1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

77 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH HẢI

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG

CÁO SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM QUẢNG CÁO

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG

CÁO SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM QUẢNG CÁO

Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp

Học viên: Nguyễn Thị Minh Hải

Lớp: Cao học luật Hiến pháp và Luật Hành chính - Khóa: 22

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo” là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Cảnh Hợp Luận văn có sử dụng trích

dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả Công trình này chưa từng được công bố trước ngày bảo vệ chính thức Tốt nghiệp Thạc sĩ Luật, năm 2018

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hải

Trang 5

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VỀ QUẢNG CÁO SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH

VỤ CẤM QUẢNG CÁO 5 1.1 Khái niệm hoạt động quảng cáo và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 5

1.1.1 Khái niệm hoạt động quảng cáo 5 1.1.2 Khái niệm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 7

1.2 Khái niệm, đặc điểm của các hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 10

1.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch

1.3 Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi

vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 18

1.3.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy

định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 18

1.3.2 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy

định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 19

1.3.3 Hình thức, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm

quảng cáo 23 1.3.4 Thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính 27

1.3.5 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy

định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 30

1.3.6 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định

về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 34

Trang 6

1.3.7 Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy

định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 41

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM QUẢNG CÁO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 44 2.1 Thực trạng vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, nguyên nhân, hậu quả 44

2.1.1 Thực trạng vi phạm 44

2.1.2 Đánh giá tình hình vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy

định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 46

2.1.3 Nguyên nhân và hậu quả vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 48

2.2 Thực trạng xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo và hạn chế, vướng mắc 50

2.2.1 Thực trạng xử phạt 50 2.2.2 Hạn chế, vướng mắc 52

2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 54

2.3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành

vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Trang 7

đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của Nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm”1 Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo cũng nhằm mục đích trên, đáp ứng nhu cầu đảm bảo trật tự của hoạt động quản lý trong lĩnh vực quảng cáo

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay các doanh nghiệp ra sức đổi mới từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và đứng vững trên thị trường Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp là hoạt động quảng cáo Trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay khi mà khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn thì quảng cáo là một kênh thông tin hữu ích để khách hàng tiếp cận với sản phẩm Vì mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào chiến dịch này, làm cho nhu cầu quảng cáo tăng nhanh trên tất cả các phương tiện, cùng với đó thì số lượng các vụ việc vi phạm hành chính về quảng cáo cũng gia tăng, trong lĩnh vực quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo cũng không ngoại lệ, biểu hiện chủ yếu là vi phạm dưới các hình thức: trưng bày, giới thiệu sản phẩm, logo sản phẩm trong các cửa hàng, nhà hàng, quán bar, tiếp thị sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng , trong năm 2015 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành 40 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 3 tỷ 200 triệu đồng, còn năm 2016 có 37 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 2 tỷ 680 triệu đồng Trong khi đó quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng còn hạn chế, bất cập như: Hình ảnh các loại thuốc lá vẫn đến được với người tiêu dùng bởi các “chiêu” lách luật quảng cáo rất tinh vi, điển hình như việc thuốc lá được trưng bày bắt mắt tại các điểm bán Hay là rất khó để xác định hành vi vi phạm làm căn cứ cho việc xử phạt khi các bài quảng cáo rượu không đề cập trực tiếp đến rượu mà hướng tới những vấn đề có liên

1

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 10 năm 2011 gửi Quốc Hội

Trang 8

quan đến rượu như: cách chọn rượu, cách thưởng thức rượu, cách kết hợp rượu với món ăn, cách pha chế, bảo quản rượu… Hơn nữa, chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ cấm quảng cáo còn nhẹ, chưa tương xứng với hành vi vi phạm, từ đó không có tác dụng giáo dục phòng ngừa vi phạm

Với mong muốn xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng thì những chủ thể vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật nhằm nghiêm trị các cá nhân, tổ chức có lỗi khi thực hiện các hành vi vi phạm, hướng đến một môi trường kinh doanh trong sạch

Vì vậy, việc nghiên cứu về “Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi

vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo” là

một yêu cầu cấp thiết nhằm đề ra các biện pháp hoàn thiện để hạn chế tình hình vi phạm, góp phần đảm bảo cho pháp luật về quảng cáo được thực hiện một cách nghiêm minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua tìm hiểu thì mảng xử phạt vi phạm hành chính nói chung được khá

nhiều bài viết đề cập đến như: Bài “Những bất cập trong luật xử lý vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện” (2015) của tác giả Thái Thị Tuyết Dung và Mai Thị Lâm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 16); Bài “Điều kiện bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” (2015) của tác giả Nguyễn Hoàng Việt, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề tháng 5); Bài “Trách nhiệm hành chính và sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”

của tác giả Nguyễn Cảnh Hợp, tạp chí Khoa học pháp lý số 07 năm 2016 của

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh “Hoàn thiện quy định của pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm hành chính” Luận văn Thạc sĩ học của Nguyễn Trọng Bình năm 2000 “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” Luận văn Thạc sĩ học của

Nguyễn Thị Thủy năm 2011 Các công trình nghiên cứu và các bài viết nêu trên phân tích, đánh giá về xử phạt vi phạm hành chính ở các khía cạnh khác nhau có giá trị góp phần làm hoàn thiện hệ thống xử phạt vi phạm hành chính

Riêng về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định

về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo cho đến nay chưa có công trình nào

Trang 9

Vì vậy, đề tài luận văn không trùng với các công trình nghiên cứu trước đây

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề

lý luận và thực tiễn của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi

vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính

4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số khía cạnh lý luận, các quy định pháp luật và thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo Cụ thể, luận văn nghiên cứu các vấn

đề như: khái niệm, cơ sở pháp lý, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thực trạng xử phạt vi phạm hành chính, những hạn chế, tồn tại trong việc xử phạt vi phạm hành chính

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo được quy định tại Điều 50, Mục 1, Chương 3 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và thực tiễn xử phạt loại vi phạm này tại Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã thu thập tài liệu xử phạt VPHC ở một số địa phương khác như Đồng Nai, Bình Dương, tuy nhiên, tác giả gặp một số khó khăn khi tiếp cận các tài liệu vì đề tài chỉ nghiên cứu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo Việc xử phạt các hành vi này chỉ là một mảng nhỏ trong việc xử phạt VPHC trong hoạt động quảng cáo nói chung Các báo cáo của các Sở, ngành chỉ đề cập đến những số liệu tổng kết về việc xử phạt VPHC trong hoạt động quảng cáo nói chung,

do đó, việc tách số liệu phải được thực hiện bằng cách thống kê từng biên bản xử phạt và chọn ra những biên bản xử phạt có xử phạt các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lenin là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, v.v… đối với các quy định của pháp luật và các số liệu thu thập được liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

7 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Đề tài phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật về

xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo Đồng thời, khái quát và đánh giá thực trạng của vấn đề xử phạt từ đó nêu lên được những bất cập, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quảng cáo

Các kiến nghị trong luận văn có thể được tham khảo góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo

Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên luật, các cán bộ công chức chuyên môn làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 2 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính đối với các

hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Chương II: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi

phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo và một số kiến nghị hoàn thiện

Trang 11

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT

VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH

VỀ QUẢNG CÁO SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM QUẢNG CÁO 1.1 Khái niệm hoạt động quảng cáo và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1.1.1 Khái niệm hoạt động quảng cáo

Theo pháp lệnh quảng cáo năm 2001 thì: “Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời” Còn theo quy định của Luật Quảng cáo năm 2012 thì: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”

Như vậy, tuy có khác nhau về mức độ cụ thể trong diễn đạt, nhưng định nghĩa quảng cáo của cả hai văn bản đều đề cập bản chất của quảng cáo là giới thiệu sản phẩm…(đến công chúng, người tiêu dùng) Tuy nhiên định nghĩa của Luật Quảng cáo năm 2012 chỉ rõ, đó là sử dụng phương tiện nhằm giới thiệu sản phẩm

có thể gây nhầm lẫn giữa mục đích và bản thân hành động quảng cáo Theo tác giả, định nghĩa của Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 chỉ đúng bản chất của quảng cáo hơn, đó là giới thiệu sản phẩm chứ không phải là sử dụng phương tiện để giới thiệu sản phẩm, vì theo từ điển “ Từ và Ngữ tiếng Việt” của GS Nguyễn Lân thì “cáo là báo cho biết”, quảng cáo là “làm cho đông đảo quần chúng biết đến món hàng của mình…”2 Quảng cáo dĩ nhiên phải bằng phương tiện nào đó, cách thức nào đó mà pháp luật cho phép, sử dụng phương tiện chỉ là nhằm giới thiệu sản phẩm chứ chưa phải là hành vi quảng cáo Do đó trong định nghĩa quảng cáo không nhất thiết phải ghi sử dụng phương tiện, nếu muốn chỉ rõ ý này thì có thể đổi lại như sau: “Quảng cáo là giới thiệu sản phẩm,…bằng các phương tiện được pháp luật cho phép…”

Các phương tiện quảng cáo theo quy định tại Điều 17 Luật Quảng cáo năm

Trang 12

2 Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác

3 Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác

4 Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo

5 Phương tiện giao thông

6 Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao

7 Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo

8 Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật

Quảng cáo là một hình thức truyền thông được thực hiện để giới thiệu thông tin về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng, của khách hàng, vì vậy, nội dung của quảng cáo thường tạo nên sự hiểu biết có tính khác biệt về sản phẩm để tiếp cận, để thuyết phục hoặc tác động đến các đối tượng với nhiều hình thức khác nhau như:

Quảng cáo trên truyền hình là phương tiện tác động đến người tiêu dùng đa dạng và toàn diện nhất, bằng âm thanh, hình ảnh sống động Chi phí hình thức này thường là đắt nhất Đôi khi gián tiếp bằng hình thức tài trợ cho các chương trình hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao bằng cách kèm theo logo quảng cáo trên nền sàn, hay treo trên tường phía sau diễn viên

Quảng cáo trên báo chí: tác động bằng hình ảnh, bài viết, khẩu hiệu

Quảng cáo trên Internet: Khi công nghệ thông tin và Internet phát triển, loại hình báo mạng cũng phát triển nên các công ty thường khai thác phương tiện này, đây là một phương tiện tương đối hiệu quả vì ngày nay số lượng người dùng internet, người đọc báo mạng nhiều vì thông tin được cập nhật rất nhanh chóng và

đa dạng Các nhà quảng cáo còn có thể gửi vào các hòm email để quảng cáo Hay các đoạn phim quảng cáo trên các trang cá nhân như Facebook

Quảng cáo trên đài phát thanh: tác động bằng âm thanh, là những đoạn quảng cáo bằng lời nói hay âm nhạc

Quảng cáo trên các phương tiện giao thông: bằng cách sơn hình sản phẩm và tên công ty lên thành xe, nhất là xe buýt vì có diện tích thân xe lớn và lượng khách

đi xe rất nhiều trong mỗi ngày, đồng thời xe chạy qua rất nhiều tuyến phố với quãng đường dài nên có tác dụng khá hiệu quả trong việc tiếp cận được nhiều đối tượng

Trang 13

Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự (Khoản 8, Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012)

1.1.2 Khái niệm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Cấm quảng cáo là việc cấm các cá nhân, tổ chức sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo sau đây:

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo là:

+ Thuốc lá: là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác ( Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012)

+ Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;

+ Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo; bao gồm các sản phẩm được quy định tại Điều 2 Nghị định 100/2014/NĐ-CP ngày

6 tháng 1 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo như sau:

Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi bao gồm: a) Sản phẩm dinh dưỡng công thức có dạng lỏng hoặc dạng bột được chế biến từ sữa bò hoặc sữa động vật khác với các thành phần thích hợp có thể sử dụng thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (infant formula);

b) Sản phẩm dinh dưỡng công thức có dạng lỏng hoặc dạng bột được chế biến từ sữa bò hoặc sữa động vật khác với các thành phần thích hợp hoặc có nguồn gốc động vật, thực vật để sử dụng trong giai đoạn ăn bổ sung dùng cho trẻ từ 06 đến

24 tháng tuổi (follow-up formula);

c) Sản phẩm dinh dưỡng công thức khác có dạng lỏng hoặc dạng bột được chế biến từ sữa bò hoặc sữa động vật khác với các thành phần thích hợp hoặc có nguồn gốc động vật, thực vật được trình bày hoặc giới thiệu là phù hợp dùng cho trẻ

Trang 14

dưới 24 tháng tuổi, nhưng không bao gồm thức ăn bổ sung trong cơ cấu dinh dưỡng cho trẻ trên 06 tháng tuổi

Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung là thức ăn dạng sệt hoặc đặc có đủ 04 nhóm thành phần: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất được chế biến sẵn

để ăn bổ sung thêm cùng với sữa mẹ hoặc sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi

+ Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;

Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu

sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe ( Khoản 28 Điều 2 Luật Dược năm 2016)

Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc thuộc Danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 23/2014/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2014

+ Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;

Cấm quảng cáo các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh được quy định tại Phụ lục số 1 Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh

vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ)

+ Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác

Đây là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo vì khi chúng được sử dụng sẽ gây ra những tác hại nhất định, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng con người, như:

Trang 15

+ Thuốc lá: Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư… Đó là axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)… Những chất này khi

đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư3 Ví dụ sản phẩm thuốc lá Caraven A hay còn gọi là thuốc mèo của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn có trụ

sở tại đường số 5, KCN Vĩnh Lộc A, Quận Tân Bình, TP HCM sử dụng thủ đoạn quảng cáo bằng những lời có cánh khi ra mắt sản phẩm mới khi trên bao bì sản phẩm được quảng cáo “Đầu lọc A+ mới - Kéo êm thêm vị đậm đà!”, đặc biệt, phía bên trong bao thuốc còn gắn kèm một sticker giới thiệu sản phẩm và kêu gọi mọi người hãy khám phá ngay4

+ Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên Rượu vang, rượu trắng, rượu ngoại… đều chứa cồn, tức là ancol etylic (etanol), rất độc hại cho cơ thể vì nó ảnh hưởng đến thể lực, tư duy, trí tuệ, khả năng lao động Sử dụng rượu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng con người5, thậm chí còn tử vong6

+ Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo Bên cạnh một số sản phẩm sữa công thức chứa chất cấm gây hại cho sức khỏe trẻ

em7 thì việc cho trẻ dưới 24 tháng tuổi dùng sữa công thức thay thế sữa mẹ thì bé sẽ

dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, hô hấp hơn so với trẻ bú sữa mẹ

Vì những lợi ích mà sữa mẹ mang lại như: trẻ bú mẹ sẽ ít khả năng mắc các bệnh như sởi, ho gà, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy; ngăn chặn được 15% - 20% tử vong sơ sinh nếu tất cả trẻ được bú mẹ trong ngày đầu sau sinh và ngăn chặn được

3 http://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-chat-doc-kinh-hoang-co-trong-thuoc-la-1420151941.htm, truy cập ngày 23/5/2017

4 cao-san-pham-311503.html, truy cập ngày 23/5/2017

http://baophapluat.vn/phat-hien/hang-loat-cong-ty-san-xuat-thuoc-la-su-dung-thu-doan-tinh-vi-de-quang-5

http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/7-sinh-vien-nhap-vien-hon-me-vi-uong-ruou-mung-8-3-c46a859742.html, truy cập ngày 23/5/2017

6

http://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/lai-co-2-nguoi-chet-do-ngo-doc-ruou-o-ha-noi-c62a859575.html, truy cập ngày 23/5/2017

7 http://news.zing.vn/phat-hien-tron-thuoc-tranh-thai-trong-sua-bot-cho-tre-post367320.html, truy cập ngày 23/5/2017

Trang 16

22% nếu bắt đầu cho bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh8 thì việc cấm quảng cáo sữa công thức là hoàn toàn hợp lý

+ Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; Đây là những loại thuốc nếu sử dụng không đúng theo chỉ định thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe vì vậy chúng bị cấm quảng cáo nhằm hạn chế việc sử dụng một cách tràn lan, hạn chế việc dùng sai, dùng không đủ ngày, không đủ liều lượng thuốc nhằm ngăn chặn tình trạng vi khuẩn, vi trùng lờn (đề kháng) với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian chữa trị, tăng chi phí cho người bệnh

+ Các sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục bị cấm quảng cáo vì nó gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, không những vậy việc sử dụng các sản phẩm này còn gây những tác hại khôn lường cho người sử dụng9

+ Các mặt hàng bị cấm kinh doanh, và các loại súng đều là những mặt hàng không được phép sử dụng vì vậy chúng bị cấm quảng cáo trên tất cả các phương tiện

1.2 Khái niệm, đặc điểm của các hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Khái niệm vi phạm hành chính đã được định nghĩa trực tiếp hoặc đề cập gián tiếp trong các Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trước đây hoặc Luật XLVPHC

2012, cụ thể như sau:

Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 định nghĩa trực tiếp khái

niệm “vi phạm hành chính” tại Khoản 2 Điều 1 như sau: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính” Có thể nói đây là lần đầu tiên khái niệm “vi phạm hành chính” được định nghĩa một cách chính thức Định nghĩa trên đã được

áp dụng rộng rãi trong thực tiễn thi hành pháp luật và được đưa vào các giáo trình giảng dạy về pháp luật hành chính

8 http://dantri.com.vn/suc-khoe/khong-duoc-bu-sua-me-tre-thiet-don-thiet-kep-1335174413.htm , truy cập ngày 23/5/2017

9 http://songkhoe.vn/kinh-hai-tac-hai-cua-thuoc-kich-duc-s2959-0-116984.html, truy cập ngày 23/5/2017

Trang 17

Trong các Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995, 2002 lại không

nêu khái niệm vi phạm hành chính là gì mà chỉ nêu khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” Việc quy định vi phạm hành chính là gì chỉ được quy định một cách gián tiếp thông qua định nghĩa về “xử phạt vi phạm hành chính” Như vậy, cách thể hiện còn chưa hợp lý bằng Pháp lệnh năm 1989, vì không định nghĩa trực tiếp “vi phạm hành chính”, mà lại định nghĩa “xủ phạt vi phạm hành chính”, tức là định nghĩa “việc làm” chứ không phải định nghĩa khái niệm “hành vi” vi phạm hành

chính, mặc dù vi phạm hành chính mới là khái niệm chủ yếu10 Vi phạm hành chính

là một khái niệm rất cơ bản của cả hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính nhưng trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính không quy định rõ khái niệm này là một thiếu sót quan trọng

Đến Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì khái niệm vi phạm hành

chính được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Theo đó, “Vi phạm hành chính là hành

vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt

có một số thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến tính thống nhất của quan điểm

chung

Thông qua việc phân tích vi phạm hành chính như phần trên đã nêu thì có thể

hiểu vi phạm hành chính về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện,

vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về quảng cáo sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ cấm quảng cáo mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp

luật về quảng cáo phải bị xử phạt vi phạm hành chính

10

Nguyễn Cửu Việt (2008), “Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr

386- 389

Trang 18

1.2.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Vi phạm hành chính về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng

cáo là một dạng cụ thể của vi phạm hành chính, nên cũng phải đảm bảo các dấu hiệu cơ bản của một vi phạm hành chính, đó là: hành vi trái pháp luật, có lỗi, chủ thể vi phạm phải có năng lực trách nhiệm hành chính và bị xử phạt theo quy định

Tuy nhiên, do các dấu hiệu và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm pháp luật là tập hợp các dấu hiệu pháp lý nên chúng được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với nhau11 Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Mặt khách quan Mặt khách quan của các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm các dấu

hiệu: hành vi trái pháp luật, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi vi phạm với hậu quả xảy ra, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm

- Hành vi trái pháp luật Cũng như các loại vi phạm pháp luật khác các

hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

luôn luôn là hành vi dạng hành động Không thể có hành vi quảng cáo dưới dạng không hành động Vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo là vi phạm các quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP Tính trái pháp luật ở đây là thực hiện hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo như: quảng cáo thuốc lá; quảng cáo rượu

có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo; quảng cáo thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác; quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định; quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực

- Thời gian, địa điểm, cách thức, phương tiện thực hiện hành vi

11

Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr 530

Trang 19

Hành vi nào cũng phải diễn ra trong một thời gian, địa điểm nhất định và được thực hiện bằng phương pháp nhất định Đối với vi phạm quy định về quảng

cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo thì thời gian và địa điểm đều không

có giới hạn Có thể chỉ quảng cáo về ban đêm trong các chương trình….hoặc tại các địa điểm khác nhau, kể cả trên phương tiện giao thông Ví dụ: Liên hoan phim Cannes diễn ra tại Pháp, hàng loạt người đẹp tới tham dự với tư cách khách mời do một hãng rượu là đối tác của liên hoan phim Cannes tài trợ Những người đẹp tạo dáng chuyên nghiệp bên cạnh các chai rượu, logo của hãng rượu và những hình ảnh này được xuất hiện rất nhiều trên các bài báo, phóng sự vì vậy hình ảnh của các sản

phẩm rượu cũng đã được quảng bá rộng rãi đến công chúng

- Hành vi đó phải được một văn bản pháp luật quy định là vi phạm hành

chính và phải chịu trách nhiệm hành chính

Một hành vi dù cho có gây thiệt hại cỡ nào nhưng không được quy định trong các văn bản pháp luật là vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính thì hành vi đó vẫn chưa phải là vi phạm hành chính Hành vi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo chỉ được xem là hành vi vi phạm hành chính khi những hành vi đó được quy định cụ thể trong Nghị định số 158/2013/NĐ-

CP Những hành vi vi phạm không được quy định trong Nghị định trên thì không được xem là hành vi vi phạm

Thứ hai: Khách thể của vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm đó xâm hại12 Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được các quy phạm luật hành chính bảo vệ Khách thể là yếu tố quan trọng quy định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật Các loại khách thể của vi phạm hành chính rất đa dạng,

đó là: trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu của Nhà nước, của tổ chức, quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự quản lý Từ đó ta thấy, khách thể của vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ cấm quảng cáo rất rộng Tuy nhiên, không phải toàn bộ các quan hệ hành

chính nhà nước là khách thể của vi phạm hành chính, mà chỉ những quan hệ được

12

Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội tr 532

Trang 20

bảo vệ bằng các biện pháp trách nhiệm hành chính trong số đó mà thôi13 Khách thể của vi phạm hành chính đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo là những quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại, y tế

Thứ ba: Chủ thể của vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định chủ thể của vi phạm hành chính

là cá nhân hoặc tổ chức tại Điều 5 Luật XLVPHC năm 2012, cụ thể là:

- Đối với chủ thể là cá nhân: bao gồm:

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ bị xử phạt về vi phạm hành

chính thực hiện do cố ý Đối với người dưới 14 tuổi vi phạm hành chính mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nhưng có thể hiểu là sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ áp dụng biện pháp giáo dục

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên: bị xử phạt về mọi vi phạm hành chính do mình

gây ra Theo đó, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra, nhưng khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha

mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay Quy định về việc nộp thay này không có nghĩa rằng pháp luật Việt Nam áp dụng trách nhiệm hành chính đối với cả những người không có lỗi, mà vì cha, mẹ hoặc người giám hộ cũng có lỗi trong việc giáo dục người chưa thành niên đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính14 Đối với chủ thể là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra

+ Đối với chủ thể là cán bộ, công chức, viên chức nói chung và những người

có thẩm quyền nói riêng: chịu trách nhiệm hành chính đối với những vi phạm hành

chính liên quan đến công vụ Nếu không có yếu tố này thì họ chỉ chịu trách nhiệm hành chính như mọi công dân bình thường Nhưng các Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chưa quy định loại chủ thể rất quan trọng này tại điều chung về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính Tuy

Trang 21

nhiên, trong từng lĩnh vực cụ thể đều có những quy định về người có thẩm quyền vi phạm hành chính khi thực hiện nhiệm vụ được giao

+ Đối với chủ thể là quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân: vi phạm hành

chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động

có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý

- Đối với chủ thể là tổ chức

Pháp luật nước ta coi tổ chức cũng là chủ thể vi phạm hành chính Khoản 10

Điều 2 (giải thích từ ngữ) Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “Tổ chức là

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị

vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật” Theo Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính thì: “Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi hành chính do mình gây ra” Quy định này chỉ có

từ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 198915 nhằm xử lý nhanh chóng vi phạm hành chính, vì trong nhiều trường hợp khó hoặc không thể xác định được cá nhân cụ thể nào có lỗi Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật

- Đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài

Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa

xã hôi chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang

cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác (Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Tóm lại, trong thực tiễn việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo thì chủ

15 Nghị định số 143/CP năm 1977 của Chính phủ về “phạt vi cảnh” không quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức

Trang 22

thể thực hiện hành vi vi phạm vừa là tổ chức vừa là cá nhân trong nước và nước ngoài Ví dụ như hành vi quảng cáo của cá nhân hoặc công ty kinh doanh các sản phẩm rượu, thuốc lá, sữa trẻ em

Thứ tư: Mặt chủ quan của vi phạm hành chính

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện trước hết ở tính chất lỗi của

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng, trong đó có vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo Mỗi một hành vi trái pháp luật không có nghĩa đã là hành vi vi phạm pháp luật, nếu chưa xác định được lỗi, tức là yếu tố chủ quan là thái độ, động cơ, ý chí của người vi phạm đối với hành vi của mình

Lỗi là trạng thái nhận thức và tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm Lỗi là yếu tố bắt buộc trong cấu thành vi phạm hành chính Chỉ có thể coi là vi phạm hành chính khi chủ thể nhận thức được hành vi của mình

và thực hiện hành vi một cách cố ý hoặc vô ý Đối với hành vi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo thì luôn thể hiện lỗi ở dạng:

Lỗi vô ý do cẩu thả: người có hành vi vi phạm không biết và không nhận

thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật, mặt dù cần phải biết và nhận thức được điều đó Ví dụ: Thuốc lá được trưng bày quảng cáo tại nhiều điểm bán lẻ, tuy nhiên người bán hàng có thể không biết là họ đang quảng cáo các sản phẩm bị cấm quảng cáo Và,

Lỗi cố ý: chủ thể hoàn toàn nhận thức được mình đang quảng cáo những sản

phẩm, hàng háo, dịch vụ bị pháp luật cấm quảng cáo Tổ chức, cá nhân hoàn toàn nhận biết được mức nguy hiểm cho xã hội do hành vi mình gây ra Ví dụ, cá nhân,

tổ chức hoàn toàn ý thức được việc quảng cáo các sản phẩm sữa với những tính năng vượt trội như uống vào con cao lớn, thông minh hơn sẽ làm cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ mất tự tin vào nguồn sữa của chính mình và cho con chuyển sang uống sữa công thức

Động cơ, mục đích vi phạm cũng là yếu tố được tính đến khi xem xét mặt chủ quan của nhiều vi phạm hành chính để quyết định các hình thức và mức xử phạt

cụ thể Động cơ, mục đích của hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Trang 23

cấm quảng cáo là giới thiệu sản phẩm đến đông đảo khách hàng để tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích kiếm nhiều lợi nhuận

1.2.3 Các hành vi vi phạm cụ thể về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ cấm quảng cáo

Ngày 22 tháng 11 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả Đây là văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, bao gồm các nhóm hành vi sau:

1 Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thuốc lá;

Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá thường sử dụng chiêu trò để quảng cáo sản phẩm như in poster treo ở các đại lý, quán nước để giới thiệu sản phẩm Như sản phẩm thuốc lá Marlboro do Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris có trụ sở tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ sản xuất được bán ra thị trường đều

có poster khá hấp dẫn với thông điệp quảng cáo: “Vị ngon hơn, đậm đà hơn; đầu lọc cứng, giữ trọn vị ngon”

b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;

Ví dụ: Năm 2013 Ca sĩ Hồ Ngọc Hà có MV ca nhạc “Cám ơn Cha” được phát hành trên Youtube Trong MV âm nhạc này có xuất hiện hình ảnh quảng cáo sản phẩm Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên Sau đó ekip thực hiện MV đã bị phạt về hành vi quảng cáo Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên MV bị thu hồi, gỡ khỏi các trang mạng quảng cáo theo luật định

c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo;

Ví dụ: Quảng cáo sữa bằng cách đánh tráo thông tin sữa dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên nhưng hình ảnh sản phẩm rao bán lại là sữa dành cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi, như vỏ bao bì sữa Pedia sure là dành cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi nhưng các bài quảng cáo lại giới thiệu sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên

Trang 24

d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;

đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác

2 Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;

Ví dụ: Các đồ chơi trẻ em ảnh hưởng đến việc giáo dục nhân cách, sức khỏe trẻ em là những mặt hàng bị cấm kinh doanh theo nghị định 59/2006/NĐ-CP, tuy nhiên chúng vẫn được những nhà kinh doanh, chủ cửa hàng đồ chơi quảng cáo, giới thiệu rộng rãi đến các đối tượng nhỏ tuổi

b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;

Ví dụ: Các sản phẩm thuốc kích dục bao gồm kẹo cao su, thuốc bột, thuốc nước, thuốc viên….được quảng cáo rất nhiều trên các trang mạng, những người có nhu cầu rất dễ tiếp cận được với sản phẩm, chỉ cần liên lạc theo số điện thoại quảng cáo thì sản phẩm sẽ được giao tận tay người mua

c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực

1.3 Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1.3.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Bản chất của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là áp dụng các biện pháp trách nhiệm hành chính dưới dạng chế tài hành chính do pháp luật quy định đối với chủ thể vi phạm hành chính

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thì: “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” 16 Theo định nghĩa này thì xử phạt vi phạm hành chính là tổng thể các hoạt động cụ thể được tiến hành theo đúng thủ tục được pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định nhằm áp dụng

16 Khoản 2, Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Trang 25

hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính

Trên cơ sở khái niệm vi phạm hành chính về lĩnh vực này và lý luận về xử phạt vi phạm hành chính thì xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo là việc người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả, đối với chủ thể có lỗi trong việc thực hiện hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1.3.2 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đó là những tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho việc quy định và xử lý vi phạm hành chính17, đó là mọi vi phạm hành chính phải được xử phạt kiên quyết, triệt để, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ cấm quảng cáo được áp dụng theo các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 201218

Cụ thể, gồm sáu nguyên tắc sau:

Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời

và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

Như vậy, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời, để phát hiện

kịp thời vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân phải đề cao ý thức đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, tự giác tham gia phát hiện, tố giác

vi phạm hành chính, ví dụ như các sản phẩm rượu trên 15 độ thường được quảng cáo trong các quán bar, club và những khách hàng thường sẽ là những người đầu tiên phát hiện hành vi này, nếu họ có hành vi khai báo ngay đối với các cơ quan có thẩm quyền thì việc vi phạm sẽ được phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng;

17 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 538

18

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Trang 26

người có thẩm quyền phải đề cao tinh thần trách nhiệm Phát hiện kịp thời vi phạm hành chính cũng đòi hỏi không bao che, dung túng, giấu diếm, tránh né trách nhiệm phát hiện vi phạm

Ngăn chặn kịp thời đòi hỏi khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết và phù hợp nhằm ngăn cản, không để hành vi vi phạm tiếp tục và không để hậu quả vi phạm xảy ra

Xử lý nghiêm minh đòi hỏi việc áp dụng các hình thức và mức xử phạt đúng với mức độ nghiêm trọng của hành vi, lỗi của người bị vi phạm, phù hợp với tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng, hậu quả do vi phạm hành chính gây ra19

Tùy theo các vi phạm hành chính cụ thể và hậu quả thực tế mà người có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điều

28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

Nguyên tắc này đòi hỏi việc xác minh, thu thập chứng cứ và tiến hành thủ tục xử phạt với thời gian ngắn nhất trong điều kiện cho phép, xử phạt nhanh chóng đảm bảo thi hành kịp thời các biện pháp xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm, ý nghĩa phòng ngừa giáo dục cũng được nâng cao Ví dụ: nếu hành vi quảng cáo thuốc lá được xử phạt kịp thời sẽ có tác dụng hạn chế việc tiếp tục vi phạm, nếu xử phạt chậm trễ sẽ gây ra các hậu quả như người vi phạm có thể trốn tránh, hàng hóa vi phạm bị tẩu tán,…Việc xử phạt được tiến hành công khai, khách quan đòi hỏi tài liệu, chứng cứ phải đầy đủ, các sự kiện và tình tiết vụ việc phải được xác minh một cách toàn diện, khách quan, không được chủ quan, áp đặt Người xử phạt phải là người được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định, mọi quyết định xử phạt do người không có thẩm quyền ban hành đều là trái pháp luật

Xử phạt công bằng không có nghĩa là xử phạt như nhau, mà là xử phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như phù hợp với hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, mức độ lỗi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Xử phạt đúng theo quy định của pháp luật là nguyên tắc tối cao của xử phạt

vi phạm hành chính, đây chính là yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm pháp chế Xử

19 Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên)… (2015) Bình luận khoa học Luật XLVPHC năm 2012, Nxb Đại học Quốc

gia TP HCM, tr.91

Trang 27

phạt theo đúng yêu cầu của pháp luật bao gồm: đúng hành vi được quy định là các hành vi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, bao gồm: hành vi quảng cáo thuốc lá; quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo; quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác; quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định; quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực Bảo đảm đầy đủ chứng cứ được xác minh, thu thập Đúng người và đúng lỗi của vi phạm Đúng thẩm quyền xử phạt Áp dụng đúng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm, ở đây là: buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm

Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

Tính chất vi phạm được hiểu là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thể hiện ở lĩnh vực vi phạm, động cơ vi phạm, thủ đoạn, phương tiện…Mức độ vi phạm

là nói đến quy mô của hành vi vi phạm Hậu quả vi phạm là thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm gây ra

Xử phạt đúng đối tượng là việc áp dụng đúng các quy định đối với cá nhân

và tổ chức vi phạm, bao gồm: cá nhân công dân Việt Nam, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch

và tổ chức vi phạm

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khác phục hậu quả đối với cá nhân vi phạm Luật quy định tình tiết giảm nhẹ ví dụ như Cơ sở kinh doanh rượu đã sử dụng ly uống rượu có in tên các sản phẩm rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, là các sản phẩm do nhãn hàng rượu tài trợ mà họ không biết là mình đang quảng cáo rượu, khi bị phát hiện vi phạm họ đã thành thất hối lỗi, luật quy định tình tiết giảm nhẹ là bảo đảm tính nhân đạo và khuyến khích người vi phạm cũng như những đối tượng khác tự giác có thái độ hợp tác tích cực trong khắc phục hậu quả

Trang 28

hoặc thành thực khai báo, còn quy định tình tiết tăng nặng ví dụ như cơ sở kinh doanh đã vi phạm và bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi quảng cáo thuốc lá nhưng lại tiếp tục tái phạm, mục đích là nhằm trừng trị nghiêm khắc hơn, tránh tình

trạng tiếp tục quảng cáo thuốc lá lần sau

cơ quan có thẩm quyền ban hành, tức là đòi hỏi về tính hợp pháp, tính có căn cứ pháp lý của việc xử phạt vi phạm.Trong trường hợp xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo thì hành vi đó phải được quy định trong Nghị định số số 158/2013/NĐ-CP

Nguyên tắc, một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần tiếp tục

được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để khẳng định không thể xử phạt hai lần một vi phạm hành chính; đặc biệt là những hành vi vi

phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác nhau

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người

vi phạm đều bị xử phạt Khi tiến hành xử phạt cần căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của từng người vi phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà quyết định một hình thức và mức phạt thích đáng đối với từng người vi phạm Trong số những người vi phạm có người có tình tiết giảm nhẹ hoặc có người

có tình tiết tăng nặng Việc áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng được xem xét, áp dụng đối với từng người vi phạm

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm Người có thẩm quyền xử phạt xác định hình thức và mức phạt đối với từng hành vi, sau đó cộng lại thành mức phạt chung

Trang 29

Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính” Nghĩa là, trách nhiệm chứng minh vi phạm

hành chính thuộc về người có thẩm quyền, chừng nào chưa chứng minh được lỗi của người bị nghi là vi phạm hành chính thì chưa thể kết luận họ là người vi phạm20

Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Luật xử lý vi phạm hành chính đã xác lập một quan điểm hoàn toàn mới so với các pháp lệnh trước đây, đó là quy định mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân Quy định này nhằm thể hiện yêu cầu đấu tranh hiệu quả hơn đối với hành vi VPHC của các tổ chức “vốn là những chủ thể có tổ chức chặt chẽ, có điều kiện và có khả năng nhận thức pháp luật đầy đủ hơn nhiều so với các cá nhân, hành vi của tổ chức gây hậu quả tiêu cực cho xã hội lớn hơn, hơn nữa tổ chức cần có trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật cao hơn cá nhân”21

1.3.3 Hình thức, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Nhằm để duy trì trật tự quản lý hành chính nhà nước, tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta đã đã áp dụng nhiều biện pháp vừa mang tính thuyết phục vừa mang tính cưỡng chế nhằm ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả Hình thức xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhằm buộc cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu những

Trang 30

hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm do cá nhân, tổ chức đó

Thứ nhất, hình thức xử phạt cảnh cáo, Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính

quy định: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức

xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản Tuy nhiên, qua thống kê các hành vi vi phạm trong hoạt động cấm quảng cáo của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt cảnh cáo không được áp dụng Đây là quy định hợp lý bởi vì phạt cảnh cáo mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn

là trừng phạt, nhằm nhắc nhở việc tôn trọng và chấp hành pháp luật vì vậy việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo chỉ mang tính hình thức, không thể hiện sự nghiêm minh, không phù hợp đối với các hành vi bị pháp luật cấm thực hiện

Thứ hai, hình thức phạt tiền Phạt tiền là hình thức xử phạt chủ yếu trong hoạt

động quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo Theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP thì hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân

Cụ thể, đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo thì Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định như sau:

- Mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi: quảng cáo thuốc lá; quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo; quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác

- Mức phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi: quảng cáo hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh; quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục, quảng cáo súng đạn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm hàng hóa có tính chất kích động bạo lực

Trang 31

Phạt tiền là hình thức xử phạt tước của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nước Trong các hình thức xử phạt, hình thức phạt tiền được quy định phổ biến nhất vì phạt tiền có nhiều mức phạt, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi vi phạm hành chính, là hình thức xử phạt gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nên có hiệu quả cao trong phòng, chống vi phạm hành chính

Đối với hành vi vi phạm nêu trên, mức tiền phạt được quy định theo phương thức: xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa đối với từng hành vi vi phạm, số tiền phải nộp phạt là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi

đó, tức là lấy mức tối thiểu và mức tối đa cộng lại chia hai Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt

Mức tiền phạt thấp nhất là 40.000.000 đồng, cao nhất là 100.000.000 đồng Như vậy mức thấp nhất được quy định đối với vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/ NĐ-

CP cao gấp 800 lần so với mức phạt tối thiểu mà Luật XLVPHC 2012 quy định (50.000 đồng) và mức tối đa phù hợp với quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 24 Luật XLVPHC

2012 đối với vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng

Thứ ba, Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành

nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được quy định tại Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính, như sau:

1 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề Trong thời gian bị tước quyền

sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề

2 Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi

Trang 32

trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải

có giấy phép;

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn không áp dụng xử phạt đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Thứ tư, hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

được quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính, như sau:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức

Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn không áp dụng xử phạt đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Thứ năm, hình thức xử phạt trục xuất được quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi

phạm hành chính, như sau:

Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 33

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt trục xuất người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không áp dụng

xử phạt đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Ngoài việc phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP đối với hành vi: quảng cáo thuốc lá; quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo; quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác; quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định; quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực

Khắc phục hậu quả có thể được hiểu là việc người có hành vi vi phạm hành chính sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra Bất kỳ hành vi vi phạm hành chính nào cũng gây ra những hậu quả nhất định với mức độ khác nhau, việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là nhằm xử lý dứt điểm hậu quả của hành vi vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, ngăn ngừa tình trạng chấp nhận bị phạt tiền để tồn tại hành vi vi phạm Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã chứng minh rằng việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính là hiệu quả và thiết thực, đó không chỉ là những biện pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại hay khắc phục hậu quả, mà còn là hình thức nhằm đảm bảo trật tự quản lý hành chính nhà nước

1.3.4 Thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính

- Thời hiệu xử phạt: là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời

hạn đó thì chủ thể được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm hành chính Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hiệu

xử phạt vi phạm hành chính là một năm (trừ một số trường hợp do luật định);

Trang 34

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng như phần trên Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Trong thời hạn được quy định như phần trên đã nêu mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt

Theo Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật

tự, an toàn xã hội Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi quảng cáo thuốc lá; quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo; quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác; quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định; quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực là một năm

- Thời hạn xử phạt: là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này

đến thời điểm khác Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy

Trang 35

định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì

bị xử lý theo quy định của pháp luật

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác (tức là từ ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc

từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính22

Đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo cũng áp dụng thời hạn xử lý vi phạm hành chính như đã nêu

Trang 36

1.3.5 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Chương II Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (từ Điều 38 đến Điều 52) Trên cơ sở đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo được quy định tại Chương 4 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (từ Điều 79 đến Điều 83) và Nghị định

số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP Như vậy, căn cứ quy định trên thì các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính gồm:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp

1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra

1 Chánh Thanh tra cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

Trang 37

b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm

2 Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm

Tương tự như đối với thẩm quyền của Chủ tịch UBND, Nghị định 28/2017/

NĐ - CP cũng chỉ quy định thẩm quyền xử phạt của chánh thanh tra, trưởng đoàn thanh tra mà không quy định thẩm quyền của thanh tra viên vì thanh tra viên chỉ được quyền phạt đến 500.000 đồng (Khoản 1 Điều 46 Luật XLVPHC 2012)

So với Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra trong Nghị định 28/2017/NĐ-CP được mở rộng ra cho nhiều cơ quan hơn như Chánh Thanh tra cục hàng không, Chánh thanh tra cục hàng hải, Giám đốc Trung tâm tần số khu vực,…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này có thể xử lý hành vi vi phạm khi đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện ra hành vi vi phạm

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

Trang 38

1 Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy,

Ngày đăng: 21/04/2021, 19:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Đại học Luật Tp. HCM (2010), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam
Tác giả: Đại học Luật Tp. HCM
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM
Năm: 2010
12. Nguyễn Cảnh Hợp (2009) “Những vấn đề cơ bản về Luật Hành chính Việt Nam”, bài giảng chuyên đề sau đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về Luật Hành chính Việt Nam
13. Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên (2015) Bình luận Khoa học về Luật xử lý vi phạm hành chính tập 1 và tập 2, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Khoa học về Luật xử lý vi phạm hành chính
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
14. Nguyễn Cảnh Hợp (2016) “Trách nhiệm hành chính và sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”, tạp chí Khoa học pháp lý số 07 năm 2016 của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hành chính và sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
15. Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
16. Nguyễn Hoàng Việt (2015) “Điều kiện bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”, tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
17. Nguyễn Thanh Hà (2011), “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong dự án Luật xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong dự án Luật xử lý vi phạm hành chính
Tác giả: Nguyễn Thanh Hà
Năm: 2011
18. Thái Thị Tuyết Dung, Mai Thị Lâm (2015) “Những bất cập trong luật luật xử lý vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện” tạp chí nghiên cứu lập pháp số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bất cập trong luật luật xử lý vi phạm hành chính và kiến nghị hoàn thiện
1. Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội Khác
2. Luật phòng chống tác hại của thuốc lá 09/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 Khác
3. Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội Khác
4. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2 tháng 7 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ quốc hội Khác
5. Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo Khác
6. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo Khác
7. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Khác
9. Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 6 tháng 12 năm 2013 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời Khác
10. Chỉ thị số 25/2014/CT-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác quản lý về hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.B. Tài liệu tham khảo Khác
19. Quyết định số 55/QĐ-XPHC ngày 25 tháng 2 năm 2014 của Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH dịch vụ nhà hàng Hoàng Lan Khác
20. Quyết định số 167/QĐ-XPHC ngày 19 tháng 1 năm 2015 của Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Thanh Thao Khác
21. Quyết định số 6925/QĐ-XPHC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Truyền thông An Thuận Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w