân tộc, ngày càng hoà quyện, đan xen vào nhau, quá trình giao thoa đó đã làm cho nền văn hoá của các dân tộc hoà nhập nhưng không hoà tan, góp phần làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú, đa dạng và độc đáo
Dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mỗi một dân tộc có nhưng bản sắc văn hoá dân tộc riêng, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay việc giữ gìn nhưng nét văn hoá dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng, bởi không ít những thế lực phản động đang từng ngày từng giờ lợi dụng vấn đề dân tộc để gây xung đột chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc là một vấn đề cấp thiết của từng dân tộc
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc Nùng chiếm một số lượng đông đảo, sống tập trung ở khu vực Việt Bắc Sau các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, ĐắkLắc, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên là một tỉnh trung du phía Bắc có số lượng người Nùng đứng thứ sáu Trong đó tập trung chủ yếu ở một số huyện như Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ… Trong đó người Nùng ở huyện Đồng Hỷ chiếm 13,2% trong tổng số 123.196 người, nhiều xã tỷ lệ người Nùng chiếm tới 98% như (Hoá Trung, Tân Long, ….)
Với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Sông Cầu rất thuận lợi cho việc đi lại trao đổi buôn bán bằng đường thuỷ, ngoài ra Đồng Hỷ còn là huyện có đường quốc lộ 1B đi qua với chiều dài 15,5km không chỉ thuận tiện cho việc đi lại mà còn thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi kinh tế giữa khu vực huyện với các khu vực khác Trong toàn huyện, đồng bào Nùng chiếm một số lượng
Trang 7không đông, chỉ trừ mấy xã chiếm tới số lượng 98% đồng bào Nùng, còn các xã khác là sự đan xen giữa các dân tộc khác trong vùng, mặc dù vậy nhưng đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ cũng đã xây dựng cho mình một nền văn hoá truyền thống kết hợp với nền văn hoá của các nền văn hoá anh em trong vùng, để tạo nên một nét văn hoá độc đáo, đa dạng
Trên cơ sở lý luận thực tiễn đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn là vấn đề trọng tâm trong đường lối của Đảng ta Năm 1991, trong
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”,
Đảng ta xác định: Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc Chủ trương đó tiếp tục khẳng định rõ hơn trong nghị quyết Trung ương Đảng lần
thứ 5 khoá VIII (1998) của Đảng: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, cơ sở để tạo ra những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể" [12, tr.01]
Để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình tìm hiểu văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chúng tôi quyết định chọn: “Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn, với hai nội dung chủ yếu là các phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ
Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hoá truyền thống của người Nùng, ở huyện Đồng Hỷ hoà chung vào nền văn hoá
Việt Nam “Tiến tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” là mục đích mà luận
văn này muốn đạt được
Bản thân tôi là người dân tộc kinh, và hiện đang là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Đồng Hỷ, là một huyện miền núi,
Trang 8nơi có nhiều con em dân tộc Nùng, đó cũng là một lý do khiến tôi lựa chọn đề tài này để giảng dạy tốt hơn phần lịch sử Văn hoá, lịch sử địa phương nhằm qóp phần giáo dục, bồi đắp cho các thế hệ học sinh lòng tự hào, tình yêu đối với dân tộc, quê hương, đất nước Ngoài ra tôi đã lập gia đình trong dòng họ Nùng, vì vậy tôi cũng muốn lựa chọn đề tài cũng để hiểu thêm về phong tục tập quán của gia đình chồng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng đã được đề cập đến trong một số công trình, mỗi công trình nghiên cứu có thể đề cập toàn diện văn hoá của người Nùng, có những công trình chỉ đề cập đến một lĩnh vực trong văn hoá Đối với vấn đề phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ cũng có một số công trình đề cập tới nhưng ở mức độ khác nhau, như một số công trình sau đây:
- Cuốn “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt -
Nam” NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1968
- Cuốn “Dân ca đám cưới Tày - Nùng” của Nông Minh Châu, NXB Việt
- Cuốn “ Văn hoá Tày - Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, NXB Văn
hoá, xuất bản năm 1984 Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về xã hội, con người, văn hoá của hai dân tộc Tày - Nùng
- Cuốn “ Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” do Viện dân tộc học xuất
bản năm 1992 Đây cũng là một công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện về điều kiện tự nhiên, dân cư Tày, Nùng, lịch sử hình thành tộc người, các
Trang 9hình thái kinh tế, hình thái văn hoá vật chất, tổ chức xã hội - gia đình, hôn nhân, các tục lệ như: cưới xin, sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới và tôn giáo tín ngưỡng Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng cũng được tác giả đề cập đến mặc dù không nhiều
- Cuốn “Văn hoá truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả Hoàng Quyết,
Ma Khách Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn, NXB Văn hoá dân tộc xuất bản năm 1993
- Đề tài cấp bộ năm 2004 “Văn hoá dân tộc Nùng ở Cao Bằng” của tác
giả Đàm Thị Uyên
- Đề tài cấp bộ năm 2004 “Tang ma của dân tộc Nùng ở Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Thị Ngân, đã trình bày tương đối kỹ về phong tục tang ma đặc trưng của người Nùng ở Việt Nam
Từ năm 1997 đến năm 2006 Huyện uỷ Đồng Hỷ lần lượt biên soạn và cho xuất bản cuốn:
- Phan Đình Thuận (2006), Tìm hiểu tôn giáo - tín ngưỡng của người Nùng ở xã Tân Long, Huyện Đồng Hỷ, Đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành Lịch sử, Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều quan tâm đến, đời sống văn hoá tinh thần, vật chất, những phong tục tập quán của hai dân tộc là Tày và Nùng trên phương diện rộng (phạm vi cả nước) và cả phương diện hẹp (phạm vi một tỉnh) Tuy nhiên trong nét văn hoá chung đó, lại có sự giao thoa, mỗi
Trang 10một vùng có nhưng nét đặc sắc riêng để phù hợp với vị trí địa lý và văn hoá ở khu vực đó Tất cả những công trình nghiên cứu trên tạo cơ sở nền móng để chúng tôi khai thác một đề tài ở phạm vi hẹp, làm rõ hơn đời sống văn hoá của dân tộc Nùng ở huyện Đồng Hỷ
3 Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu phong tục và tôn giáo, tín ngưỡng của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, nhằm hệ thống lại một số tập tục, tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số tục lệ trong đời sống và tín ngưỡng tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ
- Phạm vi nghiên cứu
Nói đến những tín ngưỡng và tập tục trong đời sống, là chúng ta đề cập đến lĩnh vực văn hoá tinh thần, do vậy phạm vi khá rộng, song do khả năng có hạn, đề tài luận văn chỉ đi sâu vào một số phong tục trong chu kỳ đời người và tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Nùng ở huyện Đồng Hỷ, nhằm làm rõ những đặc trưng văn hoá mang tính địa phương
4 Nguồn tƣ liệu
- Nguồn tư liệu thành văn:
+ Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu lí luận về văn hoá dân tộc: Về các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam của Trường Chinh; Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá VIII); Văn hoá một số lí luận của Trương Lưu; Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam do Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương xuất bản v.v
Trang 11+ Các tác phẩm thông sử và chuyên khảo, như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú … Các sách chuyên khảo và các bài viết đề cập đến lịch sử, văn hoá Tày, Nùng của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học
+ Nguồn tư liệu địa phương: Lich sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ, địa lý huyện Đồng Hỷ…
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã
Đây là loại tư liệu được chúng tôi đặc biệt quan tâm, bao gồm các tài liệu truyền miệng, truyện kể, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương, những phong tục, tập quán, và cả những kinh nghiệm trong cuộc sống và trong lao động sản xuất của đồng bào Nhưng nguồn tư liệu này là những tư liệu cần thiết để chúng tôi hoàn thành luận văn này
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, phương pháp khảo sát điền dã, miêu thuật, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác có liên quan đến đề tài Đặc biệt là khâu giám định tư liệu, xử lý các tài liệu điền dã đã thu thập được trên cơ sở tiếp cận địa lý lịch sử để đảm bảo tính chính xác
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài này, chúng tôi đặt nó trong mối quan hệ với các dân tộc khác trong cộng đồng dân cư địa phương để rút
ra được cái nhìn tổng thể, toàn diện về đặc điểm “đa dạng trong thống nhất”
của văn hoá truyền thống người Nùng
6 Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các phong tục trong đời sống và tín ngưỡng tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, từ đó thấy được nét tương đồng trong văn hoá của dân tộc Nùng ở huyện Đồng Hỷ với các huyện khác trong tỉnh
Trang 12- Thông qua đề tài này chúng tôi cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ Đồng thời làm phong phú hơn nguồn tư liệu về nhưng nét văn hoá của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ
7 Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 108 trang, ngoài phần mở đầu (7 trang), phần kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (7 trang), phần nội dung (87 trang), được chia thành 3 chương:
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Chương 2: Phong tục người Nùng ở huyện Đồng Hỷ
Chương 3: Tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng ở Đồng Hỷ
Trong luận văn còn có các mục: phần phụ lục, phụ lục viết cùng với Lời cảm ơn, tranh ảnh, bản đồ
Trang 13Trải qua các thời kỳ lịch sử, phạm vi địa giới huyện Đồng Hỷ đã nhiều lần thay đổi Cho đến trước năm 1962, Đồng Hỷ bao gồm 29 xã (trong đó có xã Hợp Tiến của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) Từ năm 1985, huyện Đồng Hỷ bao gồm 17 xã, 3 thị trấn (Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu) Ngày nay, Đồng Hỷ nằm dọc hai bên bờ sông Cầu Phía đông bắc và phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp huyện Phú Bình, phía đông
giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên
Đồng Hỷ có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 17 xã và 3 thị trấn (Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu), trong đó có 2 xã thuộc vùng III (vùng cao) là Tân Long và Văn Lăng, 2 xã vùng đặc biệt khó khăn là Hợp Tiến và Cây Thị, 4 xã và một thị trấn thuộc vùng I (trung du) là thị trấn Chùa Hang,
Trang 14các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Huống Thượng, 12 xã, thị trấn còn lại thuộc vùng II (miền núi)
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Đất đai: Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có diện tích
tự nhiên 46.177ha Địa hình huyện Đồng Hỷ có độ dốc thoai thoải từ đông bắc xuống tây nam Phía bắc và đông bắc huyện thuộc dãy đá vôi Bắc Sơn hùng vĩ Ở các xã Văn Lăng, Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn và kéo dài xuống đến phía Nam huyện có những khối núi đá vôi đồ sộ, bề thế, có đỉnh cao tới 600 mét, như núi Lũng Phương (Văn Lăng), Mỏ Ba (Tân Long) Các xã phía Bắc và Đông Bắc của huyện thuộc vùng núi cao, độ cao trung bình là 120 mét so với mặt nước biển, nhiều khe suối tuy giao thông đi lại khó khăn nhưng có thế mạnh phát triển thuỷ điện, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc Tiếp dãy núi đá lớn là vùng là vùng núi thấp nhiều đồi hình bát úp, độ cao từ 50 đến 60 mét, có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, mía, lạc…) Các xã nằm phía hạ lưu sông Cầu (Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Huống Thượng) độ cao trung bình 20 mét so với mặt nước biển, có những cánh đồng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển lúa nước và cây thực phẩm (rau xanh, đậu, đỗ…) Đồng Hỷ hiện có 26.448 ha rừng, trong đó diện tích rừng trồng là 7.146 ha, chiếm trên 51% diện tích đất tự nhiên Phần lớn diện tích rừng của Đồng Hỷ nằm ở độ cao dưới 200 mét, ít gỗ quý, trừ phía bắc huyện (các xã Văn Lăng, Tân Long) còn một số rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, trong đó có nhiều gỗ trai, nghiến… Rừng là một thế mạnh của huyện Đồng Hỷ
Khí hậu: Đồng Hỷ nằm ở vùng bắc chí tuyến, trong vành đai nhiệt đới
bắc bán cầu, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ít mưa
Trang 15Nhiệt độ trung bình là 220C, nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm là 27,20C, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 20,20C, Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, số giờ nắng trong năm là 1,628 giờ
Mưa ở Đồng Hỷ tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90,6% một năm, lượng mưa trung bình từ 1800mm - 2000mm, tháng 7 có lượng mưa lớn nhất, từ 401mm đến 420mm Trái lại tháng 12 và tháng 1 có lượng mưa thấp nhất, khoảng 24 - 25mm
Mỗi năm ở Đồng Hỷ trung bình có khoảng 21 đến 22 đợt gió mùa đông bắc tràn qua (trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau) Mỗi lần gió mùa đông bắc tràn về thường làm cho nhiệt độ hạ xuống đột ngột, rất hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng…
Nhìn chung khí hậu Đồng Hỷ tương đối ôn hoà, hầu như không có hoặc ít giông bão, thuận lợi cho sản xuất (cả nông nghiệp lẫn công nghiệp) và hoạt động của lực lượng vũ trang trong huấn luyện cũng như trong chiến đấu
Sông ngòi: Sông Cầu chảy theo hướng Bắc - Nam là biên giới phía tây
của huyện với độ dài 47km, là nguồn cấp nước chính, có tiềm năng khai thác vận tải thuỷ Suối Khe Mo phát nguồn từ Võ Nhai chảy qua các xã Văn Hán, Khe Mo, Hoá Thượng, Linh Sơn đổ ra Sông Cầu, dài 28km Suối Thác Giạc, suối Ngàn Me và hàng trăm con suối nhỏ khác cùng với hàng chục hồ chứa nước lớn, nhỏ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, mạch nước ngầm của Đồng Hỷ có chữ lượng lớn đủ cung cấp cho năm, bẩy trăm ngàn dân
Giao thông: Là một huyện miền núi với tổng chiều dài đường bộ của
huyện là 729,8km, trong đó có quốc lộ 1B qua địa bàn huyện dài 15,5km, đường liên tỉnh 27km, đường liên huyện dài 57,5km, đường liên xã 171km, đường liên xóm 404km
Trang 16Mật độ đường giao thông của toàn huyện bình quân đạt 13,4km, ô tô vận tải cỡ lớn có thể đến được trung tâm tất cả các xã trong huyện Đây là điều kiện thuận lợi để lực lượng vũ trang cơ động tác chiến trên địa bàn huyện
Với vị trí địa lý, và đặc điểm tự nhiên như vậy đã tạo cho Đồng Hỷ có nhưng nét riêng biệt, nó cũng làm ảnh hưởng chi phối đến đời sống văn hoá tinh thần, vật chất của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ
1.2 Nguồn gốc của tộc người Nùng
1.2.1 Đôi nét lịch sử nguồn gốc tộc người Nùng
Dân tộc Nùng ở Việt Nam nói ngôn ngữ Tày - Thái Người Nùng có nhiều nhóm địa phương, nhưng tộc danh Nùng là tên gọi thống nhất của đồng bào Ở mỗi địa phương, đồng bào Nùng đều ý thức rất rõ nhóm tộc người của mình: Nùng Phàn Slình, Nùng An, Nùng Nùng Cháo, Nùng Giang, Nùng Lòi, Nùng Inh, Nùng Dín…
Từ trước đến nay, có nhiều học giả trong nước và nước ngoài đưa ra một số nhận định về nguồn gốc lịch sử của dân tộc Nùng như:
Lê Quý Đôn trong “Kiến Văn tiểu lục” đã ghi chép về sự có mặt của người Nùng ở Tuyên Quang từ thế kỷ XVIII: “Giống người Nùng đều là
người 12 thổ châu ở Tiểu Trấn Yên, Quy thuận, Long Châu, Điền Châu, Phù Châu, Thái Bình, Lôi Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc làm nghề cày cấy, trồng trọt cũng chịu thuế khoá, lao dịch, mặc áo vằn vải xanh, cắt tóc, trồng răng, có người trú ngự đã đến vài ba đời, đổi theo tập tục người Nam, quan bản thổ thường cấp cho một số ruộng làm khẩu phần, bắt họ chịu binh xuất Các sứ Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này" [25], [44]
Học giả Từ Trung Thạch khi bàn về nguồn gốc người Choang đã viết;
“xét người Choang từ thời Chu về trước đã lan tràn khắp các tỉnh miền Tây
Trang 17Nam Đại bản doanh của họ là các đất Lũng Nam, Thiểm Tây, Tứ Xuyên cùng miền Bắc đất Điền, đất Kiềm” [60]
Đương thời họ là du mục hoặc bán lạp du mục (ý chỉ canh tác nương
rẫy), trong miền Lương Việt, tức là các dân tộc về sau gọi là: "…Ô Hử, Lái
Lạo, Âu Lạc, Bách Việt Ở miền Nam Vân Nam, người Choang đến rất sớm,
trước khi vua Ngưu khai thác đất Nam Giao, chẳng qua đương thời không gọi tên là tên gọi Choang thôi… ” [60]
Khác với học giả Từ Tùng Thạch, theo ông Hoàng Thiện Phan: người Nùng không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có một bộ phận bên kia thế giới Người Tày và người Nùng gần gũi nhau, có một số điểm khác biệt, do người Tày gần gũi với người Việt, còn người Nùng gần gũi với người Choang hơn
Nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn trong tạp chí nghiên cứu Lịch sử, năm 1968 đã nêu ý kiến: Tây Âu là tổ tiên của người Tày - Thái, Lạc Việt là tổ tiên của người Việt Liên minh bộ lạc Âu Việt (Tày - Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Việt (Việt, Mường) thành lập vương quốc Âu Lạc thế kỷ thứ III với thủ lĩnh là An Dương Vương - Thái, cư trú ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ [78]
Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn “Sơ lược giới thiệu các
nhóm dân tộc Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam” cho rằng: Nguồn gốc người
Nùng thuộc nhóm Tày - Thái miền đông với địa bàn cư trú chủ yếu là vùng Lưỡng Quảng thuộc Trung Quốc và đông bắc Việt Nam Người Nùng có nhiều mối quan hệ về lịch sử văn hoá với người Choang ở Trung Quốc Tộc danh Nùng theo hai ông bắt nguồn từ tên gọi của một trong bốn dòng họ lớn: Nùng, Hoàng, Chu, Vi thống trị ở hai bờ Tả Hữu Giang, tức các miền biên giới Cao Bằng và Quảng Tây ngày nay [36]
Lã Văn Lô và Hà Văn Thư trong công trình văn hoá Tày - Nùng đã thống kê vai trò và hoạt động của người Tày, Nùng trong tiến trình lịch sử Việt Nam Theo đó từ những năm 40 đầu Công nguyên, các tộc người Tày,
Trang 18Nùng đã tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Thế kỷ thứ VI, Lý Bôn khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của Lương, lập lên nước Vạn Xuân, thế kỷ thứ VIII, Phùng Hưng khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường, đều được người Lạo giúp đỡ giành thắng lợi; đến thế kỷ XI, lý Thường Kiệt đã huy động tới 5000 quân Tày, Nùng ở vùng Cao Lạng làm nhiệm vụ xung kích, vượt biên giới đốt phá các nơi tập trung quân của địch ở phía sau; Thế kỷ XIII, trong cuộc kháng chiến chống Tống, dân binh Tày, Nùng ở Chi Lăng do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy đã đánh tan đội quân Việt gian của Trần Kiện ở đèo Sài Hồ; thế kỷ XV, trong 10 năm kháng chiến chống Minh, dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh Tày, Nùng; Nông Văn Lịch, Hồng Thiêm Hữu, Chu Sư Nhan, Hoàng Am…, nhân dân Tày, Nùng ở Việt Bắc đã nổi dậy chống ngoại xâm [40]
Như vậy, bộ phận người Nùng ở Việt Nam lúc đó (có mặt hàng ngàn năm như Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn đề cập) với người Nùng ở Trung Quốc là một Trung Quốc vẫn gọi là người Nùng Ở Việt Nam bộ phận người Nùng này trong quá trình phát triển lịch sử đã hoà nhập vào tộc người Tày và trở thành người Tày
Nhiều tài liệu thư tịch và tộc phả dòng họ cho biết rằng: tộc người Nùng có mặt ở Việt Nam hiện nay di cư từ Trung Quốc vào Việt Nam cách đây khoảng 300 - 400 năm
Họ di cư sang Việt Nam theo từng nhóm, có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do bị áp bức bóc lột nặng nề, bị đàn áp sau các cuộc khởi nghĩa nông dân không thành công, nạn thiếu đất, thổ phỉ, trộm cướp hoành hành
Đến Việt Nam, nhiều nhóm Nùng phân cư xen kẽ với người Tày hoặc cư trú lân cận với các dân tộc Kinh, Hoa, Giáy
Dân tộc Nùng ở Việt Nam có nhiều nhóm địa phương khác nhau, tên gọi của các nhóm Nùng thường được phân biệt theo bốn tiêu chí, đó là:
Trang 19- Gọi theo tên nghề nghiệp mà không biết quê hương cũ của mình như Nùng Nấm (Người Nùng làm ruộng nước, Nùng sủi mọt (người trồng mía)…) - Gọi theo tên địa phương khi di cư vào Việt Nam Theo Cao Bằng Tạp chí có tới 13 ngành Nùng khác nhau như: Nùng Nấm (bản xứ), Nùng An đến từ Châu An kiệt, Nùng Inh đến từ Long Anh, Nùng Lòi đến từ Hạ Lôi, Nùng Chu đến từ Hà Đông, Nùng phàn Slình đến từ Vạn Thành, Nùng Hàn Xích đến từ La Hồi, Nùng Khèn Lài đến từ An Bình, Nùng Sẻng đến từ Dưỡng Lợi, Nùng Gửi đến từ Trấn An, Nùng Vảng (bản xứ), Nùng Gianh Viện đến từ Quy Thuận, Nùng Si Kết đến từ Tứ Kết
- Gọi theo tên tù trưởng của mình: Nùng Dín (tên tộc trưởng Nùng A Dín) hoặc cả tên một dòng họ lớn như: Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao
Gọi theo đặc điểm trên trang phục, chẳng hạn như: Nùng Khen Lài, có ống tay áo trang trí bằng vải khác màu, Nùng Hu Lài đội khăn Tràm có đốm trắng, Nùng Slửa tẩn mặc áo ngắn chấm hông, hoà vào nhau hay chuyển hoá từng bộ phận do quá trình cộng cư lâu đời Một số nhóm khác như Nùng Hùa Lài, Nùng Khèn Lài, Nùng Cúm Cọt (Nùng Giang) thực chất đều thuộc nhóm Nùng Phàn Slình
1.2.2 Người Nùng ở huyện Đồng Hỷ
Theo kết quả điều tra dân số năm 1999 của tổng cục thống kê, dân tộc Nùng có 856.412 người, đứng hàng thứ bảy trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, sau các dân tộc: Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ me, Mường
Dân tộc Nùng cư trú ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, ĐăkLăk, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Yên Bái, Tuyên Quang
Thái Nguyên là một tỉnh trung du phía bắc có số lượng người Nùng sinh sống đứng hàng thứ sáu với diện tích 3.541km, có 1.046.159 người, bao gồm
Trang 20các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Hmông, Hoa Trong đó có 54.628 người Nùng, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh Đồng bào sống tập trung theo các nhóm địa phương, ở các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ cộng cư cùng các dân tộc anh em như: Tày, Kinh, Sán Dìu và Sán Chay
Đồng Hỷ là một huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Cộng đồng dân cư ở Đồng Hỷ hiện nay do dân cư từ nhiều địa phương thiên di đến cùng với bộ phận dân bản địa hợp thành Dân số huyện Đồng Hỷ, tính đến tháng 12 năm 2005 là 123.196 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 63,3%, Nùng chiếm 13,2%, Dao 4,4%, Tày 2.5%
Người Nùng ở huyện Đồng Hỷ phần lớn có nguồn gốc di cư từ Lạng Sơn xuống chủ yếu là nhóm người Nùng Phàn Slình, Nùng Inh, Nùng Cháo ở Tân Long, Hoá Trung, Minh Lập, Linh Sơn, Thị trấn Trại Cau, Cây Thị, Hợp Tiến, Khe Mo, Văn Lăng, Văn Hán
Trong đó, một số xã như Tân Long, Hoá Trung, người Nùng chiếm tỷ lệ đa số Nếu như Tân Long có hai nhóm cơ bản đó là Nùng Phàn Slình và Nùng Cháo (Nùng Phàn Slình chiếm đại đa số), Hoá Trung có hai nhóm cơ bản là Nùng Phàn Slình và Nùng Inh (Nùng Inh chiếm đại đa số)
Nhóm Nùng Cháo là một bộ phận rất gần gũi với người Tày, tiếng nói phổ thông cao, các dân tộc khác dễ nghe Trong quan hệ xã hội, hôn nhân nội tộc là chính, nhưng hôn nhân với người Tày vẫn có, không có hàng rào ngăn cản
Nhóm Nùng Phàn Slình, tiếng nói và sinh hoạt tương đối dễ hiểu, gần gũi Một số tộc người Nùng khác, tính chất tộc người sâu sắc, tiếng nói không phổ thông, nghe khó như người Nùng Dín, Nùng Lòi
Trong cộng đồng dân tộc Nùng ở Việt Nam, thì Lạng Sơn là một tỉnh biên giới có số người Nùng cư trú đông nhất trong toàn quốc, với 302.415 người Nùng sinh sống, chiếm 35,5% dân số Nùng trong cả nước, 43% dân số
Trang 21trong toàn tỉnh Tại đây người Nùng cư trú tập trung thành từng bản hoặc đan xen giữa các dân tộc Tày, Dao
Sự phân bố dân cư tự nhiên theo hình thức cộng cư và đan xen với các dân tộc láng giềng, đã làm cho một bộ phận không nhỏ dân tộc Nùng chịu sự tác động của giao thoa văn hoá mạnh mẽ, thậm chí bị đồng hoá bởi các dân tộc khác trong vùng, một bộ phận thì di cư theo nhiều hình thức khác nhau, hôn nhân với hình thức ở rể, do điều kiện kinh tế trong thời kỳ đó còn rất khó khăn, nhiều gia đình không đủ điều kiện kinh tế để cưới vợ cho con trai mình, bởi các lễ bắt buộc, do đó họ đã cho con mình đi ở rể ở nơi xa, hình thức này diễn ra tuy không nhiều nhưng cũng đã góp phần đưa một số nhóm người Nùng đến những vùng đất khác nhau và dần dần hình thành những nhóm người Nùng sống đan xen với các dân tộc khác trong huyện Đồng Hỷ như ; Văn Hán, Trại Cau, Hoá Trung Một bộ phận còn lại chiếm số đông đó là di cư tự phát, chạy loạn trong chiến tranh, hình thức này di cư chiếm số lượng đông có thể từ vài gia đình thậm chí đến hàng chục gia đình, họ chọn giải pháp di cư một mặt để nâng cao chất lượng cuộc sống, nhằm tìm lấy một vùng đất để họ có thể định cư lâu dài, trong đó có Thái Nguyên Với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Lạng Sơn, ngay trong nhưng năm 1938 - 1958 đã diễn ra quá trình di cư, nhưng ồ ạt nhất là năm 1950 [84], [92] Chủ yếu là Nùng Phàn Slình và Nùng Cháo ở huyện Cao Lộc, Văn Quan, nhóm Nùng Inh ở huyện Chi Lăng, huyện Bình Gia
Khi di cư đến đây đồng bào Nùng ở Lạng Sơn với những khu vực khác nhau trong tỉnh đã mang theo nét văn hoá đặc trưng của mình
Tiểu kết; Với những yếu tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tạo cho Đồng Hỷ có những thuận lợi nhất định, chính những yếu tố này đã tác động và chi phối không nhỏ đến đời sống văn hoá, kinh tế của đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ, trên cơ sở tìm hiểu lịch sử tộc người Nùng, chúng ta có thể nhận
Trang 22ra rằng đồng bào Nùng cho dù định cư ở địa phương nào cũng mang những nét văn hoá đặc trưng của tộc người mình, tuy nhiên khi định cư ở đâu đồng bào Nùng cũng đều hoà nhập nền văn hoá của tộc người mình vào nền văn hoá chung của dân tộc, nhưng sự hoà nhập ở đây không phải là hoà tan mà là trên cơ sở nét văn hoá đặc trưng của mình, họ có sự điều chỉnh cho hợp với hoàn cảnh và môi trường sống của mình Đó chính là nét văn hoá hoà nhập nhưng không hoà tan của đồng bào Nùng ở huyện Đồng Hỷ
Trang 23CHƯƠNG 2
PHONG TỤC NGƯỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
Phong tục là những đặc điểm hành vi của một cộng đồng dân cư, những tập quán phổ biến, có tính ổn định, độc đáo, đậm nét, tồn tại trong những điều kiện lịch sử của một hình thái xã hội, tiêu biểu nhân cách, đạo đức, lối sống của một cộng đồng, giai cấp dân tộc Trong kế thừa di sản văn hoá truyền thống chúng ta tiếp nhận các thuần phong mỹ tục, loại bỏ những gì lỗi thời, lạc hậu Phong tục đối với một tộc người thường có hai nội dung (hai loại hình) cơ bản; một là “phong tục gia tộc”, hai là phong tục liên quan tới sinh hoạt xã hội của một tộc người mà Phan Kế Bính gọi là “phong tục hương đảng” Tuy nhiên để đi sâu vào từng nội dung thì quá rộng, ở đây xin đề cập tới một số tục quan trọng nằm trong hai nội dung cơ bản của phong tục : hôn nhân, sinh đẻ, làm nhà mới, sinh nhật và ma chay
2.1 Hôn nhân
Trong quan hệ hôn nhân, người Nùng thể hiện khá đậm nét những đặc trưng truyền thống của dân tộc, của các sắc thái của từng vùng và cả những chi phối của tôn ti trật tự phong kiến Ngoài việc chủ động đến với nhau ở mức độ nào đó, thì những nam nữ người Nùng còn bị chi phối bởi một số vấn
đề như: Sự đồng tình của hai bên cha mẹ, Quan niệm mê tín dị đoan “lá số ”
(lục mệnh) có hợp nhau không? Sự muôn đăng hộ đối của dòng họ
Đặc biệt, không có chuyện hôn nhân giữa các thành viên trong dòng họ, nếu xảy ra thì những thành viên đó sẽ bị tội nặng và phải làm lễ tạ tội trước bàn thờ tổ tiên Như cách đây khoảng mấy chục năm có trường hợp:
“Anh em lấy anh em”,“ họ lấy họ” có thể chịu những hình phạt “rặt cò”
(thắt cổ) hoặc bị dân làng chê cười
Trang 24Do vậy trước khi trai gái kết hôn phải ghi rõ tên, tuổi để nhờ thầy Tào xem số mệnh đồng thời xác định rõ huyết thống hai bên, sau đó mới quyết định các bước tiếp theo của hôn nhân
Điều đó có thể cho thấy, nam nữ người Nùng được tự do tìm hiểu thổ lộ tình cảm với nhau nhưng hôn nhân do cha mẹ quyết định để nhà trai cưới về làm dâu cho nên sự can thiệp và ép duyên của cha mẹ vào hạnh phúc con gái chủ yếu xảy ra đối với người con gái
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hình thức hôn nhân phổ biến của người Nùng, vợ chồng chung sống với nhau khá hoà thuận Hiện tượng ngoại tình sẽ bị đuổi ra nhà khỏi nhà chồng và phải bồi thường tài sản cho nhà chồng Nếu người chồng ngoại tình sẽ phải nộp phạt một con trâu để bồi thường danh dự cho nhà gái Trường hợp người vợ không sinh được con trai để nối dõi thờ cúng tổ tiên, họ cho rằng không có con nối dõi là phạm tội lớn nhất trong ba tội bất hiếu “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” Cho nên nhưng người không có con trai cần phải lấy vợ lẽ cho chồng Đây chính là thể hiện tư tưởng trong nam khinh nữ
Đối với trường hợp chồng chết, người phụ nữ ở lại chăm sóc bố mẹ chồng, con cái Sau ba năm (mãn tang), người phụ nữ có thể đi lấy chồng, riêng con cái và của cải không được mang theo, nếu trường hợp con quá nhỏ thì cho mang theo để tiện chăm sóc Các loại động sản và bất động sản của người chồng quá cố do anh em bên chồng quản lí cho lên nhiều bà goá thường và nỡ không xa các con, chịu ở vậy để nuôi các con Cũng có trường hợp, người đàn bà goá được sự thoả thuận của nhà chồng, có thể cưới chồng khác và cho phép chồng mới về để ở hẳn nhà vợ để trông nom con cái, quản lí tài sản của gia đình Người chồng phải thay họ mình lấy họ người chồng cũ thì mới được hưởng gia tài của người chồng cũ
Trang 25Người Nùng có tục ở rể: Đó là rể tạm và rể đời, những trường hợp cưới rể tạm là gia đình nhà gái neo đơn, thiếu lao động, không có người chăm sóc, cha mẹ trong khi có con trai nhưng còn nhỏ, chưa lo liệu được công việc gia đình Mọi nghi lễ tiến hành trong lần đầu cưới rể tạm đều giống như một đám cưới bình thường phí tổn của hôn lễ chủ yếu do nhà trai lo liệu Chàng rể thường ở nhà vợ cho đến khi các em trai vợ trưởng thành, có thể sống tự lập, bố mẹ vợ hoặc các em trai vợ sẽ chia một ít tài sản
Nhưng gia đình hiếm con hoặc chỉ có con gái mà không có con trai thường lấy rể đời Cưới rể đời không phải là chuyện phổ biến Rể đời không phải cha mẹ bên nhà gái chủ động đi tìm cho con gái mình Những chàng trai được chọn và đồng ý
Đi làm rể đời thường thường là con nhà có nhiều con trai hoặc con nhà nghèo, khó tìm cưới được vợ Trong trường hợp này nhà gái chủ động lo liệu cưới lễ dạm, lễ hỏi, lễ sêu tết, lễ cưới, lễ đón rể đến mọi phí tổn trong cưới xin đều do nhà gái lo liệu Con rể được coi như con đẻ, được thừa kế tài sản nhà vợ nhưng đến đời con phải mang họ nhà vợ Tuy nhiên, các chàng trai Nùng không muốn ở rể đời
2.1.1 Những tiêu chuẩn khi lựa chọn con dâu, con rể
Về lứa tuổi: trai gái dân tộc Nùng trước kia được xây dựng rất sớm thậm
trí còn phổ biến nạn tảo hôn, khi kết hôn tuổi con gái trung bình 14 hoặc 15 tuổi, con trai khoảng 16 hoặc 17 tuổi Sở dĩ có nạn tảo hôn là do quan niệm của đồng bào cho rằng: xây dựng gia đình sớm có thuận lợi ở chỗ, ông bà còn khỏe có khả năng trông nom con cháu, đặc biệt người già có con cháu chăm sóc, đỡ đần Với quan niệm đó các bậc cha mẹ đều muốn con cái mình xây dựng gia đình ở trong lứa tuổi đã được cộng đồng chấp nhận
Ngày nay, một phần do nhận thức đã tiến bộ hơn, một mặt do luật hôn nhân của nhà nước, lệ tảo hôn đã hạn chế được rất nhiều Tuổi trung bình kết
Trang 26hôn của con gái từ 18 đến 19 tuổi, con trai từ 20 dến 21 tuổi tuổi trở lên, đó là đối với các trường hợp không đi học hoặc học hành không được đến nơi đến chốn
Tiêu chuẩn để lựa chọn cô con dâu vừa ý của các bậc cha mẹ cần các đức tính cần cù và khoẻ mạnh, người con gái phải biết lễ phép với bố mẹ, anh em họ hàng, làng xóm, thành thạo các công việc nội trợ, đặc biệt phải biết dệt vải, kéo sợi, tự may quần áo Kinh nghiệm của người Nùng chọn con dâu thể hiện
qua câu tục ngữ: "Chiêm slao chiêm bươm lạp" nghĩa là (tìm hiểu con gái vào
tháng chạp) Vào tháng này, thời tiết giá lạnh, các cô gái thường mặc nhiều quần áo Qua đó dễ nhận biết về các cô gái có chăm chỉ hay không, có tài thêu dệt và may vá hay không? Là cư dân nông lâm nghệp, bận bịu với nhưng công việc đồng áng nặng nhọc quanh năm nên tiêu chuẩn chọn vợ là khoẻ mạnh cũng rất được coi trọng Điều này được phản ánh rõ qua câu tục của người Nùng:
“Nạ na khả măng
Lồng mặm bố luẩy khẩu phầy bố mảy”
- Nghĩa là: “Con gái mập mạp, chân to
không sợ cháy
Người Nùng cũng rất thích tìm vợ là những người “Nả hang
khàng suổi phịn siêng” (con gái mặt vuông chữ điền trông như tiên) và không
thích kết duyên với những cô gái “kiêng sải bố thưng tum, mì cua tẻ sè lùm
sèo móp” (gót chân không chạm đất, khổ suốt đời), thậm chí họ còn đánh giá
những đức tính của nàng dâu tương lai qua cách làm ăn của người mẹ:
“ Chiếu khẩu lẹ chiếu phàng
Chiếu nàng lẻ chiếu mẻ ”
- Nghĩa là: “Muốn biết được lúa, nhìn gốc rạ
Muốn biết được cô dâu, nhìn vào người mẹ”
Trang 27- Tiêu chuẩn chọn rể trong xã hội người Nùng xưa cũng như nay là khoẻ mạnh, cần củ, cày bừa thành thạo săn bắn giỏi Xuất phát từ quan niệm cho
rằng “Của tin mừ nặm bó” (của cải do bàn tay mình làm ra là vô tận) Người Nùng thường kén chọn, đánh giá khả năng của chàng rể tương lai “hò rì ba
tác sác sung khàng suối hết kin nòi”, nghĩa là “cổ dài, vai rộng, trán cao, làm ăn giỏi ”
Khi đã ướm tìm và nhắm được một cô cái nào ứng ý về mặt thể chất và phẩm chất, có thể chấp nhận được làm dâu con của mình, hoặc đối với đôi trai gái yêu nhau đã được cha mẹ đồng ý, cha mẹ nhà trai tiến hành hoặc nhờ người thân làm mai mối gặp bên nhà gái bàn bạc các nghi lễ cho đám cưới
Về cơ bản, tiêu chuẩn chọn con dâu, con rể vẫn dựa trên cơ sở như vậy, nhưng ngày nay do nền kinh tế phát triển, trình độ nhận thức đã khác hơn trước, do đó sự lựa chọn chủ yếu dựa trên sự tìm hiểu của đôi trai gái, những yếu tố trên vẫn được đánh giá cao, được coi trọng
2.1.2 Các tục lệ trong cưới xin
Để tiến tới một đám cưới chính thức, đồng bào Nùng cũng phải tiến hành từng bước, từng khâu và từng nghi lễ theo phong tục tập quán cổ truyền một cách rất cẩn trọng, thể hiện bản sắc văn hoá của mình
- Tục dạm hỏi Trước khi tiến hành lễ dạm hỏi, nhà trai sẽ nhờ anh em họ hàng nhà gái thăm dò, đánh tiếng với bố mẹ cô gái Chỉ vài ngày sau khi nhận được sự đồng tình, thì nhà trai mới chọn ngày lành tháng tốt, nhờ ông mối mang lễ vật (một trai rượu và đôi gà) đến nhà gái làm lễ dạm hỏi Gia đình nhà gái làm mâm lễ cúng để báo cho tổ tiên biết việc tốt trong nhà
Theo tục lệ, trước khi trao từ “lục mệnh” cho nhà gái, nhà gái phải thắp
hương khấn tổ tiên Đồng bào quan niệm, trao lá số cho nhà trai cũng là trao hồn vía của cô gái Sau khi đón lá số của cô gái, nhà trai nhờ thầy tào xem
Trang 28tướng số của đôi trai gái có hợp nhau không Đồng bào Nùng ít nhiều cũng có sự tương đồng trong việc tin theo thuyết ngũ hành:
+ Thuận tức là tương hợp; mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc
+ Khắc tức là không hợp; mộc khắc thổ, hoả khắc kim, kim khắc mộc, thuỷ khắc hoả, thổ khắc thuỷ
Nếu không hợp, thì nhà trai trả lại lá số cho nhà gái kèm theo một ít tiền để bồi thường danh dự cho cô gái Nhà trai phải giữ kín chuyện này để không ảnh hưởng đến việc hôn nhân sau này của cô gái Nếu duyên số hai người hợp nhau thì nhà trai sẽ chủ động chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ mừng hợp số - Tục mừng lá số hợp nhau (mỉnh hom): Nhà trai mang lễ vật, thường là một đôi gà sang nhà gái để báo tin mừng Sau đó hai gia đình bàn bạc thời gian cho lễ ăn hỏi Trên thực tế hiện nay, đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ đã bỏ lễ lấy lá số và mừng hợp tuổi
- Tục ăn hỏi (đắt cáy) Việc định ngày lễ ăn hỏi do nhà trai chọn, đây là nghi lễ quan trọng khẳng định, hai gia đình sẽ trở thành thông gia Ngày làm lễ ăn hỏi phải được báo trước từ một tháng trở lên để nhà gái có thời gian mời họ hàng nội ngoại về dự Trong lễ này, nhà gái mời họ hàng thân tín đến dự để bàn bạc và thống nhất với đại diện nhà trai về đồ sinh lễ, tiền cưới mà nhà trai phải nộp cho nhà gái tuỳ theo phong tục của từng vùng Sau đó, từng khoản cụ thể được ghi lại để đại diện nhà trai mang về lo liệu Lễ vật có thể
tuỳ khác nhau nhưng nhất thiết phải có gà Thường thì có một ông mối “lão
lợ” cùng một em bé khoảng 12 đến 13 tuổi Mang lễ vật một đôi gà thiến, 6
kg thịt lợn, 2 chai rượu, 10 ống gạo nếp sang nhà gái
- Tục siêu tết; do đặc điểm của người Nùng thách cưới rất cao, bởi họ quan niệm cưới là bán (khai) con gái, nếu thách cưới ít vừa không có tiền để tổ chức vừa hạ thấp giá trị người con gái đó Cho nên thách cưới được coi là
Trang 29một nghi lễ quan trọng, bắt buộc Lúc này nhà trai phải tích cực chuẩn bị điều kiện vật chất để tổ chức lễ cưới chính thức Nhưng từ lúc này đến lễ cưới, thường thời gian từ 2-3 năm, thậm chí còn lâu hơn nữa và trong các lễ tết hàng năm, như tết nguyên đán, dằm tháng bảy nhà trai phải mang quà đến siêu tết cho nhà gái
- Lễ cưới "tảng lù ” cưới to
Đây là khâu quan trọng nhất trong việc cưới hỏi, người Nùng ở Đồng Hỷ thường tổ chức vào mùa đông và mùa xuân, đó là tháng thích hợp cho việc cưới xin, xét từ nhiều bình diện như (thời tiết khô ráo, vụ mùa đã xong, lương thực đầy bồ) Ngày cưới nhà trai kén chọn cận thận, nhất là giờ đón dâu nhờ thầy cúng cẩn thận
Thường người Nùng kiêng cưới vào những ngày:
1: Ngày “không vong” ví dụ năm 2009 là vào các ngày của tháng: Tháng giêng ngày 6, 18, 30; tháng 2 ngày 12, 24; tháng 3 ngày 7, 19; tháng 4 ngày 1, 13, 25; tháng 5 ngày 8, 20; tháng 5 (năm nhuận) ngày 2, 14, 26; tháng 6 ngày 9, 21; tháng 7 ngày 4, 16, 28; tháng 8 ngày 10, 22; tháng 9 ngày 5, 17, 29; tháng 10 ngày 11, 23; tháng11 ngày 6, 30; tháng 12 ngày 12, 24, 29
2: Ngày mất của ông bà, cha mẹ
3: Ngày trùng tang: Tuỳ theo mùa thu Mùa xuân là ngày thìn, mùa hạ là ngày mùi, mùa thu ngày tuất, mùa đông ngày sửu
Trước ngày cưới một vài hôm, nhà trai phải nộp đồ sính lễ như đã thoả thuận với nhà gái từ lễ ăn hỏi Ngoài nhưng lễ vật như đã thoả thuận thì cả cô dâu, chú rể cũng phải chuẩn bị quà biếu cho hai bên gia đình Trong nhưng lễ
vật nhà trai đưa sang, nhất thiết vải có miếng vải tặng mẹ vợ gọi là “rằm
khâu” (vải ướt khô) Để trả công nuôi dưỡng của bà mẹ đối với con gái Nhận
vải “rằm khẩu”, người mẹ đem nhuộm và đợi khi nào con gái sinh con đầu
lòng thì làm cho cháu một cái địu và vài cái tã Thông thường lễ cưới được
Trang 30tiến hành trong hai ngày nhà gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau, tuỳ nhiên ở nhiều nơi người ta tổ chức cùng ngày
Trước đây, người Nùng khi còn ở Lạng Sơn vẫn tuân thủ đầy đủ các nghi lễ trong một buổi cưới như:
+ Tục căng dây: Chặn đường khi trông thấy đoàn chú rể hay đoàn cô dâu từ xa đang đi tới một tốp trẻ chăn trâu, rủ nhau căng dây chặn đường hoặc xếp thành hàng ngang không cho đoàn người đi qua, chỉ khi nghe ngâm thơ, nhận được tiền, tốp trẻ mới tháo dây mở đường để đoàn người đi tiếp Đến cổng nhà, trước đây khi rể đến nhà gái hoặc đón dâu về cổng nhà chồng người ta đốt pháo mừng, (nếu pháo xịt là điều không vui)
+ Nước rửa chân: Đến chân cầu thang lại gặp một tốp thanh niên khác,
trong đó có một người dâng khay với 4 chén rượu mời để “Rửa chân” trước
khi lên cầu thang Đoàn khách lại mừng thuốc lá, hát và uống rượu Ví dụ; khi đến nhà thì quan làng phải hát bài mở cửa nếu như thấy cửa nhà bị đóng, hoặc khi cửa đã mở ra nhưng ngay giữa cửa chủ nhà cố tình để một cái thớt, cái chổi hay một con mèo nhốt trong túi theo tập quán, không người nào được phép vượt qua một con vật gì hay một thứ đồ dùng gì đặt đặt ở ngang lối đi Trước tình huống ấy, quan làng phải hát bài xin cất bỏ chướng ngại để có lối đi qua Các bài hát ở tiết mục này không thể hát chung chung được, gặp phải chướng ngại gì thì quan làng phải hát bài hát xin cất vật cụ thể đó đi Cứ như vậy cho đến khi không còn vật cản nào nữa mới được vào nhà
+ Tục giữ cửa: Vượt qua được chặng uống rượu để rửa chân, đoàn khách lại gặp chặng giữ cửa, muốn qua phải hát đối, thông thường có khoảng gần 10 bát hát đối
+ Tục rải chiếu: Đoàn chủ rể, cô dâu được mời vào nhà sau tiết mục “giữ
cửa”, nếu là đoàn chú rể được mời vào gian ngoài, nơi dành riêng cho khách
đàn ông Nếu là đoàn cô dâu được đưa vào gian trong buồng cô dâu Nhưng
Trang 31giường chưa có chiếu rải, vị quan làng lại hát xin rải chiếu ngồi, chủ nhà đem đôi chiếu ra nhưng chưa giải, dựng lên bên vách Đoàn khách lại phải hát bài chiếu dựng vách Chủ nhà đem chiếu dựng ở bên vách đặt ra giường nhưng lại rải lệch hoặc rải chiếu trái mặt Đoàn khách lại phải hát bài “chê rải chiếu” Chủ nhà hát bài đáp lời, xin lỗi đoàn khách và giả vờ trách các cháu gái quê mùa đã để sơ xuất và bảo các cháu rải chiếu hay rải lại cho ngay ngắn rồi trịnh trọng mời đoàn khách ngồi Đây chỉ là một hình thức tạo ra những tình huống đùa vui theo tập quán
+ Mời ngồi: Sau một hồi lâu hát đối đáp xung quanh việc rải chiếu, đại diện chủ nhà quan làng hát một bài mời ngồi thành thực, tha thiết và khách cũng hát từ khiêm tốn, hết lời ca ngợi lòng mến khách của chủ nhà rồi mới ngồi xuống
+ Mời nước chè, thuốc lá, trầu: Sau khi mọi người trong đoàn vừa an toạ thì chủ nhà của nhà gái hoặc nhà trai liền bưng khay chén rót đầy nước chè, có thêm đĩa trầu têm sẵn và bao thuốc lá lần lượt đi mời từng người và hát bài hát mời nước trè, thuốc lá, trầu Đoàn khách sau khi uống nước cũng hát bài hát cảm ơn, khen ngợi các cô gái khéo tay pha chè thơm ngon, đón tiếp chu đáo + Tục trình tổ: Sau khi ngồi ngơi, uống nước, người ta tiến hành lễ trình tổ tiên Quan làng dẫn chú rể ra lễ lạy tổ tiên Theo như trước đây, bố mẹ cô dâu hoặc một người có uy tín trong họ tộc đứng ra mời họ hàng nội ngoại ra ngồi trước bàn thờ để con rể bái lạy Quan làng dâng lễ vật và thắp hương, đèn lên bàn thờ, khấn tổ tiên nhà gái với nội dung: Hôm nay là ngày lành tháng tốt, nhà trai xin phép làm lễ đón con dâu về nhà chồng và báo luôn giờ rước dâu vào hôm sau, chú rể bái lạy trước bàn thờ hai lượt Lễ trình tổ tiên là một nghi thức bắt buộc trong mọi đám cưới Sau đó một người trong họ đại diện giới thiệu từng người để chú rể mời nước, thuốc và biết xưng hô
Trang 32+ Tục nộp gánh: Sau lễ bái tổ và nhận họ hàng, vị quan làng trịnh trọng hát bài nộp lệ hay còn gọi nộp gánh lễ, gánh lễ này không nhiều chỉ có hai đôi bánh trưng gói như bánh trưng người Tày, 2 chai rượu, vài chục lá trầu cau, một phong bao tiền nho nhỏ gói bằng giấy đỏ, một tấm vải ướt khô Nghe quan làng hát xong, đại diện nhà cô dâu đến mở gánh lễ và trịnh trọng đặt lên bàn thờ tổ tiên
+ Mời ăn cơm: Trong khi uống rượu, ăn cơm, quan làng thay mặt chủ nhà hát bài mời rượu, đoàn khách nhà trai hoặc nhà gái hát đáp bài “chồm bôm” nghĩa là xem mâm, khen nhà bếp nấu ăn ngon, khéo tay có đủ các món sơn hào hải vị) Ở Đồng Hỷ các nghi lễ sau khi kết thúc đến phần liên hoan văn nghệ Khách mời chủ yếu là bạn bè của cô dâu, chú rể, có thể ở xung quanh xóm hoặc ở làng xã Phường bạn đông chứng tỏ quan hệ cô dâu, chú rể rộng rãi Đây là tiết mục vui nhất trong đám cưới, cô dâu, chú rể là người được chỉ định hát nhiều nhất, có thể kéo dài đến đêm khuy
+ Lễ xin đón dâu: Trước giờ khởi hành, quan làng hát bài xin cô dâu xuống sàn, bài hát thể hiện ý muốn xin cô dâu xuống cửa Đại diện nhà gái bưng khay với 4 chén rượu làm lễ giao bằng biên, trên 4 chén rượu là phong bao giấy đỏ trong đó có tiền và danh sách họ hàng mừng chú rể, có đôi kim được xâu luồn chỉ đen đỏ, có tờ giấy đỏ ghi ngày tháng năm sinh con rể bên cạnh ngày tháng năm sinh con dâu Quan làng đại diện cho nhà trai nhận Lúc cô dâu đang trang điểm, chị em trong nhà đem một số vật dụng như; chăn gối, quần áo, ấm chén ra ngoài để cho 2 cô gái của đoàn chú rể mang Ngoài ra người Nùng cũng có tục mừng tiền cho cô dâu về nhà chồng làm vốn Đoàn đưa dâu mặc áo chàm đen có dây thắp ngang eo và đeo chùm dây sà tích bằng bạc, chân đi hài hoặc dép nhựa, đầu vấn khăn mỏ quạ, đội nón Cô dâu khi đi ra cửa về nhà chồng phải lễ tổ tiên, cha mẹ, cô dì, chú bác Bước chân ra khỏi cửa nhà bố mẹ đẻ cô dâu không được quay đầu ngoảnh lại Thành phần đoàn
Trang 33đưa dâu, gồm Pả Mè một già, một trẻ Chọn Pả Mè phải là người có gia đình yên ấm, ăn nói lưu loát, thuộc nhiều bài thơ Trên đường về nhà chồng, cô dâu đi giữa Pả Mè trẻ và Pả Mè già, cuối cùng là phù dâu Trên đường đi đoàn đưa đón dâu luôn tuân thủ những nghi lễ nhất định, như khi qua sông, suối, qua cầu cô dâu phải thả vài đồng tiền để gửi “tiền qua đò”, hoặc một đám cưới đi ngược chiều thì 2 cô dâu phải trao khăn tay hay nón, dép cho nhau và chúc nhau gặp nhiều may mắn Theo tục xưa, dù nhà trai ở cận kề nhà gái, đoàn đưa dâu vẫn phải đi vòng một đoạn đường, nghỉ chân ăn cơm gói mang theo để cô dâu sửa sang khăn áo trước khi vào ngõ nhà chồng Bước vào cửa nhà chồng, khi qua cạnh bếp lửa, người ta lấy chiếu che bếp vì sợ uế tạp, sợ ma bếp quấy rầy Khi Pả Mè dẫn cô dâu vào buồng, giường cô dâu chưa được rải chiếu, Pả Mè lại hát bài xin giải chiếu (chiếu cô dâu mang từ nhà bố mẹ đẻ sang) Gia đình nhà trai chọn một bà có đủ con trai, con gái, tính tình đôn hậu, gia đình êm ấm để giúp Pả Mè rải chiếu, giăng mùng, màn, trải chăn gối
+ Lễ trình tổ: Cũng giống như lễ trình tổ của chú rể, một người dẫn cô dâu ra trình và lễ tổ tiên, sau đó một người đại diện nhà trai đọc tên từng người trong họ theo thứ bậc trên dưới để cô dâu lễ và mời nước từng người, đồng thời qua đó nhận mặt, nhận họ Những người được lễ đều mừng tiền cho cô dâu
+ Nộp lễ: Tiếp theo lễ gia tiên, bố mẹ chồng và nhận họ hàng Pả Mè hát bài nộp lễ trước sự chứng kiến của đông đủ họ hàng nội ngoại bên nhà chú rể, các lễ phải tương ứng với số tiền thách cưới, là chăn bông, gối, màn đó là những sản phẩm do chính bàn tay lao động khéo léo, cần cù của cô dâu làm lên hoặc được mua sắm từ tiền thách cưới như khăn mặt, chậu rửa mặt
+ Lễ nộp con dâu: Sau bữa ăn trưa, Pà Mè tiến hành làm lễ nộp con dâu cho gia đình nhà chồng và họ hàng nhà trai, từ nay con dâu sẽ thuộc về nhà trai, chịu sự răn dạy của nhà chồng theo tập tục, hưởng phúc lộc của nhà
Trang 34chồng Đại diện của nhà trai trịnh trọng bưng khay với 4 chén rượu, trên đó đặt một phong bao gói giấy đỏ gọi là lễ giao bằng biên Trong phong bao có danh sách họ hàng mừng tiền cho cô dâu; tiền mừng và cảm ơn Pả Mè, phù dâu đã vất vả đưa dâu đến gia đình Pả Mè nhận bằng biên đưa về cho nhà gái và cùng uống rượu lấy lệ
+ Dặn cô dâu làm ăn: Đây là tiết mục gây xúc động nhiều nhất, bài hát chứa đựng ý nghĩa giáo dục sâu sắc, răn dạy cô dâu về cách ăn ở với bố mẹ chồng, bà con lối xóm điều này không giống đám cưới người Kinh
+ Pả Mè chào xuân họ trở về: Trước khi rời khỏi nhà trai Pả Mè hát bài chào xuân họ trở về, cám ơn nhà trai đã đón tiếp chu đáo Đại diện nhà trai cũng hát đáp bài cám ơn Pả Mè, phù dâu và bưng khay rượu mời tiễn chân Pả Mè ra tận ngõ
+ Tục lại mặt: Về nhà chồng được 3 ngày, đôi vợ chồng trẻ phải về nhà bố mẹ vợ, đi theo đôi vợ chồng trẻ chừng 12 - 13 tuổi gánh đôi gà, ít trè, chai rượu, bao thuốc lá để chú rể nhận mặt làm quen với họ hàng bên nhà vợ
Nhưng sau khi di cư đến Đồng Hỷ, do quá trình sinh sống ở đây họ đã có sự giao lưu văn hoá với các dân tộc anh em khác trong khu vực như (người Kinh, người Tày, ) Do đó một số nghi lễ trong đám cưới cũng gần giống với nghi lễ cưới của người Kinh Sau khi hai gia đình thống nhất đi đến hôn nhân, nghi lễ cưới xin được diễn ra dưới hình thức; Lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, trước đây xuất phát từ lễ thách cưới cao, chi phí cho một đám cưới tốn kém nhiều, ngày nay thì do đời sống văn hoá được nâng cao do vậy việc thách cưới cao đã không còn nữa, tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình mà đưa ít hay đưa nhiều Sau khi đã thống nhất được mọi việc, lễ cưới chính thức bắt đầu, đây là một lễ quan trọng Khi đã lựa chọn được ngày tốt có thể do nhà gái hoặc nhà trai xem thầy, lễ cưới sẽ được ấn định, thông thường lễ cưới sẽ được tiến hành trong hai ngày, cả nhà gái và nhà trai nếu là người dân tộc Nùng thì sẽ mổ lợn
Trang 35để làm cỗ thiết đãi người thân, gia đình và họ hàng vì đồng bào quan niệm cỗ cưới là loại cỗ to nhất so với các loại cỗ khác, đặc biệt là rượu, trong cỗ cưới của đồng bào không bao giờ thiếu rượu
Sau khi đi đón được dâu về thông thường thì sẽ có một thầy tào người Nùng làm lễ khấn tổ tiên (người Nùng nào thì sẽ có thầy tào của riêng dân tộc mình; ví dụ, bên Hoá Trung là người Nùng Inh do đó khi có cưới xin hay tang ma không thể lấy thầy tào của người Nùng Phàn Slình ở bên Minh Lập để cúng cho, mà phải mời thầy tào của người Nùng Inh) Toàn bộ những thủ tục như hát đối đáp khi rải chiếu, hay những bài hát cảm ơn, khen ngợi những cô gái khéo tay pha chè thơm ngon, đón tiếp chu đáo bây giờ gần như không còn Thủ tục mời cơm hiện nay vẫn còn, nếu hai bên gia đình ở cách xa nhau thì có thể ở lại ăn cơm, lệ hát mời thì đã bỏ, thay vào đó chủ nhà trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho người thân đến từng mâm cơm mời khách
Ở Đồng Hỷ, đám cưới nhà trai cũng như nhà gái, sau các nghi lễ chính thức kết thúc là đến phần liên hoan văn nghệ Khách mời là những bạn bè cùng trang lứa với cô dâu, chú rể ở làng trên xóm dưới, thậm chí còn mời cả bạn ở xã khác đến dự cho thêm phần long trọng Phường bạn càng đông chứng tỏ quan hệ của cô dâu chú rể rộng rãi, liên hoan văn nghệ là tiết mục vui nhất trong đám cưới, hễ chỉ định đến ai người đó phải hát, nếu không sẽ bị phạt rượu Cuối cùng là lễ lại mặt, thông thường về nhà chồng được 3 ngày, đôi vợ chồng trẻ phải về nhà bố mẹ vợ, đi theo đôi vợ chồng trẻ là một cháu bé chừng 12 - 13 tuổi gánh đôi gà, ít chè, chai rượu, bao thuốc lá để chú rể nhận mặt làm quen với họ hàng bên nhà vợ Sau lễ lại mặt, cô dâu về ở hẳn bên nhà chồng Hiện nay, không phải đợi đến ngày thứ 3, đôi vợ chồng trẻ có thể về lại mặt ngay ngày hôm sau
Trang 36Tóm lại: Đám cưới của người Nùng hiện nay đã có nhiều thay đổi, các
nghi lễ rườm rà đã bị bãi bỏ Tuy vậy những cái hay, cái đẹp truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy đó là những giá trị văn hoá tinh thần
2.2 Tục lệ sinh đẻ
Theo quan niệm của người Nùng, gia đình hạnh phúc là gia đình có nhiều con, nhiều cháu do vậy khi kén vợ cho con trai, các bậc cha mẹ thường tìm hiểu rất kĩ về lai lịch cha mẹ đẻ của người con gái, nhất là xem xét người mẹ sinh đẻ con có tốt và dễ nuôi không? Trường hợp vợ chồng chung sống nhiều năm chưa có con thì họ phải làm lễ cầu bà mụ Xuất phát từ quan niệm, con là do mẹ hoa chia cho, lên việc muộn đường con cái hoặc không có con là do mẹ hoa tức giận lên không phân hoa cho Để có con họ phải nhờ thầy xem và làm lễ cầu hoa, tin rằng mẹ hoa sẽ đầu thai ban cho
Khi người phụ nữ có thai vẫn đi làm bình thường nhưng kiêng làm nhưng việc nặng nhọc dễ gây ảnh hưởng tới thai nhi Người phụ nữ khi mang thai cần vui vẻ, ăn nói dịu dàng, tránh cãi nhau và xa lánh những cảnh tượng hãi hùng để tâm hồn được thư thái Tuy nhiên do trình độ hiểu biết khoa học còn nhiều hạn chế, người phụ nữ khi mang thai phải kiêng kị nhiều thứ, xuất phát từ động cơ muốn bảo vệ đứa con như: không được ăn ốc, sợ con sau này sẽ chảy nước dãi, không bước qua dây buộc ngựa, trâu bò vì quan niệm rằng sau này đứa trẻ sẽ bị tràng hoa cuốn cổ hoặc luôn há mồm, không ăn cơm cháy sợ dính ruột, không đánh răng sợ đứa trẻ luôn thè lưỡi ra như lưỡi rắn, không hái quả trên cây sợ cây năm sau không có quả, không được đóng đinh vào cột, không được thay đổi chỗ đặt giường, sợ sẩy thai Người chồng cũng phải tuân thủ kiêng kị nhất định: không chọc tiết lợn, cắt tiết gà, vịt, không đi viếng đám ma, không được khênh quan tài không làm ông mối trong các đám cưới
Trang 37Thậm chí gia đình chồng cũng tránh một số điều như sau: không làm nhà mới, không trang trí, mua đồ dùng mới, không di chuyển sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, thậm trí nhưng cây mới đốn cũng không mang vào trong nhà vì theo quan niệm của đồng bào, có thể gây ra tang tóc gia đình và sẽ làm sảy thai Trước đây do nhiều lí do và hệ thống các trạm y tế chưa phát triển nên người Nùng thường đẻ trong nhà, nơi đẻ là căn phòng của chính mình do mẹ chồng hoặc bà con trong bản giúp đỡ, có sản phụ còn tự đỡ Khi đứa bé ra đời, người mẹ hoặc người đỡ dùng dao (kéo) cắt rốn cho con Đoạn cuống ấy được cho vào một ống bương, đem chôn dưới gầm giường (nếu là con gái) hoặc treo ở vách buồng (nếu là con trai) Người ta giữ rất cẩn thận cái cuống rốn đó vì cho rằng bà mụ bảo vệ linh hồn đứa trẻ trú ngụ ở đấy Nếu vứt cuống rốn đi sau này đứa trẻ hay bị ốm đau, bệnh tật, thậm trí có thể chết Ngày nay đại đa số các sản phụ đã đến trạm y tế để sinh nở
Sau khi sinh sản phụ nữ được chăm sóc rất chu đáo Sản phụ thường ăn cơm nếp, thịt gà mái tơ, gà trống chưa thiến, chân giò ướp rượu, rim với gừng nghệ để có nhiều sữa cho con bú và người sản phụ còn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ Tuyệt đối không ăn cổ cánh, lòng, dọc sống lưng các con vật gà, lợn Riêng rau xanh, chỉ được ăn một số loại nhất định như: rau ngót, su hào, khoai tây bắp cải xào với thịt Còn các loại rau khác không ăn vì còn nhiều lí do, chẳng hạn, ăn rau cải sẽ bị ho, ăn rau bí sẽ làm cho cả mẹ và con bị ngứa ăn hành lá, cần tỏi sau này mồ hôi con sẽ có mùi hôi Thậm chí người ta còn
khuyên sản phụ không ăn cá vì sẽ bị ”slang” tức đứa con bị mụt nhọt sài lở
Trong suốt thời gian ở cữ, sản phụ chỉ ở trong buồng của mình, kiêng tắm gội, không đến gần bếp lửa hay nhưng nơi thờ cúng linh thiêng nhất là bàn thờ tổ tiên
Trang 38Để có đủ gà ăn bồi dưỡng cho bà đẻ, người ta có tục lễ biếu gà, biếu gạo nếp cho bà đẻ Đây là hình thức tương trợ có đi có lại, vừa là biểu hiện sự quan tâm, lòng quý mến của đồng bào đối với bà đẻ
Khi đứa trẻ ra đời, người Nùng thường treo trước cửa nhà mình một cành lá xanh hoặc cắm ở cầu thang để báo cho người lạ biết, không vào nhà thời gian ba ngày đầu Thậm chí việc cắm cành lá không chỉ để mọi người không vào nhà còn để thông báo giới tính của đứa trẻ, cắm một cành lá xanh bên trái (nếu sinh con gái) và bên phải (nếu sinh con trai) Việc cắm cành lá nhằm mục đích, ngăn những người có vía độc, người đần độn, người có tư cách không tốt, vì họ sợ hồn vía của người khách sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ non nớt của bé Có gia đình còn rắt con dao, thậm chí dao nhọn ở đầu giường để bảo vệ bé và sản phụ trước tà ma quỷ quái Trong tháng không được mang các vật lạ vào buồng sản phụ sợ bé bị vía, sài Bé được tắm rửa bằng lá thơm như: lá đào, lá bưởi, lá đỏ đen
Được tròn tháng, người ta sẽ làm ăn mừng, đây là một nghi lễ rất quan trọng trong phong tục sinh đẻ của người Nùng tuỳ theo từng gia cảnh từng nhà mà nghi lễ được tổ chức to nhỏ có mổ lợn đồ xôi xanh đỏ, những người được mời dự lễ có thể đem cho một số thứ (2 ống gạo nếp, con gà mái tơ, hoặc cho bé mảnh vải, để làm quần áo, tã lót, có người cho bé phong bao )
Cũng trong ngày đầy tháng, người Nùng làm lễ dựng bàn thờ mụ cho đứa trẻ Tuỳ từng nơi người ta để bàn thờ mụ ở những nơi khác nhau: Ví dụ người Nùng sống ở Chi Lăng (Lạng Sơn), bàn thờ mụ của trẻ nam và nữ trong nhà cũng giống nhau, nếu làm bàn thờ mụ con trai cắt các bông hoa to cắm vào ống, nếu bàn thờ mụ con gái cắt hoa nhỏ hơn
Người Nùng đại đa số ở Đồng Hỷ đặt bàn thờ của bà mụ ngay phòng buồng của người mẹ hoặc đứa trẻ chứ không gần bàn thờ tổ tiên
Trang 39Trước đây trong ngày này, bên nội của đứa trẻ sẽ đan chiếc nôi bằng tre, bên ngoại sẽ khâu chiếc địu từ tấm ướt khô mà chàng rể tặng mẹ trong ngày cưới Chiếc địu đó để dùng lâu dài cho đứa con sau và không được cho người khác mượn (địu chỉ được đan và khâu đúng ngày cháu đầy tháng)
Trong ngày lễ này người ta gói rất nhiều bánh “coóc mò” (sừng bò), khi
bữa cơm chưa kết thúc, người ta chọn một người nhanh nhẹn, phúc hậu hay
một cháu nhỏ khoẻ khoắn, lanh lợi địu bé đi khỏi nhà gọi là bán thóc “khai
hẩy” và mang túi sách, bút, xâu bánh đi phát cho trẻ con trong bản, tỏ ý hoà
nhập và đứa bé sau này cũng ham học và hiếu thảo với mọi người Hôm đầy tháng người ta cũng cắt tóc cho bé và tóc được gói lại cẩn thận không được vứt lung tung sợ người khác yểm bùa Trên đỉnh thóp phải để lại một chỏm tóc, đồng bào cho rằng đó là một nơi trú ngụ của hồn vía đứa trẻ
Lễ đầy tháng cũng là lễ đặt tên tục cho đứa bé Tên được đặt bằng tiếng Nùng không cần tên đẹp, thường gọi tên các con vật như: tu mả (con chó) “tu mèo”(con mèo) hoặc nhưng tên chung như: “vàng đen” (con trai), “tỉ đẻn” (con gái) Đến khi trưởng thành người ta bỏ tên tục bố mẹ tự chọn tên cho con và nhờ một thầy cúng đặt tên sau đó khấn bái gia tiên và gieo quẻ bằng đồng bạc trắng ki gieo xuống đĩa, nếu được hai đống ngửa là coi như tên đã đặt là chính xác Nếu không được như thế, đứa trẻ lại được đặt tên khác Cho dù có cách gọi thế nào đi chăng nữa thì khi đặt tên cho con cha mẹ tránh đặt tên trùng tên ông bà, tổ tiên, chú bác, anh em họ hàng nội ngoại gần gũi
Để tránh tà ma, người ta đeo cho cháu vòng bạc, nanh vuốt hổ, tay khỉ, chỏm mũ đeo tiền kim loại
Trong gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ sơ sinh của dân tộc Nùng còn khá đơn giản, khi đứa bé lọt lòng mẹ, người ta thường lấy mảnh quần áo cũ làm tã lót hàng ngày cho bé Đứa bé được tắm bằng lá bưởi Trước đây khi đứa trẻ bị ốm đau, gia đình tổ chức cúng ma, vì người ta tin ma mụ và phù hộ
Trang 40đứa trẻ khoẻ mạnh, hay ăn chóng lớn Nhưng xem số mệnh lá xấu khó nuôi, thậm trí đứa trẻ láu lỉnh, dễ nuôi quá thì người ta cũng làm lễ cho con nhận con nuôi họ khác, con nuôi thầy cúng hay xin gạo họ khác cho trẻ ăn
Sau 40 ngày, người mẹ hết thời gian kiêng khem và bước đầu đi làm bình thường Nhưng cho bé đi xa như về thăm bà ngoại, người ta thường sâu kim, cài băng vào mũ trẻ, quyệt nhọ nồi, nhọ chảo trán hoặc cổ, buộc lá cỏ ranh vào áo, thậm trí còn báo tổ tiên thắp hương phù hộ cho đứa trẻ đi về được bình an
Có thể nói, trong nghi lễ sinh đẻ của ngưới Nùng ở Đồng Hỷ trước đây còn mang một yếu tố thần bí, mê tín, nhưng dựa trên sự mong muốn bình an hạnh phúc của thế hệ đi trước với con cháu trong dßng téc Hiện nay kinh tế đã dần từng bước phát triển, người ta cũng bắt đầu quan tâm đến các vấn đề khác nhau của cuộc sống đặc biệt là sức khoẻ Do vậy việc chăm sóc sức khoẻ cộng động nói chung và sức khoẻ sản phụ trẻ sơ sinh nói riêng được chú trọng hơn
2.3 Tục làm nhà mới
Nhà là sản phẩm hoá của con người, là nơi hội tụ các sinh hoạt của gia đình và là hình ảnh thu nhỏ của văn hoá dân tộc Tuy nhiên mỗi dân tộc lại có những kiểu ngôi nhà mang đặc trưng của nh÷ng phong tục, tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà mình Các loại nhà ở: Nhà ở của người Nùng có 2 loại chính: nhà sàn và nhà đất, phần lớn nhà sàn:
Nhà sàn: Là dạng nhà truyền thống và phổ biến nhất của người Nùng, có loại nhà sàn 2 mái và loại nhà sàn 4 mái
Nhà sµn của người Nùng ở Đồng Hỷ phần lớn đều có kiến trúc 4 mái, hai mái dài và 2 mái đầu hồi ngắn, tương ứng với ngôi nhà 3 gian 2 chái hay 5 gian 2 chái, mật độ cột, xà, xuyên, kèo, đòn tay dày đặc Cấu trúc vì kèo tương ứng với 3 loại nhà: 4 hàng cột hoặc 7 hàng cột, loại nhà nhỏ ít, hàng cột