MỤC LỤC
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, phương pháp khảo sát điền dã, miêu thuật, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác có liên quan đến đề tài. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài này, chúng tôi đặt nó trong mối quan hệ với các dân tộc khác trong cộng đồng dân cư địa phương để rút ra được cái nhìn tổng thể, toàn diện về đặc điểm “đa dạng trong thống nhất”.
Đặc biệt là khâu giám định tư liệu, xử lý các tài liệu điền dã đã thu thập được trên cơ sở tiếp cận địa lý lịch sử để đảm bảo tính chính xác. - Thông qua đề tài này chúng tôi cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Đồng thời làm phong phú hơn nguồn tư liệu về nhưng nét văn hoá của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ.
Nùng đã tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Thế kỷ thứ VI, Lý Bôn khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của Lương, lập lên nước Vạn Xuân, thế kỷ thứ VIII, Phùng Hưng khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường, đều được người Lạo giúp đỡ giành thắng lợi; đến thế kỷ XI, lý Thường Kiệt đã huy động tới 5000 quân Tày, Nùng ở vùng Cao Lạng làm nhiệm vụ xung kích, vượt biên giới đốt phá các nơi tập trung quân của địch ở phía sau; Thế kỷ XIII, trong cuộc kháng chiến chống Tống, dân binh Tày, Nùng ở Chi Lăng do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy đã đánh tan đội quân Việt gian của Trần Kiện ở đèo Sài Hồ;. Sự phân bố dân cư tự nhiên theo hình thức cộng cư và đan xen với các dân tộc láng giềng, đã làm cho một bộ phận không nhỏ dân tộc Nùng chịu sự tác động của giao thoa văn hoá mạnh mẽ, thậm chí bị đồng hoá bởi các dân tộc khác trong vùng, một bộ phận thì di cư theo nhiều hình thức khác nhau, hôn nhân với hình thức ở rể, do điều kiện kinh tế trong thời kỳ đó còn rất khó khăn, nhiều gia đình không đủ điều kiện kinh tế để cưới vợ cho con trai mình, bởi các lễ bắt buộc, do đó họ đã cho con mình đi ở rể ở nơi xa, hình thức này diễn ra tuy không nhiều nhưng cũng đã góp phần đưa một số nhóm người Nùng đến những vùng đất khác nhau và dần dần hình thành những nhóm người Nùng sống đan xen với các dân tộc khác trong huyện Đồng Hỷ như ; Văn Hán, Trại Cau, Hoá Trung.
Đến cổng nhà, trước đây khi rể đến nhà gái hoặc đón dâu về cổng nhà chồng người ta đốt pháo mừng, (nếu pháo xịt là điều không vui). + Nước rửa chân: Đến chân cầu thang lại gặp một tốp thanh niên khác, trong đó có một người dâng khay với 4 chén rượu mời để “Rửa chân” trước khi lên cầu thang. Đoàn khách lại mừng thuốc lá, hát và uống rượu. Ví dụ; khi đến nhà thì quan làng phải hát bài mở cửa nếu như thấy cửa nhà bị đóng, hoặc khi cửa đã mở ra nhưng ngay giữa cửa chủ nhà cố tình để một cái thớt, cái chổi hay một con mèo nhốt trong túi.. theo tập quán, không người nào được phép vượt qua một con vật gì hay một thứ đồ dùng gì đặt đặt ở ngang lối đi. Trước tình huống ấy, quan làng phải hát bài xin cất bỏ chướng ngại để có lối đi qua. Các bài hát ở tiết mục này không thể hát chung chung được, gặp phải chướng ngại gì thì quan làng phải hát bài hát xin cất vật cụ thể đó đi. Cứ như vậy cho đến khi không còn vật cản nào nữa mới được vào nhà. + Tục giữ cửa: Vượt qua được chặng uống rượu để rửa chân, đoàn khách lại gặp chặng giữ cửa, muốn qua phải hát đối, thông thường có khoảng gần 10 bát hát đối. + Tục rải chiếu: Đoàn chủ rể, cô dâu được mời vào nhà sau tiết mục “giữ cửa”, nếu là đoàn chú rể được mời vào gian ngoài, nơi dành riêng cho khách đàn ông. Nếu là đoàn cô dâu được đưa vào gian trong buồng cô dâu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. giường chưa có chiếu rải, vị quan làng lại hát xin rải chiếu ngồi, chủ nhà đem đôi chiếu ra nhưng chưa giải, dựng lên bên vách. Đoàn khách lại phải hát bài chiếu dựng vách. Chủ nhà đem chiếu dựng ở bên vách đặt ra giường nhưng lại rải lệch hoặc rải chiếu trái mặt. Đoàn khách lại phải hát bài “chê rải chiếu”. Chủ nhà hát bài đáp lời, xin lỗi đoàn khách và giả vờ trách các cháu gái quê mùa đã để sơ xuất và bảo các cháu rải chiếu hay rải lại cho ngay ngắn rồi trịnh trọng mời đoàn khách ngồi. Đây chỉ là một hình thức tạo ra những tình huống đùa vui theo tập quán. + Mời ngồi: Sau một hồi lâu hát đối đáp xung quanh việc rải chiếu, đại diện chủ nhà quan làng hát một bài mời ngồi thành thực, tha thiết và khách cũng hát từ khiêm tốn, hết lời ca ngợi lòng mến khách của chủ nhà rồi mới ngồi xuống. + Mời nước chè, thuốc lá, trầu: Sau khi mọi người trong đoàn vừa an toạ thì chủ nhà của nhà gái hoặc nhà trai liền bưng khay chén rót đầy nước chè, có thêm đĩa trầu têm sẵn và bao thuốc lá lần lượt đi mời từng người và hát bài hát mời nước trè, thuốc lá, trầu. Đoàn khách sau khi uống nước cũng hát bài hát cảm ơn, khen ngợi các cô gái khéo tay pha chè thơm ngon, đón tiếp chu đáo. + Tục trình tổ: Sau khi ngồi ngơi, uống nước, người ta tiến hành lễ trình tổ tiên. Quan làng dẫn chú rể ra lễ lạy tổ tiên. Theo như trước đây, bố mẹ cô dâu hoặc một người có uy tín trong họ tộc đứng ra mời họ hàng nội ngoại ra ngồi trước bàn thờ để con rể bái lạy. Quan làng dâng lễ vật và thắp hương, đèn lên bàn thờ, khấn tổ tiên nhà gái với nội dung: Hôm nay là ngày lành tháng tốt, nhà trai xin phép làm lễ đón con dâu về nhà chồng và báo luôn giờ rước dâu vào hôm sau, chú rể bái lạy trước bàn thờ hai lượt. Lễ trình tổ tiên là một nghi thức bắt buộc trong mọi đám cưới. Sau đó một người trong họ đại diện giới thiệu từng người để chú rể mời nước, thuốc và biết xưng hô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. + Tục nộp gánh: Sau lễ bái tổ và nhận họ hàng, vị quan làng trịnh trọng hát bài nộp lệ hay còn gọi nộp gánh lễ, gánh lễ này không nhiều chỉ có hai đôi bánh trưng gói như bánh trưng người Tày, 2 chai rượu, vài chục lá trầu cau, một phong bao tiền nho nhỏ gói bằng giấy đỏ, một tấm vải ướt khô. Nghe quan làng hát xong, đại diện nhà cô dâu đến mở gánh lễ và trịnh trọng đặt lên bàn thờ tổ tiên. + Mời ăn cơm: Trong khi uống rượu, ăn cơm, quan làng thay mặt chủ nhà hát bài mời rượu, đoàn khách nhà trai hoặc nhà gái hát đáp bài “chồm bôm” nghĩa là xem mâm, khen nhà bếp nấu ăn ngon, khéo tay có đủ các món sơn hào hải vị). Sau khi hai gia đình thống nhất đi đến hôn nhân, nghi lễ cưới xin được diễn ra dưới hình thức; Lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, trước đây xuất phát từ lễ thách cưới cao, chi phí cho một đám cưới tốn kém nhiều, ngày nay thì do đời sống văn hoá được nâng cao do vậy việc thách cưới cao đã không còn nữa, tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình mà đưa ít hay đưa nhiều.
Được tròn tháng, người ta sẽ làm ăn mừng, đây là một nghi lễ rất quan trọng trong phong tục sinh đẻ của người Nùng tuỳ theo từng gia cảnh từng nhà mà nghi lễ được tổ chức to nhỏ có mổ lợn đồ xôi xanh đỏ, những người được mời dự lễ có thể đem cho một số thứ (2 ống gạo nếp, con gà mái tơ, hoặc cho bé mảnh vải, để làm quần áo, tã lót, có người cho bé phong bao..). Trong ngày lễ này người ta gói rất nhiều bánh “coóc mò” (sừng bò), khi bữa cơm chưa kết thúc, người ta chọn một người nhanh nhẹn, phúc hậu hay một cháu nhỏ khoẻ khoắn, lanh lợi địu bé đi khỏi nhà gọi là bán thóc “khai hẩy” và mang túi sách, bút, xâu bánh đi phát cho trẻ con trong bản, tỏ ý hoà nhập và đứa bé sau này cũng ham học và hiếu thảo với mọi người.
Trên bếp sàn nhỏ (xá) treo lơ lửng vừa được dấu quả chín vừa để tránh kiến, dán làm hỏng thức ăn như thịt, cá những khoảng còn lại phần trong được ngăn thành buồng ngủ cho các phụ nữ trong ra gia đình phần ngoài đặt bàn (thê tổ tiên). Các buồng nữ giới được bố trí khá chặt chẽ theo theo thứ tự, buồng chị dâu cả ở gian hồi phía trong, tiếp gian với hiên trước đến buồng vợ chồng con trai thứ 2 thứ 3.., giữa các buồng được ngăn bởi phên ván hoặc nứa, ở trên vách phía cửa buồng có căm ống hướng thờ bà mụ.
Khi đến nhà thầy tào, nếu nhận lời đến giúp đến làm lễ tang thì thầy tào cắt một nhúm tóc và buộc một sợi chỉ lên đầu người đi mời đang quỳ ngoài sân và đón người đó vào nhà, thầy nhận hương, thắp lên bàn thờ tổ sư nhà mình, rồi chụp úp một mảnh giấy đỏ hay vải đỏ lên trên miệng một chiếc chén hay một chiếc bát không đựng gì, với ngụ ý lưu giữ một phần âm binh của thầy ở lại canh giữ nhà, thắp sáng một đèn dầu, vặn lửa nhỏ cứ để cháy cho đến khi thầy hoàn thành xong việc làm đám tang trở về đặt bên bàn thờ tổ tiên, xin phép tổ tiên, được đi làm việc cho đám hiếu nhà ông bà (A, B), mất ngày giờ nào?. Sau đó, người con trai nằm thủ phục dưới đất tượng trưng bắc cầu 3 lượt (hai lần trước quay người hướng mặt về nhà, một lần quay vào, một lần quay mình hướng mặt ra hướng mộ) sau mỗi lượt đứng đây, con trai cả phải đi thẳng dưới sự hỗ trợ của thầy, không được ngoái đầu lại, vừa đi vừa vãi tiền giấy dọc đường, dẫn linh hồn đi, không về quấy quả gia đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Đến chỗ chồng đón, người hàng phường phải qua ba vòng sao cho chân người chết hướng về phía mộ để người chết quay vào nhìn lại nhà mình lần cuối cùng, người nhà phường chụp nhà táng lên đòn khiêng, rồi lấy hai dải vải, một đen, một trắng bắt chéo qua nóc nhà táng buộc chặt xuống hai thanh ngang của đòn khiêng. Các chàng rể mang các loại cây tiền, cây vàng bạc ra nghĩa địa, đứng cạnh huyệt xong chờ ở đó, các cô con gái mang dậu, vại, bát, hương đặt cạnh huyệt rồi đi lấp kín, vì sợ linh hồn tản mạn do xúc động dễ bị tổn hại. Trước khi hạ huyệt, người Nùng cũng như các dân tộc khác đều phải làm lễ cúng thổ thần, mời thổ thần ăn cỗ xin phép được an táng người chết tại địa điểm này, sau đó giao nhà của người chết cho ông thần thổ địa cai quản để người chết về với tổ tiên có nơi ăn chốn ở, hạ huyệt xong thường làm lễ tế. Sau khi hạ huyệt tang quyến cùng thầy làm lễ hoá sớ, nhà táng, linh sa, tiền giấy, vàng mã, tư trang, vật dụng để người chết đem vật dụng mà người chết đem theo về trời, thầy làm lễ tế thổ thần bàn giao linh hồn cho thổ địa, nhờ thần cho linh hồn về với tổ tiên. Trong nghi lễ tế thổ thần hạ huyệt của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, thầy chủ và trưởng nam hoặc một cháu nội trong gia đình phải xuống huyệt làm lễ, con cháu đưa lễ vật xuống huyệt mộ, thầy thắp hương tế tổ thần xin cho phép được hạ huyệt, sau đó thầy cởi bỏ bài vị giao cho người con trai cả hay người cháu và hoá tờ sớ. Đồng bào Nùng quan niệm tang ma là chuyện chẳng lành, không vui, là cái hạn lớn mà mỗi gia đình phải chịu, nếu không làm lễ cẩn thận, hoạ sẽ nhiều hơn. Vì vậy trong nghi lễ đưa tang, hạ huyệt dân tộc Nùng đã kết hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. làm lễ lập bàn thờ tự với lễ hồi lộc, cầu yên cho gia súc. Một số nhóm Nùng còn dành riêng một nghi lễ cho cho việc lập bàn vong hồi lộc cầu yên lành. Ngày nay nghi lễ hồi phúc lộc và cầu yên gia súc rất hiếm. Thông thường khi con cháu đi đưa ma, đều có một thầy tào ở lại khấn tắt đèn xuất, làm phép lấy đèn lộc rước lên bàn thờ người chết bằng cách dùng giấy bản đốt lửa, làm phép thổi nước vào dưới chỗ đặt quan tài trong quá trình tang ma, úp một cái rế nồi để giữ lửa, lấy lửa đèn cho con cháu mang lên bàn thờ mới lập cho người chết khi làm lễ cắt duyên để thờ phụng, giải thích cho việc một hồn vẫn tiếp tục ở lại trên bàn thờ để trông con trông cháu. Các buổi sáng trong ba ngày đầu mới chôn, con cháu mang theo xôi gà, thịt, rượu, tiền vàng ra mộ cúng, khấn mời cơm. Trong suốt 24 tháng, con cháu phải cúng cơm mỗi ngày hai bữa cơm đạm bạc để chăm sóc cho linh hồn được đầu thai khoẻ mạnh. Tục để tang. Để tỏ sự buồn rầu, xúc động của người sống đối với người chết, người Nùng đội khăn trắng và lập bàn thờ, thờ riêng vong hồn người chết trong nhà trong 3 năm. Người bậc trên không được để tang người bậc dưới, chồng chỉ chờ tang vợ trong 1 năm, nhưng vợ phải chờ tang chồng trong 3 năm, con cháu đích tôn đều để tang trong 3 năm, kiêng cắt tóc khi chưa làm chay 100 ngày, các cháu họ xa chỉ để tang 1 năm. Lễ này được tiến hành sau chôn cất từ 1-3 ngày, thông thường các con trai, con gái có một mâm lễ gồm: một con gà luộc, hoặc thủ lợn hoặc một miếng thịt) 2 bát cơm, bánh để thắp hương tại mộ, mời cơm người chết.
Trước đây xuất phát từ quan niệm phải có hiếu với cha mẹ và do trình độ nhận thức còn hạn chế, lạc hậu, cho nên ma chay trở thành một gánh nặng với mỗi gia đình đặc biệt là người nghèo, có những đám ma có thể kéo dài tới 7 ngày, thậm chí 10 ngày, trong khoảng thời gian đó toàn bộ con cháu phải túc trực bên cạnh linh cữu, chưa kể họ hàng và làng xóm phải phân công góp sức cho đám tang. Tiểu kết: Phong tục tập quán trong chu kỳ đời người của người Nùng thì rất đa dạng và phong phú, nhưng có lẽ đặc trưng nhất là, hôn nhân, sinh đẻ, sinh nhật và đặc biệt là ma chay, sở dĩ nói như vậy bởi nghi lễ tang gia của người Nùng mang cả yếu tố hạn chế như, thủ tục rườm rà, nhiều kiêng kỵ rất thiếu cơ sở khoa học mang tính chất mê tín dị đoan.
Mỗi khi gặp nhiều điều rủi ro bất hạnh trong cuộc sống, muốn thoát khỏi mọi điều đau khổ trên trần gian, thì con người lại gửi gắm niềm tin vào lực lượng siêu nhiên hư ảo và cầu xin ở nơi thờ cúng các vị thánh thần. Tuy nhiên, hiện nay những hình thái tín ngưỡng sơ khai đã mai một đi, chỉ còn một vài hình thái được duy trì, nhưng đã có biến dạng để phù hợp với hoàn cảnh điều kiện xã hội mới.
Trên trời có các loại ma: trời, thiên lôi, then, bụt, tiên, thần, tổ tiên.., ở trần gian có phiđin (ma đất), phi pá (ma rừng), phi pá (ma rừng), phi slấn (ma thổ công), ma thành hoàng.., ở dưới đất, dưới nước có các loại ma cùng sinh sống trong mường ma (ma rừng) như: Long Vương, thuồng luồng, ma người chết thường, ma người chết bất tắc kỳ tử, các loại quỷ. Trong khi người Nùng ở Cao Bằng thì cho rằng, con người có 12 vía ứng với 12 tháng, vía ẩn trong cái áo của người đã mặc nó, còn hồn ở đỉnh đầu, thân và tứ chi, thì người Nùng ở Đồng Hỷ lại cho rằng con người có 3 hồn, hồn chinh trú ngụ ở đỉnh đầu hai hồn phụ ở hai bên vai hoặc hai bên nách.
Đồng bào cho rằng cái chết (của người với bất kỳ ai) có ảnh hưởng đến sự sống, sinh trưởng của cây trồng (hành,. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. tỏi..), nên những ai vừa đi đám ma phải kiêng ít nhất ba ngày không vào vườn đang trồng các thứ rau nói trên, nếu không rau sẽ bị chết luộc. Từ những quan niệm về sức mạnh của con người, nhất là sinh lực của người đàn bà truyền qua đồng ruộng, vườn tược tới cây trồng không ngoài mục đích được mùa, nâng cao thu hoạch, đã dẫn đến ma thuật tế thần với những cách thức vô cùng tàn bạo trong một số vùng cư trú, sản xuất nông nghiệp của người Nùng trước cách mạng tháng Tám – 1945.
Nếu tục thờ cúng tổ tiên đã củng cố mối quan hệ ruột thịt và đánh thức trong lòng mỗi người biết ơn những người đi trước thì việc thờ thần bản mệnh đã tạo thành một sợi dây liên kết linh thiêng giữa các thành viên trong làng bản và trong vùng từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần nâng cao ý thức tộc người trong cộng đồng. Chính vì vậy, thầy tào trong văn hoá Nùng nặng về các hoạt động tế lễ, đặc biệt là tế lễ trong tang ma với các phương thuật cầu thần trừ ma, sai khiến âm binh, thiên tướng trừ yêu trị thuỷ, đầy vẻ thần bí, xin nước Long Vương tẩy bụi trần gian, đón rước ông tổ bà tổ về dự đám ma và đón rước linh hồn, tỗng tiến linh hồn qua cầu Nạ Hà, cúng hồn, đưa ma.
Thầy Tào là bậc “Hà Lình” hay “Thượng Thư”, thuộc loại thầy cúng chính quy, biết chữ Hán, có khả năng giao tiếp với Ngọc Hoàng, Long Vương và các thần linh khác, có nhiều phép mầu nhiệm, nắm được thiên binh thiên tướng, giúp người diệt trừ ma quỷ, chuyên chủ trì các đám tang, giúp tang chủ triệu hồn người chết, cầu siêu giải oan và tiễn hồn về với thế giới tổ tiên, đồng thời cúng bái để chữa bệnh cầu yên, cầu phúc cho nhân dân, thầy tào kiêm cả nghề bói toán, địa lý. Hiện nay số lượng thầy Tào, Mo, Then ở Đồng Hỷ đã giảm nhiều, đơn cử cả xã Hoá Trung mới chỉ có ông Nông Văn Vinh, 50 tuổi ở xóm còn làm nghề thầy Mo; Xã Minh Lập chỉ có ông Lăng Chí Nga, 44 tuổi, ở xóm La Rịa làm nghề thầy Mo, xã Tân Long có hai thầy Mo là Lăng Vĩnh Thành 70 tuổi ở xóm Đồng Mẫu và ông Hoàng Văn Thành 70 tuổi ở xóm Ba Đình, ở xóm Thai Thông, thị trấn Trại Cau có thầy Mo Nông Sĩ An 76 tuổi.
Trờn nhiều lĩnh vực văn hoỏ tinh thần của hai dõn tộc cũng bộc lộ rừ tớnh tộc người chung, thể hiện trong những ngày tết, các lễ nghi trong gia đình và theo vòng đời, ví như hệ thống Mo, Then, Tào, Pụt của dân tộc này có thể hành lễ cho dân tộc kia, hoặc người Nùng, người Tày cũng thờ chung đền miếu; Về mặt ngôn ngữ do hoàn cảnh giao tiếp đòi hỏi “người Tày và người Nùng đều sống gần nhau thì còn dễ hiểu lời ăn tiếng nói của nhau hơn là người Nùng ở cách xa nhau” [53 ; tr.38]; sự tương đồng về ngôn ngữ đã dẫn đến sự tương đồng về văn học, biểu hiện ở những câu ca dao, tục ngữ, nhiều chuyện dân gian, hát du con và nhiều lĩnh vực dân gian khác cũng mang đặc điểm chung của hai dân tộc Tày, Nùng. Quỏ trỡnh giao lưu ngụn ngữ núi trờn cũng được thể hiện rừ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đặc biệt là trong lề lối hát dân gian, với những giai điệu chậm, tình cảm, cùng những âm hừ, là, ơ, a, hư, ơi trong các sli, lượn gợi cho chúng ta liên tưởng tới mối quan hệ giữa dân ca trữ tình của người Nùng với dân ca quan họ Bắc Ninh, hò sông Mã (Thanh Hoá), hát soan (Vĩnh.
Việc tuyên truyền, giáo dục này có thể thông qua hệ thống trường học và các phương tiện thông tin đại chúng, riêng đối với trường học chúng tôi cho rằng; nên đưa tiếng dân tộc vào chương trình, trên cơ sở sách giáo khoa chung, mỗi địa phương có thể phát âm theo phương ngữ của mình, vừa đảm bảo được cái chung, vừa đáp ứng được thực tế đa dạng trong cách phát âm của từng vùng. Làng văn hoá chính là địa bàn để thực hiện phương pháp bảo tồn như xây dựng, duy trì và phong trào văn nghệ quần chúng, tranh thủ tiếp thu sự trao truyền vốn văn nghệ dân gian cũng như tri thức tộc người của các nghệ nhân và những người cao tuổi, thường xuyên tổ chức biểu diễn, hội diễn văn nghệ ở các thôn bản và liên thôn bản để cổ vũ, khơi dậy niềm tự hào về văn hoá truyền thống cuả dân tộc trong đồng bào.
Chép đép mù lai lục ơi dà, lục mà hảy than nằm thá tốc Dỗu lằng thoi mừ ngòi lục sến nềm là cau pù bó hứa mà (Pò mế) lầu pây hăm hằn vài lạc, lục đủ dường cau đổi áo a. Giàu nghèo sớm tối đừng mắng nhau Những lời độ địa không xóa được Thật phiền đến họ bên thông gia Con lợn, con gà mang đến tế Khó khăn tốn kém vì cha mẹ Bố mẹ đi chẳng có gì để lại Khuyên con ở lại sống làm ăn.
Pò mế hết ăn vàm chá lục cau, Tọ nảy síp nu (pò mế) sượng càu Nhàn hứa lục càu pần viền phàn Kết tái paay mừ két cong sốc Bó đáy dằu sim kích kỳ sầu Khôm khôm khó dù vến thán Hý lai thu tỏng trái thu màu Ngòi lục ngòi lườm hét công sốc Hét lây hét nả sượng lạc lầu. Dây tèo khấn lòng sương mì só, thếm dà Mì lai pó tộ lầu nài dăm dờng mì can kéc Bờ đẩy thoi mì đổi lục cau.
Vậy nay, ta cố công sức nhất thiết làm phép, nếu không thì sẽ không giải được đại mệnh, như đẩy thân vào giữa ba đường khổ, để đời đời giữ lấy chín hương thơm, làm tang thực không suy nghĩ, thỉnh đến trời mong tán vĩnh. Tói: Lủc bấu pỏ, dỉn sướng tởi cừn Bấu mì mẻ lẻ pìn lủc pjạ Tởi lủc sày vùn cạ dau sàu Đu nòn phăn hăn ngàu pỏ mẻ Táp: Vàm kháo nẩy pỉ thin.